TÓM TẮT KHÓA LUẬN Hiện tại, Nhà máy Phân bón Bình Điền Long An chưa có kế hoạch bảo dưỡng thiết bị đòi hỏi công ty phải có lịch trình bảo dưỡng thiết bị sao cho các dây chuyền luôn hoạt
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Một số khái niệm và lý thuyết liên quan
Tiêu chuẩn AFNORx60-010 (Nguyễn Hồng Long, 2011) định nghĩa bảo dưỡng như sau: “là mọi việc làm có thể nhằm duy trì hoặc khôi phục một thiết bị tới một điều kiện xác định để có thể tạo ra sản phẩm mong muốn”
Theo quan điểm thực hành: Bảo dưỡng là việc thực hiện các tác vụ giúp bảo tồn năng lực thiết bị qua đó đảm bảo tính liên tục và chất lượng sản xuất
Bảo dưỡng (Jay Heizer, 2006) là tất cả các hoạt động có liên quan trong việc giữ cho các thiết bị của hệ thống làm việc
Bảo dưỡng được định nghĩa theo Kruger 2005 là một chức năng tổ chức lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động áp dụng để tối đa hóa thời gian, tiền bạc, nhân sự, trang thiết bị và vật liệu hướng về bảo trì của một tổng số cơ sở của tổ chức, thiết bị, dịch vụ
Từ “Bảo dưỡng” – maintenance – trong tiếng Anh xuất phát từ động từ
“maintain”, có nghĩa là “duy trì” Điều này có nghĩa là duy trì khả năng làm ra sản phẩm của máy móc thiết bị Hiện nay, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng cách hiểu thông dụng nhất về bảo dưỡng là duy trì hay khôi phục khả năng của máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có các đặc tính yêu cầu, trong thời gian cần đến chúng với tổng chi phí là thấp nhất
Duy dưỡng khả năng của hệ thống và thực hiện cực tiểu tổng chi phí
2.1.3 Sách lược về độ tin cậy và bảo dưỡng:
Tầm quan trọng chiến lược của bảo dưỡng và độ tin cậy là sự hư hỏng có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động, danh tiếng, khả năng sinh lợi, khách hàng, sản phẩm, nhân viên và lợi nhuận của công ty
Có 4 phương thức quan trọng cho việc cải tiến độ tin cậy và bảo dưỡng không chỉ của sản phẩm và thiết bị mà còn của hệ thống sản xuất ra chúng
- Sách lược về độ tin cậy: Cải tiến từng bộ phận hợp thành và cung cấp dư thừa
- Sách lược về bảo dưỡng: Thực hiện bảo dưỡng dự phòng và nâng cao khả năng sửa chữa
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa vận hành, máy móc và thợ máy là đánh dấu cho sự thành công của bảo dưỡng và độ tin cậy Dưới đây mô tả một chiến lược bảo dưỡng tốt cần có những thủ tục về bảo dưỡng và độ tin cậy song song đó cần phải chính sách về nhân viên bảo dưỡng như huấn luyện kỹ năng, tưởng thưởng,…
Hình 2.1: Chiến lược bảo dưỡng, độ tin cậy tốt
Cơ sở lập bảo dưỡng
2.2.1 Đánh giá thiết bị bảo dưỡng: (Jay Heizer, 2006)
- Độ tin cậy: Độ tin cậy là xác xuất mà bộ phận máy móc hoặc sản phẩm thực hiện chức năng trong thời gian cụ thể Độ tin cậy của các bộ phận hợp thành liên tiếp được tính như sau:
Trong đó: R1: độ tin cậy của thành phần 1
R2: độ tin cậy của thành phần 2 - Tốc độ hỏng hóc : Đơn vị cơ bản để đo độ tin cậy là tốc độ hỏng hóc được tính bằng phần trăm Tốc độ hỏng hóc được đo bằng số hỏng hóc trên số chi tiết được thử nghiệm, FR%, hoặc số hư hỏng trong một đơn vị thời gian, FR(N) Ảnh hưởng đến nhân viên
