LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển đô thị một cách bền vững là sự phát triển đồng đều và hài hòa trên 3 phương diện kinh tế — môi trường — công bằng xã hội Dé phát triển bền
vững thì yếu tố về cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng và trong đó
không thể không kế đến hệ thống giao thông đô thị
Hệ thống giao thông đô thị được coi là huyết mạch của một thành phố
nói chung cũng như sự phát triển kinh tế nói riêng Tuy nhiên trong những
năm gần đây hiện tượng ùn tắc giao thông ở Hà Nội đang là mối quan tâm sâu
sắc của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và UBND thành phố Hà Nội Dù đã có nhiều giái pháp nhằm hạn chế tình trạng ách tắc, tăng cường an toàn, trật tự giao thông đô thị nhưng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao Do đó việc nghiên cứu về tình trạng ách tắc giao thông đô thị ở Hà Nội là một điều cần thiết và cấp bách, tạo tiền đề trước mắt cho việc phát triển hệ thống giao
thông đô thị cho Hà Nội và là đòn bấy cho việc tăng trưởng và phát triển bền
vững của thủ đô
Trang 2DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS Nguyễn Đình Hương - ThS Nguyễn Hữu Đoàn (2003) giáo trình quản lý đô thị, ĐH KTQD Hà Nội
GS.TS Nguyễn Thế Bá Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trong vùng Hà Nội , quyền 2 UBND HN GS.TS Nguyễn Đình Hương - ThS Nguyễn Hữu Đoàn - giáo trình quản lý đô thị, ĐH KTQD Hà Nội
Nguyễn Khải - Đường và giao thông đô thị, NXB GTVT
Tạp chí kinh tế đô thị số ngày 28/1,11/2,18/10 năm 2010
Trang 3I.Khái niệm ùn tắc giao thông:
Ùn tắc giao thông là một khái niệm dùng để miêu tả sự hạn chế tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông mà nguyên nhân chính là do mật độ phương tiện tham gia giao thông quá lớn Hiện tượng ùn tắc giao thông thường xảy ra tại các nút giao thông hẹp và có lưu lượng phương tiện tham gia giao thong lon
Nhìn chung các đô thị lớn của nước ta có mật độ các phương tiện cao Đặc biệt vào các gid cao điểm mật độ các phương tiện có thé nói là đông đặc, điều đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông Sự đông đặc của phương tiện làm giảm tốc độ của các phương tiện và dẫn đến kéo dài thời gian đi lại của các phương tiện tham gia giao thông
II.Tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội 1 Khái quát chung
Hà Nội là một đô thị lịch sử đến nay da hon 1000 nam tudi va cũng là một đô thị đang trong quá trình xây dựng, cải tạo và phát triển Tuy nhiên, hiện nay tốc độ đô thị hóa của Hà Nội diễn ra quá nhanh, điều đó dẫn tới sự gia tăng rất lớn nhu cầu đi lại của người dân thành phố Bên cạnh đó, việc phát triển của cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng là vấn
đề rất khó khăn và tốn kém Từ đó đã tạo ra sự mắt cân đối giữa nhu cầu đi lại
của người dân và cơ sở hạ tang giao thông hiện có
Vào các giờ cao điểm trong ngày:buổi sáng tầm từ 7.30h đến §.30h, buổi chiều từ 5.30h đến 6.30h là thời điểm người dân thành phố đỗ ra đường đông
Trang 4Hướng tập trung vào các khu vực sau: phía Bắc qua cầu Chương Dương, phía Nam qua đường Bạch Mai, phía Tây Nam qua đường Tây Sơn, phía tây bắc qua Hoàng Quốc Việt Như vậy vào các giờ cao điểm những nút giao thông tại các khu vực này quá tải và gây ách tắc giao thông
Hiện nay, 1 số nút giao thông của thành phố đã được xây dựng cái tạo mới như:nút Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở(xây cầu vượt mới), nút Nam Chương Dương(xây dựng mới), nút Kim Liên được cải tạo, nút Thái Hà-Chùa Bộc được cái tạo Điều đó làm giám tình trạng quá tải, ách tắc giao thông và cũng giảm được tình trạng ách tắc tại một số những trục đường nhạy cảm như: đường Trường Chinh, đường Trương Định, đường Chùa Bộc Tuy nhiên, ách tắc giao thông cũng chưa phải đã hoàn toàn được giải quyết, hiện tượng tác nghẽn vẫn thường xuyên xảy ra tại các trục đuờng đã nêu và bắt thường hơn trước đây
Trang 5
2 Tác động của ùn tắc giao thông tới phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
2.1 Tác động đến kinh tế
Hiện nay ở nước ta chưa một tổ chức hay cá nhân nào thực hiện công tác
đánh giá tác động của ùn tắc giao thông đến phát triển kinh tế của Hà Nội
Nhưng qua quá trình nghiên cứu cho thấy rằng những thiệt hại của ùn tắc giao thông mang lại điển hình gồm có: lãng phí xăng dầu, ting chi phi cơ hội của người tham gia giao thông, làm giảm thời gian lao động của toàn xã hội, sức khỏe và môi trường sống của người dân, nhất là những người sống trong khu vực thường xảy ra ách tắc
2.2 Tác động đến xã hội,môi trường
Đối với các đô thị lớn thì kiến trúc hay mỹ quan của thành phó là vấn đề
hết sức quan trọng,nhất là đối với Hà Nội, trung tâm và là bộ mặt văn hóa của
cả nước.Hiện tượng ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường là những điểm làm xấu đi mỹ quan của cả thành phố Năm vừa qua Hà Nội đã cùng cả nước tổ chức những ngày lễ hội lớn như 1000 năm Thăng Long-Hà Nội do đó thành phố cần đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế,giảm dần ùn tắc giao thông để xứng đáng với danh hiệu thành phố xanh, sạch, đẹp, thành phố vì hòa bình
Tại các nút giao thông,các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, tình trạng va chạm của các phương tiện giao thông xảy ra khá phổ biến
và gây tình trạng mất trật tự xã hội, thêm vào đó, lợi dụng lúc ùn tắc,tình
trạng móc túi, cướp giật cũng thường xuyên xảy ra gây mất trật tự an toàn xã hội
Trang 6nhất là các khu vực gần đường sắt, đặc biệt các tuyến giao thông quá cảnh qua
thành phố lúc về đêm Cũng như khí thải, việc kiểm định về tiếng ồn của các
phương tiện cơ giới tại Hà Nội hiện tại chưa được quan tâm đúng mức II Những nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông Hà Nội
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông,sau đây em xin chia các nguyên nhân đó thành 2 loại chính: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
1 Nguyên nhân chủ quan
1.1 Mật độ phương tiện giao thông ca nhân quá đông:
Tính đến tháng 12/2010 Hà Nội có khoảng 112.126 chiếc xe ô tô các
loại,tốc độ tăng trung bình15-16%, hơn 1 triệu chiếc xe đạp Trong đó lượng hành khách sử dụng phương tiện giao thông cá nhân chiếm trên 80%,xe bus trên 10% còn lại là các phương tiện giao thông khác Hàng năm tốc độ tăng xe máy gấp 7 lần và ô tô gấp 5 lần tốc độ tăng dân số Đây là con số đáng báo
động gây ra tình trạng ùn tắc giao thông bởi diện tích chiếm dụng của xe máy
lớn gấp 7,4 lần và ô tô con gap 13 lần so với xe bus
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thì đưa ra những con số đáng lo ngại: “ Nếu
tất cả các phương tiện cùng tham gia giao thông một lúc trên đường Hà Nội,
mỗi ôtô có 1,85m để xê dịch, mỗi xe máy có 0,17m (tức chưa đầy 20cm) đề đi
lại” Báo cáo trước Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng và 18/22 Bộ trưởng có mặt trong buổi làm việc, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo thừa nhận: " Ùn tắc giao thông ngày càng trở nên bức xúc hơn đối với giao thông Hà Nội”
1.2 Ý thức pháp luật khi tham gia giao thông của các chủ phương tiện còn kém
Trang 7phương tiện.Các lỗi thường mắc phải đó là:vượt đèn đỏ,đi vào đường cắm, đường một chiều,quá tốc độ,không giấy phép lái xe,dựng xe sai quy định Qua đó thấy được ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông Hà Nội còn rất yếu kém.Hơn thế nữa,công tác cấp giấy phép lái xe còn 6 at,chwa duoc quan lý chặt chẽ
1.3.Do sự buông long quan ly:
Hiện nay chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và
chính quyền sở tại nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng lắn chiếm lòng đường,
vỉa hè làm nơi họp chợ, nơi để xe Lực lượng có trách nhiệm giữ gìn trật tự an tồn giao thơng còn mỏng và thiếu nhiều phương tiện.,thiết bị làm việc, xử lý vi phạm chưa nghiêm Từ đó dẫn đến hiệu lực của pháp luật bị coi nhẹ 1.4 Giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân:
Vận tải hành khách công cộng hiện nay mới chỉ đáp ứng được trên 10% nhu cầu vận tải của hành khách Do hệ thống đường của thành phố còn nhỏ hẹp nên xe bus chưa thể là phương tiện giao thông tiện lợi cho mọi người Chúng ta phấn đấu đến năm 2012 giao thông công cộng đáp ứng được 25%
nhu cầu vận tải hành khách
Theo Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng thừa nhận “ nhiều dự án đầu
tư đường giao thông trên địa bàn chậm tiến độ, điển hình như đường Vành đai 1 triển khai hơn 10 năm, đường Vành đai III do Bộ GTVT đầu tư hơn 9 năm chưa hoàn thành”
2 Nguyên nhân khách quan
Trải qua hai cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và hàng chục năm bị cắm vận kinh tế, hệ thống đường xá của Hà Nội đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng
Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế, xã hội thủ đô đã đạt được những thành tựu
Trang 8tang giao thông nói riêng đã có những điều kiện về vật chat dé xây dựng, cải tạo và phát triên.Bước đầu đã đạt được những thành tựu nhưng vẫn còn những ton dong Hon thế nữa, trình độ khoa học kỹ thuật cuả chúng ta còn chưa phát triển,còn nhiều hạn chế trong công tác thiết kế, thi công các công trình giao thông của thành phó
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của thủ đô thì tốc độ đô thị hóa quá
nhanh của Hà Nội cũng là một vấn đề hết sức nan giải đối với chính quyền
thành phố Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến áp lực ngày càng ra tăng đối với
hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bùng nỗ phương tiện giao thông cá nhân và gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông
Vấn đề quy hoạch giao thông của chúng ta hiện nay còn rất yếu kém và non trẻ Vấn đề quan trọng nhất trong quy hoạch là khả năng thu thập số liệu sát với thực tế và từ đó đưa ra các mô hình dự báo biến động của các đối tượng quy họach Do trình độ còn thấp thêm vào đó hiện nay chúng ta có rất ít phương tiện trợ giúp cho công tác thống kê và đây là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch giữa số liệu và thực tế
IV Một số giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông Hà Nội: 1 Giải pháp về quy hoạch giao thông
Điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được chính phủ phê duyệt: quyết định 108/1998/QĐ-TTG ngày 20/6/1998 đã xác định những định hướng to lớn cho quá trình phát triên thủ đô Hà Nội trong 20 năm tới
Các chỉ tiêu cần đạt được của giao thông thành phó đến năm 2020:
1.1 Về quỹ đất dành cho giao thông đô thị:
Trang 9khu nhà ở và 3% đành cho đất giao thông đối ngoại(chủ yếu là các công trình ga xe lira,bén xe liên tỉnh,cảng và các các trạm sửa chữa)
1.2.Về hệ thống đường giao thông:
Tập trung nâng cấp, cải tạo các tuyến đường hiện có đồng thời xây dựng, mở rộng những con đường mới Trước mắt,các tuyến đường vành đai phải được hoàn thiện đề hạn chế các phương tiện giao thông vào trong nội thành Cần thông tuyến đường vành đai III để giảm chức năng đối ngoại của vành
đai II như nút: Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Bưởi đẻ hạn chế sức ép của vấn đề ùn
tắc giao thông Bên cạnh đó cần xây dựng một số tuyến đường mới để làm giảm lưu lượng các phương tiện trên các trục đường xuyên tâm
Thành phố cần đây đây nhanh tiến độ hoàn thành đường vành đai III và
cầu Thanh Trì để giảm nhu cầu vận tái liên tỉnh qua nội đô và qua cầu Chương Dương nhằm giảm quá tải cho hệ thống đường giao thông trong thành phố và giảm sự ùn tắc giao thông tại nút giao thông Nam Chương Dương,
Xây dựng các trục đường hướng tâm song song với các cửa ngõ thủ đô để giảm tải mật độ tập trung vận tải cho các trục đường này Xây dựng tuyến đường Xuân La - Láng Hạ - Giảng võ Mở rộng và xây dựng mới một số đoạn đường thuộc tuyến đường nối từ Pháp Vân -Yên Sở -Vĩnh Tuy-Vành Đai I, kết hợp với việc phân luồng và mở rộng tuyến Trương Dinh — Bach
Mai - Lò Đúc.Nối thông và mở rộng tuyến Cầu Diễn - Hoàng Quốc Việt — Hoàng Hoa Thám để giảm tải 1 phần cho tuyến đường 32 Cầu Giấy
Trang 10dựng , sửa chữa đường phải được tiến hành vào các thời điểm thích hợp như
ban đêm Giải quyết dứt điểm các nút cổ chai, cũng như hiện tượng lắn chiếm via hè, lòng đường với bất kỳ mục đích gì
Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý giao thông đô thi,tiép tục hoàn chỉnh
hệ thống giao thông bằng đèn tín hiệu và biển báo, tổ chức phân luồng hợp lý
tại các tuyến đường cũng như các nút giao thông Nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an tồn giao thơng, tun truyền giáo dục ý thức pháp luật của người tham gia giao thông, khuyến khích họ sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
2 Giái pháp phát triển vận tái hành khách công cộng
Việc xác định tầm quan trọng của của việc phát triển hệ thống giao thông công cộng trong một đô thị hiện đại,điều chỉnh quy hoạch chung đã khắng định rõ quan điểm: Để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân thủ đô trong tương lai phải lấy phát triển hệ thống giao thông công cộng làm trung tâm với nhiều loại hình vận tải như: bus, taxi, và đường sắt
Mạng lưới tuyến xe buýt phải bao gồm nhiều tuyến bao phủ, khoảng cách
đi bộ của hành khách từ nhà cũng như từ cơ quan làm việc đến bến đỗ nhà
chờ xe bus tối đa là 500m Cải thiện tốc độ xe buýt, trên các trục đường chính
mật độ dòng xe hỗn hợp đông cần dành làn ưu tiên cho xe bus Hơn thế nữa,
nhà nước phải hỗ trợ việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe bus thông qua các chính sách như sau:
- Nhà nước đầu tư 100% kinh phí cho các trạm đỗ dọc đường, các bến đầu, cuối, hỗ trợ vốn đầu tư mua sắm phương tiện
- Áp dụng mức thuế xuất bằng 0 đối với các loại thuế sau đây: thuế nhập khẩu phương tiện trong các năm đầu, các loại vật tư, trang thiết bị, phụ tùng của các phương tiện vận tái hành khách công cộng, các loại thuế khác
Trang 11- Nếu cân đối các hoạt động kinh doanh mà thu không đủ bù chi, đề
nghị Nhà nước có hỗ trợ sau chi phí bằng cách trợ giá cho các doanh nghiệp khai thác xe bus đô thị hoặc trợ giá trực tiếp cho hành khách đi xe bus
3 Giái pháp huy động và sử dụng vốn
Như chúng ta đã biết, nhu cầu về vốn dùng để đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đô thị là rất lớn Hệ thống giao thông công cộng của thành phố cũng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn dé phát triển, tính ra hàng năm đầu tư cho hệ thống xe bus khoảng 100 tỷ VNĐ Đề có nguồn vốn đầu tư ngay từ bây giờ chúng ta cần có một hệ thống các giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng mục đích
3.1 Đối với nguồn ngân sách Nhà nước
Nhà nước lập ngân sách đầu tư riêng cho giao thông đô thị.Để tăng khả năng cung ứng,chúng ta cần tăng thu ngân sách Nhà nước Tăng thu ngân sách qua các loại thuế, kiện toàn bộ máy thuế để chống thất thu trong công tác
thuế Cũng có thể tăng thu qua việc thu phí sử dụng cầu, đường, bến, bãi, phí
môi trường, các khoản phụ đối với xe máy, ôtô du lịch, ôtô cá nhân vv Ngân sách Nhà nước nên tập trung đầu tư vào các công trình, dịch vụ ít lãi và khó thu hồi vốn, các lĩnh vực then chốt nhằm tạo điều kiện, môi trường
thuận lợi kích thích đầu tư Đối với các công trình, dịch vụ có khả năng thu
phí sớm thu hồi vốn vì có lãi, những công trình đòi hỏi công nghệ không quá phức tạp cần được ưu tiên cho việc huy động vốn,thu hút vốn từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước
3.2 Đối với viện tro ODA
Hiện nay ODA Việt Nam đang được chú trọng, một trong nhưng lĩnh vực được ưu tiên là xây đựng cơ sở hạ tầng Tuy nhiên theo đánh giá của các
chuyên gia nước ngoài thì khá năng điều phối và tiếp nhận nguồn vốn này còn
Trang 12kém Do vậy cần phải nâng cao khả năng chuẩn bị và thực hiện các dự án theo tiêu chuẩn quốc tế Thừa nhận và tăng cường công tác quản lý vốn ODA dé tạo sự tin cậy của các nhà đầu tư Trong dự án ODA thì 70% vốn của công trình ODA, còn lại 30% vốn ngân sách nhà nước sở tại Chính vì vậy, trong thời gian tới cần có vốn ngân sách cho các dự án này
3.3 Đối với vốn vay
Thành phố có thể vay vốn của các quốc gia, các tổ chức cá nhân nước
ngoài đề tăng lượng vốn đầu tư cho giao thông đô thị Chính phủ có thể đứng
ra bảo lãnh để vay vốn từ các ngân hàng trong nước và quốc tế Chính phủ vay rồi cho các công ty, đoanh nghiệp vay lại để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố
3.4 Đối với các nguồn vốn khác
Cho phép các doanh nghiệp huy động vốn rộng rãi trong toàn xã hội, trong cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp Cần phải chủ động và linh hoạt trong việc huy động vốn khác nhau như: phát hành trái phiếu, phát hành
cổ phiếu đô thị và các hình thức huy động vốn khác Khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư phát triển giao thông đô thị qua các chính sách miễn giảm thuế, lãi suất tín dụng ưu đãi, tiền thuê đất, Ủy ban nhân dân thành phố phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tái hành khách công cộng như: cấp đất miễn phí cho các trạm bảo đưỡng, sửa chữa, cải tạo đỗ xe
Trong điều kiện nhu cầu về vốn đầu tư cũng như khả năng còn hạn chế thì một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu đề ra là việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả Cần quản lý tốt việc thâm định các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thồng, cần đảm bảo tính khoa học, trung thực và khách quan Phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi , có phẩm chất đạo đức, có
Trang 13phương pháp khoa học chặt chẽ Hơn nữa, về tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: phải tổ chức đấu thầu một cách trung thực, khách quan, tránh tình trạng giao thầu, chỉ định thầu trong công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị
4 Một số giải pháp khác
- Giáo dục, tuyên truyền ý thức xây dựng một hệ thống giao thông đô thị văn minh hiện đại để người dân có ý thức tôn trọng pháp luật, ưa thích sử dụng phương tiện giao thông công cộng
- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc cấp giấy phép lái xe và kiên
quyết xử lý đối với trường hợp vi phạm luật lệ an tồn giao thơng, từ đó làm
công cụ răn đe đối với các đối tượng khác
- Các chính sách của nhà nước nói chung và của Hà Nội nói riêng cần phải đi sát với thực tế hơn nữa Cần phô biến luật lệ giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhân dân biết
Tóm lại, như Trung tướng Cao Xuân Hồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục Cảnh sát QLHC về TTXH nhận định “Phòng ngừa và giải quyết tinh trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, nhất là tại Thủ đô Hà Nội, là
một quá trình thực hiện đồng bộ các hệ thống giải pháp Việc thực hiện các
giải pháp đó thuộc trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp, qua đó, ý thức
của người tham gia giao thông mới được nâng cao tương ứng với giao thông hiện đại”
V, Đánh giá hiệu quả và liên hệ bản thân: 1 Đạt được
Trong những năm vừa qua,thanh pho da ap dung rât nhiêu trong sô những biện pháp trên nhằm giảm dần và tiến tới hạn chế ùn tắc giao thông
Trang 14Với sự cố gắng nỗ lực của toàn thành phố và sở giao thông công chính Hà Nội, việc hạn chế ùn tắc giao thông đã đạt được những thành tựu quan trọng Tại một số nút như: Ngã Tư vọng ,Ngã Tư Sở đã được xây cầu vượt, tình trạng ùn tắc giao thông đã được hạn chế, nút giao thông Cầu Giấy được mở
rộng Số lượng xe máy đăng ký mới giám dần trên toàn thành phó Đặc biệt là
những thành tựu đạt được của vân tải hành khách công cộng Hà Nội Công tác tổ chức, quản lý giao thông đã từng bước được hoàn thiện
2 Những tồn tại
Hiện nay, thành phố đã hạn chế được ùn tắc tại một số nút giao thông quan trọng nhưng lại thường xuyên tắc ở tại những đoạn đường nhỏ hẹp gần đó
Một vấn đề nổi cộm hiện nay đó là công tác quản lý nguồn vốn trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông Do chúng ta quá chú trọng vào việc huy động nguồn vốn cho các công trình giao thông nên đã không chú trọng đến công tác quản lý nguồn vốn đó ra sao Hiện nay, hiện tượng thất thoát trong đầu tư xây dựng là rất phố biến,nhiều cơng trình thất thốt vốn đầu tư lên đến 40% Do đó, lượng vốn vào công trình chỉ chiếm khoảng 40% vốn đầu tư nên chất lượng công trình giao thông của thành phố rất kém,xuống cấp nhanh chóng
Việc thành phố Hà Nội đã “quyết” việc “bịt” nhiều ngã tư lớn, sau đó lại cho
tháo đỡ để giảm ùn tắc giao thông vừa qua đã gặp phải sự phản ứng của không ít các nhà khoa học tham dự hội thảo Nhận xét về giải pháp “bịt” các ngã tư của TP Hà Nội vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng đây việc làm “cực chăng đã” và rõ ràng là không hiệu quả khi người đi bộ không thể qua đường
và không có tín hiệu để qua đường, đường phố không đủ rộng để xe quay đầu,
gây lộn xộn tại các điểm quay đầu gần nút giao thông
