2.1.1. Mục tiêu
Đánh giá các xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội facebook hiện nay thông qua phiếu khảo sát.
2.1.2. Đối tượng
Các bạn trẻ sử dụng facebook.
2.1.3. Cách tiến hành
Lập biểu mẫu khảo sát
Tiến hành đăng và chia sẻ biểu mẫu trên các trang, hội nhóm và bạn bè
Thu thập kết quả, xử lí số liệu
Đưa ra kết luận 2.1.4. Kết quả khảo sát - Số form thu vào: 130 form.
- Kết quả : Sau khi tiến hành khảo sát online qua form biểu mẫu chúng tôi thu được:
STT Nội dung khảo sát Mức độ sử dụng
Số lượng chọn
Tỉ lệ
1
Bạn có hay sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp trên Facebook không?
(vd: cảm nắng (cảm tình), cá kiếm (kiếm lợi),chim cú (cay cú),..Nếu có xin bạn nêu một số từ?
Thường xuyên
22 16,9%
Thỉnh thoảng
69 53,1%
Không bao giờ
39 30%
2
Bạn có hay sử dụng xen kẽ ngoại ngữ khi giao tiếp trên Facebook? (Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,...)
Thường xuyên
16 12.3%
Thỉnh thoảng
94 72,3%
Không bao giờ
20 15,4%
3
Bạn có hay thêm chữ cái khi giao tiếp trên Facebook? (vd:"met roai ve thoai"(mệt rồi về thôi);"ban ve roai ak” (bạn về rồi à))
Thường xuyên
31 23,8%
Thỉnh thoảng
60 46,2%
Không bao giờ
39 30%
4
Bạn có hay bớt chữ cái khi giao tiếp trên Facebook? (vd:Ai bit (ai biết); Không hỉu (không hiểu),...)
Thường xuyên
47 36,2%
Thỉnh thoảng
64 49,2%
Không bao giờ
19 14,6%
5
Bạn có hay thay thế chữ cái khi giao tiếp trên Facebook? (vd:j vậy ta (Gì vậy ta);em iu anh (em yêu anh); chuẩn không fai chỉnh (chuẩn không phải chỉnh),...)
Thường xuyên
33 25,4%
Thỉnh thoảng
74 56,9%
Không bao giờ 23 17.7%
6
Bạn có hay viết hoa chữ cái không đúng quy tắc khi giao tiếp trên Facebook? (vd: nghèO quá (nghèo quá); anh thắng bị tai nạn à (Anh Thắng bị tai nạn à);...)
Thường xuyên
18 13,8%
Thường xuyên
47 36,2%
Không bao giờ 65 50 %
7
Bạn có hay viết sai chính tả khi giao tiếp trên Facebook? (chủ yếu các cặp l-n,ch-tr,s-x.vd:
thêm tý lữa (thêm tý nữa);chời (trời);...)
Thường xuyên
11 8,5 %
Thỉnh thoảng
61 46,9%
Không bao giờ 58 44,6%
8
Bạn có hay viết tắt khi giao tiếp trên Facebook? (vd:snvv (sinh nhật vui vẻ); hs (học sinh); đk thế thì còn j bằng (được thế thì còn gì bằng); vs (với); hnay (hôm nay); vk ck (vợ chồng);...)
Thường xuyên
42 32,3%
Thỉnh thoảng
74 56,9%
Không bao giờ
14 10,8%
9 Bạn có hay sử dụng những từ ngữ biến âm khi giao tiếp trên Facebook? (vd: "biết rồi" thành
"biết roài";"khổ lắm"thành" khổ nắm",...)
Thường xuyên
22 16,9%
Thỉnh thoảng
77 59,2%
Không bao giờ 31 23,8%
10
Bạn có hay sử dụng những từ ngữ biến nghĩa khi giao tiếp trên Facebook? (vd: đi đường quyên" nghĩa là "người có tiền";"tới công chuyện"nghĩa là" làm tới nơi tới chốn",...)
Thường xuyên
18 13,8%
Thỉnh thoảng
74 56,9%
Không bao giờ
38 29,2%
11
Bạn có hay sử dụng cách nói vần điệu khi giao tiếp trên Facebook? (vd: "cá không ăn muối cá ươn,con không ăn muối...thiếu i ốt rồi con ơi"
gốc là là "cá không ăn muối cá ươn,con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư",...)
Thường xuyên
15 11,5%
Thỉnh thoảng
74 56,9%
Không bao giờ 41 31,5%
12
Bạn thấy các xu hướng ngôn ngữ mà giới trẻ dùng trên mạng xã hội Facebook nói trên là tốt hay xâu?
Tốt.Vì bắt được trend,gây hài hước,tiết kiệm thời gian,...
17 13,1%
Xấu.Vì ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
16 12,3%
Cả 2 ý trên 94 74,6%
2.1.5. Kết luận khảo sát
Qua bảng thống kê thu thập kết quả từ biểu mẫu khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng: Mức độ sử dụng thỉnh thoảng là đạt tỉ lệ cao nhất. Và đa số các giới trẻ cũng đã nhận thức được việc sử dụng ngôn ngữ như hiện tại trên mạng xã hội facebook cũng có những mặt tốt và mặt không tốt của nó. Tốt là vì bắt kịp xu hướng (cái mà giới trẻ hay
gọi là đú trend), gây hài hước và có thể tiết kiệm thời gian để gõ chữ. Còn xấu là vì sử dụng ngôn ngữ như thế có thể ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Ngày nay khi mạng xã hội đang ngày càng phát triển và được rất nhiều bạn trẻ sử dụng đặc biệt là trên facebook thì song song với đó việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ trên mạng xã hội càng ngày càng đa dạng, phong phú. Qua việc khảo sát ý kiến từ nhiều bạn trẻ, thông qua các kênh thông tin khác nhau cho thấy hiện tượng sử dụng các xu hướng ngôn ngữ như : tiếng lóng, các ngôn ngữ “ tự chế ”, thêm từ, bớt từ… ở giới trẻ ngày càng nhiều, phổ biến và thường xuyên chiếm tỉ lệ cao. Ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng vô cùng đa dạng với nhiều ngôn ngữ, cách biểu hiện khác nhau. Chỉ cần lướt vài trang mạng là chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Qua đây, ta cũng cần chú ý rằng việc sử dụng song song các xu hướng ngôn ngữ ở giới trẻ cần phải biết cân nhắc, chừng mực lựa chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng mục đích… của cuộc giao tiếp, tránh gây hiểu lầm, không đạt được mục đích giao tiếp.