1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng một dự Án Đầu tư và Đánh giá tính khả thi của dự Án dự Án kinh doanh Đầu tư mô hình bán Đồ thủ công Đan móc len minosa

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng một dự án đầu tư và đánh giá tính khả thi của dự án: "Kinh doanh đầu tư mô hình bán đồ thủ công đan móc len Minosa"
Tác giả Điêu Thị Giang
Người hướng dẫn TS Lương Minh Hà
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp
Thể loại Báo cáo thực hành
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 540,29 KB

Cấu trúc

  • I. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI ĐẦU TƯ (5)
    • 1. Môi trường vĩ mô (5)
      • 1.1. Môi trường kinh doanh (5)
    • 2. Môi trường vi mô (5)
      • 2.1 Đối thủ cạnh tranh (5)
      • 2.2 Khách hàng (6)
      • 2.3 Nhà cung cấp (6)
      • 2.4 Sản phẩm thay thế (6)
    • 3. Cơ hội và thử thách ngành (6)
      • 3.1 Cơ hội (6)
      • 3.2 Thách thức (7)
  • II. XÂY DỰNG CHI TIẾT DỰ ÁN (7)
    • 1. Thông tin cơ bản về dự án (7)
    • 2. Thông tin chi tiết về dự án (8)
      • 2.1 Sản phẩm của dự án (8)
      • 2.2 Hình thức bán (9)
      • 2.3 Mức giá trung bình (10)
      • 2.4 Địa điểm kinh doanh (10)
      • 2.5 Tiến độ đầu tư (10)
      • 2.6 Thiết kế không gian quán (10)
      • 2.7 Trang thiết bị cơ bản (11)
      • 2.8 Cung cấp nguyên liệu (11)
      • 2.9 Nhân sự dự kiến (12)
      • 2.10 Thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh (12)
      • 2.11 Chiến lược Marketing (14)
  • III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN (14)
    • 1. Điểm mạnh (14)
    • 2. Điểm yếu (15)
    • 3. Cơ hội (15)
    • 4. Thách thức (15)
  • IV. Thẩm định tài chính dự án (16)
    • 1. Dự toán vốn đầu tư ban đầu (16)
    • 2. Dự toán các khoản mục chi phí (16)
      • 2.1 Các khoản mục chi phí cụ thể (16)
        • 2.1.1 Chi phí tài sản, trang thiết bị (16)
        • 2.1.2 Chi phí nhân công (17)
        • 2.1.3 Chi phí hàng hóa nhập (18)
        • 2.1.4 Chi phí sinh hoạt (20)
        • 2.1.5 Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh (21)
        • 2.1.6 Chi phí marketing (22)
        • 2.1.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp (22)
        • 2.1.9 Vốn lưu động (23)
      • 2.2 Dự toán chi phí ban đầu (23)
      • 2.3 Tổng hợp chi phí phát sinh kinh doanh hàng năm (24)
    • 3. Dự toán khoản mục doanh thu (24)
    • 4. Tổng hợp lợi nhuận hoạt động hàng năm của dự án (31)
  • V. Tính toán các chỉ số và lựa chọn dự án (31)
    • 1. Mô hình CAMP (0)
    • 2. Tính toán các chỉ số để quyết định đầu tư (32)
      • 2.1. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư (32)
      • 2.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (32)
      • 2.3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần NPV (33)
      • 2.4. Tỷ suất doanh lợi nội bộ (34)
      • 2.5. Chỉ số sinh lời (PI) (34)
  • VI. Những rủi ro dự án có thể gặp phải và phương hướng khắc phục (35)
    • 1. Những rủi ro dự án có thể gặp phải (35)
    • 2. Phương án khắc phục rủi ro (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

Bản thân em có niềm yêu thích với thời trang và đồ thủ công, nhận thấy thị trường thủ công hiện nay đang có những bước phát triển khá tốt, nhờ vào nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hiện

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI ĐẦU TƯ

Môi trường vĩ mô

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày càng cao Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường đồ thủ công handmade Đi đôi với thời thế công nghệ càng phát triển người tiêu dùng lại có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm độc đáo, sáng tạo và có tính cá nhân hóa cao Đồ thủ công đáp ứng được nhu cầu này và ngày càng được ưa chuộng trong thị trường hiện tại

- Nhân khẩu học : Hà Nội là nơi tập trung phần lớn dân cư của cả nước từ mọi miền tổ quốc lưu trú để học tập và làm việc, có độ tuổi trung bình từ 18-35 dân số khá trẻ, có tư tưởng hiện đại và tiếp cận nhiều với mạng xã hội.

- Cấu trúc thị trường: Thị trường đồ thủ công móc len hiện vẫn còn khá mới mẻ, hầu như đều là các cá nhân khởi nghiệp, hay các cửa hàng nhỏ chứ không có nhiều doanh nghiệp lớn.

- Xu hướng phát triển ngành: Ngành đồ thủ công móc len đang có xu hướng phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, sáng tạo mẫu mã và sự độc quyền trong sản phẩm thủ công Các sản phẩm đồ thủ công móc len ngày càng được ưa chuộng bởi tính độc đáo, sáng tạo và giá trị thẩm mỹ cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Yếu tố công nghệ: Thời đại công nghệ ngày càng phát triển như ngày nay, con người luôn tiếp cận với mạng xã hội hầu như hàng ngày, gia tăng sự nhận diện về xu hướng ngành đối với khách hàng và những người có nhu cầu đồng thời thuận lợi phát triển các kênh bán hàng online gia tăng sự tiện lợi.

