1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ y học kết quả chuyển dây chằng quạ cùng với kết quả tái tạo dây chằng quạ đòn trong điều trị trật khớp cùng đòn

199 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh kết quả chuyển dây chằng quạ cùng với kết quả tái tạo dây chằng quạ đòn trong điều trị trật khớp cùng đòn
Tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS.BS. Lê Chí Dũng
Trường học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và tạo hình
Thể loại Luận án tiến sĩ y học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 8,91 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan tài liệu (17)
    • 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh cơ học của khớp cùng đòn và các cấu trúc liên quan (17)
    • 1.2. Gân cơ gan tay dài (22)
    • 1.3. Tổn thương giải phẫu khớp cùng đòn (24)
    • 1.4. Các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh (30)
    • 1.5 Một số nghiên cứu thực nghiệm về độ vững của các kỹ thuật cố định khớp cùng đòn (33)
    • 1.6 Điều trị trật khớp cùng đòn (35)
    • 1.7 Phục hồi chức năng sau phẫu thuật (52)
  • Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (54)
    • 2.1 Thực nghiệm đánh giá khả năng ứng dụng mảnh ghép hai gân gan tay dài vào tái tạo dây chằng QĐ (54)
    • 2.2 Nghiên cứu lâm sàng so sánh kỹ thuật chuyển dây chằng QC thành QĐ với kỹ thuật tái tạo giải phẫu dây chằng QĐ và dây chằng CĐ trên bằng mảnh ghép 2 gân (59)
    • 2.3 Quy trình nghiên cứu (77)
    • 2.4 Phương pháp thu thập, xử lí và phân tích số liệu (77)
    • 2.5 Đạo đức trong nghiên cứu (78)
  • Chương 3: Kết quả (79)
    • 3.2. So sánh kết quả điều trị của phương pháp chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ với tái tạo dây chằng QĐ bằng mảnh ghép hai gân gan tay dài tự thân về mặt chức năng và giải phẫu (80)
    • 3.3 So sánh phương pháp chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ với tái tạo dây chằng QĐ bằng mảnh ghép hai gân gan tay dài tự thân về biến chứng và hạn chế (99)
  • Chương 4: Bàn luận (107)
    • 4.1 Thực nghiệm đánh giá khả năng ứng dụng mảnh ghép hai gân gan tay dài vào tái tạo dây chằng QĐ (107)
    • 4.2 So sánh hiệu quả điều trị của phương pháp chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ với tái tạo dây chằng QĐ bằng mảnh ghép hai gân gan tay dài tự thân về mặt chức năng và giải phẫu (109)
    • 4.3 So sánh phương pháp chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ với tái tạo dây chằng QĐ bằng mảnh ghép hai gân gan tay dài tự thân về biến chứng và hạn chế (127)
    • 4.4 Hạn chế của đề tài (143)
  • Kết luận (34)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---o0o--- NGUYỄN NGỌC TUẤN SO SÁNH KẾT QUẢ CHUYỂN DÂY CHẰNG QUẠ CÙNG VỚI KẾT QUẢ TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUẠ ĐÒN TRO

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Thực nghiệm đánh giá khả năng ứng dụng mảnh ghép hai gân gan tay dài vào tái tạo dây chằng QĐ

Nghiên cứu cắt ngang mô tả loạt ca có phân tích

Hai cẳng tay của xác tươi được rã đông

+ Vùng cẳng tay 2 bên còn nguyên vẹn

+ Cẳng tay không bị co rút, không có biến dạng, sẹo mổ cũ hay phẫu tích trước đó

+ Xác không có đủ gân gan tay dài 2 bên

+ Mô mềm dây chằng bị mục, mũn nát quan sát được bằng mắt thường khi phẫu tích

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Dược Thành phố

Hồ Chí Minh ; đo lực tại phòng thí nghiệm trường Đại học Bách Khoa Tp HCM Thời gian thực hiện từ ngày 7/10/2019 đến 24/10/2019

2.1.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu

20 xác tươi với 40 cẳng tay

2.1.5 Các biến số trong nghiên cứu

Bảng 2.1: Các biến số trong nghiên cứu thực nghiệm

Tên biến Loại biến Đơn vị Định nghĩa, các xác định

Chiều dài gân Định lượng mm Đo bằng thước đo chiều dài chính xác đến

1mm Đường kính gân Định lượng mm Đo bằng thước đo đường kính có các lỗ với đường kính có sẵn

