đề tài nguyên nhân của lạm phát và tác động từ các chính sách của chính phủ lên lạm phát

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài nguyên nhân của lạm phát và tác động từ các chính sách của chính phủ lên lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bước vàothế kỉ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, vì vậyviệc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia cóhiệu quả n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Trang 2

Vũ Thị Thùy 20223317

Ngày nay, không ai có thể phủ nhận rằng: “Việc điều chỉnh tiền tệ cho phù hợp vớinhu cầu của nền kinh tế là một trong những vấn đề thiết yếu mà tổ chức quản lý cáchệ thống tiền tệ phải tuân thủ chính sách tiền tệ” Xét về toàn cảnh, thị trường tàichính thế giới trong những năm qua thì bức tranh thị trường tài chính khá là sáng sủa.Thế giới đã chứng kiến sự hồi phục nhanh chóng của các nền kinh tế từ châu Á đếnchâu Âu và châu Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997 Bước vàothế kỉ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, vì vậyviệc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia cóhiệu quả nhất vẫn là một vấn đề khó khăn, phức tạp để kìm chế lạm phát, mục tiêutăng trưởng kinh tế.

Với kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập cùng những tài liệu tham khảo,trong khuôn khổ báo cáo, nhóm chúng em xin phép được trình bày về đề tài:"Nguyên nhân của lạm phát và tác động từ các chính sách của chính phủ lên lạm phát"Đây là đề tài lớn, mang tính thời sự và cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên bàiviết của chúng em còn có nhiều thiếu sót Chúng em kính mong thầy giúp đỡ và góp ýđể bài viết được hoàn thiện hơn.

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý thuyết về lạm phát1.1 Khái niệm, đặc điểm của lạm phát

Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịchvụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăngcao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, dođó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Đặc điểm của lạm phát:

Lạm phát không phải một sự kiện ngẫu nhiên Sự tăng giá cả của hiện tượngnày bắt đầu và tăng liên tục, đột ngột Tuy nhiên cũng có một vài trường hợpsự tăng giá đột ngột không phải là lạm phát mà là sự biến động giá tương đối.Hiện tượng này chỉ xảy ra khi vấn đề cung, cầu không ổn định trong một thờigian ngắn.

Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của mộtnền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả Biến động giá tươngđối chỉ là một hoặc hai hàng hóa cố định.

Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế củamột quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền Điều này khiến các quốc giatiến hành các vấn đề đo lường hằng năm để có thể hạn chế lạm phát thấp nhấtcó thể.

1.2 Phân loại lạm phát

1.2.1 Phân loại lạm phát theo căn cứ định lượng

Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, lạm phát được chia ra làm 3 loại:a Lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải: hay còn được gọi là lạm phát một con số với tỷ lệ lạmphát dưới 10% một năm Điều này khiến cho giá cả biến động tương đối Trong thờikỳ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định.Đây là lạm phát có thể dự đoán được, biểu hiện qua các tình trạng như: giá cả sảnphẩm tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao và không xuất hiện tình trạng muabán hay tích trữ hàng hóa với số lượng lớn, nền kinh tế lúc này ổn định, đời sống củangười dân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt động mua bán vàđầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng.

Trang 5

b Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã: hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) với tỷ lệ lạm phát từ 10% đếndưới 100% khiến cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về mặtkinh tế Tiền của một quốc gia mất giá, lãi suất thực giảm đến mức âm khiến ngườidân tăng cường tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản,… thay vì giữ tiền mặt gâyra sự không ổn định trong nền kinh tế Khi lạm phát phi mã không được kiểm soát sẽgây ra những biến động lớn về kinh tế.

c Siêu lạm phát

Siêu lạm phát: xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường, tỷ lệ tăng mức giá chungthường ở mức 3 chữ số, khoảng trên 200% một năm, vượt xa lạm phát phi mã Lúcnày, các yếu tố thị trường bị biến dạng, thông tin không chính xác, tốc độ lưu thôngtiền tệ tăng cao, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền tệ mất giá nhanh chóng vàlượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể Điều này khiến các yếu tố thị trường bị biếndạng và khiến các hoạt động kinh doanh lâm vào rối loạn Trong thực tế, siêu lạmphát rất ít khi xảy ra nhưng đã có những vụ siêu lạm phát trong lịch sử như ở TrungQuốc hồi tháng 5/1949, tỷ lệ lạm phát tháng là 2.178% và ngày là 11% hay ởArgentinanăm 1989, tỷ lệ lạm phát hàng năm lên tới 12.000%, một peso của năm1992 có giá trị tương đương 100 triệu peso trước năm 1983.