Môi trường vi mô

- Trong một năm gần đây mô hình kinh doanh len bắt đầu được nắm bắt xu hướng, và trở thành một loại hình kinh doanh mới, nhưng vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ với nhiều loại đối tượng khách hàng, chưa có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hầu như đều là các doanh nghiệp nhỏ và mới, hay các cá nhân kinh doanh nên áp lực không nhiều dù vậy cũng có khá nhiều khó khăn vì dù có sự độc đáo so với các ngành kinh doanh thủ công khác nhưng trong ngành lại không có sự khác biệt nhiều.

- Khách hàng tiềm năng của việc kinh doanh len chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng nữ giới trong độ tuổi từ 15-35 tuổi, có hiểu biết và hứng thú với đồ thủ công từ len, hay chỉ đơn giản là thích những đồ trang trí, phụ kiện, thậm chí là quần áo từ len Dù vậy không có giới hạn về nhóm khách hàng vì đồ len thủ công là dựa vào sở thích của mỗi người, nhu cầu của khách hàng thường tập trung vào chất lượng sợi len, loại kim móc, hay sản phẩm hoàn hiện theo từng đơn đặt hàng

- Chất lượng len có thể ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng, khó khăn của kinh doanh len là len có rất nhiều loại len giả kém chất lượng, và khó có thể phân biệt được, cần có mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp chất lượng và có uy tín để đảm bảo nguồn cung luôn đầy đủ và chất lượng, đem lại lòng tin cho khách hàng Đồng thời phải đa dạng các sản phẩm len khác nhau để có thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.

- Là loại hình kinh doanh có rất nhiều sản phẩm thay thế để khách hàng lựa chọn như các sản phẩm thủ công khác bằng nhựa, đất sét, đồ may bằng vải nên loại hình này đánh chủ yếu vào sở thích của khách hàng từ việc yêu thích các sản phẩm làm từ chất liệu len và thủ công, cần sự tỉ mỉ và thời gian để hoàn thiện sản phẩm nên độ nhận diện vẫn chưa quá lớn.

Cơ hội và thử thách ngành

- Là một loại hình kinh doanh mới là một làn sóng mới tiếp xúc đối với khách hàng hiện nay khi đồ móc len trở nên viral trên mạng xã hội trong khoảng 3-4 năm gần đây và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, không chỉ dừng lại ở những đồ trang trí hay phụ kiện, móc len được phổ biến với nhiều công dụng khác nhau nên vẫn còn thu hút được số lượng lớn các khách hàng có niềm yêu thích với đồ thủ công hoặc những khách hàng có hứng thú với thể loại này.

- Địa điểm kinh doanh dễ dàng để lựa chọn, không cần là những vị trí đắc địa hay thậm chí có thể kinh doanh online nhờ vào thời đại công nghệ, con người tiếp cận mạng xã hội nhiều, tại nhà tùy theo khả năng ngân sách.

- Sự đa dạng trong các loại nguyên vật liệu, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Đặc biệt trong kinh doanh len, ngân sách không đòi hỏi quá nhiều vì dù có nhiều loại len nhưng giá thành khá rẻ có bắt đầu với lượng vốn từ 50-100 triệu tùy theo quy mô cửa hàng Tuy vậy cần lưu ý tránh nhập phải các loại hàng len kém chất lượng, hàng giả để tránh tổn thất chi phí.

Dù có rất nhiều cơ hội nhưng vẫn không thể thiếu những thách thức khác Cần phải đi sâu vào nghiên cứu để giải quyết vấn đề để có thể kinh doanh mà không chịu tổn thất. Đầu tiên chắc chắn phải kể đến thiếu kinh nghiệm trong khâu quản lý trong lần đầu tiên đầu tư dự án, vận hành cửa hàng từ thuê mặt bằng đến nhập hàng hóa cần phải có kiến thức và kĩ năng cao để tránh xảy ra những chi phí không cần thiết ảnh hưởng đến doanh thu của cửa hàng.

Xác định được nhu cầu của nhóm khách hàng mà cửa hàng đang nhắm vào, đảm bảo được chất lượng dịch vụ, xây dựng cả kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp tiếp cận được với khách hàng Cần có kế hoạch marketing rõ ràng, lựa chọn cách quảng bá phù hợp và bắt kịp với xu thế để gia tăng danh tiếng. biết cách quản lý dòng tiền, doanh thu, chi phí, chi tiêu phải được theo dõi tỉ mỉ tránh thất thu các khoản chi phí không cần thiết.

XÂY DỰNG CHI TIẾT DỰ ÁN

Thông tin cơ bản về dự án

Tên quán : Tiệm đồ len Minosa

Lĩnh vực kinh doanh: Cửa hàng bán len.

Ngành kinh doanh: Bán lẻ len, móc, sợi chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh. Đối tượng khách hàng: Khách hàng ở mọi độ tuổi có hứng thú hay sở thích với các đồ thủ công từ len. Địa chỉ: Số 3/12,Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian của dự án: 3 năm.

Hình thức đầu tư: Vốn tự có.

- Mục tiêu tổng quát : Xây dựng và phát triển doanh nghiệp kinh doanh đồ thủ công móc len thành công, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, độc đáo và sáng tạo Góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thủ công Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể : Xây dựng và được nhận diện thương hiệu trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng Phát triển và nghiên cứu được sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu thị trường Có thu nhập.

Phần mềm quản lý : Sapo.

Thời gian dự tính thu hồi vốn : 1 năm.

