2.2.1. Mục tiêu
Đánh giá các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội facebook hiện nay thông qua trang SPĐN confession.
2.2.2. Đối tượng
Bài viết được đăng lên trang cfs của các bạn trẻ 2.2.3. Cách tiến hành
Thu thập các bài viết từ 01/09 - 30/09 .
Tổng hợp, thống kê kết quả thu được và xử lí số liệu để đưa ra kết luận 2.2.4. Kết quả thu được
STT Xu hướng Từ được dùng Tỉ lệ %
1
Xu hướng sử dụng tiếng lóng
“chảnh chó”(kiêu kì), muối (chỉ người mặn mà, hài hước), ế (độc thân) 5%
2
Xu hướng sử dụng xen tiếng nước ngoài
-“Có khi bé thuộc list em gái mưa”.
-“Không phải chỉ mỗi web hệ thống của trường”.
-“Bữa em biết một vài chỗ học khá ok”.
-“Bóng đá best skill”.
-“Cho em xin ít review về ngành sư phạm tin học công nghệ tiểu học”.
-“Ở đâu cũng có người this người that”.
-“Xin chào tất cả các bạn trong Page”.
-“Mình nói thật là do sale 9.9 nên mình mới cho bạn biết chứ với lượng fan lên đến hai người gồm mình và em gái nó thì cũng khá khó để mà tiếp cận”.
-“Vậy em có thể apply một vé vào trái tim chị được không?”
-“ Da trắng vì chăm skincare”.
-“Captain khoa tin tương lai”.
-“ Ai yêu thì like này”.
-“…và mình đã rất shock một vấn đề”.
-“Nếu được qua dịch set kèo làm quen’’.
-“Bạn nào có đề cương ôn hay kinh nghiệm share mình cùng ra trường.”
-“Thời gian qua em không học online thì khi đi hết dịch đi học lại e có được đi học lại không ạ ?
-“Những ngày ở trọ call video với mẹ nói những lời yêu thương”.
‘..quyết định thả phẫn nộ và rep inbox của mình thôi”.
50%
-“Với lại mình kém khoản chụp ảnh với up nó lên face nữa”.
-“Uống coconut đi không biết uống xong có hết cô đơn không nhưng ngon á”.
-“Mà đó gọi là “bully” đó.
-“Bạn này cũng fan chị hằng cũng sao kê hở”.
-“Welcome các em tân sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng”.
-“Chuyện là sau khi reset điện thoại em đã không đăng nhập vào được team ạ’.
-“Xin gửi các member thân yêu của SPĐN confessions và bạn Khánh”.
- “Em là sinh viên ngành CTXH hiện tại em đang có một nhóm chat trên messenger”.
-“Em đang phân vân vân lắm tai em code không được giỏi ,tư duy còn kém”.
-“Muốn pass rẻ lại cho bạn nào 1m64-70 và nặng 54- 60kg”.
3. Xu hướng biến hình thức
“Ko pk” (không biết ), “ luônn” (luôn), “tíc” (thích), “mụt ngừi”(một người),”cx”(cũng), “xuaa” (xua), “zui zẻ”(vui vẻ), “zô”(vô), “tau”(tao), “bk”(biết), “iu”(yêu), , “dũ chụ”(vũ trụ), “sink đệp tuỵt vời”(xinh đẹp tuyệt vời), “sin lổy” (xin lỗi), “mọe”(mẹ), “ak”(ạ), “ko”(không), “j”(gì),
“toooo”(to), “douuu”(đâu), “hx” (không), “luônnn”(luôn),
“zới”(với), “giả dúi”(giả dối), “lm”(làm), “mik”(mình),
“pải”(phải), “ms”(mới), “bùn”(bùn),“hông”(không),
“ó”(đó), “th nghe”(thôi nghe), “t học”(tao học), “m quen họ”(mình quen họ), “cfs”(confessions), “cmt”(comment),
“tl”(trả lời), “sv”(sinh viên), “ac”(account), “e”(em) ,
90%
“info”(information), “mn”(mọi người), “onl”(online),
“ngta”(người ta), “k”(không), “tb”(thông báo), “sđt”(số điện thoại), “r” (rồi), “v”(vậy), “dth” (dễ thương),
“ib”(inbox), “ad”(address), ‘nt”(nói chuyện), “ntn”(như thế nào), “lm”(làm), “tk”(tài khoản), “trl”(trả lời),
“ms”(mới).
4. Xu hướng biến âm
“hỏi quoài” (hỏi hoài), “ quơ đũa cả nắm” (vơ đũa cả nắm,
“ẻm” (em), “khum” (không), “quánh” (đánh) 5%
5.
Xu hướng biến nghĩa
“Tới công chuyện”, “u là trời”, “mọc sừng”,”tấm chiếu mới”, “em gái mưa”,”5 tỏi”, “đú”, “7,5 củ”, “nhím”,
“okela”, “vã quá”, “cam”, “ây za”, “phốt”, “đú”,”xu cà na”.
20%
6
Xu hướng sử dụng cách nói vần điệu
“Nhìn em buổi ấy lá ven đường Đôi lúc thì thầm kẻ vấn vương Ngoảnh mặt lòng ngu ngơ tự hỏi Em như thế đã có người thương.”
“Gió thổi qua tai sợi tóc bay Từ xa thiếu nữ đến nơi này Hình như kí ức lạc đâu đấy
Đứng dậy nhìn em bỗng chốc say”
“Thích thì nhích”
3%
2.2.3. Kết luận khảo sát
Qua việc khảo sát thủ công các bài đăng trên trang cfs Đại học Sư phạm Đà Nẵng của giới trẻ ta có thể thấy rằng: Xu hướng biến hình thức được sử dụng nhiều nhất, sử dụng xem tiếng nước ngoài và biến nghĩa được sử dụng một các khá thường xuyên và sử dụng lối nói vần điệu, tiếng lóng ít được sử dụng nhất trong các xu hướng kể trên. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn
có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người. Một ngôn ngữ đa dạng, biểu cảm nhưng hàm súc và logic là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những sáng tạo mới. Bất kể ngôn ngữ nào cũng đều trải qua quá trình biến đổi lâu dài để phát triển và hoàn thiện. Tiếng việt của chúng ta cũng vậy, nếu so sánh những từ chúng ta thường dùng ngày nay với các từ mà “các cụ ngày xưa” vẫn dùng, ta cũng thấy khác nhau nhiều. Có rất nhiều từ mới với nhiều từ không mới nhưng được dùng với nghĩa khác. Vì vậy thế hệ trẻ cũng đã phải vận dụng đầu óc, sự liên tưởng phong phú của mình thì mới nghĩ ra được sự thay thế và chúng ta cho là hoàn hảo.