Nghiên cứu trong nước Trong nghiên cứu của Lê Thu Hà 2013, đối với các khoản phải thu quá hạn từ 6 tháng trở lên thì DN phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; bán các khoản phải thu đã q
TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHUNG VAN DE LÝ LUẬNCHUNG VE QUAN LÝ PHAI THU CUA DOANH NGHIỆP
Trong nghiên cứu của Lê Thu Hà (2013), đối với các khoản phải thu quá hạn từ 6 tháng trở lên thì DN phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; bán các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán nhưng chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ chứ không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.
Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản thì những người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục bù đắp tổn thất (nếu có) bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, không dé thất thoát vốn của Nhà nước đã đầu tư; nếu không thực hiện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Ban lãnh đạo doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
Nghiên cứu của Th.s Lê Hà Diễm Chi (2012) chỉ ra các cách thức dé quản tri tốt khoản phải thu từ khâu xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả, xây dựng bộ sưu tập về tín dụng của khách hàng, tăng cường công tác thu hồi nợ gồm các biện pháp gì và cuối cùng là đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu qua các chỉ tiêu Theo đó một chính sách TDTM được xây dựng cân thận dựa trên việc so sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến thực hiện chính sách tín dụng tăng tương ứng, sẽ làm tăng lợi nhuận của DN Đồng thời, một bộ sưu tập tín dụng khách hàng được xây dựng nghiêm túc, sẽ khiến chính sách tín dụng tạo ra một khoản phải thu có tính thu hồi cao, giảm thiểu sự xuất hiện của nợ khó đòi Công tác thu tiền hợp lý, giúp các khoản phải thu nhanh chóng được thu hồi, tăng cơ hội xoay nhanh đồng vốn Cuối cùng, DN có thể xem xét lại toàn bộ công tác quản trị khoản phải thu của mình thông qua các chỉ tiêu tổng hợp Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu giúp DN nhận thấy rõ những van đề nao cần phải chan chỉnh, cải thiện cho kỳ sau và những hiệu quả tốt cần duy trì, phát triển.
TS.Nguyễn Trọng Hòa (2011) sử dụng biến số là các chỉ tiêu tài chính của 268 doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm năm 2010 dé xây dựng mô hình xếp hạng tin dụng doanh nghiệp bằng phương pháp tiếp cận mô hình phân biệt và mô hình Logit.
Sử dụng thông tin từ 655 Doanh nghiệp được khảo sát bằng thư điện tử ở nước Anh, Wilson và Summer (2002) nghiên cứu về nhu cau tín dụng thương mại của các Doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm chính Tác giả cho biết sử dụng tin dụng thương mại là phố biến và thường được chấp nhận là một lựa chọn tài trợ ngắn hạn quan trọng Với giả định lượng cầu tín dụng thương mại được thể hiện bang tỷ lệ khoản phải tra (mua chịu)/ tong giá trị tai sản của DN và là hàm số của chi phí giao dich và phương thức tài trợ Kết qua phân tích hồi quy Tobit cho biết nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng thương mại của DN Summer và Wilson kết luận rằng nhu cầu tin dụng thương mại chịu tác động bởi: chi phí giao dịch, quy mô sản xuất, chi phi dau tư, phương thức tài trợ và hoạt động của DN cũng như hoạt động marketing của nhà cung cấp.
Alphonso và cộng sự (2004) sử dụng dữ liệu từ khảo sát toàn quốc về tài chính của các DN nhỏ ở Hoa Kỳ năm 1998 Mức độ sử dụng tín dụng thương mại được đo lường bằng tỷ số khoản phải trả (mua chiu/tong giá trị tài sản) Kết quả hồi quy 2SLS cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng tín dụng thương mại của các DN nhỏ Tỷ lệ vay ngân hàng và hạn mức tín dụng/ tổng tài sản cũng như giá trị số sách của tài sản và thời gian hoạt động của DN bình phương có tác động nghịch Trong khi thu nhập tỷ số khả năng thanh toán hiện thời và tỷ lệ vốn đầu tư của chủ sở hữu có tác động thuận.
Nghiên cứu của Schwart (1974) và Ferris (1981), chỉ ra tín dụng thương mại có thể làm giảm chỉ phí giao dịch vì khách hàng không phải thanh toán bằng tiền mặt cho mỗi lần cung cấp mà họ có thể dồn tích nghĩa vụ thanh toán để hoàn trả sau đó theo định kỳ, do đó giảm được chỉ phí giao dịch Hơn nữa nếu nhu cầu các yếu tố đầu vào của 1 DN có tính thời vụ cao, DN buộc phải dự trữ nhiều hàng tồn kho dé đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, làm tăng chi phi dự trữ va chi phí san xuất trong khi thu nhập bi chậm trễ Băng cung ứng tín dụng thương mai, người cung cấp có thé kích thích khách hang mua sớm hon hoặc thường xuyên hơn bởi vì họ có thể quản lý tình trạng hàng tồn kho tốt hơn, không những giảm sức ép vê nhu câu tài trợ von mà còn giảm được chi phi giao dịch.
Nghiên cứu của Rosemary Peavler (2016), phân tách khách hàng của DN thành 2 nhóm là nhóm khách hàng nhỏ và nhóm khách hàng lớn Từ đó có những chính sách tín dụng riêng biệt Nghiên cứu nêu lên 3 phần quan trọng của một chính sách tín dụng tốt đó là điều khoản bán hàng, làm thế nào để cấp tín dụng cho khách hàng, chính sách thu hồi nợ.
Nghiên cứu của Brian Hamilton (2014) về: “ Tại sao quản lý khoản phải thu lại có thể cứu việc kinh đoanh của bạn?” Nghiên cứu đưa ra các cách dé quan ly khoản phải thu và dòng tiền của DN Theo đó tác giả muốn nói về việc DN đang biến mình thành ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng Và chỉ nên làm điều đó khi mà DN muốn tăng doanh số bán hàng thôi Khi làm điều đó thì phải luôn để ý đến dòng tiền của DN, nếu bị âm thì đó là dấu hiệu cảnh báo chính sách tín dụng không hiệu quả Ông cũng khuyên DN nên giữ cho ngày phải trả nhà cung cấp ngắn hơn ngày phải thu từ khách hàng Và việc thay thế nhân viên kế toán bằng
CFO trong việc theo dõi và đưa ra các chính sách cho DN.
Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đều chỉ ra một quy trình quản lý phải thu từ khâu đánh giá khách hàng đến việc chính sách tín dụng như thế nào là hợp lý và thu hồi ra sao Đây có thé nói là quy trình chung mà các DN hiện nay áp dụng Ta có thể thấy các mô hình nghiên cứu đánh giá khách hàng chỉ lấy mẫu trong lĩnh vực ngân hàng hoặc các doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán nên rất khó áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau Bên cạnh đó xét về mặt thực tiễn việc áp dụng lý thuyết về mô hình đánh giá khách hang dé quản lý các khoản phải thu của Doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rộng rãi, hầu hết các doanh nghiệp chỉ áp dụng các phương pháp và mô hình định tính mà chưa mang nhiều yếu tố định lượng Do vậy luận văn này được hình thành dé tìm ra mô hình đánh giá khách hàng phù hợp cho doanh nghiệp xây dựng- điều mà các công trình trước đó chưa làm được.
1.2.Những vấn đề lý luận chung về phải thu của doanh nghiệp
Phải thu là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ nợ, khách nợ thông qua một hoặc nhiều đối tượng nợ Chủ nợ và khách nợ có thé là những tổ chức kinh tế hay những cá nhân có mối quan hệ làm ăn mua bán, trao đổi với nhau bao gồm phải thu và phải trả trong đó phải thu được theo dõi bên Tài sản của bảng
CĐKT trong khi phải trả được theo déi bên Nguồn vốn.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nợ phải thu: “Phái thu là một phần tài sản của DN, do DN kiểm soát và sẽ thu được lợi ích kinh tẾ trong tương lai” theo
Giáo trình kế toán- Đại học Kinh tế TP HCM.
Theo tờ thời báo kinh tế Mỹ: “ Khoản phải thu là khoản khách hàng phải trả cho một doanh nghiệp cho những sản phẩm hay dịch vụ đã được chuyển đến hay đã được sử dụng mà chưa được trả tiền Các khoản phải thu thường dưới dang tin dụng và thường trong thời gian ngắn, từ vài ngày cho đến 1 nam”
Dựa vào các định nghĩa trên ta có thể hiểu: “Phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tắt cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toản hoặc bắt cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công
Phải thu được kế toán công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả các khoản nợ của công ty chưa đòi được tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán bao gồm nhiều khoản: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác Các khoản phải thu được ghi nhận như tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai Theo thống kê trên trang cafef.com, trong giai đoạn từ năm 2014-2016 thông thường tỷ trọng khoản phải thu chiếm 15% đến 20% tổng tài sản của doanh nghiệp nghành xây dựng.
Khoản phải thu có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thé như sau:
Theo khoản 1.4, Điều 112, TT 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn ché độ kế toán doanh nghiệp:
YếuPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1.Phương pháp thu thập thông tin
Có hai phương pháp dùng để thu thập đữ liệu mà tác giả sử dụng đó là phương pháp bàn giấy và phương pháp hiện trường. Đối với phương pháp bàn giấy là phương pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài DN, tức là đữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập thông qua việc thống kê, thu thập các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, website viết về chất lượng tín dụng và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp ngành xây dựng Bên cạnh đó tác giả thu thập báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, của Công ty CP Xây dựng và Phát triển nông thôn 4 đề từ đó tác giả tính toán và phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình hoạt động kinh doanh ứng với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, đồng thời phân tích tình hình công nợ, quy mô các khoản phải thu, phải trả.
Phương pháp hiện trường: bao gồm nhiều hình thức khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấp Tuy nhiên trong luận văn chi sử dụng phương pháp phỏng van.
Phương pháp phỏng van là phương pháp thu thập dit liệu sơ cấp bằng cách phỏng van các đối tượng được chọn Theo đó tác giả phỏng van giám đốc cùng phòng kế toán về tình hình kinh doanh của DN, tình hình quản lý phải thu, chính sách tín dụng mà DN áp dụng và khả năng thu hồi phải thu ra sao.
Từ những thông tin thu thập được về đữ liệu của doanh nghiệp cũng như tình hình các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, tác giả tiễn hành phân tích, xử ly dit liệu bằng các phương pháp là: phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phân tích tong hợp, đánh giá và trình bày các kết quả dưới dang bảng, đồ thị.
2.2.Phương pháp phân tích a) Phương pháp thong kê mô tả
Thống kê là một hệ thống các phương pháp: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Theo đó, thống kê được chia thành hai lĩnh vực là thống kê mô tả và thống kê suy luận Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau dé phan ánh một cách tông quát đối tượng nghiên cứu Thống kê suy luận bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của một tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu Trong bài tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
Phương pháp này giúp nghiên cứu chi tiết được từng khía cạnh hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng, bối cảnh nghành xây dựng hiện nay Đồng thời đối với DN nghiên cứu phương pháp này giúp thống kê riêng từng khoản nợ của nhiều khách hàng Từ phương pháp thống kê sẽ phân loại các loại nợ và chi tiết cho các nhóm khách hàng Từ đó giúp người nghiên cứu có đánh giá tong quan về đối tượng khách hàng và các khoản nợ của khách hang. b) Phương pháp so sảnh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu từ đó giúp cho các chủ thê quan tâm có căn cứ đê đê ra các quyêt định lựa chọn.
Phương pháp so sánh đòi hỏi phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian Về không gian, tác giả so sánh các chỉ tiêu của DN với các chỉ tiêu trung bình nghành để xác định vị trí hiện tại của DN trong nghành và tình hình kinh doanh của DN Về thời gian gốc so sánh được lựa chọn là các năm đã qua hay kế hoạch, dự toán, Cụ thể:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của các chỉ tiêu phân tích ở các năm trước Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau.
- _ Khi đánh giá vị thé của DN trong nghành, đánh giá năng lực cạnh tranh thì so sánh chỉ tiêu thực hiện của DN với bình quân chung của nghành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh.
Giá trị so sánh được sử dụng là so sánh băng sô tuyệt đôi và so sánh băng sô tương đối.
So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh được quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi phân tích ta sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
So sánh bằng số tương đối: từ kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích đề thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.
Từ đó sẽ năm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. c) Phương pháp phân tích chi tiết
KỸ THUẬT, GIÁM SÁTMOT SO GIẢI PHÁP NHẰM TANG CƯỜNG QUAN LY NOPHAI THU CUA CONG TY CO PHAN XAY DUNG VA PHAT TRIEN
NONG THON 44.1.Phương hướng va mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp trong thời gian tới
4.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh của công ty
- Theo Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam thì năm 2016 nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP là 6,21%, Trong bối cảnh trong nước gặp nhiều khó khăn, các ngành nông nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng nhiều do hạn hán và xâm nhập mặn, gặp sự cỗ môi trường biển biển thì ngành xây dung lại tăng trưởng ở mức khá với mức tăng 10%.
- Năm 2016, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng duy trì được mức tăng trưởng khá Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 1.089,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2015 đạt 104% kế hoạch năm ; tính theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 862,5 nghìn ty đồng, tăng 10,1% so với năm 2015 Theo giá so sánh năm 2010, giá tri tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2016 đạt khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 6,19% GDP cả nước (năm 2015 chiếm
- Mặc dù lãi suất tăng nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức thấp sẽ kích thích sự phục hồi của thị trường bất động sản và hỗ trợ xây dựng công trình và mua nhà trong dân cư Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy khi nền kinh tế hồi phục, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản thường ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn so với du nợ toàn bộ nền kinh tế Việc duy trì lãi suất ở mức thấp sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản mở rộng hoạt động kinh doanh của mình đồng thời hỗ trợ người dân trong việc vay mua nhà theo mục đích sử dụng.
- Mức độ đô thị hoá cũng là một yếu tố kích thích sự tăng trưởng của ngành xây dựng Năm 2016, ty lệ đô thị hoá đạt khoảng 36,8%, tăng 3,1% so với năm
2015 Diện tích san nha ở bình quân ước đạt 29m2/người vào năm 2020.
- Hơn nữa, quy định cho phép tô chức, cá nhân nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam sẽ tác động tốt lên thị trường văn phòng tại các thành phố lớn, nhất là khi Việt
Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do.
- Ngành xây dựng cũng kỳ vọng vào tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực sản xuất, bất động sản bởi dòng vốn này tăng sẽ kích thích nhu cầu về nhà xưởng, nhà ở, tạo nguồn việc lớn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng.
4.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty CP xây dựng và phát triển nông thôn 4
4.1.2.1 Mục tiêu và định hướng trong tương lai
- Duy trì và phát triển, tiếp tục đầu tư các nghành nghề truyền thống là xây lắp các công trình thủy lợi, giao thông, dân dụng , công nghiệp, kinh doanh nhà ở và hạ tầng đảm bảo công ty có tiềm lực kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước vả khu vực.
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty thành công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao.
-Tiếp tục đầu tư, phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án thủy lợi, Dau tư xây dung các tiểu khu đô thị , kinh doanh nhà ở, các văn phòng cho thuê Đầu tư nâng cao thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.
- Tăng cường công tác hạch toán SXKD quản lý chặt chẽ các chi phí quản ly sản xuất và chi phí quan lý doanh nghiệp, đảm bảo SXKD có hiệu quả và tích lũy vốn dé phát trién.
- Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động SXKD của công ty Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của công ty mạnh về mọi mặt đủ về chat lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới.
-Tìm mọi biện pháp để huy động mọi nguồn vốn, đảm bảo đủ cho đầu tư và
- Tăng cường xây dựng co sở vat chat kỹ thuật, ap dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước dé phát triển năng lực công ty là DN xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.
- Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín của công ty trên thị trường, thực hiện tốt mối quan hệ của DN với CBCNV , không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất tinh than cho CBCNV , xay dung van hoa cua doanh nghiép.
4.1.2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017
Căn cứ vào kết quả thực hiện SXKD năm 2016, máy móc thiết bị và năng suất khai thác hiện tại, tình hình thị trường BĐS và nền kinh tế trong và ngoài nước, công ty dự kiến thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiện cho năm 2017 như sau:
Năm 2017 công ty CP xây dựng và phát triên nông thôn 4 phấn đấu doanh thu đạt 194,632 trđ tăng 10% so với năm 2016 Lợi nhuận đạt 5,156 trổ.
Tuy nhiên dé có thé hoàn thành kế hoạch và đạt được định hướng kinh doanh đề ra, công ty cần phải có những biện pháp thích hợp trong đó một biện pháp rất quan trọng khác là khắc phục những nhược điểm chưa hợp lý và phát huy những ưu điểm trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung và công tác nợ phải thu nói riêng.
4.2 Giải pháp tăng cường quản lý phải thu tại Công ty CP Xây dựng và phát triển nông thôn 4
B | TÀI SẢN DAI HAN 37,928 40,167 31,0491 | Các khoản phải thu dài han 0 0 0
Il | Tài sản cô định 35,698 36,745 27,122
1 | Tài sản cô định hữu hình 15,833 18,122 8,006
- | Giá trị hao mon luỹ kế -6,776 -4,303 -2,199 3 | Tài sản cô định vô hình 33 42 0
-_| Giá trị hao mòn luy kế -17 -8
4 | Chi phí xây dựng cơ ban dở dang 19,832 18,581 19,116
II | Bat động sản đầu tư 0 0 0
IV | Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,540 1,540 1,540 3 | Đầu tư dai hạn khác 1,540 1,540 1,540
V | Tài sản đài hạn khác 690 1,882 2,387
1 | Chi phi trả trước dai hạn 690 1,882 2,387
TONG CONG TAI SAN 249,845 380,959 410,517 NGUON VON
1 | Vay va nợ ngắn han 14,970 112,272 50,646
3 | Người mua trả tiền trước 4,799 2,433 4,216
Thuê và các khoản phải nộp Nhà
5 | Phải trả người lao động 752 1,219 825
9_| Các khoản phải trả, phải nộp khác 38,745 28,595 12,770 11 | Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3,425 2,452 823
1I | Nợ dài hạn 65,919 108,263| 235,190 4 | Vay và nợ dài han 12,388 752 51,674
8 | Doanh thu chưa thực hiện 53,531 107,511 183,516
B | VON CHU SO HUU 97,076 105,089 85,685 1 | Vốn chủ sở hữu 97,076 105,089 85,685 1 | Vôn dau tư của chủ sở hữu 44,689 44,689 30,000 2 | Thang dư vôn cô phan 28,338 28,363 28,454 4 | Cổ phiếu quỹ (*) -2,504 -1,216 0 7 | Quy dau tu phat trién 18,116 12,667 6,591
8 | Quy dự phòng tài chính 5,543 3,891 2,030
10 | Lợi nhuận sau thuê chưa phân phôi 2,894 16,695 18,610
H Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0
2 | Nguôn kinh phí - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
- | Nguồn kinh phi sự nghiệp năm nay
3 | Nguôn kinh phí đã hình thành TSCĐ