Là học viên cao học đang thực hiện luận văn tốt nghiệp chương trình daotạo thạc sỹ Tài chính — Ngân hàng của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội, nhận thức được sự cần thiết trên và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NÔNG THỊ NGÂN GIANG
HIEU QUA SỬ DỤNG VON LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CO PHAN BÁNH KEO HAI HÀ
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
NONG THỊ NGÂN GIANG
HIEU QUA SỬ DỤNG VON LƯU DONG
TẠI CÔNG TY CO PHAN BÁNH KEO HAI HÀ
Chuyên ngành: Tài chính — Ngân hang
Mã số: 60 34 02 01
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS TS ĐÀO VĂN HÙNG
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HD
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn
là trung thực Những két luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bồ trong bắt cứ công trình nào
Trang 4LOI CAM ON
Dé hoan thanh chuong trinh cao hoc va viét luan van này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thay cô trường Dai họcKinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đào Văn Hùng đã dành rấtnhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu dé hoàn thiệnluận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đượcnhững đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT 2- 5: ©2++2+22EE+EE2ExvrErerxrrrxerkree iDANH MỤC BANG BIEU oeescsscsssessesssesssessesssessesssecsssssessssssecssessessuessessueeseeeses iiDANH MỤC BIEU DO ccccccccssesssscscsesscsesececsesececscsvsucecsvarsusavsvscacarsnsecacaveeees iiiLỜI NÓI DAU oiececccsscsssessesssesssessesssessecssessesssessssssessssssessssssesssessesssessessseesesssessess 1 CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VA CƠ SỞ LY
LUẬN VE HIỆU QUA SỬ DUNG VON LƯU ĐỘNG 2- +: 4
1.1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU - - s+secx+ze£: 41.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HIỆU QUA SỬ DUNG VON LƯU ĐỘNG
CUA MỘT DOANH NGHIỆP 2-2 +EEtSEEESEEEEEEEEEEEeEEerrrrrrk 8
1.2.1 Vốn lưu động va vai tro của vốn lưu động trong doanh nghiệp 81.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 17CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2 z+ss£+2 26
2.1 THIẾT KE NGHIÊN CỨU 2- 2 £++2££+EE££E£+£x++z++rxzzrxeee 26 2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THONG TIN -2- 5z: 282.3 PHƯƠNG PHÁP TONG HOP, PHAN TÍCH THONG TIN 29CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VÓN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CO PHAN BÁNH KEO HẢI HÀ 2-55:55255c25sccx2 31
3.1 KHÁI QUÁT VE CÔNG TY CO PHAN BANH KẸO HẢI HÀ 31
3.1.1 Quá trình phát triển của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 313.1.2 Cơ cau tô chức của Công ty cô phan Bánh kẹo Hải Hà 333.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cô phần Bánh kẹo Hải
Hà giai đoạn 2012 — 2Ì ⁄4 - - 2 2132111221133 rrrvre 35
3.2 THUC TRANG HIỆU QUA SỬ DUNG VON LƯU ĐỘNG CUA
CONG TY CO PHAN BANH KEO HAI HA GIAI DOAN 2012 - 2014 39
3.2.1 Co cau vốn kinh doanh của Công ty cô phần Banh kẹo Hải Hà 39
Trang 63.2.2 Phân tích hiệu qua sử dụng vốn lưu động của Công ty cô phần
Bánh kẹo Hải Hà 2-52 SE 2E EE2E1E11121111121111111111 11 xe 41
3.3 ĐÁNH GIÁ HIEU QUA SỬ DỤNG VON LƯU ĐỘNG CUA CONG
TY CO PHAN BÁNH KEO HATHA 5-5-5525 S22EE2E2EeExerxeres 60
3.3.1 Những kết quả đạt được trong quá trình quản lý và sử dụng vốn
lưu động giai đoạn 2012 — 2014 của công ty - -«++-<++s++<+2 60
3.3.2 Những tôn tại trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động của
3.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty cô phần Bánh kẹo Hải Hà 62 CHUONG 4: ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA SỬ
DỤNG VON LƯU ĐỘNG TẠI CONG TY CO PHAN BANH KEO HAI HÀ
4.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Banh kẹo Hải Hà 63
4.1.1 Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong
"¡U28 00 6ä 63
4.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty cô phần Bánh
kẹo Hải Hà trong thời gian tỚI - - c5 3S **EsseEseeerrersrereree 64
4.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty cô phần Bánh kẹo Hải Hà - 2-52 5S S22S*2E‡Ee£eEzrxez 65
4.2.1 Tăng cường công tác quan lý va thu hồi các khoản phải thu (chủyếu là phải thu khách hàng và trả trước cho người bán) 664.2.2 Quan lý chặt chẽ và nâng cao khả năng sinh lời vốn bằng tién 674.2.3 Tăng cường công tác quản ly vật tư, day nhanh tiễn độ sản xuất,
giảm chi phí sản xuất kinh doanh do dang 2-2 s2 szzszsz+‡ 68 4.2.4 Sử dụng tốt các khoản phải trả dé làm công cụ chiếm dụng vốn 69
Trang 74.2.5 Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhăm đây nhanh tốc độ luân chuyển vốn
4.2.7 Tổ chức tốt công tác tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao
trình độ cán bộ quản lý tài chính - + +++x£+++veeserseeeeersee 71
4.2.8 Rút ngắn chu ky san xuất kinh doanh, giảm giá thành thông quaviệc áp dụng các tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản XUẤT cccccce¿ 724.2.9 Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra 724.3 Một số kiến nghị với Nhà nước - 2c 52+ 2E2+E2EzExerxerxerxee 73 4000079000017 75 TÀI LIEU THAM KHẢO - 22 5£©5<©E£2EE£EE£+EE£EEEEEEtEEEEEEtrEerrkrrrrrred 76
PHU LUC veccscccssscssescssecsssesssuesssecessecssuesssecessesesuecssucsssesesuessssessseesstesesessseeenseee 78
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
TT Bảng Nội dung Trang
Kết quả hoạt động SXKD của CTCP Bánh
1 Bang 3.1 34
kẹo Hải Hà năm 2012 — 2014
Cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh
2 Bảng 3.2 38
doanh của CTCP Bánh kẹo Hải Hà
3 Bang 3.3 | Cơ câu VLD của CTCP Bánh kẹo Hải Hà 40
4 Bang 3.4 | Các chỉ tiêu về hàng tồn kho của công ty 43
So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLD
5 Bảng 3.5 45
của công ty với các công ty khác cùng ngành
Cơ cấu và sự biến động các khoản phải thu
vôn của công ty
Các chỉ tiêu về tiền và các khoản tương
9 Bảng 3.9 ' 52
đương tiên của công ty
10 | Bảng 3.10 | Khả năng thanh toán của công ty 53
Các chi tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng VLD
Trang 10DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 3.1 Sự biến động hàng tồn kho của công ty qua
các năm 2012 - 2014
42
Trang 11LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là yếu tổ tiền đề, cơ bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của bất cứ DN nào Đặc biệttrong bối cảnh kinh doanh hiện nay: khủng hoảng kinh tế thế giới, môi trườngkinh doanh biến động, chính sách thắt chặt tiền tệ, kinh tế trong nước suygiảm, thì van đề vốn càng trở thành một van đề nóng và thu hút sự quan tâm đối với tất cả các DN Thời gian qua, trên thực tế đã có không ít DN không tìm được lời giải về vốn đã phải tuyên bố phá sản hoặc lâm vào tình trạng đình trệ sản xuất, nhân viên không có việc làm, Do đó, huy động vốn băngcach nao va làm thé nào dé nâng cao hiệu qua sử dụng vốn luôn luôn là van
đề trăn trở xuyên suốt của tất cả các DN
VLĐ là một bộ phận của vốn kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết cácgiai đoạn của chu kì sản xuất kinh doanh, là yếu tô bắt đầu và kết thúc của
quá trình hoạt động Quản lý và sử dung VLD là một trong những nội dung
quản lý tài chính quan trọng đối với các DN trong nền kinh tế thị trường.