Thông tin chi tiết về dự án

2.1 Sản phẩm của dự án :

Sản phẩm dự kiến của dự án bao gồm :

Len sợi Price/ cuộn 50g Phụ kiện Price

Len milk cotton 16000 Set dụng cụ móc len cơ bản 53000

Len Susan’s 3 28000 Kim móc len đủ size SKC 24000

Len Susan’s 4 39000 Kim khâu len 3000

Len milk cotton combed 17000 Kim móc len loại 1 12000

Len Alize 110000 Kéo bấm cắt len 8000

Len bông xù bông 21000 Kim móc len cán nhựa 2 đầu 9000

Len Mohair 17000 Kim móc len nhôm

Len Milk cotton loang 16000 Kim móc len nhựa loại 1 9000

Len Yaoh loang 26000 Kim móc len cán dẻo 14000

Len nhung đũa 19000 Kim móc len 2 đầu cán gỗ 23000

Len Pompom dệt kim nhiều màu 15000 Que đan len gỗ 26000

Len bông Xiaoke 13000 Que đan len kim loại 28000

Sợi Susan cao cấp 36000 Set kẹp nhựa mini đánh dấu 4500

Len Jeans Yanart 28000 Máy quay len để bàn 180000

Sợi vải Genung cotton 24000 Hộp đựng đồ dụng cụ handmade 50000

Chenille 18000 Đồng thời cửa hàng còn mở thêm dịch vụ mở lớp dạy móc len cho học viên có nhu cầu theo giờ (Tối đa 5-15 học viên 1 buổi) : Trung bình 1 buổi học 2 tiếng/ngày, tuần học 2 buổi thứ

5 và thứ 7 Mỗi buổi/học viên giá 60000 đồng.

Buôn bán trực tiếp tại cửa hàng cho các khách hàng muốn có trải nghiệm và tìm hiểu về đồ thủ công bằng len, đồng thời bán hàng online qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử cho các khách hàng khác trên cả nước.

- Mức giá dao động trong khoảng từ 15000-35000 tùy vào các loại sản phẩm

- Định giá dựa trên các tiêu chí : Từ mặt bằng, nguyên liệu đầu vào, nhân công , tiền điện nước, các chi phí phát sinh khác, So sánh cạnh tranh với các cửa hàng bán len khác tính toán sao cho chất lượng hàng hóa vừa tốt vừa có giá cả hợp lý với khách hàng mà vẫn đem lại lợi nhuận.

Cửa hàng nhỏ một tầng, có diện tích 68m², mặt tiền 10m².

Vị trí: Số 3/12,Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Lợi thế : Quán nằm ở vị trí đông dân cư, gần nhiều trường học dễ thu hút khách hàng đặc biệt là nhóm học sinh, sinh viên.

Thời gian thuê mặt bằng : Tháng 9 năm 2023

Thời gian dự kiến mở cửa : Tháng 11 năm 2023

Vốn đầu tư dự án: 200 triệu

2.6 Thiết kế không gian quán:

Từ cửa vào xếp 2 kệ sát tường và 2 kệ quay lưng vào nhau ở giữa phòng, trong cùng phòng có một bàn thanh toán Thiết kế theo khuynh hướng tối giản, các loại len được sắp xếp riêng theo từng kệ để khách hàng dễ dàng tìm kiếm Trang trí bằng các sản phẩm làm từ len Tiệm nhỏ xinh, hông gian sáng sủa gọn gàng mang lại sự thoải mái cho khách hàng.

2.7 Trang thiết bị cơ bản:

CÁC THIẾT BỊ CƠ BẢN

Tài sản, trang thiết bị dự kiến

Tên Số lượng Tên Số lượng

Vật dụng nội thất Điều hòa 1 Kệ trắng lớn 5 tầng 4

Quạt treo tường 2 Kệ đôi siêu thị 4

Giá đựng đồ trưng bày 2 Giá đựng dụng cụ 4

Máy in hóa đơn 1 Camera quan sát 1

Máy in tem 1 Cục wifi 1

Máy tính cây 1 Vật dụng vệ sinh

( chổi, cây lau nhà, chổi lau bụi )

Mô hình kinh doanh len không cần phải nhập nguyên vật liệu hàng ngày Không gặp nhiều rủi ro tồn kho do nguyên liệu có thời gian sử dụng khá lâu tuy nhiên cửa hàng rất cần phụ thuộc rất nhiều vào nguồn hàng cung cấp do thị trường len hiện nay khá là tràn lan các loại sản phẩm kém chất lượng mà giá thành không có nhiều khác biệt đồng thời khó phân biệt nếu không kiểm tra kỹ càng Vậy nên cần cẩn trọng trong khâu lựa chọn nhà cung cấp, để tìm được nguồn hàng vừa đa dạng vừa chất lượng vừa uy tín mà giá cả lại hợp lý.

Nguyên liệu Thông tin cơ bản nhà cung cấp

Len tổng hợp các loại Nhà phân phối len sợi và các sản phẩm từ len sợi “ To Knit With Love ”

● Chất lượng tốt, độ bền bỉ cao

● Đem lại cảm giác thoải mái trong quá trình đan móc

Phụ kiện đan móc Nhà phân phối len và phụ kiện đan móc

● Có đầy đủ phụ kiện đan móc

● Chất lượng cao, giá thành rẻ

Quản lý kiêm thu ngân 1

Nhân viên tư vấn khách hàng online 1

2.10 Thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh:

Quy trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng bán đồ len handmade.

● Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký.

● Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt.

● Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh Cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:

● Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết về đăng ký doanh nghiệp.

● Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh: Còn hiệu lực sử dụng.

● Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh: Hợp đồng thuê nhà (có công chứng hoặc xác nhận của chính quyền địa phương) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất (nếu là chủ sở hữu) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản kinh doanh (nếu có).

● Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: Theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BKHĐT ngày 16/11/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

● Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Khi tiếp nhận hồ sơ, sau 3 ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh, nếu hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau đây:

● Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

● Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

● Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh. Điều kiện khiếu nại

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

Điểm mạnh

- Tới từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường: Nhu cầu về len luôn có trong mọi mùa, không chỉ đặc biệt là vào mùa lạnh Len được sử dụng để may mặc, đan móc, làm phụ kiện, thú bông,

- Xu hướng: Hiện nay, xu hướng của người tiêu dùng đang chuyển hướng sang các sản phẩm có tính sáng tạo và truyền thống như sản phẩm thủ công, handmade, trong đó len là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến.

- Cơ hội kinh doanh: Thị trường kinh doanh len còn nhiều tiềm năng, vẫn còn chưa có nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh mặt hàng này lâu dài

- Sản phẩm đa dạng: Có thể kinh doanh nhiều loại len khác nhau như len cotton, len acrylic, len lông cừu, len mohair, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

- Dễ dàng quản lý: Kinh doanh len không yêu cầu nhiều kỹ thuật hay kiến thức chuyên môn, do đó dễ dàng quản lý và vận hành.

Điểm yếu

- Vốn đầu tư: Vốn đầu tư ban đầu cho việc mở cửa hàng kinh doanh len có thể khá cao, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nhập hàng,

- Cạnh tranh: Thị trường kinh doanh len có thể cạnh tranh cao, do có nhiều cửa hàng bán len online và offline nhỏ lẻ mọc lên trên thị trường, do dựa vào xu hướng ngành len đang lên cao.

- Tùy thuộc vào thời tiết: Nhu cầu về len có thể thay đổi theo thời tiết, dù có các sản phẩm khác sử dụng len quanh năm nhưng nhu chủ yếu tăng cao hơn vào mùa đông, do đó doanh thu có thể không ổn định.

Cơ hội

- Mở rộng thị trường: Có thể mở rộng thị trường bằng cách quảng bá trên các trang mạng xã hội, tham gia các hội chợ, triển lãm về len, có các sự kiện GA ưu đãi tới khách hàng, gia tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng.

- Phát triển dịch vụ: Có thể phát triển các dịch vụ như đan móc len theo yêu cầu, dạy học đan móc len,

- Hợp tác với các nhà sản xuất: Có thể hợp tác với các nhà sản xuất len để được hưởng giá ưu đãi, nguồn hàng ổn định và sáng tạo ra các mẫu len độc quyền cho thương hiệu.

- Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh marketing online và offline.

Thách thức

- Biến động giá cả nguyên liệu: Giá cả nguyên liệu len có thể biến động theo thời gian, ảnh hưởng đến lợi nhuận của cửa hàng.

- Hàng giả, hàng nhái: Hàng giả, hàng nhái len có thể ảnh hưởng đến chất lượng uy tín của cửa hàng.

- Thay đổi xu hướng: Xu hướng thị thế thay đổi nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về len.

- Cạnh tranh từ các thương hiệu khác: Các thương hiệu trước đây có thể cạnh tranh về giá cả, sản phẩm và dịch vụ.

- Các đồ thủ công từ len đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cùng sự tỉ mỉ, khó giữ chân được những khách hàng không có đam mê.

Thẩm định tài chính dự án

Dự toán vốn đầu tư ban đầu

Tổng vốn đầu tư vào dự án là 200 triệu đồng, được huy động từ 100% vốn cá nhân Đây là thuận lợi vì dự án không mất chi phí trả lãi vay hàng năm tuy nhiên có nhiều ảnh hưởng như do áp lực về mặt tài chính lớn lên cá nhân, ảnh hưởng đến tâm lý về việc gánh chịu rủi ro 100% nếu thất bại Dự toán chi phí ban đầu cụ thể khi đầu tư vào dự án bao gồm:

STT Tên khoản mục Tổng

1 Đặt cọc thuê mặt bằng 8

2 Chi phí thiết kế cửa hàng ( tự sơn để tiết kiệm chi phí; điện nước; lắp biển hiệu ) 25

3 Chi phí thành lập doanh nghiệp 3,5

Dự toán các khoản mục chi phí

2.1 Các khoản mục chi phí cụ thể:

2.1.1 Chi phí tài sản, trang thiết bị:

Trang thiết bị Số lượng Đơn vị Đơn giá Thành tiền Điều hòa Midie Inverter 9000 BTU

Kệ trắng lớn 5 tầng 4 cái 1,2 4,8

Kệ đôi siêu thị 4 cái 1,6 6,4

Giá đựng đồ trưng bày 2 cái 0,2 0,4

Giá đựng dụng cụ 4 cái 0,4 1,6

Bàn ghế làm việc 1 bộ 0,35 0,35

Máy in hóa đơn 1 cái 2,5 2,5

Máy tính cây ASUSAIO 1 bộ 14 14

Mức lương đang được thanh toán thực tế tại cửa hàng, chưa tính đến chênh lệch số ngày trong tháng, số ngày xin nghỉ của nhân viên.

Bảng chi phí nhân công cho 3 nhân viên, cụ thể:

Tổng lương trung bình 1 tháng: 16 triệu đồng.

Tổng lương trung bình 1 năm: 192 triệu đồng.

● Từ năm 1 - năm 2: 192 triệu đồng/năm.

● Từ năm 2 - năm thứ 3: Ước tính mức lương sẽ tăng 10% theo mức lạm phát và sự mở rộng doanh thu của quán, đạt 211,2 triệu đồng/năm.

STT Vị trí Số lượng Mức lương cơ bản / tháng / nhân viên lương /Tổng tháng lương/ nămTổng

1 Quản lý kiêm thu ngân 1 7 7 84

1 Nhân viên tư vấn 1 5 4 48 khách hàng online

Tổng tiền lương phải trả cho nhân công trong 3 năm là : 192 + 192 + 211,2 = 595,2 2.1.3 Chi phí hàng hóa nhập:

Hàng hóa nhập không chỉ ưu tiên về chất lượng mà còn cả giá cả, đồng thời cần đa dạng mẫu mã sản phẩm, màu sắc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Khi mua nhập số lượng lớn và hợp tác trong thời gian lâu dài nên giá cả rẻ hơn giá thị trường.

STT Hàng hóa Đơn vị Số lượng nhập/thán g

Giá nhập/ đơn vị Giá nhập / tháng

4 Len milk cotton combed Cuộn 50g 100 0,002 0,2 2,4

6 Len bông xù bông Cuộn 50g 100 0,002 0,2 2,4

8 Len Milk cotton loang Cuộn 50g 100 0,002 0,3 3,6

11 Len Pompom dệt Cuộn 50g 100 0,001 0,1 1,2 kim nhiều màu

13 Sợi Susan cao cấp Cuộn 50g 100 0,008 0,8 9,6

16 Sợi vải Genung cotton Cuộn 50g 100 0,005 0,5 6

19 Len sợi cotton VN Cuộn 50g 100 0,002 0,2 2,4

20 Len sóc kim tuyến Cuộn 50g 100 0,003 0,3 3,6

22 Set dụng cụ móc len cơ bản Set 100 0,015 1,5 18

23 Kim móc len đủ size SKC Cái 100 0,004 0,4 4,8

25 Kim móc len loại 1 Cái 100 0,002 0,2 2,4

26 Kéo bấm cắt len Cái 100 0,0008 0,08 0,96

27 Kim móc len cán nhựa 2 đầu Cái 100 0,001 0,1 1,2

29 Kim móc len nhựa loại 1 Cái 100 0,001 0,1 1,2

30 Kim móc len cán dẻo Cái 100 0,003 0,3 3,6

31 Kim móc len 2 đầu cán gỗ Cái 100 0,005 0,5 6

32 Que đan len gỗ Đôi 100 0,007 0,7 8,4

33 Que đan len kim loại Đôi 100 0,008 0,8 9,6

34 Set kẹp nhựa mini đánh dấu Set 500 0,0007 0,35 4,2

36 Máy quay len để bàn

37 Hộp đựng đồ dụng cụ handmade Cái 150 0,015 2,25 27

Tổng chi phí hàng hóa trung bình 1 tháng: 21,025 triệu đồng.

Tổng chi phí hàng hóa trung bình 1 năm: 252,3 triệu đồng.

● Năm 1: 252,3 triệu đồng/năm. Ước tính chi phí hàng hóa của quán sẽ tăng thêm từng năm theo lạm phát làm cho giá hàng hóa đầu vào tăng và theo sự mở rộng đối tượng khách hàng làm cho tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.

● Năm 2: Tăng 20% so với năm 1, ước tính đạt 302,76 triệu đồng/năm.

● Năm 3: Tăng 20% so với năm 2, ước tính đạt 363,312triệu đồng/năm

Tổng chi phí hàng hóa trong 3 năm là : 252,3 + 302,76 + 363,312 = 918,372 triệu đồng.

STT Khoản chi phí Chi phí / tháng

Số tháng Chi phí / năm

Tổng chi phí tiền điện năm 1 là 24 triệu đồng.

Tổng chi phí tiền nước năm 1 là 1,2 triệu đồng.

Tổng chi phí tiền Internet năm 1 là 1,8 triệu đồng.

Tổng chi phí điện thoại năm 1 là 0,6 triệu đồng.

Tổng chi phí dự phòng năm 1 là 12 triệu đồng.

Tổng chi phí sinh hoạt năm 1 là 24+1,2+1,8+0,6+129,6 triệu đồng.

Chi phí sinh hoạt năm 2-3 tăng 5% so với năm đầu tiên do doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định

=> Tổng chi phí sinh hoạt năm 2-3 là: 39,6*105%A,58 triệu đồng.

2.1.5 Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh:

Sau mỗi 2 năm, giá thuê nhà tăng 10% Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là hợp đồng dài hạn và có số liệu cụ thể tính theo tháng và tính theo năm như sau: ã Từ năm 1 - năm 2: Ước tớnh 8 triệu đồng/thỏng ã Năm 3: Ước tớnh 8,8 triệu đồng/thỏng

Thời gian Tiền thuê theo tháng/ mỗi năm Tiền thuê theo năm/mỗi năm

Tổng số tiền thuê mặt bằng trong 3 năm là : 96 + 105,6 = 201,6

STT Hạng mục Giá dự tính

1 Hợp tác với KOL & Influencer để giới thiệu sản phẩm qua các nền tảng trực tuyến (Tiktok, Youtube, Facebook, )

2 Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội

3 Phát tờ rơi, treo băng rôn, biển hiệu quảng cáo 1

4 Khuyến mãi khai trương cửa hàng 5

5 Tham gia các gian hàng hội chợ 0,8

Dự tính tổng chi phí marketing năm 1 là 13,8 triệu đồng.

Do các năm sau, quán đã có độ nhận diện và tiếp cận được với một số lượng khách hàng nhất định đồng thời cũng đã được quảng bá trên nhiều nền tảng trực tuyến từ năm đầu nên chi phí marketing sẽ giảm xuống:

● Năm 2 đến năm thứ 3: 7 triệu đồng/ năm

2.1.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí:

- chi phí quản lý nhân viên (bảo hiểm y tế, phụ cấp)

- chi phí vật liệu quản lý (sổ sách, bút, giấy, )

- chi phí đăng ký kinh doanh, sửa sang lại quán, …

- Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cho năm 1 là 20 triệu đồng/năm.

Cửa hàng len không có nhu cầu mở rộng thêm quy mô như diện tích hay nhân viên nên chi phí bộ phận quản lý các năm từ 1-3 là như nhau 20 triệu đồng/năm.

Chi phí dự phòng bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trong các trường hợp như: Cần phải sửa chữa, thay thế các tài sản bị hỏng; nâng cấp, bổ sung thêm tài sản cần thiết trong quá trình hoạt động; dự phòng giá nguyên vật liệu tăng; tiền lương nhân công, thưởng cho công nhân viên.

