1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng

107 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 20,27 MB

Nội dung

Trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin nói riêng, yêu cầu quan trọng nhất của người học đó chính là thực hành. Có thực hành thì người học mới có thể tự mình lĩnh hội và hiểu biết sâu sắc với lý thuyết. Với ngành mạng máy tính, nhu cầu thực hành được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện còn thiếu thốn về trang bị như hiện nay, người học đặc biệt là sinh viên ít có điều kiện thực hành. Đặc biệt là với các thiết bị đắt tiền như Router, Switch chuyên dụng

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN THỊ MINH NGUYỆT

HAN CHE RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN

THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

2015 | PDF | 107 Pages buihuuhanh@gmail.com

Đà Nẵng — Nam 2015

Trang 2

NGUYÊN THỊ MINH NGUYỆT

HẠN CHÉ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN

THANH PHO DA NANG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS VÕ DUY KHƯƠNG

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguôn gốc

rõ rằng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Trang 4

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của để tải esse

CHUONG 1 NHONG VAN DE CO BAN VE RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN DIA

1.1 NHỮNG VAN DE CO BAN VE DAU TU VA CHO VAY DAU TU’

1.1.2 Cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương 10 1⁄2 NHỮNG VAN DE CO BAN VE RUI RO TIN DUNG TRONG CHO,

VAY ĐẦU TƯ TẠI QUY DAU TƯ PHÁT TRIÊN ĐỊA PHƯƠNG 14

1.2.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư 14 1.2.2 Tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư

1.3 NOI DUNG HAN CHE RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY ĐẦU

1.3.1 Những biện pháp hạn chế rủi ro tin dung trong cho vay dau tu 19

1.3.2 Tiêu chi đánh giá kết quả hạn chế rủi ro trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương - - -24

Trang 5

1.4.1 Nhân tố bên trong 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỌNG

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 34

2.1 TONG QUAN VE QUY DAU TU PHAT TRIEN THANH PHO DA

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TIN DUNG VA HOAT DONG HAN CHE RUI

RO TÍN DUNG TRONG CHO VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT

2.2.1 Tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014 soon 5S 2.2.2 Những biện pháp đã thực hiện để hạn chế rủi ro tin dụng trong cho

vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phó Đà Nẵng _—-

2.2.3 Đánh giá kết quả đạt được của hoạt động hạn chế rủi ro tin dung

Trang 6

3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHÉ RỦI RO TÍN DUNG TRONG CHO VAY DAU

TƯ TẠI QUỸ DAU TU PHÁT TRIÊN THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 80 3.2.1 Xây dựng chính sách cho vay phù hợp, 80 3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 80 3.2.3 Thực hiện cho vay đúng theo quy trình cho vay của Quỹ 82 3.2.4 Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng 2+-2 22211111 re sec 83 3.2.5 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay 8Š 3.2.6 Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức có chuyên môn và đạo đức

Trang 7

KẾT LUẬN CHU

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LỊ

VAN (ban sao)

Trang 8

ĐTPT Dau tu phat triên

ĐTPTĐP_ [Đâu tư phát triển địa phương

HĐND Hội đông nhân dân

HDQL Hội đồng quản lý

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NSNN Ngân sách nhà nước

RRTD Rui ro tin dung

TCTD Tô chức tin dung

TSBD Tài sản bao dam

UBND Ủy ban nhân dân

WB 'World Bank/ Ngân hàng Thê giới

Trang 9

2.1 | Dưnợ cho vay tại Quy giai đoạn 2010 đến 2014 42

22 _ | Tình hình cho vay tại Quỹ giai đoạn 2010 đến 2014 46 2.3 | Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ giai |_ 53

Trang 10

2.1 | Tình hình huy động vốn tại Quỹ giai đoạn 2010-2014 | 39 2.2 [Dư nợ cho vay theo lĩnh vực hoạt động của Quỹ giai| 44

Trang 12

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động cho vay đầu tư là một trong những hoạt động chính của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay thì hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại nói chung, của Quỹ đầu

tư phát triển thành phố Đà Nẵng nói riêng đều gặp phải những nguy cơ tiêm

ẩn như sự không trung thực của khách hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích,

khách hàng phá sản hay suy thoái kinh tế dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ, những nguy cơ này đều có thê biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi Đó là chưa kẻ đến những kẻ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Quỹ trong quá

trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của một số khách

hàng hay cán bộ tín dụng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước

'Do đó, việc xem xét các rủi ro tín dụng và đưa ra những giải pháp hạn chế rủi

ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ là điều cần thiết hiện nay

Vì vậy tôi chọn đề tài “Hạn chế ri ro tin dung trong cho vay đầu tư tại Quỹ' đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phân hỗ trợ công tác hạn chế rủi ro tín dung trong hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng

2 Mục tiêu nghiên cứu

~_Từ những đặc điểm khác biệt của hoạt động cho vay đầu tu tai Quy

đầu tư phát triển địa phương, đồng thời vận dụng những lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại để đưa ra những lý luận về rủi ro tin dung trong cho vay đầu tư tại Quy đầu tư phát triển địa phương và nội dung các biện pháp hạn chế rủi ro tín

dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Trang 13

phố Đà Nẵng đề rút ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

~_Trên cơ sở định hướng phát triển của Quỹ nói chung và định hướng

hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ nói riêng tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~_ Đối tượng nghiên cứu là các rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư và

các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng

~ Phạm vi nghiên cứu tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích thống kê dé phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi

ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phó Đà Nẵng

Luận văn sử dụng chủ yếu nguồn số liệu thứ cấp được công bố bởi các

cơ quan quản lý nhà nước và Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong cho vay đầu

tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động hạn chế rủi ro tín

dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng.