1.2.2 Phân loại lạm phát theo căn cứ định tính

Căn cứ theo định tính lạm phát được chia ra thành 2 nhóm:a Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng

Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp Do đó, tình trạngnày không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nềnkinh tế nói chung.

Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người laođộng Trên thực tế, tình trạng này thường hay xảy ra.

b Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường

Lạm phát dự đoán trước được: là loại lạm phát diễn ra theo dự đoán của cácnhà nghiên cứu kinh tế, xảy ra hằng năm trong thời kỳ tương đối dài với tỷ lệlạm phát ổn định Loại lạm phát này có thể dự đoán được tỷ lệ của nó trong cácnăm tiếp theo Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng này và khôngảnh hưởng nhiều đến đời sống, kinh tế.

Lạm phát bất thường: là loại lạm phát không thể dự đoán được, xảy ra đột biếnmà có thể chưa từng xuất hiện trước đó Lạm phát bất thường thường bắt

Trang 6

nguồn từ các yếu tố bên ngoài, các tác nhân của nền kinh tế không thay đổi bấtngờ như dịch bệnh, chiến tranh, Loại làm phát này ảnh hưởng đến tâm lý vàđời sống của người dân vì họ chưa kịp thích nghi Từ đó gây ra biến động vớinền kinh tế và làm giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền.

Bên cạnh đó, lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang pháttriển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy tính chất và hậu quả của nó phức tạphơn Các nhà kinh tế đã chia ra lạm phát tại các nước đang phát triển làm ba loại,gồm: Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm;lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%; siêulạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.

1.3 Thước đo của lạm phát (CPI)

CPI nhằm giúp theo dõi mức tăng giảm giá của hàng hóa tiêu dùng, các nhóm hàngquan trọng nhất có ảnh hưởng đến đời sống cũng như tâm lý của dân chúng CPI cóthể đo lường hằng tháng, không như chỉ số giảm phát cho GDP có tính tổng hợp hơnnên chỉ có thể đo lường hằng quý ở mức tin cậy hạn chế và nếu muốn đạt độ tin cậycao thì phải là chỉ số hằng năm vì lúc đó thống kê mới có thể thu thập đầy đủ.CPI thường theo rất sát chỉ số giảm phát GDP vì tiêu dùng chiếm một tỷ lệ rất lớntrong GDP Vì vậy CPI được coi là thước đo lạm phát, các nước trên thế giới cũngđang sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ lạm phát Lạm phát hay tăng giá đối vớicác nhà kinh tế là đồng nghĩa.

Giá trị CPI cơ sở thường là giá trị của rổ hàng hóa và dịch vụ ở một thời điểm cụ thể,thường là năm cơ sở

Lạm phát cơ bản chính là lạm phát thể hiện việc thay đổi mức giá mang tính chất lâudài, loại bỏ những biến động giá mang tính chất tạm thời trong chỉ số giá tiêu dùng Theo Milton Friedman, nếu giá cả tăng liên tục trong thời gian dài thì đó phải là mộthiện tượng tiền tệ, do đó lạm phát cơ bản là lạm phát chủ yếu xuất phát từ nguyênnhân tiền tệ Phương pháp chung của việc xây dựng thước đo lạm phát cơ bản là loạibỏ ảnh hưởng của những biến động tạm thời đến giá cả một số hàng hóa trong CPI, đểbảo đảm lạm phát cơ bản phản ánh chính xác xu hướng biến động dài hạn của lạmphát.

Những biến động tạm thời có thể có tác động làm tăng hoặc giảm CPI, do đó, khi loạitrừ ảnh hưởng của những biến động tạm thời ra khỏi CPI, không phải lúc nào lạm phátcơ bản cũng thấp hơn lạm phát chung (được đo lường bằng CPI), nhưng về dài hạn,lạm phát cơ bản có độ biến động ít hơn lạm phát chung và phản ánh chính xác hơn xuhướng lâu dài của lạm phát.

Trang 7

Lạm phát cơ bản là một chỉ báo quan trọng đối với xu hướng lạm phát hiện hành vàtrong tương lai Chỉ số này giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể nhận biếtđược sự biến động giá tiêu dùng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hay đó là xu thế lâudài Vì vậy, lạm phát cơ bản là thông tin đầu vào quan trọng trong việc điều hànhchính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.

Nguồn số liệu để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản chính là số liệu CPI được tính hằngtháng Như vậy, muốn tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản (hoặc CPI trừ giá năng lượng vàthực phẩm), điều trước tiên cơ quan thống kê các nước phải tính CPI có đầy đủ cácnhóm hàng liên quan đến đời sống dân cư, sau đó mới tiến hành tính toán loại trừ cácảnh hưởng gây ra các "cú sốc" ngẫu nhiên để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản (LPCB).2 Nguyên nhân của lạm phát và tình hình lạm phát tại Việt Nam

2.1 Nguyên nhân của lạm phát2.1.1 Lạm phát do cầu kéo:

Lạm phát do cầu kéo có thể được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàngnào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả của mặt hàng đó cũng tăng theo Điều này khiếngiá cả của nhiều mặt hàng khác cũng “leo thang” Giá trị của đồng tiền vì thế bị mấtgiá, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng mộtdịch vụ.

Ở nước ta thì ví dụ điển hình cho tình trạng lạm phát do cầu kéo có thể kể đến như giáxăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng 2.1.2 Lạm phát do chi phí đẩy:

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào,máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sảnxuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, điều này khiến doanh nghiệp buộc phải tăng giáthành sản phẩm nhằm bảo toàn lợi nhuận Và cuối cùng dẫn đến mức giá chung củatoàn thể nền kinh tế tăng lên Đây gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

Ví dụ: Tiền lương làm một phần quan trọng trong chi phí sản xuất và dịch vụ Trườnghợp tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tănglên Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này về phía người tiêu dùng thìđương nhiên giá bán sản phẩm sẽ tăng lên, công nhân và công đoàn sẽ yêu cầu tăngtiền lương để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá.Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu, trong trường hợp này là dầu thô.

Trang 8

Trong giai đoạn từ 1972 - 1974, hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm pháttăng từ 4,6% lên 13,5% bình quân trên toàn thế giới Thế nhưng, sự suy giảm của giádầu trong năm 1980 cũng làm cho lạm phát xuống mức thấp chưa từng thấy.2.1.3 Lạm phát do cơ cấu:

Với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa”cho người lao động Còn có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả nhưngdoanh nghiệp vẫn buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

Tuy nhiên, vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả nên khi phải tăngtiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sảnphẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

2.1.4 Lạm phát do cầu thay đổi:

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu vềmột mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cảcó tính chất cứng nhắc (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượngcầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tănggiá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

2.1.5 Lạm phát do xuất khẩu:

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụlượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiếnlượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổngcung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảysinh lạm phát.

2.1.6 Lạm phát do nhập khẩu:

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giớităng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giánhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

2.1.7 Lạm phát tiền tệ:

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ươngmua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay dongân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiềntrong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Trang 9

Ví dụ: Năm 1966 – 1967 Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi phíleo thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến6% (năm 1970) Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mứccân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũngkhông đổi Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên một tỷlệ tương ứng Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ Đây là lý do tại sao ngân hàngTrung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.

2.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam2.2.1 Ảnh hưởng tích cực

Với những cá nhân, tổ chức có tài sản hữu hình như bất động sản hoặc tài sản dự trữkhác, được định giá bằng đồng nội tệ thì lạm phát có thể làm tăng giá tài sản của họlên, họ có thể bán chúng với giá cao hơn.

Một mức độ lạm phát vừa phải (dưới 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở cácnước đang phát triển) thường được thúc đẩy để khuyến khích chi tiêu ở một mức độnhất định thay vì tiết kiệm Nếu sức mua của đồng tiền giảm dần theo thời gian thì cóthể sẽ có động cơ lớn hơn để chi tiêu thay vì tiết kiệm rồi chi tiêu trong tương lai.Chi tiêu tăng thì thúc đẩy và kích thích tăng trưởng các hoạt động kinh tế khác, hoạtđộng đầu tư vay nợ cũng sôi động hơn, các doanh nghiệp phát triển tốt thì người laođộng cũng có việc làm ổn định, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống.

Về phía Nhà nước và Chính phủ, có thêm khả năng để lựa chọn các công cụ kích thíchđầu tư ở những mảng kém ưu tiên bằng cách mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhậpvà các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời giannhất định.

2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cựcThứ nhất, ảnh hưởng tới lãi suất

Tác động đầu tiên của lạm phát đó là lãi suất, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốnlãi suất ở mức ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệlạm phát, do lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát Việc tăng lãisuất danh nghĩa có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là suy thoái kinh tế và tỷ lệ thấtnghiệp gia tăng

Thứ hai, ảnh hưởng đến thu nhập thực tế

Khi lạm phát tăng lên nhưng thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì thu nhập thực tếcủa người lao động sẽ bị giảm xuống Lạm phát không chỉ làm mất đi giá trị thật củanhững tài sản không có lãi mà còn làm hao mòn cả giá trị của các tài sản có lãi Do

Trang 10

chính sách thuế của Nhà nước dựa trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa, nên các khoảnlãi và lợi nhuận cũng giảm sút, từ đó thu nhập giảm

Thứ ba, ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập

Lạm phát càng tăng thì giá trị của đồng tiền càng giảm, người đi vay sẽ có lợi hơn, dovậy, nhu cầu vay vốn càng tăng thêm đẩy lãi suất lên cao Giai cấp tư bản hoặc nhữngngười giàu có sẽ có xu hướng dùng tiền để vơ vét tài sản và hàng hóa nhằm mục đíchđầu cơ, tình trạng này sẽ làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung-cầu hàng hóatrên thị trường khiến giá cả ngày một “sốt” hơn.

Cuối cùng, người nghèo càng nghèo hơn, họ không mua nổi các hàng hóa thiết yếuphục vụ cho đời sống, trong khi người giàu lại ngày càng giàu hơn Tình trạng nàynếu kéo dài có thể gây ra bất ổn trong xã hội, căng thẳng giữa giai cấp vô sản và giaicấp tư bản, xung đột leo thang giữa người giàu và người nghèo

Thứ tư, ảnh hưởng đến nợ quốc gia

Chính phủ sẽ được lợi do đánh thuế thu nhập của người dân khi lạm phát gia tăng,nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên “khổng lồ” hơn Nguyên nhân là do lạmphát khiến tỷ giá hối đoái tăng và đồng nội tệ đã bị mất giá nhanh hơn đồng ngoại tệ.2.3 Tình hình lạm phát tại Việt Nam

Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo kiểu kếhoạch hóa tập trung và cùng với cơ chế quan liêu bao cấp đã bắt đầu bộc lộ bất cập,tác động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống xã hội.TheoNiên giám Thống kê năm 1988, lạm phát cuối năm 1986 ở mức 587,2% so với 1985.Năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã muôn vàn khó khăn lại thêm hậu quả của cuộckhủng hoảng do cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền năm 1985 nên càng khó khănhơn Tiền phát hành ra không đủ để phục vụ lưu thông, các xí nghiệp, nhà máy khôngcó vốn lưu động, không có tiền trả lương cho công nhân Tại Hội nghị Trung ương 6diễn ra vào tháng 7-1984, ông đã có bài phát biểu, trong đó đưa ra nhiều quan điểmmới về kinh tế: “Chế độ bao cấp trong những năm qua làm cho bức tranh kinh tế củachúng ta trở thành giả tạo Nay phải tiến hành hạch toán kinh doanh thật sự, phản ánhđầy đủ và đúng các chi phí sản xuất, xóa bỏ cách làm hình thức và nửa vời lâu nay,khôi phục tính chân thực của các hoạt động kinh tế Phải để cho các đơn vị kinh tế,các cơ sở chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất và kinh doanh của mình, không trôngchờ, ỷ lại vào cấp trên” (Trường Chinh với sự sự nghiệp đổi mới đất nước ta – NXBChính trị quốc gia 2002) Tại Hội nghị Trung ương 8 họp từ ngày 10 đến 17-6-1985,ông Trường Chinh lại đưa ra quan điểm: “Chúng ta sẽ chấm dứt thời kỳ điều khiểnnền kinh tế bằng những mệnh lệnh hành chính sang thời kỳ điều khiển nền kinh tếtrên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan” Việt Nam đã lâm vào tình

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:28