Chia sẻ thông tin Huấn luyện kỹ năng Hệ thống tưởng thưởng Chia sẻ quyền lực
Lau chùi và bôi trơn
Theo dõi và điều chỉnh Thực hiện sửa chữa nhỏ Giữ báo cáo trong máy tính
Giảm tồn kho Cải tiến chất lượng Cải tiến năng suất Nổi tiếng hơn nhờ chất lượng Cải tiến liên tục
Thủ tục bảo dưỡng và độ tin cậy
FR(%) = (Số hỏng hóc/số chi tiết thử nghiệm)x100%
FR(N) = số hỏng hóc/số đơn vị giờ hoạt động Tốc độ hỏng hóc trong đời sống sản phẩm được mô tả dưới hình sau:
Hình 2.2 Tốc độ hỏng hóc trong vòng đời thiết bị Tốc độ hỏng hóc của máy thay đổi trong quảng thời gian tuổi thọ của máy Lúc máy mới đưa vào hoạt động thì có tỉ lệ tốc độ hỏng hóc là lớn nhất sau đó máy dần đi vào ổn định thì các hỏng hóc của máy chỉ còn là hỏng hóc thông thường ví dụ như dây xích motor giảm tốc của băng tải bị hư hỏng do mòn Sau thời gian chạy ổn định thì máy bắt đầu mòn hầu hết các chi tiết dẫn đến tốc độ hỏng hóc tăng lên
- Thời gian trung bình giữa 2 hỏng hóc: thời gian mong đợi giữa sửa chữa và hư hỏng kế tiếp của bộ phận, máy móc, quá trình hoặc sản phẩm Được đo bằng nghịch đảo của FR(N)
- Hiệu suất tổng thể (G.E.R): (Nguyễn Hồng Long, 2011) là một chỉ báo kỹ thuật về khả năm làm việc, chức năng của nó là nhằm cho thấy bất cứ sự thiếu nhất quán nào Nhờ đó cho phép phân loại và phân cấp các tổn thất và theo dõi tiến trình thực hiện công tác bảo dưỡng
E1: mức độ sẵn sàng = tổng thời gian hoạt động/tổng thời gian bậc máy E 2 : mức độ làm việc = Thời gian làm việc thực/tổng thời gian làm việc E3: mức độ chất lượng = thời gian làm việc hữu ích/tổng thời gian bậc máy
Cheỏt yeồu hỏng hócvà do sử dụng không đúng cách
“thông thường”Hỏng hóc do mòn
Có nhiều loại máy và thiết bị khác nhau nên đòi hỏi có nhiều cách tiếp cận bảo dưỡng khác nhau Gaither and Frazier (2001:743) phân biệt giữa hoạt động hỏng máy và hoạt động bảo dưỡng dự phòng như sau:
Bảo dưỡng dự phòng: là những việc liên quan đến kiểm tra hàng ngày và giữ cho máy móc ở trình trạng tốt Bảo dưỡng dự phòng còn là việc tìm kiếm những hư hỏng tiềm năng để thay đổi hoặc sửa chữa trước nhằm ngăn ngừa hư hỏng Bảo dưỡng dự phòng còn có nhiều ý nghĩa hơn việc giữ cho máy móc và thiết bị hoạt động được mà còn liên quan đến những thiết kế kỹ thuật và hệ thống nhân sự nhằm giữ cho quá trình sản xuất có một khoảng dung sai, nó cho phép hệ thống có thể hoạt động Và điểm nhấn mạnh của bảo dưỡng dự phòng là hiểu việc quá trình và giữ cho nó hoạt động không bị gián đoạn Bảo dưỡng dự phòng là:
- Kiểm tra và bảo dưỡng thường lệ:
Hỏng máy: Việc bảo dưỡng khi hỏng máy là mang tính kiểm tra và bảo dưỡng không thường lệ, chỉ chữa cháy Bảo dưỡng hỏng máy là che đậy những vấn đề của nhà máy như vấn đề thiết kế, kỹ thuật và con người Mà hơn nữa là làm cho chi phí sản xuất tăng lên như chi phí xử lí hư hỏng sản phẩm, ảnh hưởng đến vấn đề tồn kho, khách hàng Loại bảo dưỡng này được áp dụng khi:
- Loại bảo dưỡng này thường được áp dụng khi dễ dàng sửa chữa khi máy hỏng, điều đó làm cho lãng phí và ảnh hưởng do hỏng hóc tới máy khác là rất nhỏ
- Sự biến động về xu hướng xuống cấp là rất lớn và khó tiến hành kiểm tra máy thường xuyên
2.2.3 Quan điểm chi phí bảo dưỡng: (Jay Heizer, 2006)
Hình 2.3 Tổng chi phí bảo dưỡng theo quan điểm truyền thống Trong quan điểm này thì người quản lý vận hành quan tâm đến điểm cân bằng giữa hai chi phí bảo trì ngăn ngừa và bảo trì sửa chữa máy hỏng Nếu tập trung nhiều nguồn lực cho bảo trì ngăn ngừa thì sẽ giảm số lần hư hỏng Tuy nhiên việc giảm chi phí sửa chữa máy hỏng có thể ít hơn tăng chi phí ngăn ngừa Trước điểm tối ưu thì người quản trị sẽ quan tâm sửa chữa và bảo dưỡng để có được tổng chi phí là thấp nhất
Quan điểm chi phí toàn bộ:
Hình 2.4 Tổng chi phí theo quan điểm hiện đại Tuy nhiên, đường cong tổng chi phí như trong quan điểm truyền thống hiếm quan tâm đến tổng chi phí toàn bộ của việc hỏng máy Nhiều chi phí đã được bỏ qua bởi vì nó không ảnh hưởng trực tiếp đến việc hư hỏng ngay lập tức Ví dụ, chi phí tồn kho trong thời gian máy hư thì không quan tâm Hơn nữa, người sửa chữa có thể tin rằng thực hiện tiêu chuẩn và bảo trì thiết bị là không quan trọng, cuối cùng bất lợi đến việc giao hàng, mối quan hệ với khách hàng và bán hàng trong tương lai Quan điềm này có thể tốt hơn quan điểm truyền thống là tổng chi phí nhỏ nhất tại thời điểm hệ thống không ngừng hoạt động
2.2.4 Thời gian bảo dưỡng máy: (B.Mahadevan , 2010)
Chính sách bảo dưỡng ngăn ngừa tối ưu (optimal preventive maintenance policy): chúng ta quan tâm đến 1 thiết bị có thể bảo dưỡng ngăn ngừa (PM) hay bảo dưỡng hư hỏng Khi bảo dưỡng ngăn ngừa được thực hiện chỉ sau vài lần kiểm tra, 1 thành phần chắc chắn được thay thế đây chính là chi phí ngăn ngừa Tần suất mà bảo dưỡng ngăn ngừa được hiểu như là chu kỳ bảo dưỡng ngăn ngừa Ví dụ: quyết định bảo dưỡng 3 tháng /1 lần khi đó chu kỳ phòng ngừa là 3 tháng Người quản lý bảo dưỡng quan tâm đến chu kỳ bảo dưỡng này Khi đó với chương trình bảo dưỡng phòng ngừa này thì thiết bị hư gọi là xác suất chắc chắn Khi thiết bị hư hỏng và sửa chữa gọi đó là chi phí bảo dưỡng hư hỏng Chi phí bảo dưỡng gọi là tổng của 2 chi phí này
Chúng ta sử dụng kí hiệu sau đây:
CPM: Chi phí bảo dưỡng ngăn ngừa cho 1 thiết bị CBD: Chi phí hư hỏng cho 1 thiết bị
M: số thiết bị cần bảo dưỡng n: Số giai đoạn trong kế hoạch pi: Xác suất hư hỏng trong giai đoạn i sau khi bảo dưỡng ngăn ngừa
Bi: Số hư hỏng trong giai đoạn i của chu kì bảo dưỡng ngăn ngừa
Vậy ta có số hư hỏng trước khi có lộ trình bảo dưỡng ngăn ngừa là:
B2=Mx(p1+p2)+B1xp1 (2.5) Mở rộng cho i thời đoạn ta có:
Bi=Mx(p1+p2+…+pi)+B1xpi-1+B2xpi-2+… +Bi-1xp1 (2.6) Từ đó:
Chi phí bảo dưỡng ngăn ngừa cho giai đoạn i=MxC PM Chi phí bảo dưỡng hư hỏng cho giai đoạn i=BixCBD
Chi phí bảo dưỡng là tổng của 2 chi phí trên So với giá trị của i để xác định chu kỳ bảo dưỡng ngăn ngừa tối ưu
2.2.5 Tính chi phí về bảo dưỡng: (Weygandt ,2008)
Tính chi phí dựa trên hoạt động của mỗi lần bảo dưỡng (ABC cost) gồm các chi phí sau:
- Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp: Tính nguyên vật liệu cho mỗi lần bảo dưỡng để đưa ra chi phí
- Chi phí về nhân công trực tiếp cho mỗi lần bảo trì - Chi phí chung
Tóm tắt chương 2
Qua chương 2 bắt đầu giới thiệu các định nghĩa về bảo dưỡng của các tác giả khác nhau Tổng quát lại bảo dưỡng là duy trì hay khôi phục khả năng của máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có các đặc tính yêu cầu, trong thời gian cần đến chúng với tổng chi phí là thấp nhất
Cách tính độ tin cậy, thời gian trung bình giữa 2 lần hỏng hóc, hiệu suất tổng thể được áp dụng để đánh giá các thiết bị trong dây chuyền sản xuất
Thông qua cách tiếp cận các chương trình bảo dưỡng, cách tiếp cận chi phí để tính ra tần suất bảo dưỡng thích hợp cho Nhà máy Phân Bón Bình Điền Long An.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN
Lịch sử phát triển công ty
Công ty Phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước, nhà sản xuất chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam về phân hỗn hợp NPK Đặc biệt ở khu vực Miền Nam, vựa lương thực chính của cả nước, Công ty đứng đầu về sản lượng sản xuất cũng như doanh số phân NPK
Công ty được hình thành từ những năm 1973, với tên gọi là Thành Tài Phân bón Công ty (Thataco) Sau giải phóng Miền Nam 1975, Thataco được chuyển cho Nhà nước và năm 1976 được đổi tên thành Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II, trực thuộc Công ty Phân bón Miền Nam Bằng sự phát triển lớn mạnh của mình, đến ngày 6/5/2003 Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Công ty Phân bón Bình Điền, trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) Trong quá trình phát triển của mình, Công ty phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu luôn luôn là đơn vị dẫn đầu của ngành sản xuất phân bón trong cả nước về năng suất, chất lượng, hiệu quả Doanh số năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2004, Bình Điền chính thức gia nhập những doanh nghiệp có doanh số trên 1000 tỷ đồng Liên tiếp trong 3 năm 2007, 2008 và 2009, Bình Điền đã đứng đầu về doanh số trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Năm 2009, với doanh số trên 3200 tỷ đồng, Bình Điền được xếp hạng 168 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Công ty cũng được bình chọn là 1 trong 129 thương hiệu mạnh Việt Nam và là doanh nghiệp tiêu biểu 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia.
Lĩnh vực hoạt động
Công ty được cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực:
- Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, vi lượng và các chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, các thiết bị và công nghệ sản xuất phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống, cây trồng và các loại nông sản
- Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phân bón Thiết kế các thiết bị, công nghệ sản xuất phân bón Thực hiện các dịch vụ có liên quan
- Liên kết, liên doanh sản xuất phân bón với các đối tác trong và ngoài nước.
Sơ đồ tổ chức và chức năng ở Công ty C.P Phân Bón Bình Điền
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần phân bón Bình Điền
3.3.2 Mô tả chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Phòng tổng hợp - Tuyển dụng bố trí, sử dụng, luân chuyển và đánh giá hiệu năng hoạt động của các nguồn lực tại công ty
C.Ty C.P Bình Điền Quảng Trị
C.Ty C.P Phân Bón Bình Điền
C.Ty C.P Bình Điền MÊ KÔNG C.Ty C.P Bình Điền Lâm Đồng
Phó GĐ Vật Tư XNK
Phó GĐ Kỹ Thuật SX
Phó GĐ K.Doanh và Marketing
Chi Nhánh Ninh Bình Nhà Máy Phân Bón BìnhĐiền L.A Phòng Vật Tư và Xuất Khẩu Cửa Hàng Quận 7 Phòng Kỹ Thuật và Sản Xuất Phòng Kinh Doanh Phòng Marketing Phòng Tổng Hợp Đội Bóng Chuyền Nữ Long An Phòng Kế Toán
- Thực hiện công tác tính lương, đãi ngộ, động viên, khen thưởng, kỷ luật cho công nhân trong nhà máy
- Nghiên cứu đề ra kế hoạch đào tạo, tiến hành đào tạo cho công nhân và thợ kỹ thuật
Phòng vật tư – xuất nhập khẩu - Lập kế hoạch vật tư theo nhu cầu kinh doanh
- Cân đối nhu cầu vật tư, dự trù vật tư cho sản xuất
- Mua và cung ứng vật tư cho sản xuất đầy đủ, kịp thời
- Phân bổ cấp phát máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư lao động cho sản xuất
- Làm các thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu hàng hoá
Nhà máy phân bón Bình Điền Long An - Lập kế hoạch, tổ chức sản xuất, đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng
- Chịu trách nhiện trong công tác quản lý điều hành con người, máy móc thiết bị vật tư và kế hoạch phục vụ SX
- Qui hoạch kho bãi nguyên liệu và kho thành phẩm
- Hoạch định kế hoạch bảo dưỡng bảo trì máy móc thiết bị
Phòng kỹ thuật – sản xuất - Quản lý giám sát việc tuân thủ qui trình công nghệ và các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất
- Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ vận hành thiết bị và triển khai hướng dẫn kỹ thuật vận hãnh thiết bị
- Nghiên cứu cải tiến thiết bị nhằm giảm chi phí trong sản xuất
- Quản lý các định mức vật tư sản xuất
- Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phòng kinh doanh - Phân tích tình hình, và thiết lập các chỉ tiêu kinh doanh
- Thiết kế hệ thống phân phối, xây dựng chính sách cho hệ thống phân phối, ký kết hợp đồng
- Xây dựng và thiết lập các chương trình khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng, tác động váo các kênh phân phối nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm
- Thực hiện các chương trình tiếp thị hỗn hợp nhằm nâng cao uy tín thương hiệu, tăng cường sự nhận biết và động cơ mua hàng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty
- Tiếp nhận mọi khiếu nại của khách hàng về sản phẩm của công ty, chuyển cho các bộ phận có liên quan giả quyết, theo dõi kết quả và mức độ hài lòng của khách hàng
Phòng tài chính – kế toán - Lập, bảo quản, cập nhật hệ thống sổ sách kế toán, nhằm quản lý theo dõi mọi tài sản và quá trình sử dụng tài sản của công ty theo đúng chế độ, mục tiêu và nhiệm vụ SXKD đã được ghi trong kế hoạch và ngân sách hoạt động
- Tổng hợp các chứng từ tài chính , kiểm tra hoạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty
- Lập báo cáo tài chính theo định kỳ do pháp luật vá Ban Giám Đốc qui định
- Thực hiện chế đô báo và quyết toán thuế theo qui định của pháp luật
- Lập kế hoạch ngân sách cho công ty
- Thanh toán với các nhà cung cấp.
Mục tiêu của Công ty
Công ty Phân bón Bình Điền tuy thuộc ngành công nghiệp, nhưng sản phẩm làm ra lại phục vụ cho nông nghiệp Vì vậy, bản chất về lợi ích của người công nhân và người nông dân là một, sự nghiệp phát triển của Công ty phải lấy cái đích là phục vụ nông dân, nông nghiệp, nông thôn làm kim chỉ nam cho các hoạt động của mình Các hoạt động của Công ty cũng không nằm ngoài mục đích này
Sản phẩm phân bón là loại vật tư kỹ thuật, do đó để sử dụng có hiệu quả, người sử dụng phải hiểu biết về nó Để tạo được lợi nhuận hữu hình là vật chất nông sản cụ thể, cần phải đem lại lợi nhuận vô hình là kiến thức khoa học cho bà con nông dân Trên tinh thần đó, Công ty đã tìm mọi cách đưa các kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp: đất, phân, sinh lý cây trồng tới bà con nông dân Sau khi nông dân nắm được phần nào kiến thức, họ sẽ có những lựa chọn hợp lý, hiệu quả hơn trong việc sử dụng các loại phân bón Công ty đã kết hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu khoa học, làm cầu nối giữa khoa học, trí thức với nông nghiệp, nông dân Và trở thành một chất keo kết dính khối liên minh Công – Nông – Thương – Trí Để tăng chu kỳ sống của sản phẩm, các sản phẩm của Công ty phải ngày càng được bổ sung về hàm lượng kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm ngày một cải thiện toàn diện, để người nông dân ngày càng có hiệu quả hơn khi sử dụng các sản phẩm này: các loại phân bón chuyên dùng, các biện pháp ức chế quá trình tan của phân bón, việc đưa các chất dinh dưỡng trung, vi lượng thích hợp vào phân bón chính là sự nâng cao về hàm lượng kỹ thuật cho các sản phẩm phân bón Và đây cũng là những tiền đề trong mục tiêu: Bón phân cân đối vì một nền nông nghiệp bền vững và sạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Với vị thế mới, Công ty Phân bón Bình Điền phấn đấu tập trung mọi nguồn lực, để trở thành nhà sản xuất phân bón NPK phát triển mạnh và ổn định, không chỉ ở Việt Nam mà còn có đối với khu vực ASEAN
Với phương châm Hợp tác – Phát triển sáng tạo - Hướng tới tương lai, Công ty Phân bón Bình Điền luôn sẵn sàng liên kết, hợp tác với các ban ngành, đoàn thể, các viện, trường, trung tâm, các nhà khoa học, các công ty, đơn vị, đại lý, bạn hàng cũng như mọi cá nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển của tất cả chúng ta.
Doanh thu của công ty qua các năm
Hình 3.2 Doanh số tiêu thụ qua các năm của công ty Phân bón Bình Điền
Nhận xét: Doanh số tăng liên tục qua các năm chứng tỏ công ty ngày càng 1 phát triển Đặc biệt là trong từ năm 2011 công ty đã tăng vượt bậc về doanh số cũng như sản lượng nhờ công ty thực hiện cổ phần hóa Và cũng chính vì thế công ty càng cần chính sách bảo dưỡng thích hợp cho việc đáp ứng các đơn hàng cũng như giữ cho các thiết bị của nhà máy hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Giới thiệu các dây chuyền sản xuất chính trong nhà máy
Hiện nay công ty phân bón Bình Điền sản xuất và cung cấp cho thị trường 2 dạng sản phẩm chính: dạng hàng 1 hạt và dạng sản phẩm trộn (3 màu)
Bảng 3.1 Danh mục một số loại phân bón thông dụng
Sản phẩm dạng trộn Sản phẩm dạng 1 hạt
3 màu Mùa khô Thông thường Chuyên dụng
1 NPK 20-20-15 ĐT 2001 NPK 16-16-8 ĐT BA1
2 NPK 22-10-20 ĐT 2002 NPK 16-8-16 ĐT BA2
3 NPK 20-20-0 ĐT 2005 NPK 16-16-13 ĐT BA3
Phân NPK dạng trộn chủ yếu tập trung cho các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, như theo xu thế hiện nay, người tiêu dùng chuyển sang các dạng phân hàng một hạt để đảm bảo tính đồng nhất khi bón
Phân mùa khô chủ yếu phục vụ vào các thời điểm hạn hán, ít mưa, đặc trưng của các loại phân này là rất đễ tan và thấm sâu trong đất Công ty chỉ sản xuất một lượng nhỏ và chỉ mang tính tạm thời
