Chúng ta đã từ một thế giới mà trong đó nền kinh tế của các quốc gia là những chính thể tương đối khép kín, tự cô lập với nhau bởi các rào cản trong thương mại, bởi không gian, thời gian
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA: KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN:
NHỮNG HỆ QUẢ TIÊU CỰC CỦA VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM TRÊN 4 VẤN ĐỀ: VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP, CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA, TOÀN CẦU HÓA VÀ ĐÓI NGHÈO
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phạm Bảo Châu
Nguyễn Trà Giang Hoàng Minh Hạnh Đinh Thị Khánh Minh Phạm Thị Linh Trang
Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế
Đà Nẵng, 09/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I TOÀN CẦU HÓA, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP 1
II TOÀN CẦU HÓA, CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG 3
III TOÀN CẦU HÓA VÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 5
IV TOÀN CẦU HÓA VÀ ĐÓI NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI 7
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
1
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong ba thập kỷ qua, toàn cầu hóa là một sự thay đổi đã và đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới Chúng ta đã từ một thế giới mà trong đó nền kinh tế của các quốc gia là những chính thể tương đối khép kín, tự cô lập với nhau bởi các rào cản trong thương mại, bởi không gian, thời gian và ngôn ngữ, những sự khác biệt về văn hóa, luật lệ, Hiện nay, nhờ toàn cầu hóa chúng ta đã chuyển sang một thế giới mới mà trong đó các rào cản đã được thu hẹp lại, khoảng cách nhận thức được thu hẹp lại nhờ những tiến bộ trong công nghệ viễn thông và giao thông vận tải, văn hóa trở nên đồng nhất trên toàn thế giới; và các nền kinh tế quốc gia đang hội nhập và trở thành một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau, đem lên nhiều giá trị thiết thực cho thế giới Tuy vậy, dù nhận được nhiều lợi ích tích cực trên thì Việt Nam chúng ta cũng đang chịu ảnh hưởng từ vấn đề toàn cầu hóa trong đời sống và sự phát triển của đất nước hiện nay
I TOÀN CẦU HÓA, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP
Trong xu thế toàn cầu hóa đang rất phổ biến hiện nay, với sự gia tăng của các công ty đa quốc gia, sự phát triển khoa học kĩ thuật đã cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở các nước đang phát triển Tuy vậy, bên cạnh các mặt tích cực
đó thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, hạn chế đến việc làm và thu nhập cho các nước đang phát triển như Việt Nam Đó là:
Một là, ở những quốc gia phát triển trong các ngành sản xuất, nhiều người lao
động trong nước lâm vào tình trạng mất việc làm, nguồn thu nhập tụt giảm Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài di chuyển hoạt động sản xuất đến những quốc gia có nguồn nhân lực đông đảo, mức lương thấp như Việt Nam Nhưng trong thời đại tiên tiến hiện nay, các nhà máy, doanh nghiệp dần chuyển hướng sang
áp dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại như máy móc, robot vào quy trình sản xuất với mục đích tiết kiệm thêm chi phí nhân công cũng như tiết kiệm thời gian Chính điều này đã làm giảm một số lượng lao động ở Việt Nam vì công việc của người lao động dần bị thay thế bởi tự động hóa, dẫn đến một bộ phận công nhân đứng trước nguy cơ mất việc làm, thất nghiệp tăng, nền kinh tế của đất nước cũng bị suy thoái theo [1]
Hai là, toàn cầu hóa công nghệ gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân của một
quốc gia Với tốc độ toàn cầu hóa công nghệ kĩ thuật đang phát triển một cách nhanh chóng, toàn cầu hóa cũng tạo ra áp lực cạnh tranh và đòi hỏi sự thay đổi công việc để
có thể thích nghi đối với tiến bộ kĩ thuật, tránh con người bị thay dần bằng máy móc Người dân muốn có được việc làm với nguồn thu nhập cao và ổn định thì cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức của bản thân về nhiều lĩnh vực như văn hóa, chính trị, công nghệ, con người , tránh sự tụt lùi so với người dân khác ở cùng một gia hay ở các nước phát triển Điều này dẫn đến cuộc sống người dân trở nên áp lực và
1
Trang 4căng thẳng hơn, đầy tính cạnh tranh hơn Bên cạnh đó, người lao động còn phải đối diện với sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng do thị trường lao động có kỹ năng được trả mức lương cao hơn, còn mức lương cho người lao động phổ thông sẽ bị giảm bớt Đặc biệt, người dân làm việc trong các ngành sản xuất thủ công hoặc các lao động tay chân sẽ bị ảnh hưởng nhiều, gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngành công nghiệp có máy móc, kĩ thuật tiên tiến hơn
Ba là, toàn cầu hóa gây ảnh hưởng đến việc làm ở các địa phương Mở cửa thị
trường và sự cạnh tranh từ các quốc gia khác cũng có thể gây ra sự mất mát cho ngành dịch vụ địa phương Khi toàn cầu hóa, nhu cầu của mọi người có thể thay đổi theo xu hướng “thế giới” hơn, do vậy các ngành nghề và sản phẩm địa phương sẽ dần mất vị thể trên chính quốc gia của mình, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 tới đây, nhiều dòng thuế sẽ giảm xuống bằng 0%, trong đó có mặt hàng nông sản Các doanh nghiệp nước ngoài có thể cung cấp các dịch vụ giá rẻ và chất lượng cao hơn, ảnh hưởng đến doanh thu và số lượng việc làm trong ngành dịch vụ của Việt Nam.Điều này đòi hỏi nông sản Việt Nam cần đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, nhằm tránh nguy cơ sẽ bị thua ngay trên “sân nhà” Các sản phẩm nông Sản Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu có giá thấp hơn từ các quốc gia khác Chính điều nay gây ảnh hưởng đến việc làm cũng như thu nhập của các người dân lao động, nông thôn [2]
Bốn là, toàn cầu hóa có thể bị bào mòn sức lao động Một số công ty nước ngoài
có thể lợi dụng chi phí lao động rẻ, nguồn nhân lực dồi dào ở Việt Nam bằng cách bóc lột sức lao động, làm nhiều nhưng trả lương thấp và thậm chí còn không đưa ra các chính sách đảm bảo an toàn cho người lao động Chính điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thu nhập và điều kiện chất lượng môi trường làm việc của người dân lao động
Năm là, toàn cầu hóa tăng cường áp lực và tiêu chuẩn làm việc Để cạnh tranh
trong thị trường toàn cầu, Việt Nam cần tuân theo các tiêu chuẩn và quy định của các doanh nghiệp nước ngoài muốn dùng lao động ở Việt Nam Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, người lao động có trình độ kỹ năng hạn chế sẽ chịu tác động mạnh hơn
và nguy cơ mất việc cũng cao hơn dưới tác động của sự phát triển khoa học tiên tiến
và công nghệ mới Những đặc điểm như nguồn lao động dồi dào hay lao động giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, làm giảm sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài Các nước đang phát triển như Việt Nam có thể sẽ phải gánh chịu sức ép nặng nề việc để giải quyết vấn đề việc làm, và đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm Việt Nam tuy có quy mô dân số lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
2
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5cao chỉ chiếm khoảng 11% tổng lực lượng lao động (theo nghiên cứu của ManpowerGroup); năng suất lao động cũng thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN, năng lực ngoại ngữ hạn chế, Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài lại cần một nguồn lao động giá rẻ nhưng chất lượng Do vậy, để có thể bắt kịp với quá trình toàn cầu hóa cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện nay, bắt buộc Việt Nam cần phải tăng chất lượng cũng như kĩ năng của nguồn lực lao động nước nhà Điều này đặt áp lực lên các ngành công nghiệp và có thể ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của người lao động [3]
Sáu là, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng và biến động khi có sự bất ổn trong nền
kinh tế thế giới Bởi vì Việt Nam là một nước có sự liên kết với nhiều quốc gia khác, Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu ở nhiều quốc gia: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Vì vậy khi có các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như tài chính thì cũng có thể gây bất ổn, suy thoái lên nền kinh tế Việt Nam Và chính điều này dẫn đến mất việc làm cũng như
sự suy giảm thu nhập của người lao động
II TOÀN CẦU HÓA, CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG
Bối cảnh toàn cầu hóa đã đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế Tuy nhiên, cũng đi kèm với những hệ quả tiêu cực đáng lo ngại, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách lao động và môi trường Vậy toàn cầu hóa đã tác động đến chính sách lao động và môi trường Việt Nam như thế nào?
Thông qua toàn cầu hoá, Việt Nam đã nhận được nhiều lợi ích, nhưng nó cũng gây ra một số vấn đề nan giải Sự phân tán sản xuất từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia kém phát triển có thể dẫn đến vấn đề về môi trường và chính sách lao động Các doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng quy định yếu hơn tại các quốc gia như Việt Nam để tối ưu hóa lợi nhuận, và điều này có thể gây ra việc lợi dụng lao động và tác động đến chính sách lao động của nước này Các doanh nghiệp nước ngoài còn tác động ít nhiều đến chính sách lao động nước ta Người lao động bị lợi dụng triệt để, tăng ca trì trệ, bóc lột sức lao động nhưng vẫn được trả mức lương cơ bản Ví dụ về việc này có thể thấy trong ngành công nghiệp thời trang, nơi nhiều công ty của các quốc gia phát triển chuyển sản xuất sang các quốc gia có lao động rẻ hơn, dẫn đến tình trạng khai thác lao động không công bằng [4]
Toàn cầu hóa thúc đẩy tăng cường sản xuất và xuất khẩu, điều này có thể dẫn đến gia tăng áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường Các ngành công nghiệp
có thể chọn sản xuất với chi phí thấp hơn mà dẫn đến môi trường ở Việt Nam đang bị tổn thương nghiêm trọng Ngoài ra, sự tăng cường sản xuất và thương mại có thể gây
ra ô nhiễm môi trường, bao gồm việc tăng lượng khí nhà kính và ô nhiễm nước Việt
3
Trang 6Nam cần đối mặt với thách thức bảo vệ môi trường trong bối cảnh này Vào cuối năm
2021 Việt Nam xếp hạng 36 trên toàn cầu về mức độ ô nhiễm không khí và tính đến tháng 7/2022 Việt Nam với tổng 183 khu công nghiệp thì có đến hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn các đô thị thì có có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom đúng quy định Điều này đã tạo nên hồi chuông cảnh báo về toàn cầu hoá đối với chính sách môi trường tại nước ta
Tuy toàn cầu hóa đối với chúng ta vẫn tồn tại mặt tích cực nhưng nó vẫn đặt ra rất nhiều thách thức cho chính sách lao động và môi trường đòi hỏi chính phủ phải đưa
ra những biện pháp và mục tiêu rõ ràng để giải quyết để việc toàn cầu hóa có thể diễn
ra, phát triển mạnh mẽ và đột phá hơn
4
Trang 7III TOÀN CẦU HÓA VÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
Ngày nay, không thể phủ nhận rằng mỗi người dân, mỗi quốc gia trên thế giới đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ xu thế phát triển của toàn cầu hoá Bên cạnh các tác động tích cực, Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung cũng đã và đang phải đối mặt không ít khó khăn để bảo vệ chủ quyền đất nước trên mọi lĩnh vực về kinh tế, đối ngoại, an ninh, văn hóa
Khó khăn đầu tiên được các nhà chức trách xem xét là mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng Chặng đường gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay là một quá trình đầy thử thách, giúp tạo động lực thúc đẩy Việt Nam tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế và toàn diện hơn Tuy điều này giúp thu hút một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn vào trong nước nhưng Việt Nam dần phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới [5] Sự hiện diện của tập đoàn Samsung là một ví dụ điển hình về sự đóng góp “ngoại cỡ” của khu vực FDI vào sự phát triển kinh tế và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Tính đến năm
2019, doanh thu của Samsung tại Việt Nam đạt mức 68,3 tỷ USD, bằng khoảng 26% GDP của Việt Nam Trong cùng năm đó, tập đoàn này đã xuất khẩu các sản phẩm trị giá 51,3 tỷ USD, chiếm 19,4% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Trước đây, việc một công ty nước ngoài đóng góp tới 19,4% kim ngạch xuất khẩu là điều chưa từng có
ở Việt Nam và cũng là điều hiếm thấy ở các quốc gia trên thế giới Nếu trong tình huống xấu, Samsung quyết định thu hẹp quy mô hay thậm chí ngừng hoạt động tại Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng cực kì nặng nề Và ngay
cả khi Samsung không có kế hoạch thu hẹp quy mô hoạt động tại Việt Nam trong tương lai gần, việc nước ta lệ thuộc vào nguồn vốn FDI khiến nền kinh tế rất dễ bị tác động bởi các cú sốc bên ngoài Các tác động tiêu cực từ bên ngoài có thể kể đến như khủng hoảng kinh tế; giá dầu, lạm phát cao; dịch chuyển dòng vốn đầu tư… đối với kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng sâu sắc hơn [6]
Thách thức thứ hai của toàn cầu hóa là làm suy giảm tính độc lập, tự chủ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam và các nước đang phát triển dần mở cửa nền kinh tế và tham gia hội nhập mạnh mẽ hơn khi cùng với nhiều quốc gia lớn mạnh ký kết và đàm phán các hiệp định hợp tác quan trọng, gia nhập vào các tổ chức siêu quốc gia như WTO, IMF, Tuy nhiên, những tổ chức này đôi khi sẽ can thiệp quá mức vào các chính sách quản lý đất nước của các quốc gia thành viên Khi thực hiện toàn cầu hóa, các quốc gia sẽ phải tuân thủ các luật chơi chung do những tổ chức siêu quốc gia quy định, đặt ra yêu cầu cho hệ thống pháp luật trong nước cũng cần được sửa đổi để không xung đột với các luật lệ quốc tế Tuân thủ luật pháp quốc tế là việc cần thiết
5
Trang 8nhưng đôi khi nó có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích riêng và công việc nội bộ của một quốc gia Và mọi quyết định to lớn của một quốc gia phải thông qua ý kiến của nhiều quốc gia khác trong tổ chức, quốc gia đó phải điều chỉnh nhiều quyết định quan trọng
ở các lĩnh vực kinh tế và chính trị Do đó toàn cầu hóa làm giảm khả năng chủ động ra quyết định của một chính phủ, dẫn đến dự suy yếu chủ quyền của quốc gia và hạn chế khả năng tự kiểm soát vận mệnh các quốc gia đó Lấy ví dụ thực tiễn từ quá trình hội nhập về Kinh tế - Xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức: Một thống kê cho thấy tỷ lệ
“châu Âu hóa” trong hệ thống pháp luật quốc gia của Đức là 39,1%, một tỷ lệ khá cao
so với các nước khác như Đan Mạch (14%), Pháp (27%) hay Áo (10.6%) Do đó, ở các lĩnh vực như nông nghiệp hay môi trường, 80% luật pháp của Đức phải chịu tác động từ những quy định của EU hay những vấn đề của EU cũng tạo nhiều ảnh hưởng nhất định đến việc sửa đổi, ban hành các quy định luật pháp của Đức Ví dụ rõ nhất là cuộc khủng hoảng người tị nạn diễn ra ở châu Âu đã khiến Đức phải sửa đổi và đưa ra Luật Di trú mới để đối phó với dòng người nhập cư đang tràn vào nước này [7]
Có thể nói, toàn cầu hóa vừa làm mất đi một phần quyền lực của Chính phủ, vừa tạo áp lực to lớn đối với trọng trách của Chính phủ các nước Việc mở cửa thị trường
và tăng cường quan hệ thương mại quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa còn đòi hỏi năng lực cao hơn trong hệ thống quản lý của Nhà nước và Chính Phủ của các quốc gia thành viên Nếu khâu kiểm soát của Chính phủ các nước yếu kém thì đây sẽ là cơ hội
mở đường cho các nước lớn như các nước phương Tây, Trung Quốc, tiến hành can thiệp, xâm phạm vào chủ quyền của các nước đang phát triển, các nước nhỏ bé hơn, dễ gây nên những tranh chấp về chủ quyền quốc gia Vì vậy, đối với những nước đang hay kém phát triển hay Việt Nam nói riêng, việc đảm bảo xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gặp rất nhiều khó khăn, chủ quyền về kinh tế luôn bị đe doạ bởi các thế lực bên ngoài [8]
Ngoài ra, các quyết định về chính sách kinh tế của chính phủ có thể bị ảnh hưởng khi
mà nền kinh tế có sự tham gia của các chủ thể khác ở bên ngoài như các công ty, các tập đoàn đa quốc gia hay các đối tác thương mại Ví dụ, các công ty đa quốc gia và các
tổ chức quốc tế có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh và đầu tư trực tiếp vào quốc gia khác một cách tự do, không bị ràng buộc bởi quy tắc và quy định nội địa Hay nhiều công ty đa quốc gia có thể khai thác tài nguyên của các quốc gia khác một cách không công bằng và không tuân theo các quy tắc địa phương Điều này gây ra sự mất kiểm soát và gây tổn hại đến sự phát triển bền vững và lợi ích của các quốc gia nhỏ yếu
6
Trang 9V TOÀN CẦU HÓA VÀ ĐÓI NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI
Toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo không chỉ ở Việt Nam mà xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Nhìn chung, ở Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo đã trở nên rất rõ ràng, bởi có một nhóm người có thu nhập rất cao, cao gấp nhiều lần so với những người làm công ăn lương và người nghèo Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng tạo ra nhiều tác động tiêu cực trong xã hội về gia tăng bất bình đẳng, ảnh hưởng tới khả năng dịch chuyển xã hội của người dân lên các thang bậc kinh
tế cao hơn, tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo Ở Việt Nam, kể từ năm 1986 đến nay những kẻ giàu lên nhờ hành vi sai trái, bất hợp pháp mọc lên như nấm Việc mở cửa hội nhập, giao lưu với các quốc gia khác khiến các hoạt động tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng phát triển vượt mặt Tội phạm ở nước ngoài lẩn trốn sang Việt Nam
và ngược lại, người dân 2 nước có thể bắt tay với nhau thực hiện các hành vi tội phạm nguy hiểm hàng đầu như tội buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội vận chuyển và buôn bán chất cấm, v.v… Do mở rộng giao lưu, việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi hơn trước chính là cơ hội để kẻ xấu làm tình hình an ninh quốc gia cùng với tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng Cụ thể, theo số liệu mà cơ quan
an ninh công bố đã có hơn hàng trăm vụ phạm tội do người nước ngoài từ hơn 20 quốc tịch gây ra tại Việt Nam [9]
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam được xếp ở nhóm thấp về thành tích trong quy chế hành chính, về sự quan liêu hành chính Vào năm 2001, chỉ số nhận thức
về tham nhũng của Việt Nam ở mức 75/91 nước Ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và đói nghèo Cho đến nay, trải qua hàng chục năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại
và hết sức lớn
Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam luôn cần rất nhiều vốn để đầu tư cho công cuộc phát triển, do đó nhiều quốc gia đã tìm đến Vay nợ như một công cụ thiết yếu để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn trong nước và khuyến khích quốc gia phát triển sản xuất Trong những năm 2012-2021, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng từ
58 tỷ USD lên 139 tỷ USD Trong đó, nợ nước ngoài của chính phủ tăng từ 35 tỷ USD lên 47 tỷ USD, còn nợ nước ngoài của doanh nghiệp tăng từ 23 tỷ USD lên 93 tỷ USD [10] Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng nợ của nước ta là khoảng 10,3%/năm, cao hơn tốc
độ tăng trưởng GDP trung bình, vào khoảng 5,5%/năm Ngân hàng Thế giới (WB) cũng từng lên tiếng cảnh báo Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nợ công tăng nhanh nhất Việc nợ công của Việt Nam vài năm gần đây liên tục tăng đã bắt đầu tác động
7
Trang 10tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế Vào năm 2021, Việt Nam phải chi trả khoảng 130 tỷ USD nợ nước ngoài Trong đó, chính phủ phải trả 2,5 tỷ USD, còn doanh nghiệp phải trả hơn 127 tỷ USD Lãi và phí của các khoản nợ nước ngoài trong năm 2021 là gần 2
tỷ USD Áp lực trả nợ ngày càng lớn làm cho tiết kiệm quốc gia giảm, kéo theo sự suy giảm của đầu tư và gia tăng đói nghèo [11]
8