1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thể chế kinh tế thị trường định hướng xhcn những giảipháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Tác giả Trần Khánh Hưng, Nguyễn Trần Lân Vinh, Hồ Đức Hiếu, Ôn Gia Kỳ, Hà Huy Quân
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị MáC - Lênin
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

43.2 Hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...73.2.1 Thể chế kinh tế thị trường còn chưa hoàn thiện, chưa tạo lập được môi trường kinh doanh bình đẳng,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề bài: Phân tích thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Những giải

pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam?

Giảng viên giảng dạy: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Mã học phần: 24D1POL51002450

Khoá: K49

Nhóm thực hiện: Nhóm 12

Thành viên nhóm:

Nguyễn Trần Lân Vinh 31231025594 NH0001

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương 1: Nhìn nhận về thể chế kinh tế thị trường ở các nước tư bản: 3

Chương 2: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

2.1 Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

2.2 Các đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4

2.2.1 Chủ thể kinh tế đa dạng 4

2.2.2 Các quy luật của kinh tế thị trường được vận hành, song có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 4

2.2.3 Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội 5

2.2.4 Vai trò của Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

2.2.5 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5

Chương 3: Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 6

3.1 Điểm nổi bật của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6

3.1.1 Chủ thể kinh tế 6

3.1.2 Các quy luật của kinh tế thị trường được vận hành, song có sự điều tiết của Nhà nước 7

3.1.3 Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội 7

3.2 Hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7

3.2.1 Thể chế kinh tế thị trường còn chưa hoàn thiện, chưa tạo lập được môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế 7

3.2.2 Vai trò quản lý của Nhà nước còn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa .8

3.2.3 Các thành phần kinh tế chưa phát triển đồng đều, chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của mình 8

Chương 4: Đưa ra những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 8

4.1 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 9

4.2 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhà nước 9

4.3 Phát triển kinh tế tư nhân 10

4.4 Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế 10

KẾT LUẬN: 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước,

mở ra thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một thể chế kinh tế mới, vừa kế thừa những thành tựu của kinh tế thị trường, vừa thể hiện được bản chất xã hội chủ nghĩa của nước ta Thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Thứ tư là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá các hình thức phân phối; Thứ năm là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Trong những năm qua, nhờ có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững, đời sống nhân dân được nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập, cần được tiếp tục thay đổi và hoàn thiện Vậy, những giải pháp chủ yếu nào cần được thực hiện để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách nghiêm túc Bài tiểu luận này sẽ phân tích thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, đồng thời đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế này ở Việt Nam

Trang 4

Chương 1: Nhìn nhận về thể chế kinh tế thị trường ở các nước tư bản:

Nền kinh tế thị trường là mô hình phổ biến của thế giới đương đại Đại diện cho thành tựu vĩ đại của nền văn minh nhân loại Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, cùng với sự phát triển của các lực lượng sản xuất và các mối quan hệ kinh tế dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và đặc biệt là dưới sự tác động của khoa học - công nghệ ngày càng phát triển của thời buổi hiện đại Các nền kinh tế thị trường cũng phải liên tục thích ứng để thay đổi dưới sự phát triển chóng mặt này

Mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản được chia làm 3 nhóm tiêu biểu dựa trên những nét khác biệt và tương đồng:

Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do (tiêu biểu là Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a, )

Mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác)

Thể chế kinh tế của mô hình nhà nước phát triển (tiêu biểu là Pháp, Nhật Bản)

Đặc điểm các loại mô hình:

Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do: đề cao vai trò của thị trường, coi thị trường

là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế, nhà nước chỉ đóng vai trò hạn chế Trong mô hình này, thị trường lao động có tính linh hoạt cao và các luật lệ về thị trường lao động thiên về bảo hộ người chủ tư bản

Mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội: ra đời trong bối cảnh của nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai, là sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và các yếu tố xã hội Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đảm bảo phúc lợi

xã hội

Mô hình thể chế kinh tế nhà nước phát triển: là mô hình mà nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế dài hạn Nhà nước thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều tiết nền kinh tế và phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước

Điểm tương đồng:

Đều dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi của kinh tế thị trường: sở hữu tư nhân, lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị trường và tự do dân chủ

Đều coi trọng vai trò của giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế

Đều sử dụng rộng rãi sự điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế

Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có mặt tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng có mặt trái, khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân chi phối Theo thời gian, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản được bộc lộ sâu sắc, từ việc không giải quyết được các vấn đề xã hội chính vì thế làm gia tăng thêm tính bất công của xã hội, càng làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Vì vậy, chủ nghĩa tư bản phải được thay thế bằng một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng xã hội hóa Đây là quy luật phát triển của xã hội Con người muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì không thể dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Chương 2: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được xác định là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của kinh tế thị trường

2.1 Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau: “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng là một thể chế kinh tế mới, vừa kế thừa những thành tựu của kinh tế thị trường, vừa khắc phục những hạn chế của nó, đồng thời bổ sung những yếu tố của chủ nghĩa xã hội

2.2 Các đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2.2.1 Chủ thể kinh tế đa dạng

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thừa nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân

và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển

và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích tham gia vào nền kinh tế theo hướng hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi

2.2.2 Các quy luật của kinh tế thị trường được vận hành, song có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, được vận hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy

Trang 6

nhiên, Nhà nước có vai trò điều tiết nền kinh tế nhằm bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhà nước điều tiết kinh tế thị trường nhằm bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm những mục tiêu như: phát triển kinh tế nhanh, bền vững; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường;

2.2.3 Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh

tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội

Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế Nhà nước cũng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

2.2.4 Vai trò của Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cụ thể, Nhà nước có vai trò:

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về sở hữu, đầu tư, kinh doanh, cạnh tranh, thương mại, tài chính, ngân hàng, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho mọi thành phần kinh

tế

Điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm

an sinh xã hội, Thị trường có những quy luật vận động riêng, trong đó có những quy luật mang tính khách quan, không thể can thiệp được Tuy nhiên, cũng có những quy luật mang tính chủ quan, có thể được điều chỉnh bởi Nhà nước Nhà nước có vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô, bao gồm các chính sách về tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư, thương mại, lao động, nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội,

Quản lý đầu tư, thị trường, tài chính, ngân hàng, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cụ thể, Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp quản lý như quy hoạch, kế hoạch, cấp phép, kiểm tra, giám sát,…

=> Vai trò của Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất quan trọng Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò của mình để thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 7

2.2.5 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần tập trung thực hiện những giải pháp sau:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bao gồm các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về sở hữu, đầu tư, kinh doanh, cạnh tranh, thương mại, tài chính, ngân hàng, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, đổi mới phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo hướng tập trung vào việc xây dựng thể chế, hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài chính, ngân sách, bảo vệ môi trường, Phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, tập trung phát triển kinh tế nhà nước vững mạnh, có vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững Tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo hướng hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng chủ động, tích cực, có chọn lọc, phù hợp với điều kiện và lợi thế của Việt Nam

Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phân phối không chỉ là cho người nghèo miếng ăn, như trong “thời kỳ bao cấp”, mà cái tất yếu là phải tạo cho họ cách kiếm ăn từ đó tạo cho

họ cơ hội tham gia các hoạt động kinh tế với mục tiêu bảo đảm cuộc sống, Loại bỏ dược các tư tưởng trông mong, phụ thuộc vào sự cứu trợ của Nhà nước và xã hội

Chương 3: Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Trải qua hơn 35 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, vượt bậc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình

3.1 Điểm nổi bật của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3.1.1 Chủ thể kinh tế

Chủ thể kinh tế đa dạng, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển

và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích tham gia vào nền kinh tế theo hướng hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi

Trang 8

Kinh tế nhà nước: Mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư của kinh tế nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã giảm dần trong những năm qua, nhưng kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như: năng lượng, viễn thông, giao thông vận tải, quốc phòng, an ninh,

Kinh tế tư nhân: Kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, với tỷ trọng vốn đầu tư của kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng tăng Kinh tế tư nhân đã trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân

Kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể đã có những bước phát triển tích cực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên, kinh tế tập thể vẫn còn nhiều hạn chế, cần tiếp tục được củng cố, phát triển

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, như: chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường xuất khẩu, Tuy nhiên, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng còn một số hạn chế, như: chưa tham gia nhiều vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công,…

3.1.2 Các quy luật của kinh tế thị trường được vận hành, song có sự điều tiết của Nhà nước

Ta có thể thấy trong năm 2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cầu về xăng dầu ở Việt Nam tăng cao, dẫn đến giá xăng dầu tăng lên Trước tình hình này, Nhà nước đã thực hiện các biện pháp như:

Giảm thuế nhập khẩu xăng dầu: Nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống 10%, nhằm giảm giá thành sản xuất xăng dầu, từ đó giảm giá bán xăng dầu cho người tiêu dùng

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu: Nhà nước đã tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng,

Các biện pháp trên của Nhà nước đã góp phần ổn định giá xăng dầu, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp

3.1.3 Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh

tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đầu người tăng từ 228 USD năm 1990 lên 3.729 USD năm 2022, quy mô nền kinh tế tăng gấp 25 lần Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 2,7% năm 2022

3.2 Hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trang 9

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng còn tồn tại một số hạn chế:

3.2.1 Thể chế kinh tế thị trường còn chưa hoàn thiện, chưa tạo lập được môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế.

Các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về sở hữu, đầu tư, kinh doanh, cạnh tranh, thương mại, tài chính, ngân hàng, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điều này dẫn đến môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ta dễ dàng thấy rõ điều này hơn ở Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp, trình tự, thủ tục thành lập, hoạt động, giải thể doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2020 quy định về các điều kiện đầu tư, kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp điều này chưa có sự thống nhất giữa hai luật này

3.2.2 Vai trò quản lý của Nhà nước còn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhà nước chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo, dẫn đến sự lãng phí nguồn lực, thiếu hiệu quả trong quản lý kinh tế Nhà nước chưa có đủ năng lực để điều tiết nền kinh

tế, dẫn đến tình trạng thị trường còn nhiều bất ổn, chưa phát triển lành mạnh, bền vững Ngoài ra, vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng: bộ phận nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện, ít được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế.Vấn đề vật chất được đề cao hơn yếu tố tinh thần, đạo đức đôi khi bị coi nhẹ Do vậy, điều này đã tác động xấu tới đời sống xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng khoảng cách giàu nghèo còn lớn

Ví dụ, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 2,7% năm 2022 Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo vẫn còn lớn, thu nhập, đời sống của người dân chưa được cải thiện một cách đồng đều

Thu nhập, đời sống của người dân chưa được cải thiện một cách đồng đều

Ví dụ, thu nhập bình quân đầu người của khu vực thành thị cao gấp 3,5 lần thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn

3.2.3 Các thành phần kinh tế chưa phát triển đồng đều, chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của mình.

Kinh tế nhà nước chưa thực sự vững mạnh, chưa đóng vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Kinh tế tư nhân phát triển chưa bền vững, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn, mạnh, có khả năng cạnh tranh quốc tế Kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của mình

Trang 10

Chương 4: Đưa ra những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thế chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại, hội nhập” “Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ1

chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản

lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những biện pháp hữu hiệu” 2

Để hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tập trung vào những nội dung sau:

4.1 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là giải pháp quan trọng hàng đầu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Các giải pháp cụ thể bao gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế vĩ mô, bao gồm luật ngân hàng, luật thuế, luật đầu tư, luật thương mại,

- Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại,…

Hoàn thiện thể chế kinh tế vi mô:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh, bao gồm luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật lao động,

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức kinh tế, bao gồm các tổ chức kinh tế nhà nước, các

tổ chức kinh tế tư nhân, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Hoàn thiện thể chế kinh tế đối ngoại:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế đối ngoại, bao gồm luật đầu tư nước ngoài, luật thương mại quốc tế,

- Hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại, bao gồm chính sách thương mại, chính sách đầu tư,

4.2 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhà nước

1Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t I, tr 37, 43, 53-54, 128, 223

2Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t I, tr 37, 43, 53-54, 128, 223

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w