1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thực trạng và hệ lụy của việc sử dụng sai tiếng việt hiện nay

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hiện nay, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóangôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiệnnay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA TIẾNG VIỆT

Tiểu luận môn:

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ HỆ LỤY CỦA VIỆC SỬDỤNG SAI TIẾNG VIỆT HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện : Hoàng Thảo Ngân Mã sinh viên : 2823151065

Lớp : TR28.10

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài………

2 Mục đích nghiên cứu………

PHẦN II NỘI DUNG 2

1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan……….

2 Khái niệm về ngônngữ 2

1.2 Khái niệm về mạng xã hội 2

2.4 Báo động ngôn ngữ mạng văng tục “thả ga”……….7

3 Nguyên nhân, hệ quả và giải pháp khắc phục……… 8

3.1 Nguyên nhân 8

3.2 Hệ quả 11

3.3.Giải Pháp……… 12

PHẦN III KẾT LUẬN 14

Trang 3

PHẦN IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Có thể nói, ngôn ngữ là sự sáng tạo diệu kỳ và hoàn chỉnh nhất của nền

văn hóa nhân loại Song, ngôn ngữ còn được xem là “linh hồn” của một dân

tộc, bởi chính nó là công cụ để biểu hiện sự tích lũy và mở rộng các kháiniệm, tư duy nhận thức và là phương tiện để hình thành ý thức, xã hội loàingười Đồng thời, phục vụ cho những mục đích bình thường hàng ngày và

cho cả những mục đích cao cả của cuộc sống “Tiếng nói là thứ của cải vô

cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quýtrọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Đây chính là lời dạy

của Hồ Chủ tịch được trích trong “Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của

Hội Nhà báo Việt Nam” Có thể thấy, Việt Nam có lịch sử hình thành lâu đời

hơn 4000 năm Với bề dày lịch sử hào hùng, ta còn tự hào với nền văn hóađặc sắc và đặc biệt là ngôn ngữ phong phú Trải qua bao quá trình gọt giũa,qua từng thời kỳ lịch sử, dân tộc ta vẫn giữ nguyên được nét trong sáng củaTiếng Việt.Trong lòng mỗi con người Việt Nam, Tiếng Việt là ngôn ngữthiêng liêng và đáng tự hào nhất, là di sản, tinh hoa quý giá của đất nước Trong xu thế hội nhập, với sự phát triển vượt bậc của khoa học - côngnghệ, kéo theo đó là sự giao thoa của các nền văn hóa và đa ngôn ngữ Vì thếtừ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện nhữnghiện tượng mới mẻ Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thànhđể thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đócòn thiếu vắng Sự thay đổi trong cách sử dụng ngôn ngữ được thể hiện rõnhất ở lứa tuổi học sinh.

Song song mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các

cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn

Trang 4

có của tiếng Việt Hiện nay, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóangôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiệnnay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.Trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai tròhết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của

tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng

tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”

Tiếng Việt đang dần bị biến hóa đủ mọi kiểu Người ta sử dụng chúngmột cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùngchúng như thế nào Vì vậy, trong phạm vi của bài tiểu luận này, em chọn đề

tài “Thực trạng và hệ lụy của việc sử dụng sai tiếng Việt hiện nay” để nói

lên quan điểm của bản thân và giải pháp cho vấn đề trên.

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm mục đích góp phần giải quyết những vấn đề của lý luận ngôn ngữ

cũng như thực tiễn nghiên cứu tiếng Việt hiện nay.

Về phương diện lý luận, tiểu luận góp phần nghiên cứu, bổ sung lý luậnvề ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và tác độngcủa sự bùng nổ về Internet, cụ thể là nghiên cứu về vấn đề lựa chọn và sửdụng ngôn ngữ của nhóm học sinh, sinh viên; sự biến đổi và phát triển tiếngViệt trong giai đoạn hiện nay.

Về phương diện thực tiễn, tiểu luận nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻnhằm góp phần xây dựng, cập nhật chuẩn tiếng Việt trong giai đoạn mới,thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục cho giới trẻ họcsinh sinh viên và định hướng thái độ ngôn ngữ chung của cộng đồng.

Trang 5

PHẦN II NỘI DUNG

1 Khái niệm và thuật ngữ về Tiếng Việt1.1 Khái niệm về ngôn ngữ

Ngôn ngữ sẽ phản ánh trong ý thức cộng đồng Sự thống nhất của lời nóivà ngôn ngữ chính là một phần vô cùng quan trọng để góp phần nên sứcquan trọng của ngôn ngữ trong đời sống cả tinh thần và vật chất Mỗi cánhân sẽ có khả năng phát triển cùng với năng lực nhận thức cùng với đó sẽ làmang dấu ấn của những đặc điểm tâm lý cá nhân Việc sử dụng ngôn ngữkhông đơn thuần là sử dụng để giao tiếp mà nó còn phản ánh thái độ về đốitượng của ngôn ngữ và đối với người được giao tiếp Sự khác biệt cá nhân vềngôn ngữ là cách thể hiện ở cách phát âm, dùng từ, dùng câu, luyến láy vàbiểu đạt tâm tư tình cảm.

Qua thời gian, xã hội ngày càng một phát triển cũng chính vì thế những

vai trò đóng góp trong xã hội đó cũng đã có sự nhìn nhận và đóng góp xứngđáng, ngôn ngữ cũng là một phần trong viên gạch để xây dựng nên xã hộikiên cố ấy Ngôn ngữ qua nghiên cứu của Viện Ngôn ngữ học (Việt Nam)được xem là một phương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, baogồm các hệ thống đơn vị và nhiều quy tắc được kết hợp với nhau để tạo lờinói hay chữ viết, lời nói Ngôn ngữ được cấu tạo nên bởi nhiều quy tắcnhưng nhìn chung ngôn ngữ vẫn bao gồm âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định,

câu Hoặc theo như tác giả Nguyễn Thiện Giáp viết trong cuốn “Ngôn Ngữ

Học Lý Thuyết” đã cho rằng dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngôn

ngữ loài người, cuốn sách đưa ra một định nghĩa về ngôn ngữ như sau :

“Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giaotiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồngngười; ngônngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt

Trang 6

truyền thống văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác” [Nguyễn

Thiện Giáp, 2012].

Nhưng ngày nay ngôn ngữ không chỉ là một phương tiện giao tiếpthường ngày, dưới góc nhìn của chuyên gia và các nhà khoa học, ngôn ngữđã có vai trò nghiên cứu vô cùng quan trọng trong vị trí xã hội, mối quan hệgiữa hoạt động ngôn ngữ và xã hội luôn có sự phát triển, thay đổi qua từng

thời gian Trong bài viết “Ngôn ngữ học xã hội: Quan điểm và những

khuynh hướng” đã đề cập đến nhà nghiên cứu khoa học Pháp tên là Raoul

de la Grasserie cũng đã sử dụng cụm từ xã hội học ngôn ngữ (Sociologielinguistique) trong một bài viết in năm 1906 Ngôn ngữ đã trở thành mộtđiểm sáng cho sự nghiệp nghiên cứu cho các nhà khoa học nhưng mãi đếnnhững năm 60 của thế kỉ XX ngành ngôn ngữ khoa học đã có chỗ đứng trongxã hội Nhờ những nỗ lực của các nhà nghiên cứu thì ngôn ngữ thành một kếtquả nghiên cứu khoa học đầy sự tự hào [Trần Thanh Ái, 2020].Việc sử dụng

ngôn ngữ cũng giống như việc “xây dựng một ngôi nhà” kiên cố, từng “lát

gạch” trên ngôi nhà đó đều đóng góp phần quan trọng để “ngôi nhà” trở nên

vững chắc, từng câu từng từ trong quá trình trao đổi ngôn ngữ cũng giống

như những viên gạch đang hình thành nên một “ngôi nhà” với nhiều sự liên

kết Đồng thời, những mối quan hệ của xã hội đều được phụ thuộc vào ngônngữ, không chỉ là đơn giản là quá trình giao tiếp bằng những ngôn ngữ chungmà nó còn là tiền đề để đưa thông tin đúng và chính xác nhất với các đốitượng trong xã hội Song, một nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp cũng cho

rằng : “Tiếng Việt đã đóng góp phần quan trọng cấu tạo nên xã hội ngày

nay, người đứng vào hàng nghiên cứu từ vựng Tiếng Việt trong bối cảnhngôn ngữ học Việt Nam đang ở cao trào của nghiên cứu cấu trúc luận và từTiếng Việt trở thành một nội dung khoa học trung tâmcủa Việt ngữ học ở cảhai bình diện ngữ pháp học Tiếng Việt và từ vựng học Tiếng Việt”[Nguyễn

Thiện Giáp, 2004].

Trang 7

1.2 Khái niệm về mạng xã hội

Mạng xã hội là một trang web hay nền tảng trực tuyến với nhiều hình

thức, tính năng, giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau ở bất cứ nơinào Ở đó, không chỉ có các mối quan hệ ảo của những người cùng đam mê,sở thích…mà còn có cả những mối quan hệ đời thực.

Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ýtưởngcá nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt động, sựkiệntrên mạng hoặc trong thế giới thực Nếu như trong mô hình mạng xãhộitruyền thống, ví dụ như sự kiện hội chợ, đã tồn tại từ lâu trong lịch sử thìmạng xã hội trên web giúp người dùng kết nối với những ngườisống ở nhiềuvùng đất khác nhau, ở thành phố khác hoặc trên toàn thế giới.

Mạng xã hội tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có thể giao lưuvới nhau, hoặc có sự kết nối, chia sẻ thông tin hữu ích trên nền tảng Internet,nâng cao kỹ năng sống và sự hiểu biết, tích lũy được nhiều kiến thức cànthiết…

Bên cạnh đó, mạng xã hội còn hướng đến mục tiêu tạo nên một cộngđồng có giá trị, nâng cao vai trò của mỗi người dùng trong việc xây dựng cácmối quan hệ, thiết lập các nhóm người có chung mục đích, sở thích…

Một số mạng xã hội được ưa chuộng sử dụng ở Việt Nam như:Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok,….

Đi cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ngôn ngữ mạngcó nhiều nhiều ảnh hưởng đáng lo ngại tác động hầu hết lên các cá nhân,nhất là số người trẻ.

2.3 Thuật ngữ Gen Z

Trang 8

Gen Z (Thế hệ Z) là những cụm từ ám chỉ đến nhóm người sinh ra

từnăm 1995 đến năm 2012 (một số khác cho rằng từ 1997 đến 2015), thếhệtrẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.

Trên thế giới, Gen Z có khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới,

chiếmkhoản ⅓ dân số.

Thuật ngữ thế hệ Z được sử dụng lần đầu tiên có thể là trong một bài báo

“Thời đại quảng cáo” vào tháng 9 năm 2000, bởi là lứa được sinh ra ngay

sau thế hệ Y (Gen Y), nên được gọi là thế hệ Z hay Gen Z, thế hệ này sinh ratrong thời đại của Internet, không giống như thế hệ Ysinh ra trong giai đoạnhình thành và phát triển của internet, thế hệ Z là thế hệ đầu tiên được sinh rasau khi Internet trở nên phổ biến rộng rãi.

Thế hệ trẻ ngày nay được gọi với cái tên Gen Z và cụm từ này đã trởthành từ ngữ phổ biến, được ưa chuộng đối với giới trẻ Việt Nam trong vòng3 năm nay

2 Thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay2.1 Thực trạng

Từ hàng nghìn năm dựng, giữ nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầmcủa lịch sử với không ít mưu đồ xâm lược, nhưng tiếng Việt không nhữngkhông bị đồng hóa mà còn phát triển ngày càng hoàn thiện đảm đương tốtvài trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc càng cho chúng ta thấy được sức sốngmạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết bao thế hệ - ngôn ngữấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình Tiếng Việt được dùng trongcácvăn kiện, trong đối ngoại, giao lưu văn hoá, trong giao tiếp hàng ngày vàtrở thành giá trị tinh thần không thể thiếu của Việt Nam

Song song với sự phát triển bùng nổ của khoa học – kĩ thuật và mạng xãhội, một thực trạng đáng buồn là những từ ngữ thuần Việt ngày càng đượcthếhệ trẻ sử dụng ít đi, thay vào đó là những ngôn ngữ vay mượn nước ngoài,

hay những ngôn ngữ được giới trẻ cho rằng “sáng tạo”, “độc lạ” Trên khắp

Trang 9

diễn đàn, nền tảng mạng xã hội, “ngôn ngữ Gen Z” dần trở nên phổ biến và

được phủ sóng khắp nơi, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết dần trở nênbiếndạng Có lẽ cũng chính bởi vì nghĩ có quyền tự do ngôn luận mà trênkhắp các trang mạng xã hội, giới trẻ không ngại thể hiện mình bằng những từngữ khó hiểu Tiếng lóng xâm nhập và lan truyền mạnh mẽ Sự lệch lạc trongvăn hoágiao tiếp của giới trẻ ngày càng được thể hiện rõ nét và công khai ởtrênmạng Không khó để bắt gặp trên nhiều nền tảng xã hội những ngôn từ

gây “sốc” của các bạn trẻ Từ bao giờ giới trẻ lại hình thành cho mình thói

quenbuông thả những từ ngữ được cho là “mang tính cá nhân” nhưng lạiảnhhưởng tiêu cực đến cộng đồng và nền văn hoá ứng xử không gian mạngcủaViệt Nam Đây là một thực trạng gây nhức nhối những năm gần đây khimàmạng xã hội càng ngày càng phát triển và bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Tiếng Việt đã phát triển và tồn tại xuyên suốt

trong quá trình thống nhất quốc gia của dân tộc Việt Nam Sự giao thoa giữacác nền văn hóa đòi hỏi xã hội Việt Nam phải thay đổi để có thể cân bằngnhu cầu giao tiếp phát triển đất nước Cũng vì đó, sự giao lưu, hội nhập ngônngữ từ nhiều vùng đất trên khắp thế giới đã phát triển TiếngViệt của chúngta được thêm phong phú hơn Những ngôn ngữ mới, cách diễn đạt mớiđãđược trau chuốt hoàn hảo để thêm vào các khái niệm mà Tiếng Việt trướcđây còn thiếu sót.Trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, kinh doanh haytoàn diện hơn là toàn bộ ngànhnghề trong xã hội Sự giao thoa của TiếngViệt với các ngôn ngữ trên thế giới đã góp phần phát triển đất nước và xã hộivăn hóa Việt Nam.

Nhưng không thể phủ nhận rằng Tiếng Việt là một ngôn ngữ khó Theoước tính của Học viện Dịch vụ Đối ngoại (FSI), Tiếng Việt được xếp vàomức độ khó thứ ba so với các ngôn ngữ trên thế giới Người Việt ta cũng

thường đùa rằng: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, câu

đùa đó cũng đã chứng minh cho sự khó nhằn trong việc sửdụng Tiếng Việt

Trang 10

của công chúng Thực tế đó cho thấy cả người Việt chứ không riêng ai kháccũng phải đang loay hoay trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ sao cho hoàn chỉnhnhất.

Chính vì vậy, các ngôn ngữ ngoại lai đã được tận dụng hơn trong giaotiếp của người Việt bản xứ Thực tế sự kết hợp giữa Tiếng Việt và tiếngnước ngoài trong cuộc sống hằng ngày không còn quá xa lạ đối với ngườidân Việt Nam, thiết thực nhất có thể nói đến là cộng đồng học sinh, sinh viênhay những người trẻ tuổi đang là những mầm sống của đất nước.Việc kếthợp giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ nước ngoài để thay thế trong giao tiếphằng ngày đã dần ăn sâu vào tiềm thức của người trẻ hiện nay.

2.2 Thực trạng dùng từ “nửa nạc nửa mỡ”

Một thực trạng đáng báo động hơn mà chúng tôi đang nghiên cứu đến đólà việc sử dụng Tiếng Việt của các bạn giới trẻ hiện nay Thực tế hiện nay,chúng ta đều có thể rất dễ để bắt gặp các bạn sử dụng Tiếng Việt theo hướng

“nửa nạc nửa mỡ” trong giao tiếp hằng ngày Suốt những năm tháng ngồi

trên ghế nhà trường, môn học ngữ văn đã bồi đắp thêm tình yêu và ý thức

trân trong tiếng mẹ đẻ như lời Bác đã từng dạy “Tiếng Việt là thứ của cải vô

cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” Theo Bác, sự trong sáng của

tiếng Việt không nên được pha tạp, lạp dụng bởi những ngôn ngữ khác Thếnhưng tràn lan trên mạng xã hội là những hình ảnh, câu từ pha trộn Tây hoá.Thậm chí nhiều từ ngữ nếu không diễn tả bằng tiếng anh, thì có lẽ cũngchẳng biết diễn tả ra làm sao cho đúng Thay vì xin chào, tạm biệt thì giới trẻ

gần như sử dụng hello, goodbye đến 80% Nói chuyện theo cách “nửa nạc

nửa mỡ” quá nhiều vào ngôn ngữ hàng ngày thậm chí còn gây ra sự hiểu lầm

và khó chịu đối với người nghe Năm 2019, trên mạng xã hội truyền tay hìnhảnh cô gái xuất hiện trong một chương trình hẹn hò, trong suốt quá trình,nhiều người rất khó chịu vì kiểu nói chuyển tiếng Việt bồi thêm tiếng Anhcủa cô Cụ thể, cô gái sử dụng các từ “healthy” (tốt đẹp), balance (cân bằng),

Trang 11

serious (nghiêm túc)?" Hay: "Nếu như phải đi đến mối quan hệ long

distance (yêu xa) thì đó phải là một mối quan hệ rất serious (nghiêm túc) đốivới tôi" Câu nói này đã trở thành chủ đề gây tranh cãi thời gian dài, thậm chí

nhiều người còn nhại lại với thái độ mỉa mai, dù các bạn trẻ có thái độ phêphán hay tán thưởng thì nó cũng đã có những tác động không nhỏ đến nhữngthói quen hàng ngày trong giao tiếp ngôn ngữ khiến cho vẻ đẹp trong củatiếng Việt bị vơi đi Có thể nói, việc thêm từ tiếng Anh vào trong mỗi câu nóiđang trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.

Việc chêm thêm vào vài từ nước ngoài trong giao tiếp bằng Tiếng Việtdù không quá đỗi quan trọng nhưng sẽ hình thành nên thói quen giao tiếpcủa các bạn giới trẻ trong sinh hoạt hằng ngày và môi trường học tập Tươngtự như trong giao tiếp, ngôn ngữ nói cũng rất quan trọng trong đời sống họctập và làm việc của các bạn Nếu cứ thường xuyên lạm dụng tiếng nướcngoài trong giao tiếp hằng ngày thì thói quen giao tiếp ấy cũng sẽ ảnh hưởngđến kỹ năng viết của các bạn trong môi trường học tập và làm việc Với thói

quen thường xuyên sử dụng những từ ngữ “tự chế” nửa tây nửa ta thì lâu

dần sự ảnh hưởng từ thói quen xấu sẽ tác động đến phần nhiều đến các bạnđang phát triển bản thân.

2.3 “Ngôn ngữ Gen Z”

Kiểu tiếng lóng “tự chế” đã và đang rất phổ biến trong những năm gần

đây, giới trẻ đã chế tạo ra rất nhiều loại kí hiệu ngôn ngữ khác nhau được

cho là “thú vị”, “độc lạ” khiến nhiều người khi đọc phải ngỡ ngàng vì

không dịch được chính tiếng mẹ đẻ của mình Thậm chí bạn sẽ được coi là

“người tối cổ” khi nhìn thấy những gì “Gen Z” nói và viết trên cõi mạng.

Việc sử dụng những ngôn từ này được các bạn trẻ cho là bắt kịp xu hướng,sành điệu, thể hiện cá tính bản thân Ở bất cứ trang mạng xã hội nào ở Việt

Nam ta đều có thể bắt gặp những từ ngữ như vậy Ví dụ như "J z tr" là "gì

vậy trời", cụ thể hơn thì j là gì, z là vậy, tr là trời, "j z tr" cũng có thể được

Trang 12

xem là câu mở đầu cuộc nói chuyện giữa Gen Z với bạn bè hay một từ dễ

nhất và có vẻ phổ biến nhất là "khum" Chẳng ai biết vì sao Gen Z lại gọi"khum" là "không" nhưng từ ngữ này được xuất hiện ở khắp mọi nơi trong

thời gian gần đây, giới trẻ coi đây sự biến tấu này là hài hước, dễ thương Từ

“chằm Zn” hay còn được giải thích là chằm kẽm, chầm kảm, trầm cảm Thế

nhưng từ ngữ này lại không thực sự được dùng để nói về căn bệnh trầm cảm

mà chỉ đơn thuần là những câu than van được các bạn trẻ coi là “hài hước”

Bên cạnh những từ ngữ tự chế đó, giới trẻ còn có những từ ngữ viết tắtgây nhầm lẫn cho người đọc hay những câu chế về ca dao, tục ngữ, thơ ca

làm mất đi tầng ý nghĩa và vẻ đẹp của truyền thống, làm “xói mòn” ý thức

bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ trong tiềm thức của nhiều bạn trẻ Việt Ví dụ nhưlời

Bác dạy “Không có việc gì khó – chỉ sợ lòng không bền” được thay thế bởi

“Không có việc gì khó – chỉ sợ mình không liều – Không có việc gì khó, chỉsợ tiền không nhiều”, “Nhặt được của rơi trả người đánh mất” thì lại thành“Nhặt được của rơi tạm thời đúc túi”.

2.4 Báo động ngôn ngữ mạng văng tục “thả ga”

Tốc độ phát triển Internet và mạng xã hội diễn ra quá nhanh khiến chonhu cầu thể hiện cái tôi cá nhân trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Cũng từđómà dẫn đến sự bùng nổ của những ngôn từ kém văn hoá, gây phản cảm.Trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện trào lưu phát video trực tuyến củamột số cá nhân, nội dung những video này chủ yếu sử dụng những ngôn từkém văn hóa vô cùng Điều này đã làm nổ ra hai chiều hướng trái ngượcnhau, người thì hùa theo những trò đùa cợt nhả, người thì lên án gay gắt vềvấn đề này Văng tục chửi thề đang trở thành thói quen hàng ngày, việc sửdụng những ngôn ngữ thiếu lịch sự, tục tĩu, phản cảm đang có xu hướng lan

rộng vàtrở thành ngôn ngữ “cửa miệng” của nhiều bạn trẻ ở khắp các nền

tảng mạng Từ trên mạng xã hội cho đến ngoài đời thực những lời nói tục

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w