1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nguyên nhân của tình trạng sinh viên ra trường không làm Đúng ngành nghề Đã Được Đào tạo tại việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên nhân của tình trạng sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã được đào tạo tại Việt Nam
Tác giả Trần Minh Hiển, Nguyễn Trần Anh Lâm, Hồ Bá Đại Lâm, Nguyễn Duy Khánh, Đậu Trung Kiên, Nguyễn Đỗ Phước Rin
Người hướng dẫn Đào Thị Nguyệt Ánh
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Đề cương nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 79,89 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG SINH VIÊN RA TRƯỜNG KHÔNG LÀM ĐÚNG NGÀNH NGHỀ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAMPHẦN MỞ ĐẦU 1.. Sinh viên ra trường thường không cóđược việc làm hay làm

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

VIÊN RA TRƯỜNG KHÔNG LÀM ĐÚNG NGÀNH NGHỀ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

Lớp học phần: DHDTMT17C Nhóm: 7

GVHD: Đào Thị Nguyệt Ánh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

Trang 3

có thể hoàn thành bài nghiên cứu Tuy có nhiều sự cố gắng, nhưng sẽ không tránh khỏinhững sai sót trong đề tài nghiên cứu này Nhóm nghiên cứu mong có thể nhận những lờinhận xét, góp ý và giúp đỡ từ cô để đề tài được hoàn thiện hơn Một lần nữa, nhóm xinchân thành cảm ơn!

Trang 4

TÊN ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG SINH VIÊN RA TRƯỜNG KHÔNG LÀM ĐÚNG NGÀNH NGHỀ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Người xưa dạy rằng: “Nhàn cư vi bất thiện” Khi không có việc gì làm, quá rãnh rỗicon người thường dễ nãy ra những tư tưởng không tốt có thể gây hại cho xã hội Vì thế,công việc có ý nghĩa rất quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống chúng ta Việc làm làhoạt động mà một người thực hiện để kiếm sống và đóng góp cho xã hội Công việc cómột vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nó mang lại thu nhập, kinhnghiệm, quan hệ xã hội… và nó đặc biệt quan trọng với những sinh viên vừa mới tốtnghiệp Công việc chính là bước đệm để sinh viên có thể thực hiện hóa những thứ lớn laotrong cuộc sống Chúng ta đều biết rằng tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm ở Việt Namkhá là cao, nhưng vẫn còn tồn đọng một vấn đề gây nhức nhói ngày nay đó là tình trạngsinh viên làm trái ngành sau khi ra trường Đó thật sự là vấn đề lớn của bản thân sinhviên cũng như nền kinh tế của đất nước và cho cả xã hội

Theo nghiên cứu của một nhóm thuộc trường đại học Quốc gia Hà Nội, tỉ lệ sinh viênlàm trái ngành sau khi tốt nghiệp lên tới 21,43% Nếu tính cụ thể ở một số lĩnh vực đàotạo thậm chí còn lên đến hơn 60% Hay ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm Dự báo nhucầu nhân lực và thông tin thị trường lao động báo cáo có đến 70% sinh viên phải làm việckhông đúng ngành mình được đào tạo Thực tế, việc làm trái ngành của sinh viên khôngquá xa lạ với Việt Nam Thậm chí, nhiều sinh viên còn làm những việc mà chẳng cần đếntấm bằng cử nhân của mình như nhân viên giao hàng, bồi bàn, công nhân, chạy xe ômcông nghệ, nhân viên phục vụ … Ở một góc độ nào đó, đây chính là nguyên nhân choviệc vừa thừa nhưng lại cũng vừa thiếu lao động Sinh viên ra trường thường không cóđược việc làm hay làm không đúng nghề, nhưng ở một số công ty, cơ quan, doanh nghiệplại không thể tuyển được những con người phù hợp chuyên môn, thậm chí phải đào tạolại từ đầu nếu tuyển các sinh viên vừa mới ra trường Điều này gây nên sự lãng phí nhânlực, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội Đây là một tín hiệu đáng báo động, là bài toánnan giải cho nước ta Nếu tình trạng trên còn kéo dài, nền kinh tế Việt Nam có thể ảnhhưởng nặng nề khi dân số già hóa nhưng không có nguồn nhân lực đủ uy tín để thay thế.Qua đó xã hội có thể cũng ảnh hưởng và đi xuống gây bất an lớn trong người dân

Việc sinh viên vừa tốt nghiệp làm việc trái ngành không chỉ gây lãng phí nguồn nhânlực mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác trong xã hội Một mặt, khi sinh viên không được làmtrong những những công việc có chuyên môn cao, họ không thể phát huy kiến thức đãhọc, lâu ngày có thể dẫn đến sự thiếu hụt kinh nghiệm, thiếu động lực làm việc và khókhăn trong việc thăng tiến trong công việc và có thể mất dần những kiến thức đã đượchọc trên ghế nhà trường Công việc thiếu chuyên môn khiến họ mất dần khả năng phát

triển bản thân và nâng cao kỹ năng dẫn đến mức lương thấp và ít cơ hội thăng tiến Mặt

khác, việc này còn tác động tiêu cực đến xã hội Một lực lượng lớn lao động có việc làm

Trang 5

không ổn định, không gắn bó lâu dài trong công việc sẽ tạo ra sự không hiệu quả trongviệc sử dung tài nguyên con người dẫn đến lãng phí Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đềnày không chỉ là việc giải quyết bài toán về việc làm, mà còn là vấn đề cấp thiết để ổnđịnh và phát triển kinh tế xã hội

Trước những thách thức đó, nhóm quyết định chọn đề tài “Nguyên nhân của tìnhtrạng sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã được đào tạo tại Việt Nam”, đểgiúp các bạn sinh viên, không chỉ sinh viên sắp bước ra khỏi cánh cửa nhà trường, màcòn là tất cả các bạn sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học đúng ngànhđúng nghề để có một hành trang vững chắc để có thể tự tin mở ra một chương mới củacuộc sống, nâng cao đời sống xã hội và đặc biệt gia đình tương lai của mình sau này.Không chỉ cho mỗi sinh viên, chúng em cũng muốn qua bài báo cào này các công ty,doanh nghiệp hay chủ đầu tư, đặc biệt là nhà trường hay gia đình nhận ra những lí do gâynên vấn đề trên để có thể có những định hướng, bước đi đúng đắn trong việc xây dựngnên nền tảng tư tưởng cho lực lượng lao động chính của xã hội ở tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính

Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề

đã được đào tạo tại Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể:

a) Đánh giá tình trạng sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã được đào

tạo tại Việt Nam

b) Tìm hiểu nguyên nhân sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã được

đào tạo tại Việt Nam

c) Đề xuất giải pháp để giúp sinh viên ra trường tìm đúng ngành nghề đã được đào

tạo

3 Câu hỏi nghiên cứu

a) Việc sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã được đào tạo tại Việt

Nam đang diễn ra như thế nào?

b) Nguyên nhân nào sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã được đào tạo

tại Việt Nam?

c) Làm thế nào để giúp sinh viên ra trường tìm được đúng ngành nghề đã được đào

tạo?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguyên nhân của tình trạng sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã đượcđào tạo tại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: từ 11/2024 đến 11/2025

Trang 6

- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh với đối tượngthu thập thông tin là sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Nội dung: Nhóm nghiên cứu các nguyên nhân của tình trạng sinh viên ra trườnglàm không đúng ngành nghề đã được đào tạo Từ đó, nhóm đề xuất một số giải pháp giúpsinh viên ở các trường Đại học tại Việt Nam có thể có các định hướng rõ ràng về ngànhnghề trong tương lai và có thể chạm tới công việc đúng ngành đã được đào tạo

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu tổng hợp những nguyên nhân của tình trạng sinh viên tốt nghiệp làm tráingành nghề, đồng thời xây dựng nên hệ thống lí luận những giải pháp giúp sinh viên cónhững cái nhìn rõ ràng về ngành nghề đang được đào tạo để có những bước chuẩn bị cầnthiết Đây cũng là một tài liệu để các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu và tìm hiểu thêm

về các nguyên nhân của tình trạng sinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đãđược đào tạo tại Việt Nam

Trang 7

TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm

1.1 Ngành nghề

Trong đời sống xã hội, ngành là một khái niệm chỉ các đơn vị tổ chức theo mục tiêuhoạt động hay cơ cấu sản phẩm Khái niệm ngành phản ánh nhu cầu, sự phân công, phânphối lao động trong xã hội Sự phân công và phối hợp giữa các ngành ngày cảng hoànthiện khi xã hội ngày càng phát triển Vì vậy, các ngành cũng ngày càng đa dạng

Nghề hay nghề nghiệp là công việc qua đó một người có thể kiếm sống cho mìnhhoặc đóng góp cho xã hội Theo quyết định số 34/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ: Nghề nghiệp (Occupation) là tập hợp các công việc cụ thể giống nhau về các nhiệm

vụ hoặc mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính

Tóm lại, ngành nghề là những công việc được phân chia theo từng mục tiêu hoạtđộng hay cơ cấu sản phẩm, ở đó mọi người có thể kiếm sống cho mình hoặc đóng gópcho xã hội

1.2 Làm việc trái ngành đào tạo

Việc làm trái ngành được đào tạo là hiện tượng rất phổ biến đối với sinh viên vừa tốtnghiệp, là đối tượng được nghiên cứu bởi rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế vấn đề này còn được nghiên cứu trong tâm lý và xã hộihọc, không chỉ trong tài liệu lý thuyết mà còn trong thực nghiệm

Theo Francesco Berlingieri và Daniel Erdsiek (2012), việc làm trái ngành được định

nghĩa dưới các góc độ của nền kinh tế tổng thể, của nhà tuyển dụng (người sử dụng laođộng) và của người lao động Từ quan điểm của nền kinh tế tổng thể và người sử dụnglao động, việc làm trái ngành phụ thuộc vào năng suất, trong khi với người lao động việclàm trái ngành phụ thuộc vào lợi ích mà công việc đem lại

Làm việc trái ngành đó chính là do ở một nhóm nghề nhất định nào đó cần tuyển sốlượng lao động nhiều hơn số lượng lao động có sẵn trong lĩnh vực tương ứng nên nhàtuyển dụng đã phải lấy cả lực lượng lao động ở dưới thấp trong hàng chờ, kể cả nhữnglao động ở khác lĩnh vực Bên cạnh đó lý thuyết này cũng nêu nguyên nhân của làm việckhông đúng ngành là do lĩnh vực học của lực lượng lao động được người tuyển dụng xemnhư là một tín hiệu quan trọng có liên quan (Nguyễn Thị Hoàng Anh cùng cộng sự,2023)

Theo CHOI, Dain (2017), việc không phù hợp việc làm hay làm việc trái ngành đượcrút ra từ ba khái niệm khác nhau: Sự không phù hợp do giáo dục, sự không phù hợp do kĩ

Trang 8

năng, và sự không phù hợp do ngành học Sự không phù hợp do giáo dục là sự chênhlệch giữa mức độ yêu cầu của công việc và trình độ học vấn của người lao động Sựkhông phù hợp do kĩ năng là việc người lao động không có các kĩ năng cần thiết chocông việc mà người đó đang làm Họ có trình độ thấp hơn so với yêu cầu công việc Sựkhông phù hợp ngành học liên quan đến mối quan hệ giữa nội dung công việc của nơilàm việc, công ty và nội dung học tập nơi trường học

Tóm lại, do nhu cầu về số lượng lao động trong một lĩnh vực vượt quá số lượng ngườilao động, nên các nhà tuyển dụng phải tuyển các nhân viên dù thiếu đi nhiều kĩ năng câng

thiết cho công việc, đó là hiện tượng làm việc trái ngành đào tạo

2 Các lý thuyết

2.1 Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Tác giả Lê Phương Lan, Chu Thị Mai Phương và Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016) đãtiến hành bài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng của việc làm của sinh viênđại học Ngoại Thương sau tốt nghiệp” thông qua việc khảo sát sinh viên tốt nghiệp K49(tốt nghiệp 2014) và K50 (tốt nghiệp 2015) bằng phiếu khảo sát được phát trực tiếp vàogiai đoạn cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2015 Thêm vào đó tác giả đã dùng 2 mô hình

là probit và logit để xác định mức độ của các yếu tố Qua đó, tác giả đã thu được kết quảnghiên cứu như sau: có 40% sinh viên chưa có việc làm và 60% sinh viên có việc trongmẫu khảo sát Trong đó chỉ có 30% sinh viên là làm đúng ngành nghề đã được đào tạo,mức lương từ 1 đến 5 triệu và dao động trung bình 2.8 triêu

Còn theo số liệu thống kê của bộ Giáo dục và Đào tạo, 8/2019, Việt Nam có khoảng

237 học viện và trường đại học, 37 viện nghiên cứu khoa học, 31 trường cao đẳng và 2trường trung cấp sư phạm với hơn 2,5 triệu sinh viên Tuy nhiên, một tình trạng hết sứcoái ăm là số lượng tuy lớn nhưng chất lượng không đi đôi với số lượng Từ đó, sinh viênkhó tiếp cận thị trường lao động do thiếu nhiều kĩ năng nghề nghiệp, không đủ trình độ,năng lực để tiếp nhận yêu cầu mà công việc, doanh nghiệp đề ra Tờ Bloomberg,2018(Mỹ) cũng đưa ra nhiều số liệu đáng lo ngại về tình trạng việc làm của sinh viênViệt Nam khi tỉ lệ thất nghiệp lên tới 17% trong các đối tượng từ 15-24 tuổi ở ViệtNam(chưa tính đến việc làm trái ngành của sinh viên) Theo thông tin thị trường lao độngViệt Nam năm 2019 quý 1, thì có đến 1 triệu người trong độ tuổi đi làm thất nghiệp,trong đó hơn 120.000 người có văn bằng đại học trở lên Kết quả điều tra năm 2019 củatrường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, sau khi tốt nghiệp 6 tháng thì 60% sinh viênvẫn không tìm được việc và sau 1 năm tốt nghiệp thì con số này là 30% Số liệu cũng chỉ

ra được hơn 20% cử nhân vẫn thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định sau 3 năm từkhi tốt nghiệp Được gọi là có việc làm sau tốt nghiệp, nhưng thực chất có đến 60% sinhviên ra trường trên cả nước phải làm những công việc không đứng với ngành nghề mình

đã được học trên giảng đường đại học, có nghĩa là cứ 100 sinh viên sẽ có 60 sinh viên

Trang 9

phải làm trái ngành hoặc phải làm những công việc gần như không cần đến trình độ đạihọc như làm công nhân, nhân viên pha chế và phổ biến nhất hiện nay là chạy xe ôm côngnghệ.

Thực trạng trên là một điều đáng báo động và cũng là thách thức đối với các trườngkhông chỉ đại học, mà còn là doanh nghiệp, chính phủ

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tìm việc

“Tốt nghiệp là thất nghiệp”, đó là câu đùa mà các các sinh viên thường nói, nhưng có

lẽ nó cũng phản ảnh đúng thực tế các trường đại học hiện nay Câu hỏi được đặt ra là tạisao sinh viên tốt nghiệp, được học tập đào tạo đầy đủ và bài bản lại không xin được việclàm hay làm không đúng với ngành được đào tạo Câu hỏi này không khó vì được rấtnhiều chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, được các nhà tuyển dụng chỉ ra

Theo Lê Phương Lan và cộng sự (2016), các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tìmviệc có thể kể đến là: Điểm trung bình tích luỹ tốt nghiệp, điểm đầu vào, khả năng cạnhtranh với sinh viên các trường khác, việc tham gia hoạt động ngoại khoá của sinh viên,việc đi làm thêm trong quá trình học tập tại trường, có người thân làm chức vụ quan trọngtrong các cơ quan tuyển dụng, các mối quan hệ trong xã hội, chứng chỉ các kỹ năng mềm,hiểu biết về thông tin về thị trường lao động, kết quả học tập và loại học lực trong bằngtốt nghiệp, điểm tiếng Anh, sức khoẻ, khả năng chịu áp lực công việc

Một nghiên cứu khác đã được tiến hành để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh làm việc trái ngành của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua việc phỏngvấn trực tiếp song song với khảo sát trực tiếp bằng phiếu khảo sát, tác giả Nguyễn ThịHoàng Anh cùng cộng sự (2023) đã khảo sát hơn 177 sinh viên ở thành phố Hồ ChíMinh Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định làmviệc không đúng ngành của sinh viên, tuy nhiên các quan điểm trên gần như khác so vớicác yếu tố của tác giả Lê Phương Lan và cộng sự Tác giả cho rằng: Mức thu nhập, sựảnh hưởng đến từ người thân, môi trường làm việc, trình độ chuyên môn, chương trìnhđào tạo nội bộ và lộ trình thăng tiến là các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc làm tráingành của sinh viên Sau 8 tháng tiến hành, kết quả đã được kiểm định thang đo bằng hệ

số tin cậy Cronbach’s Alpha, tiếp đó sử dụng các phương pháp phân tích như phân tíchEFA, phân tích tương quan và cuối cùng là phân tích hồi quy Kết quả cuối cùng cho thấy

2 yếu tố là: Môi trường làm việc cùng với chương trình đào tạo nội bộ và lộ trình thăngtiến với độ tin cậy tối thiểu 95% chính là 2 yếu tố trực tiếp tác động đến quyết định làmviệc không đúng ngành của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Quan điểm của Nguyễn Thị Vững và Nguyễn Thị Thảo Anh (2024) như là sự chắtlọc và kết hợp của hai tác giả trên Tác giả đề cập 6 yếu tố có ảnh hưởng đến khả năngtìm việc của sinh viên sau tốt nghiệp là: kỹ năng mềm, chương trình đào tạo, kinh nghiệmlàm việc, trình độ công nghệ thông tin, kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ

Ở quan điểm khác với các tác giả Việt Nam, tác giả Choi, Dain (2017) lại đề cập đến

3 yếu tố chính dẫn đến việc làm trái ngành là: Thừa kiến thức do giáo dục là khi người

Trang 10

lao động có kiến thức chuyên môn vượt xa những gì mà công việc yêu cầu Thiếu kiếnthức do giáo dục là khi người lao động có trình độ, kiến thức chuyên môn thấp hơn so vớiyêu cầu mà vị trí công việc của họ yêu cầu sản phẩm của công ty Thừa kỹ năng: là khingười lao động có kỹ năng vượt yêu cầu của công việc

2.3 Nguyên nhân của tình trạng làm việc trái ngành của sinh viên sau tốt nghiệp

Theo Francesco Berlingieri và Daniel Erdsiek (2012), người lao động thường chỉchọn công việc phụ thuộc vào tiền lương theo giờ và số giờ làm việc Tuy nhiên, vẫn cóvài nguyên nhân khách quan khác có ảnh hưởng đến quyết định của người lao động.Chẳng hạn như nội dung công việc lặp đi lặp lại, chất lượng điều kiện làm việc, an ninhviệc làm, tự do tổ chức công việc của bản thân, mức độ giám sát và cường độ công việc.Các chương trình như đào tạo tại chỗ, cơ hội thăng tiến, sự linh hoạt trong giờ làm cũng

có ảnh hưởng trong quyết định của người lao động Địa điểm cũng là nguyên nhân quantrọng khác ở cấp độ cá nhân, vì có nhiều người đặc biệt là phụ nữ, sẽ đánh giá cao mộtcông việc mà có thể sống gần gia đình và bạn bè Đối với người tuyển dụng, tác giả chorằng việc làm trái ngành là do thông tin không hoàn hảo của ứng viên và chi phí để tìmkiếm nhân sự cho vị trí đó Đối với một ví trị tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần phải quyếtđịnh có nên tiếp tục tìm kiếm hay tiếp tục sử dụng nhân viên hiện có Nếu chi phí để tìmđược nhân viên phù hợp hơn để thay thế thì có thể nhà tuyển dụng cân nhắc dừng quátrình tìm kiếm từ đó dẫn tới vấn đề làm trái ngành

Theo Trần Anh Tài (2009), các nhà tuyển dụng đánh giá các công việc yêu cầu tínhchuyên môn thì đa số sinh viên vừa tốt nghiệp đều không thể thực hiện được, sinh viênkhông có kế hoạch rõ ràng để nâng cao bản thân trong công việc, sinh viên chưa trang bị

đủ kỹ năng mềm cần thiết để giải quyết công việc được giao, các sinh viên thương thiếuhiểu biết về các quy tắc nghề nghiệp, dễ nản khi gặp khó khăn, thiếu tinh thần học hỏi.Trong khi đó, các nhà đào tạo đưa ra 4 nguyên nhân cơ bản cho vấn đề trên: Thứ nhất, sốđông sinh viên không có định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo, chỉ quantâm tới tấm bằng đại học chứ không chú ý đến tương lai Những trường được các sinhviên chọn thường có điểm chuẩn không cao Cùng với việc ngày càng nhiều trường đạihọc được thành lập với năng lực đào tạo thấp, số sinh viên vào các trường đại học loạinày ngày càng đông dẫn tới các sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu côngviệc Thứ hai, mức độ can thiệp của tổ chức doanh nghiệp vào chương trình đào tạo chưacao dẫn tới sự không ăn khớp giữa nhà đào tạo và nhà trường, giữa đào tạo và sử dụnghiện nay Thứ ba, về nguyên tắc nhà đào tạo phải nghiên cứu thị trường để có thể đưa raquy mô, cơ cấu và trình độ của nhu cầu đào tạo, đồng thời các nhà sử dụng phải tiến hành

tư vấn cho các nhà đào tạo Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy đa số các trường chỉ cạnhtranh nhau về tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu mà chưa quan tâm đến việc điều tra và nắm bắtnhu cầu thị trường lao động và cũng không thực sự quan tâm đến sinh viên ra trường cóviệc hay không Còn về phía nhà tuyển dụng, mặc dù biết sinh viên tốt nghiệp cần đào

Trang 11

tạo lại mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc nhưng họ cũng không mấy quan tâm đếnviệc gắn kết với nhà trường Thứ tư, chương trình học tập của nhà trường thường thiên về

lý thuyết mà thiếu đi phần thực hành Sinh viên thường ít được va chạm thực tế dophương pháp đào tạo lạc hậu, chậm đổi mới, chương trình thực tập ngắn, đề tài thực tậpkhông mang tính thực tiễn và đặc biệt chương trình đào tạo không có sự quan tâm củadoanh nghiệp

Cùng với quan điểm trên, Nguyễn Công Duy và Nguyễn Ngọc Tân (2020) đưa ra 5 lý

do đáng kể là: Thứ nhất, việc làm công việc không phù hợp và thất nghiệp đến từ việcsinh viên thiếu thực hành, thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu trải nghiệm Việc chỉ chútrọng vào lý thuyết và sách vở khiến các sinh viên không hề có các kĩ năng, kĩ xảo chomột công việc Điển hình nhiều sinh viên không có kinh nghiệm đọc tài liệu, không chịuđược áp lực, sợ vất vả, sợ bị mắng, gần như các doanh nghiệp phải đào tạo lại để có thểthích nghi với công việc Thứ hai, thiếu kĩ năng Không chỉ kĩ năng nghề, sinh viên cònrất hạn chế trong các kĩ năng mềm Bất kể doanh nghiệp nào, dù có thiếu nhân lực, họcũng chẳng muốn tuyển một nhân viên lười biếng trong công việc, không có kĩ năngthuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm kém, không giao tiếp, sáng tạo… Thực tế kĩ năngmềm đã được giảng dạy trong chương trình học nhưng đó vẫn chỉ là lý thuyết, gần nhưrất ít trải nghiệm thực tế mà chỉ trên bàn giấy Đó là còn chưa nói đến việc giảng viêncũng là người không nắm được các kĩ năng này Thứ ba, kha năng giao tiếp ngoại ngữ.Đây là một rào cản lớn của sinh viên Việt Nam hiện nay Ngày nay, Nhà nước đang trongquá trình hội nhập quốc tế nên rất nhiều công ty đa quốc gia sẵn sàng đầu tư vào thịtrường Việt Nam Vì vậy, việc thiếu khả năng giao tiếp ngoại ngữ làm cho các sinh viênmất đi cơ hội việc làm vào các đối thủ của mình Thứ tư, học tập một cách thụ động Lườibiếng, đổ lỗi, ỷ lại, không tự giác chuẩn bị kiến thức, chỉ chờ giảng viên cung cấp kiếnthức… Các thái độ này bắt nguồn từ nhiều lý do: Tính cách, học lực, thiếu định hướngnghề nghiệp…

Theo Nguyễn Thị Thúy (2021), nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc sinh viên lựachọn nghề nghiệp không dựa trên khả năng, đam mê cá nhân mà thường do ảnh hưởng từgia đình hoặc xu hướng thị trường Đồng thời, sinh viên thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về kiếnthức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp Số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm vượtquá nhu cầu tuyển dụng của thị trường, kết hợp với tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0

3 Giải pháp

Từ các nguyên nhân, thực trạng và hạn chế còn tồn tại trên, các nhà nghiên cứu đã đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp như sau:Tác giả Lê Phương Lan, Chu Thị Mai Phương và Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016) đềxuất một số giải pháp để giúp sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đóchính là sinh viên cần tham gia các hoạt động ngoại khóa và hiểu được những lợi ích mà

nó mang lại Sinh viên cần tích cực học tập, chuyên môn vững và tư duy tốt là điều kiệncần để có thể có công việc mơ ước Cuối cùng, bên cạnh việc rèn luyện chuyên môn,

Trang 12

ngoại ngữ cũng là yếu tố cần thiết cho lao động hiện này, rèn luyện ngoại ngữ chính là tựtay mở khóa thành công cho chính bản thân.

Theo J Lichy và T Khvatova (2019), các giáo viên yêu cầu sinh viên cần phải làmchủ các kỹ năng phê phán, phân tích Đó là điều cần thiết, họ cần phải học cách kết hợpthông tin nói và viết để thể hiện những gì mình đã được học, thể hiện mức độ mà mình cóthể áp dụng được sau khi tốt nghiệp Các số giáo viên còn cho rằng sinh viên cần họcthêm ít nhất 1 ngôn ngữ mới, cải thiện kĩ thuật thuyết trình và khả năng tập trung vàocông việc Bên cạnh đó các giáo viên cho rằng các trường đại học thường chạy theo lợinhuận mà quên đi họ cần phải tập trung vào việc cải thiện chất lượng trong chương trìnhgiảng dạy Ngược lại, các nhà tuyển dụng thường yếu cầu các kĩ năng có tính thực tế, cáckinh nghiệm thực tế, nhận thức văn hóa thứ mà không thể học được trên sách giáo khoa.Các sinh viên vừa tốt nghiệp cần thành thạo một vài kĩ năng vượt ngoài nội dung họcthuật, lý thuyết bao gồm kỹ năng giao tiếp, khả năng áp dụng lý thuyết, phân tích phêphán, tư duy khái niệm và kỹ năng tổ chức Đa số nhà tuyển dụng bày tỏ sinh viên cầnphát triển các kỹ năng về quản lí thời gian, kiến thức kĩ thuật số, cải thiện các mối quan

hệ cá nhân, các kĩ năng thực tiễn, chứ không phải kiến thức lí thuyết khô khan trên giảngđường đại học Cả giáo viên và nhà tuyển dụng đưa ra 6 kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp(và học tập suốt đời) cần là: quy tắc đạo đức, khả năng tính toán và phân tích, nói và đàmphán, các hình mẫu giao tiếp kinh doanh, luật pháp và quy định và đặc điểm văn hóa

Để nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp, trước hết ta cần thiết kế mộtchương trình đào tạo có sự kết hợp với các doanh nghiệp Hình thức này thu hút cácdoanh nghiệp tham gia vào dự án đào tạo sinh viên, từ đó nhà trường có thể nắm đượcnhu cầu của các doanh nghiệp và cho ra một chương trình giảng dạy phù hợp Thứ hai,thiết lập mạng lưới với các doanh nghiệp liên quan Xây dựng mối quan hệ với các cựusinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp, để từ đó có các buổi gặp mặt trao đổi giữa nhà trường

và doanh nghiệp Thứ ba, xây dựng chương trình huấn luyện nghề nghiệp Nhà trường sẽgửi các sinh viên đủ yêu cầu tới doanh nghiệp, tạo cho sinh viên cơ hội cọ xát với môitrường việc làm Thứ tư, tổ chức các cuộc gặp mặt cho sinh viên và doanh nghiệp Tạocác buổi diễn đàn có sự tham gia của chuyên gia, giảng viên, cựu sinh viên để sinh viên

có thể trao đổi và đặt câu hỏi, từ đó sinh viên có thể nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp (LêMinh Phương Mai, 2020)

4 Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu

Việc làm đúng ngành nghề đã đào tạo là vấn đề đang được quan tâm ở xã hội ngàynay Làm đúng ngành giúp không lãng phí nguồn lực, tiền bạc và thời gian của bản thânmỗi sinh viên cũng như nhà trường, doanh nghiệp Qua bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứunhận thấy đa số các nhà nghiên cứu đã chuyên sâu vào những khía cạnh về tình trạng củasinh viên ra trường không làm đúng ngành nghề đã đào tạo cũng như những yếu tố ảnhhưởng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm trái ngành ở sinh viên Thêm vào đó, cácnhà nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp giúp giảm tình trạng được đề cập từ phíasinh viên cho đến nhà trường và doanh nghiệp Nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu

Trang 13

nào về vấn đề này được tiến hành toàn trên đối tượng là sinh viên thuộc trường Đại họcCông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở các khối ngành kĩ thuật như Kĩ thuậtmáy tính, Cơ điện tử,…Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường tại Đại họcCông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng là vấn đề đang được nhà trường quan tâm vàchú trọng

Ngày đăng: 31/10/2024, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w