Song, không phải DN nào cũng sử dung VLD có hiệu quả, đặc biệt là trong
điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc vay vốn gặp nhiều khó khănkhông đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh
Do vậy, các DN muốn tôn tại va phát triển được trong cơ chế thị trường
ngay nay thì một trong những việc phải làm là nâng cao hiệu quả quản lý va
sử dung VLD Van dé này không còn mới mẻ nhưng luôn được đặt ra cho các
DN, nó quyết định đến sự sống còn của DN
CTCP bánh kẹo Hải Hà là một trong những DN chuyên sản xuất bánh kẹo lớn tại Việt Nam Cũng như các DN khác, vấn đề vốn và hiệu quả sửdụng vốn được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, trong thời gian
Trang 12qua, vấn đề hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đã bộc lộ nhiều bất cập, cần
hoàn thiện.
Là học viên cao học đang thực hiện luận văn tốt nghiệp chương trình daotạo thạc sỹ Tài chính — Ngân hàng của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội, nhận thức được sự cần thiết trên và mong muốn luận văn tốt nghiệp của mình được gắn với thực tiễn của đơn vị sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của công ty nói chung, em đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sử dụng VLĐ tại CTCP bánh kẹo Hải Hà” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngVLD của CTCP bánh kẹo Hải Hà trên cơ sở nghiên cứu các vấn dé chung vềvốn, hiệu quả sử dụng vốn của DN, thực tế hiệu quả sử dụng vốn của công ty
trong thời gian qua.
Nhiém vụ nghiên cứu
Để đạt được mục dich trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm chỗ dựa cho việc phân tích hiệu quả
sử dụng VLD ở một công ty.
- Phân tích thực trạng hiệu qua sử dung VLD của CTCP bánh kẹo Hải
Hà, chỉ rõ mặt hạn ché, bat cập và những nguyên nhân của chúng
- Đề xuất, luận giải các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệu quả sử
dung VLD tại CTCP bánh kẹo Hai Hà.
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi:
e _ Hiệu quả sử dụng VLD tại CTCP bánh kẹo Hai Hà như thế nào
trong các năm 2012 — 20142
e Làm thế nào dé tăng hiệu qua sử dung VLD tại CTCP Bánh kẹo
Hải Hà?
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứuCác vấn đề về VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ của CTCP bánh kẹo Hải Hà
4 Đóng góp mới của luận văn
Luận van đã phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VLD của CTCP
Bánh kẹo Hai Hà giai đoạn 2012 — 2014.
Trong luận văn, tác giả đã so sánh các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụngVLĐ của CTCP Bánh kẹo Hải Hà với các công ty khác là đối thủ cạnh tranhcùng ngành, từ đó có một cái nhìn khái quát, tổng quan hơn để thấy đượcnhững ưu, nhược điểm Không chỉ so sánh với chính công ty các kỳ trước, màcòn so sánh với các công ty khác, đây là điểm mới của luận văn
Luận văn còn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
VLD của CTCP Bánh kẹo Hải Hà trong thời gian tới.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và lời kết, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Co sở lý luận về hiệu quả sử dung VLD và tổng quan tình
hình nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích hiệu qua sử dung VLD tại CTCP bánh kẹo Hai Hà.
Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
tại CTCP bánh kẹo Hải Hà.
Trang 14CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LY
LUẬN VE HIỆU QUA SỬ DUNG VON LƯU DONG
1.1 TONG QUAN TINH HiNH NGHIEN CUU
Nâng cao hiệu qua sử dụng VLD là mục tiêu phan đấu lâu dai của mỗi
DN Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLD nói riêng gắnliền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN Do vậy, vấn đề sử dụng vốn mộtcách có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra với mọi DN “Hiệu quả sử dụng VLĐ” là một dé tài được quan tâm trong nhiều công trình nghiên cứu đã công bố.
Dam Văn Huệ, 2006 trong cuốn “Hiệu qua sử dụng vốn trong các DN vừa
và nhỏ” đã chỉ ra tính chất, đặc điểm của các DN vừa và nhỏ cũng như các biệnpháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung va VLD nói riêng Ở Việt Nam,theo số liệu thống kê, hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% tổng
số doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vi mô chiếm một vị trí đáng
kể Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP hằng năm Tuy nhiên, hiện nay một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thiếu vốn,
số lượng doanh nghiệp này tiếp cận được vốn của các ngân hàng thương mại thường chỉ chiếm khoảng 30% Nguyên nhân là do các DN vừa và nhỏ hạn chế
về năng lực tài chính; các DN vừa và nhỏ vẫn chưa thiết lập được chiến lược
thuyết phục các nhà tài trợ, chưa xây dựng được mục tiêu chiến lược kinh doanh
dài hạn, do đó không thuyết phục được ngân hàng cho vay; báo cáo tài chính của
DN vừa và nhỏ chưa phản ánh đầy đủ kết qua SXKD, hệ qua là việc phân tích,
đánh giá tình hình tài chính của DN vừa và nhỏ không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng
đến quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với DN Tác giả
đã đề ra nhiều giải pháp để giải quyết khó khăn về vốn cho các DN vừa và nhỏ.Ngoài ra, tác giả cho rằng, trong công tác quản lý VLĐ, vấn đề tối quan trọng là
Trang 15phải xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết, tuy nhiên đây lại là một vẫn đề phức tạp Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của DN trong từng thời
kỳ mới có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu
VLD.
Tran Văn Nhã, 2012 đã nghiên cứu và dua ra một số giải pháp dé nangcao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty cổ phân lương thực Đà Nẵng, đó làviệc dự toán nhu cầu VLĐ cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh củacông ty; lập ngân sách tiền mặt bằng việc dự tính nguồn thu và các khoản chi, sau đó tiến hành cân đối cả về thời gian và khối lượng tiền tổng nguồn thu và tong các khoản chi để giảm thiểu chênh lệch; xây dựng quy trình thu nợ với đầy đủ thời hạn của các khoản nợ, biện pháp tác động đến khách hàng và bộphận thực hiện, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ bằng việc sử dụng kế toán thuhồi nợ chuyên nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ bao thanh toán; hoàn thiện chínhsách bán chịu; thiết lập mô hình tồn kho hợp lý, gồm có việc xác định khốilượng đặt hàng tối ưu, xác định điểm đặt hàng lại, xác định dự trữ tồn kho antoàn, xác định độ lớn đơn hàng tối ưu trong trường hợp được giảm giá theo số
lượng.
Luyện Thị Thanh Hà, 2013 trong luận văn thạc sỹ của mình đã chỉ ra
rằng áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cần dựa trên cơ
sở phân tích đánh giá chính xác thực trạng của từng đơn vi dé nghiên cứu, đềxuất giải pháp cụ thé gắn với điều kiện hoàn cảnh thực tế của đơn vị mới datđược kết quả mong muốn Tác giả cho rằng, thay đổi nhận thức và nhận thức đúng đắn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là việc làm cần thiết, trước hết
là nâng cao hiệu quả sử dung vốn kinh doanh của ngành dé hội nhập và là cơ
sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững đối với công ty Đồng thời, nâng cao hiệu qua sử dụng VLD nói riêng và vốn kinh doanh nói chung trước hết phải
Trang 16trên cơ sở vận động của chính bản thân doanh nghiệp, chứ không thể ÿ lại,
trông chờ vào Nhà nước.
Ngô Thu Yến, 2010 khi nghiên cứu về hiệu quả sử dung VLD tạiCTCP Xây lắp bưu điện Hà Nội (Hasisco) đã nhận thấy rằng dù ở bất kỳ môitrường nào, nhân t6 con người vẫn được đặt lên hàng dau, trong điều kiệncạnh tranh gay gắt như hiện nay, DN không chỉ cần có vốn, công nghệ mà
quan trọng hơn cả là con người Trong những năm qua, Hasisco chưa tận
dụng được hết sức lực, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong công ty, chưa phát huy được hết tiềm năng con người Công ty cần phải xét lại cơ câu nhân
sự, tìm hiểu đánh giá năng lực, trình độ của từng người, quy hoạch và đảo tạo cán bộ quan lý có trình độ lý luận và thực tiễn dé có thé quản trị tốt VLD vàcác vấn đề khác trong công ty Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chođội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cán bộ quản lý tài chính Cán bộ lãnh đạo, cán
bộ tài chính phải năng động, nhạy bén với thị trường, mặt hàng Phát huy
được nhân tố con người chính là phát huy được nội lực to lớn trong tổng thé các giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nói chung.
Hà Thị Thanh Huyền, 2012 sau khi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng VLD tại Công ty cô phần liên doanh Tư vấn và xây dựng — COFEC, đã chi ra một số nguyên nhân của việc hiệu quả sử dụng VLĐ chưa cao Nguyên nhânkhách quan là tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế, sức mua của thịtrường bị giảm sút; những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinhdoanh trong nền kinh tế thị trường, những rủi ro thiên tai như lũ lụt, hỏahoạn, mà các DN không thé lường trước được; tác động của cach mang
khoa học công nghệ làm giảm giá tri của tài sản, vật tư; chính sách của Nha
nước thay đôi về luật, thuế, Ngoài ra còn có các nguyên nhân chủ quan nhưxác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn
Trang 17trong SXKD; việc lựa chọn phương án dau tư hiệu quả hay không: trình độ quan lý DN yếu kém; việc kinh doanh thua lỗ kéo dai, lợi dung sơ hở của cácchính sách gây thất thoát VLĐ.
Trần Xuân Nghĩa, 2012 trong nghiên cứu của mình cũng đã đề ra đượccác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dung VLD tại Viễn thông Lam Đồng,trong đó có giải pháp quan hệ tốt với ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán
vì đây là nguồn VLD cơ bản linh hoạt và thuận tiện Cụ thé như thanh toán đúngthời hạn quy định, tuyệt đối không để nợ quá hạn, sử dụng tiền vay đúng mụcđích, thực hiện các thủ tục vay một cách nghiêm túc Đồng thời, phải quan hệ tốt với khách hàng, vì đây là điều kiện quyết định sự tồn tại của một DN trên thị trường DN cần không ngừng nâng cao uy tín với khách hàng, luôn giao hàngđúng thời hạn, đủ số lượng, chất lượng, mẫu mã, quy cách như trong hợp đồng.Trường hợp hàng có lỗi không đúng như yêu cầu, DN cần san sàng bồi thườngthiệt hại hoặc giảm giá số hàng đó Tác giả cũng nhận thay răng làm thé nào dé
có những phương thức quản lý vốn lưu động hữu hiệu nhất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của mỗi doanh nghiệp, là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng VLĐ không phải là vấn đề mới, tuy
nhiên, tại đơn vị nghiên cứu là CTCP Bánh kẹo Hải Hà, trong giai đoạn từ
2012 — 2014 thì chưa có nghiên cứu nào Việc tac giả chon đề tài “Hiệu quả
sử dụng VLD tại CTCP Bánh kẹo Hai Hà” nhằm đáp ứng ý nghĩa lý luận và
thực tiễn.
Trang 181.2 CO SỞ LÝ LUẬN VE HIỆU QUA SỬ DUNG VON LƯU DONGCUA MOT DOANH NGHIỆP
1.2.1 Vốn lưu động và vai trò của vẫn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Khải niệm
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia và một chu
kì sản xuất, đến chu kì sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thủy tinh, một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu Bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nảo cũngcần phải có các đối tượng lao động Trong DN, đối tượng lao động chính là
các tài sản lưu động.
Tai sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luânchuyên trong quá trình kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của DN, tàisản lưu động được thể hiện ở các bộ phận: tiền mặt, các chứng khoán thanhkhoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho Giá trị các loại tài sản lưu động của
DN sản xuất thường chiếm tỉ trọng lớn trong tông tài sản.
Đề đảm bao cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục, đòi hỏi DN phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Do
đó, dé hình thành nên các tai sản lưu động, DN phải ứng ra một số von tiền tệnhất định đầu tư vào các tài sản đó Số vốn này được gọi là VLĐ của DN(Nguyễn Đình Kiém va Bạch Đức Hiển, 2010)
Từ những sự phân tích trên có thé rút ra: “VLD của DN là số vốn ứng
ra đề hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinhdoanh cua DN được thực hiện thường xuyên, liên tục VLD luân chuyên toàn
bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng
Trang 19luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh” (Nguyễn Đình Kiệm vàBạch Đức Hiên, 2010, trang 90).
1.2.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
VLD của DN thường xuyên van động, chuyền hóa lần lượt qua nhiềuhình thái khác nhau Đối với DN sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiềnđược chuyền hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phâm do dang, thành phẩmhàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền.Đối với DN thương mại, sự vận động của VLD nhanh hơn, từ hình thai vốnbăng tiền chuyền hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyền về hìnhthái tiền Quá trình hoạt động kinh doanh của DN diễn ra liên tục khôngngừng, nên sự tuần hoàn của VLD cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tínhchất chu kì tạo thành sự chu chuyền của VLD.
Trong quá trình kinh doanh, VLĐ chu chuyển không ngừng, nên tạimột thời điểm nhất định, VLD thường xuyên có các bộ phận cùng tôn tại đướicác hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bi chi phối bởicác đặc điểm của tài sản lưu động nên VLD cua DN có các đặc điểm sau:
- VLD trong quá trình chu chuyên luôn thay đổi hình thái biểu hiện
- VLĐ chuyên toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu kì kinh doanh
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoản sau một chu kì kinh doanh.
VLD là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sảnxuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, DN phải có đủ tiền vốnđầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có đượcmức tổn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyênhóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyên được thuận lợi, góp phầntăng tốc độ luân chuyển VLD, tăng hiệu suất sử dung VLD va ngược lai.
Trang 20(Nguyễn Đình Kiém và Bach Đức Hiển, 2010).
1.2.1.3 Phân loại vốn lưu động
Đề quản lý VLĐ được tốt cần phải phân loại VLĐ Dựa theo tiêu thứckhác nhau, có thê chia VLĐ thành các loại khác nhau Nguyễn Đình Kiệm vàBach Đức Hiển (2010) có các cách phân loại sau:
- Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn, có thể chia VLĐ thành: Vốnbăng tiền và vốn về hàng tồn kho
e Von bang tiễn và các khoản phải thuVốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, DN có thé dé dàngchuyé đổi thành các loại tài sản khác hoặc dé trả nợ Do vậy, hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi DN cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thêhiện ở số tiền mà các khách hàng nợ DN phát sinh trong quá trình bán hàng,cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, với một sốtrường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, DN có thé phải ứng trước tiền mua
hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
e Von về hàng ton khoTrong DN sản xuất, vốn về hàng tồn kho gồm:
Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữcho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thé của sản phẩm
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp
cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản
phẩm, chỉ làm thay đôi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi
Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Trang 21Vốn phụ tùng thay thé: Là giá trị các loại vật tu dùng dé thay thé, sửachữa các tai sản cố định.
Von vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bi dùng dé đóng góisản phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Vốn công cụ dung cu: Là gia trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêuchuẩn tài sản có định dùng trong hoạt động kinh doanh
Von sản phẩm dở dang: Là biéu hiện bằng tiền các chi phí sản xuấtkinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phâm đang trong quá trình sản xuất (giátrị sản phẩm đở dang, bán thành phẩm)
Vốn về chỉ phí trả trước: Là các khoản chỉ phí thực tế đã phát sinh nhưng
có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giáthành sản pham trong kỳ nay, mà được tính dần vao giá thành sản phẩm các kỳtiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm
Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạttiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho
Trong DN thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại
hàng hóa dự trữ.
Việc phân loại VLD theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của DN Mặt khác,thông qua cách phân loại nay, chúng ta có thé tìm các biện pháp phát huychức năng các thành phần vốn và biết được kết câu VLD theo hình thái biéuhiện dé định hướng điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả
- Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh, có
thé chia VLD thành 3 loại: VLD trong khâu dự trữ san xuất, trong khâu trực tiếp sản xuất và trong khâu lưu thông.
Trang 22e VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gôm: Vốn nguyên vật liệu
chính, vốn vật liệu phu, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế,vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
© VLD trong khâu trực tiếp sản xuất gồm: Vốn sản phẩm đang chế
tạo, vốn về chi phí trả trước ngăn hạn.
© VLĐ trong khâu lưu thông gom:
+ Vốn thành phẩm
+ Vôn băng tiên
+ Vốn trong thanh toán: Gồm những khoản phải thu và các khoảntiền tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa
hoặc thanh toán nội bộ.
+ Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn
han,
Phương pháp nay cho phép biết được kết cau VLD theo vai trò Từ đógiúp cho việc đánh giá tình hình phân b6 VLD trong các khâu của quá trìnhluân chuyên vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó, dé ra các biện pháp tô chức quan lý thích hợpnhằm tạo ra một kết câu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyên VLĐ
1.2.1.4 Hình thái tài sản của vốn lưu động
s* Tién mặt và chứng khoán có thé ban đượcTiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của
DN ở ngân hàng Nó được sử dụng dé tra lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản có định, trả tiền thuế, trả nợ,
Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lýtiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọngnhất Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là van dé cần thiết,điều đó xuất phát từ những lý do sau:
Trang 23- Đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày Những giao dịch này
thường là thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng, từ đó tạo nên
số dư giao dịch.
- Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho
DN Số dư tiền mặt loại này gọi là số dư bù đắp
- Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra Loại tiền nay tạo nên số dư dự phòng.
- Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng Loại tiền này tạo nên số
dư đầu cơ.
Trong hoạt động kinh doanh của DN, việc gửi tiền mặt là cần thiết,nhưng việc g1ữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có những tác dụng sau:
- Khi mua các hàng hóa dịch vụ, nếu có đủ tiền mặt, công ty có thểđược hưởng lợi thế chiết khấu.
- Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp DN cóthể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng
rộng rãi.
- Giữ đủ tiền mặt giúp các DN tận dụng được những cơ hội thuận lợi
trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.
- Có đủ tiền mặt giúp các DN đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hỏa hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, vượt qua khó khăn của yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
DN có thể dùng số tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư vào chứng khoán
có tính thanh khoản cao Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như bước đệm cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều, DN có thé đầu tu vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thé chuyên đổi chúng sang tiền mặt một cách dé dàng và ít tốn kém chi phi.
Như vậy, trong quản tri tài chính, các DN sử dụng chứng khoán có kha năng
thanh khoản cao đê duy trì tiên mặt ở mức độ mong muôn Vân đê quan trọng
Trang 24đối với DN là làm thế nào để xác định mức hợp lý giữa lượng tiền mặt và lượng chứng khoán có thé bán được.
s* Hang hóa dự trữ, ton khoTrong quá trình VLD phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tạivật tư, hàng hóa dự trữ, tồn kho là cần thiết cho quá trình hoạt động bìnhthường của DN Hàng hóa tồn kho có 3 loại: Nguyên vật liệu thô phục vụ choquá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm đở dang và thành phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, các DN không thé sản xuất đến đâu muahàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn dé quá trình sản xuất kinh doanh được tiễn hành bình thường Nếu DN dự trữ quá nhiều sẽ tốnkém chi phi, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất
kinh doanh bị gián đoạn.
Tôn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng côngđoạn của dây chuyền sản xuất Thông thường, quá trình sản xuất của các DN
được chia thành những công đoạn, giữa những công đoạn này bao giờ cũng
tồn tại những bán thành phẩm Đây là những bước dé quá trình sản xuất đượcliên tục Dây chuyền sản xuất càng dài và nhiều công đoạn thi tồn kho trongquá trình sản xuất sẽ càng lớn
Khi tiến hành sản xuất xong, hầu như các DN chưa thé tiêu thụ hết sảnphẩm, phan vì có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, phan vì phải có
đủ lô hàng mới xuất đươc, Đó là thành phẩm tôn kho
Như vậy, hàng hóa dự trữ, tồn kho đối với các DN là không thể thiếu được Vấn dé đặt ra cho mỗi DN là làm thé nào dé có một cơ cấu dự trữ hợp
lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của DN
s* Các khoản phải thu
Các khoản phải thu là một bộ phận quan trọng của VLĐ Đề thắng lợi trongcạnh tranh trên thị trường, các DN có thé sử dụng chiến lược về chất lượng sản
Trang 25phẩm, quảng cáo, giá ca, dịch vụ bán hang và sau bán hang, , trong đó, việc mua
bán chju, hay còn gọi là tín dụng thương mai là một chiến lược quan trọng, gầnnhư không thê thiếu Tuy nhiên, tín dụng thương mại có thé làm cho DN đứngvững trên thị trường nhưng cũng có thê đem đến những rủi ro cho DN
Tác động tích cực của tín dụng thương mại:
- Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng Do được trả tiềnchậm nên sẽ có nhiều khách hàng mua hàng hóa của DN hơn, từ đó làm doanh thutăng Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, DN sẽ bị chậm trễ trong việcthu tiền, và tiền có giá trị theo thời gian nên thường DN sẽ quy định giá cao hơn
- Tin dụng thương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hóa
- Tín dụng thương mại làm cho tải sản có định được sử dụng có hiệuquả hơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình
Tác động tiêu cực của tín dụng thương mại:
- Cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thé làm tăng chi phí
trong hoạt động của DN.
- Tin dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tàitrợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chỉphí ròng càng lớn, rủi ro người mua không trả tiền càng tăng
Như vậy, những tác động nêu trên buộc nhà quản lý phải so sánh giữa
doanh thu và chi phí tăng thêm, từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thươngmại hay không và điều khoản như thế nào là phù hợp Điều nảy đòi hỏi nhàquản trị tài chính của DN phải phân tích một cách chính xác để mang lại lợinhuận lớn nhất cho DN
1.2.1.5 Vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp
3 Vai trò của vốn trong DN
Vốn là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, là
điêu kiện cho sự ra đời của DN.
Trang 26Vốn là yếu tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của
DN và xác lập vị thế của DN trên thương trường.
Vốn là cơ sở để mở rộng phạm vi hoạt động cua DN Dé có thể tiếnhành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của DN phảisinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi, đảm bảo vốn của DN đượcbảo toàn và phát triển
% Vai trò của VLD trong DN
Dé tiễn hành sản xuất, ngoài tài sản có định như máy móc, thiết bi nha xưởng, , DN phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của DN cùng một lúc được phân bồ trên khắp các giai đoạn và tồn tại dướinhững hình thức khác nhau, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn
ra một cách liên tục, không bị gián đoạn Do vậy, có thé nói VLD là điều kiệncần và đủ dé DN đi vào hoạt động, hay nói cách khác, VLD là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
VLD là bộ phận chủ yêu cau thành nên giá thành sản phâm do đặc điểm luân chuyên toàn bộ một lần vao giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phan lợi nhuận Do đó, VLD đóng vai trò quyết định trong việc tinh giá cả
hàng hóa bán ra.
VLD với đặc điểm về khả năng chu chuyên của minh có thé giúp DNthay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh một cách dé dàng, đáp ứng kịp thờinhu cầu thị trường cũng như các nhu cầu tài chính trong các quan hệ kinh tếđối ngoại cho DN.
Ngoài ra, trong DN, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật
tư mà chủ yếu là VLĐ, do đó VLĐ còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quytrình vận động của vật tư Nghĩa là trong DN, VLD nhiều hay ít thé hiện số
Trang 27lượng vật tư hay hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, hoặc là VLĐ luân chuyền nhanh hay chậm thi phản ánh vật tư được sử dụng có tiết kiệm haykhông, thời gian năm ở các khâu trong sản xuất và lưu động sản phẩm có hợp
lý hay không Vì vậy, qua tình hình luân chuyên VLD, chúng ta có thé kiểmtra một cách toàn diện việc cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của DN
Tóm lại, VLĐ có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sốngcòn của DN, việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nay ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh của DN.
1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đặc trưng cơ bản nhất của VLĐ là sự luân chuyền liên tục trong suốtquá trình sản xuất kinh doanh và chuyền toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩmtrong chu kỳ kinh doanh Tốc độ luân chuyên VLĐ nhanh hay chậm nói lêntình hình tổ chức các mặt công tác mua săm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của
DN hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tốn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm.
Ngoài mục tiêu sử dụng cho mua săm, dự trữ, VLĐ còn được sử dụngtrong thanh toán Bởi vậy, hiệu quả sử dung VLD còn thé hiện ở khả năng dambảo lượng VLD cần thiết để thực hiện thanh toán Đảm bảo đầy đủ VLD trong
thanh toán sẽ giúp DN tự chủ hon, tao uy tín với bạn hàng và khách hàng.
Tom lại, hiệu quả sử dụng VLD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ và năng lực quản ly VLD cua DN, đảm bao VLD được luân chuyên với tốc
độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của DN luôn ở tình trạng tốt và mức chỉ phí bỏ ra là thấp nhất.
Trang 28Giá trị của tài sản lưu động trong các DN sản xuất thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản Vì vậy, quản lý và sử dụng hợp lý tàisản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của
DN Đây cũng là một phương thức nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, và điều
này giúp DN kinh doanh có hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ về mặt ý nghĩa chung là làm giảmchi phí sử dụng VLD, làm tăng vòng quay của vốn va sử dụng nguồn đầuvào tiết kiệm hợp lý, Qua đó giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh cua DN.
Ta thấy, nang cao hiệu qua sử dung VLD có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của DN, bởi nó không chỉ đem lại hiệuquả thiết thực cho DN và người lao động mà còn giúp phát triển nền kinh tếquốc dân.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu chủ yêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong cuốn Giáo trình Tài chính DN (Nguyễn Đình Kiệm và Bạch ĐứcHiền, 2010), tác giả đưa ra những chỉ tiêu sau dé đánh giá hiệu quả sử dụng VLD:
© Tóc độ luân chuyển VLD:
Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở việc tăng tốc độ luân chuyểnVLD Tốc độ luân chuyền VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụngVLĐ của DN cao hay thấp, được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu:
- Số lần luân chuyên VLD (số vòng quay của VLD):
Trong đó:
L: Số lần luân chuyên VLD.
M: Tổng mức luân chuyên của VLĐ ở trong kỳ
Trang 29và nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ.
© Mức tiết kiệm VLD do tăng toc độ luân chuyển Chỉ tiêu này phản ánh số VLD có thé tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyên VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo)
Trang 30M;: Tổng mức luân chuyển VLD kỳ so sánh (kỳ kế hoạch).
Ky, Ko: Kỳ luân chuyển VLD kỳ so sánh, kỳ gốc.
L¡, Lo: Số lần luân chuyển VLD kỳ so sánh, kỳ gốc
Trong đó: S, là doanh thu thuần bán hàng trong ky.
e Hệ số sinh lời của VLD
e Vong quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyên đổi các khoản phải thu của DNthành tiền mặt, được xác định băng công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu = ;
So du binh quan cac khoan phai thu
Trong do:
Trang 31„ Số dư các
Sô dư các khoản "
+ khoản phải thu
Số dư bình quân phải thu đầu kỳ Leas
= cudi ky cac khoan phai thu
Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thé hiện DN thu hồi càngnhanh các khoản nợ Điều đó được đánh giá là tốt vì von bị chiếm dụng giảm.
© Ky thu tiền bình quân
360
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi nợ của DN
có hiệu quả Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân quá ngắn nghĩa là phương thứctin dụng quá hạn chế, có thé sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu
thụ sản phẩm, bởi lẽ, trong thời đại hiện nay, việc mua bán chiu là một điều
phô biến và tất yêu, khách hàng luôn mong muốn thời hạn trả tiền dài hơn.
© Kỳ tra tiền bình quânChỉ tiêu này thé hiện số ngày bình quân của một lần DN tra cho các
khoản nợ ngăn hạn từ việc mua bán chịu hàng hóa.
360
Kỳ trả tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải trả
360 * Số dư bình quân các khoản phải trảGiá vốn hàng bán + Chi phí bán hang + Chi phí quan lý DNNhững nhà quản lý DN luôn mong muốn kỳ trả tiền bình quân dài,nghĩa là khả năng đi chiếm dụng vốn từ các DN, cá nhân khác sẽ tăng Tuy
Trang 32nhiên, không phải kỳ trả tiền bình quân càng dai càng tốt, vì khi đó kháchhàng và nhà cung cấp bị thiệt, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới mối quan
hệ của DN và các đối tác trên
e_ Thời gian quay vòng hàng ton kho
Giá vôn hàng bán
Vòng quay hàng lưu kho =
Hàng lưu kho trung bình
Số ngày bình quân của một 360
vòng quay hàng ton kho Vòng quay hàng lưu kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của 1 vòng quay hàng tồnkho Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng ngắn thì số vòng quay hàng tồn
kho càng lớn, chứng tỏ việc kinh doanh có hiệu quả.
e Thời gian quay vòng tiền mặt
Doanh thu thuần Vòng quay tiền mặt = =
Trang 33Tài sản lưu động bình quân
CR= P ;
Tông nợ ngăn hạn
Hệ số thanh toán hiện thời cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản
nợ đến hạn của DN là tốt Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là càngtốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động lớn bị tồn trữ, làm việc sử dụng
tài sản lưu động không hiệu quả, vì bộ phận này không sinh lời Do đó, tính
hợp lý của hệ số thanh toán hiện thời còn phụ thuộc vào từng ngành nghề, góc
độ của người phân tích cụ thể
e Hệ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của VLD trước các khoản
nợ ngăn hạn Trong tài sản lưu động của DN hiện có thì vật tư hàng hóa cótính thanh khoản thấp nhất, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất Vìvậy, khi xác định hệ số thanh toán nhanh, người ta đã trừ đi phần hàng tồnkho ra khỏi tài sản đảm bảo thanh toán nhanh, thé hiện bởi công thức:
Tài sản lưu động bình quân — Hàng tồn kho
lý của nó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.
Trang 34e Ty suat loi nhuan VLD
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VLD =
- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Những chính sách kinh tế vĩ
mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của
DN, trong đó có VLĐ Ví dụ như tăng thuế thu nhập DN, thay đổi chính sáchcho vay đối với DN, những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp tới DN, phương hướng hành động cũng như cách thức quản lý và sử dụng vốn của DN.
- Thị trường: Kinh tế thị trường là sự phát triển của xã hội, nhưng trong
đó có những mặt trái tồn tại Đồng tiền bị mất giá, lạm phát thường xuyên xảy
ra Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến DN Ngoài ra, xu hướng thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng cũng tác động mạnh đến DN Thị trường ổnđịnh sẽ là tác nhân tích cực thúc đây DN tái sản xuất và mở rộng thị trường
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật phát triển đến tốc độ đỉnhcao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu Thị trường công nghệ biếnđộng không ngừng, chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước cũng rất lớn
Nó đặt DN vào môi trường cạnh tranh gay gắt Do đó, để sử dụng vốn có hiệu quả, DN phải xem xét đầu tư vào công nghệ nao và phải tính đến hao mòn vôhình do sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật
- Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến DNnhư khí hậu, thời tiết, môi trường, Làm việc trong môi trường tự nhiên phùhợp sẽ tăng năng suất lao động, từ đó tăng hiệu quả công việc Ngoài ra còn
Trang 35có các nhân tố thiên tai bất khả kháng và có thé gây ra những khó khăn cho
hoạt động của DN.
%* Các nhân tố chủ quan
- Việc xác định nhu cầu VLĐ: Việc này nếu thực hiện không chính xác
sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ cũng như kết quả kinh doanh của DN
- Lựa chọn phương án đầu tư: Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đếnhiệu quả sử dụng VLĐ Nếu dự án được lựa chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện của thị trường và khả năng của DN thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu
thụ nhanh, từ đó làm tăng vòng quay VLD và ngược lại.
- Trình độ quản lý, ý thức của cán bộ công nhân viên: Công nhân có ý
thức giữ gìn và bảo quản các công cụ lao động, tiết kiệm trong sản xuất sẽgiúp tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng Trình độ củacán bộ quan lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ, nhất là về mặt tài chính Ngoài
ra, trình độ quản lý về hàng tồn kho, khâu sản xuất, khâu tiêu thụ cũng vôcùng quan trọng Quản lý không tốt dẫn đến thất thoát VLĐ, điều này đương nhiên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
Tóm lại, VLĐ là một bộ phận vốn quan trọng của DN Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh chungcủa DN Với việc tổng quan tình hình nghiên cứu, cùng cơ sở lý luận đã phân
tích, em đã tìm cho mình những phương pháp nghiên cứu thích hợp, được
trình bày trong chương 2.
Trang 36CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu thích hợp,
trong đó coi trọng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, hệ
thống và khái quát hóa trong đánh giá, phân tích, tổng hợp các vấn đề liênquan đến nội dung nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp tham khảo tàiliệu để thu thập thông tin, và phương pháp so sánh trong quá trình phân tích
Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Hà Nội
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 7/2014 đến tháng 5/2015.
2.1 THIẾT KE NGHIÊN CỨU
s%* Bước 1: Xác định van dé nghiên cứu.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực nao, chủ đề gì, van đề nào?
- Tại sao chọn vấn đề đó?
- Nghiên cứu để làm gì?
- Phải trả lời câu hỏi nào?
Việc xác định van đề nghiên cứu là bước rất quan trọng trong quy trình nghiên cứu Điều này giúp người nghiên cứu biết rõ được đích đến của mình,
và xây dựng các bước thực hiện dé đến được cái đích đó, đòi hỏi người nghiên cứu phải am hiểu vấn đề nghiên cứu và các khái niệm liên quan Việc xác định vấn đề nghiên cứu sẽ quyết định loại tài liệu tác giả cần thu thập,những mối liên hệ cần phân tích, loại kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp vàhình thức của báo cáo cuối cùng
Trong luận văn, tác giả đã xác định lĩnh vực nghiên cứu mình quan tâm
là hiệu quả sử dụng VLD trong DN, từ đó di sâu nghiên cứu thực trạng hiệu
quả sử dụng VLĐ tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà, nhằm tìm ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng VLD cho công ty Bước này đã được thực hiện
qua phân “Lời mở đâu” của Luận văn.
Trang 37%% Bước 2: Tong quan tài liệuTrong các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố, đã có những côngtrình nào nghiên cứu về dé tài này, những công trình đó đã phát hiện, giảiquyết được những van đề gì? Đây chính là phan 1.2 (Tổng quan tình hình
nghiên cứu) trong chương 1.
%% Bước 3: Xác định các thành phan cho thiết kế nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết: Tóm tắt tat cả khung lý thuyết có thé giúpgiải quyết vấn đề nghiên cứu đã được xác định ở trên Khung lý thuyết của luận văn này chính là phần 1.2 (Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng VLĐ của
một DN).
- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Tác giả sẽ lựa chọn phương pháp
nghiên cứu phù hợp đề thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu Các phươngpháp em sử dụng sẽ được trình bày trong phan 2.2 và 2.3 dưới đây
- Xác định thông tin, dữ liệu, biến số nào cần thu thập và phân tích: Ởđây là các số liệu liên quan đến VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ của CTCPBánh kẹo Hải Hà, dựa vào khung lý thuyết đã được xây dựng.
%% Bước 4: Viết dé cương nghiên cứu Đây không đơn giản chỉ là những chương mục sẽ có trong báo cáo cuối cùng, mà là một “nghiên cứu khả thi” của đề tài nghiên cứu Đề cương nghiên cứu sẽ trình bày kết quả các bước tiễn hành mà tác giả đã đạt được, trong đó bao gồm trình bày vấn đề nghiên cứu, các lý thuyết liên quan, phương phápnghiên cứu và các kế hoạch tiếp theo dé giải quyết van dé nghiên cứu
Sau khi đề cương nghiên cứu được chấp thuận, bước tiếp theo là tiếnhành nghiên cứu theo kế hoạch đã được vạch ra trong đề cương nghiên cứu
s* Bước 5: Thu thập thông tin, dữ liệu
Tác giả sẽ thu thập nguồn thông tin và dữ liệu theo các phương pháp đã
lựa chọn, nhăm có được cơ sở đê phân tích và giải quyết van đê nghiên cứu.
Trang 38s* Bước 6: Phân tích dit liệu
Các thông tin, dữ liệu sau khi xử lý sẽ được trình bày theo nhiều dạng.
Có thể là các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thi, Từ đó, tác giả sẽ đưa ra các phanđoán dé lý giải những mối quan hệ biện chứng, liên hệ logic nhằm hiểu đượcbản chất của sự việc
% Bước 7: Giải thích kết quả và viết bảo cáoĐây là bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu, trình bày và giải quyết van đề nghiên cứu thông qua tất cả các bước đã nêu trên Báo cáo cuối
cùng trả lời các câu hỏi:
- Kết quả phân tích được giải thích như thế nào?
- Rút ra được những kết luận gì?
- Có những dé xuất gì dé giải quyết các van dé?
Bước 5, bước 6, bước 7 sẽ được giải quyết trong Luận văn hoàn chỉnh 2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THONG TIN
Thu thập thông tin là việc rất quan trọng trong việc nghiên cứu Mụcđích của việc thu thập thông tin, số liệu là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra van dé nghiên cứu.
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp
thu thập dữ liệu thứ cấp (thu thập thông tin từ tham khảo tài liệu) Phươngpháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệunghiên cứu trước đây dé xây dựng cơ sở luận cứ dé chứng minh giả thuyết.
Thông tin sơ cấp từ các tài liệu nghiên cứu sẵn có, thông qua việc:
e Quan sát: quan sát hành vi của đối tượng, qua đó có được thông
tin về động cơ, thái độ, suy nghĩ, của đối tượng.
e Điều tra, phỏng vấn: trực tiếp qua thư, qua điện thoại, phỏng vẫn
nhóm/cá nhân trên diện rộng/hẹp
Trang 39e Thực nghiệm: đưa đối tượng vào các tình huống mua sắm, tiêu
dung, mô phỏng hoặc có thực và quan sát, nghiên cứu phản ứng.
Trong luận văn, phan lớn tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, đây lànguồn dữ liệu rất phong phú cho nghiên cứu, gồm có:
e Bên trong DN: các số sách kế toán, thống kê, báo cáo tài chính,
dữ liệu về chi phí, các tài liệu nội bộ khác
e Bên ngoai DN: Giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên
nganh, Internet, các văn bản, quy định cua Nhà nước, thông tin
từ các hiệp hội, các công ty nghiên cứu thị trường, số liệu của
các cơ quan quan lý chuyên ngành,
2.3 PHƯƠNG PHAP TONG HOP, PHAN TÍCH THONG TIN
Kết quả thu thập thông tin ton tai đưới 2 dang: thông tin định tính vàthông tin định lượng Các thông tin này cần được xử lý để xây dựng các luận
cứ, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
e Các thông tin định tính như thông tin về đơn vi sản xuất kinh
doanh, về cách thức t6 chức, hoạt động của đơn vị đó Đối với
các thông tin nay, phương hướng là xử lý logic, đưa ra các phán
đoán về bản chất của sự kiện, đồng thời thé hiện những logic của
các sự kiện được xem xét.
e Các thông tin định lượng được thu thập từ các tai liệu thống kê hoặc
kết quả quan sát, thực nghiệm Sau khi thu thập, em đã tính toán, sắpxếp chúng đề làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật Các
số liệu được trình bày dưới rất nhiều dạng: những con SỐ roi rac, bang số liệu, biểu đô, đồ thi, phân tích chi số trung bình.
Các thông tin chủ yếu dé phân tích van đề nghiên cứu trong luận vănphần lớn là các thông tin định lượng Và đối với các thông tin nảy, tác giả chủyếu sử dụng phương pháp so sánh dé xử lý chúng.
Trang 40So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng Mục đích của so sánh
là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu,
từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ đề đề ra quyết định lựa chọn.
e_ Điều kiện so sánh: chỉ tiêu nghiên cứu được đảm bảo thống nhất
về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thốngnhất về thời gian và đơn vị đo lường
s« Đối tượng so sánh: các chỉ tiêu về VLĐ, hiệu quả sử dụng VLD,
kết quả kinh doanh, tình hình nguồn vốn của đơn vị qua các kìnghiên cứu, trên cơ sở nguồn số liệu định lượng thu thập được, thông qua việc tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết.
e Các dạng so sánh: so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và số
bình quân So sánh băng số tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được sự biến động về quy mô cả chỉ tiêu nghiên cứu qua các kì So sánh bằng số tương đối sẽ thấyđược kết cau, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phô biến và
xu hướng biến động của các chỉ tiêu So sánh với số bình quân sẽcho thấy mức độ mà đơn vi đạt được so với bình quân chung cuatổng thể, của ngành, của khu vực, qua đó xác định được vị trí
hiện tại của DN.
Với việc lựa chọn cho mình các phương pháp nghiên cứu thích hop,
cùng với thiết kế nghiên cứu, tác giả đã có cho mình một hành trang để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo, đó là thu thập và phân tích thông tin, dit
liệu, được trình bày trong chương 3.