Trang 14

6 Tổng quan tài ligu ng!

Ở Việt Nam thì Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một mô hình khá mới mẻ, số lượng các nghiên cứu về Quỹ chưa nhiều, nhất là vấn đẻ liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận văn này Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát các tài liệu gần với đề tài nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số

nghiên cứu sau:

~ Lê Thị Thanh Hà (2012), “Giải pháp hạn chế rải ro tín dụng trong cho vay xây lắp tại Chỉ nhánh Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Da Nii Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Trên cơ sở các lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại

ig”,

ngân hang, dé tài đã đánh giá được thực trạng công tác hạn chế rủi ro trong cho vay xây lip tai Chỉ nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay xây lấp tại Chỉ nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đà Nẵng

'Vì hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng chủ yếu là cho vay đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tằng, khá gần với hoạt động cho vay xây lắp của đề tài nên tác giả đã tham khảo một số giải

pháp đề vận dụng đối với Quỹ

~ Nguyễn Thị Tường Vy (2012), “Hạn chế rải ro tin dung trong cho

vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần Đông Nam Á Chỉ nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Luận văn đã làm rõ được khái niệm rủi ro tín dụng, các biện pháp hạn

chế rủi ro tín dụng trong cho vay và các chỉ tiêu đánh giá công tác hạn chế rủi

ro tin dung tai Ngân hàng Thương mại cỗ phần Đông Nam Á Chỉ nhánh Da

Trang 15

nhưng hình thức cho vay vốn của ngân hàng hoàn toàn khác với hoạt động

cho vay đầu tư của Quỹ Do đó, tác giả chỉ kế thừa những lý luận về rủi ro tín

dụng và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân

hàng, từ đó liên hệ và phát triển thành cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương

- Đỗ Trọng Thảo (2013), “Phát triển cho vay đầu tư tại Quỹ đầu ar phát triển Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh

tế Đà Nẵng

Luận văn này đã thành công trong việc nghiên cứu các vấn đề lý luận

về đầu tư và cho vay đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, từ đó đánh giá những thành công và hạn chế của công tác cho vay tại Quỹ đầu tư phát triển Khánh Hòa và đề xuất một số giải pháp để phát triển cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển Khánh Hòa

Tuy để tài này không liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả, nhưng tác giả đã tham khảo nội dung cơ sở lý luận liên quan đến cho vay đầu

tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Ngoài ra tác giả còn tham khảo một số luận văn khác về giải pháp hạn

chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại cụ

thể, trong đó phân tích rõ rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để tìm hiểu thêm về các giải pháp

hạn chế rủi ro tín dụng để có thể áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa

phương

Nhin chung, van dé rui ro tín dụng trong cho vay và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đã có nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng chủ yếu là tại các ngân hàng thương mại Đối với rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư và

Trang 16

triển địa phương còn khá mới ở Việt Nam Vì vậy công tác hạn chế rủi ro tin

dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng là một

hướng nghiên cứu mới cả về lý luận và thực tiễn, có khả năng ứng dụng cao

cho hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hạn chế rúi ro tín dụng trong cho vay

đầu tr tại Quy dau tu phát triển thành phố Đà Nẵng”

Trang 17

TRONG CHO VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN DIA PHUONG

1.1, NHUNG VAN DE CO BAN VE DAU TU VA CHO VAY DAU TU’ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN ĐỊA PHƯƠNG

1.1.1 Quỹ đầu tư phát triển địa phương

a Khái niệm

Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại đề tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra đề đạt được các kết quả đó Các nguồn lực sử dụng có thể là

tiền, tai nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ Những kết quả đạt được

là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nên sản xuất xã hội

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, việc sử dụng vốn trong hiện tại đầu tư vào các hoạt động nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới vì mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư Đầu tư này không chỉ làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà

còn mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế

Quỹ đầu tư phát triển là tiền đề cho việc chuyển hoá một phần hoạt động đầu tư của Nhà nước sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trương lhà nước và tư nhân cùng làm” Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự

án, chương trình quan trọng, những dự án không có khả năng thu hồi vốn,

hoặc những dự án phục vụ lợi ích công đồng Đối với các dự án, chương trình

Trang 18

trong đó có Quỹ đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPTĐP);

Chính quyền địa phương thành lập Quỹ ĐTPTĐP nhằm tạo công cụ để tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ của mình để hình thành các nguồn vốn lớn hơn, đồng thời thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư từ dân cư, tổ chức để thực

hiện đầu tư cho các mục tiêu theo định hướng phát triển của chính quyền địa

phương trong từng thời kỳ, mà mục tiêu cụ thể là đầu tư phát triển hệ thống

kết cấu hạ ting kinh tế kỹ thuật theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố phê duyệt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP bỗ trợ cho các kênh đầu tư khác hiện có

và tạo nên một mạng lưới đầu tư hoàn chỉnh trên địa bàn tỉnh, hình thành thêm một định chế tài chính trung gian mới góp phần thúc đẩy sự phát triển

của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương

Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của Quỳ ĐTPTĐP bao gồm vốn điều

lệ, tiền đóng góp tự nguyện các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Vốn điều lệ ban đầu được bố trí từ ngân sách thành phố và được bồ sung từ nguồn quỹ đầu tư phát triển được trích từ chênh lệch

thu chỉ hằng năm của Quỹ ĐTPTĐP theo quy định Việc thay đổi vốn điều lệ hằng năm do HĐND hoặc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thành phố quyết định tùy theo nguồn gốc của nguồn vốn cấp bô sung, nhưng không thấp hơn mức tối thiểu quy định là 100 tỷ đồng

Nhu vay, Quỹ đầu tư phát triển là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa

phương, do địa phương thành lập nhằm thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển Quỹ đầu tư phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán và con dấu riêng [3, tr 2] Quỹ ĐTPTĐP hoạt động theo mô.

Trang 19

b Vai trò của Quỹ đầu tư phát triễn địa phương

Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều dành một phần ngân sách nhà nước (NSNN) để đầu tư phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng và phát triển của đất nước Khi quốc gia ngày càng phát triển thì nhu cầu đầu tư ngày càng tăng cao, ngân sách nhà nước không thể

đáp ứng hết được nhu cầu vốn đầu tu, cần phải huy động thêm từ các nguồn

lực trong xã hội

Bên cạnh đó việc đầu tư phát triển từ NSNN được thực hiện theo kế hoạch hằng năm, vốn được cấp phát theo năm sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư dan trai, kéo dài thời gian thực hiện, không thu hồi được vốn, không tạo áp luc và động cơ dé đơn vị thi công giảm thiểu chỉ phí để thực hiện dự án với chất lượng tốt nhất, dé dan đến lăng phi và đầu tư kém hiệu quả

Do đó, theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để động viên mọi nguồn lực của

xã hội cho đầu tư phát triển, Chính phủ cũng đã có chủ trương khuyến khích

đa dạng hóa các nguồn vốn cho đầu tư thông qua việc phát triển các loại hàng hóa là các công cụ nợ và công cụ vốn trên thị trường vốn nhằm xây dựng một

thị trường tài chính hiện đại Chủ trương này cũng đã tính đến yếu tố nền kinh

tế nước ta đang từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, khi đó

các biện pháp tải trợ tài chính trực tiếp mang tính hành chính sẽ bị loại bỏ

dần, thay vào đó là các phương thức huy động vốn minh bạch, công khai

thông qua các công cụ của thị trường

Do đó, Nhà nước đã cho phép các địa phương nhiều quyền tự chủ và nhiều sự lựa chọn trong việc huy động và phân phối các nguồn lực tài chính, tạo hành lang cho việc đây mạnh hoạt động xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư

Trang 20

triển tăng nhanh cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, ngân sách địa phương sẽ không đủ sức đảm bảo tất cả các mục tiêu của chính quyền tỉnh, thành phó Khi đó vai trò của Quỹ ĐTPTPP là rất quan trọng trong tổng thể các kênh

huy động vốn của chính quyền địa phương để phục vụ mục đích đầu tư cho địa phương

© Đặc trưng cơ bản của Quÿ đầu tư phát triển địa phương

Mô hình Quỹ đầu tư phát triển có những đặc thù kinh doanh riêng, khác

cơ bản so với các định chế tài chính như Ngân hàng thương mại, các Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính

Trước hết, nó là định chế tài chính của địa phương mà nhiệm vụ chủ yếu là công cụ tài chính để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố Do đó, Quỹ chịu sự chỉ phối, chỉ đạo từ chính quyền địa phương về mặt định hướng và chiến lược phát triển tổng thé, kế hoạch hoạt đông ngắn hạn và dài hạn, đồng thời chịu sự chỉ đạo từ Trung ương về nghiệp vụ hoạt đông Tuy nhiên hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP vẫn phải đáp ứng phù hợp với nhu cầu thực tế của nền kinh tế Quỹ DTPTDP 1a mot định chế tài chính công nhưng hoạt động độc lập không thay

thế cho ngân sách địa phương thực hiện cấp phát vốn cho các dự án đầu tư,

mà tập trung các nguồn vốn từ các khu vực khác để đầu tư vào các dự án cơ:

sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương,

và có thu hồi vốn Các Quỹ ĐTPT trở thành đầu tàu định hướng đầu tư và thu hút các nhà đầu tư khác (kể cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng) cùng tham

gia, như vậy hoạt động đầu tư sẽ được mở rộng và có hiệu quả hơn

Hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP không đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận

như các NHTM, các doanh nghiệp mà còn ý nghĩa cao hơn là định hướng,

Trang 21

tạo động lực thúc đây quá trình phát triển cở sở hạ tầng của địa phương,

phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa địa phương

Một điểm khác biệt khác là trong các chức năng hoạt động của Quỹ

đầu tư phát triển là không có chức năng làm dịch vụ thanh toán, một thế

mạnh tuyệt đối của các ngân hàng thương mại (NHTM)

Vé nguồn vốn thì ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển địa phương còn có thể vay từ ngân hàng, các tô chức tài chính trong và ngoài nước, kêu gọi các tổ chức và cá nhân cùng hợp vốn đề đầu

tư, phát hành trái phiếu để huy động vốn, Tuy nhiên do đặc điểm đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tẳng có thời gian đầu tu dài nên Quỹ đầu tư phát triển địa phương không được huy động vốn ngắn hạn mà chỉ thực hiện huy đông vốn trung và dài hạn để đảm bảo bảo nguồn vốn hoạt động, tránh rủi

ro cho hoạt động đầu tư

Từ các đặc thù này, các Quỹ đầu tư phát triển đã từng bước khẳng định được vị thế tồn tại và vai trò tất yếu khách quan của mình, tân dụng và phát huy tối đa những thuận lợi về sự khác biệt từ các yếu tố phạm vi và quy mô hoạt động để đẩy mạnh và phát triển sâu rộng hoạt đông kinh doanh

1.1.2 Cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương

& Khái niệm

Cho vay đầu tư là một hình thức tín dụng đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho những dự án dầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số

ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn

cần khuyến khích đầu tư, theo chiến lược phát triển kinh tế hằng năm

Đối tượng được cho vay đầu tư là dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng do Nhà nước quy định, có phương án thu hồi vốn trực tiếp Cho

vay đầu tư khác với các loại hình cho vay khác ở chính sách ưu đãi dành cho

các đối tượng được hưởng như chính sách lãi suất, thời gian vay vốn, thời

Trang 22

gian ân hạn và các điều kiện vẻ tài sản bảo đảm Những điều kiện ưu đãi này nhằm giúp cho các đối tượng được hưởng có được những điều kiện thuận lợi

để đầu tư dự án mới, phát triển sản xuất kinh doanh theo chủ trương, chính

suất, thời gian vay vốn trung và dài hạn, thời gian ân hạn dài

Như vậy, cho vay đầu tư tai Quy DTPTDP la cho vay đối với các các

dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương đã được UBND cấp tỉnh ban hành hằng năm hoặc từng thời kỳ đã được HĐND cấp tỉnh thông qua, bao gồm

~ Kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi trường: Đầu tư kết cấu

hạ tầng; Đầu tư phát triển điện, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió;

Đầu tư hệ thống cắp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, khí thải,

đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải, đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; Đầu tư, phát triển hệ thống phương tiện vận tải

công công,

~ Công nghiệp, công nghiệp phụ trợ: Đầu tư các dự án xây dựng kết cầu

hạ tầng của Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,

khu công nghệ cao; Đầu tư các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao; Di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, cụm làng nghề

~ Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn: Di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, cụm làng nghề; Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự

án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư

Trang 23

nghiệp; Đầu tư xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ, dự án bảo vệ sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

~ Xã hội hóa hạ tầng xã hội: Đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội

(nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, ký túc xá sinh viên ); Đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, chỉnh trang đô thị, hạ tằng khu dân

cư, khu đô thị, khu tái định cư, văn hóa, thể dục thể thao, công viên; Đầu tư xây dựng, cải tạo khu du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử tại địa phương; Di chuyển, sắp xếp, hiện đại hóa các khu nghĩa trang

~ Lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác tại địa phương

b Phân loại cho vay đầu ti

~ Căn cứ thời gian cho vay

+ Cho vay trung hạn: khoản vay trung hạn là khoản cho vay có thời hạn

cho vay từ 1 năm đến 3 năm

+ Cho vay đài hạn: khoản vay dài hạn là khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 3 năm [1, tr 9]

Cách phân chia thời gian cho vay của Quỹ khác với quy định của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay các ngân hàng thương mại đều áp dụng theo quy

định của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay trung hạn là trên I năm đến

5 năm, khoản vay dai han là trên 5 năm

~ Căn cứ nguồn vốn cho vay đầu tư

+ Cho vay đầu tư từ nguồn vốn điều lệ: đây là những khoản cho vay từ

nguồn vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách cấp và bồ sung hằng năm từ nguồn

quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn khác.

Trang 24

+ Cho vay đầu tư từ nguồn vốn huy động: Đây là khoản cho vay từ nguồn vốn huy động của Quỹ, nguồn vốn huy động trung dài hạn của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước

+ Cho vay đầu tư từ nguồn vốn nhận ủy thác: Đây là khoản vay từ nguồn vốn Quỹ nhận ủy thác của các tô chức khác (Ngân hàng thương mại, tổ

chức chính trị xã hội, ngân sách địa phương ) để thực hiện cho vay đầu tư

theo hợp đồng ủy thác được ký kết với bên ủy thác, Quỹ được nhận phí nhận

ủy thác quy định trong hợp đồng

- Căn cứ theo lĩnh vực đầu tư: giao thông, năng lượng, môi trường, giáo

~ Khách hàng vay vốn tại Quỹ là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phẩn kinh tế, không cho vay đối với cá nhân như các ngân hàng thương mại

~ Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong địa bàn của địa phương Quỹ đầu tư phát triển được thành lập, không được cho vay đối với các dự án nằm ngoài địa bàn của địa phương

~ Mục đích cho vay: chi tải trợ chi phí xây dựng (nguyên vật liệu, máy

móc, nhân công), mua sắm máy móc thiết bị, không tải trợ chỉ phí mua đất, chỉ phí ban đầu triển khai thi công công trình (như chỉ phí láng trại, chuyển máy móc thiết bi, tu van .), dự phòng phí và vốn lưu động của dự án.

Trang 25

~ Thời hạn cho vay: do tính chất của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thường kéo đài, thời gian thực hiện dự án cũng như khai thác, thu hồi vốn trong thời gian dài, không giống như thực hiện cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn nên thời hạn cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPTĐP là trung và dài hạn, không cho vay ngắn hạn

- Đồng tiền cho vay: bằng tiền Việt Nam, không cho vay bằng tiền

ngoại tệ

- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay của Quỹ ĐTPTĐP được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất huy động bình quân của các nguồn vốn huy động, đảm bảo bù đắp phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quy ĐTPTĐP và bảo toàn, phát triển nguồn vốn chủ

sở hữu Lãi suất cho vay tối thiểu được UBND thành phố phê duyệt ban hành hằng năm, Quỹ ĐTPTĐP không được cho vay thấp hơn mức lãi suất tối thiểu này Trường hợp UBND thành phố quyết định cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất tối thiểu của Quỹ ĐTPTĐP thì ngân sách thành phố phải cấp bổ sung phan chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tối thiểu của Quỹ Đối với dự

án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế có quy định về lãi suất cho vay khác với quy định của Quỹ thì thực hiện theo các quy định tại thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ

1.2 NHUNG VAN DE CO BAN VE RUI RO TIN DUNG TRONG CHO, VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN DIA PHUONG

ro tín dụng trong hoạt động cho vay dau tw

a Khái niệm

Rủi ro tín dụng (RRTD) trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả

năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài

do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần

hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết [12],

Trang 26

'Theo Nghị định 37/2013/NĐ-CP thì Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực

hiện chức năng quản lý nhà nước vẻ tiền tệ, hoạt động ngân hàng có liên quan

đến hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP Do đó, Quỹ ĐTPTĐP thực hiện

cho vay theo quy định tại quy chế cho vay của NHNN ngoài những quy định

áp dụng riêng đối với Quỹ ĐTPTĐP, các RRTD mà Quỹ ĐTPTĐP đương đầu

cũng tương tự như các RRTD mà các NHTM hiện đang gặp phải Tuy nhiên,

do đặc thù của Quỹ ĐTPTĐP dẫn đến khả năng xảy ra RRTD của Quỹ nhiều

hơn so với của NHTM, vì:

~ Quỹ ĐTPTĐP không có nhiều lựa chọn đối tượng cho vay đầu tư như các NHTM, chỉ cho vay các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được HĐND cấp tỉnh, thành phố thông qua, do đó mức độ tập trung vốn của Quỹ tất cao và chứa đựng nhiều rủi ro Do Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên phẩn lớn đối tượng cho vay đầu tư là nhằm vào những dự án có điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, có tỷ lệ sinh lời thấp, mục tiêu xã hội cao, thời gian thu hồi vốn dài, không hấp dẫn các NHTM

~ Quy ĐTPTĐP không có dịch vụ thanh toán, khi giải ngân, thu hồi nợ đều thông qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng nơi Quỹ ĐTPTĐP mở tài khoản giao địch, không kiểm soát được dòng tiền vào, dong tiền ra của dự án

nên Quỹ hoàn toàn thiếu sự chủ động trong quá trình giám sát dòng tiền của

dự án, việc trả nợ phụ thuộc chủ yếu vào ý chí trả nợ của doanh nghiệp, chưa

có công cụ hữu hiệu để thu hồi nợ cho vay đầu tư

~ Tài sản bảo đảm (TSBĐ) bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay,

nhưng khả năng chuyên thành tiền của các tải sản này 1a rat thấp hoặc không thể chuyển thành tiền, vì các tài sản này chủ yếu là cơ sở hạ tằng, mang tính đặc thù cao như hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, hạ tằng khu công nghiệp, trường học, bệnh viện.

Trang 27

rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi thực hiện lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để

ra quyết định cho vay

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, hình thức bảo đảmvà mức cho vay trên giá trị của tài sản bảo đảm

+ Rui ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay

và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và

kỹ thuật xủ lý các khoản vay có vấn đề

~ Rủi ro đanh mục: là một hình thức của RRTD mà nguyên ngân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt trong mỗi chủ thẻ đề đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát

từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vồn + Rui ro tap trung: là trường hợp Quỹ ĐTPTĐP tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa

bàn nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Trang 28

Néu can cir vao kha nang tra ng ciia khach hang, RRTD được phân chia

thành các loại:

~ Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập

mối quan hệ tín dụng, Quỹ ĐTPTĐP và khách hàng phải quy ước về khoản

thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên đến thời hạn mà Quỹ ĐTPTĐP vẫn chưa

thu hồi được vốn vay, những tồn thất xảy ra trong trường hợp này gọi là rủi ro

không hoàn trả nợ đúng hạn

- Rui ro không có khả năng trả nợ: Là rủi ro trong trường hợp khách hàng đi vay đã mất khả năng chỉ trả Do đó Quỹ ĐTPTĐP phải thanh lý tai sản bảo đảm của khách hàng để thu nợ

e Đặc điỗ

Hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPTĐP chủ yếu tập trung vào lĩnh

rải ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tr

vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng nên tỷ trọng khách hàng của Quỹ ĐTPTĐP trong nhóm đầu tư xây dựng cơ bản chiếm đa số Trong khi đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thường sử dụng vốn chiếm dụng và vốn vay của ngân hàng thương mại, vì vậy cân đối tài chính thường không cân bằng, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, việc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến rủi ro tín dụng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đầu tư cùng một lúc nhiều dự án Do đó, khi có thay đổi về chính sách rất dễ dẫn đến 'RRTD trong cả nhóm khách hàng này, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

cho vay đầu tư của Quy DTPTDP

Bên cạnh đó, RRTD cũng có tính chất đa dạng phức tạp, do hoạt động

của các chủ đầu tư vay vốn tại Quỹ rất đa dạng, có thể thuộc nhiều lĩnh vực như y tế, môi trường, giáo dục, giao thông, cấp thoát nước , quan hệ tín dụng cũng phức tạp, hoạt động của mỗi khách hàng đều có đặc điểm riêng nên dẫn đến mỗi doanh nghiệp lại đối mặt với các vấn đề khác nhau, do đó khi xử lý RRTD trong hoạt động cho vay đầu tư cần nhiều biện pháp cũng.

Trang 29

như phải xây dựng các biện pháp phòng ngừa hạn chế phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thê

RRTD trong hoạt động cho vay đầu tư không chỉ phụ thuộc vào doanh

nghiệp vay vốn mà còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của Chính phủ cũng như địa phương nơi có dự án đầu tư, nếu chính sách thông thoáng, hỗ trợ công

tác đầu tư thì hoạt động đầu tư nhanh chóng, đem lại hiệu quả cho dự án,

giảm thiểu rủi ro tín dụng xây ra, ngược lại sẽ kéo dài thời gian đầu tư, tăng chỉ phí đầu tư, hiệu quả đầu tư giảm sút, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng

1.2.2 Tác động của rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ

đầu tư phát triển địa phương,

a Đất với Quỹ ĐTPTĐP

Đối với những tổn thất do RRTD gây ra trong khả năng xử lý của Quỹ

làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Khi đó, không thu được nợ (nợ gốc

và lãi vay) làm giảm doanh thu của Quỹ ĐTPTĐP, nhất là sau khi Thông tư 28/2014/TT-BTC ngày 25/02/2014 được ban hành thì lãi vay phát sinh từ các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên chỉ được hạch toán doanh thu khi thu được thực

tế Bên cạnh đó, khi RRTD xảy ra, dẫn đến tăng nhóm nợ làm tăng chỉ phí trích lập dự phòng cho vay, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

Còn những tôn thất lớn vượt ngoài tầm kiểm soát của Quỹ dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn và duy trì hoạt động của Quỹ

Ngoài ra, việc để xảy ra RRTD cũng ảnh hưởng đến uy tí

ủa Quỹ, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các tô chức do hạn chế vẻ điều kiện tỷ lệ nợ xấu

b Đắi với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

Quỹ ĐTPTPP là công cụ tài chính của chính quyển địa phương, Quỳ

ĐTPTĐP có liên hệ mật thiết với mọi ngành, mọi nghề tại địa phương, là

Trang 30

nguồn vốn mỗi để kêu gọi các tô chức, cá nhân cùng cùng đầu tư trong các dự

án xã hội hóa, RRTD ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư cơ sở hạ tẳng kinh tế -

xã hội của chính quyền địa phương

e Đối với khách hang

Nếu tác động từ phía Quỹ ĐTPTĐP thì khách hàng sẽ bị mắt kênh cung cấp vốn, nếu rủi ro từ chính khách hàng thì ảnh hưởng đến mối quan hệ của

a Nội dung phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD

>Thim định trước khi cho vay

Đây là bước đầu tiên cũng là bude rat quan trọng trong việc kiểm soát phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD Để phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD,

Quy phải kiểm tra dự án vay vốn có khả thi, nguồn thu của dự án có đảm bảo

khả năng hoàn trả nợ trong tương lai hay không, chủ đầu tư có tỉnh hình tài chính đảm bảo theo điều kiện vay vốn của Quỹ hay không Những yêu cầu này đòi hỏi Quỹ phải sàn lọc những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp trước khi cho vay thông qua hoạt động thẩm định, đây là hoạt động nhằm tìm

hiểu doanh nghiệp vay vốn có phải là doanh nghiệp mạo hiểm hay không, tính khả thi của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn Quỹ tập

hợp những thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp vay vốn, thẩm định để tìm

ra những khách hàng tốt, có triển vọng và ít rủi ro Khi thắm định, nhân viên

thấm định phải xem xét chỉ tiết 6 khía cạnh - 6C của doanh nghiệp, gồm: Tư

Trang 31

cach (Character), ning luc (capacity), dong tign (Cashflow), tài sản thế chấp

(Colllateral), các điều kiện (Condions), kiểm soát (Control) Tat cả các tiêu chí này được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem la kha thi

* Giám sát và cưỡng chế thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay trong quá trình cho vay Sau khi khoản vay được thực hiện, doanh nghiệp thường có ý muốn tiến hành những hoạt động rủi ro với kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn

từ dự án Điều này hoàn toàn trái với mục đích ban đầu của khách hàng và có thể đe dọa đến khả năng thu hồi vốn vay của khách hàng Vì vậy hợp đồng tín dụng phải được thiết kế bằng cách quy định những điều khoản hạn chế khả năng thay đổi mục đích vốn vay của doanh nghiệp, thông qua hoạt động giám sát định kỳ và bắt thường các hoạt động đầu tư dự án, hoạt động của doanh nghiệp để xem xét liệu họ có tuân theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng để cường chế thi hành nếu họ không tuân theo, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong cho vay và bảo vệ quyền lợi của Quỹ ĐTPTĐP

> Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, bảo hiểm

Bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp quan trong dé han ché RRTD trong cho vay đầu tư, làm giảm bớt tổn thất mà Quỹ phải gánh chịu nếu rủi ro xảy ra Việc bắt buột phải có tài sản bảo đảm đối với khoản vay trước hết nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp vay vốn trong

việc trả nợ, sau đó đảm bảo cho Quỹ ĐTPTĐP có nguồn trả nợ thứ hai khi

khách hàng không trả hoặc không có khả năng trả nợ

Bảo hiểm cũng là một trong những biện pháp hạn chế RRTD hữu hiệu

trong trường hợp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn do nguyên nhân khách quan gây

thiệt hại tài sản mà chủ đầu tư không trả được nợ

> Hạn chế giới hạn cho vay đối với một khách hàng vay vốn

Quy định giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng bao gồm cả

Trang 32

dư nợ đã xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng Thông thường Quỹ ĐTPTĐP sẽ căn cứ nhu cầu của khách hàng, mức độ rủi ro của dự án đầu tư,

tính khả thi của dự án, triển vọng phát triển của ngành, mức cho vay tối đa theo giá trị của TSBĐ, nguồn vốn, giới hạn cho vay, định hướng cho vay của Quỹ ĐTPTĐP để xác định hạn mức cho vay đối với mỗi doanh nghiệp Biện pháp này hạn chế rủi ro của việc tập trung tín dụng vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng, đồng thời tránh những tác động lan truyền rủi ro của một số đối tượng trong nhóm khách hàng có liên quan

3 Đa dạng hóa danh mục cho vay

Đa dạng hóa được thực hiện dựa trên nguyên lý phân tán rủi ro, theo đó

cho Quỹ ĐTPTĐP hạn chế được rủi ro tập trung khi một ngành nghề kinh

doanh nào đó gặp khó khăn, khủng hoảng Tuy nhiên đa dạng hóa chỉ có thể

giảm rủi ro đặc thù của các ngành kinh tế còn rủi ro hệ thống thì không thể

số lần cơ cấu nợ của từng khách hàng đề phân loại nhóm nợ từ nhóm 1 đến

nhóm 5 Thông qua việc xếp loại nhóm nợ Quỹ ĐTPTĐP thực hiện trích lập

dự phòng rủi ro cho vay theo đúng quy định

Dự phòng rủi ro cho vay là một khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tồn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ

Trang 33

theo cam kết Dự phòng rủi ro cho vay được tính trên dư nợ gốc và hạch toán

vào chỉ phí hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP Dự phòng rủi cho cho vay bao gồm

dự phỏng cho vay cụ thể và dự phòng cho vay chung

~ Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tôn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể Dự phòng cụ thể được tính theo

số dư các khoản cho vay tại ngày cuối quý (đã trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản

bảo đảm) nhân cho tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm Giá trị khấu trừ

của tài sản bảo đảm là giá trị mà Quỹ ĐTPTĐP ước tính có thể thu hồi từ việc

phatmai tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mai tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể và được chiết khấu theo tỷ lệ quy định cho từng loại tài sản đảm bảo Dự phòng rủi ro cho vay cụ thể được trích lập đối với các khách hàng có nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5

~ Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.Dự phòng chung được lập với mức tối thiểu bằng 0,75% tổng số dư của các khoản cho vay tại ngày cuối kỳ, không bao gồm các khoản cho vay được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mắt vốn (nhóm 5) và các khoản vốn nhận ủy thác cho vay không chịu rủi ro

b Nội dung xử lý sau khi RRTD xây ra

Cơ cấu lại nợ đối với các khách hàng có khả năng phát triển

Đối với khoản nợ quá hạn khách hàng chưa có khả năng trả, sau khi phân tích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nếu đánh giá khách hàng có khả năng phát triển và thanh toán nợ quá hạn thì Quỹ sẽ áp dụng biện pháp cơ cấu lại nợ Nhìn chung biện pháp này chỉ áp

dụng đối với các khoản nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 4 và các khách hàng được Quỹ quyết định tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng Cơ cấu lại nợ được thực hiện thông qua các hình thức như: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh số.

Trang 34

tiềnphải trả trong các kỳ trả nợ, gia han thời gian trả nợ nhưng không làm thay

đổi thời gian vay vốn, kéo dài thời gian vay vốn nhưng không quá 1⁄3 thời gian vay vốn ban đầu, miễn/giảm một phần nợ lãi vay phải trả, biện pháp này vừa giúp doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho Quỹ ĐTPTĐP thu hồi được nợ

> Thanh lý tài sản bảo đảm

Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại, khách hàng không

có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ Quỹ ĐTPTĐP có thể xử lý các TSBĐ đã được khách hàng thế chấp để đảm bảo cho khoản vay Mặc dù

Quỹ ĐTPTĐP không mong muốn phát mãi TSBĐ vì thủ tục khác phức tạp, tốn nhiều thời gian và khả năng thu hồi đầy đủ nợ thường không cao Song Quỹ ĐTPTĐP vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn

Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro cho vay

Trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro cho vay là khi khách hàng vay vốn bị phá sản, giải thể, không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đối với nợ nhóm 5 Do tính chủ động cao nên biện pháp này được các ngân hàng, vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng Thực chất các ngân hàng, đang sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu Việc sử dụng quá nhiều quỹ dự phòng xử lý rủi ro sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng

trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được Do đó Quỹ ĐTPTĐP không

khuyến khích thực hiện biện pháp này Đây cũng chính là lý do vì sao Quỹ

'ĐTPTĐP cần chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt dé hơn

> Chuyến giao rủi ro như bán nợ

Để hạn chế tốn thất do rủi ro tín dụng gây ra, ngoài các biện pháp truyền thống như xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro cho vay, thanh lý TSBĐ thì các

ngân hàng còn sử dụng biện pháp chuyển giao rủi ro như bán nợ Đây là

chuyển giao toàn bộ hoặc một phần kinh phí bù đắp tốn thất cho đối tượng.

Trang 35

khác bên ngoài gánh chịu Ở Việt Nam mặc dù các công cụ này chưa được sử dụng rộng rãi do cơ chế vận hành, hành lang pháp lý và môi trường ứng dụng

còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận lợi ích mà chúng mang lại cho ngân hàng, bởi ngân hàng có thể rút ngắn được thời gian xử lý nợ xấu, tăng

khả năng thanh khoản của tài sản và cung cấp một phương tiện tài trợ mới Do

đó Quỹ ĐTPTĐP cũng nghiên cứu thêm để có thể áp dụng biện pháp này

> Khoanh ng, x6a ng

Đây là biện pháp xir ly RRTD nhung lai đem lại tổn thất trực tiếp cho Quỹ, trong đó khoanh nợ được áp dụng trong trường hợp do chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án mà dẫn đến

việc chủ đầu tư gặp khó khăn trong trả nợ vay, xóa nợ được áp dụng trong

trường hợp thiên tai, hoả hoạn, tai nan do nguyên nhân khách quan gây thiệt hai tai sản mà chủ đầu tư không trả được nợ và được cơ quan nhà nước có thấm quyền xác nhận Thâm quyền quyết định khoanh nợ và xóa nợ thuộc UBND thành phố Biện pháp này có nhiều hạn chế là thủ tục, trình tự xử lý phức tạp, kéo đài và có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng

» Khởi kiện

Đây là biện pháp áp dụng cuối cùng sau khi Quy ĐTPTĐP đã dùng tắt

cả các biện pháp để thu hồi nợ, biện pháp này cũng có nhiều hạn chế như biện pháp trên và có khả năng không thu hỏi được hết nợ

1.3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương

a Mức giảm tỉ lệ dự nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 5

Trang 36

Mức giảm Tỷ lệ dư nợ Ty Ié dư nợ cho

Ty lệsrnợcho _ - chovaytừ _ vaytừnhóm2 vay từ nhóm 2 nhóm2đến ` đếnnhómskỳy (CÔNEthức L2) (cạn gu

đến nhóm 5 nhóm Skÿ t (tl)

Tỷ lệ dư nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 5 được cải thiện và giảm xuống là kết quả đáng mong đợi cho Quỹ ĐTPTĐP Mức giảm này càng cao cho thấy công tác quản trị RRTD đạt hiệu quả tốt và ngược lại Tuy nhiên chỉ tiêu này có thể không chính xác do hiện tượng đảo nợ, giãn nợ, vì khi khách

hàng vào ngày đến hạn yêu cầu giãn nợ hoặc xin vay tiếp mà không được dự

tính trước thì đây cũng là một biểu hiện của việc phá vỡ thỏa thuận hoàn trả

'Về phía Quỹ ĐTPTĐP, nếu tiếp nhận cho vay lại hoặc kéo dài thời gian trả nợ

thì khoản vay thay vì đã bị nợ quá hạn nay đã trở thành nợ trong hạn Lúc này, mức giảm tỷ lệ dư nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 5 sẽ không phản ảnh

được bản chat that sự của RRTD

b Biến động trong cơ cấu nhóm nợ

Biến động trong cơ cấu nhóm nợ là sự thay đồi tỷ trọng của từng nhóm

nợ trong tông dư nợ cho vay của Quỹ ĐTPTĐP Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn giảm đi có nghĩa là công tác hạn chế RRTD có tiến bộ và

Mức giảm nợ xấu là chênh lệch giữa nợ xấu kỳ này so với nợ xấu kỳ trước

Trang 37

Mức giảm Nợ xấu nợ xấu SỐ

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng đề đánh giá hiệu quả

công tác hạn chế RRTD của Quỹ ĐTPTĐP Chỉ tiêu này cho biết chính xác hơn tình hình RRTD của một TCTD khi nó cho biết mức giảm của con số không có khả năng thu hồi của TCTD đó Sự giảm đi về tỷ lệ nợ xấu sẽ phản ánh được TCTD ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng các khoản vay và

công tác hạn chế RRTD ngày cảng hiệu quả Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng

an toàn là tỷ lệ nợ xấu dưới 3% Tỷ lệ này càng cao thì mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP càng lớn

4 Mức giảm tỉ lệ xóa nợ ròng so với ting dw ng cho vay

~ Xóa nợ ròng: Xóa nợ ròng là một khoản cho vay không còn khả năng thu hồi và Quỹ ĐTPTĐP đã đưa ra khỏi sé sách (theo dõi ngoại bảng để tiếp tục thu nợ), được gọi là khoản cho vay được xóa Nếu Quỹ ĐTPTĐP thu nợ được khoản cho vay đã xóa thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ các khoản nợ đã xóa Khoản xóa nợ ròng là tổn thất thực sự, phản ảnh rủi ro trong hoạt động

cho vay đầu tư của Quỹ.

Trang 38

Xóang _ dưngxóatheo ròng ` = dõi ngoại bảng e thu hồi được Số tiền đã ) (Công thức 1 6) `

Mức giảm xóa nợ ròng là chênh lệch giữa xóa nợ ròng kỳ này so với xóa nợ ròng kỳ trước

Mức giảm = Xéangrong - Xóangròng (Công thức 1.7) xóa nợ ròng kỳt kỳ (1)

~ Tỷ lệ xóa nợ ròng

Để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro, còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ xóa

nợ ròng Đây là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị xóa nợ ròng so với tổng dư nợ cho

vay đầu tư Nếu tỷ lệ này cảng cao cho thấy hoạt động cho vay đầu tư của

Quỹ có vấn đề, tôn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp, rủi ro cao

Tỷ lệ xóa Ne TES xl0W Xóa nợ ròng (Côngthứcl§)

nợ ròng "Tông dư nợ cho vay

Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng là chênh lệch giữa tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ này

so với kỳ trước

Mứegimtj _ Tyxớ _ Tỷlxôn (cụ mạ 1.9) lệxóa nợròng nợròngkỳt ròngkỳ(El)

Tỷ lệ dư nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm $, tỷ lệ nợ xấu ồn định và có

ế RRTD trong cho vay Nhung 2 chỉ tiêu trên không phải là căn cứ đáng tin cây để đánh giá mức rủi

xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn cl

ro cho vay mà Quỹ phải đối mặt Có những khoản vay do nguyên nhân nào đó doanh nghiệp vay vốn không thể trả nợ kịp thời nhưng Quỹ vẫn có khả năng

đủ số nợ này Trong trường hợp này mức giảm tỉ lệ xóa nợ ròng là chỉ tiêu phản ánh mức tổn thất thất sự và đánh giá chính xác hơn RRTD trong cho vay của Quỹ ĐTPTĐP

e Mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa quỹ dự phòng rủi ro cho vay so với tổng dư nợ cho vay chịu rủi ro.

Trang 39

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chống đỡ của Quỹ cho các khoản tôn thất trong cho vay, chủ động đối phó với các khoản tôn thất dự kiến thông qua việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro cho vay vay từ thu nhập hiện tại.Chỉ tiêu nảy cảng lớn thể hiện danh mục cho vay đầu tư tại Quỹ có cảng nhiều rủi ro tiềm ẩn

Tỷ lệ trích lập Số trích lập dự

dự phòng rữ —_— phòngrhirochoviV yy (Cạng pặc j0)

ro cho vay Tổng dư nợ cho vay

Nếu thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy Quỳ ĐTPTĐP đã

hạn chế một cách hiệu quả RRTD và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rai ro này gây ra Ngoài ra tùy thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá rủi ro mà chỉ tiêu này chỉ nên sử dụng đối với những Quỹ ĐTPTĐP thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro cho vay nhằm phản ánh chính xác hiệu quả công tác hạn chế RRTD

Mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay là chênh lệch giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay kỳ này so với kỳ trước

se giảm tý Tỷ lệ dự Tỷ lệ dự

Mức giảm tỷ lệ dự phòng _= phòng rủi - phòng rủiro .— (Céng thite 1.11) - ro cho cho vay ky

rai ro cho vay vay kyt (el)

1.4, CAC NHAN TO ANH HUONG DEN RUI RO TIN DUNG TRONG CHO VAY DAU TU TAI QUY DAU TU PHAT TRIEN DIA PHUONG

1.4.1 Nhân tố bên trong

a Chính sách, quy trình tín dụng của Quỹ'

~ Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung

trong hoạt động tín dụng, tạo định hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng Chính

Trang 40

sách tín dụng bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định, chỉ

đạo hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPTĐP, là hệ thống các biện pháp

liên quan đến việc phát triển tín dụng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được

các mục tiêu đã hoạch định, hạn chế rủi ro và bảo đảm an toàn trong hoạt

động cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPTĐP

Chính sách tin dụng được xây dựng dựa trên cơ sở chiến lược phát triển

của Quỹ ĐTPTĐP theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương

theo từng thời kỳ Do đó, chính sách kinh tế chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, quy định pháp lý của địa phương, trình độ quản lý, trình độ chuyên

môn cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Nếu chính sách đúng đắn, phù hợp và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn, nâng cao khả năng lựa chọn khách hàng đáp ứng điều kiện vay vốn tại Quỹ ĐTPTĐP, đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư Ngược lại nếu chính sách tín dụng không hợp lý, dẫn đến tạo nhiều khe hở cho các cán bộ tín dụng lợi dụng cho vay trái với quy định, gây rủi ro cho Quỹ

~ Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tác, quy định của Quỹ ĐTPTĐP trong việc cho vay đầu tư, được xây dựng dựa trên quy chế cho vay của các tô chức tín dụng, quy chế cho vay của Quỹ ĐTPTĐP và được cụ thể hóa từng bước để hướng dẫn cho cán bộ tín dụng thực hiện trong quá trình

cho vay đầu tư Quy trình tín dụng báo gồm các bước lập hồ sơ, thâm định dự

án, trình phê duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng, giải ngân cho vay, kiểm tra

sau giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Việc tuân thủ theo đúng quy

trình tín dụng có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong quá trình

thực hiện là cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng.

Ngày đăng: 06/07/2023, 15:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN