1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích điều kiện ra đời đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CHÍNH TRỊ-QUỐC PHÒNG AN NINH-

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

***†***

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền

kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?” HỆ ĐẠI HỌC

Sinh viên thực hiện : Bùi Việt Anh Mã sinh viên : 72DCTM20035 Lớp : 72DCTM21 Khóa : K72

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thơ

Hà Nội, 2022

Trang 2

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? 4

1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa 4

1.2 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 6

1.3 Ưu thế của sản xuất hàng hóa 7

2 Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 8

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

Liên hệ đối với bản thân và đối với nước ta, nhằm làm cho quá trình sản xuất hàng hóa của nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn Việc nghiên cứu điều kiện ra đời, tìm hiểu đặc trưng và ưu thế sản xuất hàng hóa là một viêc làm giúp ta hiểu sâu hơn về quá trình ra đời của hàng hóa Vì muốn tìm hiểu được nhiều hơn nữa nên em chọn đề tài này làm vấn đề nghiên cứu viết tiểu luận của em

Trang 4

3

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH, để tạo nên sức sống cho nền kinh tế của mình, trong điều kiện thế giới bị cuốn vào xu thế toàn cầu hoá lắm thuận lợi nhiều khó khăn, Việt Nam ta áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN

Phải phát triển nền kinh tế thị trường thì, chúng ta mới có khả năng tạo cho đất nước sức mạnh vật chất xứng đáng điều kiện cải tạo một cách căn bản mức sống của nhân dân và vị thế quốc gia trong bảng xếp hạng phát triển thế giới, nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Chúng ta áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với mục đích tận dụng ưu thế truyền thống hình thái kinh tế này là huy động nguồn lực xã hội, phát huy mọi năng lực sản xuất để xây dựng cơ sở căn bản bền chắc cho kinh tế nước nhà

Vâng, vấn đề này không chỉ là người Việt Nam mới biết, thế giới cũng đã biết đến, và cụm từ “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nói đến rất thường xuyên Nhưng người ta có thật sự hiểu “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì không? Vấn đề này thật ra còn trong vòng tranh luận gay gắt Nhưng thiết nghĩ người Việt Nam đang sống trong “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì cũng cần phải tìm hiểu xem nào, phải không?

Qua đề án này em xin đóng góp chút hiểu biết của mình về “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Đầu tiên, làm quen với khái niệm trước: sản xuất hàng hóa điều kiện tồn tại của nó

Trang 5

4

NỘI DUNG

Trước hết, để hiểu thế nào là sản xuất hàng hóa chúng ta cần hiểu một số khái niệm cơ bản là:

Hàng hóa là gì: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu

nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua việc trao đổi mua bán

Điều kiện để một sản phẩm được làm ra gọi là hàng hóa:

 Sản phẩn đó nhất thiết phải do của người lao động tạo ra và phải có ích  Nó phải được trao đổi với hàng hóa khác

 Cho dù là sản phẩm vô hình hay hữu hình thì nó cũng phải có giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là gì: Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó

cuả con người thì được gọi là giá trị sử dụng

Đặc trưng của giá trị sử dụng:

 Giá trị sử dụng chỉ biểu hiện trong tiêu dùng

 Công dụng của sản phẩm lại phụ thuộc vào tính chất cơ-lý-hóa học của vật phẩm Vì vậy giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn

 Giá trị sử dụng gắn liền với hình thức tồn tại

1 Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa?

1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa

Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội gắn liền với hai điều kiện Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai

kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá:

Sản xuất tự cấp tự túc là: kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra

nhằm để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất

Ví dụ: Người săn bắn, nuôi gà, nuôi heo, trồng cây… và mục đích chính của những hoạt động này là để phục vụ cho nhu cầu cung cấp thực phẩm cho gia đình, bộ tộc

Người nuôi tằm, dệt vải là để phục vụ cho nhu cầu may mặc quần áo cho bản thân, thành viên trong gia đình, bộ tộc

Trong sản xuất tự cấp tự túc vẫn xuất hiện các hoạt động trao đổi sản phẩm lao động, tuy nhiên chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún Phần lớn vẫn là để phục vụ, đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình của người sản xuất Sản xuất tự cấp tự túc là đặc điểm

Trang 6

5

nổi bật của nền kinh tế tự nhiên Tức là các hoạt động sản xuất lúc bấy giờ phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, thiên nhiên

Sản xuất hàng hoá là: kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để

trao đổi hoặc mua bán trên thị trường

Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội

“Cũng theo Các Mác, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi hội tụ đủ hai điều kiện: Một là phân công lao động xã hội và Hai là sự khác biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản

xuất”

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây:

Điều kiện 1: Phân công lao động xã hội:

Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội

Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi hàng hóa trở thành tất yếu: Do mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài sản phẩm nhất định Trong khi đó, nhu cầu cuộc sống lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm khác nhau Do đó, họ buộc phải phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm với nhau

Phân công lao động giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy trao đổi sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều Do đó, tất yếu dẫn đến trao đổi mua bán Sự phân công lao động cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến Đây là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hoá

Ví dụ:

Giả sử như người thợ dệt vải có nhiều vải hơn so với nhu cầu của bản thân mình nhưng người đó lại cần có nhiều loại sản phẩm khác, chẳng hạn như lương thực Người thợ vải sẽ mang số vải dư thừa để đổi lấy gạo Và ngược lại, người nông dân cũng dư thừa gạo và đồng thời thiếu vải để may mặc nên sẽ dùng gạo để đổi lấy vải

Điều kiện 2: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất:

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là những người sản xuất trở thành những chủ thể độc lập, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế Vì vậy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa

Trang 7

Chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa

1.2 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hoá có 3 đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất: sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hóa là

kiểu tổ chức kinh tế dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua việc trao đổi, mua bán Trong lịch sử có hai kiểu tổ chức kinh tế là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa Nếu sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm được sản xuất chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất thì sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm được sản xuất ra dùng để bán chứ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán

Thứ hai: lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang

tính xã hội Tính xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa thể hiện ở chỗ sản phẩm được làm ra để phục vụ xã hội, đáp ứng nhu cầu của những người khác trong xã hội Tính tư nhân của sản xuất hàng hóa bởi vì sản xuất cái gì và bằng cách thức như thế nào là công việc riêng, có sự độc lập của mỗi người Tính chất tư nhân có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội Điều này tạo nên mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là nguyên nhân gây nên khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa

Thứ ba: mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải

giá trị sử dụng

Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người

Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa

Trang 8

7

1.3.Ưu thế của sản xuất hàng hóa.

Thứ nhất: trong sản xuất hàng hóa do có sự phân công lao động xã hội, chuyên

môn hóa sản xuất nên có thể khai thác hiệu quả lợi thế về tự nhiên, xã hội của con người, của từng vùng và từng địa phương

Ví dụ: Ở Việt Nam, các địa phương có sự khác biệt về mặt tự nhiên, do đó từng địa phương sẽ có những ưu thế nhất định về mặt tự nhiên, về mặt xã hội

Chẳng hạn như tại Tây Nguyên thì có lợi thế về trồng cây công nghiệp lâu năm, tại Hải Phòng có lợi thế về cảng biển, tại Thái Nguyên có lợi thế về quặng, tài nguyên khoáng sản…

Vì thế, khi phân công lao động xã hội các chủ thể kinh tế sẽ có xu hướng tìm kiếm, khai thác những lợi thế so sánh về mặt tự nhiên, về mặt xã hội của từng vùng, từng địa phương Người ta sẽ có xu hướng đầu tư vào các nhà máy đóng tàu, chế biến hải sản ở Hải Phòng thay vì ở Thái Nguyên, Tây Nguyên và ngược lại, người ta sẽ chú trọng đầu tư vào các nhà máy chế biến, phân bón, thuốc trừ sâu ở Tây Nguyên thay vì ở Hải Phòng…

Ở chiều ngược lại, sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cấp tự túc, trì trệ, lạc hậu, tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong xã hội, làm tăng năng suất lao động, sản phẩm nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội

Thứ hai: dưới tác động của các quy luật (quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,

quy luật giá trị…) buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn năng động, linh hoạt, có chiến lược, kế hoạch dài hạn, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất hợp lý… để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Đồng thời tạo ra những nhà sản xuất, kinh doanh giỏi, những người lao động lành nghề

Thứ ba: kinh tế hàng hóa là điều kiện kích thích nghiên cứu và ứng dụng những thành

tựu nghiên cứu khoa học vào sản xuất Buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn Qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển, trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của qui luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh…

Thứ tư: sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao

lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất của xã hội Bất kỳ quốc gia nào có nền sản xuất hàng hóa, đều hướng tới việc mở cửa kinh tế Điều này cho phép tận dụng được các nguồn lực trong nước còn yếu Không chỉ làm cho đời

Trang 9

Đi đôi với ưu thì cũng phải có nhược điểm của sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa vẫn còn tồn tại không ít các mặt trái, tiêu cực Cụ thể:

 Các chủ thể kinh tế trong sản xuất hàng hóa chạy theo lợi nhuận dẫn đến có thể xảy ra vi phạm pháp luật (hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng )

 Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng Sự bần cùng hóa của những người lao động

 Nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng

 Sự phá hoại môi trường sinh thái và nhiều vấn đề xã hội khác xuất hiện

2 Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Sự tác động của các quy luật: Quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… buộc Việt Nam ta phải luôn năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế

Bình quân GDP của Việt Nam khi chuyển sang nền sản xuất hàng hóa sau thời kỳ đổi mới tăng qua các năm Từ năm 1986 – 1990, GDP của KV1 là 2,7%, KV2 là 4,7% và KV3 là 5,7% Từ năm 1991 – 1995, GDP của KV1 là 4,1%, KV2 là 12%, KV3 là 8,6% Từ năm 1996 – 2000, GDP của KV1 là 4,4%, KV2 là 10,6%, KV3 là 5,7%

Liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay: Kinh tế hàng hoá thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật buộc người sản xuất phải tuân theo sự lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính Ở nước ta cần xác định nền kinh tế theo định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hoá, điều đó do chính bản thân sự vận động của nền kinh tế nước ta quy định

Muốn phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế, tất yếu phải phát triển sản xuất hàng hoá để phát huy những ưu thế của nền kinh tế

Các điều kiện chung cho sự tồn tại và phát tiển của nền kinh tế hàng hoá đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta đó là phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, mở rộng trong nền kinh tế

Trang 10

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới Ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương, lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Cămpuchia

Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk v.v… Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả nước, đặc biệt là với TP Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa

Phát triển nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tang cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống

Sản xuất hàng hóa ra đời khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng địa phương, từng vùng ở Việt Nam

Ví dụ như: vùng đồng bằng sông Cửu Long, vì thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước nên đây là nơi cung cấp lương thực chủ yếu cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w