Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các tácđộng của stress đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng nhưhiệu suất công việc sẽ giúp chúng em nhận thức rõ hơn vềmức độ nghiêm trọng của vấn đề stre
Trang 1
TÊN HỌC PHẦN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
TÊN ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA
STRESS ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : LÊ THỊ HOÀNG LIỄU
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 233SOS20417
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6E
TP HỒ CHÍ MINH – Tháng 06/2024
🙥🙥🙥
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
BÀI TIỂU LUẬN
TÊN HỌC PHẦN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
TÊN ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA STRESS ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
CON NGƯỜI
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: LÊ THỊ HOÀNG LIỄU
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN NHÓM 6E:
1.Nguyễn Bình Yên - 221A370130
2 Nguyễn Lê Như Yến - 21A150169
3 Nguyễn Thị Kim Xuân - 221A040295
4 Nguyễn Thị Hải Yến - 231A080063
5 Nguyễn Ngọc Thanh Xuân - 221A370429
TP HỒ CHÍ MINH – Tháng 06/2024
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, trước khi bước vào nội dung bài tiểu luậnnhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến tiến sĩ Lê ThịHoàng Liễu - giảng viên trường đại học Văn Hiến người đãđồng hành cùng chúng em trong môn học “Các vấn đề xãhội đương đại”, cô đã truyền đạt cho chúng em những kiếnthức về sự biến đổi xã hội và những khác biệt cơ bản giữa
xã hội truyền thống và xã hội hiện đại Cách giảng dạy của
cô vô cùng dễ hiểu, cô luôn tạo bầu không khí vui vẻ trongmỗi buổi học giúp chúng em thoải mái và dễ tiếp thu kiếnthức hơn Cô còn rất nhiệt tình giúp đỡ, sẵn sàng giải đápmọi thắc mắc của chúng em để chúng em có thể hoàn thànhbài tiểu luận này
Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bàitiểu luận không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rấtmong nhận được ý kiến từ cô và các bạn để bài tiểu luậnđược hoàn thiện hơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Tình hình nghiên cứu 6
3 Phương pháp nghiên cứu 6
4 Nội dung nghiên cứu 6
PHẦN NỘI DUNG………7
1 GIỚI THIỆU 7
1.1 Stress là gì? 7
1.2 Tầm quan trọng của việc hiểu rõ ảnh hưởng của stress đối với đời sống con người? 7
2 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA STRESS 8
3 HẬU QUẢ 11
3.1 Ảnh hưởng của stress đến sức khỏe thể chất 11
3.2 Ảnh hưởng của stress đến sức khỏe tinh thần 13
3.3 Ảnh hưởng của stress đến các mối quan hệ xã hội 14
4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM STRESS 15
5 KÊU GỌI CHÚ Ý VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN 17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Stress, hay căng thẳng, là một hiện tượng phổ biến vàngày càng trở nên nghiêm trọng trong xã hội hiện đại Sựphát triển nhanh chóng của công nghệ, áp lực công việc vànhịp sống gấp gáp đã làm gia tăng mức độ stress trong cộngđồng
Chúng em chọn đề tài này vì muốn tìm hiểu sâu hơn vềnhững nguyên nhân chính gây ra stress trong cuộc sốnghàng ngày, từ áp lực công việc, học tập, cho đến các mốiquan hệ cá nhân Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các tácđộng của stress đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng nhưhiệu suất công việc sẽ giúp chúng em nhận thức rõ hơn vềmức độ nghiêm trọng của vấn đề stress
Hơn nữa, chúng em muốn khám phá và giới thiệu cácphương pháp quản lý stress hiệu quả Những kỹ thuật nàykhông chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn gópphần nâng cao hiệu suất công việc và học tập Chúng emtin rằng, việc chia sẻ các phương pháp này sẽ mang lại lợiích thiết thực cho nhiều người, đặc biệt là trong bối cảnh xãhội hiện nay
Cuối cùng, đề tài về stress không chỉ có ý nghĩa mà cònmang tính ứng dụng cao Bằng cách tìm hiểu và phân tíchsâu sắc, chúng em hy vọng có thể đưa ra những khuyếnnghị hữu ích cho việc giảm thiểu và quản lý stress, gópphần vào việc xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và hạnhphúc
Trang 62 Tình hình nghiên cứu
Stress luôn là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hộihiện nay Do vậy, trong thời gian qua ở Việt Nam vấn đềstress đã được đưa vào trở thành đề tài nghiên cứu Tínhđến nay, Việt Nam đã có rất nhiều bài viết, chủ đề nói vềviệc stress Trong những bài viết đó có những sự khai thác,nhìn nhận vấn đề với nhiều góc nhìn khác nhau
Do đó, bài tiểu luận nghiên cứu về stress của nhóm emmuốn cho mọi người hệ thống hóa một cách tổng thể cáckhía cạnh khác nhau của các vấn đề về stress
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu nhóm em có những phương pháp sau:
• Phương pháp thu thập dữ liệu
• Phương pháp nghiên cứu vấn đề theo nhiều khía cạnh
• Phương pháp phân tích
• Phương pháp lập luận
• Phương pháp đưa ra kết luận
4 Nội dung nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
• Làm rõ những vấn đề nghiêm trọng do stress mang lại
• Đưa ra những nguyên nhân để mọi người tránh stress
• Đề xuất các biện pháp nhầm nâng cao hiệu quả phòngchống stress đến mọi người và xã hội
- Đối tượng nghiên cứu: Những người trẻ hoặc lớn tuổi bị stress trong học tập, công việc và cuộc sống Những người không tìm thấy được sự tích cực trong cuộc sống và tự dày
vò chính bản thân mình
Trang 71.2 Tầm quan trọng của việc hiểu rõ ảnh hưởng của stress đối với đời sống con người?
Hiểu rõ ảnh hưởng của stress đối với đời sống conngười là một việc vô cùng quan trọng bởi những lý do sau:
Giúp chúng ta nhận biết và đối phó với stress hiệu quả: Khi hiểu rõ các dấu hiệu và triệu chứng của stress,chúng ta có thể dễ dàng nhận biết khi bản thân đang gặpstress Từ đó, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp để đốiphó với stress một cách hiệu quả, tránh để stress ảnh hưởngtiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Giúp chúng ta phòng ngừa các vấn đề sức khỏe:
Stress là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho nhiều vấn đềsức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Sức khỏe tinh thần: lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ,
- Sức khỏe thể chất: bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì,tiểu đường, suy yếu hệ miễn dịch,
Hiểu rõ ảnh hưởng của stress giúp chúng ta có ý thứchơn trong việc kiểm soát stress, từ đó phòng ngừa các vấn
đề sức khỏe nguy hiểm
Giúp chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống:
Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh của
Trang 8cuộc sống, bao gồm công việc, học tập, các mối quan hệ, Hiểu rõ ảnh hưởng của stress giúp chúng ta có thể thựchiện các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực củastress, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giúp chúng ta hỗ trợ người khác:
Khi hiểu rõ ảnh hưởng của stress, chúng ta có thể giúp
đỡ người thân, bạn bè và đồng nghiệp khi họ đang gặpstress Chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗtrợ tinh thần để họ vượt qua giai đoạn khó khăn
Góp phần xây dựng một xã hội khỏe mạnh:
Stress là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến mọi ngườitrong xã hội Hiểu rõ ảnh hưởng của stress giúp chúng tanâng cao nhận thức về vấn đề này và chung tay xây dựngmột xã hội khỏe mạnh, nơi mọi người đều có thể sống mộtcuộc sống hạnh phúc và an toàn
Kết luận:
Hiểu rõ ảnh hưởng của stress đối với đời sống conngười là một việc vô cùng quan trọng Nó giúp chúng tanhận biết và đối phó với stress hiệu quả, phòng ngừa cácvấn đề sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống, hỗ trợngười khác và góp phần xây dựng một xã hội khỏe mạnh
2 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA STRESS
Stress là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sốnghiện đại, ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất và tinh thần củachúng ta Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp và áplực công việc gia tăng, việc hiểu rõ nguyên nhân gây rastress là cực kỳ quan trọng để chúng ta có thể áp dụng cácbiện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả Dưới đây là một
số nguyên nhân gây stress phổ biến
Trang 9- Nguyên nhân dẫn tới stress thường do hai yếu tố tác động.
Yếu tố từ bên trong:
- Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏekhông tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắcbệnh hiểm nghèo khó chữa, Những nỗi lo lắng làm sao đểkhỏe mạnh lại, để trang trải chi phí y tế hoặc phải đối mặtvới một căn bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính đều cóthể gây ra stress
- Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực,đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bảnthân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,
- Chấn thương tâm lý khi còn nhỏ: Một số người bị căngthẳng trong lâu dài do những chấn thương tâm lý khi cònnhỏ Một nghiên cứu cho thấy việc phải chịu đau khổ khicòn nhỏ có thể gây ra những căng thẳng về mặt thể chấtsuốt cuộc đời Trẻ em bị ngược đãi hoặc sống chung vớimột người nghiện rượu, ma túy thường trải qua tình trạngcăng thẳng nhiều hơn khi trưởng thành
Yếu tố bên ngoài:
- Mất đi người thân: Cái chết của người thân, vợ hoặcchồng có thể là một trong những nguyên nhân gây căngthẳng nặng nhất mà một người có thể gặp phải Nỗi đautâm lý có thể kéo dài đến vài năm
- Ly hôn: Ly hôn cũng là một trong những nguyên nhânhàng đầu gây ra căng thẳng ở người trưởng thành Ngoài
Trang 10việc phải đối mặt với những cung bậc cảm xúc buồn giậnkhác nhau, khi ly dị, một trong hai người vợ hoặc chồngphải rời khỏi nhà Nhiều vấn đề lúc này sẽ nảy sinh baogồm phân chia tài sản, tài chính, chăm sóc và nuôi dưỡngcon cái,…
- Tài chính: Vấn đề tài chính cũng là nguyên nhân cơbản gây stress cho con người Nghiên cứu cho thấy nhữngngười độc lập về tài chính có đời sống kinh tế dư dả hơn,sống thoải mái hơn, những người nghèo còn phụ thuộc vàongười khác Trường hợp thất nghiệp, mất đi công việc kiếmtiền cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái bế tắc, từ đóhình thành lên những dòng suy nghĩ tiêu cực
- Công việc: Sự căng thẳng liên quan đến công việcthường xảy ra ở những người có công việc đòi hỏi thời gianlàm việc dài Công nhân cũng có xu hướng bị căng thẳnghơn nếu họ lo lắng về việc bị sa thải hoặc cắt giảm giờ làm
- Mối quan hệ cá nhân: Đôi khi con người bị căng thẳngbởi những mối quan hệ cá nhân, ngay cả khi các mối quan
hệ cơ bản vẫn bình thường Vợ chồng cãi vã, cha mẹ – concái mâu thuẫn và đôi khi xung đột giữa bạn bè hoặc đồngnghiệp có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng
- Mang thai: Mang thai là giai đoạn stress nhất của bàbầu, do các sự thay đổi về cơ thể và hormone làm ảnhhưởng đến tâm trạng, gây buồn nôn, mệt mỏi và da dẻ xấu
đi Nhiều phụ nữ lo lắng về sự phát triển của thai nhi, lo sợcon của mình không phát triển bình thường
- Học tập: Stress do học tập thường xuất phát từ áp lựchọc tập, bao gồm khối lượng bài tập lớn, nhiều kỳ thi và bàikiểm tra, cùng với kỳ vọng cao từ gia đình và bản thân.Việc quản lý thời gian cũng là một yếu tố quan trọng, khihọc sinh và sinh viên gặp khó khăn trong việc cân bằng
Trang 11lý thời gian hiệu quả Thiếu nghỉ ngơi và giấc ngủ không
đủ gây mệt mỏi và giảm hiệu suất học tập, trong khi môitrường học tập cạnh tranh và áp lực từ giáo viên, bạn bècũng góp phần gây stress
- Gặp tình huống nguy hiểm: Khi đối mặt với tình huốngnguy hiểm, cơ thể và tâm trí con người phản ứng một cách
tự nhiên để bảo vệ bản thân, dẫn đến stress Phản ứng này
có thể bao gồm sự tăng cường của hormone adrenaline, làmtăng nhịp tim và mức độ cảnh giác Lo lắng về an toàn cánhân, sự không chắc chắn về hậu quả và cảm giác mất kiểmsoát là những yếu tố chính gây ra stress trong những tìnhhuống này
- Khí hậu thời tiết: Thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt,hạn hán có thể gây lo lắng và sợ hãi Biến đổi khí hậu vàthời tiết ẩm ướt, lạnh kéo dài có thể làm giảm tinh thần vàgây rối loạn cảm xúc Nhiệt độ cao và sóng nhiệt cũng cóthể tăng căng thẳng và khó chịu
3 HẬU QUẢ
Ngày nay, tỉ lệ giới trẻ gặp stress ngày càng một nhiềugây ra những hậu quả không thể lường trước được, chỉ mộtsuy nghĩ tiêu cực cũng có thể khiến họ dần dần bị dày vò vàdẫn đến việc stress Nếu họ stress trong một khoảng thờigian dài thì sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng chobản thân họ Stress không chỉ gây ra những vấn đề về sứckhỏe vật lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần củacon người Stress có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi
và không phân biệt giới tính
3.1 Ảnh hưởng của stress đến sức khỏe thể chất:
Đau đầu, đau nhức cơ thể:
Stress kéo dài thường dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, bệnhkhông chỉ ảnh hưởng ở những suy nghĩ mà còn biểu hiện rathực thể Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện những cơ đau
Trang 12đầu liên tục, kéo dài, đau có thể xảy ra ở một bên hoặc haibên đầu Do căng thẳng kéo dài sẽ làm giải phóng các chấtgây hại cho bộ não, rối loạn các hormone mang lại cảmgiác thư giãn, hạnh phúc dẫn tới hệ thần kinh, mạch máuthay đổi hoạt động.
Teo não, suy giảm trí nhớ:
Khi stress các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt động
sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể bị chết dần Theo một sốnghiên cứu, stress kéo dài chất xám có nguy cơ bị giảm,não sẽ teo lại dẫn tới suy giảm trí nhớ, khó tập trung hơntrong học tập, công việc, khả năng ghi nhớ và tư duy kémhơn Ngoài ra, stress kéo dài gây tổn thương các hoạt độngcủa não bộ, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh rốiloạn trạng thái, rối loạn thần kinh,
Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa:
Stress kéo dài dẫn truyền thần kinh thông qua dây thầnkinh phế vị và tác động lên hoạt động của dạ dày Dẫntới trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, Ngoài
ra, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột dẫn tớimột số bệnh như viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, đaubụng,
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch:
Stress thường gây ra những rối loạn về nhịp thở, nhịptim tăng lên, đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim
và dẫn tới những bất thường trong hoạt động tim mạch Khistress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh timmạch ví dụ như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,
Nguy cơ đột quỵ:
Stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.Đột quỵ thường dễ xảy ra khi những người bệnh có nhữngcảm xúc quá độ, đặc biệt trong trường hợp đã có sẵn bệnh
Trang 13những người bị căng thẳng stress kéo dài có nguy cơ bị độtquỵ cao hơn so với người bình thường Nếu tình trạngstress kéo dài không xử lý kịp thời thì đột quỵ là có thể gâynguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Lão hóa sớm và các bệnh lý khác:
Căng thẳng có thể khiến cho tốc độ lão hóa có thểnhanh hơn 9-17 năm so với người không gặp căng thẳng.Ngoài ra, căng thẳng còn là nguyên nhân của bệnh thầnkinh, bệnh phụ khoa, bệnh tình dục, bệnh cơ khớp, dễ bị dịứng, mệt mỏi toàn thân
3.2 Ảnh hưởng của stress đến sức khỏe tinh thần:
Mất tập trung, suy giảm trí nhớ:
Khi bị stress, người bệnh thường cảm thấy không cóhứng thú làm việc, luôn rơi vào trạng thái mất tập trung,đầu óc trống rỗng và suy giảm trí nhớ Dẫn tới làm việckhông hiệu quả và chán nản Lặp lại vòng luẩn quẩn và tìnhtrạng stress lại càng kéo dài Do đó người bệnh cần theo dõinhững dấu hiệu ban đầu của stress để kịp thời xử lý, chủđộng phòng tránh những hậu quả có thể gây ra
Rối loạn giấc ngủ:
Người bệnh có xu hướng suy nghĩ, lo lắng những điềutiêu cực và rơi vào trạng thái không lối thoát Suy nghĩnhiều sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể và ảnh hưởngkhông nhỏ đến giấc ngủ Những mâu thuẫn trong suy nghĩcủa bản thân sẽ gây ra trạng thái khó ngủ, mất ngủ chongười bệnh Theo nghiên cứu có đến 80% người bệnhstress đều bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay không thể đivào giấc ngủ một cách bình thường
Rối loạn cảm xúc:
Bệnh nhân bị stress kéo dài sẽ luôn trong trạng thái ứcchế, xúc động Những việc làm nhỏ nhặt cũng có thể không
Trang 14làm vừa ý người bệnh Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi ảnhhưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh Họ thường mấtkiểm soát hành vi của mình hoặc biểu lộ cảm xúc thái quá
và dễ xúc động Điều này có thể đi kèm với các triệu chứngnhư sợ hãi, nhạy cảm, và cảm giác hoảng loạn vô cớ
Bệnh Alzheimer:
Căng thẳng thần kinh có thể làm tăng nguy cơmắc bệnh Alzheimer và làm các tổn thương não trở nêntrầm trọng hơn Các tác động của căng thẳng, đặc biệt là áplực liên tục, có thể dẫn đến co rút não, suy giảm trí nhớ vàgiảm chức năng miễn dịch
Nguy cơ dẫn đến tử vong:
Khi người bệnh đã đến trạng thái stress nặng thì mọisuy nghĩ đều trở nên phức tạp, tiêu cực Không thể bày tỏvới người khác khiến họ dồn nén nhiều suy nghĩ vào tronglòng, từng ngày từng ngày và đến một lúc không thể chịuđựng được nữa, họ có thể sẽ nghĩ đến cái chết và tìm mọicách để kết thúc một cuộc đời tiêu cực, không còn niềmvui
3.3 Ảnh hưởng của stress đến các mối quan hệ xã hội:
Stress là tình trạng căng thẳng, áp lực tinh thần phổbiến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Stress cóthể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như công việc, họctập, mối quan hệ cá nhân, vấn đề tài chính, sức khỏe, vànhiều yếu tố khác Ảnh hưởng của stress đến các mối quan
hệ xã hội của con người là không thể phủ nhận
Trong mối quan hệ gia đình, stress có thể gây ra sựcăng thẳng, xung đột giữa các thành viên trong gia đình.Nếu một người trong gia đình phải đối mặt với stress từcông việc, sức khỏe hoặc các vấn đề cá nhân khác, họ có