1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kỳ thực hành văn bản tiếng việt chủ đề vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứuVới đề tài nghiên cứu “Vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp”, nhóm chúng tôi đã cócơ hội hiểu hơn về những hành động, cử chỉ, trong ngôn ngữ cơ thể và tầm quantrọng, ý

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ฀฀฀

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN HỌC : THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ:VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP

Giảng viên : TS Phạm Thị Thúy HồngNhóm thực hiện : Nhóm 10

Thành viên nhóm : Nguyễn Đặng Phương Thảo - 22030574Trần Uyên Nhi - 21030272

Lê Mỹ Linh - 22030556Dương Thị Nhẫn - 22030567Ninh Ngọc Anh - 21032115

Trang 2

MỤC LỤC

Chương II Một số hành vi, cử chỉ, điệu bộ cơ thể trong giao tiếp và mối quan

2.1 Một số hành vi, cử chỉ, điệu bộ cơ thể trong giao tiếp 6

2.1.4 Tư thế và điệu bộ ( Posture & Body Orientation) 6

2.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ cơ thể 7Chương III Đặc điểm nổi bật và chức năng của ngôn ngữ cơ thể 7

3.1.1 Giúp ta hiểu sâu hơn về thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao tiếp 7

Trang 3

3.1.2 Giao tiếp phi ngôn ngữ thường truyền tải thông điệp một cách không

3.2.4 Để tăng sức hấp dẫn trong quá trình giao tiếp 8Chương IV Ưu nhược điểm của ngôn ngữ cơ thể và sự khác nhau khi sử dụng

4.3 Sự khác nhau khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong văn hóa các nước 9

5.2.1 Cách ngôn ngữ cơ thể thể hiện trạng thái tức giận 135.2.2 Cách ngôn ngữ cơ thể thể hiện trạng thái lo lắng 13

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giao tiếp là hoạt động phổ biến diễn ra hàng ngày trong đời sống của con người.Nói đến giao tiếp, không thể không nhắc đến “ngôn ngữ lời nói” - loại hình giúpthông tin được truyền tải một cách trọn vẹn hơn Nhưng bên cạnh đó, “ngôn ngữ cơthể” cũng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của quá trình giao tiếp Vìhiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể, nhóm chúng tôi quyết định đi sâuvào nghiên cứu những vấn đề chung nhất và một số khía cạnh đặc trưng để gópphần phát triển và giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về ngôn ngữ cơ thể.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu “Vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp”, nhóm chúng tôi đã cócơ hội hiểu hơn về những hành động, cử chỉ, trong ngôn ngữ cơ thể và tầm quantrọng, ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong đời sống hàng ngày của con người.Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra những phương thức giúp mọi người có thể nắm bắttâm lý của đối tượng giao tiếp để có cuộc giao tiếp thành công, đạt được mục đíchmong muốn.

Thông qua quá trình nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, các thành viên trong nhóm khôngchỉ nắm bắt được các thông tin liên quan đến ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữgiao tiếp nói riêng, chúng tôi cũng hiểu hơn về các phương pháp, cơ sở làm bàinghiên cứu khoa học Từ đó nhóm đã rút ra được nhiều kinh nghiệm để hoàn thiệnhơn cho những lần nghiên cứu tiếp theo.

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu lần này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu: tìm kiếm thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại

Trang 5

và hệ thống hóa lý thuyết Đặc biệt hai phương pháp phân tích và tổng hợp lýthuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết đã giúp chúng tôi hiểu hơn về từng kháiniệm của ngôn ngữ cơ thể, đồng thời cũng giúp nhóm xây dựng một hệ thốngnhững tri thức liên quan đến ngôn ngữ cơ thể và vai trò của loại hình ngôn ngữ nàytrong giao tiếp.

4 Tư liệu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiếp cận được rất nhiều tư liệu, tài liệu hữuích liên quan đến ngôn ngữ cơ thể nói chung nhưng trong bài tiểu luận này, nhómchủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những cử chỉ, hành vi, biểu cảm của con ngườitrong quá trình giao tiếp Chúng tôi cũng phân tích sự khác nhau về văn hóa giữacác nước trong cùng một hành vi giao tiếp để có sự so sánh khách quan nhất.5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, bài nghiên cứu chúng tôigồm 5 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Một số hành vi, cử chỉ, điệu bộ cơ thể trong giao tiếp & mối quan hệgiữa ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể.

Chương 3: Đặc điểm nổi bật & chức năng của ngôn ngữ cơ thể.

Chương 4: Ưu nhược điểm của ngôn ngữ cơ thể & sự khác nhau khi sử dụng ngônngữ cơ thể trong văn hóa các nước.

