1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn năng lực số ứng dụng elearning bước tiến giáo dục hiện đại

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐầu tiên,chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Học viện Ngân hàng đã đưa môn học Năng lực số ứng dụng vào chương trình giảng dạy,cũng như các thầy cô giảng dạy,nhữn

Trang 1

Học viện Ngân hàngKhoa Kế toán-Kiểm toán

Bài tập lớn

Môn năng lực số ứng dụngTên đề tài

Elearning - Bước tiến giáo dục hiện đạiGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phan Tình

Tên nhóm: Nhóm 10Danh sách nhóm

26A4021324 Lê Minh Thư (Nhóm trưởng)26A4020011 Nguyễn Ngọc Linh26A4020844 Lư Thị Hương Quỳnh26A4022667 Phạm Thị Chinh26A4021359 Ma Thị Yến

Trang 2

Học viện Ngân hàngKhoa Kế toán-Kiểm toán

Bài tập lớn

Môn năng lực số ứng dụngTên đề tài

Elearning - Bước tiến giáo dục hiện đại

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phan TìnhDanh sách nhóm

26A4021324 Lê Minh Thư (Nhóm trưởng) 100%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên,chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Học viện Ngân hàng đã đưa môn học Năng lực số ứng dụng vào chương trình giảng dạy,cũng như các thầy cô giảng dạy,những người đã hướng dẫn và chỉ bảo phương pháp phương pháp học tập, kỹ năng làm bài tập nhóm giúp chúng em có thêm kinh nghiệm để hoàn thành bài tập lớn này một cách tốt nhất.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Phan Tình, giảng viên lớp Năng lực số ứng dụng thuộc khoa Hệ thống thông tin quản lý, đã dạy dỗ, đồng hành cùngsinh viên lớp K26KTA trong học phần Năng lực số ứng dụng.Trong thời gian học tập,chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu để vận dụng trong quá trình học tập Cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn giúp chúng em hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần này Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế và chưacó nhiều kinh nghiệm nên báo cáo sẽ khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác,kính mong cô nhận xét,góp ý để bài báo cáo của chúng em được hoànthiện hơn.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 10 chúng em xin giới thiệu với cô và mọi người đề tài “ E-learning – Bước tiến giáo dục hiện đại” Chúng em chọn đề tài này vì nhận thấy những nhu cầu thiết thực của các học sinh, sinh viên trong học tập Với hệ thống học online, sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thuận lợi hơn trong việc học tập với kết quả tốt đẹp nhất.

Chúng em xin cam đoan rằng những nội dung của đề tài đều do nhóm chúng em tựtìm hiểu trên các trang mạng, tài liệu tham khảo và có trích nguồn rõ ràng, không sao chép từ bất kì bài tập lớn nào có trước đó.

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Tra cứu dữ liệu 8

6 Kết cấu bài 8

PHẦN 2: NỘI DUNG 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ E-LEARNING 10

1.1 Tổng quan về bước tiến giáo dục hiện nay 10

1.2 Giới thiệu về E-learning 11

1.3 Vai trò của E-learning trong giáo dục 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING 14

2.1 Thực trạng và tổng quan của bước tiến giáo dục hiện đại 14

2.2 Sự tích cực và những mặt tối của E-Learning trong bước tiến giáo dục 18

2.3 E-learning : Xu hướng tất yếu hay cơ hội đến từ đại dịch 22

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG TỒN TẠI CỦA E-LEARNING 24

3.1 Cách khắc phục các hạn chế về mặt kĩ thuật của công nghệ 24

3.2 Nâng cao chất lượng sử dụng cho người dùng 26

CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 28

4.1 Kiến nghị 28

4.2 Kết luận 28

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

E-Learning Hệ thống học trực tuyến

CBT Computer – Based Training (Máy tính- Đào tạo cơ bản)

CD-ROM Compact Disc Read Only Memory (là loại đĩa CD chứa dữ liệu chỉ đọc).

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1.1: Biểu đồ thực trạng các yếu tố điều kiện truy cập ảnh hưởng đến việc dạy học trực tuyến 24Hình 3.2.2.1: Biểu đồ ảnh hưởng của học tập trực tuyến tới sự phát triển của học sinh 27

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2.3 1:Bảng so sánh cách học truyền thống và cách học trực tuyến 21

Trang 8

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, E-learning ( Hệ thống học trực tuyến) đã được rất nhiều trường học trên thế giới áp dụng Với mô hình học tập này, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, không gian, giảm thiểu chi phí đi lại và linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian học tập sao cho hiệu quả, hợp lí, tiếp thu được nhiều kiến thức Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp học tập đổi mới này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tính ổn định của mạng khi học tập, tinh thần tự giác của một số học sinh,sinh viên chưa được cao,thụ động trong giao tiếp và tương tác Xuất phát từ thực trạng, lợi ích và những mặt còn hạn chế trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “E- learning -Bước tiến giáo dục giáo dục hiện đại” để phân tích, tìm hiểu rõ hơn về phương pháp học tập đổi mới này,từ đó đưa ra một số giải pháp khuyến nghị phù hợpđể khắc phục những mặt còn hạn chế, giúp cho việc áp dụng E- learning được phát triển mạnh mẽ hơn.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về lý thuyết,thực trạng,xu thế phát triển của E-learning và một số ứng dụng hỗ trợ E-learning Những mặt còn hạn chế và từ đó đưa ra những giải pháp khắcphục.

3 Phạm vi nghiên cứu

Các trường học, học sinh, sinh viên ở Việt Nam và trên thế giới.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.

5 Tra cứu dữ liệu

Tra cứu dữ liệu trên các trang Web.

6 Kết cấu bài

Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, bài tập lớn gồm 4 chương:Chương I: Cơ sở lý thuyết về E-learning.

Trang 9

Chương II: Thực trạng và xu thế phát triển của E-learning.Chương III: Giải pháp cho những tồn tại của E-learning.Chương IV: Kết luận và kiến nghị.

Trang 10

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ E-LEARNING

1.1 Tổng quan về bước tiến giáo dục hiện nay

Hiện nay,khoa học công nghệ ngày càng phát triển vượt trội, cùng những đòi hỏi bức thiết của con người trong giáo dục,đặc biệt vào thời gian bùng phát dịch bệnh covid 19 yêu cầu phải giãn cách xã hội, việc học tập bị ngắt quãng Do đó, công nghệ thông tin vớinhững nghiên cứu của mình đã cho ra một mô hình giáo dục mới, có sức thu hút, đáp ứngđược đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, mô hình, sự tiện lợi,…

Giờ đây, không cần di chuyển quá nhiều, không cần quá nhiều tài liệu học tập, và chỉ một con chuột, cả thế giới tri thức đã nằm gọn trong tay chúng ta Với việc áp dụng E-learning vào việc học tập,chúng ta có thể tiết kiệm thời gian,không gian,giảm thiểu chi phí đi lại và linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian học tập sao cho hiệu quả,hợp lí Giáo dục online với những lợi ích mà nó mang lại, thực sự là bước tiến của nền giáo dục hiện đại (Giáo dục online - bước tiến của nền giáo dục hiện đại).

Trên thế giới,hệ thống giáo dục đại học ở nhiều nước đã đẩy mạnh học tập trực tuyến:- Vì hệ thống giáo dục đại học ở nhiều quốc gia đã chuyển mạnh học tập trực tuyến nên nhà nước của họ đã thúc đẩy việc xây dựng các kỹ năng số cho học sinh phổ thông để trước hết, tạo cho học sinh phổ thông thích ứng với môi trường giáo dục số ở từng cấp học phổ thông, và đồng thời, khi học xong hệ phổ thông, học sinh sẽ không xa lạ với học trực tuyến ở hệ đại học.

- Tại Hoa Kỳ, 80% trường đại học dùng phương pháp trực tuyến để đào tạo Vào những năm 2015 – 2016, nhiều lớp học trực tuyến đồng bộ trong trường đại học được tổ chức, tức là lớp học nhiều người học cùng một thời gian, cùng nghe giảng, cùng trao đổi thông tin, cùng nhau chia sẻ tri thức qua hội thảo Từ năm 2017, việc học trực tuyến không đồng bộ (cá nhân theo học qua Internet, qua đĩa compact quang học "CD ROM" hoặc Email ) được tổ chức Vì thế, đối với học sinh phổ thông, trước khi các em được công nhận tốt nghiệp buộc phải đăng ký học một số môn tại các lớp trực tuyến.

- Ở Hàn Quốc, vào đầu năm học mới, hầu hết tất cả các học sinh phổ thông đều phải lập các tài khoản học trực tuyến, giúp học sinh làm quen với phương thức học này Việc học

Trang 11

trực tuyến đã giúp học sinh không phải tốn nhiều chi phí như học trực tiếp kiểu truyền thống.

- Ở khu vực Đông Nam Á, trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Philippines quyết định không cho học sinh học trực tiếp khi chưa tiêm vaccine Các trường học phải đóng cửa, học sinh phải học trực tuyến Từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, khung chương trình giảm xuống, đáp ứng việc học trực tuyến theo những kiến thức thiết yếu qua truyền hình, đài phát thanh hoặc kết hợp nhiều hình thức trực tuyến khác nhau.

- Trong những năm gần đây, nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á đã phát triển với tốc độ lớn,dẫn đến việc thúc đẩy nền giáo dục ở đây phải tiếp cận nhanh hơn nữa với việc sử dụng mạng Internet.

- Trên thế giới, nhiều nước như Argentina, Croatia, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ý đều sử dụng mạng Internet cung cấp các nền tảng học online.Ở Việt Nam, việc áp dụng E- learning đang từng bước được thực hiện, nhưng tiến độ chưa đủ nhanh theo yêu cầu chuyển đổi số ở một số trường (Học tập trực tuyến - một xu thế toàn cầu).

1.2 Giới thiệu về E-learning

1.2.1 Các khái niệm về E-learning

E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới Hiện nay, có nhiều cách hiểu về E-learning theo các quan điểm và hình thức khác nhau Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

- Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các côngcụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới nhiều hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…- Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous).

Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tạicùng một thời và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp…

Trang 12

Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học (Đôi nét về E-learning, 2005).

1.2.2 Một số ứng dụng hỗ trợ E-learning

- Phần mềm dạy học online hàng đầu – Mona Edutech (Mona eLMS)

Mona Edutech là ứng dụng dạy học trực tuyến không chỉ được các trường học/trung tâm tin dùng mà còn là phần mềm đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp.Có nhiều tính năng nổi bật như quản lý quy trình dễ dàng, hỗ trợ thiết kế bài giảng chất lượng, tạo và quản lý lớp học, điểm danh, tạo bài tập và chấm điểm ngay, sổ liên lạc điện tử…

- Hệ thống học online – Zoom Cloud Meeting

Zoom Cloud Meeting là một trong những phần mềm dạy học online được đánh giá caohiện nay Zoom cung cấp đầy đủ các tính năng cơ bản giúp người dùng có thể tương tác và trao đổi thuận tiện nhất thông qua hình thức trực tuyến ,không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực giảng dạy, mà Zoom còn thường xuyên được các doanh nghiệp dùng để tổ chức các buổi đào tạo nội bộ, cuộc họp trực tuyến trong tình hình dịch bệnh.

- Phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí – Google Classroom

Với tiêu chí hoạt động tập trung vào 3 chức năng chính gồm: giao tiếp, trao đổi tài liệuhọc tập và lưu trữ bài giảng.Ta hoàn toàn có thể trải nghiệm nhiều tính năng tuyệt vời khác mà không hề lo lắng sẽ bị tính phí.Có thể truy cập vào app dạy học online – Google Classroom thông qua điện thoại hay máy tính đều được Phần mềm lớp học trực tuyến này có nền tảng giao diện đơn giản với mọi đối tượng sử dụng Giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện,và có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu.

- Hệ thống học trực tuyến – Microsoft Teams

Microsoft Teams là hệ thống phần mềm học trực tuyến được nhiều người lựa chọn bởikhông chỉ sở hữu những tính năng bổ trợ cho quá trình học trực tuyến mà còn đem đến hàng loạt công cụ hữu ích khác cho người dùng như chat, meetings, gửi tệp đính kèm,…

Trang 13

- Ứng dụng tạo đề thi,bài tập online – Azota

Azota là nền tảng giúp giáo viên tạo đề thi, bài tập online nhanh chóng, dễ dàng để tổ chức các kỳ thi, kiểm tra và làm bài tập, luyện tập online theo chuyên đề giúp học sinh nâng cao năng lự để đạt hiệu quả tốt nhất Với nền tảng này, giáo viên có thể dễ dàng tạo đề thi trực tuyến với câu hỏi có sẵn trong file PDF; tự động chấm bài, trả kết quả cho học sinh và học sinh có thể làm tập tại nhà mọi lúc mọi nơi (Media, 2023)

1.2.3 Đặc điểm giáo dục của E-learning

E-Learning là hình thức giáo dục sử dụng công nghệ thông tin và internet để truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học viên Đặc điểm của E-Learning bao gồm:

Linh hoạt: Học viên có thể tự chủ thời gian và không bị ràng buộc bởi lịch trình cốđịnh Họ có thể học ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, chỉ cần có kết nối internet.

Tiết kiệm thời gian và chi phí: E-Learning giúp học viên tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí đi lại Họ có thể tiếp cận tài liệu học trực tuyến từ máy tính hoặcthiết bị di động mà không cần đến trường học truyền thống.

Tích hợp công nghệ: E-Learning sử dụng các công nghệ như video, âm thanh, hìnhảnh, trò chơi và phần mềm tương tác để tăng cường trải nghiệm học tập và làm cho quá trình học thú vị hơn.

Học tập cá nhân hóa: Học viên có thể tiếp cận nội dung học tập theo tốc độ và phong cách học của riêng mình Họ có thể lặp lại bài giảng, tìm kiếm thông tin bổ sung và tham gia vào các hoạt động tương tác để tăng cường hiểu biết.

Tương tác và phản hồi: E-Learning cung cấp các công cụ tương tác như diễn đàn, trò chuyện trực tuyến và email để học viên có thể giao tiếp với giảng viên và đồng học, nhận phản hồi và giải đáp thắc mắc.

Đa dạng nội dung: E-Learning cung cấp nhiều loại nội dung học tập như video, bàigiảng, tài liệu đọc, bài tập và bài kiểm tra để đáp ứng nhu cầu học tập của học viên.

Tích hợp kiểm tra và đánh giá: E-Learning cung cấp các công cụ để kiểm tra và đánh giá tiến bộ học tập của học viên, từ đó giúp họ định hình lại quá trình học tập và nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả.

Trang 14

Tóm lại, E-Learning mang lại sự linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí, tích hợp công nghệ, học tập cá nhân hóa, tương tác và phản hồi, đa dạng nội dung và tích hợp kiểm tra và đánh giá

1.3 Vai trò của E-learning trong giáo dục

E-Learning đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta ở nhiều khía cạnh khác nhau Dưới đây là một số vai trò quan trọng của E-Learning:

Học tập và phát triển cá nhân: E-Learning cung cấp một phương pháp học tập linh hoạt và tiện lợi, cho phép mọi người tiếp cận kiến thức và kỹ năng mới từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.

Tiếp cận giáo dục cho mọi người: E-Learning giúp vượt qua các rào cản về địa lý và thời gian, cho phép mọi người tiếp cận giáo dục mà không cần phải đến trường học truyền thống Điều này đặc biệt hữu ích cho những người có thời gian hạn chế,người lao động, người có gia đình và những người ở các khu vực hẻo lánh.

Đào tạo doanh nghiệp: E-Learning cung cấp một phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí để đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp Các khóa học trực tuyến vànền tảng học tập trực tuyến cho phép doanh nghiệp cung cấp đào tạo chuyên sâu và liên tục cho nhân viên mà không cần phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để tổ chức các khóa học truyền thống.

Học tập suốt đời: E-Learning khuyến khích học tập suốt đời và tự học Mọi người có thể tiếp tục học tập và cập nhật kiến thức của mình theo nhu cầu và quan tâm cánhân, giúp họ duy trì sự phát triển và thích nghi với sự thay đổi trong công việc và cuộc sống.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING

2.1 Thực trạng và tổng quan của bước tiến giáo dục hiện đại

2.1.1 Thực trạng sử dụng E-learning trên thế giới:

E-learning – phương pháp giáo dục cho phép người dùng truy cập trực tuyến, truy cậpqua các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, từ khắp nơi trên thế giới, bất kểthời gian nào đã có từ những năm 1960 nhưng việc sử dụng nó một cách phổ biến và rộngrãi chỉ bắt đầu sau khi mạng lưới Internet và web trở nên phổ biến Hiện nay, thực trạngsử dụng E-learning vẫn phát triển không đồng đều trên ở các khu vực trên thế giới: việcsử dụng E-learning là phát triển nhất ở khu vực Châu Âu và Bắc Mĩ; bên cạnh đó, ở khu

Trang 15

vực Châu Á và Đông Nam Á, ngày càng nhiều người ưu chuộng phương pháp này bởi sựlinh hoạt của nó (E-learning trên thế giới ).

E-LEARNING TẠI MĨ:

Ở Mĩ đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng kí khóa học trực tuyến đồng thời sốlượng sinh viên ứng dụng phương pháp này này càng tăng Theo những số liệu thống kêvà những thông tin cơ bản về E-learning thì năm 2016, hơn 6 triệu sinh viên Mĩ đã đăngkí ít nhất 1 khóa học trực tuyến (Lederman,2018); năm 2017, số lượng sinh viên đăng kícác khóa học giáo dục từ xa đã tăng 4% (NCES, 2020 ); số lượng sinh viên đăng kí thamgia tối thiểu một khóa học từ xa đã tăng 6% (Ginder và cộng sự, 2018) Việc áp dụngphương pháp học này đang là một trào lưu bùng nổ ở nước này Tại nhiều bang ở Hoa Kì,việc sử dụng E-learning không chỉ là một trào lưu tự phát bởi theo quy định của nhà quảnlí giáo dục mỗi học sinh phải đăng kí một số môn học bắt buộc tại các lớp học trực tuyến,đây có thể coi là bước chuẩn bị những kĩ năng cần thiết cho việc học đại học, đem lại cơhội học tập tương tác hiệu quả, khả năng truy cập kết nối Internet một cách tuyệt vời giữagiảng viên và sinh viên đồng thời khả năng hỗ trợ công nghệ 24/7 cho cả sinh viên vàgiảng viên đồng thời có thể thích ứng với môi trường làm việc của thế kỉ 21(Opportunities and Challenges of E-Learning in North America, 2021).

E-LEARNING TẠI HÀN QUỐC:

Đối với Hàn quốc, chính phủ coi E-learning như một công cụ góp phần tạo nên sựbình đẳng trong giáo dục đồng thời tìm cách khuyến khích sử dụng và phát triển hơn nữaphương pháp học tập này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh học tập ở Hàn Quốc Cáckênh truyền hình học trực tuyến được mở ra miễn phí giúp cho các học sinh nghèo cũngcó thể tham gia và tiếp thu và lĩnh hội kiến thức Trong cuộc khảo sát nghiên cứu 201trường đại học ở Hàn Quốc bao gồm 27 trường đại học công lập, 163 trường tu thục và11 trường đại học giáo dục quốc gia thì có đến 85% sử dụng E-learning (The CurrentStatus of e-Learning and Strategies to Enhance Educational Competitiveness in KoreanHigher Education, 2020).

E-LEARNING TẠI CÁC QUỐC GIA KHÁC:

Hiện nay, E-learning ngày càng phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia với quy môsâu rộng bởi tính linh hoạt của khi khi cho phép người dùng truy cập ở bất cứ đâu, bất kì

Trang 16

thời gian nào và so với giáo dục truyền thống thì E-learning chỉ tiêu tốn một phần nhỏ chiphí

2.1.2 Thực trạng E-learning ở Việt Nam:

Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning Châu Á (Asia E-Learning Netword-AEN,

www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa Công nghê, trường đại học Bách Khoa, Bộ Bưu Chính- Viễn thông Qua đó chó thấyviệc nghiên cứu và ứng dụng E-learning đang được quan tâm ở Việt Nam.

Theo Ken Reserch, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường có tốc độ phát triển learning nhanh nhất toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 44,3% Tỉ lệ tăngtrưởng trong mô hình giáo dục trực tuyến này có thể tăng trưởng với tốc độ khoảng20,2% trong giai đoạn từ năm 2019-2023 (Giáo dục trực tuyến Việt Nam: Bứt phá sau cộtmốc 15 năm).

Mặc dù là một quốc gia đang phát triển nhưng mãi đến khoảng năm 2007, Việt Nammới tiếp cận với giáo dục trực tuyến Việt Nam được đánh giá là bắt kịp xu hướng thếgiới tại thời điểm năm 2010, khi mô hình học tập E-learning được ngày càng nhiều ngườiưu chuộng bởi tính linh hoạt và bắt đầu trở thành một xu thế toàn cầu và nhanh chóng lanrộng ra các quốc gia khác thì những doanh nghiệp Việt Nam cũng cho ra hàng loạt nhữngtrang web học trực tuyến như là: Hocmai.vn, Onluyen.vn, Mathplay, Violet.vn, Topica Theo ông Phạm Giang Linh, Tổng giám đốc Galaxy Education kiêm nhà điều hành củatrang web Hocmai.vn từng nhận xét: “Covid-19 là một cú hích mang tính “thiên thời”khiến Edtech trở nên quen thuộc với đời sống vì không ai có lựa chọn khác”.

E-learning đã trở thành một mô hình học trực tuyến thu hút lượng lớn người Việt Namsử dụng đặc biệt ở 2 thành phố lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hoạtđộng giảng dạy trực tuyến bao gồm các dịch vụ như: các khóa học tiếng anh ôn luyện thiIelts, Toiec, ; các chương trình ôn thi, củng cố kiến thức cho học sinh các cấp, Các bàigiảng của mô hình học này rất phong phú và đa dạng về hình ảnh, nội dung, âm thanh vàhơn hết các trang học trực tuyến này cung cấp hệ thống thông tin bài giảng, các kiến thứcbám sát chương trình học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra Ví dụ như kênh học trựctuyến khá quen thuộc với người Việt có thể nói đến là hocmai.vn của hệ thống Giáo dụchocmai.vn Trang web học trực tuyến này đã thu hút tới 3,5 triệu thành viên tham gia vớihơn 10000 lượt truy cập đồng thời nó cung cấp cho người học hơn 1000 khóa học, 30000

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN