1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Nguyên Nhân, Thực Trạng Và Hậu Quả Của Ùn Tắc Giao Thông Tại Đô Thị Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf

19 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả Lương Thị Mỹ Linh
Người hướng dẫn TS. Bùi Việt Thành
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

Tình trạng ùn tắc giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một vấn đề thời sự được quan tâm không chỉ bởi các cơ quan cấp cao mà còn có những người dân đang sinh sống tại đây.. Vì th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

o0o

ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Việt Thành

Sinh viên thực hiện: Lương Thị Mỹ Linh

Mã số sinh viên: 2256140040

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 3

2 Cơ sở lý thuyết 3

Lý luận thành phố vườn của Ebenezer Howard 4

Lý thuyết mâu thuẫn xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen 5

3 Phương pháp nghiên cứu 6

3.1 Thu thập thông tin 6

3.2 Câu hỏi, giả thuyết 6

3.3 Lý thuyết nghiên cứu 6

Lý thuyết Thể chế thiếu quy tắc 6

Lý thuyết Quy kết 7

4 Kết quả nghiên cứu 7

4.1 Tổng quan về thực trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh 7

4.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh 9

4.2.1 Do chính sách phát triển đô thị 9

4.2.2 Do hạ tầng giao thông 9

4.2.3 Do mật độ dân cư và phương tiện giao thông 10

4.2.4 Do ý thức của người tham gia giao thông 11

4.2.5 Do yếu kém của vận tải hành khách công cộng 12

4.2.6 Do tổ chức, quản lý, điều hành giao thông 13

4.2.7 Do tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường 13

4.3 Tác động tiêu cực của ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh 14

4.3.1 Tác động về kinh tế 14

4.3.2 Tác động đến môi trường và sức khỏe con người 15

5 Kết luận 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là nội dung quan trọng được Đảng và nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong nhiều năm qua Cùng với sự phát triển đó, các đô thị hiện nay gặp nhiều khó khăn và thách thức như mật độ dân số tại các thành phố lớn tăng cao, tình trạng thất nghiệp đối với người dân nhập cư, vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn

xã hội Theo thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2021 chỉ ra rằng, Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ suất nhập cư năm 2021 là 25.4% Từ số liệu1

trên, cũng có thể thấy rằng càng đông dân tập trung tại thành phố lớn dẫn đến giao thông cũng ngày càng phát triển do nhu cầu sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người ngày càng tăng cao trong khi cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn thiếu và chưa được hoàn thiện, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng còn có nhiều bất cập Từ đó, dẫn đến một

hệ quả tất yếu là tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng tại các tuyến đường trong đô thị đặc biệt vào giờ cao điểm

Tình trạng ùn tắc giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một vấn đề thời sự được quan tâm không chỉ bởi các cơ quan cấp cao mà còn có những người dân đang sinh sống tại đây Không biết tự bao giờ, vấn đề ùn tắc giao thông đã trở thành chuyện “hiển nhiên” đối với người dân đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh Việc ùn tắc giao thông không chỉ gây bất tiện, tiêu cực cho những người tham gia giao thông mà còn gây nên nhiều hệ quả như tốn nhiên liệu, môi trường ô nhiễm và đặc biệt hơn là tình trạng chen lấn lên lề đường, chạy ngược chiều dẫn đến các trường hợp va quẹt, tai nạn giao thông càng làm tình trạng ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng hơn

Vì thế bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm có thêm thông tin về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

1 Tỷ suất nhập cư phản ánh số người từ đơn vị lãnh thổ khác nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong thời

Trang 4

2 Cơ sở lý thuyết

Lý luận thành phố vườn của Ebenezer Howard

Từ cuối thế kỷ XVIII đến chiến tranh thế giới thứ hai, suy thoái xã hội và môi trường trong nền công nghiệp tại nước Anh trở nên nghiêm trọng, vì vậy đã có nhiều ý tưởng, mô hình quy hoạch đô thị khác nhau được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này Nổi bật hơn hết tại thời điểm này là ý tưởng Thành phố Vườn (Garden City) của Ebenezer Howard Ebenezer Howard

là một công chức kiêm chuyên gia xã hội học nổi tiếng Ý tưởng này đã được Ebenezer Howard công bố với công chúng vào năm 1898 thông qua cuốn sách “Tomorrow: A Peaceful Path to Real Reform” và cuốn sách này2

được phát hành lại vào năm 1902 với tên gọi “Garden Cities of To-morrow”3 Trong cuốn sách này, Thành phố Vườn được đề xuất với ý tưởng kết hợp những đặc điểm tốt nhất của thành thị và nông thôn vào trong một thành phố Đây sẽ là nơi ở của 32000 người trên một khu đất rộng khoảng 2400 ha với mật độ dân cư từ trung bình đến thấp Khu đất này được quy hoạch theo mô hình đồng tâm với không gian mở, ở lõi của hình tròn sẽ là các khu nhà chuyên dành cho bộ máy hành chính và xã hội, bao quanh sẽ là các bãi đỗ xe và công viên cây xanh, diện tích dân cư chiếm khoảng 400 ha và được bao quanh xen kẽ với các vành đai xanh khoảng 2000 ha Khi một thành phố vườn có đủ số lượng dân cư theo quy4

định, các thành phố vườn mới sẽ phát triển như các tế bào thêm vào hạt nhân phức hợp ở trung tâm của đô thị, bên cạnh đó vẫn được bao quanh xen kẽ bởi các vành đai xanh Trung tâm hạt nhân là một thành phố công nghiệp hiện hữu, có kết nối với các vệ tinh của nó bằng hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt (Phạm Hoàng, 2017)

2 Tạm dịch: Ngày mai: Con đường hòa bình tới cuộc cải cách thật sự

3 Tạm dịch: Thành phố Vườn của ngày mai

Trang 5

Một số hình ảnh mô tả về thành phố Vườn Nguồn: Internet Ngày truy cập:

15/11/2023 5

Lý thuyết mâu thuẫn xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen

Theo quan điểm của C.Mác - Ăngghen, các bộ phận, thành tố của xã hội không chỉ cùng tồn tại, tác động qua lại lẫn nhau mà còn luôn mâu thuẫn, thậm chí đối kháng, xung đột nhau Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển

xã hội

Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu, nghĩa là bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong quan hệ nhân quả Điều đó đòi hỏi con người khi đứng trước một sự vật, hiện tượng nào

đó phải khám phá ra nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó; trong thế giới khách quan chỉ có những cái con người chưa biết nhưng rồi sẽ biết, chứ không có cái gì con người không thể biết Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả sẽ trang bị cho chúng ta quan điểm quyết định luận đúng đắn khác với quan điểm duy tâm theo thuyết định mệnh Thừa nhận quy luật nhân quả, nhưng những người theo quan điểm duy vật biện chứng đồng thời khẳng định vai trò của con người trong việc nhận thức, vận dụng quy luật vì mục đích sống của mình (Phạm Minh Anh, 2016)

5 Truy cập tại: https://images.adsttc.com/media/images/608f/d819/f91c/8144/b900/014d/newsletter/Esta-comunidade-na-Dinamarca-vive-em-Surreal-Circle-Gardens-ioE3_nCbTB.jpg?1620039698,

https://images.adsttc.com/media/images/608f/d829/f91c/8144/b900/014e/newsletter/

Trang 6

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Thu thập thông tin

Nghiên cứu của bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thu thập và phân tích các bài báo, bài phỏng vấn, bài phóng

sự, bình luận trên các phương tiện truyền thông về thực trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm dựa trên việc thu thập, tổng hợp từ các bài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến bài nghiên cứu để làm nền tảng cho nghiên cứu đang thực hiện Qua đó, bài nghiên cứu sẽ chỉ ra được kết quả nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh qua lý thuyết thể chế thiếu nguyên tắc và lý thuyết quy kết

3.2 Câu hỏi, giả thuyết

Qua việc thu thập và tổng kết thông tin từ các bài nghiên cứu, báo chí, bình luận trên các phương tiện truyền thông và cả trải nghiệm của bản thân, đặt

ra câu hỏi liên quan đến tình trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố

Hồ Chí Minh, các tác động tiêu cực của vấn đề ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là gì? Nguyên dân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là gì? Lý giải sự tác động tiêu cực của ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh có sự ảnh hưởng đến các mặt như kinh tế, môi trường, sức khỏe con người

3.3 Lý thuyết nghiên cứu

Lý thuyết Thể chế thiếu quy tắc

Lý thuyết Thể chế thiếu nguyên tắc là một lý thuyết xã hội học cho rằng, các cá nhân đưa ra quyết định dựa trên các giá trị xã hội, mà nếu xét riêng biệt có thể là mâu thuẫn nhưng cùng nhau, cân bằng lẫn nhau, tạo ra hành

vi được coi là "bình thường" Khi một người nắm giữ bộ giá trị mất cân bằng các quyết định được tạo ra từ những giá trị này có thể gây nên những hành vi lệch lạc Cũng chính vì các giá trị đạo đức của xã hội suy

Trang 7

giảm nên khả năng xảy ra những hành vi lệch lạc có thể tăng (Nguyễn Thu Hiền & Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2022)

Lý thuyết Quy kết

Lý thuyết Quy kết tuyên bố rằng, nếu các cá nhân quan sát hành vi của cá nhân khác, họ sẽ cố gắng xác định xem hành vi đó là do các yếu tố bên trong hay bên ngoài gây ra (Suntono và cộng sự, 2015) Lý thuyết giả định rằng, một cá nhân sẽ cố gắng tìm kiếm nguyên nhân của một hành động

mà mọi người thực hiện quy kết hành vi đó

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp nhằm tìm hiểu các nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của việc ùn tắc giao thông tại

đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thu Hiền & Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2022)

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Tổng quan về thực trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố

Hồ Chí Minh

Tình trạng ùn tắc giao thông hay kẹt xe đang là vấn đề thời sự được quan tâm không chỉ ở các đô thị lớn ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung của các đô thị lớn trên khắp thế giới Tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng thời gian trước tình trạng ùn tắc giao thông thường chỉ xảy ra vào giờ cao điểm và ở một số tuyến đường chính nhưng hiện nay, tình trạng này trở nên nghiêm trọng trên rất nhiều tuyến đường dù lớn hay nhỏ tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt, tình trạng ùn tắc giao thông còn xảy

ra nghiêm trọng vào bất cứ khung giờ nào tại các quận nội thành và các tuyến đường liên tỉnh Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông Trong đó,

18 điểm đã có từ năm 2022 và thêm 6 điểm phát sinh đầu năm 2023 Một

số tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trong đô thị Thành phố Hồ Chí Minh như: trục đường Đinh Bộ Lĩnh – Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), giao lộ Cộng Hòa – Trường Chinh (quận Tân

Trang 8

Bình), trục đường Nguyễn Oanh – Phan Văn Trị - Quang Trung (Quận Gò Vấp), đường Võ Nguyên Giáp, đường Phạm Văn Đồng…

Điều đáng nói hiện nay là tình trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố

Hồ Chí Minh được ví như hiệu ứng Domino, khi các tuyến đường chính bị kẹt thì ngay lập tức các tuyến đường nhỏ, hẻm cũng bị kẹt xe theo Ví dụ điển hình như tại tuyến đường Trường Chinh (quận Tân Bình) khi có tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thì ngay lập tức tuyến đường Nguyễn Thái Bình, Xuân Hồng cũng rơi vào tình trạng tương tự, hay tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh khi có tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng vào giờ tan tầm thì ngay lập tức giao thông cũng tắc nghẽn tại hẻm 356 Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường D5 và đường Ung Văn Khiêm

Để tránh tình trạng kẹt xe khi tham gia giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, người dân thường tìm những cung đường có mật độ lưu thông thấp hơn, những đường hẻm ngoằn nghèo để tránh các cung đường có mật độ lưu thông cao mặc dù khi di chuyển trên những cung đường ấy có thể xa hơn cung đường bình thường vài cây số Tuy nhiên, số điểm kẹt xe hiện nay ngày càng tăng nên việc chạy đường vòng cũng không giúp người dân có thể tránh được việc ùn tắc giao thông khi tham gia giao thông trên các tuyến đường vào giờ cao điểm

Theo khảo sát của một bài nghiên cứu với đề tài tương tự Sau khi tiến hành khảo sát 500 người ngẫu nhiên ở nhiều độ tuổi và thu lại được 420 phiếu khảo sát với bảng kết quả như sau: có 371 người tham gia khảo sát

