TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA NGỮ VĂN NHÓM 4 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN NHÓM 4
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI 1900 - 1945
Đà Nẵng, tháng 11/2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN NHÓM 4
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI 1900 - 1945
MÃ HỌC PHẦN: 31741288
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ MINH HIỀN
Trang 3Đà Nẵng, tháng 11/2021
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm và đánh giá đặc điểm về ngôn ngữ và giọng điệu của tiểu thuyết Sống mòn của
Nam Cao
Đánh giá về sự đặc sắc trong ngôn ngữ và giọng điệu của tiểu thuyết Sống mòn của
Nam Cao
Khẳng định tài năng và giá trị của nhà văn Nam Cao
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích- tổng hợp
5.2 Phương pháp diễn dịch và qui nạp
Trang 46 Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung đề cương gồm có 2
chương:
Chương 1: Nam Cao và tiểu thuyết Sống mòn.
Chương 2: Những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu
thuyết Sống mòn của Nam Cao.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
NAM CAO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN
1.1 Tác giả Nam Cao
1.1.1 Quan niệm nghệ thuật
1.1.1.1.Quan niệm về văn chương nghệ thuật
Trang 5Quan niệm về văn chương
- Nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải “vị nhân sinh”, nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực Ông viết “Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”
- Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo “văn chương
không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn
chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng
một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: “Nó ca ngợi tình
thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”.
Quan niệm về tiểu thuyết, tác phẩm Sống mòn, thể loại
- Quan niệm về tiểu thuyết:Ngòi bút Nam Cao tập trung hai chủ đề chính đó là: Người tri thức nghèo và người nông dân thấp cố bé họng trong xã hội cũ,ông viết với phong cách vừa chân thực,trữ tình ,trào phúng nhưng không kém phần tinh tế
Trang 6- Tác phẩm Sống mòn: Sống mòn là một thiên tiểu thuyết hiện thực dưới ngòi bút của
nhà văn thiên tài Nam Cao Tác phẩm là một bức tranh lột tả cuộc sống cơ cực của những kiếp người bất hạnh bị cái nghèo, cái đói biến thành nô lệ
- Thể loại:Tự sự,sử dụng yếu tố “tự truyện” ông đã sử dụng ngôi kể thứ 3 là kể như người ta kể,ông mượn tên các nhan vật để nói
1.1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật với thế giới nội tâm vô cùng phong phú và đa dạng.
- Con người là sản phẩm bởi hiện thực cuộc sống của xã hội cũ tù túng,bế tắc thời bấy giờ
- Con người bị chi phối bởi hoàn cảnh họ vật lộn với “miếng cơm,manh áo”,nên mặc
dù họ là người tri thức,có sự nhiệt huyết,chịu khó nhưng hoàn toàn bất lực không thể sống với ước mơ và khát vọng của chính mình
1.1.2 Một số đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nam Cao
- Tiểu thuyết tái hiện lại chân thực xã hội cũ đương thời của lớp tri thức nghèo với những tình cảnh khó khăn khi mà mọi đam mê và ước mơ đều bị lấn át bởi cơm gạo áo tiền
- Tiểu thuyết không có quá nhiều nhân vật, cũng không có những tình tiết cao trào hay giật gân, nó chỉ xoay quanh cuộc sống thường nhật của những con người sống trong
Trang 7cái kiếp nghèo khổ để rồi bản tính tốt của người ta lại bị bào mòn trong cái đói, cái kém ấy
1.1.2.1 Về nội dung
- Tác phẩm là một câu chuyện của một thanh niên có tên là Thứ, đây là một chàng trai
trẻ xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng lại có học thức và chí hướng cho tương lai Sống mòn là thiên tiểu thuyết hiện thực lột tả cuộc sống cơ cực,bất hạnh của kiếp người ngày ngày chạy vật lộn với cái đói,cái nghèo Họ có khát vọng,ước mơ và hoài bão đó nhưng không thực hiện được vì họ đang bất lực với cái “nghèo”.Tác phẩm là tấm gương phản chiếu vào xã hội hiện thực bởi ở đó những mảnh đời họ sống“mòn mỏi” tuy sống đó nhưng tâm hồn thì vẫn chết trong cuộc đời của chính mình
1.1.2.2 Về nghệ thuật
Những nét đặc điểm nổi bật
- Tểu thuyết viết về bức tranh hiện thực phắc họa một cách chân thực rõ nét về cuộc sống mòn mỏi của tầng lớp tri thức tiểu tư sản nghèo trước Cách mạng tháng tám họ
bế tắc cả về vật chất lẫn tinh thần,bị cơm áo ghì sát đất Những mòn mỏi, bế tắc hiện lên sinh động qua kết cấu tâm lí
-Với nghệ thuật xây dựng, khắc họa tâm lí ,độc thoại nội tâm với những chuyển biến trong nhân vật đầy suy tư, trăn trở vè cuộc sống
Trang 8- Đậm chất hiện thực cuộc sống với tầng lớp tri thức nghèo đối diện với đồng tiền, miếng ăn Với chủ nghĩa hiên thực phê phán một mặt ông tố cáo bọn cầm quyền độc
ác, tàn nhẫn đã dầy con người ta đến tạn cùng của bi kịch và một mặt ông tái hiện lại hiện thực xã hội trước cách mạng tháng 8 một cách sinh động và chân thực
1.1.3 Một vài điểm nổi bật của tiểu thuyết Sống mòn
Nội dung phản ánh vấn đề gì?
- Tiểu thuyết Sống mòn với những suy nghĩ, trăn trở về cách sống, mục đích cuộc đời trong niềm xót xa, dằn vặt khôn nguôi đã thể hiện được một cái nhìn thấu suốt của nhà văn về con người, về những uẩn khúc rối ren của cuộc đời Sống mòn nêu bật những giằng xé trong nội tâm, những ước mơ về một tương lai tốt đẹp Bằng văn phong điềm đạm, cốt truyện đơn giản, Nam Cao đã phản ánh được những điều tồi
tệ, nhỏ nhen, tha hóa của nhân cách con người và lòng khát khao thay đổi cuộc sống nhọc nhằn bằng một cuộc đời tốt đẹp và nhân bản hơn Có thể nói bao trùm lên toàn tác phẩm là một tấm lòng nhân ái, tình người thẫm trong từng trang viết của ông
Nghệ thuật như thế nào?
- Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các yếu tố thời gian và không gian trong tiểu thuyết Sống mòn Từ không gian làng quê, thành thị, cho đến căn buồng, nhà ở, Nam Cao
Trang 9đã vươn tới không gian tâm tưởng của con người với những trăn trở, dằn vặt, suy tư của các nhân vật trong tác phẩm
1.2 Một số quan niệm về giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật
1.2.1 Giọng điệu nghệ thuật
- Giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử của tác giả trước các hiện tượng đời sống, cũng như các vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm Theo đó, cảm hứng chủ đạo sẽ chi phối giọng điệu của tác giả trong tác phẩm, việc tìm hiểu giọng điệu trong một tác phẩm cụ thể nào đó phải luôn được xem xét trong mối quan hệ với cảm hứng chủ đạo, vì cảm hứng chủ đạo là căn cốt, nguồn cội, còn giọng điệu là hình thái biểu hiện xúc cảm, thái độ của cảm hứng chủ đạo.Tác giả viết tác phẩm qua từng lời kể với chất giọng cảm thông,thương xót hay châm biếm, mỉa mai vv…
1.2.2 Ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật
- Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là từ ngữ tác giả sử dụng trong tác phẩm nó gợi lên hình ảnh cũng như cảm xúc suy tư, trăn trở mang cho người đọc những cảm xúc khó quên
Trang 10CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NGÔN NGỮ
VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật
2.1.1 Ngôn ngữ đời thường – trần tục
- Ngôn ngữ nhân vật thể hiện chất đời thường, trần tục
- Ngôn ngữ đời thường giúp người đọc có thể thấy chân dung các nhân vật hiện lên sắc sảo, sống động
- Ngôn ngữ nhân vật gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân lại vừa có hồn, khắc họa đặc sắc tính cách nhân vật
2.1.2 Ngôn ngữ đa thanh đa thanh, giàu tính tạo hình, giàu sức sống.
- Người kể chuyện không hề tách riêng hẳn ra mà nhiều lúc đứng lẫn vào nhân vật,có khi phân thân, hòa hợp vào nhân vật, làm cho tác phẩm không còn đơn thanh, một giọng mà trở thành đa thanh, phức điệu, tạo nên nét động đáo cho tác phẩm
-Ngôn ngữ kể chuyện hòa lẫn,không phân biệt với ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật khắc họa rõ nét tính cách nhân vật
2.1.3 Ngôn ngữ dằn vặt, day dứt
- Ngôn ngữ dằn vặt, day dứt cho thấy sự đau đớn khổ tâm một cách dai dẳn
Trang 11- Ngôn ngữ day dứt, dằn vặt dùng để thể hiện nỗi đau của con người trong xã hội, bộc
lộ nỗi đau của tác giả trước sự tha hóa
- Tìm kiếm lối thoát cho những số phận bị dằn vặt
2.2 Giọng điệu nghệ thuật
2.2.1 Giọng điệu trào phúng
-Phản ánh, chế nhạo, mỉa mai những hiện tượng đời sống xã hội thời kỳ đó
-Qua hình ảnh những người trí thức tiểu tư sản, phản ánh chân thực sâu sắc những bi kịch về những con người đầy hoài bão, tài năng phải sống mòn
-Chế giễu với đó là thói sĩ diện, ham muốn ích kỷ, giả dối, sự đố kỵ và bất hòa giữa các nhân vật
2.2.2 Giọng điệu suy tư, triết lí
- Nam Cao để cho nhân vật tự mình tự mình suy ngẫm, chiêm nghiệm những triết lí về cuộc đời của mình với những lo toan về (miếng ăn và nhân cách con người; tình yêu, hạnh phúc; cuộc sống thường nhật) trong hiện thực xã hội đầy biến động, khó khăn
- Giọng điệu triết lí với đa sắc điệu( khi thì đắng cay chua chát khi thì hài hước dí dỏm) Kết hợp cùng với ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đời thường góp thể hiện suy
tư, trăn trở của nhân vật( Thứ, San) trong tiểu thuyết Sống mòn một cách chân thực
- Nam Cao phản ánh những điều tồi tệ, nhỏ nhen, tha hóa trong nhân cách con người
và lòng khát khao thay đổi cuộc sống hiện thực nghèo khổ Lên án xã hội ngột ngạt,
Trang 12phi nhân đạo bóp ngẹt sự sống, giết chết tài năng, tàn phá tâm hồn con người dưới đáy
xã hội
- Giọng điệu triết lý đã trở thành cảm hứng nghệ thuật của tác giả với nhiều sắc thái khác nhau Kết quả của lối triết lý trong sáng tác của Nam Cao là do sự quan sát tinh tế , cùng với ý thức chiêm nghiệm về cuộc đời và nỗi đau đáu thương đời
2.2.3 Giọng điệu trữ tình
-Giọng điệu trữ tình xem lẫn vào các giọng điệu khác nổi bật lên phong cách riêng của ông: sự phức hợp nhiều giọng điệu
-Giọng điệu trong Sống mòn là sự phức điệu đa âm của nhiêu tiếng
nói của tác giả, của các nhân vật đối thoại đội tâm hay độc thoại nôi tâm Giọng điệu lạnh lùng, chua chát để làm rõ bi kịch khốn khổ của người lao động nghèo lúc bấy giờ
-Chứa đựng trong nó một ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện rõ nét những
suy tư, chiêm ngiệm và triết lý
KẾT LUẬN
Chính ngôn ngữ và giọng điệu trong sống mòn của nhà văn Nam Cao đã góp
phần tạo nên giá trị cho tác phẩm Sống mòn.
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nam Cao (1956), Sống mòn, NXB Văn học.
2 Hà Minh Đức (1998), Nam Cao – đời văn và tác phẩm, NXB Văn học
3 Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí
Dũng, Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam (1900-1945), NXB Giáo dục
4 Phong Lựu (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.
5 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục.
6 Trần Đăng Suyền (2004), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học.