Chương 5: Cách đọc vị ngôn ngữ cơ thể và cách rèn luyện.

Trang 6

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin,cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.1

1.2 Khái niệm về ngôn ngữ

Mác-Ăngghen đã chứng minh rằng: “Ngôn ngữ là sản phẩm, được tạo thành từ loạivật chất đặc biệt là bộ óc của con người.”2

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Bằng ngôn ngữ chúng tacó thể truyền đạt đi một cách chính xác bất kỳ một thông tin nào, có thể diễn tả tâmtrạng, tình cảm, miêu tả hành động

Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết vàngôn ngữ cơ thể Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp và tư duy của conngười.

1.3 Khái niệm ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể hay còn gọi là body language là những hành vi, cử chỉ, điệu bộ của mỗi cơ thể trong vô thức khi giao tiếp Một phần nào đó thể hiện nội dung, tháiđộ, văn hóa khi giao tiếp, là phương tiện trong giao tiếp Ross Buck, Tiến sĩ, giáosư khoa học giao tiếp và tâm lý học tại Đại học Connecticut đã từng nói: "Ngônngữ cơ thể đại diện cho một sự giao tiếp riêng biệt ngoài lời nói".

1.4 Quá trình hình thành ngôn ngữ cơ thể

“Có thể xem xét nguồn gốc của ngôn ngữ cơ thể qua tấm gương thời quá khứ côngxã nguyên thuỷ Nhe răng được duy trì từ hành động tấn công kẻ thù cho đến nay

2Hữu Đạt, Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn Hóa & Thông Tin, tr221TS Nguyễn Thị Bích Thu, Kỹ năng giao tiếp

Trang 7

người hiện đại sử dụng để cười một cách độc ác hoặc thể hiện sự thù địch của mìnhbằng cách thức khác nào đó hoặc ngược lại nó biểu thị sự hài lòng, thân thiện.”3

Chương II Một số hành vi, cử chỉ, điệu bộ cơ thể trong giao tiếp vàmối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể

2.1 Một số hành vi, cử chỉ, điệu bộ cơ thể trong giao tiếp2.1.1 Giao tiếp bằng mắt (eyes contact)

“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp Nó là dấu hiệu cho thấy sựquan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũngnhư hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phùhợp.

2.1.2 Biểu cảm gương mặt (Facial expression)

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thôngqua sự biểu cảm ở khuôn mặt Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuônmặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.2.1.3 Cử chỉ ( Gestures)

Nói kèm theo cử chỉ phù hợp sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp.Ví dụ: Bàn tay đưa lên ngực khi nói biểu hiện sự chân thành.

2.1.4 Tư thế và điệu bộ ( Posture & Body Orientation)

Người ta truyền tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyểnđộng cơ thể.

2.1.5 Giữ khoảng cách (Proximity)

Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp.

3Allan Pease, Ngôn ngữ của cử chỉ, ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp

Trang 8

2.1.6 Giọng điệu ( Tone of voice)

Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như: chất giọng, độ cao thấp(lên giọng, xuống giọng), nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt (hưởng ứng hay phảnkháng), cách chuyển tông điệu….

2.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ cơ thể

Khi lời nói không thể hiện hết nội dung muốn biểu đạt thì cơ thể tìm cách bộc lộ rathông qua ngôn ngữ cơ thể Đôi khi ngôn ngữ cơ thể còn là công cụ hữu hiệu đểthể hiện những điều mà vì hoàn cảnh, tình huống nào đó con người không thể diễnđạt bằng lời Ngôn ngữ lời nói được sử dụng đồng thời với ngôn ngữ cơ thể giúpcho khả năng giao tiếp đạt hiệu quả cao.

Chương III Đặc điểm nổi bật và chức năng của ngôn ngữ cơ thể

3.1 Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ cơ thể

3.1.1 Giúp ta hiểu sâu hơn về thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao tiếpNgôn ngữ cơ thể là trạng thái biểu lộ cảm xúc của đối tượng giao tiếp thông qua cửchỉ, nét mặt, ánh mắt,… của họ Ví dụ như khi một ai đó không thích trò chuyệnvới bạn họ sẽ có một nụ cười không tự nhiên hoặc không nhìn thẳng vào mắt bạn.Để đọc được ngôn ngữ cơ thể của người khác thì phải hiểu được trạng thái cảm xúccủa người đó trong khi lắng nghe cũng như để ý đến hoàn cảnh phát ngôn.3.1.2 Giao tiếp phi ngôn ngữ thường truyền tải thông điệp một cách không rõ ràngĐiều này xảy ra khi hai người tham gia giao tiếp không hiểu được cử chỉ của nhau.3.2 Chức năng của ngôn ngữ cơ thể

3.2.1 Để truyền đạt thông tin hiệu quả hơn

Khi giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho việc truyền đạt thông tin trởnên hiệu quả hơn bằng việc sử dụng cử chỉ tay chân, nét mặt, ánh mắt góp thêm

Trang 9

phần chân thành, tăng thêm trọng lượng cho lời nói của bản thân và kéo dài thêmthời gian giao tiếp Martin Luther - nhà Thần học người Đức đã từng khẳng địnhvai trò quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ, đặc biệt là cử chỉ bàn tay: "Đừngnghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta đang nói".

3.2.2 Để thể hiện cảm xúc

Theo tờ Perspectives on Psychological Science - một tạp chí nổi tiếng của Hiệp hộiKhoa học tâm lí đã từng khẳng định: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn"- ánh mắt sẽkhông bao giờ nói dối Qua việc quan sát gương mặt, ánh mắt, điệu bộ sẽ giúp tacảm nhận được rõ ràng nhất các trạng thái cảm xúc của người đang giao tiếp vớimình để từ có thể lựa chọn lời nói giúp cho việc giao tiếp được thuận lợi hơn.3.2.3 Để lưu lại ấn tượng

Tránh trường hợp "lời nói gió bay" thì việc sử dụng thuần thục ngôn ngữ cơ thể sẽgiúp chúng ta có một phong thái tự tin, cởi mở để có thể bày tỏ được hết những ưuđiểm tài năng của mình từ đó giúp quá trình giao tiếp để lại được ấn tượng sâu sắc.3.2.4 Để tăng sức hấp dẫn trong quá trình giao tiếp

Ngôn ngữ cơ thể từ điệu bộ, cử chỉ tay chân, ánh mắt, nét mặt … nếu như được sửdụng hiệu quả, hài hòa sẽ tạo ra được một cuộc trò chuyện hấp dẫn, thú vị khônggây cảm giác buồn ngủ hay tẻ nhạt đối với người đang giao tiếp.

Chương IV Ưu nhược điểm của ngôn ngữ cơ thể và sự khác nhaukhi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong văn hóa các nước

4.1 Ưu điểm của ngôn ngữ cơ thể

- Có thể kết hợp được nhiều bộ phận cơ thể trong quá trình giao tiếp như ánh mắt,cử chỉ, nét mặt….

- Có thể dùng ngôn ngữ cơ thể trong mọi cuộc giao tiếp từ trọng đại đến nhữngcuộc giao tiếp hằng ngày.

Trang 10

- Được tất cả mọi người sử dụng, đặc biệt là các nhà chính trị gia, nhà kinh doanh,thẩm phán, luật sư, ca sĩ… Mọi người sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tăng thêm trọnglượng trong lời nói của mình.

- Ngôn ngữ cơ thể xuất hiện ở tất cả các quốc gia từ các nước phát triển đến cácnước đang phát triển và cả những nước nghèo đều có sự góp mặt của ngôn ngữ cơthể khi giao tiếp.

4.2 Nhược điểm của ngôn ngữ cơ thể

- Việc lạm dụng quá nhiều ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp sẽ gây ra sự mất hứngthú đối với người đang giao tiếp vì phải đọc vị, phải đoán ý quá nhiều đồng thờigây nên một căn bệnh "khuyết tật" về ngôn ngữ lời nói trong giao tiếp.

- Đôi khi ngôn ngữ cơ thể sử dụng không đúng nơi, đúng lúc sẽ khiến cho người sửdụng chúng trở nên mất uy tín, không nhận được sự tôn trọng của những ngườixung quanh.

4.3 Sự khác nhau khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong văn hóa các nước“Ngôn ngữ cơ thể” (body language) là một trong những dạng phổ biến nhất trongcác loại hình giao tiếp phi ngôn ngữ Tuy nhiên với cùng một cử chỉ sẽ mang một ýnghĩa khác phụ thuộc vào nền văn hoá, quốc gia hay chính nơi bạn sinh sống Dođó tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn giao tiếp một cách dễ dàng hơn cũngnhư là cách để bạn hòa nhập vào môi trường đa văn hóa trong thế giới hiện đạingày nay.

Một vài cử chỉ mang ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào mỗi nền văn hoá, mỗi quốcgia.

4.3.1 Gật đầu

Hành động gật đầu của bạn thường thể hiện ý đồng tình hoặc chấp thuận Nhưng ởHy Lạp hay Bulgaria gật đầu có nghĩa là bạn muốn nói “không” và ngược lại lắcđầu nếu nói “có”.

Trang 11

4.3.2 Tai

Người Bồ Đào Nha kéo mạnh dái tai khi nói rằng món ăn ngon, nhưng ở Ý cử chỉnày lại hàm ý tình dục và ở Tây Ban Nha hành động này nghĩa là ai đó sẽ không trảtiền đồ uống của họ.

4.3.3 Mũi

Hỉ mũi mạnh vào khăn mùi xoa là điều phổ biến ở các nước phương Tây, nhữnghành động này ở nơi công cộng sẽ khiến người Nhật Bản cảm thấy khó chịu.Gõ nhẹ tay lên chóp mũi thể hiện sự tự tin ở nước Anh nhưng lại mang nghĩa “hãycẩn thận” ở nước Ý.

4.3.4 Dấu hiệu “OK”

Dấu hiệu này ở Việt Nam sử dụng rất phổ biến mang ý nghĩa đơn giản là đồng ý,tán thành một sự kiện, hành động khác nào đó hoặc ra hiệu cho mọi thứ đã sẵnsàng Nhưng dấu hiệu này ở Pháp có nghĩa là “không” hay “vô nghĩa”, tạiVenezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil nó lại có nghĩa là bạn đang làm một hành độngxúc phạm.

4.3.5 Im lặng

Trong cách tương tác của chúng ta tại nơi làm việc, trường học hoặc với bạn bè , sựim lặng là điều không thoải mái Nó thường được coi là dấu hiệu của sự thiếu chú ýhay không quan tâm Mặc dù có thể cảm thấy như một khoảng trống trong giaotiếp, nhưng sự im lặng có thể rất có ý nghĩa trong các bối cảnh văn hoá khác nhau.Tại nhiều quốc gia Châu Á, im lặng vài giây trước khi trả lời được coi là lịch sự đểthể hiện rằng bạn đã suy ngẫm về câu hỏi và câu trả lời của mình Trái lại với điềunày ở nhiều nước phương Tây, sự im lặng được xem như một một khoảng trốngcần được lấp đầy.

Với tình hình xã hội phát triển như hiện nay, việc chúng ta hiểu được sự khác biệtvà sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng thời điểm và kết hợp lời nói một cách hợp lý sẽ

Trang 12

mang lại cho ta nhiều lợi thế trong các cuộc giao tiếp, mở ra nhiều cơ hội hội nhậpvới bạn bè quốc tế tạo tiền đề phát triển bản thân hơn.

Chương V Cách đọc vị ngôn ngữ cơ thể và cách rèn luyện

Ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng trong giao tiếp của con người Thông quangôn ngữ cơ thể, chúng ta dễ dàng thu hẹp được khoảng cách của các mối quan hệvì “giao tiếp không lời chiếm hơn 60% ý nghĩa trong giao tiếp giữa các cá nhân vớinhau” 4

5.1 Cách nhận biết và đọc vị ngôn ngữ giao tiếp

- Chính vì tầm quan trọng của loại hình giao tiếp “phi ngôn ngữ” này, nên đã có rấtnhiều nghiên cứu về cách đọc vị ngôn ngữ giao tiếp của con người.

Ví dụ: Dự án “Emotion and Virtual Human Research”5 của tiến sĩ JonathanGratch ở đại học Nam California (University of Southern California) Đây là mộtdự án tiến sĩ dùng phần mềm máy tính để phân tích tâm lý, trạng thái của conngười thông qua những hành động, cử chỉ của họ.

5Jonathan Gratch, Emotion and Virtual Human Research.

4John O Green and Brant R Burleson,Handbook of communication and social interaction skills.

Trang 13

- Có thể thấy, thông qua các cử chỉ nói chung, ta có thể nhìn được nhiều điều hơnlà những gì chúng ta nghe được Và ngôn ngữ cơ thể cũng được coi là một phầnminh chứng để mọi người xác minh độ tin cậy trong lời nói của người khác.- Kỹ năng “đọc vị ngôn ngữ cơ thể” là một kĩ năng hữu ích giúp chúng ta có mộtcuộc nói chuyện thoải mái hơn với người đối diện, dễ dàng nắm bắt tâm lý hiện tạicủa người đó để cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn, bớt đi sự tẻ nhạt, hoặc phá vỡbầu không khí lúng túng bối rối của một cuộc hội thoại.

- Tuy nhiên “Hành vi tự bản thân nó đã phức tạp vì mỗi người mỗi khác và có cáchthể hiện bản thân không giống nhau” Chính vì vậy khi muốn “đọc vị” được người6

khác thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ chúng ta cần đưa vào đó nhiều yếu tố: tínhcách cá nhân, bối cảnh cụ thể, yếu tố văn hóa xã hội, Đây là những thông tin cơbản nhưng không kém phần quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về trạngthái tâm lý của một người.

6Mark L Knapp, Nonverbal communication in human interaction, 2013.

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w