Ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đến học tập của sinh viên khoa công tác xã hội trường đại học lao động – xã hội năm học 2014 2015

17 1 0
Ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đến học tập của sinh viên khoa công tác xã hội trường đại học lao động – xã hội năm học 2014 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên đề tài: Ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đến học tập của sinh viên khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động – Xã hội năm học 2014-2015 1 Lý do chọn đề tài - Về mối quan tâm: Đây là vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm với mức độ phổ biến của nó Không khó để có thể tìm được một người có tham gia vào mạng xã hội facebook và ngược lại, sẽ hơi khó khăn để tìm được một người không biết tới và không tham gia vào mạng xã hội facebook Với mức độ phổ biến như vậy, facebook lại đang có sự ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập của số lượng không nhỏ sinh viên nên đây là vấn đề được khá nhiều đối tượng quan tâm bao gồm cả sinh viên, giảng viên, phụ huynh - Tính cấp bách của vấn đề: Số lượng sinh viên tham gia vào mạng xã hội facebook ngày càng tăng lên Nếu như trước đây vào thời điểm 2010-2012 đối tượng tham gia facebook hầu hết chỉ có những người làm trong hoạt động công nghệ thông tin, tầng lớp trí thức thì tới thời điểm này (2015), các đối tượng tham gia lại chủ yếu là học sinh sinh viên, thậm chí là cả học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia là sinh viên vẫn chiếm số đông về số lượng người tham gia và thời gian tham gia Điều này đã gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới việc học tập của sinh viên cả về mặt tích cực và tiêu cực nhưng về mặt tiêu cực nhiều hơn Điều này cho thấy rằng rất cần phải có một sự điều tra về vấn đề sử dụng mạng xã hội facebook với học tập để sinh viên có thể nhận biết và điều chỉnh hành vi của mình - Tính hữu dụng của vấn đề: Khi đề tài này được thực hiện, vấn đề này được đưa ra để tìm hiểu và nghiên cứu sẽ có nhiều sinh viên khoa quan tâm đến, cùng tìm ra những nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho thực trạng ảnh hưởng từ facebook tới học tập Không những chỉ dừng lại ở sinh viên khoa CTXH mà cả khoa khác trong nhà trường cũng như các sinh viên của trường khác cũng có thể xem như đây là một tài liệu và có sự điều chỉnh cho việc sử dụng facebook ảnh hưởng tới học tập, tăng cường mặt ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu mặt tiêu cực để đảm bảo cân bằng học tập và giải trí Ngoài ra các thành phần khác của xã hội cũng có thể quan tâm tới vấn đề này và áp dụng nó vào thực tế, ví dụ: phụ huynh học sinh tham gia điều chỉnh hành vi sử dụng mạng xã hội facebook cho con em hay chính các em học sinh tự điều chỉnh lại hành vi cho mình - Về khả năng của người nghiên cứu: đây là vấn đề gần gũi, thực tế với sinh viên Hơn nữa đây cũng không phải vấn đề quá nhạy cảm, vì vậy có thể tiếp cận dễ dàng hơn và đối tượng nghiên cứu cũng được xác định cụ thể, không có nhiều khó khăn Với đề tài này, vấn đề về thời gian và không gian được xác định và giới hạn rõ trong khoa CTXH trường Đại học LĐXH ở năm học 2014-2015, người thực hiện nghiên cứu đề tài là sinh viên khoa CTXH nên có năng lực về đề tài này và phù hợp với khả năng nên sinh viên có thể thực hiện được nghiên cứu đề tài này - Tính khả thi: Đề tài được xác định thời gian rõ ràng và không quá dài, đảm bảo được tính mới cho nội dung, và với hới hạn không gian, thời gian như đã nêu, vấn đề kinh phí cho đề tài có thể thực hiện được nên có thể thực hiện được - Về tính độc đáo: Trên thực tế đã có những nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đối với đối tượng là sinh viên tại mỗi thời điểm là khác nhau nên vấn đề nghiên cứu của đề tài vẫn đảm bảo được tính mới, có sự cập nhật, đảm bảo tính độc đáo cho đề tài 2 Mục đích, nhiệm vụ và giả thuyết của đề tài - Mục tiêu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội facebook tới học tập của sinh viên khoa CTXH trường ĐH LĐXH trong năm học 2014- 2015 - Mục đích: + mô tả thực trạng việc sử dụng mạng xã hội facebook và sự ảnh hưởng của nó tới việc học tập của sinh viên; thái độ và sự nhận thức về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên + nghiên cứu các yếu có ảnh hưởng, tác động đến việc sử dụng mạng xã hội facebook và ảnh hưởng tới việc học tập Từ đó rút ra nguyên nhân sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến học tập của sinh viên + đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực và tăng tường ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến học tập của sinh viên - Nhiệm vụ nghiên cứu: + khảo sát được mức độ sử dụng mạng xã hội facebook, số lượng sinh viên tham gia vào mạng xã hội này + chỉ ra các yếu tố tác động đến học tập từ việc sử dụng facebook + kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị nhằm thay đổi mục đích sử dụng mạng xã hội facebook, thay đổi nhận thức, thái độ của sinh viên về việc sử dụng mạng xã hội facebook với việc học tập - Giả thuyết nghiên cứu: giả thuyết rằng sinh viên khoa CTXH trường Đại học LĐXH sử dụng mạng xã hội facebook ngày càng nhiều 3 Khung lý thuyết và biến số - Khái niệm: là đặc tính không bất biến về mặt giá trị Hệ thống biến số phản ánh thuộc tính cua đối tượng nghiên cứu Mỗi biến số đưa ra một loại quan sát nhất định được ghi lại qua việc sử dụng một vài thước đo - Mục đích của nghiên cứu CTXH không chỉ nhằm đo lường các biến số riêng lẻ mà còn nhằm liên kết các biến số đó với nhau - Các thuộc tính của biến số: + Biến số đơn thuộc tính Ví dụ: chiều cao, cân nặng,… + Biến số đa thuộc tính: rất khó xác định Ví dụ: đo lường về sức khỏe thì có rất nhiều yếu tố - Phân loại:Có 3 loại biến số: + Biến số độc lập: được xác định là nguyên nhân của vấn đề + Biến phụ thuộc: đối tượng nghiên cứu + Biến trung gian: cầu nối biến độc lập và biến trung gian + Biến can thiệp là biến tác động đến biến độc lập và biến trung gian - Áp dụng vào thực tế: Nguyên nhân Thực trạng Ảnh hưởng Facebook có nhiều tiện Sinh viên khi không Dùng FB quá nhiều, ích và dễ dàng cài đặt dùng FB trên máy tính nghiện FB trên máy tính, thiết bị di thì dùng trên điện thoại, động như điện thoại, máy tính bảng mọi lúc máy tính bảng… mọi nơi Trong ví dụ này biến độc lập là phần nguyên nhân, phần thực trạng là biến phụ thuộc vào phần nguyên nhân, phần ảnh hưởng là biến phụ thuộc vào phần thực trạng Biến trung gian là phần thực trạng 4 Thao tác hóa khái niệm  Ảnh hưởng là tác động (từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi  Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng - Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán - Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian - Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng - Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, Facebook được coi là nổi tiếng nhất trong thị trường mạng hiện nay  Facebook là một trang website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty facebook, điều hành, là loại hình sở hữu tư nhân Các thành viên trên facebook được phép hoạt động trên nguyên tắc nhất định của hệ thống, mọi người đều có thể tham gia facebook cũng như là thành viên của các nhóm hoạt động như: nơi làm việc, trường học, gia đình… Nhằm giao lưu, học hỏi, chia sẻ trạng thái tâm lý của mình, đồng thời giải trí và giảm căng thẳng, mệt nhọc sau một ngày dài lao động dài Tên “Facebook” xuất xứ từ tên của một trang thông tin và hình ảnh của ký túc xá của trường đại học ở mỹ 5 Thang đo - Khái niệm: Cách sắp xếp thông tin trong nghiên cứu CTXH theo hệ thống các con số hoặc tỷ lên mà giữa chúng đồng đẳng với trật tự các sự kiện được đo lường - Trong nghiên cứu khoa học người ta thường dùng các loại thang đo sau: I, Thang đo định danh: còn gọi là thang danh nghĩa Đây là loại thang đo có mức độ đo lường yếu nhất thực chất của nó là gán cho các biểu hiện cùng loại của tiêu thức nghiên cứu một con số giống nhau Như vậy để xây dựng thang đo này chỉ cần thiết lập mối quan hệ bằng nhau hoặc không bằng nhau giữa các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu theo dấu hiệu được đo để phân chia chúng thành các lớp không cắt nhau và không cần theo một trật tự xác định nào Ví dụ: với tiêu thức giới tính chỉ có 2 loại là nam và nữ và không có trật tự vào giữa 2 loại này, vì vậy có thể gán cho nữ là nhận giá trị là số 2, nam là số bất kì khác số 2 hoặc ngược lại Thang đo định danh là loại thang đo định tính, thường được dùng rất rộng rãi với các tiêu thức thuộc tính và các biểu hiện của nó là một hệ thống các loại khác nhau như: giới tính, khu vực địa lí, nghề nghiệp, tôn giáo Các con số trên thang đo không biểu thị quan hệ hơn kém, cao thấp, chúng khi chuyển từ số này sang số khác thì dấu hiệu đo đã có sự thay đổi về chất Như khi đo lường về khoảng thời gian sử dụng Facebook của sinh viên thì ta có thể xây dựng thang đo định danh sau: 1, Không dùng 2, Dùng trước khi ngủ 3, Dùng khi đến trường 4, Dùng khi rảnh rỗi 5, Dùng khi học bài xong II, Thang đo thứ bậc - Đây là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém, cao thấp Giả sử có các điểm A,B,C,D chuyển thành câu hơi khác Ví dụ: Xin cho biết mức độ hài lòng của anh(chị) về quy định cấm sử dụng Facebook khi đến trường bằng cách cho điểm trên thang đo sau, nếu không hài lòng thì cho 0 điểm, mức độ hài lòng tăng lên đến 10 Thang đo: 0…1…2…3…4…5…6…7…8…9…10 III, Thang đo khoảng: - Là thang thứ bậc đồng thời cũng biết rõ khaongr cách giữa từng mức đơn lẻ được đo bằng đơn vị nào Ví dụ: cho biết số năm học đại học 4 năm, 5 năm…… IV, Thang đo tỉ lệ - Là thang đo khoảng với một điểm 0 tuyệt đối( điểm gốc) trên thang đo Nhờ điểm gốc và một tiêu chuẩn đo cụ thể ta có thể sử dụng được mọi công cụ toán thống kê để phân tích dữ liệu, so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo Ví dụ tính thu nhập bình quân mỗi tháng của anh N là 2 triệu, bà B là 1 triệu, có thể nói thu nhập của anh A gấp đôi bà B Thang đo tỷ lệ được sử dụng rất rộng rãi để đo lường các hiện tượng kinh tế- xã hội như thu nhập, chi tiêu, thời gian lao động, tuổi, số con Các đơn vị đo lường vật lý thông thường( kg, mét, lit…) cũng là các thang đo loại một 6 Bảng hỏi BẢNG HỎI I Một số thông tin cá nhân 1 Họ và tên: …………………………………………………… 2 Giới tính : Nam Nữ Nữ Nữ 3 Năm sinh: ……… 4 Sinh viên năm thứ: ……… II Câu hỏi nghiên cứu: 1 Bạn có tham gia và sử dụng Facebook không?  Nữ 1 Có  Nữ 2 Không ( Nếu “ Không” trả lời câu số 2 , và “ Có” vui lòng Anh/chị trả lời tiếp từ câu số 3) 2 Nếu “ không” dùng Facebook vui lòng Anh/chị trả lời: 2.1 Tại sao bạn không dùng?  Nữ 1 Không thích  Nữ 2 Thích nhưng không có thời gian dùng  Nữ Khác (Ghi rõ)…………………………………………………………………… 2.2 Nếu bạn thấy bạn của Anh/ Chị nghiện Facebook Anh/ Chị sẽ cảm thấy:  Nữ 1 Bình thường  Nữ 2 Không thích  Nữ 3 Không quan tâm 3 Ngoài Facebook bạn có biết thêm những mạng xã hội khác không?  Nữ 1 Yume  Nữ 2 Mêm (yahoo)  Nữ 3 Twitter  Nữ 4 Zingme  Nữ Khác (ghi rõ)………………………………………………………… 4 Bạn sử dụng Facebook để làm gì?  Nữ 1 Thu thập thông tin chính trị, xã hội  Nữ 2 Làm quen bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ  Nữ 3 Chia sẻ thông tin (hình ảnh, video, status) và tagở bạn bè những thông tin về họ  Nữ 4 Mua bán, kinh doanh  Nữ 5 Tìm kiếm việc làm  Nữ 6 Làm quiz, chơi game, nghe nhạc, xem phim, video clip  Nữ 7 Hỗ trợ học tập và làm việc  Nữ Mục đích khác (ghi rõ)…………………………………………………… 5 Theo bạn, hệ quả của việc sử dụng Facebook là gì?  Nữ 1 Được nâng cao hiểu biết chính trị  Nữ 2 Được làm giàu thêm vốn xã hội  Nữ 3 Bị ảnh hưởng bởi các loại văn hóa phẩm không chính thống  Nữ 4 Được nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chia sẻ cộng đồng  Nữ 5 Được thể hiện bản thân và chia sẻ thông tin (hình ảnh, video, status) với bạn bè  Nữ 6 Bị phát tán các loại virus  Nữ 7 Được sử dụng các ứng dụng thú vịvà có tính cộng đồng cao  Nữ 8 Có thêm cơ hội việc làm  Nữ 9 Phục vụ học tập  Nữ 10 Tăng hiệu quả của việc kinh doanh, mua bán trên mạng  Nữ 11 Quỹ thời gian cho học tập bị thu hẹp  Nữ 12 Quỹ thời gian cho nghỉ ngơi, gia đình bạn bè ở ngoài bị thu hẹp  Nữ 13.Thời gian biểu bị xáo trộn  Nữ Hệ quả khác (xin ghi rõ) 6 Hiện nay trên Facebook có rất nhiều nhóm/ tổ chức tình nguyện tự phát hoặc những trang đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai , ý kiến của bạn vềnhững trang/ nhóm này:  Nữ 1 Tôi tham gia nhiệt tình với những người bạn trên mạng vì đó là những hoạt động ý nghĩa và thiết thực  Nữ 2 Tôi cũng biết nhưng không tham gia vì không có thời gian/ không tin tưởng vào tổchức tự phát trên mạng  Nữ 3 Tôi không quan tâm đến những nhóm này 7 Trung bình thời gian bạn sử dụng Facebook hàng ngày là bao nhiêu?  Nữ 1 Không dùng  Nữ 2 Dưới 1 tiếng  Nữ 3 Từ1–3 tiếng  Nữ 4 Từ3–5 tiếng  Nữ 5 Trên 5 tiếng 8 Tần suất truy cập Facebook của Anh/ Chị:  Nữ 1 Không hàng ngày  Nữ 2 1 lần/ ngày  Nữ 3 2-3 lần/ ngày  Nữ 4 4-5 lần/ ngày  Nữ 5 6-10 lần/ ngày  Nữ 6 Rất nhiều không thể đếm  Nữ 7 Luôn luôn online 9 Bạn truy cập Facebook bằng phương tiện nào?  Nữ 1 Máy tính  Nữ 2 Máy tính bảng  Nữ 3 Martphone  Nữ 3 Cả 3 phương tiện trên 10 Bạn đánh giá tiện ích của Facebook như thế nào đối với học tập?  Nữ 1 Rất tiện ích  Nữ 2 Khá tiện ích  Nữ 3.Không có tiện ích gì 11 Bạn nghĩ thế nào về sự ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đối với việc học:  Nữ 1 Rất tích cực  Nữ 2 Tích cực  Nữ 3 Tiêu cực 12 Bạn có thường xuyên dùng Facebook để tìm hiểu tài liệu học tập không?  Nữ 1 Có  Nữ 2 Không 13 Bạn phân bố thời gian sử dụng Facebook với thời gian học tập và làm việc như thế nào?  Nữ 1 Sử dụng Facebook tập trung trong một thời gian rồi học tập  Nữ 2 Đang làm việc thì lướt web, sử dụng Facebook xen kẽ  Nữ 3 Khi nào xong việc mới sử dụng Facebook  Nữ Ý kiến khác (xin ghi rõ) 14 Nếu không có Facebook bạn cảm thấy thếnào?  Nữ 1 Khó chịu  Nữ 2 Hơi khó chịu  Nữ 3 Bình thường 15 Bạn cảm thấy thế nào khi nghe tin một số nhà cung cấp Internet chặn không cho người sử dụng Việt Nam vào Facebook?  Nữ 1 Không quan tâm  Nữ 2 Không hài lòng  Nữ 3 Hài lòng vì mình có thể tập trung vào những việc khác 16 Khi Facebook bị chặn bạn sẽ:  Nữ 1 Thôi không dùng nữa  Nữ 2 Dùng các công cụ (Open DNS, Toolnets, các Website trung gian, ) để vào Facebook  Nữ 3 Chờ hết bị chặn sẽ sử dụng tiếp 17 Hiện nay trên Facebook đang tồn tại một số trang không lành mạnh, theo bạn mức độ ảnh hưởng của trang này đến sinh viên như thế nào?  Nữ 1 Rất ảnh hưởng  Nữ 2 Ảnh hưởng một phần  Nữ 3 Không ảnh hưởng 18 Bạn có ý kiến nghị gì về góp phần ngăn chặn các tác hại của Facebook hiện nay: 7 Chọn mẫu - Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung 1-Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (probability sampling methods): Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung *Các phương pháp chọn ngẫu nhiên Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling): Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó : lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm, quay số, dùng bảng số ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố quá rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm đang nghiên cứu Thường áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống(systematic sampling): - Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu - Áp dụng : Dựa vào danh sách các sinh viên tham gia điều tra bảng hỏi, ta có danh sách theo thứ tự vần của tên người tham gia, bao gồm 1200 sinh viên Ta muốn chọn ra một mẫu có 400 hộ Vậy khoảng cách chọn là : k= 1200/400 = 3, có nghĩa là cứ cách 3 sinh viên thì ta chọn 1 sinh viên vào mẫu Chọn mẫu cả khối (cluster sampling): - Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…) Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu - Áp dụng: Tổng thể chung là sinh viên khoa CTXH của trường ĐHLĐXH Khi đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh viên, sau đó chọn ra các lớp để điều tra Chọn mẫu phân tầng (stratified sampling):\ - Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu (như phân tổ các DN theo vùng, theo khu vực, theo loại hình, theo quy mô,…) Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra các đơn vị của mẫu Đối với chọn mẫu phân tầng, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ có thể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể, hoặc có thể không tuân theo tỷ lệ - Áp dụng: Muốn tiến hành nghiên cứu trên một mẫu 1000 sinh viên của khoa CTXH về sự quan tâm của họ đối với việc cập nhập facebook thường xuyên hay không Ta có thể căn cứ vào các tiêu thức : vùng địa lý (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) Theo loại hình ( Sinh có lực học trung bình, khá, giỏi )… Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling): - Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp) Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II…Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu - Áp dụng:Muốn chọn ngẫu nhiên 50 sinh viên trong 1 khóa có 10 lớp , mỗi lớp có 50 sinh viên Cách tiến hành như sau : Trước tiên đánh số thứ tự các lớp từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên trong đó 5 lớp Đánh số thứ tự các sinh viên trong từng lớp được chọn Chọn ngẫu nhiên ra 10 sinh viên trong mỗi lớp ta sẽ có đủ mẫu cần thiết 2-Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (non-probability sampling methods): Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu Chẳng hạn : Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên: Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling): Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng, để xin thực hiện cuộc phỏng vấn Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí Chọn mẫu phán đoán (judgement sampling): Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu Chọn mẫu định ngạch (quota sampling): - Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu - Áp dụng: Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 có thời gian truy cập vào facebook là 2 tiếng trở lên Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và thời gian như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có thời gian vào facebook là 2-3 tiếng , chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có thời gian vào facebook từ 3 tiếng trở lên 8 Các phương pháp thu thập thông tin * Phương pháp phân tích tài liệu: - Khái niệm:Là phương pháp dùng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu ,các thông tin cần thiết cho các cuộc nghiên cứu - Phân tích nội dung các nguồn tài liệu bằng văn bản: + Phân tích các loại sách báo nói về thực trạng,nguyên nhân và kết quả của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến việc học tập của sinh viên + Tìm hiểu về kết quả của các phương tiện thu thập khác * Phương pháp phân tích chủ đề:phân tích về chủ đề của nhóm là “ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đến việc học tập của sinh viên khoa công tác xã hội trường đại học lao động xã hội năm học 2014-2015 * Phương pháp quan sát: - Khái niệm: Là những phương pháp thu thập thông tin những tri giác như:thị giác,thính giác theo những cách thức nhất định -Phương pháp quan sát thường đùng khi:tìm hiểu về tính chất bên ngoài của sự vật hiện tượng + Quan sát về hiện tượng sinh viên có sử dụng nhiều đến mạng xã hội facebook hay không + Thời lượng khi sinh viên tham gia vào facebook nhiều hay ít + Mục đích khi sử dụng chủ yếu là gi? Phương pháp quan sát rất cần thiết khi muốn tìm hiểu về việc điều tra của người nghiên cứu trong việc đánh giá đối với sự vật,hiên tương có liên quan đến đề tài nghiên cứu  Phương pháp phỏng vấn: - Khai niệm: Là quá trình thu thập thông tin xã hội nhằm thu thập thông tin theo mục đích xã hội - Đặt những câu hỏi có liên quan đến đề tài:Bảng hỏi,phiếu hỏi….có liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội facebook đến kết quả học tập của sinh viên - Bảng hỏi: + Bảng hỏi các bạn sinh viên trong khoa công tác xã hội + Bảng hỏi trên phương tiện mạng xã hội facebook + Bảng hỏi chuyền tay cho các sinh viên thuộc khoa công tác xã hội,đại học lao động xã hội + Bảng hỏi phân phát,người nghiên cứu nắm được số phiếu phát ra và thu về  Phương pháp điều tra xã hội học - Khái niệm: điều tra xã hội hoc được hiểu là phương pháp thu nhập thông tin về các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã h ội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích và đưa ra những kiến nghị đúng đắn đối với công tác quản lý - Các bước tiến hành một cuộc điều tra XHH I,Giai đoạn chuẩn bị : Giai đoạn này bao gồm những bước nhỏ như sau: + Xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu + Xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu + Xây dựng mô hình lý luận, thao tác hóa khái niệm, xây dựng các chỉ báo + Chọn phương pháp điều tra + Xây dựng bảng hỏi II Giai đoạn thu thập thông tin cá biệt: Lựa chọn thời điểm điều tra Chuẩn bị kinh phí điều tra Công tác tiền trạm Lập biểu đồ tiến độ điều tra Lựa chọn, tập huấn điều tra viên Tiến hành thu thập thông tin III Giai đoạn xử lý, viết báo cáo và xã hội hóa kết quả 1 Xử lý thông tin 2 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 3 Trình bày bản báo cáo kết quả 4 Xã hội hóa kết quả nghiên cứu Đề tài được điều tra theo các bước cụ thể như trên

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan