Lợi thế và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp...7 iv.aa Công ty trách nhiệm hữu hạn TNHH...7 iv.ab.. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN HỌC: LUẬT KINH DOANH
Đề tài: Nếu là start up, các anh/chị lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao?
Thành phố Hồ Chí Minh, 5 tháng 11 năm 2023
Trang 2Mục Lục
Contents
Lời mở đầu 3
i Khái quát về kinh doanh công ty 4
ii Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam 4
ii.a Doanh nghiệp tư nhân 4
ii.b Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 4
ii.c Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 4
ii.d Công ty cổ phần 5
iii Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp 5
iii.a Quy mô của doanh nghiệp 6
iii.b Nguồn vốn của doanh nghiệp 6
iii.c Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp 6
iv Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho start up 7
iv.a Lợi thế và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp 7
iv.aa Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 7
iv.ab Công ty cổ phần 8
iv.ac Doanh nghiệp tư nhân 8
iv.b Tình hình thực tế 9
iv.c Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp start up 10
v Nếu là startup em sẽ chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao? 10
Trích dẫn 11
Bibliography 11
Trang 3Lời mở đầu
Start up là một vấn đề chưa bao giờ hết hot trong bổi cảnh thế giới cũng như
ở Việt Nam hiện tại Vì sao lại như vậy? Câu trả lời là do ngày nay giới trẻ có xu hướng khởi nghiệp và đi kèm đó là một đam mê và tham vọng lớn lao Nên đa số
họ sẽ lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sáng tạo, có khả năng đáp ứng các nhu cầu của xã hội Điều này thể hiện qua ngày càng có nhiều start-up ta có thể thấy qua chương trình Shark Tank Những lĩnh vực phỗ biến như công nghệ, giáo dục, y
tế và môi trường, các start-up không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn Tuy nhiên, tacũng nhận thấy rằng giới trẻ hiện nay còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức về kinh doanh Điều này có thể dẫn đến những rủi ro, thất bại trong quá trình khởi nghiệp Do đó, tôi khuyến khích giới trẻ cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết
về kinh doanh trước khi bắt đầu khởi nghiệp Vì thế tôi cho chủ đề “Nếu là start
up, các anh/chị lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao?” nhằm cho người đọc có những kiến thức cần thiết và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để thành công trong lĩnh vực kinh doanh
Trang 4i Khái quát về kinh doanh công ty
Công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành đạt được một mục tiêu chung nào đó
ii Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam ii.a Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
[CITATION Luậ20 \l 1066 ]
ii.b Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 46 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1 Công ty TNHH 2TV trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.[CITATION hệt21 \l 1066 ]
ii.c Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Điều 74 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên[ CITATION điề \l 1066 ]
1 Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Trang 52 Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3 Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp
để chuyển đổi thành công ty cổ phần 4 Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và
129 của Luật này[CITATION điề \l 1066 ]
ii.d Công ty cổ phần
Điều 111 Công ty cổ phần [CITATION Luậ20 \l 1066 ]
1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này
2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3 Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty
Trang 6iii Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn loại hình doanh
nghiệp iii.a Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp là kích thước của một đơn vị, tổ chức kinh doanh có yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, một công ty khởi nghiệp biết rằng đã đến lúc phải mở rộng quy mô khi đã đạt đến mức tăng trưởng doanh thu ổn định và bền vững, tích lũy được lượng khách hàng lớn đồng thời tìm ra con đường rõ ràng dẫn đến lợi nhuận, công ty phải có hiểu biết vững chắc về thị trường mục tiêu cũng như khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng mới trên quy mô lớn một cách hiệu quả
iii.b Nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác và thường là một khoản tiền lớn chi trả bất kỳ hoặc tất cả các chi phí ban đầu chính của công Nguồn vốn của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
iii.c Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh hiệu quả cho các startup
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh hiệu quả cho các startup đòi hỏi sự
xem xét kỹ lưỡng và tiến hành theo từng bước cụ thể:
1.Xác định mục tiêu phát triển kinh doanh
2 Đánh giá sức mạnh, yếu điểm, cơ hội, và mối đe dọa của startup Điều này giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu nội bộ cũng như yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến startup
3 Xác định chiến lược cốt lõi
Trang 74 Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng:
5 Xây dựng kế hoạch tiếp thị
6 Quản lý tài chính
7 Định lịch và theo dõi: Xây dựng kế hoạch thời gian cụ thể.Thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá để đảm bảo rằng kế hoạch được thực hiện và thích nghi với thay đổi thị trường và môi trường kinh doanh
iv Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho start up iv.a Lợi thế và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp
iv.aa Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập bởi một hoặc nhiều cá nhân hoặc tổ chức Các thành viên của công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình
Ưu điểm:
Cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ dàng quản lý và vận hành
Chi phí thành lập và duy trì thấp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác
Có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài
Nhược điểm:
Chủ sở hữu công ty TNHH không thể tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình
Trang 8 Công ty TNHH chỉ được phép phát hành cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược
iv.ab Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập bởi nhiều cá nhân hoặc tổ chức Các cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn cổ phần đã góp
Ưu điểm:
Cơ cấu tổ chức linh hoạt, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau
Cổ phiếu của công ty cổ phần có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán, giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn
Nhược điểm:
Chi phí thành lập và duy trì cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác
Chủ sở hữu công ty cổ phần có thể bị hạn chế trong việc kiểm soát hoạt động của công ty
iv.ac Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Ưu điểm:
Cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ dàng quản lý và vận hành
Chi phí thành lập và duy trì thấp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác
Trang 9 Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp
Nhược điểm:
Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân chỉ được phép huy động vốn từ các nguồn hạn chế
iv.b Tình hình thực tế
Chỉ trong vòng 5 năm, kể tử năm 2017, Việt Nam trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển thứ 3 của 15 nước trong khu vực ASEAN
[CITATION Bộk22 \l 1066 ]
Sự gia tăng về số lượng startup: Việt Nam đã trở thành một trong những điểm
nóng về startup ở khu vực Đông Nam Á, với sự gia tăng đáng kể về số lượng startup trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, thương mại điện tử, fintech,
y tế, và nhiều lĩnh vực khác
Tập trung vào công nghệ và công nghệ thông tin: Các startup công nghệ, phát
triển ứng dụng di động, trí tuệ nhân tạo (AI), và blockchain đang nổi lên
Tích hợp thị trường quốc tế: Một số startup Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thị
trường và hướng tới quốc tế
Sự hỗ trợ từ chính phủ và tổ chức phi chính phủ: Chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ và khuyến khích phát triển startup tại Việt Nam
Cạnh tranh cao: Với sự gia tăng về số lượng startup, cạnh tranh ngày càng cao.
Điều này đòi hỏi các startup phải tạo ra giá trị riêng biệt và có chiến lược kinh doanh thông minh để tồn tại và phát triển
Trang 10iv.c Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp start up
Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp khởi nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nhắm đến Việc xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp
Để xác định thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần xem xét các yếu tố sau:
Nhu cầu của khách hàng
Khả năng chi trả của khách hàng
Khả năng tiếp cận của khách hàng
v Nếu là startup em sẽ chọn loại hình doanh nghiệp
nào? Vì sao?
Dựa vào những kiến thức cũng như hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp phổ biến ở phần trước Nếu là một startup, em sẽ chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân vì:
Thứ 1: Bản thân em còn là sinh viên và loại hình hình doanh nghiệp này cần
nguồn vốn ít nên em thấy nó phù hợp với em hiện tại
Thứ 2: Tự do và linh hoạt: Doanh nghiệp tư nhân không cần sự chấp thuận của
chính phủ Điều này mang lại sự tự do và linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh
Với một loại hình tư nhân, việc thành lập và quản lý doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp lớn hơn như Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH Em có thể bắt đầu kinh doanh mà không cần phải vượt qua nhiều rào cản pháp lý và thủ tục phức tạp
Trang 11Cuối cùng: doanh nghiệp tư nhân có thể thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi
trong môi trường kinh doanh Em có thể thay đổi quyết định mà không cần sự đồng tình của nhiều cổ đông, giúp tạo ra sự linh hoạt cần thiết để thích nghi với thị trường biến đổi và cơ hội mới
Song đó cũng có nhiều bất lợi và rủi ro cao nhưng với tham vọng lớn của mình em
sẽ không ngại thất bại mà khởi nghiệp vì theo em nó là con đường ngắn nhất để thành công
Trích dẫn
Bibliography
Bộ khoa học và công nghệ (2022, 7 28) Retrieved from
http://startup.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?l=Cauchuyenkhoinghiep&ItemID=205
Trang 12Điều 111 luật doanh nghiệp (2020, 06 17) Luật Doanh nghiệp Retrieved from Thư viện pháp luật:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-QH14-427301.aspx
điều 74 luật doanh nghiệp 2020 (n.d.) Retrieved from
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020-QH14-427301.aspx
Khoản 1 điều 46 Luật Doanh Nghiệp (2020, 1 1) Retrieved from
https://hethongphapluat.com/luat-doanh-nghiep-2020/dieu-46/khoan-1