Chiều dài mảnh ghép Định lượng mm Đo bằng thước đo chiều dài chính xác đến

1mm Đường kính mảnh ghép Định lượng mm Đo bằng thước đo đường kính có các lỗ với đường kính có sẵn

Lực chịu tải tối đa Định lượng N Đo bằng máy Testometric Ghi nhận lực lớn nhất (chính xác đến 1/10 N) ngay trước khi gân bị đứt

Sự thay đổi chiều dài

(độ dãn) Định lượng mm Đo bằng máy Testometric Ghi nhận độ kéo dài mảnh ghép (chính xác đến 1/10mm) ngay trước khi gân bị đứt Để giảm sai số, việc đo kích thước gân thực hiện 3 lần, và lấy giá trị trung bình

2.1.6 Công cụ đo lường và phương pháp thực hiện

_Thước đo chiều dài và đường kính, dao phẫu thuật, kẹp Kelly, cây lấy gân, máy đo lực cơ hiệu Testometric

_Khung treo tự chế mô phỏng cấu hình tái tạo 2 bó của dây chằng QĐ với 3 đường hầm gân tương ứng với 2 đường hầm trên xương đòn và 1 đường hầm ở mỏm quạ

Hình 2.1: Dụng cụ để phẫu tích, đo đạc gân A: thước đo đường kính B: thước kẹp C: cây lấy gân (Nguồn: tư liệu nghiên cứu)

Các xác tươi giữ trong tủ đông -30 0 , được rã đông trong 3 ngày và được giữ ở nhiệt độ 18 0 C-20 0 C trong khi phẫu tích

Bước 1 : phẫu tích, lấy gân, đo các kích thước gân gan tay dài

Trên mỗi xác tươi, gân gan tay dài sẽ được lấy theo hai phương pháp khác nhau : a) Một cẳng tay được phẫu tích theo phương pháp kinh điển: (hình 2.2)

Khoang gấp của cẳng tay được phẫu tích với đường rạch da và mô dưới da từ ngay giữa nếp gấp khuỷu kéo dài qua giữa nếp gấp cổ tay đến tận gan tay Vén vạt ra

2 bên để bộc lộ cơ gan tay dài nằm ngay lớp cơ nông Ghi nhận: kiểu nguyên ủy, bám tận của cơ; các biến thể hình thái (nếu có), sự liên quan với mạc giữ gân gấp và các cấu trúc lân cận 49 Cắt gân ngang nếp gấp xa cổ tay Tách lấy hoàn toàn phần gân

Hình 2.2: phẫu tích cẳng tay theo cách thông thường

Mẫu xác số 9 (MSX 782): Cẳng tay phải; Mũi tên đen: gân gan tay dài

(Nguồn: tư liệu nghiên cứu) b) Cẳng tay đối diện sẽ được phẫu tích theo các bước: (hình 2.3)

Rạch da 1cm ngay trên nếp gấp xa mặt trước cổ tay, bóc tách, bộc lộ gân gan tay dài Cắt ngang gân ngay vị trí nếp gấp xa này Dùng cây lấy gân luồn vào để tuốt dọc lên trên, song song theo các thớ gân để tách phần gân ở đoạn xa ra khỏi phần bụng cơ ở đoạn gần, cho đến khi lấy được sợi gân ra

Sau đó phẫu tích khoang gấp cẳng tay theo phương pháp kinh điển Bộc lộ khoang gấp cẳng tay, quan sát vùng vừa lấy gân, để đánh giá, phát hiện xem thao tác lấy gân vừa thực hiện có gây tổn thương các cấu trúc thần kinh, mạch máu xung quanh gân không, đặc biệt là thần kinh giữa Ghi nhận các tổn thương nếu có

Các mảnh gân được đo kích thước (chiều dài, đường kính) bằng thước đo chiều dài chính xác đến 1mm và thước đo đường kính có các lỗ với đường kính có sẵn

Chiều dài gân được xác định là khoảng cách giữa đầu gần là điểm gần nhất của chỗ nối giữa gân và bụng cơ, với đầu xa là chỗ gân được cắt ngang ở nếp gấp xa cổ tay Đường kính mẫu gân được đo bằng cách kéo nó qua các lỗ có sẵn trên thước đo Trị số lỗ nhỏ nhất mà gân có thể chui lọt qua chính là số đo đường kính của mẫu đó

Hình 2.3: Phẫu tích cẳng tay sau khi đã lấy gân bằng dụng cụ tuốc gân

Mẫu xác số 5 (MSX 776): Cẳng tay trái; không thấy tổn thương các cấu trúc xung quanh gân.(Các mũi tên: dấu tích còn lại sau gân được lấy đi)

( Nguồn: tư liệu nghiên cứu)

Bước 2 : Tạo mảnh ghép gân từ 2 gân gan tay dài gộp lại

Gộp hai gân gan tay dài lấy từ cùng 1 xác thành một mảnh ghép, trở ngược 2 đầu gân để cho đường kính được đều nhau suốt chiều dài mảnh ghép Hai đầu mảnh ghép, chúng tôi may kiểu xương cá bằng chỉ Vicryl số 2 mỗi đoạn khoảng 1,5 - 3.0 cm để kết nối 2 gân lại thành 1 mảnh ghép gân (hình 2.4)

Tiến hành đo chiều dài và đường kính mảnh ghép bằng thước chuyên dụng có các lỗ với đường kính có sẵn

Hình 2.4 Mảnh ghép gân được tạo thành từ 2 gân gan tay dài

(Mẫu xác số 13, MSX 778) (Nguồn: tư liệu nghiên cứu)

Bước 3 : Mảnh ghép được để trong túi nhựa khô, đặt trong bình đá lạnh và vận chuyển ngay đến Đại học Bách Khoa Tp HCM để thực hiện đo sức căng mảnh ghép bằng máy đo lực Testometric (Model M350-10CT, Anh Quốc)

Mảnh ghép được treo trên khung treo tự chế mô phỏng cấu hình ba đường hầm xương khi tái tạo 2 bó của dây chằng QĐ : (hình 2.5)

+ Hai đường hầm phía trên theo phương thẳng đứng mô phỏng đường hầm xương đòn Khoảng cách của 2 đường hầm theo đúng vị trí của 2 đường hầm trên xương đòn (cách nhau 20mm) Một đường hầm ở phía dưới, mô phỏng đường hầm ở mỏm quạ, với phương nằm chếch, theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

+ Miệng của các đường hầm được bo tròn, nhằm tránh tạo điểm sắc cạnh, có thể gây cắt đứt gân trong quá trình kéo căng gân trên máy thử lực

+ Luồn gân qua ba đường hầm của khung treo, hai đầu gân được bắt chéo và khâu đính chặt bằng chỉ bện không tan số 2 Mối khâu phải đủ chặt để đảm bảo mảnh ghép không bị tụt ra trong quá trình kéo thử lực

Hình 2.5: Mảnh ghép gân gắn vào hệ thống giá treo mô phỏng 3 đường hầm

(nguồn: tư liệu nghiên cứu)

Sau đó, hệ thống mô phỏng này được gắn vào khung đo của máy thử kéo nén Testometric Khi vận hành, máy sẽ kéo căng gân theo phương thẳng đứng giống như phương thẳng của khớp cùng đòn thật Máy hiển thị kết quả theo đồ thị Ghi nhận lực lớn nhất (chính xác đến 1/10 N) ngay trước khi gân bị đứt và độ dãn của mảnh ghép (chính xác đến 1/10mm) ngay trước khi gân bị đứt (hình 2.6)

Hình 2.6: Thực hiện đo sức mạnh mảnh ghép bằng máy thử kéo nén Testometric

A Máy thử kéo nén Testometric đang tiến hành đo lực

B Kết quả được ghi nhận trong máy tính và hiển thị theo đô thị

( Nguồn: tư liệu nghiên cứu)

Nghiên cứu lâm sàng so sánh kỹ thuật chuyển dây chằng QC thành QĐ với kỹ thuật tái tạo giải phẫu dây chằng QĐ và dây chằng CĐ trên bằng mảnh ghép 2 gân

Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu

Các bệnh nhân TKCĐ hoàn toàn (tổn thương khớp cùng đòn độ III trở lên theo phân độ của Rockwood) được nhập viện điều trị tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh

Các bệnh nhân TKCĐ hoàn toàn (tổn thương khớp cùng đòn độ III trở lên theo phân độ của Rockwood) được nhập viện điều trị tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2017 đến 12/2019

2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2017 đến 12/2019 và tiếp tục theo dõi và thu thập số liệu đến tháng 8/2022

2.2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng công thức so sánh hai trung bình (dùng trung bình và độ lệch chuẩn) 116

Trong đó : n: cỡ mẫu cho mỗi nhóm

Z 1-α/2: giá trị từ phân bố chuẩn, được tính dựa trên xác suất sai lầm loại 1 (Z 1- α/2 = 1,96 nếu xác suất sai lầm loại 1 = 5% và kiểm định 2 phía)

Z1-β:giá trị được tính dựa trên lực thống kê (Z1-β= 0,842 nếu lực thống kê là 80%) à1 : trung bỡnh nhúm 1 (nhúm chuyển dõy chằng) σ1 : độ lệch chuẩn nhóm 1 (nhóm chuyển dây chằng) à2 : trung bỡnh nhúm 2 (nhúm tỏi tạo dõy chằng) σ2 : độ lệch chuẩn nhóm 2 (nhóm tái tạo dây chằng)

Kết quả chính được đánh giá bằng điểm Constant cải thiện sau thực hiện phẫu thuật Theo nghiên cứu của Murat Bezer 117 điểm Constant trung bình được cải thiện từ 56.62 ± 18.63 điểm (trước mổ) lên 89.93 ± 10.79 điểm (sau mổ) ở nhóm chuyển dây chằng QC; và theo nghiên cứu của Brad C Carofino 37 cho thấy ở nhóm tái tạo dây chằng QĐ, điểm Constant trung bình được cải thiện từ 66.6 ± 12.7 điểm (trước mổ) lên 94.7 ± 5.02 điểm (sau mổ) Áp dụng công thức, ta được số mẫu tối thiểu mỗi nhóm 49 bệnh nhân

Dự trù mất mẫu 3%, vậy trong nghiên cứu này, số mẫu mỗi nhóm tối thiểu cần thu thập là 51 bệnh nhân/ mỗi nhóm; tổng cộng 102 bệnh nhân cho cả 2 nhóm

▪ Tất cả bệnh nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên

▪ Trật khớp cùng đòn hoàn toàn (độ IV,V,VI) bao gồm cả tổn thương cấp tính và tổn thương cũ

▪ Riêng với độ III thì chỉ chọn can thiệp ở thời điểm sau chấn thương ≥ 3 tuần theo như các y văn13,20,55,64, 118, với các trường hợp cụ thể:

✓ Trường hợp ≤ 60 tuổi, chơi thể thao hoặc lao động nặng, chưa điều trị hoặc điều trị bảo tồn thất bại

✓ Bệnh nhân không chấp nhận với biến dạng của khớp cùng đòn

▪ Không có tiền sử chấn thương khớp cùng đòn bên đối diện

▪ Không có bệnh lý chống chỉ định phẫu thuật

▪ Nếu có vết thương, trì hoãn đến khi vết thương được điều trị ổn định 6

▪ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

▪ TKCĐ kèm gãy mỏm quạ hoặc gãy xương đòn

▪ Bệnh nhân không đủ sức khoẻ và khả năng chịu đựng cuộc mổ

▪ Được xếp vào nhóm II (tái tạo bằng mảnh ghép gân) nhưng không có đủ gân gan tay dài 2 bên, hoặc cẳng tay có tổn thương cũ gây dính gân

▪ Chưa đủ thời gian theo dõi hoặc mất theo dõi trước 12 tháng

2.2.4.3 Phương pháp thu thập mẫu

Lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống

Những bệnh nhân sẽ được chẩn đoán xác định độ tổn thương theo phân độ của Rockwood (III, IV, V, VI) Trong riêng từng độ tổn thương đó, bệnh nhân sẽ được đánh số lần lượt theo thứ tự nhận vào mẫu theo thời gian nhập viện Sau đó các bệnh nhân này sẽ được chia vào hai nhóm bệnh nhân:

▪ Nhóm I (có số thứ tự lẻ): Sẽ được phẫu thuật theo phương pháp chuyển dây chằng QC thành dây chằng QĐ

▪ Nhóm II ( có số thự tự chẵn): Sẽ được phẫu thuật theo phương pháp tái tạo giải phẫu dây chằng QĐ bằng mảnh ghép hai gân gan tay dài tự thân

2.2.5 Định nghĩa các biến số trong nghiên cứu

Bảng 2.2: Các biến số trong nghiên cứu lâm sàng

Tên biến số Loại biến số

Ghi chú: định nghĩa, cách xác định, đơn vị

Tuổi Định lượng Đơn vị: năm

Cách tính: tại thời điểm phẫu thuật Giới Nhị giá Nam- nữ

Nghề nghiệp Nhị giá Lao động Trí óc- Lao động chân tay Thời gian nằm viện Định lượng Đơn vị: ngày

Cách tính: ra viện- vào viện Bên tổn thương Nhị giá Phải-trái

Thời điểm phẫu thuật Định lượng Đơn vị: tuần

Cách tính: từ lúc chấn thương đến thời điểm được phẫu thuật

Phân loại tổn thương Định tính Phân loại Rockwood (độ I đến độ VI)

Thời gian phẫu thuật Định lượng Đơn vị: phút

Cách tính: từ lúc rạch da đến đóng da Lượng máu mất Định lượng Đơn vị: ml Độ dài khả dụng gân Định lượng Độ dài tối đa có thể lấy được của từng mảnh gân (đơn vị: mm) Độ dài hữu dụng mảnh ghép Định lượng Độ dài tối đa của 2 đoạn gân có thể dùng tạo ra mảnh ghép (đơn vị: mm)

Kết quả chức năng Điểm đau VAS Định lượng Người bệnh tự đánh giá mức độ đau nhất trong lúc sinh hoạt hoặc lao động nghề nghiệp (phụ lục 3) Điểm Constant Định lượng Thang điểm 100- (phụ lục 4) Mức độ

Constant Định lượng So điểm Constant của vai bệnh với vai lành: nếu > 30: xấu; 21-30: trung bình; 11-20: tốt; < 11: rất tốt Mức độ hài lòng của người bệnh

Danh định Đánh giá ở thời điểm theo dõi cuối cùng Gồm 5 mức độ:

Rất hài lòng/ hài lòng/ hài lòng một phần/ không hài lòng/ Rất không hài lòng ( theo thang đo Likert)

Tầm vận động Định lượng Đo bằng thước đo góc Đơn vị: độ Khoảng cách quạ đòn (KCQĐ) Định lượng KCQĐ: Khoảng cách mặt trên mỏm quạ đến mặt dưới xương đòn(mm) Đơn vị: mm

Khoảng cách cùng đòn (KCCĐ) Định lượng KCCĐ: Khoảng cách từ bờ trước đầu ngoài xương đòn đến bờ trước mỏm cùng vai (đo theo cách của Rahm 119 ) Đơn vị: mm

Y Định lượng 1/2 chiều rộng trước- sau đầu ngoài xương đòn (theo cách của Rahm 119 ) Đơn vị: mm

(đầu ngoài xương đòn di lệch so với mỏm cùng vai, thứ phát sau mổ) Định tính Hình thức khớp CĐ bị giảm một phần hoặc mất hoàn toàn kết quả nắn khớp sau phẫu thuật

KCQĐ vai bệnh tăng >25% so với vai lành và/hoặc đầu ngoài xương đòn di lệch ra sau >50% chiều rộng đầu ngoài xương đòn trên phim nách

Nhiễm trùng vết mổ nông Nhị giá

Nhiễm khuẩn liên quan tới da và tổ chức dưới da tại vị trí vết mổ trên lớp cân; trong vòng 30 ngày từ khi mổ 26

Nhiễm trùng vết mổ sâu Nhị giá

Nhiễm khuẩn mô mềm sâu hơn, ở lớp cân, cơ tại vị trí vết mổ; trong vòng 30 ngày tính từ khi mổ 26

Thoái hóa khớp cùng đòn Nhị giá Có dấu hiệu xơ hóa xương dưới sụn, gai xương khe khớp trên X-quang Cốt hóa dây chằng quạ đòn Nhị giá Hình ảnh cốt hóa ở dây chằng quạ đòn trên X-quang

Gãy xương Nhị giá Hình ảnh gãy xương đ,òn hay mỏm quạ trên X-quang

Gãy đinh Nhị giá Đinh Kirschner bị gãy trên X quang Đinh di lệch thứ phát Nhị giá Đinh Kirschner bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chỉ còn xuyên qua 3 vỏ xương

2.2.6 Phương pháp phẫu thuật và các công cụ đánh giá kết quả

2.2.6.1 Tư thế bệnh nhân và phương pháp vô cảm

Phương pháp thu thập, xử lí và phân tích số liệu

Danh sách xác sẽ được thu thập thông tin dựa trên hồ sơ lưu trữ Các biến số trong quá trình phẫu tích và đo đạc trên máy thử lực cơ sẽ được ghi nhận

Danh sách bệnh nhân được thu thập theo số hồ sơ điều trị nội trú Bệnh nhân sẽ được hẹn hay liên lạc qua điện thoại mời tái khám định kỳ Các thông số của bệnh nhân: hành chính, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các dữ kiện liên quan đến phẫu thuật được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án, tường trình phẫu thuật của bệnh viện Phần mềm PACS được sử dụng để phân tích hình ảnh X quang

Dữ liệu bệnh nhân sẽ được thu thập đầy đủ theo mẫu bệnh án nghiên cứu và được lưu trữ và xử lí với phần mềm Excel, SPSS

*Các biện pháp hạn chế nhiễu, sai số trong nghiên cứu:

_ Các trường hợp chụp X quang đều được chúng tôi chỉnh cùng một tư thế chụp, cùng khoảng cách đầu đèn và góc chụp

Thu nhận bệnh nhân TKCĐ hoàn toàn vào mẫu Độ III số thứ tự chẵn số thứ tự lẽ Độ IV, V, VI số thứ tự chẵn số thứ tự lẽ

Chẩn đoán độ theo Rockwood

Tái tạo dây chằng QĐ

Tái tạo dây chằng QĐ

Tái khám, theo dõi định kỳ

Thu thập, xử lý số liệu

Tổng kết, viết luận án

_ Các chuyên gia đánh giá kết quả lâm sàng và đọc kết quả X quang khác nhau và không biết thông tin về bệnh nhân

- Các biến số định lượng có phân phối chuẩn được mô tả bằng trung bình, độ lệch chuẩn Đối với các biến số định lượng không có phân phối chuẩn được mô tả bằng trung vị và khoảng tứ phân vị Vẽ phân tán đồ thể hiện mức độ phân bố của các biến định lượng

- Các biến số định tính được mô tả bằng tần số và tỷ lệ phần trăm

- So sánh 2 trung bình bằng phép kiểm định t-test (đối với các biến có phân phối chuẩn) hoặc phép kiểm định Mann-Whitney (đối với các biến không có phân phối chuẩn)

- So sánh nhiều hơn 2 trung bình bằng phép kiểm định ANOVA (đối với các biến có phân phối chuẩn) hoặc Kruskal Wallis (đối với các biến không có phân phối chuẩn)

- Xác định mối liên quan giữa các biến số định tính bằng phép kiểm Chi bình phương Nếu có ô có vọng trị 2Y) [số ca(%)] p Độ III Tái tạo dây chằng 37 (97,4) 1 (2,6) 0 (0,0)

Chuyển dây chằng 38 (100,0) 0 (0,0) 0 (0,0) Độ V Tái tạo dây chằng 13 (100,0) 0 (0,0) 0 (0,0)

Bảng 3.21: Biến chứng gãy xương đòn ở 2 nhóm nghiên cứu n2 Tái tạo dây chằng

P Độ III 0 (0,0) 1/38 (2,6) 1,00 b Độ V 0 (0,0) 1/13 (7,7) 1,00 b p // 0,449 b b Kiểm định Fisher

Nhận xét: không khác biệt về tỉ lệ gãy xương đòn giữa độ III và V trong nhóm chuyển dây chằng

3.3.4 Thất bại dụng cụ kết hợp xương

Gãy hay di lệch thứ phát đinh Kirschner: 10/102 ca (9,8%) Chúng có ảnh hưởng đến việc duy trì kết quả nắn khớp Không có biến chứng với vít kết hợp xương

Bảng 3.22: Biến chứng gãy đinh, đinh di lệch thứ phát ở 2 nhóm nghiên cứu n2 Tái tạo dây chằng

Nhận xét: không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về biến chứng thất bại dụng cụ giữa 2 nhóm nghiên cứu

3.3.5 Thoái hóa khớp cùng đòn

Xảy ra ở nhóm chuyển dây chằng QC nhiều hơn nhóm tái tạo dây chằng QĐ

Bảng 3.23: Biến chứng thoái hóa khớp CĐ ở 2 nhóm nghiên cứu n2 Tái tạo dây chằng

[số ca(%)] p Độ III 2/38(5,3) 5/38 (13,2) 0,43 b Độ V 1/13 (7,7) 3/13 (23,1) 0,59 b p 1,000 b 0,404 b b Kiểm định Fisher

Nhận xét: biến chứng xảy ra nhiều nhất ở nhóm độ III chuyển dây chằng QC không có sự khác biệt tỉ lệ giữa 2 kỹ thuật trong từng phân độ cũng như giữa 2 phân độ của từng nhóm kỹ thuật

3.3.6 Cốt hóa dây chằng QĐ

Xảy ra với tỉ lệ nhỏ và nhóm chuyển dây chằng có số ca nhiều hơn Biến chứng này thường không gây ra triệu chứng lâm sàng gì

Bảng 3.24: Biến chứng cốt hóa dây chằng QĐ ở 2 nhóm nghiên cứu n2 Tái tạo dây chằng

[số ca(%)] p Độ III 2/38 (5,3) 3/38 (7,8) 1,00 b Độ V 0 (0,0) 2/13 (15,4) 0,48 b p 1,000 b 0,591 b b Kiểm định Fisher

Nhận xét: không có sự khác biệt tỉ lệ giữa 2 kỹ thuật trong từng phân độ cũng như giữa 2 phân độ của từng nhóm kỹ thuật

3.3.7 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

Bảng 3.25: Mối liên quan giữa theo phân độ Rockwood và di lệch thứ phát khớp trong mặt phẳng trán ở từng kỹ thuật mổ Đặc điểm

0,028 a a Chi bình phương; b Kiểm định Fisher

Nhận xét: so sánh trong từng kỹ thuật mổ thì độ V có tỷ lệ di lệch thứ phát lớn hơn độ III Trong đó sự khác biệt về tỷ lệ di lệch thứ phát ở kỹ thuật chuyển dây chằng có ý nghĩa thống kê (p=0,028)

Bảng 3.26: Mối liên quan giữa nhóm kỹ thuật mổ và di lệch thứ phát khớp trong mặt phẳng trán, theo phân độ Rockwood Đặc điểm

Nhận xét: ở tổn thương độ III, nhóm chuyển dây chằng có tỷ lệ mất nắn khớp cao hơn nhóm tái tạo dây chằng, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,118) Ở tổn thương độ V, nhóm chuyển dây chằng có tỷ lệ mất nắn cao hơn hẳn nhóm tái tạo dây chằng (p=0,018)

Bảng 3.27: Mối liên quan giữa biến chứng với kết quả chức năng và kết quả giải phẫu ở 2 nhóm nghiên cứu Đặc điểm

(giữa nhóm biến chứng so với chung)

(giữa nhóm biến chứng so với chung)

VAS cuối cùng ở nhóm có biến chứng (TB ± ĐLC) 0,39 ± 0,68 0,527 c 0,04 ± 0,18 0,202 c Điểm Constant cuối cùng ở nhóm có biến chứng (TV,

KCQĐ cuối cùng ở nhóm mất nắn khớp (TB ± ĐLC) 9,56 ± 3,17 0,178 c 9,00 ± 3,01 0,686 c

KCCĐ cuối cùng ở nhóm mất nắn khớp (TB ± ĐLC) 4,11 ± 4,83 0,267 c 2,38 ± 1,71 0,096 c c Kiểm định t-test, d Kiểm định Mann-Whitney

Nhận xét: ở nhóm kỹ thuật chuyển dây chằng QC, điểm Constant giảm ở những bệnh nhân có biến chứng, và mối tương quan này rất rõ (p=0,009) Các yếu tố còn lại (VAS, KCQĐ, KCCĐ) không cho thấy sự liên quan với các biến chứng

Bảng 3.28: Mối liên quan giữa đặc tính người bệnh và điểm Constant cuối cùng c Kiểm định t-test, f Kiểm định ANOVA

Nhận xét: nam giới có điểm Constant phục hồi cao hơn nữ giới ở cả nhóm chuyển dây chằng và nhóm tái tạo dây chằng (p

Ngày đăng: 28/03/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w