1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận kinh tế chính trịmác lêninkinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở việt nam

25 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Người hướng dẫn Th.S Đặng Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sangmột hướng đi mới: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-***** -TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

MÁC- LÊNIN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAMSinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 1.TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 4

1.1.Quá trình hình thành nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vềkinh tế thị trường định hướng XHCN 41.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam 71.3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam 7

2 THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 10

2.1 Mô hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại 102.2 Những vấn đề cần tiếp tục xem xét và hoàn thiện 13

3 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Ở VIỆT NAM 16 KẾT LUẬN 21 Tài liệu tham khảo 22

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ năm 1986 trở về trước, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuấtnhỏ, sản xuất hàng hóa mang tính tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sangmột hướng đi mới: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam Đó chính là nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Việt Nam

Việc nghiên cứu về nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia mang một ýnghĩa to lớn cả về lý thuyết lẫn thực tế Một mặt, cho ta thấy được tínhkhách quan của nền kinh tế thị trường, và sự cần thiết phải phát triển kinh

tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước ở nước ta hiệnnay Mặt khác, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế ViệtNam, đồng thời thấy được vai trò to lớn của nhà nước đối với nền kinh tếthị trường, dễ dàng tìm ra những giải pháp nhằm đưa nước ta tiến nhanh lênnền kinh tế thị trường định hướng XHCN Xuất phát từ tầm quan trọng đó

nên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến của cô để em có thểrút ra kinh nghiệm cho mình và có thể hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 4

1.TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1.1.Quá trình hình thành nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tếthị trường định hướng XHCN

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta được xác lậpgắn với quá trình hình thành và phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa

xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trước đổi mới, nềnkinh tế thị trường, cơ chế thị trường được coi là nền kinh tế và cơ chếchuyên biệt chỉ có ở phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Cùng với sựvận động của quá trình đổi mới tư duy kinh tế, Đảng đã nhìn nhận ngàycàng sáng rõ hơn những mặt tích cực và sự tồn tại khách quan của cơ chếthị trường có định hướng trong nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ

Quá trình đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCNđược xác định trên cơ sở khái quát lại quá trình đổi mới qua ba nấc thangnhận thức về nền kinh tế XHCN, tương ứng với ba giai đoạn phát triển củanền kinh tế:

Là giai đoạn trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ VI (1986): Do tính kém hiệu quả của nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung, bao cấp dưới áp lực của thực tiễn trong thời kỳ cuối thập niên 70 vàđầu thập niên 80 trong nền kinh tế đã diễn ra những đổi mới từng phần theohướng bước đầu thừa nhận thị trường là công cụ bổ sung cho kế hoạch, chủyếu để tổ chức hoạt động kinh doanh ở cấp vi mô Thực chất sự thừa nhận

đó đã coi thị trường không còn đối lập với CNXH và có thể chấp nhậnđược trong quá trình xây dựng CNXH - đó là sự thay đổi khởi đầu về tưduy trên lĩnh vực kinh tế

Những thay đổi đó được thể hiện qua Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa IV (8/1979), giai đoạn này là sự chuyển biến nhận thức và

4

Trang 5

thực tiễn quan trọng mang tính đột phá, những tìm tòi chỉ đạo trong thựctiễn như: trong công nghiệp có thay đổi về cơ chế quản lý (nâng cao tính tựchủ, cải tiến quản lý xí nghiệp, phương thức hoạt động của các hợp tác xãtiểu thủ công nghiệp), Quyết định: 25/CP (1/1981); Quyết định: 146, Quyếtđịnh: 196 của Hội đồng Bộ trưởng; trong thương nghiệp: Nghị quyết 26của Bộ Chính trị (6/1980) về cải tiến phân phối, lưu thông; Hội nghị lần thứ

8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V (6/1985) đột phá trong đổi mới

về giá - lương - tiền Quá trình đổi mới từng phần đã có những bướcchuyển tích cực trong việc nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp, nhưngchưa đủ để tạo ra bước ngoặt căn bản trong lý luận và thực tiễn về quá trìnhhình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Bởi chưathừa nhận sở hữu tư nhân trong nền kinh tế; chưa thừa nhận quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; nền kinh tế cơ bản vận hành theophân phối hiện vật, phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh

Là giai đoạn đổi mới toàn diện cả cấu trúc và cơ chếvận hành nền kinh tế với nội dung chính là xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tậptrung bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hànhtheo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.Đại hội đưa ra những quan niệm mới về con đường xây dựng chủ nghĩa xãhội, đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời

kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuấthàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh Đại hội có ý nghĩanhư một cuộc cách mạng toàn diện, triệt để và sâu sắc

5

Trang 6

Nhờ đổi mới, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; nền kinh tếtăng trưởng khá nhanh và vững chắc, tạo những chuyển biến cơ bản trongphát triển kinh tế - xã hội; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng; giữ vữngđộc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo chuyển biến mạnh trong quátrình CNH, HĐH đất nước, cải thiện đáng kể đời sống các tầng lớp nhândân, đạt thành tích ấn tượng về xoá đói, giảm nghèo và phát triển conngười.

“Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán vàlâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơchế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa” Như vậy, Đại hội IX của Đảng (4/2001) chính thức đưa ra kháiniệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” Đây là kết quả của quá trình

15 năm đổi mới tư duy và thực tiễn ở nước ta, được đúc kết lại trên cơ sởkiểm điểm, đánh giá và rút ra các bài học lớn tại các kỳ Đại hội Đảng, đặcbiệt là Đại hội VII, VIII

Nhận thức về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dầnđược sáng tỏ, được phát triển cả về lý luận và thực tiễn qua Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ X Ngoài mục tiêu của nền kinh thị trường là lợinhuận thì mục tiêu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam nhằm phát triển lực lượng, giải phóng sức sản xuấtcủa xã hội và từng bước xây dựng tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội Đó

là kim chỉ nam cho sự phát triển mô hình có tính đặc thù mà trong lịch sửchưa có tiền lệ

Quan điểm về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa củaĐảng tại Đại hội XI được nêu cụ thể hơn:

6

Trang 8

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phục vụyêu cầu tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1/2016) tiếp tục làm rõ hơn nhữngvấn đề cốt lõi về bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta Đại hội XII khẳng định:

Điều đó có nghĩa là nềnkinh tế của chúng ta không khác biệt mà mang đầy đủ các đặc trưng phổbiến của kinh tế thị trường như: tự do kinh doanh và cạnh tranh; mở cửa vàhướng tới tự do hóa; đa dạng hóa các hình thức sở hữu; lấy quy luật giá trị

và quan hệ cung cầu để xác định giá cả; coi cạnh tranh là động lực pháttriển; vận hành với các cơ chế, cách thức được xác định rõ theo hướngvừa bảo đảm phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, vừa bảo đảm côngbằng xã hội và phát huy vai trò tích cực trong hỗ trợ phát triển của nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theocác quy luật của thị trường đông thời góp phần hướng tới từng bước xác lập

7

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Kinh tếchính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…

Kinh tếchính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…

Kinh tếchính trị 98% (66)

32

Tiểu luận Kinh tế chính trị

Kinh tếchính trị 100% (33)

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…

Kinh tếchính trị 98% (165)

14

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri

Kinh tếchính trị 98% (60)

11

Trang 9

một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

1.3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam

- Về hệ thống mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở nước ta: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉrỏ: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tanhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện: “Dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Để thực hiện được mụctiêu đó trong phát triển nền kinh tế thị trường, phải tạo điều kiện để giảiphóng mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất;phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuấtmới XHCN phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối; pháttriển kinh tế thị trường để từng bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủnghĩa xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân

- Về mục tiêu chính trị Làm cho xã hội dân chủ, biểu hiện ở chỗ dân chủhóa nền kinh tế, mọi người, mọi thành phần kinh tế có quyền tham gia vàohoạt động kinh tế, vào sản xuất kinh doanh, có quyền sở hữu hợp pháp vềtài sản của mình; quyền của người sản xuất và người tiêu dùng được bảo vệtrên cơ sở pháp luật của nhà nước

- Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: Nền kinh tế có nhiều thànhphần, với nhiều hình thức sở hữu Các thành phần kinh tế đều là bộ phậncấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhautrên cơ sở pháp luật của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo và kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành

8

Trang 10

nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; chế độ công hữu về tư liệusản xuất chủ yếu, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khichủ nghĩa xã hội về cơ bản được xây dựng xong.

- Về chế độ phân phối: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quảkinh tế là chủ yếu; đồng thời có các hình thức phân phối khác nữa (phânphối theo vốn, theo tài năng cùng các nguồn lực khác đóng góp vào sảnxuất kinh doanh), vừa khuyến khích lao động, vừa bảo đảm phúc lợi xã hội

cơ bản, bảo đảm sự phân phối công bằng, hợp lý và hạn chế sự bất bìnhđẳng trong xã hội

- Về vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, sự quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam Vì vậy, sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trườngphải định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả trên cơ sở đảm bảolợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân lao động thông qua hệ thống phápluật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế, xã hội.Đồng thời, có sử dụng cơ chế thị trường (vận dụng các quy luật kinh tế thịtrường để đưa ra những công cụ tác động vào thị trường) kích thích sảnxuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêucực của cơ chế thị trường

- Về nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu: Kết hợp ngay từ đầugiữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, bảo đảm giải phóng sức sảnxuất; xây dựng lực lượng sản xuất kết hợp với củng cố và hoàn thiện quan

hệ sản xuất mới XHCN, nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất và côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữa phát triển sản xuất với từng bướccải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và

9

Trang 11

công bằng xã hội, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; giải quyết tốt các nhiệm vụchính trị, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh, quốc phòng.

- Về tính cộng đồng và tính dân tộc: Kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở nước ta mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của xã hộiViệt Nam, phát triển kinh tế thị trường có sự tham gia của cộng đồng và vìlợi ích của cộng đồng, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội Việt Namgiàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, dân chủ, công bằng,văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân

- Về quan hệ quốc tế: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta dựavào sự phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lựcnước ngoài theo phương châm “Kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnhcủa thời đại” và sử dụng các nguồn lực đó một cách hợp lý, đạt hiệu quảcao, để phát triển nền kinh tế đất nước với tốc độ nhanh, hiện đại và bềnvững

2 THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

2.1 Mô hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại

Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành, phát triển, đến nay đã có những yếu

tố của một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và bảo đảmđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần; có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thịtrường trong nước gắn kết với thị trường quốc tế Thị trường đã phát huyvai trò trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết sản xuất và

10

Trang 12

lưu thông hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của kinh tếthị trường.

Như vậy, từ thực tiễn và lý luận, có thể khẳng định, kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế thị trường hiện đại, hội nhậpquốc tế không chỉ phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại,

mà còn là mô hình kinh tế phù hợp với các nước kinh tế chưa phát triển quá

độ lên xã hội chủ nghĩa

Sự phát triển của Viê zt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghinhâ zn Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đã nhanh chóng đưa Việt Nam từmột trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thunhập trung bình thấp Giai đoạn 2002-2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần,đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỷ lệ hộnghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sứcmua ngang giá) Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộcthiểu số, chiếm 86%

Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục có khả năng chống chịu cao, nhờ nhucầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu được duy trì ở mức cao.GDP thực tăng ước khoảng 7%, tương tự tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018,điều này cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăngtrưởng cao trong khu vực

Năm 2020, với độ mở về kinh tế và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếthế giới, kinh tế Việt Nam bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Tăngtrưởng GDP đạt 1,8% trong nửa đầu năm, dự kiến cả năm đạt 2,8% ViệtNam là một trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh

tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báotrước khủng hoảng (6-7%) Tuy nhiên, tác động của dịch Covid-19 rất khóđoán định, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh Sức

11

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019 Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, HN 2001, tr.86 Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, HN 2006, tr.25-26 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, HN 2011, tr.34 Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng TW Đảng, HN 2016, tr.25 Khác
6. Nhận thức của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Thạc sĩ Đoàn Thị Mao – Giảng viên khoa Dân vận Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, H, 2016, tr. 16 -17 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w