1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH CHỦ ĐỀ NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP

24 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Tác giả Nguyễn Gia Lâm, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Diễm Thúy, Võ Thị Mỹ Trinh, Lê Nhựt Trường, Nguyễn Long Vũ, Trần Thị Thảo Vân
Người hướng dẫn Nguyễn Việt Lâm
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giao tiếp kinh doanh
Thể loại Tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 265,27 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN: GIAO TIẾP KINH DOANH CHỦ ĐỀ: NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP GVHD : Nguyễn Việt Lâm Lớp : DHQT17D - 420300319630 SVTH: Nhóm 7 Tp Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - TIỂU LUẬN NHÓM NĂM HỌC 2022-2023 MÔN HỌC: Giao tiếp kinh doanh ĐỀ TÀI : Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Việt Lâm Lớp HP: DHQT17D Mã HP: 420300319630 Nhóm: 7 STT Họ và tên MSSV Đánh giá (%) 100% 1 Nguyễn Gia Lâm 21053771 100% 100% 2 Nguyễn Thị Như Quỳnh 21004525 100% 100% 3 Nguyễn Thị Diễm Thúy 20059671 100% 100% 4 Võ Thị Mỹ Trinh 21002475 5 Lê Nhựt Trường 21047421 6 Nguyễn Long Vũ 21004375 7 Trần Thị Thảo Vân 21043321 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH , THÁNG 2 NĂM 2023 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu vấn đề .1 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1.1 Giao tiếp 2 1.1.1 Khái niệm giao tiếp 2 1.1.2 Vai trò của giao tiếp 3 1.1.3 Tầm quan trọng của giao tiếp 3 1.2.Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 4 1.2.1.Khái niệm ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp .4 1.2.2 Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 4 1.2.3 Các loại ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp .4 1.2.4.Các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cở thể cơ bản trong giao tiếp 7 1.2.5 Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 8 PHẦN II: NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH 9 2.1 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh .9 2.1.1 Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh .9 2.1.2 Vì sao sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh? 10 2.2 Một số hình thức cụ thể vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh 11 2.2.1 Trong đàm phán, thương lượng 11 2.2.2 Trong quan hệ với đồng nghiệp 12 2.2.3 Trong quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới 14 2.2.4 Trong quan hệ với khách hàng 15 2.3 Cách rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách trong giao tiếp kinh doanh 17 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO .19 LỜI CẢM ƠN Chúng em thân chào thầy, giảng viên đảm nhiệm môn Giao tiếp kinh doanh – thầy Nguyễn Việt Lâm Trong quá trình học, chúng em đã vận dụng những kiến thức đã học và tìm hiểu thêm trên internet để hoàn thiện bài tiểu luận này Bên cạnh đó, trong quá trình làm bài thầy cũng đã tạo điều kiện thuận lợi và giải đáp những thắc mắc khi chúng em hoàn thành đề tài Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy trong quá trình học tập cũng như làm bài tiểu luận nhóm LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của các ngành kinh doanh, hoạt động kinh doanh ngày càng có vị trí quan trọng và cần thiết Có thể nói rằng để thành công trong lĩnh vực kinh doanh Nó không chỉ thể hiện qua kỹ năng, kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết những kiến thức tổng hợp về xã hội mà còn bộc lộ qua những phong cách đức tính, những phẩm chất và năng lực khác cần phối hợp trong quá trình kinh doanh Một trong những kiến thức của người làm kinh doanh là năm được và thực hiện tốt nghệ thuật diễn đạt trước cấp trên, khách hàng với những đòi hỏi tâm lý, thị hiếu, thói quen khác nhau, khả năng nghe, nhìn, cảm nhận khác nhau Các ngành liên quan đến kinh doanh rất cần những người có khả năng nắm được tâm lý khách hàng, nắm được các các lý thuyết truyền đạt cơ bản; ngắt quãng, lên giọng xuống giọng, nhấn mạnh, chậm rãi, lướt nhanh, nhắc lại và cần phải biết phối hợp với những hoạt động phi ngôn ngữ để gia tăng hiệu quả trong việc trình bày một vấn đề nào đó hay giới thiệu sản phẩm của công ty Có thể nói rằng, tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động kinh doanh hay trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta là không thể phủ nhận được Chính vì lý do này, nhóm chúng em đã nghiên cứu, tìm tòi, khảo nghiệm và quyết định chọn đề tài “ Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp” hay còn có tên gọi khác là “ Giao tiếp phi ngôn ngữ” với mong muốn đem đến cho thầy và các bạn sinh viên cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này và phần nào giúp các bạn đạt hiệu quả hơn trong giao tiếp 2 Tình hình nghiên cứu vấn đề Trên thế giới: Giao tiếp phi ngôn ngữ là một vấn đề còn khá mới mẻ và mới được thực sự quan tâm trong vài thập kỷ gần đây mặc dù ngay từ trước thế kỷ XX, Charles Darwin đã bắt đầu quan tâm đến những hệ mật mà nằm trong các cử chỉ Công trình của ông “Sự biểu hiện xúc cảm ở người và động vật” xuất bản năm 1872, ngày nay vẫn còn là công trình quý giá đối với nhiều nhà khoa học Nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thực sự có nhiều công trình nghiên cứu đặc sắc và đề tài này, tiêu biểu có thể kể đến Julius Fast vào năm 1970 đã dành hẳn một quyển sách nói về ngôn ngữ của thân thể, tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh đối với các nhà nghiên cứu về vấn đề phi ngôn ngữ cùng thời Tại Việt Nam: Giao tiếp phi ngôn ngữ vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ và chỉ bắt đầu thực sự được quan tâm trong những năm gần đây Mới có một số ít bài báo, cuốn sách hay những cuộc điều tra khảo sát ( ví dụ như: Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa - PGS/TS Nguyễn Quang – 2008, ) đề cập đến vấn đề này 3 Mục đích nghiên cứu Đề tài tiểu luận tập trung vào 2 mục đích chính: - Giới thiệu cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về giao tiếp phi ngôn ngữ - Tìm hiểu sự ứng dụng giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp hay trong việc kinh doanh Chỉ ra vai trò của hình thức giao tiếp này đối với việc kinh doanh và trong đời sống hằng ngày 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đề tài và mong muốn tập trung tìm hiểu chuyên sâu nhằm làm rõ vấn đề, nhóm chúng em xác định đối tượng nghiên cứu là các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Giao tiếp 1.1.1 Khái niệm giao tiếp: Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi mất đi Một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất tiếng khóc, cười nói để giao tiếp Khóc để cho bố mẹ biết mình đói, khóc để cho bố mẹ biết mình cần gì,… Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người trải qua ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ Giao tiếp là sự xác lập và quản lý vận hành những mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người và những yếu tố xã hội nhằm mục đích thỏa mãn những nhu yếu nhất định Giao tiếp gồm hàng loạt những yếu tố như trao đổi thông tin, kiến thiết xây dựng kế hoạch hoạt động giải trí phối hợp, tri giác và khám phá người khác Tương ứng với những yếu tố trên thì giao tiếp có 3 góc nhìn chính: giao lưu, ảnh hưởng tác động qua lại và tri giác 1.1.2 Vai trò của giao tiếp : - Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe: Người không có kỹ năng giao tiếp tốt không thổ lộ được tâm trạng, không có người hiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám đông, làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắc phải những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắc như tự tử Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm vui, sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, còn mang lại tuổi thọ cho con người Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất của con người - Giao tiếp xã hội tạo điều kiện cho con người hình thành, hoàn thiện nhân cách: Qua giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của người chung quanh, con người tiếp nhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách Con người tự thể hiện nhân cách, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách bản thân nhờ vào quá tình giao tiếp Sự hoàn thiện này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người - Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công cuộc làm ăn, chung sống: Giao tiếp tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho công cuộc làm ăn phát triển: con người khi có mối quan hệ tốt với những người chung quanh sẽ nhận được sự yêu thương, hỗ trợ, sẽ có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống và dễ dàng có những bước thăng tiến trong sự nghiệp - Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức: Con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác thông qua giao tiếp Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình, nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém - Giao tiếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội: Đối với xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau Ở đó, con người kết nối với nhau thông qua giao tiếp Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống 1.1.3 Tầm quan trọng của giao tiếp: Giao tiếp chính là điều kiện tồ n tạ i củ a xã hộ i: Khi sinh ra, chú ng ta ai cũ ng phả i họ c nó i để phụ c vụ cho giao tiếp truyền đạ t thô ng tin đến ngườ i khá c, biểu thị cả m xú c, trạ ng thá i tâ m lý củ a bả n thâ n Xã hộ i là mộ t cộ ng đồ ng có sự rà ng buộ c và liên kết chặ t chẽ vớ i nhau Con ngườ i kết nố i vớ i nhau thô ng qua quá trình giao tiếp Do đó mà giao tiếp là điều kiện cơ bả n củ a sự tồ n tạ i phá t triển củ a con ngườ i trong họ c tậ p, cô ng việc và cuộ c số ng Giao tiếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội Cùng với hoạt động giao tiếp con người, tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp nhiều khó khăn Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác thông qua giao tiếp 1.2.Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 1.2.1.Khái niệm ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó các hành vi của cơ thể được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin chứ không phải sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp Trong một cuộc đối thoại, ngôn ngữ cơ thể sẽ bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, điệu bộ, cử chỉ của từng bộ phận cơ thể khác nhau thể hiện qua biểu cảm, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu, tư thế và khoảng cách… 1.2.2 Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã nhận định rằng, quá trình giao tiếp của con người sẽ bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (còn gọi là ngôn ngữ cơ thể) và giọng điệu của người nói Ngôn ngữ chỉ có vai trò khoảng 7% đối với quá trình giao tiếp, giọng điệu của người nói có sức ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp là 38%, trong khi ngôn ngữ cơ thể có tới 55% ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách có thể giúp chúng ta truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả hơn, giúp tạo ra mối quan hệ tốt hơn với người đối diện và truyền tải ý nghĩa sâu sắc hơn so với việc sử dụng từ ngữ một cách đơn thuần Các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể như biểu hiện mặt, cử chỉ tay và cả cơ thể có thể cho thấy cảm xúc, sự chủ động, sự thoải mái hoặc bất mãn Chúng cũng có thể cho thấy những thông tin về khả năng lãnh đạo, sự tự tin và sự kính trọng Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể còn có thể giúp tạo ra sự tương tác tích cực với người đối diện và giúp đưa ra quyết định chính xác hơn trong các tình huống giao tiếp khác nhau Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã khẳng định ngôn ngữ cơ thể là một sự phản ánh chính xác những cảm xúc thật sự của con người, nó mang khá nhiều thông tin về trạng thái tâm lí cụ thể 1.2.3 Các loại ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp - Giao tiếp bằng mắt: Đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”, là yếu tố bộc lộ rõ nhất mọi suy nghĩ, cảm xúc của con người “Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũng như hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp Việc tránh giao tiếp qua mắt thường là biểu hiện điển hình ở những người làm điều gì sai trái và cảm thấy mặc cảm, tội lỗi Nhìn thẳng vào mắt ai đó chỉ ra rằng bạn đang dành sự chú ý cho người đó Nó thể hiện sự quan tâm của bạn trong cuộc gặp gỡ, việc bạn cảm thấy thật vui khi được gặp họ Người biết dùng “đôi mắt trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và truyền tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy của mình đến người tiếp nhận Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói, đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn Ánh mắt còn có thể thay thế lời nói trong những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần hay không thể nói mà vẫn làm cho người giao tiếp hiểu được điều mình muốn nói - Giao tiếp bằng tay Bắt tay là hình thức quen thuộc trong giao tiếp, tuy nhiên để thể hiện thái độ lịch sự và bắt tay đúng mực là điều khó Bắt tay cũng đòi hỏi ở bạn một sự tinh tế nhất định vì lực thể hiện từ bàn tay cũng nói lên rất nhiều điều Một cái bắt tay vừa phải, không hời hợt, khoảng 3-5 giây sẽ thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng với đối phương Bạn không nên bắt tay quá lỏng lẻo vì điều này sẽ mang lại cảm giác thiếu tự tin Trong khi đó, nếu nắm chặt tay sẽ khiến người đối diện cảm thấy không thoải mái, đôi khi còn mang lại cảm giác thiếu lịch sự Hãy dùng một lực vừa đủ để bắt tay đối phương trong khoảng từ 3 – 5 giây, kết hợp với đó là ánh mắt nhìn thẳng người đối diện Bạn cũng nên giữ một khoảng cách vừa đủ và hơi nghiêng người về phía trước - Nụ cười Nụ cười là cách biểu lộ thái độ , tình cảm tự nhiên, bẩm sinh nhất của con người Trong chào hỏi, nụ cười là tín hiệu muốn bộc lộ, thiết lập hay duy trì mối quan hệ thân thiện Trong hoàn cảnh nhất định để chào đối tượng giao tiếp, chỉ nụ cười là đủ Nụ cười có thể đi kèm với bắt tay và lời chào Nụ cười là sợi dây gắn kết các mối quan hệ trong giao tiếp Một nụ cười hài hòa sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt hơn với đối phương khi trò chuyện, thể hiện sự gần gũi thân thiện Do đó, nếu có thể hãy luôn luôn mỉm cười trong các cuộc trò chuyện, giao tiếp hằng ngày - Trang phục Trang phục đóng vai trò quan trọng trong quá trình gặp gỡ, giao tiếp Thông qua trang phục bạn sẽ có thể phần nào đánh giá được cá tính, sở thích, tâm trạng, … của người khác Chính vì thế, nếu muốn cuộc gặp mặt, cuộc giao tiếp thuận lợi thì nên chọn trang phục cho phù hợp Trang phục có tác dụng trong việc quyết định thái độ, thiện chí của đối tượng giao tiếp Chẳng hạn, khi gặp một đồng nghiệp có cách ăn mặc lịch sự, bạn thường đánh giá người này có khả năng làm việc hiệu quả Ngược lại, bạn cũng có thể đánh giá một đồng nghiệp ăn mặc thoải mái là không chuyên nghiệp Nếu một người ăn mặc với trang phục quá xuề xòa, luộm thuộm sẽ khiến người khác trong lần gặp đầu tiên có cái nhìn không được tốt về họ - Tư thế, điệu bộ, cử chỉ Tư thế trong giao tiếp đứng hay ngồi đều có ảnh hưởng đến ấn tượng của đối phương Dù bằng cách nào đi chăng nữa, giữ tư thế hợp lý trong giao tiếp cũng có sức ảnh hưởng đến thông điệp mà bản thân muốn gửi gắm cho đối phương, phản ánh sự tương tác văn hóa và giúp đạt được sự thỏa thuận thông qua các cuộc hội thoại Cử chỉ và điệu bộ trong giao tiếp bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được Thái độ ứng xử cho biết giao tiếp bằng cử chỉ thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được Khi không thể diễn đạt được bằng lời nói, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng điệu bộ Điệu bộ phản ánh chính xác, cảm giác, thái độ và ý định của con người Lời nói và cử chỉ kết hợp phù hợp với nhau sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp đối diện Khi hiểu được ngôn ngữ cử chỉ, đôi khi sẽ giúp nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trước khi họ nói ra Trong những lúc như vậy chúng ta có thể thay đổi tình thế kịp thời Ngoài ra, trong những trường hợp tế nhị, cử chỉ có thể diễn tả thay cho lời nói khó thành lời - Biểu cảm gương mặt Biểu cảm trên khuôn mặt là một trong những đặc trưng trực tiếp của biểu hiện cảm xúc con người Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người Nét mặt có thể biểu hiện 6 cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và căm ghét Vì vậy nét mặt trở thành ngôn ngữ không lời thể hiện trong giao tiếp giữ các đối tượng giao tiếp với nhau Nhăn trán , nhướng mày, cau mày… Là dấu hiệu thể hiện thái độ của con người trong các tình huống cụ thể Khi giao tiếp với người khác, ngoài lời nói, biểu cảm gương mặt cũng phản ánh một phần cảm xúc Nếu nói tôi đang rất vui vẻ nhưng đối phương không cảm nhận được điều đó trên khuôn mặt của bản thân mình thì họ sẽ có thể không thật sự tin vào điều đó Do đó, ta nên rèn luyện cách để điều khiển cơ mặt để giúp bản thân thêm tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp - Khoảng cách giao tiếp Yếu tố khoảng cách cũng có ý nghĩa khá lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Việc giữ khoảng cách xa hay gần với đối tượng giao tiếp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cuộc nói chuyện Duy trì một khoảng cách hợp lý tùy thuộc vào mức độ thân thiết của bạn với người nghe Đây cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với họ Nếu mối quan hệ không quá thân thiết, khoảng cách quá gần sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu Vì vậy, hãy luôn giữ khoảng cách tốt nhất trong khi giao tiếp 1.2.4.Các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cơ bản trong giao tiếp Ngôn ngữ cơ thể rất phong phú, đa dạng và gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người Mỗi hành vi, cử chỉ của con người thuộc những nền văn hóa, lứa tuổi, giới tính khác nhau trong xã hội lại mang những ý nghĩa khác nhau Vì vậy, hiểu và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm vẻ đẹp và sự tự tin của người giao tiếp, giúp họ thuận lợi hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp Qua thực tế cho thấy, thành công trong công việc gắn liền với trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời Mỗi người trong mọi xã hội đều có khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có sẵn những kỹ năng trong việc “giải mã” chính xác được các dấu hiệu không lời từ đối phương và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả Vậy làm thế nào để chúng ta cải thiện được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình? Sau đây là một số cách để cải thiện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp: + Rèn luyện: Phần nhiều cử chỉ là phản xạ tự nhiên, tự động kết hợp với những gì có trong tâm trí chúng ta khi đang suy nghĩ tại bất kỳ thời điểm nào để thể hiện ra bên ngoài mà hầu như ta hoàn toàn không tự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể của riêng mình Chẳng hạn, nhiều người trong khi giao tiếp với người khác lại thường hoặc cho chân lên ghế, hoặc rung đùi, khua tay múa chân, vv… Khi nói chuyện là không tốt, không lịch sự, nhưng vẫn thật khó để bạn có thể từ bỏ những hành động đó khi mà chúng đã trở thành thói quen trong vô thức Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng để cải thiện khả năng giao tiếp đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, học hỏi, rèn luyện bằng cách tập chú ý quan sát thái độ và hành vi của đối phương để nhận thức cái hay, cái dở, bắt chước những cử chỉ đẹp, loại bỏ những hành vi xấu nhằm điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lí, kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể, khiến mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn trong giao tiếp + Hãy bắt đầu việc trò chuyện bằng nụ cười Một nụ cười chân thật là bước khởi đầu để mở những cánh cửa tiếp theo, sưởi ấm mọi trái tim đồng thời xây dựng sự tin tưởng vào các mối quan hệ tôn trọng + Chú ý tới lời nói lẫn những hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình bởi ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả những tín hiệu của những cử chỉ đều phát đi những thông tin quan trọng Đặc biệt theo dõi cử chỉ và lời nói có ăn khớp với nhau không Các nhà nghiên cứu nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với các tín hiệu phi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tới các biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc + Chú ý tới âm lượng của giọng nói Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt + Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt bởi đây là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp Tuy nhiên giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây Nếu giao tiếp bằng mắt quá lâu hay nhìn chằm chằm vào mắt đối phương thì có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt Ngược lại không nhìn vào mắt đối phương trong khi giao tiếp thì sẽ bị hiểu như bạn đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó Tuy nhiên điều mà bạn lưu ý nhất khi giao tiếp bằng mắt chính là sự tự nhiên, tùy theo lời nói, cảm xúc mà có nhu cầu giao tiếp bằng mắt hay không Thông thường, giao tiếp bằng mắt với tỷ lệ 60% là một con số an toàn, vừa đủ để làm người đối thoại có cảm tình với bạn + Xem bối cảnh, đối tượng giao tiếp Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc đàm thoại Chẳng hạn cách cư xử trang trọng được xem là thích hợp trong tình huống này nhưng lại bị xem là lạc lõng trong những bối cảnh khác Còn giao tiếp với những người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, … ở những hoàn cảnh cụ thể có thể khác nhau tùy vào từng nền văn hóa 1.2.5 Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp - Hỗ trợ, đôi khi thay thế cả lời nói: Khi giao tiếp, chúng ta thường truyền tải thông tin thông qua lời nói, nhưng đôi khi lời nói chưa thể hiện được hết ý nghĩa mà ta muốn nên việc dùng ngôn ngữ cơ thể giúp bổ sung thêm và minh họa cho lời nói trở nên sinh động hơn Lời nói kèm theo các hành động cử chỉ phù hợp sẽ tác động hiệu quả và ý nghĩa hơn tới người giao tiếp, khiến người nghe tập trung hơn vào nội dung từ đó dễ dàng tạo sự tin tưởng, thuyết phục - Tạo nên sự sinh động, cuốn hút trong giao tiếp: Ngôn ngữ cơ thể từ điệu bộ, cử chỉ tay chân, ánh mắt, nét mặt nếu như được sử dụng hiệu quả, hài hòa sẽ tạo ra được một cuộc trò chuyện hấp dẫn, thú vị, không gây cảm giác buồn ngủ hay tẻ nhạt đối với người giao tiếp - Có khả năng gửi thông điệp tế nhị: Nó giúp cho người ta nói được những điều khó nói Nó còn như những "mật mã" giúp con người có những giao tiếp rất riêng tư, kín đáo ngay giữa một thế giới rất đông người - Nếu sử dụng phù hợp, đúng cách sẽ tạo cho chủ thể một sự duyên dáng, đáng yêu, gây được thiện cảm gần gũi trong giao tiếp: Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp giúp mọi người trở nên tinh tế, tự chủ, tự tin hơn và có thể kiểm soát ngôn ngữ cơ thể Như vậy, bên cạnh việc giao tiếp bằng lời nói, chữ viết, ngôn ngữ không lời đã góp một phần trong việc truyền tải và tiếp nhận thông tin Các chủ thể giao tiếp phải biết vận dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ và chính xác các phương tiện giao tiếp này để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp PHẦN II: NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH 2.1 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh 2.1.1 Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh Trên thực tế, mỗi doanh nhân thành công trên thế giới đều sử dụng những cử chỉ, hành động mang bản chất rất riêng của bản thân trong những “ phi vụ” làm ăn của mình Làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất qua mỗi lần tiếp xúc, mỗi khi đăng đàn tiếp thị sản phẩm hay quảng bá thương hiệu, đó là kết quả của sự nghiên cứu nghiêm túc và lâu dài tâm lý đối tượng, tình cảm và khả năng hưởng ứng của đối tác Đó cũng là kết quả của sự tự tin cao độ được "rèn giũa" qua những "cuộc chiến thương trường" khiến doanh nhân biết mình cần phải thể hiện như thế nào trong những hoàn cảnh khác nhau Doanh nhân thành công nhờ vận dụng tốt sự phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh Tổng thống Mỹ Bill Clinton William Jefferson Clinton (tên khai sinh là William Jefferson Blythe III) sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946, là tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001 Ông là một ví dụ hoàn hảo về dấu hiệu lãnh đạo cuốn hút theo phong cách tổng giám đốc Clinton thể hiện sức hút mạnh mẽ nhất trong trường hợp tiếp xúc giữa 2 người Ông dùng những dấu hiệu lắng nghe tích cực như nhìn vào mắt, tập trung hoàn toàn và mô phỏng dáng điệu để làm người đối diện cảm thấy rung động Bill Clinton có thể không còn là người quyền lực nhất thế giới nữa, nhưng không vì thế mà thu nhập của ông ngừng tăng lên: giờ đây ông đã trở thành nhà diễn thuyết ăn khách nhất thế giới Kể từ khi rời nhiệm sở năm 2001, cựu Tổng thống Mỹ đã tích lũy được số tài sản ước tính lên đến 40 triệu USD chỉ từ việc đi diễn thuyết Điều đầu tiên phải kể đến chính là khả năng diễn thuyết được đánh giá là xuất sắc nhất trong những người cùng thế hệ Nếu bạn nhìn thấy Bill Clinton có thể dễ dàng liên kết với công chúng thế nào, đôi lúc có cảm giác như ông đang nói chuyện với từng người từng người một, bạn sẽ hiểu tại sao người ta sẵn sàng bỏ tiền đống ra chỉ để nghe ông nói Một ví dụ điển hình là mùa hè năm 2004, trong một hội nghị của đảng Dân chủ ở Boston Dù ứng cử viên Tổng thống của đảng này lúc đó là ông John Kerry, nhưng bất chấp mọi nỗ lực của ông Kerry, người ta vẫn chỉ nhớ đến bài diễn thuyết của ông Clinton, và của một người nữa, lúc đó vẫn còn vô danh - Barack Obama Một chuyện khác xảy ra vào tháng 10 năm đó Vừa phẫu thuật tim mới được hai tháng, ông Clinton đã đến Philadelphia vận động tranh cử cho ông Kerry vào những ngày cuối của cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống Ông đứng trước đám đông, một bàn tay đặt lên ngực và nói: "Nếu thế này là không tốt cho trái tim của tôi thì tôi không biết là cái gì nữa", 20.000 người có mặt ở đó đã hò reo ầm ĩ Trong những ngày đó, tuy đã mất đi rất nhiều quyền lực, ông vẫn thừa khả năng làm cho công chúng phát điên lên vì mình Stephen Hess, giáo sư về các vấn đề công cộng ở Đại học George Washington và từng là người chuyên viết diễn văn cho cựu Tổng thống John F Kennedy, nhận định về Bill Clinton: "Ông ấy giống như một nhạc công, tạo ra giai điệu, tạo ra những nốt nhạc Tất nhiên, là một người rất thông minh nữa nên ông ấy có rất nhiều điều để nói Ông ấy thích diễn thuyết vì ông ấy thích ngôn ngữ, thích tư duy" Bill Clinton và những người chuyên viết diễn văn cho ông cũng nổi tiếng với những bí quyết tạo nên những câu nói bất hủ Hãy xem câu nói đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả và đáng ghi nhớ ông nói trong buổi lễ nhậm chức tháng 1/1993: "Chẳng có sai lầm nào của nước Mỹ mà nước Mỹ không thể khắc phục được bằng việc làm đúng đắn của chính mình" Hay câu ông trả lời nhà báo nổi tiếng Joe Klein: "Cá tính là cuộc hành trình chứ không phải đích đến.” Nhưng trí tuệ mới chỉ là một khía cạnh tạo nên hình ảnh diễn giả nổi tiếng của ông Clinton "Ông ấy vừa là một nhà hùng biện kiệt xuất, vừa là một ngôi sao hạng A đích thực Người ta vừa muốn nghe ông nói, vừa muốn được xuất hiện bên cạnh ông như bên cạnh một siêu sao điện ảnh", giáo sư Stephen Hess nhận định 2.1.2 Vì sao sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh? Ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng của việc truyền đạt thông tin Để giao tiếp tốt, việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể là điều nên quan tâm và kiểm soát Vấn đề cách thức diễn đạt chiếm 93% độ quan trọng so với nội dung chúng ta đang truyền đạt Trong giới kinh doanh hay nơi công sở là nơi diễn ra giao tiếp khá đa dạng và giao tiếp “phi ngôn ngữ" được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công trong giao tiếp Không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình Chẳng hạn, khi có điều khó nói với đồng nghiệp hay cấp trên Sẽ thật khiếm nhà nếu nổi to hoặc dùng những ngôn từ cục căn Lúc này chỉ cần một ánh mắt hay nụ cười cũng phản nào thể hiện một sự “cảnh báo" hay tán thưởng đối phương Không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, đàm phán hay chỉ đơn thuần là các cuộc nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ trường Trong xã hội hiện đại và nhất là trong kinh doanh, việc hiểu biết ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, tự nhận thức và tự kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể cũng như tập cách quan sát ngôn ngữ này thông qua những hình ảnh xung quanh để hiểu rõ đối tác mà ta đang giao tiếp Để việc truyền tải thông tin sẽ có sức tác động mạnh mẽ hơn nếu chỉ đơn thuần sử dụng giao tiếp ngôn ngữ Sự kết hợp tạo điểm nhấn cho sự hấp dẫn của bạn nó không chỉ là những gì bạn nói, mà chính là cách bạn nói Một thái độ tốt, tức là cử chỉ thân thiện, bạn càng điều khiển và làm nổi bật ngôn ngữ cơ thể sẽ càng làm cho mọi người thức hấp dẫn hơn Và nó không chỉ là sự hấp dẫn về mặt giới tính mà còn có ích khi làm quen với những người bạn mới hoặc trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm và các cuộc gặp gì làm ăn Trong một nghiên cứu mới đây, có đến 90%, sự mở đầu của các bài diễn thuyết có kèm điều bộ của cơ thể Mỗi điều bỏ này lại có ý nghĩa rất phong phú Riêng tư thế của đầu đã bao hàm các dấu hiệu của sự đồng thuận hay không hoặc cũng có thể thay cho các từ như rất “nhiều” “sẵn sàng”, “tất cả mọi người” hay “tất cả mọi thứ” Trên thực tế, chính từ ngừ và điệu bộ đã cùng tạo nên nghĩa của câu Giao tiếp phi ngôn ngữ chính là một cách để những người không có khả năng nói giao tiếp với cuộc sống bên ngoài Họ dùng tay và các hành động của cơ thể để trao đổi thông tin và tình cảm của mình Họ không còn thấy tự ti và mở rộng lòng mình hơn với tất cả mọi người Giao tiếp phi ngôn ngữ đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống con người Chúng giúp cho giao tiếp của chúng ta thêm hoàn thiện và phong phú Nếu nắm bắt được những chi tiết của cuộc sống, sẽ chẳng ai coi thường,phớt lờ những nét mặt, ánh mắt hay điệu bộ của người khác Mỗi hành vi xã hội đều được dạy và được học, hãy nắm bắt nó như một kĩ năng sống Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể Martin Luther đã từng nói “ đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta nói” 2.2 Một số hình thức cụ thể vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh 2.2.1 Trong đàm phán, thương lượng - Tạo ra mối liên hệ đầu tiên Hãy bắt đầu mọi cuộc gặp với ngôn ngữ cơ thể và thể hiện sự nhiệt huyết của bạn Nhìn vào mắt mọi người và bắt tay thật chặt Hãy để phần giữa ngón cái và ngón trỏ chạm vào phần giữa ngón cái và ngón trỏ của đối phương Nắm chặt chứ không siết chặt tay Một cái lắc tay lên xuống và thể hiện bằng mắt là đủ Một hoặc hai cái lắc nhẹ như vậy có thể thể hiện sự nhiệt tình, còn hơn nữa có thể làm đối phương cảm thấy không thoải mái - Phán đoán sự lĩnh hội của đối phương Nếu bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể ngay từ đầu trong cuộc đàm phán, bạn có thể nắm bắt được các dấu hiệu thể hiện đối tác lĩnh hội (sẵn sàng lắng nghe và đưa ra ý kiến) như thế nào Những người thể hiện là đang lĩnh hội trông sẽ thư giãn, với bàn tay mở, để lộ lòng bàn tay thể hiện sự sẵn sàng thảo luận Họ nghiêng về phía trước dù họ đang đứng hay ngồi Những nhà đàm phán lĩnh hội sẽ không cài khuy áo khoác ngoài Đối lập lại, những người không sẵn sàng lắng nghe có thể dựa vào ghế hoặc khoanh tay trước ngực - Quan sát sự thay đổi của đối phương Quan sát đối phương đứng hoặc ngồi như thế nào là bước đầu tiên để đọc ngôn ngữ cơ thể - nhưng mọi người không phải đều "bất động" như thế này Vị trí và cử chỉ của họ sẽ thay đổi cùng với thái độ và cảm xúc Hãy chú ý đến sự thay đổi Dù bạn tổ chức một cuộc họp chiến lược trực tiếp về khách hàng mới hay gặp gỡ đối tác qua các nền tảng online như Zoom, ngôn ngữ cơ thể và cách thức giao tiếp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại trong nghệ thuật đàm phán của bạn Khi tham gia các cuộc gặp trực tuyến, hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngồi thẳng lưng, giữ giao tiếp bằng mắt và duy trì tư thế cởi mở Cố gắng tránh những hành động như bắt chéo chân, chống cằm hoặc nhún vai vì những hành vi này có thể cho thấy sự không chú ý, thiếu quan tâm đến những gì người đối diện đang trình bày Hoặc tệ hơn, những hành vi này có thể bị hiểu thành sự không thích, không đồng ý với những gì đang được đề cập đến Khi thực hiện sự so sánh, hãy sử dụng tay trái và tay phải riêng biệt để thể hiện sự tương phản giữa hai đối tượng muốn đề cập đến Tách hai tay ra là một hiệu ứng hình ảnh so sánh tốt; và việc đặt hai bàn tay lại với nhau cũng thể hiện một hiệu ứng hình ảnh mạnh mẽ khác Ví dụ, khi kể một câu chuyện hoặc điều cá nhân về bản thân, hãy đặt tay trước mặt và dùng ngón tay chạm vào ngực để nhấn mạnh tính chân thật của thông tin và sự chân thành của bản thân 2.2.2 Trong quan hệ với đồng nghiệp - Giao tiếp bằng “cửa sổ tâm hồn” Đây là cách làm phổ biến và thường được” ưa chuộng” hơn hẳn, nguyên nhân không chỉ bởi nó là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian có câu” liếc mắt đưa tình”, còn ở nơi công sở “ liếc mắt đưa tin” Chỉ cần cái nhau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu sự không hài lòng của bạn Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ khiến của sếp hay đồng nghiệp cũng khiến bạn có thêm niềm tin vững bước trên con đường sự nghiệp của mình - Thể hiện bản thân qua cá tính Ngôn ngữ cơ thể sẽ tiết lộ những thông tin như cá tính, suy nghĩ và thái độ của người nào đó, và người ta cũng sẽ mượn ngôn ngữ cơ thể để phán đoán được những đặc tính của người khác bằng tốc độ kinh ngạc đôi khi còn là phương tiện để thể hiện phong cách ăn mặc, xu hướng thời trang, đẳng cấp của mỗi người Cũng đôi khi nó là cầu nối cho những ai “hợp gu” dễ dàng thân thiết và bắt chuyện với nhau khi cùng một sở thích - Tư thế, điệu bộ Một thế đứng thẳng, bước chân nhanh nhẹn, nhẹ nhàng khiến mọi người xung quanh đều cảm nhận được sự năng động, nhiệt huyết trong con người bạn, từ đó sinh ra sự quý mến hay cảm giác ngưỡng mộ, tin tưởng… Nơi công sở, môi trường đòi hỏi sự lịch thiệp nên các cử chỉ, điệu bộ đều được đánh giá cao Nếu ngược lại, những cử chỉ thô lỗ, vô duyên thì bạn có làm gì đi nữa, cũng khó thành công vì không ai thích những thái độ hỗn xược, thiếu tôn trọng người khác Những cử chỉ đứng thẳng, bước chân nhẹ nhàng, dứt khoát dễ làm người khác cảm nhận sự nhiệt huyết, năng động trong con người bạn, tất nhiên bạn sẽ dễ dàng được đồng nghiệp yêu quí hơn - Ngữ điệu nói Nói nhanh hay chậm, ngữ điệu khiêm nhường hay tự cao tự đại…cũng là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của bạn Nói với tốc độ quá nhanh khiến mọi người không thể bắt kịp và nắm bắt nội dung bạn muốn truyền đạt, nói quá chậm lại không có sự truyền cảm luôn khiến người nghe muốn ngủ gật Giọng điệu quá kiêu lại, tự cao lại tuy thể hiện cá tính hay năng lực “ ăn to nói lớn” của mỗi người nhưng lại gây sự khó chịu với người xung quanh… Trong bất kỳ tình huống, trường hợp nào(dù sang trọng, thân mật hay suồng sã…) đều nên “ học ăn học nói”, giữ thái độ ôn hòa, ngữ điệu nói vừa phải khiến thông tin truyền đi được hiểu đúng và rõ nghĩa - Nụ cười Nụ cười sẽ là bạn thân thiện, và luôn đi liền với thành công Trong một cuộc trò chuyện, bạn tuyệt đối không nên im lặng Ngay cả khi không có gì để nói, bạn cũng nên mỉm cười trước một vài chi tiết trong cuộc trò chuyện hay bật cười trước những câu chuyện hài hước Đó thực sự hiệu quả để tăng sự kết nối giữa bạn và những người xung quanh Trái lại, cần cảnh giác cao độ với những nụ cười mỉa mai, giả tạo của đồng nghiệp nhằm tránh xa các trò "chơi khăm” của “ma cũ” hay “đối thủ” Làm được điều này không những đã tránh được mối họa mà còn thể hiện sự nhạy cảm trong chính năng lực phán đoán và cảm nhận của bạn Sự thành công, ủng hộ, khuyến khích luôn được đánh dấu bằng những nụ cười thân thiện Luôn giữ thái độ hòa nhã với nụ cười thường trực trên môi không những mang lại cảm giác thân thiện với mọi người xung quanh mà còn khiến chính bản thân có được sự khoan khoái, thanh thản - Những điểm cần hạn chế: + Đừng thể hiện thái độ lo lắng + Hãy chắc chắn rằng bạn không làm động tác “đứng ngồi không yên” hoặc đan cài các ngón tay vào nhau hay lắc chân Khi bạn đang cố gắng để cho đồng nghiệp hiểu những gì bạn đang nói thì bồn chồn chính là cách khiến họ bị lạc hướng Bạn hãy hít sâu thở đều để tiếp tục cuộc trò chuyện Đây là cách quan trọng để bạn cải thiện ngôn ngữ cơ thể của mình + Ngoài ra, một điều đáng lưu ý khác là bạn hãy cố gắng đừng chạm tay vào gương mặt của mình Hãy cố gắng để ý bản thân thói quen này, nếu có thì bạn phải loại bỏ thói quen này ngay lập tức Chạm vào khuôn mặt khiến bạn trông có vẻ lo lắng và khiến bạn mất tập trung khi giao tiếp chốn công sở 2.2.3 Trong quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới Những cử chỉ phi ngôn ngữ có thể cung cấp thông tin về giai cấp xã hội, đặc biệt là nơi công sở có những mối quan hệ cấp trên cấp dưới Người ta có thể thể hiện quyền lực thông qua những cách như dáng đứng, mức độ nói chuyện, cắt ngang cuộc đối thoại của người khác, quắc mắt, nói chuyện lớn tiếng, biểu cảm nghiêm túc … Một số tín hiệu để biết sếp đang hài lòng hoặc không hài lòng với mình: Tư thế và dáng đứng Dấu hiệu tích cực: - Ngồi hay đứng nói chuyện một cách tự nhiên - Mặt đối mặt với bạn khi nói chuyện - Bước vào văn phòng bạn khi cần nói chuyện với bạn chứ không đứng ngoài nói vọng vào hoặc gọi bạn ra ngoài - Trong nhóm làm việc, sếp thường ngồi hoặc đứng gần bạn Dấu hiệu tiêu cực: - Chỉ đứng khi nói chuyện với bạn - Luôn đứng xa và tạo khoảng cách khi nói chuyện - Trong nhóm làm việc, ít khi hoặc gần như không hỏi ý kiến bạn một cách trực tiếp và không giới thiệu bạn trước bất cứ cuộc họp nào Mắt, đầu và mặt Dấu hiệu tích cực: - Nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói chuyện - Cơ quanh mắt thư giãn và tạo người đối diện cảm giác vui vẻ - Cơ mặt thoải mái, không thấy sự căng thẳng và miệng cười khi nói chuyện - Thỉnh thoảng cười tươi với bạn, khuôn mặt thân thiện Dấu hiệu tiêu cực: - Mắt đảo nhanh, không nhìn vào bạn, ánh nhìn lạnh lung và hay liếc nhìn nơi khác khi đang nói chuyện - Nháy mắt nhiều hơn bình thường - Lông mày hơi nhếch lên khi nghe thấy điều gì cảm thấy không đáng tin - Mặt nhăn nhó và không cười - Nếu có thì chỉ là cười gượng và cứng Bàn tay và cử chỉ Dấu hiệu tích cực: - Tay mở ra, khi nói chuyện thì tay thường được dùng như để minh họa cho những điều sếp đang nói Dấu hiệu tiêu cực: - Khi đứng nói chuyện tay vòng qua sau hoặc đút túi quần, còn nếu ngồi nói chuyện thì tay để dưới bàn hoặc ghế - Những ngón tay đan vào nhau hoặc nắm tay lại - Gõ nhịp tay lên bàn khi nói chuyện Tuy nhiên bạn cũng nên để ý đôi khi ngôn ngữ cơ thể của sếp chưa hẳn là do không vừa ý với bạn hay về công việc mà nó có thể bị tác động bởi những vấn đề riêng của sếp Vì thế bạn nên quan sát tổng thế và trong nhiều tình huống đề đưa ra nhận xét chính xác nhất 2.2.4 Trong quan hệ với khách hàng - Duy trì giao tiếp bằng mắt Nếu bạn đang chỉ nghe bằng tai thì hãy một lần thử nghe bằng mắt Việc nhìn thẳng vào mắt khách hàng một cách tự nhiên trong quá trình tương tác sẽ giúp họ hiểu rằng bạn coi trọng bất cứ điều gì họ nói đồng thời cho thấy bạn tự tin, tập trung và chân thành Duy trì giao tiếp bằng mắt tốt không có nghĩa là bạn nên nhìn chằm chằm và không chớp mắt Điều này sẽ gây cảm giác khó chịu, thậm chí đáng sợ Một mẹo tuyệt vời để duy trì giao tiếp bằng mắt thoải mái là tưởng tượng một hình tam giác ngược trên khuôn mặt của khách hàng với đáy nằm trên chân mày và đỉnh ở miệng Trong cuộc trò chuyện kéo dài, cứ sau 5 đến 10 giây hãy luân phiên thay đổi ánh nhìn của bạn vào ba điểm này của hình tam giác Nếu kết hợp giao tiếp bằng mắt tốt với việc gật đầu khi hiểu hoặc đồng ý với những gì khách hàng đang nói, bạn sẽ không chỉ thành công trong việc khiến họ cảm thấy được lắng nghe mà còn tạo dựng được lòng tin Điều này giúp mang lại ấn tượng tích cực về dịch vụ của bạn cũng như tạo được mối quan hệ thân thiết với khách hàng - Lưu ý: Hạn chế ngó nghiêng dáo dác hay đảo mắt lung tung Ánh mắt thiếu tập trung của bạn sẽ khiến khách rất dễ phật lòng, họ cho rằng bạn thiếu tôn trọng, không chú ý đến nhu cầu của họ Giao tiếp bằng mắt với khách liên tục không đồng nghĩa với nhìn chằm chằm vào khách Đó là biểu hiện của tia nhìn săm soi, “chọc ngoáy”, dễ gây khó chịu và khách sẽ cảm thấy như bạn đang áp bức họ Khi tham gia vui vẻ vào cuộc trò chuyện, chúng ta thường có xu hướng hướng bàn chân và thân người về phía đối diện Nhưng nếu không hào hứng với cuộc trò chuyện, chúng ta thường chếch mũi bàn chân hoặc thân người sang hướng khác, thể hiện sự kém hào hứng với nội dung trò chuyện Vì thế, ngoài giao tiếp bằng mắt, bạn nên chú ý đến tư thế khi đối diện với khách - Lưu ý khoảng cách Việc xâm phạm không gian cá nhân của khách hàng sẽ khiến họ khó chịu, lo lắng hoặc kết thúc tương tác nếu cảm giác khó chịu trở nên không thể chịu đựng được Vì thế, hãy giữ một khoảng cách vừa phải giữa bạn và khách hàng để tránh xâm phạm không gian cá nhân của họ, tốt nhất là từ 1 – 1,5 mét - Giữ tư thế cởi mở Tư thế cởi mở là tư thế không bắt chéo chân hoặc khoanh tay cho dù bạn đang đứng hay ngồi và không đặt bất kỳ đồ vật nào giữa bạn và khách hàng Điều này giúp tạo ra bầu không khí chào đón đồng thời tạo ấn tượng sâu trong tiềm thức của họ rằng bạn là người trung thực và đáng tin cậy

Ngày đăng: 19/03/2024, 19:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w