Phân NPK một hạt thông thường có thể sử dụng cho tất cả các loại cây và trong mọi thời điểm Tỷ lệ hàm lượng dinh dưỡng đã được nghiên cứu sao cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây, các loại phân này hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất cùng cung cấp, khả năng chụi sự cạnh tranh của các loại sản phẩm này rất lớn
Với sản lượng 400 ngàn tấn/năm, trong đó sản lượng phân 1 hạt chiếm 200 ngàn tấn /năm và sản lượng hàng trộn 200 ngàn tấn/ năm thì nhà máy phân bón Bình Điền Long An có 4 hệ tạo hạt và 3 hệ trộn Trong đó 1 hệ tạo hạt có năng suất 60 ngàn tấn/năm và 1 hệ trộn có năng suất 70 ngàn tấn/năm
3.6.1 Sơ đồ mặt bằng của nhà máy hiện tại:
H ệ c ỏ n e ựp K al i H e ọ t ro ọn 2 H e ọ t ro ọn 3
Hệ tạo hạt 4 Hệ tạo hạt 2 Hệ tạo hạt 1
K h o n gu ye õn l ie ọu H eọ t ro ọn 1
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất của nhà máy phân bón Bình Điền Long An
Nhận xét: với cách bố trí mặt bằng của nhà máy thuận tiện trong việc nhập nguyên liệu 1 đầu và lấy thành phẩm Nhược điểm ở sơ đồ trên là nhà xưởng có bề rộng nhỏ so với chiều dài nên gây khó khăn trong việc bố trí mặt bằng sản xuất
3.6.2.1 Sơ đồ dây chuyền hệ tạo hạt:
Hình 3.4: dây chuyền tạo hạt thùng quay
Các nguyên liệu (DAP, KCl, SA, Ure, Cao Định lượng băng tải Máy nghiền
Máy trộn Máy tạo hạt thùng quay
Sấy chính Sàng hạt to
Sàng hạt nhỏ Máy làm nguội Máy đánh bóng Phễu cân
Cân đóng bao thành phẩm
Các nguyên liệu (DAP, KCl, SA, Ure, Cao lanh,…) Một sản phẩm được chọn sản xuất trên 1 dây chuyền thì công thức phối liệu được phòng kỹ thuật đưa ra một tỷ lệ các nguyên liệu với nhau theo khối lượng Sau khi có công thức phối liệu thì liệu được nạp vào bồn trung gian qua phễu nạp liệu bằng băng tải
Các nguyên liệu trên bunke sẽ được đưa vào phối liệu thông qua băng tải định lượng Băng tải định lượng được cấu tạo gồm 1 băng tải thường và trên đó gắn 1 cảm biến khối lượng Khối lượng trên 1 băng tải được cảm biến ghi nhận, sau đó chuyển tín hiệu về trung tâm xử lý, tại đây các bộ xử lý sẽ tính toán sao cho các khối lượng trên các băng tải tương đối với nhau và điều chỉnh thông qua tốc độ băng tải
Một số nguyên liệu được cân thì sẽ qua máy nghiền nguyên liệu Đây là loại máy nghiền mịn, loại nghiền ty, các nguyên liệu sẽ trở thành bột và hòa trộn vào nhau
Một số nguyên liệu còn lại không được qua nghiền sẽ trộn với các nguyên liệu sau khi nghiề Đây là máy trộn liên tục
Máy tạo hạt thùng quay Nghiên liệu được cấp liên tục vào thùng quay, dưới tái dụng của hơi nước, dung dịch keo và trọng lực, các hạt mầm từ dòng hồi lưu sẽ lớn dần Khi kích thước hạt đủ lớn, sau khi đi ra khỏi thùng quay Dung dịch keo được phun dưới dạng sương bằng áp lực cao Trong công đoạn tạo hạt, nếu thời gian lưu càng lớn, nguyên liệu xít chặt hơn, hạt cứng hơn, chú ý dòng liệu vào và dòng nước phải liên tục và đều đặn để đảm bảo độ đồng đều của hạt sau khi ra khỏi thùng quay
Sấy chính BTP sau khi ra khỏi thùng quay, bằng hệ thống băng tải, dòng liệu đi vào thiết bị sấy nóng Hạt phân luôn được múc lên cao và rãi đều xuống dưới, dưới tác dụng của dòng khí nóng đi cùng chiều sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt, tại đây một lượng lớn hơi nước sẽ được bốc ra ngoài, hạt phân gần như đã đảm bảo độ ẩn sau khi ra khỏi thiết bị này Thời gian lưu trong thiết bị này khoảng 30 35 phút
Sàng phân loại Hạt phân sau khi ra khỏi thiết bị sấy nóng, qua hệ thống băng tải, dòng liệu được dẫn qua hệ thống sàng phân loại, công ta sử dụng thiết bị sàng phân loại 2 cấp, mỗi cấp sử dụng 2 lưới sàng (loại 4,2mm và 2,8mm) Với hệ thống lưới sàng được thiết kế như trên, các hạt có kích thước >4mm sẽ được dẫn qua máy nghiền búa, dòng liệu sau nghiền kết hợp với dòng liệu