ở độ tuổi 18-30 chiếm 88,1%; 25 người ở độ tuổi dưới 18 và 24 người ở độ tuổi trên 30 chiếm 5,7% Trong đó, có 296 người sử dụng phương tiện đi lại là xe máy chiếm 70,4%; 95 người đi xe buýt chiếm 22,6%; 7% còn lại đi phương tiện khác (đi bộ, xe hơi) Kết quả khảo sát đã cho thấy nhu cầu đi lại của con người rất thiết yếu và không ai trong số họ là không đi lại, tình trạng ùn tắc giao thông khi họ tham gia giao thông xảy ra rất thường xuyên (Nguyễn Ngọc Mai Thy, Nguyễn Ý Nhi, Phạm Thị Tuyết Anh & Nguyễn Sơn Hà, 2020)

Trang 9

Kết quả việc khảo sát về vấn nạn kẹt xe hiện nay tại Thành phố Hồ Chí

Minh.6

4.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

4.2.1 Do chính sách phát triển đô thị

Hiện nay, tại trung tâm đô thị Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều dự án xây dựng cao ốc, trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ đã và đang phát triển Nội thành Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã quá chật chội nhưng việc hàng loạt cao ốc, trung tâm thương mại vẫn tiếp tục mọc lên làm cho tình trạng quá tải hạ tầng đô thị càng trở nên nghiêm trọng Bên cạnh đó, các đô thị vệ tinh như khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi), Thủ Đức, Hóc Môn, khu đô thị Thủ Thiêm không được các nhà đầu tư quan tâm nhiều dẫn đến thực trạng tại những địa bàn này, số đất trống chưa được tận dụng triệt để nhằm giảm tải áp lực cho khu vực trung tâm

4.2.2 Do hạ tầng giao thông

Hiện nay, hạ tầng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trở nên xuống cấp nghiêm trọng Mặc khác, việc các phương tiện cá nhân tham gia giao thông ngày càng tăng đột biến đang là “gánh nặng lớn” cho hạ tầng giao thông Tốc độ phát triển đường xá, cầu cống không theo kịp quá trình đô thị hóa tại đây

6 Nguồn: Mai Thy và nnk (2021), GIẢI PHÁP VỀ VẤN NẠN KẸT XE GIỜ CAO ĐIỂM TẠI TP.HCM

Trang 10

Bên cạnh đó, việc quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng chưa được đồng bộ gắn bó với nhau Tình trạng có nơi quy hoạch giao thông theo phương án này nhưng khi xây dựng thì lại làm theo phương án khác hoặc xây dựng các công trình vô tình chồng chéo lên nhau cũng dẫn đến tình hình giao thông căng thẳng

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn khá lạc hậu, chưa được tu sửa nhiều, chưa tính toán theo hướng lâu dài Cách xây dựng còn thiếu khoa học, các tuyến đường giao thông trọng điểm lại được xây theo mạng xuyên tâm với trục chính và các nhánh ngang vào phía trung tâm Mật độ giao thông trên các tuyến đường trung tâm là vô cùng lớn, đặc biệt là vào các giờ cao điểm Việc tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến đường hư hỏng, xuống cấp nhanh Đáng nói hơn nữa là hành vi cắt xén nguyên liệu trong lúc thi công cũng dẫn đến tình trạng cơ

sở hạ tầng nhanh hư hại, xuống cấp Một số tuyến đường vừa xây dựng xong lại phải đào lên để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, điện làm giảm chất lượng bề mặt cũng như gây nên tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực sửa chữa trong thời gian dài

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn ra khá nhanh, nhiều khu đất thấp ở vùng ven ngoại thành bị san lấp xây dựng các khu công nghiệp và đô thị dẫn đến mất khả năng điều tiết nước gây nên hiện tượng ngập úng mỗi khi xuất hiện triều cường hoặc mưa lớn Hệ thống cấp thoát nước của thành phố đã được xây cách đây 50 năm và đang xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước Các tuyến đường hiện nay có tình trạng ngập khá nặng vào mùa mưa điển hình là Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Tri Phương…

4.2.3 Do mật độ dân cư và phương tiện giao thông

Theo Niên giám thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mật độ dân số cao nhất 4.375 người/km (diện2

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w