1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngôn ngữ giới trẻ trong giao tiếp lời nói hiện nay trên mạng xã hội facebook

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngôn ngữ giới trẻ trong giao tiếp lời nói hiện nay trên mạng xã hội Facebook
Tác giả Nguyễn Thị Anh Thư, Đào Thị Thuý Duy, Võ Tá Cường, Hoàng Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Thanh Trâm, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Phạm Minh Nguyệt
Người hướng dẫn Hồ Trần Ngọc Oanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 772,58 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I........................................................................................................................6 (6)
    • 1.1. Xu hướng sử dụng tiếng lóng (6)
    • 1.2. Xu hướng sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài (7)
    • 1.3. Xu hướng biến hình thức (7)
      • 1.3.1. Thêm hoặc bớt chữ cái (7)
      • 1.3.2. Thay thế chữ cái (9)
      • 1.3.3. Viết hoa (11)
      • 1.3.4. Viết sai chính tả (12)
      • 1.3.5. Viết tắt (12)
    • 1.4. Xu hướng biến âm (13)
    • 1.5. Xu hướng biến nghĩa (13)
      • 1.5.1. Từ mới thay thế nghĩa của từ cũ hoặc từ mới tạo ra nghĩa mới (13)
      • 1.6.1. Những cách nói vần điệu dựa trên những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn (14)
      • 1.6.2. Những cách nói vần điệu thành thơ (16)
      • 1.6.3. Những cách nói chỉ thuần là vần điệu, không có nghĩa (18)
  • CHƯƠNG II.....................................................................................................................20 (20)
    • 2.1. Khảo sát “Các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của thế giới trẻ trên mạng xã hội (20)
      • 2.1.1. Mục tiêu (20)
      • 2.1.2. Đối tượng (20)
      • 2.1.3. Cách tiến hành (21)
      • 2.1.4. Kết quả khảo sát (21)
      • 2.1.5. Kết luận khảo sát (23)
    • 2.2. Khảo sát “ Các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội facebook thông qua trang confession Đại học Sư Phạm Đà Nẵng” (24)
      • 2.2.1. Mục tiêu (24)
      • 2.2.2. Đối tượng (24)
      • 2.2.3. Cách tiến hành (24)
      • 2.2.4. Kết quả thu được (24)
      • 2.2.3. Kết luận khảo sát (27)
  • CHƯƠNG III...................................................................................................................29 (28)
    • 3.1. Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ trên mạng xã hội (28)
      • 3.1.1. Ưu điểm (28)
      • 3.1.2. Nhược điểm (28)
    • 3.2. Giải pháp (29)
  • KẾT LUẬN (2)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)
  • MỞ ĐẦU (2)

Nội dung

Khảo sát “Các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của thế giới trẻ trên mạng xã hội Facebook hiện nay” thông qua phiếu khảo sát...21... Khảo sát “ Các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên m

Xu hướng sử dụng tiếng lóng

Trên lập trường ngôn ngữ học xã hội có thể hiểu từ lóng là một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ, đặc trưng cho một loại phương ngữ xã hội (phân biệt với phương ngữ địa lí) ứng với các nhóm xã hội hoạt động tại một mục đích chung, một nhiệm vụ chung hoặc một thuộc tính tâm lý chung theo quan điểm phân tầng xã hội và phân tầng ngôn.

Tiếng lóng là một phương ngữ xã hội vì chúng do các nhóm xã hội tạo ra, chủ yếu được sử dụng trong nhóm xã hội ấy, sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào bối cảnh xã hội Tiếng lóng chỉ được dùng trong giao tiếp không nghi thức và có giá trị trong một phạm vi xã hội hẹp Tiếng lóng có tính chất lâm thời, chúng là một hệ thống kí sinh vào tiếng Việt, xuất hiện và mất đi, thay đổi thường xuyên, không ngừng.

Việc sử dụng tiếng lóng trong giới trẻ hiện nay trở nên rất phổ biến.Có thể khái quát thành một số dạng thức điển hình sau:

 Dạng 1: Sử dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ sự vật Ví dụ như: cà chua (chua ngoa), vitamin D ( dê - háo sắc), vịt bầu (tin vịt), cảm nắng (cảm tình), cá Kiếm (kiếm lợi), chim cú - (cay cú)…

 Dạng 2: Sử dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ địa danh như: Ca mơ run (run sợ), Braxin (ăn xin), Camphuchia (chia ra), Canađa (đa nghi), Hải Phòng (phòng, đề phòng)…

 Dạng 3: Sử dụng yếu tố đồng âm trong các từ chỉ tên riêng tên riêng như: Elidabet (hạng bét), Lí Thường Kiệt (vô lí), Bi la đen (màu đen), Yết Kiêu (kiêu căng), anh hùng núp ( núp- ẩn lấp), Lí Bí (bí bách)…

 Dạng 4: Sử dụng những thuộc tính, đặc điểm của các sự vật hiện tượng để tạo ra tiếng lóng Thí dụ như: A xít (chua ngoa), áo khoác, áo mưa (bao cao su), gậy

(điểm một), ngỗng (điểm hai), phao (tài liệu), cày (làm cật lực, vất vả), bùng (biến mất), anh hùng xa lộ (đi xe với tốc độ nhanh) …

Xu hướng sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài

Sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài là hiện tượng sử dụng xen kẽ các thứ tiếng trong những phát ngôn thể hiện trong hoạt động giao tiếp.

Trong quá trình trò chuyện, trao đổi thông tin trên mạng xã hội facebook, các cư dân mạng đã sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài Các thứ tiếng được mọi người sử dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhưng ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là tiếng Anh.

Chỉ cần đăng nhập vào mạng cộng đồng Facebook là có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt kiểu viết tắt, chèn thêm các từ tiếng Anh của các cư dân mạng khi tham gia cộng đồng mạng xã hội Có thể thấy rõ những điều trên qua các ví dụ sau đây:

 “Zậy ma cung co nguoi like” (Vậy mà cũng có người thích).

 “Nhìn bạn đó cute quá nhỉ” (Nhìn bạn đó dễ thương quá nhỉ).

 “Bạn mình hôm nay thật là beautiful” (Bạn mình hôm nay thật đẹp).

Xu hướng biến hình thức

1.3.1.Thêm hoặc bớt chữ cái

Là hiện tượng thêm chữ cái vào những từ đã có để tạo ra các âm mới và hình thức của từ có sự biến đổi Có hai dạng thức thêm chữ cái chủ yếu sau:

 Dạng 1: Thêm “a” vào trong vần “ôi” Khi đó, từ “Thôi” được viết là “thoai”, từ

“rồi” được viết là “roai”, “zoai” Ví dụ như:

+ “Met roai ve thoai” (Mệt rồi về thôi).

 Dạng 2: Từ “à” hay từ “ạ” được thêm vào đằng sau nó các chữ cái như “h” hoặc

“k” và được viết thành “ah” hoặc “ak” Ví dụ như:

+ “ban ve rui ak” (bạn về rồi à).

+ “Cảm ơn anh ah” (Cảm ơn anh ạ).

 Dạng 3: Từ “Ừ” khi viết cũng được kèm thêm một số từ khác và viết thành “uk”,

+ “Uk bạn là nhất, là nhất được chưa”.

Là hiện tượng bớt chữ cái ở những từ có sẵn để tạo ra các âm mới và hình thức của từ có sự biến đổi Theo sự khảo sát của chúng tôi, hiện tượng bớt chữ cái có những dạng thức cơ bản sau:

 Dạng 1: Bỏ nguyên âm “ê”, phổ biến ở các từ như “biết” được viết thành “bit”,

“hiểu” được viết thành “hiủ” hay “nhiều” viết thành “nhìu” Ví dụ như:

+ “Ai bit gì đâu chời” (Ai biết gì đâu trời).

+ “Muốn hỉu sao đó hỉu” (Muốn hiểu sao đó hiểu).

 Dạng 2: Bỏ nguyên âm “ô”, phổ biến ở các từ như “luôn” viết thành “lun”;

“muốn” viết thành “mun”; “buồn” viết thành “bun”; “muốt” viết thành mút”;

“suốt” được viết thành “sút”… Thí dụ như:

+ “Dịch này lại mún được ăn bún bò quá đi”.

 Dạng 3: Bỏ nguyên âm “o”, có thể thấy rõ nhất một số từ như “bọn” được viết thành “bn”; từ “còn” thì viết thành “cn”; “học” viết thành “hc” Thí dụ như trong các trường hợp sau:

+ “dao ni bn may lan di au het the h moi thay mat?” (dạo này bọn mày lặn đi đâu hết thế giờ mới thấy mặt?)

+ “hc hanh the nao rui, sap xong ch?” (học hành thế nào rồi, sắp xong chưa?)

 Dạng 4: Bỏ phụ âm “n”, phổ biến ở những từ có nhiều phụ âm như:

Từ “nhưng” được viết là “nhug”; “xong” viết là “xog”; “Vâng” viết là “vag”;

“xuống” viết thành “xuog”; “gánh” viết là “gáh”; hay từ “trong” thì viết thành

“trog”; “chúng” viết thành “chug”; “xinh” viết là “xih”… Cụ thể chúng được sử dụng trong khi giao tiếp trên mạng như sau:

+ “hãy tham ja đê trở thah thah viên của hội nhé” (hãy tham gia để trở thành thành viên của hội nhé).

+ “Phog mih ve we het rui chan” (Phòng mình về quê hết rồi chán).

 Dạng 5: Bỏ phụ âm “h” Thí dụ như:

+ “hih j ma xau kin khug vay m” (hình gì mà xấu kinh khủng vậy mày).

+ “haha Co pim rui” (haha Có phim rồi).

1.3.2 Thay thế chữ cái Đây là cách sử dụng từ ngữ bằng cách thay thế các nguyên âm, phụ âm và các vần bằng các nguyên âm, phụ âm hay các vần khác Có các dạng thức thay thế chữ cái chủ yếu sau:

 Dạng 1: Thay thế “gi” hay “i” bằng “j”, có thể thấy rõ trong các thí dụ sau:

+ “j vậy ta? ” (Gì vậy ta).

+ “ hjhj Anh ja roj ma” (hihi Anh già rồi mà).

+ “em có tham ja” (em co tham gia).

 Dạng 2: Thay thế “yê” bằng “i”Ví dụ như:

+ “em iu anh” (em yêu anh)

+ “iu an wa trời lun” (yêu anh quá trời luôn).

+ “iu moj ng nhiu nhiu” (yêu mọi người nhiều nhiều).

+ “hay lem nhe” (hay lắm nhé).

+ “k nho lém, hi” (không nhớ lắm, hi).

+ “mun ze we lem rui” (muốn về quê lắm rồi)

 Dạng 4: Thay thế “ph” bằng “f” Ví dụ như:

+ “Chuan ko fai chih” (Chuẩn không phải chỉnh).

+ “Điêm danh fat xem nao?” (Điểm danh phát xem nào?).

+ “xem fim thuj cả nha” (xem phim thôi cả nhà).

 Dạng 5: Thay thế “ph” hay “b” bằng “p” Ví dụ như:

+ “pa kon oj” (bà con ơi).

+ “ko pao h có” (không bao giờ có).

+ “Chuk cak pan of mh ngu ngon” (Chúc các bạn của mình ngủ ngon).

 Dạng 6: Thay thế “ch” hay “h” bằng “k” Ví dụ như:

+ “Aj dag tkat tink” (Ai đang thất tình).

+ “thick lax ruj ckan” (thích lát rồi chán).

+ “tro do cu rik roj” (Trò đó cũ rích rồi).

 Dạng 7: Thay thế “qu” bằng “w” ví dụ như:

+ “nhiều tiền wa” (nhiều tiền quá)

+ “mih ko wen” (mình không quen)

 Dạng 8: Thay thế “c” bằng “k” hoặc “x” ví dụ như:

+ “ngu thoi ka nha” (ngủ thôi cả nhà)

+ “Chuk ka nha ngu ngon” (Chúc cả nhà ngủ ngon)

+ “hnay dj hok ma toan ngu gat thui” (hôm nay đi học mà toàn ngủ gật thôi)

 Dạng 9: Thay thế “ay” hoặc “ây” bằng “i” hoặc “e” Ví dụ như:

 Dạng 10: Thay thế “ô” bằng “u”, phổ biến ở một số từ như “một” thành “mut”;

“tôi” thành “tui”; “thôi” thành “thui” hay “rồi “thành “rui”… Thí dụ trong các trường hợp sau:

+ “Doc dk rui nhe” (Đọc được rồi nhé)

+ “mut buoi toi tu ky bun wa” (một buổi tối tự kỷ buồn quá)

 Dạng 11: Thay thế “r” hoăc “v” bằng “z” Thí dụ như:

+ “Kho wa zay troi” (Khổ quá vậy trời)

+ “dug zui ma, ko phai kiem tra lai dau” (đúng rồi mà không phải kiểm tra lại đâu)

 Dạng 12: Thay thế “ê” bằng “i” Thí dụ như:

+ “Toi ngiep mênh wa dj” (Tội nghiệp mình quá đi)

+ “Cac tênh ju cua toj oj nho m.ng wa thoj” (Các tình yêu của tôi ơi nhớ mọi người quá thôi).

Các quy tắc viết hoa thông thường, cơ bản trong tiếng Việt như: tên người, tên địa danh, sau dấu chấm, dấu hai chấm hay trong dấu ngoặc kép, rồi viết hoa đầu dòng… Nhưng các cư dân mạng xã hội facebook đã sử dụng việc viết hoa không đúng quy tắc, tiêu biểu là một số dạng thức sau:

 Dạng 1: Viết hoa tùy tiện các chữ cái trong từ mà phổ biến là chữ “o” Ví dụ như: + “King tOm? Het ckO khOe” (kinh tởm? Hết chỗ khoe)

+ “ngheO wa? aj kOa tjn ko pan mk xjn jt naO? (nghèo quá? ai có tiền không bắn mình xin ít nào?)

 Dạng 2: Không viết hoa tên riêng, tên địa danh hay trong ngoặc kép Ví dụ như: + “cái hằng bị hâm à?” (Cái Hằng bị hâm à?)

 Dạng 3: Sau dấu chấm không viết hoa Ví dụ như:

+ “hnao em roj thj em bao cho chj dao nay dj lam suot thui” (hôm nào em rỗi thì em báo cho chị Dạo này đi làm suốt thôi.)

Việc viết sai lỗi chính tả xảy ra chủ yếu là ở các cặp chữ cái như “l” và “n”; “s” và

“x” hay “ch” và “tr” Ví dụ như:

+ “Thêm tý lữa” (Thêm tý nữa)

+ “làm lũng gớm nhỉ? haha” (làm nũng gớm nhỉ? haha)

+ “Một người dắt đứa bé trạc năm, sáu tuổi bước vào hiệu cắt tóc sang trọng”

(Một người dắt đứa bé chạc năm, sáu tuổi bước vào hiệu cắt tóc sang trọng.”

Viết tắt là một xu hướng phổ biến khi sử dụng ngôn ngữ của các cư dân mạng khi tham gia cộng đồng mạng xã hội Việc sử dụng ký hiệu và chữ viết tắt là cần thiết cho ngôn ngữ mạng xã hội để có thể diễn đạt được cái mình muốn, viết nhanh hơn không phải đánh máy hay bấm phím điện thoại nhiều Cho nên chúng ta sẽ bắt gặp nhiều và rất nhiều chữ viết tắt khi đăng nhập vào mạng xã hội Hiện tượng viết tắt phổ biến ở các dạng thức sau:

 Dạng 1: Đơn giản nhất là kiểu viết tắt bằng chữ cái hay chữ in hoa đầu tiên của từ.

+ “Snvv” (Sinh nhật vui vẻ)

+ “bình thường " viết tắt là " bth "

+ “tôi”, “tớ”, “tao” viết tắt là “t”

 Dạng 2: Cũng có khi viết tắt chữ đầu và chữ cuối của từ Ví dụ như:

+ “được” viết tắt thành “đc” (đc the thj con j bag - được thế thì còn gì bằng) + “trước” viết thành “trc”.

+ “bạn” hay “bọn” viết tắt thành “bn”.

 Dạng 4: Ngoài ra còn có các kiểu viết tắt khác như:

+ Từ “giờ” viết là “h” (“Sau may thag vj vu h laj hah trih len truog” (Sau mấy tháng vi vu giờ lại hành trình lên trường)

+ “với” viết tắt thành “vs”.

+ “Bây giờ” viết tắt thành “Bjo”.

+ “Hôm nay” viết tắt là “Hnay”.

+ “chồng “hoặc “vợ” viết tắt là “ck” và “vk”.

Xu hướng biến âm

Xu hướng biến âm trong việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội facebook là sự thay đổi về mặt âm thanh của ngôn ngữ Nó bắt nguồn từ hai trường hợp sau:

 Trường hợp 1: Xu hướng biến âm là hệ quả của xu hướng biến hình thức Khi người dùng viết sai hình thức dẫn đến việc đọc cũng bị thay đổi theo hình thức ấy.

Ví dụ như : biết roài ( biết rồi) , khổ nắm ( khổ lắm) , lói mãi ( nói mãi)

Giữa xu hướng biến hình thức và biến âm có một mối quan hệ khắn khít nhau, chúng tác động qua lại với nhau Việc biến hình thức được thể hiện khi viết, còn biến âm được thể hiện khi ta phát âm chúng ra

 Trường hợp 2: Xu hướng biến âm này không liên qua đến xu hướng biến hình thức, tức là khi hình thức ngôn ngữ mà giới trẻ dùng trên mạng xã hội đúng thì khi nói hay phát âm ra họ vẫn cố ý phát âm sai làm thay đổi âm thanh vốn có của ngôn ngữ Việc biến âm ở trường hợp này là do cá nhân mỗi người và nó mang tính chủ quan Mỗi người sẽ có mỗi lối nói riêng, làm cho xu hướng biến âm trở nên đa dạng, phong phú hơn ở nhiều từ ngữ.

Xu hướng biến nghĩa

1.5.1 Từ mới thay thế nghĩa của từ cũ hoặc từ mới tạo ra nghĩa mới.

Khi mạng xã hội facebook ngày càng phổ biến, xu hướng biến nghĩa của từ cũng đã trở nên quen thuộc với người dùng Ngày nay, không khó để chúng ta có thể bắt gặp những từ ngữ mới trên các bài đăng Facebook Điển hình hiện nay có các từ như:

 U là trời ( biểu thị sắc thái ngạc nhiên, ôi là trời, ôi trời ơi)

 Xu cà na ( nghĩa là xui, xui giữ vậy, xui quá vậy, xui nha)

 Đi đường quyền ( chỉ người có tiền)

 Tới công chuyện ( làm cho tới nơi, tới chốn)

1.5.2 Từ cũ nhưng sử dụng với nghĩa mới / khác

Là xu hướng sử dụng từ cũ nhưng với nghĩa mới Ví dụ như:

Phản động trước kia là từ Hán – Việt có thể để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội "đúng đắn, tiến bộ" Hệ tư tưởng phản động có thể cực đoan theo nghĩa cực đoan chính trị Nhưng bây giờ, giới trẻ trên facebook có thể nói vui với nhau rằng những ai không theo lời của nhóm là phản động, kẻ phản tặc.

1.6 Xu hướng sử dụng cách nói vần điệu.

Một trong những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội facebook đó là các cư dân mạng sử dụng những cách nói vần điệu trong khi tham gia Bên cạnh những cách nói thuần là vần điệu không có nghĩa nhưng cũng có những cách nói có những lượng nghĩa nhất định Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về các cách nói vần điệu trên mạng xã hội facebook, ta rút ra được những hiện tượng tiêu biểu sau:

1.6.1 Những cách nói vần điệu dựa trên những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn

Về đặc điểm này có thể thấy trên diễn đàn mạng xã hội facebook xuất hiện nhiều cách nói của giới trẻ như:

 “Thuận vợ thuận chồng… Con đông mệt quá”

(Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn)

 “Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ, vô duyên đối mặt cự um sùm”

(Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng)

- “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản” (vạn sự khởi đầu nan)

- “Được voi đòi… Hai Bà Trưng” (được voi đòi tiên)

Việc sử dụng cách nói vần điệu dựa trên những câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn của giới trẻ hiện nay chủ yếu xuất hiện trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định để bày tỏ cảm xúc của bản thân như: khi bắt đầu một việc gì đó mà gặp nhiều khó khăn sẽ gây ra chán nản thì xuất hiện cách nói là “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản”, hay khi ai đó có sự đòi hỏi quá nhiều sẽ sử dụng cách nói “Được voi đòi hai bà trưng”… Mặt khác, cũng có thể đơn thuần là tạo ra cách nói vui, tạo ra sự vui vẻ khi giao tiếp với bạn bè, thể hiện sự sáng tạo hay phong cách cá nhân Có thể thấy rõ điều này qua một số trường hợp sau:

- Một điều nhịn là chín điều nhục” (một điều nhị là chín điều lành)

- “Cá không ăn muối cá ươn, con không ăn muối… thiếu i ốt rồi con ơi”

(Cá không ăn muối cá ươn,con không nghe lời cha mẹ chăm đường con hư)

 “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ… Không đẹp”

(không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm cho mình trở nên đẹp mà thôi)

 “Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em hút thuốc lào càng xinh”

(trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình càng xinh)

 “Bầu ơi thương lấy bí cùng… Mai sau có lúc nấu chung một nồi”

(bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn)

 “Qua cầu ngả nón trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu”

(qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu)

 “Nhà sạch thì mát, bát sạch tốn xà bông để rửa”

(nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm)

 “Bạn bè có phúc cùng chia, có họa chốn sạch ở nơi phương nào”

(bạn bè có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu)

1.6.2 Những cách nói vần điệu thành thơ Ở trường hợp này các cư dân mạng có thể sử dụng cách nói vần điệu dựa trên những bài thơ có sẵn hoặc tự làm thành những câu thơ Thí dụ như:

- “Bước đến nhà em, bóng xế tà Đứng chờ năm phút bố em ra

Lom khom phía trước vài con chó

Lác đác đằng sau chổi lông gà.”

(Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà)

- “Mưa đêm lạnh lẽo bụng đói meo

Một gói mì tôm bé tẻo teo

Sôi nước, thêm hành pha chanh ớt

Gói mì phút chốc đã bay vèo

Trời khuya lưng lửng lòng chưa đã

Thêm gói chua cay nấu tiếp theo

Tựa gối rung đùi lim dim mộng Ước sao có được đĩa bánh bèo.”

(Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo)

- “Chúc nhau sống khỏe như trâu

Sống dai như đỉa, sống lâu như rùa

Tiền tài danh vọng từa lưa

Gia đình đầm ấm cho vừa lòng nhau.”

(“Chúc người xa xứ bao lâu

Một mùa xuân mới thắm bầu quê hương

Dù cho cách trở đôi đường

Quê hương vẫn mãi ngọt đường mía lâu”)

Cách nói vần điệu như trên để tạo ra những câu thơ mới phần nào đó cũng thể hiện sự biến đổi sáng tạo, thể hiện tình cảm, cảm xúc lâm thời trong khi giao tiếp Nhưng chủ yếu mang lại mục đích giải trí, hài hước, gây cười.

1.6.3 Những cách nói chỉ thuần là vần điệu, không có nghĩa

Gần đây, trong ngôn ngữ của thế hệ 9X và 10X xuất hiện khá nhiều những cách nói mới, khá thú vị Đó là những cách nói kiểu như: buồn như con chuồn chuồn, im như con chim, chán như con gián, nhỏ như con thỏ, nhục như con trùng trục, thô bỉ như con khỉ, chảnh như con cá cảnh, xấu như con gấu, ác như con tê giác, hồn nhiên như cô tiên, ngu như con Milu, lạnh lùng con thạch sùng, bét nhè con gà què, hết hồn con chồn, dã man con ngan, phê như con tê tê, xinh như con tinh tinh, đơn giản như đan rổ, hồn nhiên như cô tiên…

Những cách nói này có mô hình cấu trúc tương đồng với thành ngữ so sánh trong tiếng Việt Cho nên có thể tạm gọi đây là những thành ngữ so sánh kiểu mới của giới trẻ ngày nay Những thành ngữ so sánh của giới trẻ hiện nay có mô hình t như B giống với thành ngữ so sánh truyền thống (từ so sánh “như” có thể được thể hiện rõ ràng trên câu chữ - buồn như con chuồn chuồn, chảnh như con cá cảnh…hoặc “ẩn” dưới bề mặt câu chữ - lạnh lùng (như) con thạch sùng, dã man (như) con ngan…) Tuy nhiên, về logic nhận thức, dễ thấy những thành ngữ này không giúp người nghe nhận thức rõ ràng về thuộc tính được đem ra so sánh Nói khác đi thuộc tính t đã không được thể hiện rõ nét ở cái so sánh B Mối liên hệ giữa t và B ở đây chỉ thuần túy là mối liên hệ về âm thanh Đó là sự hiệp vần của t và B như vần “uôn” (buồn như con chuồn chuồn), vần “an” (chán như con gián), vần “anh” (chảnh như con cá cảnh), vần “i” (thô bỉ như con khỉ)… Chính sự hiệp vần này đã làm cho những thành ngữ so sánh mới trở nên thú vị, dễ thuộc và dễ nhớ.

Bên cạnh những cách nói mới theo kiểu thành ngữ so sánh như trên, cũng có hàng loạt những cách nói mới thú vị khác phổ biến trong giới trẻ như: ngất trên cành quất, ngất ngây con gà tây, ngon lành cành đào, cướp trên giàn mướp, ăn chơi không sợ mưa rơi, dở hơi biết bơi, đã xấu xí còn gây chú ý, bộ đội phải chơi trội, một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai, ác ôn vùng nông thôn, bó tay con gà quay, tinh tướng ăn khoai nướng, sống đơn giản cho đời thanh thản, tiền không thiếu nhưng chủ yếu là thái độ

Những cách nói này cũng thuần túy mang tính chất về ngữ âm (sự hiệp vần) chứ hoàn toàn không logic về ngữ nghĩa Những cách nói vần điệu dựa trên những đặc điểm ngữ âm đã thể hiện sự sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ Những cách nói được tạo ra do thiên về phương diện ngữ âm (sự hiệp vần) nên rất dễ thuộc, dễ nhớ, chứ không chú ý nhiều về phương diện nghĩa Mặt khác, nó còn tạo ra cách nói chuyện mới mẻ, hóm hỉnh,hài hước Nhưng nếu không sử dụng phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp sẽ gây ra sự thiếu tế nhị khi giao tiếp bởi cách nói mang tính khẩu ngữ cao.

Khảo sát “Các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của thế giới trẻ trên mạng xã hội

2.1.1 Mục tiêu Đánh giá các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội facebook hiện nay thông qua phiếu khảo sát

Các bạn trẻ sử dụng facebook.

 Lập biểu mẫu khảo sát

 Tiến hành đăng và chia sẻ biểu mẫu trên các trang, hội nhóm và bạn bè

 Thu thập kết quả, xử lí số liệu

- Số form thu vào: 130 form.

- Kết quả : Sau khi tiến hành khảo sát online qua form biểu mẫu chúng tôi thu được:

STT Nội dung khảo sát Mức độ sử dụng

Bạn có hay sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp trên Facebook không?

(vd: cảm nắng (cảm tình), cá kiếm (kiếm lợi),chim cú (cay cú), Nếu có xin bạn nêu một số từ?

Bạn có hay sử dụng xen kẽ ngoại ngữ khi giao tiếp trên Facebook? (Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, )

Bạn có hay thêm chữ cái khi giao tiếp trên

Facebook? (vd:"met roai ve thoai"(mệt rồi về thôi);"ban ve roai ak” (bạn về rồi à))

Bạn có hay bớt chữ cái khi giao tiếp trên

Facebook? (vd:Ai bit (ai biết); Không hỉu

Bạn có hay thay thế chữ cái khi giao tiếp trên

Facebook? (vd:j vậy ta (Gì vậy ta);em iu anh

(em yêu anh); chuẩn không fai chỉnh (chuẩn không phải chỉnh), )

Bạn có hay viết hoa chữ cái không đúng quy tắc khi giao tiếp trên Facebook? (vd: nghèO quá (nghèo quá); anh thắng bị tai nạn à (Anh

Bạn có hay viết sai chính tả khi giao tiếp trên

Facebook? (chủ yếu các cặp l-n,ch-tr,s-x.vd: thêm tý lữa (thêm tý nữa);chời (trời); )

Bạn có hay viết tắt khi giao tiếp trên

Facebook? (vd:snvv (sinh nhật vui vẻ); hs

(học sinh); đk thế thì còn j bằng (được thế thì còn gì bằng); vs (với); hnay (hôm nay); vk ck

9 Bạn có hay sử dụng những từ ngữ biến âm khi giao tiếp trên Facebook? (vd: "biết rồi" thành

"biết roài";"khổ lắm"thành" khổ nắm", )

Bạn có hay sử dụng những từ ngữ biến nghĩa khi giao tiếp trên Facebook? (vd: đi đường quyên" nghĩa là "người có tiền";"tới công chuyện"nghĩa là" làm tới nơi tới chốn", )

Bạn có hay sử dụng cách nói vần điệu khi giao tiếp trên Facebook? (vd: "cá không ăn muối cá ươn,con không ăn muối thiếu i ốt rồi con ơi" gốc là là "cá không ăn muối cá ươn,con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư", )

Bạn thấy các xu hướng ngôn ngữ mà giới trẻ dùng trên mạng xã hội Facebook nói trên là tốt hay xâu?

Tốt.Vì bắt được trend,gây hài hước,tiết kiệm thời gian,

Xấu.Vì ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Qua bảng thống kê thu thập kết quả từ biểu mẫu khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng: Mức độ sử dụng thỉnh thoảng là đạt tỉ lệ cao nhất Và đa số các giới trẻ cũng đã nhận thức được việc sử dụng ngôn ngữ như hiện tại trên mạng xã hội facebook cũng có những mặt tốt và mặt không tốt của nó Tốt là vì bắt kịp xu hướng (cái mà giới trẻ hay gọi là đú trend), gây hài hước và có thể tiết kiệm thời gian để gõ chữ Còn xấu là vì sử dụng ngôn ngữ như thế có thể ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt Ngày nay khi mạng xã hội đang ngày càng phát triển và được rất nhiều bạn trẻ sử dụng đặc biệt là trên facebook thì song song với đó việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ trên mạng xã hội càng ngày càng đa dạng, phong phú Qua việc khảo sát ý kiến từ nhiều bạn trẻ, thông qua các kênh thông tin khác nhau cho thấy hiện tượng sử dụng các xu hướng ngôn ngữ như : tiếng lóng, các ngôn ngữ “ tự chế ”, thêm từ, bớt từ… ở giới trẻ ngày càng nhiều,phổ biến và thường xuyên chiếm tỉ lệ cao Ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng vô cùng đa dạng với nhiều ngôn ngữ, cách biểu hiện khác nhau Chỉ cần lướt vài trang mạng là chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau Qua đây, ta cũng cần chú ý rằng việc sử dụng song song các xu hướng ngôn ngữ ở giới trẻ cần phải biết cân nhắc,chừng mực lựa chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng mục đích… của cuộc giao tiếp, tránh gây hiểu lầm, không đạt được mục đích giao tiếp.

Khảo sát “ Các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội facebook thông qua trang confession Đại học Sư Phạm Đà Nẵng”

2.2.1 Mục tiêu Đánh giá các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội facebook hiện nay thông qua trang SPĐN confession.

Bài viết được đăng lên trang cfs của các bạn trẻ

Thu thập các bài viết từ 01/09 - 30/09

Tổng hợp, thống kê kết quả thu được và xử lí số liệu để đưa ra kết luận

STT Xu hướng Từ được dùng Tỉ lệ %

Xu hướng sử dụng tiếng lóng

“chảnh chó”(kiêu kì), muối (chỉ người mặn mà, hài hước), ế (độc thân) 5%

Xu hướng sử dụng xen tiếng nước ngoài

-“Có khi bé thuộc list em gái mưa”.

-“Không phải chỉ mỗi web hệ thống của trường”

-“Bữa em biết một vài chỗ học khá ok”.

-“Cho em xin ít review về ngành sư phạm tin học công nghệ tiểu học”.

-“Ở đâu cũng có người this người that”.

-“Xin chào tất cả các bạn trong Page”.

-“Mình nói thật là do sale 9.9 nên mình mới cho bạn biết chứ với lượng fan lên đến hai người gồm mình và em gái nó thì cũng khá khó để mà tiếp cận”.

-“Vậy em có thể apply một vé vào trái tim chị được không?”

-“ Da trắng vì chăm skincare”.

-“Captain khoa tin tương lai”.

-“ Ai yêu thì like này”.

-“…và mình đã rất shock một vấn đề”.

-“Nếu được qua dịch set kèo làm quen’’.

-“Bạn nào có đề cương ôn hay kinh nghiệm share mình cùng ra trường.”

-“Thời gian qua em không học online thì khi đi hết dịch đi học lại e có được đi học lại không ạ ?

-“Những ngày ở trọ call video với mẹ nói những lời yêu thương”.

‘ quyết định thả phẫn nộ và rep inbox của mình thôi”.

-“Với lại mình kém khoản chụp ảnh với up nó lên face nữa”.

-“Uống coconut đi không biết uống xong có hết cô đơn không nhưng ngon á”.

-“Mà đó gọi là “bully” đó.

-“Bạn này cũng fan chị hằng cũng sao kê hở”.

-“Welcome các em tân sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng”.

-“Chuyện là sau khi reset điện thoại em đã không đăng nhập vào được team ạ’.

-“Xin gửi các member thân yêu của SPĐN confessions và bạn Khánh”.

- “Em là sinh viên ngành CTXH hiện tại em đang có một nhóm chat trên messenger”.

-“Em đang phân vân vân lắm tai em code không được giỏi ,tư duy còn kém”.

-“Muốn pass rẻ lại cho bạn nào 1m64-70 và nặng 54- 60kg”.

3 Xu hướng biến hình thức

“Ko pk” (không biết ), “ luônn” (luôn), “tíc” (thích), “mụt ngừi”(một người),”cx”(cũng), “xuaa” (xua), “zui zẻ”(vui vẻ), “zô”(vô), “tau”(tao), “bk”(biết), “iu”(yêu), , “dũ chụ”(vũ trụ), “sink đệp tuỵt vời”(xinh đẹp tuyệt vời), “sin lổy” (xin lỗi), “mọe”(mẹ), “ak”(ạ), “ko”(không), “j”(gì),

“toooo”(to), “douuu”(đâu), “hx” (không), “luônnn”(luôn),

“zới”(với), “giả dúi”(giả dối), “lm”(làm), “mik”(mình),

“pải”(phải), “ms”(mới), “bùn”(bùn),“hông”(không),

“ó”(đó), “th nghe”(thôi nghe), “t học”(tao học), “m quen họ”(mình quen họ), “cfs”(confessions), “cmt”(comment),

“tl”(trả lời), “sv”(sinh viên), “ac”(account), “e”(em) ,

“info”(information), “mn”(mọi người), “onl”(online),

“ngta”(người ta), “k”(không), “tb”(thông báo), “sđt”(số điện thoại), “r” (rồi), “v”(vậy), “dth” (dễ thương),

“ib”(inbox), “ad”(address), ‘nt”(nói chuyện), “ntn”(như thế nào), “lm”(làm), “tk”(tài khoản), “trl”(trả lời),

“hỏi quoài” (hỏi hoài), “ quơ đũa cả nắm” (vơ đũa cả nắm,

“ẻm” (em), “khum” (không), “quánh” (đánh) 5%

“Tới công chuyện”, “u là trời”, “mọc sừng”,”tấm chiếu mới”, “em gái mưa”,”5 tỏi”, “đú”, “7,5 củ”, “nhím”,

“okela”, “vã quá”, “cam”, “ây za”, “phốt”, “đú”,”xu cà na”

Xu hướng sử dụng cách nói vần điệu

“Nhìn em buổi ấy lá ven đường Đôi lúc thì thầm kẻ vấn vương Ngoảnh mặt lòng ngu ngơ tự hỏi

Em như thế đã có người thương.”

“Gió thổi qua tai sợi tóc bay

Từ xa thiếu nữ đến nơi này Hình như kí ức lạc đâu đấy Đứng dậy nhìn em bỗng chốc say”

Qua việc khảo sát thủ công các bài đăng trên trang cfs Đại học Sư phạm Đà Nẵng của giới trẻ ta có thể thấy rằng: Xu hướng biến hình thức được sử dụng nhiều nhất, sử dụng xem tiếng nước ngoài và biến nghĩa được sử dụng một các khá thường xuyên và sử dụng lối nói vần điệu, tiếng lóng ít được sử dụng nhất trong các xu hướng kể trên Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người Một ngôn ngữ đa dạng, biểu cảm nhưng hàm súc và logic là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những sáng tạo mới Bất kể ngôn ngữ nào cũng đều trải qua quá trình biến đổi lâu dài để phát triển và hoàn thiện Tiếng việt của chúng ta cũng vậy, nếu so sánh những từ chúng ta thường dùng ngày nay với các từ mà “các cụ ngày xưa” vẫn dùng, ta cũng thấy khác nhau nhiều Có rất nhiều từ mới với nhiều từ không mới nhưng được dùng với nghĩa khác Vì vậy thế hệ trẻ cũng đã phải vận dụng đầu óc, sự liên tưởng phong phú của mình thì mới nghĩ ra được sự thay thế và chúng ta cho là hoàn hảo.

Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ trên mạng xã hội

Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến nhịp sống nhanh Nhịp “sống nhanh” làm phát sinh ra những vấn đề: ăn nhanh, ngủ nhanh… Và một trong những vấn đề đáng lưu ý là viết cũng nhanh Từ đó ngôn ngữ mạng xã hội ra đời với những ưu điểm nổi bật là giúp con người trao đổi được nhiều thông tin khi thời gian được tiết kiệm tới mức tối đa Hơn nữa, cũng để tiết kiệm thời gian, khi dùng kiểu chữ này trên điện thoại hay máy tính sẽ hạn chế số lần nhắn vào bàn phím để tiết kiệm kí tự Và đây cũng là một loại hình ngôn ngữ trẻ trung lôi cuốn, sinh động, không khô khan, cứng nhắc, thể hiện cảm xúc khi giao tiếp qua các kí tự, biểu tượng ngộ nghĩnh Ngôn ngữ mạng xã hội góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, làm cho nó sáng tạo hơn Nó góp phần phản ánh sự phát triển của xã hội.

Nếu việc lạm dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội như tiếng lóng, chèn tiếng nước ngoài sẽ gây ra nhiều phản cảm, khó chịu bởi những đối tượng tham gia trên mạng xã hội rất đa dạng, đủ mọi lứa tuổi tầng lớp: học sinh, sinh viên, người già, người làm văn phòng… Cũng do sự đa dạng về thành phần tham gia cộng đồng mạng xã hội nên ngôn ngữ nhiều khi bị “khoanh vùng”, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp với những người không cùng thế hệ Hiện nay, ngôn ngữ trên mạng xã hội không còn chỉ được sử dụng trên phạm vi mạng xã hội nữa mà điều đáng báo động là thứ ngôn ngữ này đã thâm nhập cả vào đời sống học đường Học sinh đã sử dụng nó để chép bài học, làm bài kiểm tra và cả trong thi cử Điều này gây ra lo ngại là cùng với tốc độ phát triển của xã hội sẽ tạo ra hệ quả tiêu cực khiến học sinh quên đi cách sử dụng từ ngữ theo đúng chuẩn mực Xa hơn nữa, khi thường xuyên sử dụng ngôn ngữ này một cách bừa bãi có thể ít nhiều ảnh hưởng tới tính cách tùy tiện, hời hợt, cẩu thả, thói quen lười biếng, tư duy thiếu kiên trì, nhẫn nại rồi ảnh hưởng đến nhận thức, nhân cách của các em sau này xuất phát từ những câu nói chuyện cộc lốc, vô cảm, không đồng tình, sẻ chia, cảm thông Việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội thường xuyên sẽ làm cho các em không ý thức được trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, quên đi bài giảng về sự trong sáng của tiếng Việt.

Nó còn tạo ra lối giao tiếp tối nghĩa, khó hiểu, các em dần mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ Và rõ ràng thì cách viết như thế này sẽ làm cho tiếng Việt bị “lệch chuẩn” xa rời với ngôn ngữ bình thường vì tính khẩu ngữ quá cao, viết như nói, các viết thì “dị thường” trái với tiếng Việt mà các em đã được học trong nhà trường Ngôn ngữ mạng xã hội có thể tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn vì nó có khả năng lan truyền rất nhanh,tạo sự cộng hưởng mạnh trên cộng đồng mạng.

Ngày đăng: 31/10/2024, 15:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w