Trang 15Tóm lại, với những giải pháp đã được trình bày trên đây, chúng ta hi vọng cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Hà Nội trong những năm sắp tới, ngành giao thông vận tải của Hà Nội vẫn phát huy được những vai trò to lớn của mình như: đảm bảo an tồn thơng suốt, hạn chế ùn tắc giao thông, đưa vận tải hành khách công cộng giữ vai trò chủ đạo trong việc đi lại của người dân Hơn nữa, ngành giao thông Hà Nội ngày càng trở nên hoàn thiện hơn đề đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân
3.Một số kiến nghị
Sau khi phân tích thực trạng hệ thống giao thông và vấn đề ùn tắc giao thông của thành phố Hà Nội, bản thân em có một số đóng góp sau đây:
Thứ nhất : Chính Phủ cần sớm phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải của Hà Nội để làm cơ sở cho sự phát triển không gian đô thị
Thứ hai : Chính quyền thành phố sớm ban hành chính sách khuyến khích
phát triển xe bus và các loại hình phương tiện giao thông công cộng khác cho thủ đô Hà Nội
Thứ ba : Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư kinh phí cho công tác đến bù giải phóng mặt bằng hành lang an tồn giao thơng đường bộ để đấy nhanh tiến trình giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng các công trình giao thông
Thứ tư : Nhà nước cần co chính sách để huy động mọi nguồn vốn nhằm xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nhưng phải đảm bảo sử dựng nguồn vốn một cách hiệu quả
Thứ năm : Phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về giao thông cho mọi người hiểu rõ và thực hiện,
Thứ sáu : Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giao thông nhằm phát
hiện và nghiêm khắc xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về
giao thông đô thị
Trang 16KET LUẬN
Un tắc giao thông ở Hà Nội là hiện tượng xuất phát cả về nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ phía cơ sở hạ tầng cho đến sự quản lý của các cấp, ngành và ý thức của người dân Hy vọng rằng với những giải pháp được kiến nghị kết hợp với sự nỗ lực hết mình của Đảng, Nhà nước, UBND thành
phố Hà Nội và nhân dân, hiện tượng ùn tắc giao thông sẽ sớm được giải
quyết
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, chắc hắn rằng đề tài nghiên cứu
khoa học của em còn gặp nhiều sai sót nhưng hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho những bạn sinh viên nói riêng cũng như góp phần nói chung vào việc phát triển hệ thống giao thông đô thị ở Hà Nội
Trang 17MỤC LỤC
2.1 Tác động đến kinh tẾ 2-5 EtEEtềE2EEEEE21121121111211212e2 5 2.2 Tác động đến xã hội,môi IFIỜIg 5c Set E1 Ecrrree 5
II Những nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông Hà Nội 6 1: Nguyên:nhần chủ QUAHsssessesosaeedssieoli601443ã565838402813366435865868 6 1.1 Mật độ phương tiện giao thông cá nhân quả đông: 6 1.2 Ý thức pháp luật khi tham gia giao thông của các chủ phương tiện 28.2, 6 1.3.Do sự buông lỏng quH Ïý: .-ccScSSxkksseeEeeereereereee 7 1.4 Giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân:
"¬— 7
2 Nguyên nhãn khách quan o ooc-cccceS65 0120566 5.n665660568166850 86 7 IV Một số giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông Hà Nội: 8 1 Giải pháp về quy hoạch giao thơng . -2 se ©ssesss©ssecses 8 1.1 Về quỹ đất dành cho giao thơng đơ thị: -c:©52©cz+cs+css2 8 1.2 Về hệ thống đường giao thÔHg: :- z5s5s+E+E+EzEreerxzreree 9 2 Giải pháp phát triển vận tái hành khách công cộng 10 3 Giái pháp huy động và sứ dụng vốn
3.1 Đối với nguồn ngân sách Nhà nước
Trang 183.2 Đối với viện trợ QDA -¿-cStckeEEEEk E111 1111111 cxrev 11