➢ Từ năm 1 đến năm thứ 2: giai đoạn mới đi vào hoạt động nên cần dự phòng nhiều hơn vì vài tháng đầu có thể không có lợi nhuận và có nhiều khoản phát sinh ngoài kế hoạch, mức dự phòng dự tính vào khoảng 20 triệu đồng/năm

➢ Từ năm 3: Giai đoạn này cửa hàng đi vào hoạt động ổn định, giá hàng hóa nhập về có thể tăng dựa trên giá thị trường, nên mức dự phòng dự tính là 20 triệu đồng/ năm

Việc luôn duy trì một tài khoản dự phòng vừa đủ không chỉ giúp cửa hàng vận hành trơn tru hơn mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán và chủ động trước những chi phí tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Với: Tài sản ngắn hạn = Tiền + Hàng tồn kho + Các khoản phải thu

➢ Tiền mặt: Để hoạt động kinh doanh của cửa hàng diễn ra thường xuyên và liên tục thì cần đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng cho khách hàng, chi trả các khoản bằng tiền mặt hàng ngày và đề phòng các chi phí sửa chữa hỏng hóc hàng ngày nếu có Cửa hàng nên dự trữ lượng tiền mặt trung bình 10 triệu đồng tiền mặt và 30 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.

➢ Hàng tồn kho: Hàng tồn kho chủ yếu trong cửa hàng len hầu hết đều là các hàng hóa len bán cho khách hàng có thời hạn sử dụng lâu dài Dự tính hàng tồn kho là 25 triệu đồng.

➢ Các khoản phải thu: Cửa hàng buôn bán lẻ nên các khoản phải thu không đáng kể hầu như tất cả khách hàng đều thanh toán ngay khi mua, tuy nhiên cần tính các khoản đặt cọc tiền thuê mặt bằng kinh doanh là 15 triệu đồng và khoản tạm ứng để đặt mua nguyên vật liệu là 5 triệu đồng.

Tài sản ngắn hạn = Tiền + Hàng tồn kho + Các khoản phải thu = 10 + 30 + 25 + 15 + 5

Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ chiếm dụng được từ bên thứ 3 (không kể nợ vay tín dụng). Cửa hàng có thể có các khoản nợ ngắn hạn như: nợ tiền lương nhân viên, nợ tiền điện nước, Ước tính khoản nợ ngắn hạn là 5 triệu đồng.

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = 85 - 5 = 80 triệu đồng

2.2 Dự toán chi phí ban đầu:

Khoản mục chi phí Số tiền

Chi phí mua sắm TSCĐ 43,05

Chi phí quản lý doanh nghiệp 20

Chi phí đăng ký PCCC 5

2.3 Tổng hợp chi phí phát sinh kinh doanh hàng năm:

● Dòng tiền khấu hao từ năm 1 đến năm 3: Doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Mức khấu hao hằng năm là : 43,05 3 = 14,35 triệu đồng.

Chi tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí quản lý doanh nghiệp 20 20 20

Dự toán khoản mục doanh thu

Với mô hình kinh doanh cửa hàng bán len này, sức chứa tối đa khách hàng của quán là không quá nhiều, qua khảo sát và nghiên cứu các cửa hàng len khác cùng với nhu cầu của khách hàng, ta ước tính như sau:

Trong năm đầu tiên hoạt động, mong muốn có doanh thu cao là hơi khó vì cửa hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động, cần có thời gian để tiếp cận và giữ chân khách hàng mới, do đó doanh thu năm đầu có thể sẽ ở mức trung bình hoặc có thể thấp Mô hình cửa hàng len không phải kiểu cửa hàng quá nổi bật, nên chủ yếu chú trọng vào chất lượng và giá thành sản phẩm đem lại cho khách hàng Việc chấp nhận doanh thu chưa cao ở năm đầu tiên là để xây dựng một tệp khách hàng thân thiết mang lợi doanh thu cố định duy trì hoạt động của doanh nghiệp và tiền tới tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn từ năm thứ 2 trở đi.

BẢNG DỰ KIẾN DOANH THU NĂM ĐẦU TIÊN

STT Sản phẩm Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền

4 Len milk cotton combed Cuộn 50g 0,017 1170 19,89

6 Len bông xù bông Cuộn 50g 0,021 1190 24,99

8 Len Milk cotton loang Cuộn 50g 0,016 1190 19,04

11 Len Pompom dệt kim nhiều màu Cuộn 50g 0,015 1185 17,775

13 Sợi Susan cao cấp Cuộn 50g 0,036 1200 43,2

16 Sợi vải Genung cotton Cuộn 50g 0,024 1200 28,8

19 Len sợi cotton VN Cuộn 50g 0,015 1200 18

20 Len sóc kim tuyến Cuộn 50g 0,019 1200 22,8

22 Set dụng cụ móc len cơ bản Set 0,053 1185 62,805

23 Kim móc len đủ size SKC Cái 0,024 1200 28,8

25 Kim móc len loại 1 Cái 0,012 1200 14,4

26 Kéo bấm cắt len Cái 0,008 1190 9,52

27 Kim móc len cán nhựa 2 đầu Cái 0,009 1170 10,53

29 Kim móc len nhựa loại 1 Cái 0,009 1160 10,44

30 Kim móc len cán dẻo Cái 0,014 1200 16,8

31 Kim móc len 2 đầu cán gỗ Cái 0,023 1190 27,37

32 Que đan len gỗ Đôi 0,026 1200 31,2

33 Que đan len kim Đôi 0,028 1185 33,18 loại

34 Set kẹp nhựa mini đánh dấu Set 0,0045 5500 24,75

36 Máy quay len để bàn Cái 0,18 1090 196,2

37 Hộp đựng đồ dụng cụ handmade Cái 0,05 1670 83,5

Dự kiến doanh thu năm 1 mở lớp dạy đan

Giá trung bình 1 buổi học Trung bình số lượng học viên

Tổng số buổi 1 năm Thành tiền

Từ sau năm đầu tiên, cửa hàng đã có độ nhận diện nhất định, nhờ vào chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý, thu hút được một lượng khách hàng lâu năm nhất định và có thêm học viên theo học Nhờ vậy năm này cửa hàng càng đẩy mạnh tập trung truyền thông, gia tăng doanh thu.

BẢNG DỰ KIẾN DOANH THU TỪ NĂM 2

STT Sản phẩm Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền

6 Len bông xù bông Cuộn 50g 0,021 1430 30,03

8 Len Milk cotton loang Cuộn 50g 0,016 1430 22,88

Pompom dệt kim nhiều màu

13 Sợi Susan cao cấp Cuộn 50g 0,036 1440 51,84

19 Len sợi cotton VN Cuộn 50g 0,015 1430 21,45

20 Len sóc kim tuyến Cuộn 50g 0,019 1420 26,98

22 Set dụng cụ móc len cơ bản

23 Kim móc len đủ size

25 Kim móc len loại 1 Cái 0,012 1440 17,28

26 Kéo bấm cắt len Cái 0,008 1410 11,28

27 Kim móc len cán nhựa 2 đầu

28 Kim móc len nhôm 1 đầu

29 Kim móc len nhựa loại 1

30 Kim móc len cán dẻo Cái 0,014 1435 20,09

31 Kim móc Cái 0,023 1440 33,12 len 2 đầu cán gỗ

32 Que đan len gỗ Đôi 0,026 1435 37,31

33 Que đan len kim loại Đôi 0,028 1420 39,76

34 Set kẹp nhựa mini đánh dấu

36 Máy quay len để bàn Cái 0,18 1240 223,2

37 Hộp đựng đồ dụng cụ handmade

Dự kiến doanh thu năm 1 mở lớp dạy đan

Giá trung bình 1 buổi học Trung bình số lượng học viên

Tổng số buổi 1 năm Thành tiền

Doanh thu năm thứ 2 là 1522,012 triệu đồng/năm

Dựa trên xu hướng lạm phát những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, kết hợp với sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành len, dự báo mức tăng trưởng doanh thu ngành len năm 2024 so với năm 2023 có thể dao động trong khoảng 5% - 10% Lạm phát gia tăng khiến giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành len tăng cao, từ đó dẫn đến áp lực chi phí cho doanh nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh thu nhập bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng cũng kích thích người tiêu dùng chi tiêu cho các mặt hàng như len Đồng thời, ngành len Việt Nam cũng đã và đang có những chuyển biến tích cực => dự trù mỗi năm, doanh thu được tính tăng 10% so với năm trước do lạm phát và mở rộng thị phần.

Doanh thu năm 3 của doanh nghiệp là:

Tổng hợp lợi nhuận hoạt động hàng năm của dự án

STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3

Tính toán các chỉ số và lựa chọn dự án

Tính toán các chỉ số để quyết định đầu tư

2.1 Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư Để đánh giá dự án cần so sánh kết quả dự án đầu tư đem lại (lợi nhuận sau thuế) với số vốn đầu tư vào dự án

Năm Lợi nhuận ST VĐT năm sản xuất

Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư : T SV = VĐT bq P bq

 Xác định lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm của dự án:

 Xác định vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án:

Khấu hao hằng năm: Mkh = 14,35 (triệu đồng/năm)

Vốn đầu tư năm 1: 184,55 (triệu đồng)

Vốn đầu tư năm 2: 184,55 – 14,35 = 170,2 (triệu đồng)

Vốn đầu tư năm 3: 184,55 – (14,35x2) = 155,85 (triệu đồng) o VĐT bq = 510,6 / 3 = 170,2 (triệu đồng/năm) o T sv = VĐTbq Pbq = 619,74 170,2 = 3,6412 > 0 Đây là phương pháp đánh giá dựa vào tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư, tức là trên cơ sở so sánh kết quả dự án đầu tư đem lại (lợi nhuận sau thuế) với số vốn đầu tư vào dự án và dự án sẽ được chấp nhận khi tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn không

 Nên đầu tư vào dự án.

2.2 Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Thời gian dự tính thu hồi vốn: 1 năm

Dòng tiền thuần năm 1 = LNST (năm 1) + KH (năm 1)= 483,624 + 14,35 = 497,974

Dòng tiền thuần năm 2 = LNST (năm 2) + KH (năm 2)= 662,658 + 14,35 = 677,008

Dòng tiền thuần năm 3 = LNST (năm 3) + KH (năm 3)= 712,937 + 14,35 = 727,287

Năm Dòng tiền thuần Dòng tiền chiết khấu

(r= 10%) Vốn đầu tư phải thu hồi cuối năm

Thời gian hoàn vốn của dự án là: 184,55 452,70x 12 = 4,89 tháng < 1 năm (theo thời gian dự tính)

 Nên đầu tư vào dự án.

2.3 Phương pháp giá trị hiện tại thuần NPV

Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án: r = 10 %

Vốn lưu động thu hồi cuối năm thứ 3: 80 triệu đồng

TSCĐ khi dự án kết thúc thanh lý với giá trị ước tính không đáng kể

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Vốn đầu tư ban đầu

Dòng tiền thuần từ HĐKD 497,974 677,008 727,287

Vốn lưu động thu hồi

NPV > 0 => Nên đầu tư vào dự án

2.4 Tỷ suất doanh lợi nội bộ

Dùng phương pháp nội suy

Tỷ suất doanh lợi nội bộ (Lãi suất hoàn vốn nội bộ) là mức lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không Sau khi xác định được IRR, dự án sẽ được chấp nhận nếu tỷ suất doanh lợi nội bộ lớn hơn chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án (IRR > r)

 Nên đầu tư dự án

2.5 Chỉ số sinh lời (PI) ĐVT: Triệu đồng

Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án: r= 10 %

Chỉ số sinh lời của dự án đầu tư là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị hiện tại các khoản thu nhập mà dự án mang lại với giá trị hiện tại của vốn đầu tư vào dự án Dự án sẽ được chấp nhận khi chỉ số sinh lời của dự án lớn hơn 1 (PI > 1)

 Nên đầu tư vào dự án.

Những rủi ro dự án có thể gặp phải và phương hướng khắc phục

Những rủi ro dự án có thể gặp phải

- Rủi ro về thị trường:

+ Về nhu cầu của thị trường: Nhu cầu thị trường cho sản phẩm đồ handmade bằng len có thể thay đổi theo thời gian, xu hướng tùy vào sở thích, nhu cầu của khách hàng, dù đã xuất hiện được một khoảng thời gian nhưng vẫn cần phải chú ý đến thị hiếu của khách hàng trong tương lai.

+ Cạnh tranh gay gắt trên thị trường: Thị trường bán đồ len handmade đang ngày càng phát triển, dần dần sẽ trở thành ngành tiềm năng trong tương lai, khả năng sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong khi những loại mặt hàng len thường khá giống nhau.

+ Rủi ro từ nhà cung cấp: Giá cả nguyên liệu len cũng có thể dễ dàng biến động trên thị trường, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án Hoặc gặp phải những nhà cung cấp cung cấp nguyên vật liệu kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng.

- Rủi ro về hoạt động kinh doanh:

+ Rủi ro khi thuê mặt bằng: Mặt bằng kinh doanh không phải mặt bằng cố định của chủ cửa hàng, có thể xảy ra các vấn đề như không thể tiếp tục sử dụng mặt bằng hiện tại nữa hoặc do thời thế kinh tế thay đổi, giá mặt bằng có thể tăng vọt, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng kinh doanh của cửa hàng

+ Rủi ro trong quản lý: Chủ sở hữu còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình quản lý, điều hành cửa hàng, ghi chép chi thu sổ sách có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Những rủi ro khách quan khác như dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của quán.

Phương án khắc phục rủi ro

Cần thường xuyên theo dõi thị trường, nắm bắt xu hướng xã hội để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng Hướng tới cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm

Nghiên cứu sự khác biệt, tạo ra sản phẩm độc đáo, các mẫu len mới, khác biệt màu sắc chất lượng để thu hút khách hàng kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín chất lượng và có kế hoạch thương lượng đàm phán hợp tác trong thời gian dài để có thể nhập được hàng hóa với mức giá tốt mà vẫn đảm bảo được chất lượng và số lượng, duy trì được nguồn hàng ổn định mà không lo về vấn đề hàng giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường.

Khi ký hợp đồng thuê mặt bằng cần chú ý các điều khoản sao cho phù hợp với hình thức kinh doanh, các điều khoản có lợi và an toàn, giữ mối quan hệ tốt với chủ thuê và chọn mặt bằng nơi tập trung nhiều dân cư, học sinh sinh viên qua lại giúp tiếp cận được với tối đa lượng khách hàng nâng cao tiềm năng kinh doanh.

Lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng, phải học hỏi, tìm hiểu những kĩ năng về quản lý tài chính kinh doanh quản lý dòng tiền hiệu quả.

Ngoài ra để tránh những rủi ro không cần thiết nên mua bảo hiểm tài sản, các bảo hiểm cháy nổ, theo dõi tình hình kinh tế và cập nhập các thông tin chính sách để điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp.

Từ những đánh giá và phân tích trên, cá nhân em quyết định lựa chọn xây dựng và phân tích tính khả thi của dự án này Trong quá trình nghiên cứu làm bài, cũng đã gặp phải không ít khó khăn trong việc lựa chọn loại doanh nghiệp và tìm hiểu về quy trình mở cửa hàng không hề đơn giản, nhưng sau những đánh giá và phân tích, em nhận thấy cửa hàng rất có tiềm năng trong xây dựng thương hiểu ổn định và phát triển trong tương lai, từ việc phân tích môi trường kinh doanh, thời thế kinh tế chi tiêu hiện đại, xác định được cơ hội đầu tư, mục tiêu đầu tư và lập được dự án đầu tư hoàn chỉnh, đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án, đã thấy được tính tha và tiềm năng lợi nhuận lớn đến từ dự án này Vì vậy em đã đưa ra được quyết định cuối cùng là dự án trên khả thi và nên thực hiện đầu tư, em đặc biệt tâm đắc về dự án này, về toàn bộ quá trình xây dựng, lên ý tưởng và phân tích tính khả thi của dự án “Kinh doanh đầu tư mô hình bán đồ thủ công đan móc len

Minosa” Bản thân em là người có sở thích và niềm yêu quý với lĩnh vực đồ thủ công, nên em muốn xây dựng một dự án mà qua đó em có thể vận dụng được vào thực tế trong tương lai gần Không chỉ vậy, dự án còn đóng góp tích cực vào sự đổi mới xu hướng, lối sống hiện đại, giữ gìn những tư duy thủ công truyền thống, phát triển cộng đồng những người có cùng niềm yêu thích giống em Em hy vọng dự án “Kinh doanh đầu tư mô hình bán đồ thủ công đan móc len Minosa” sẽ không chỉ là một dự án được đánh giá trên giấy mà sẽ trở thành hiện thực trong tương lai.

Ngày đăng: 01/11/2024, 20:38

w