1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) kinh tế tư nhân – động lực phát triển quan trọngcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở việt nam

19 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Tư Nhân – Động Lực Phát Triển Quan Trọng Của Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Tác giả Đặng Nguyễn Minh Hạnh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lê Nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Tình hình phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...51.. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân...11KẾT LUẬN...14TÀI LIỆU THAM KH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN

Đề tài: KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG

CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Ở VIỆT NAM

Họ tên SV: Đặng Nguyễn Minh Hạnh

Mã SV: 2211510032 Lớp: TRI115.2 Khóa: 61 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Lan

HÀ NỘI, tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG Phần I Lý luận chung 3

1 Kinh tế tư nhân 3

2 Nền kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4

Phần II Tình hình phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5

1 Tiềm năng phát triển 5

2 Tình hình của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 6

2.1 Những điểm mạnh, tiến bộ 6

2.2 Những khiếm khuyết cần cải thiện 8

3 Nguyên nhân 9

3.1 Xuất phát từ Nhà nước, chính phủ 9

3.2 Xuất phát từ cá nhân, doanh nghiệp 9

4 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 10

Phần III Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 10

1 Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân 10

2 Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 11

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sau quyết định Đổi mới năm 1986, gần 40 năm qua, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta đã nhận thức rõ hơn kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng chủ nghĩa

xã hội; từ áp dụng cơ chế thị trường đến phát triển kinh tế thị trường; đưa

ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy được tiềm năng của đất nước

và các cá nhân đồng thời thích nghi với với môi trường hội nhập quốc tế Trong quá trình này, Nhà nước ta đã nhận thức được vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, tôi quyết định chọn

đề tài: “Kinh tế tư nhân – động lực phát triển quan trọng của nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để nghiên cứu.

Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Tiểu luận được viết nhằm nghiên cứu sâu hơn về tình hình phát triên và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuất ra phương hướng và các giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Ngoại trừ phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm có 3 phần chính:

Phần I: Lý luận chung

Phần II: Tình hình phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Phần III: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

2

Trang 4

NỘI DUNG Phần I Lý luận chung

1 Kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân (Individual Economy) được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế

cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân Cả hai thành phần kinh tế trên thuộc cùng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tuy nhiên, quy mô sở hữu là khác nhau

Trong đó, kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ

về tư liệu sản xuất và lao động của người lao động Cần lưu ý phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vcn chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động Kinh tế

cá thể, tiểu chủ có vị trị rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động; tuy nhiên, còn nhiều hạn chế do tính tự phát, manh mún và chậm ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ Do

đó, một mặt Nhà nước cần khuyến khích việc mở rộng sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ; một mặt cần hướng dcn nó dần dần nhập vào kinh tế tập thể một cách tình nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn

Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

về tư liệu sản xuất Kinh tế tư bản tư nhân đóng vai trò quan trọng đối với

sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động, đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước, tuy nhiên có tính tự phát rất cao Vì vậy, một mặt, Nhà nước tạo tâm lí xã hội và môi trường trong kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh

3

Trang 5

nghiệp của tư nhân (trong đó có các doanh nghiệp tư bản tư nhân) phát triển không hạn chế trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lí nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế tư nhân tư bản tư nhân Xit về lâu dài

có thể hướng kinh tế tư bản tư nhân đi vào kinh tế tư bản nhà nước dưới những hình thức khác nhau

2 Nền kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường

Sự hình thành của kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh

tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua các trình độ phát triển khác nhau, từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, không có

mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn phát triển Mỗi nước có nền kinh tế thị trường khác nhau phù hợp với quốc gia

đó Mỗi nền kinh tế thị trường có những đặc trưng tất yếu, không thể thiếu của nền kinh tế thị trường nói chung vừa có những đặc trưng phản ánh điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của những quốc gia đó Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch

sử Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác

4

Trang 6

lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Thực chất, hệ giá trị toàn diện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh kể trên là hệ giá trị xã hội tương lai mà loài người còn cần phải phấn đấu mới có thể đạt được một cách đầy đủ trên hiện thực xã hội Định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới giá trị cốt lõi của xã hội mới ấy Nền kinh tế thị trường mà trong các hoạt động kinh tế của các chủ thể, hướng tới góp phần xác lập được các giá trị xã hội thực tế với hệ giá trị toàn diện như vậy là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Để đạt được giá trị như vậy, nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng như các nền kinh tế thị trường khác, cần có vai trò điều tiết của Nhà nước, nhưng đối với Việt Nam, Nhà nước phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền do lịch

sử khách quan quy định Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa bao hàm đấy đủ các đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng riêng, phù hợp với lịch sử, trình độ phát triển chính trị - xã hội của Việt Nam

Phần II Tình hình phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1 Tiềm năng phát triển

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam hiện nay đang rất có tiềm năng phát triển bởi hầu hết các quốc gia ngày nay, đặc biệt là các nước phát triển và có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới như Mỹ và Trung Quốc đều chú trọng vào kinh tế tư nhân Mục tiêu của họ đều hướng đến việc đẩy mạnh hoạt động các doanh nghiệp tư nhân, phát huy tiềm năng của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc phát huy tiềm năng của đất nước Ngoài ra, kinh tế tư nhân nước ta có tiềm năng phát triển do đặc điểm của dân số Nước ta là một nước đông dân, có cơ cấu dân số vàng nên việc

5

Trang 7

Discover more

from:

TRIE115

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

414 documents

Go to course

TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ…

Kinh tế

chính trị 100% (2)

14

KTCT - On thi KTCT

Kinh tế

chính trị 100% (2)

16

Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha

Kinh tế

chính trị 100% (1)

9

Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr…

Kinh tế

chính trị 100% (1)

11

Trang 8

tạo ra công ăn việc làm, tránh tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội là rất cần thiết Kinh tế tư nhân nên được khuyến khích phát triển vì nó đóng góp một phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này

Vậy nên, tại các nước đang phát triển, nền kinh tế còn phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn phải phát triển kinh tế tư nhân Điều này giúp giải quyết các vấn đề về việc làm, xã hội trong nước cùng với đó còn tạo môi trường cạnh tranh để phát triển cho các cá nhân doanh nghiệp, từ đó phát triển đất nước

2 Tình hình của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1 Những điểm mạnh, tiến bộ

Kinh tế tư nhân đang không ngừng phát triển và khẳng định vai trò của mình trong nhận thức của mọi người Điều đó được thể hiện qua hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách được thay đổi để ngày càng hoàn thiện hơn Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức được thể chế hoá và được pháp luật bảo vệ;

Phương thức quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường;

Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh giúp môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện, thông thoáng, thuận lợi hơn

Dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được phát huy

Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực, ngành nghề và các vùng miền khác nhau; được tự do kinh doanh và tiếp cận các yếu tố sản xuất, các loại thị trường Điều này đã làm tăng hiệu quả, sức cạnh tranh giữa những người sản xuất, kinh doanh Hiện nay, nước ta

đã xuất hiện một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, tiêu biểu như: Vingroup, Sun Group, Thaco, FPT, Masan,

6

Chức năng của tiền tệ

Kinh tế chính trị 100% (1)

2

Trang 9

Năm 2018, Việt Nam có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, trong đó có gần 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân Trong số này có hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp quy

mô lớn Kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm và đóng góp khoảng 40% GDP mỗi năm, góp phần quan trọng đối với ngân sách nhà nước, giải quyết vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, không ngừng phát triển bản thân cả về năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; đồng thời trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh cũng dần được nâng cao

Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng và phát triển Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân được các cấp uỷ đảng quan tâm đổi mới, hoàn thiện; đảng viên được làm kinh tế tư nhân và chủ doanh nghiệp của tư nhân được thí điểm kết nạp vào Đảng

Kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu các thành phần của kinh tế; hệ thống luật pháp, chính sách được cải thiện; yếu tố con người được nâng cao; mô hình quản lý được đổi mới

2.2 Những khiếm khuyết cần cải thiện

Ngoài những điểm mạnh trên, việc phát triển kinh tế tư nhân vcn còn những hạn chế

Tuy hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân đang dần được cải thiện nhưng vcn còn những bất cập, thiếu đồng bộ Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp

Kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, chủ yếu vcn là kinh tế hộ kinh doanh; trình độ công nghệ, năng lực quản trị, khả năng tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn thấp Năng lực kinh tế quốc tế còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được các quy định

7

Trang 10

xuất khẩu Nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể và phá sản

Gian lận thương mại trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh

tế - xã hội

Nhiều quy định và pháp luật chưa được nghiêm tức thực hiện Tình trạng sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hay các vấn đề về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, vcn còn đang diễn ra phức tạp Nhiều doanh nghiệp tư nhân không đảm bảo lợi ích của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực, quá hạn trả nợ ngân hàng, trốn thuế, nợ thuế,

Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi Đặc biệt là môi trường đầu tư kinh doanh khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp còn phổ biến Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn bất hợp

lý, thiếu chặt chẽ Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của kinh tế tư nhân còn thấp

Hệ thống pháp luật, các bộ, ban, ngành chưa được đồng bộ; nhiều quy định chưa được tuân thủ nghiêm túc; môi trường kinh doanh chưa thuận lợi

3 Nguyên nhân

Nguyên nhân dcn đến tình hình trên chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan,

do nhà nước và cả cá nhân các doanh nghiệp tư nhân

8

Trang 11

3.1 Xuất phát từ Nhà nước, chính phủ

Nguyên nhân trước hết là vấn đề hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế Vấn đề thực thi các chính sách, đường lối, pháp luật chưa được quán triệt xử lý Công tác phổ biến và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế

tư nhân chưa diễn ra thường xuyên, đầy đủ và sâu rộng

Vcn còn một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân cần được làm rõ hơn

cả lý luận lcn thực tiễn Thể chế phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập

Hoạt đông của tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị

-xã hội, -xã hội – nghề nghiệp còn thiếu hiệu quả, chậm thích nghi với sự biến đổi, chưa thực sự làm tốt vai trò của mình

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của kinh tế tư nhân, nhất là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực

3.2 Xuất phát từ cá nhân, doanh nghiệp

Xuất phát điểm của các doanh nghiệp tư nhân còn thấp (khả năng tài chính thấp, trình độ tay nghề, trình độ quản lý và khả năng ứng dụng công nghệ chưa cao)

4 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Kinh tế tư nhân trở thành động lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhờ có các vai trò sau:

Một là, vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế ngày càng

quan trọng Kinh tế tư nhân là nhân tố đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng GDP cao, tăng thu ngân sách nhà nước; bên cạnh đó còn góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo đời sống an sinh xã hội

9

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w