Việc phân tích sẽ đúc rút ra những ưu nhược điểm nhằm thực hiện triệt để hơn linh hoạt hơn vai trò của ngân hàng nhà nước và từ việc nghiên cứu thực trạng để đề ra những biện pháp hữu hi
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo phép biện chứng duy vật bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ nhân quả, vì thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả trong thời gian dài vô tận Các sự vật, hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận động, phát triển không ngừng Sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố bên trong
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới Từ đó làm xuất hiện mối liên hệ nhân quả
Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng được đề cập trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từ tiết kiệm, đầu tư, kiểm soát lạm Nhà nước sử dụng lãi suất làm công cụ của chính sách tiền tệ điều tiết các quan hệ kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng phát triển Do tầm quan trọng và cách thức tác động vào lãi suất của nhà nước hình thành nên nhiều quan điểm, xu hướng khác nhau về lãi suất và điều hành lãi suất
Do đó, trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mối quan hệ nhân quả, việc tìm hiểu thực trạng điều chỉnh lãi suất ở ngân hàng hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tiếp tục cải cách chính sách lãi suất hướng tới mục tiêu lãi suất dựa trên cơ sở thị trường, chuyên đề phân tích thực trạng điều hành chính sách lãi suất thời gian qua ở Việt Nam Việc phân tích sẽ đúc rút ra những ưu nhược điểm nhằm thực hiện triệt để hơn linh hoạt hơn vai trò của ngân hàng nhà nước và từ việc nghiên cứu thực trạng để đề ra những biện pháp hữu hiệu đẩy nhanh hơn quá trình hoà nhập của Việt Nam với mặt bằng lãi suất thế giới và theo thông lệ quốc tế
Vì vậy, đề tài "Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để phân tích thực trạng điều chỉnh lãi suất ở Ngân hàng hiện nay" cần được tiến hành.
Trang 22 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
"Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để phân tích thực trạng điều chỉnh lãi suất ở ngân hàng hiện nay "
Trang 3CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN
NHÂN - KẾT QUẢ 1.1 Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Nhận thức về sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự xuất hiện các sự vật, hiện tượng mới
và do vậy phát hiện ra mối quan hệ nhân quả
* Khái niệm nguyên nhân
Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định
* Khái niệm kết quả
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
Nguyên nhân khác với nguyên cớ, điều kiện Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù xuất hiện cùng với nguyên nhân
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu Tính khách quan của mối quan hệ nhân quả nghĩa là mối quan hệ nhân quả là cái vốn có của
sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ sinh ra kết quả như nhau
1.2 Mối quan hệ biện chứng nguyên nhân và kết quả
Trong mối quan hệ nhân - quả ấy, nguyên nhân là cái có trước và sinh ra kết quả, kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện và có sự tác động Do đó, nguyên nhân là cái quyết định các tính chất đặc điểm, nội dung của kết quả Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ nối tiếp nào về thời gian và không gian cũng là mối liên hệ nhân quả Vì vậy, nếu có một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả và có liên
hệ với kết quả, nhưng là mối liên hệ bên ngoài, không cơ bản, không sinh ra kết quả thì sự kiện đó chỉ là nguyên cớ mang tính chất chủ quan và tuy không gây ra kết quả nhưng nguyên cớ góp phần xúc tiến gây ra kết quả Do đó, trong thực tiễn khi xem xét
sự vật, hiện tượng ta phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ
Trang 4Trong thực tế, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp, có thể cùng một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân tác động ở những mức độ điều kiện khác nhau: nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều với nhau dẫn đến kết quả nhanh hơn, nếu tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm hơn, thậm chí triệt tiêu tác động của nhau
Khi một kết quả do nhiều nguyên nhân tạo ra thì tác động, vai trò của từng nguyên nhân không như nhau Do đó, cần phân loại và xác định vai trò của từng loại nguyên nhân Triết học duy vật biện chứng đưa ra nhiều hình thức nguyên nhân: nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản, nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thường gắn liền với những kết quả xuất hiện do có sự tham gia của con người Nguyên nhân khách quan là
sự tác động các mặt, các yếu tố của hiện thực độc lập với ý thức của chủ thể trong quá trình tạo ra kết quả Nếu nguyên nhân khách quan tồn tại với tính cách là khả năng gây
ra kết quả thì nguyên nhân chủ quan quyết định việc biến kết quả ấy thành hiện thực hay không Ngược lại, nếu nguyên nhân khách quan có thể tự phát huy tác dụng tạo ra kết quả thì nguyên nhân chủ quan có thể làm cho kết quả đạt đến trình độ cao hơn hay thấp hơn, nên nó sẽ tác động cùng chiều hay khác chiều với nguyên nhân khách quan
Vì vậy, muốn tạo ra kết quả trước hết phải tạo ra nguyên nhân và điều kiện sản sinh ra
nó Ngược lại, muốn xóa bỏ một hiện tượng thì phải xóa bỏ nguyên nhân và sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả
Mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ cơ bản và quan trọng, thường gắn với tính chất của sự vật hiện tượng là tính khách quan, tính tất yếu, tính phổ biến Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng nguyên nhân của sự vật không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không, không có sự vật hiện tượng nào là không có nguyên nhân Con người chỉ có thể phát hiện và vận dụng mối liên hệ khách quan của nhân quả chứ không thể xóa bỏ nó Do đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học, xã hội học là vạch ra được những mối liên hệ nhân quả để có một phương pháp phân tích khoa học, phân biệt các loại nguyên nhân và tìm ra nguyên nhân của các sự vật Trong mối liên hệ nhân quả, kết quả do nguyên nhân gây ra phụ
Trang 5thuộc vào những điều kiện nhất định, những điều kiện này là những hiện tượng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra nhưng bản thân chúng không gây ra những biến cố
ấy Tuy nhiên, nếu thiếu chúng thì nguyên nhân không thể gây nên những kết quả được Vì vậy, trong những điều kiện nhất định thì những nguyên nhân nhất định sẽ tạo
ra những kết quả nhất định Những điều kiện thế nào thì kết quả thế ấy hay nói cách khác đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả
Mối liên hệ nhân quả thể hiện trong thực tế rất phức tạp, đa dạng và cùng một
sự việc xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau Vì vậy, khi chúng ta giải quyết một vấn đề nào đó trước hết phải từ nguyên nhân cơ bản để có biện pháp giải quyết đúng đắn, thích hợp, đồng thời phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đạt được để nâng cao nhận thức, tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển Do đó, trong nhận thức và hành động của con người cần phải xem xét hiện tượng một cách toàn diện và tích cực để chống lại các quan điểm siêu hình, chật hẹp, phiến diện, và áp đặt mối quan hệ nhân quả Trong hoạt động thực tiễn phải phân tích sâu sắc những hạn chế của yếu tố chủ quan và đề ra những giải pháp khắc phục, để trên cơ sở đó tác động một cách có hiệu quả làm biến đổi những nguyên nhân khách quan theo hướng có lợi
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT Ở NGÂN HÀNG
HIỆN NAY 2.1 Nội dung lãi suất ngân hàng
2.1.1 Những khái niệm về lãi suất
Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn
Trong nền kinh tế luôn có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó có những người có cơ hội đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường tài chính ra đời làm thông suốt quá trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn, các chủ thể qua quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các công cụ nợ đều đạt được mục đích của mình; người thừa vốn vừa bảo đảm được vốn vừa thu được lợi, người thiếu vốn vừa dược đáp ứng đủ cho đàu tư Từ thị trường đó, lãi suất được hình thành như giá cả của một loại hàng hoá (ở đây là vốn), nó là chi phí mà người
đi vay phải trả cho người cho vay để được quyền sử dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung cầu, xác định trên cơ sở cân bằng giữa nhu cầu về vốn vá cung về vốn trên thị trường
Như vậy, lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý
2.1.2 Cơ chế xác định lãi suất
Từ những khái niệm trên về lãi suất ta có thể mô hình hóa những yếu tố tham gia vào việc hình thành nên lãi suất trong nên kinh tế
Trang 72.1.2.1 Những yếu tố thuộc lực lượng thị trường
Thành phần thuộc nhóm này gồm :
- Người cho vay: những người dư thừa vốn.
- Người đi vay: những người cần vốn để kinh doanh, tiêu dùng.
- Các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trung gian: những chủ thể
tham gia vào thị trường tài chính, hoạt động tín dụng, huy động vốn để cho vay nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận Họ có những vai trò, vị trí, lợi thế mà tài chính trực tiếp không có được
Những thành phần này tham gia vào việc xác dịnh lãi suất tuân theo theo quy luật thị trường Khi nhu cầu về vốn được đáp ứng bằng cung về vốn ở mức toàn dụng vốn thì lãi suất cân bằng được hình thành Những biến động của các biến số kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến hành vi của các thành phần này, thay đổi cung cầu
về vốn và lãi suất cân bằng được điều chỉnh cho phù hợp
2.1.2.2 Nhóm yếu tố thuộc chính sách tiền tệ
Thành phần: Duy nhất là NHTW Cơ quan có nhiệm vụ phát hành tiền, quản
lý hành chính hệ thống ngân hàng, vai trò người cho vay cuối cùng, xây dựng chính sách tiền tệ Nó tác động đến lãi suất bằng các công cụ mang tính quyền lực nhà nước hoặc các công cụ mang tính thị trường NHTƯ sử dụng công cụ lãi suất để tác
Tài chính gián tiếp
(NHTM) Lãi suất
Tài chính gián tiếp
(NHTM) Lãi suất
Tài chính trực tiếp
Lãi suất
Tài chính trực tiếp
Lãi suất
Người cho vay
Người
Người đi vay
Ngân hàng trung
ương
Ngân hàng trung
ương
Trang 8động vào lượng tiền cung ứng và các biến số kinh tế vĩ mô khác nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
- Ổn định tiền tệ
- Tạo việc làm
- Tăng trưởng kinh tế
Cách sử dụng công cụ lãi suất phụ thuộc vào chính sách điều hành lãi suất của NHTW ở mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế Xây dựng chính sách lãi suất đúng đắn nhằm hướng dẫn phân bổ hợp lí nguồn vốn, huy động được tất cả các nguồn lực tiềm năng trong nền kinh tế, kích thích đầu tư, phù hợp tỷ giá và tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, mang lại đà phát triển vững mạnh cho nền kinh tế là một yêu cầu bức thiết luôn được đặt ra cho mỗi quốc gia cũng như các nhà hoạch định chính sách của nó
Các học thuyết, nghiên cứu về cơ chế điều hành lãi suất chỉ ra rằng, NHTƯ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động (qua hệ thống NHTM) lên lãi suất
Cơ chế tác động trực tiếp: NHTƯ sử dụng lãi suất với vai trò là một công cụ trực tiếp của chiính sách tiền tệ NHTƯ với hành động mang tính chủ quan áp đặt một khung lãi suất, chênh lệch lãi suất tiền gửi- tiền vay hoặc trần- sàn lãi suất và buộc các tổ chức tín dụng phải tuân theo Công cụ này mang tính cưỡng bức với sự đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, đặc trưng của cơ chế kiểm soát lãi suất
Cơ chế tác động gián tiếp: NHTƯ sử dụng công cụ gián tiếp- mang tính thị trường-của chính sách tiền tệ để tác động đến lãi suất thông qua hành vi trường-của hệ thống ngân hàng
Các công cụ đó là:
- Dự trữ bắt buộc: dự trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ Các ngân
hàng thương mại được yêu cầu phải giữ lại một tỉ lệ phần trăm các khoản tiền gửi của
họ dưới dạng dự trữ hoặc là bằng tiền mặt tại quỹ hoặc là bằng tiền gửi tại quỹ dự trữ của NHTƯ Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động mạnh mẽ lên khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng và cho cả hệ thống tài chính
Thí dụ, khi NHTW muốn kiềm chế lạm phát, họ có thể nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng ủa cá tổ chức tín dụng và buộc các ngân hàng thương mại phải nâng lãi suất cho vay Ngược lại, khi NHTW muốn đẩy mạnh tăng trưởng, họ giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc do đó các tổ chức tín dụng có thể mở rộng
Trang 9tín dụng và hạ lãi suất cho vay.
- Lãi suất tái chiết khấu: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất NHTWcho các tổ
chức tín dụng vay trên cơ sở những chứng từ có giá của ngân hàng thương mại Đây
là lãi suất phạt đối với ngân hàng thương mại khi thiếu hụt khả năng thanh toán NHTW thông qua lãi suất tái chiết khấu tác động vào lãi suất thị trường
Thí dụ, việc NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu buộc các ngân hàng thương mại phải tăng dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán Đồng thời ngân hàng thương mại cũng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp những chi phí cho những khoản tăng thêm dự trữ, do vậy mà lãi suất thị trường tăng lên Ngược lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ cho phép các ngân hàng thương mại giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay, do đó mà hạ lãi suất thị trường
- Nghiệp vụ thị trường mở: nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán
chứng khoán (thường là chứng khoán nhà nước) trên thị trường tiền tệ ngắn hạn NHTƯ muốn đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng tín dụng, bằng cách mua vào các chứng khoán có giá làm cho cung về tiền tệ tăng lên, dẫn tới làm giảm lãi suất Ngược lại, khi NHTƯ muốn thu hẹp tín dụng bằng cách bán ra các chứng khoán có giá làm cho cung tiền tệ giảm xuống dẫn tới tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ
- Hợp đồng mua lại: hợp đồng mua lại là hợp đồng bán những chứng khoán,
trong đó người bán cam kết sẽ mua lại chứng khoán này vào một thời điểm trong tương lai với mức giá được xác định trước trong hợp đồng
Như vậy, thực chất hợp đồng mua bán lại là hợp đồng cho vay có thế chấp, trong đó chứng khoán đóng vai trò thế chấp Khi mua thế chấp (tức cho vay), NHTƯ bơm tiền vào thị trường tài chính và do vậy làm giảm lãi suất ngắn hạn Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình NHTƯ rút tiền ra khỏi thị trường tiền tệ và do đó tạo ra sức ép làm tăng lãi suất ngắn hạn
2.1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí
vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh tế
Nó tác động to lớn đối với việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích hay
Trang 10cản trở đầu tư, tạo lợi nhuận hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng.
Tóm lại, lãi suất là một phạm trù phức tạp có liên quan và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều nền kinh tế vĩ mô khác
2.2 Thực trạng điều chỉnh lãi suất ở ngân hàng hiện nay
2.2.1 Thực trạng thị trường tài chính trong thời gian gần đây
Lãi suất:
Năm 2022 là năm đặc biệt khi dự báo về kinh tế vĩ mô trong nước, quốc tế gần như đảo lộn trong bối cảnh có nhiều cú sốc xảy ra, như xung đột và lạm phát cao trên thế giới Nhiều ngân hàng trung ương thay đổi chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt Đặc biệt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 7 lần liên tục lên gần 5%, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 40 năm qua Các biến động toàn cầu đã gây ảnh hưởng lớn đến bức tranh chung của kinh tế Việt Nam Cụ thể, để ứng phó với các biến động từ FED, Từ tháng 9-2022 do lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, đồng USD lên giá mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm sau 8 tháng đầu năm 2022 duy trì các mức lãi suất điều hành Qua đó, giai đoạn quý 3/2022, lãi suất huy động và cho vay tại các NH tăng chóng mặt, cụ thể:
Việc NHNN tăng lãi suất điều hành nhanh sẽ gây hệ lụy tạo ra tỷ lệ cho vay tiêu dùng và vay kinh doanh cao hơn, làm chậm nền kinh tế bằng cách buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải cắt giảm chi tiêu do giá cả đầu vào tăng Tỷ lệ gia tăng của giá cả sinh hoạt đã vượt qua biên độ tăng lương, sức mua hộ gia đình ngày càng suy yếu, gieo mầm mống cho một nền kinh tế suy thoái