Ngôn ngữ này thường được sử dụng trên mạng internet, cụ thể là trên các diễn đàn, mạng xã hội, các công cụ trò chuyện trực tuyến khác.. Khái niệm ngôn ngữ mạng “Ngôn ngữ mạng” là loại n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH
VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TIẾNG VIỆT -OOO -
BÀI THU HOẠCH
CHỦ ĐỀ: NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên mạng
xã hội” là thành quả của một quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc, độc lập Tất cả nội dung trong bài tiểu luận không có bất kỳ sự gian lận hay sao chép của người khác Các số liệu thống kê được trình bày trong tiểu luận là hoàn toàn đúng sự thật Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hoặc gian lận
LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô đã hướng dẫn và có ý kiến chỉ dẫn quý báu trong quá trình em làm bài Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Rất kính mong quý thầy, cô cho em thêm những góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Đóng góp của đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1 Khái niệm ngôn ngữ 4
2 Khái niệm của ngôn ngữ giới trẻ 4
3 Khái niệm ngôn ngữ mạng 5
4 Tiểu kết chương 1 6
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG “NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ” TRÊN MẠNG XÃ HỘI 7
1 Thực trạng, nguyên nhân, kết quả của ngôn ngữ giới trẻ trên mạng xã hội 7
1.1 Thực trạng 7
1.2 Nguyên nhân 7
1.3 Kết quả khảo sát 7
2 Các hình thức ngôn ngữ giới trẻ phổ biến trên mạng xã hội 10
3 Tiểu kết chương 2 14
CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ CỦA GIỚI TRẺ GEN Z SO VỚI GEN Y 15
1 Tác động về việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ 15
Trang 41.1 Tác động tích cực 15
1.2 Tác động tiêu cực 16
2 Ngôn ngữ Gen Z và Gen Y 19
2.1 Điểm giống 19
2.2 Điểm khác 20
3 Biện pháp cho giới trẻ sử dụng ngôn ngữ chuẩn 21
3.1 Về phía gia đình 21
3.2 Về phía nhà trường 21
3.3 Về phía xã hội 22
4 Tiểu kết chương 3 22
PHẦN KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 5xã hội
Ngôn ngữ chính thống có tính quy định Ví dụ trường hợp (Trường học: Được dùng chủ yếu để giảng dạy và học tập Ngôn ngữ khoa học ở trường học tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, lý thuyết, và phương pháp nghiên cứu.Đối tượng: Học sinh và sinh viên, những người đang trong quá trình học tập và cần hiểu sâu về các khái niệm khoa học Trong công ty: Dùng để giải quyết vấn đề cụ thể, tối ưu hóa quy trình làm việc và phát triển sản phẩm Ngôn ngữ khoa học trong công ty hướng đến việc áp dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn công việc
Sự phát triển của internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông điện tử đã tạo ra điều kiện cho sự ra đời, phát triển và lan truyền những cách diễn đạt mới Các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram… là nơi mà nhiều
từ ngữ mới xuất hiện và lan truyền nhanh chóng, các từ ngữ giới trẻ còn có dạng ký hiệu phức tạp Ngôn ngữ giới trẻ trên mạng xã hội thường ngắn gọn, súc tích và mang tính biểu đạt cao Ngôn ngữ của giới trẻ thay đổi liên tục theo thời gian, phù hợp với các xu hướng và hiện tượng văn hóa mới Điều này khiến cho ngôn ngữ của họ đôi khi khó hiểu đối với các thế hệ trước Pha trộn ngôn ngữ xu hướng sử dụng tiếng Anh xen lẫn tiếng Việt trong giao tiếp là rất phổ biến Nhiều từ ngữ nước ngoài được giới trẻ sử dụng như một phần của ngôn ngữ hàng ngày Mặc dù ngôn ngữ giới trẻ thể hiện sự sáng tạo, nhưng cũng có
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ giới trẻ, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến giá trị trong sáng của ngôn ngữ chính thống
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài khảo sát về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giới trẻ qua mạng xã hội và nguyên nhân vì sao lại sử dụng ngôn ngữ Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất các biện pháp để giới trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn hóa Việt Nam
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chúng tôi lựa chọn là Gen Z ( 1997- 2012)
5 Phạm vi nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu là sinh viên Trường Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội và các bạn trẻ trên mạng
xã hội
6 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát như sau: sử dụng phương pháp thu thập ngữ liệu bằng điều tra khảo sát online; phương pháp so sánh; phương pháp miêu tả
7 Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ giúp cho việc nghiên cứu sau này có thêm kiến thức cho cộng đồng xã hội mà còn có thể cho mọi người cái nhìn mới về ngôn ngữ của giới trẻ, tạo ra từ mới, thay đổi cấu trúc ngữ pháp và sự
Trang 73
thay đổi trong cách giao tiếp Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi còn có thể cung cấp thông tin cho việc phát triển các chương trình giáo dục và chiến lược truyền thông hiểu quả hơn, phù hợp với nhu cầu và cách giao tiếp của thế hệ trẻ
Trang 84
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu
Trong lịch sử phát triển dân tộc, chúng ta luôn có được một quan điểm đúng đắn, nhất quán về sứ mệnh bảo tồn, duy trì và phát triển tiếng Việt Ngay sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, khi giặc đói còn đang hoành hành khắp nơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào, bên cạnh nhiệm vụ chống giặc ngoài, giặc đói còn phải chống cả giặc dốt nữa Vào năm 1946, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh yêu cầu toàn quốc phải sử dụng chữ Quốc ngữ đó là một bước quan trọng để thống nhất ngôn ngữ tại Việt Nam Phong trào Bình dân học vụ xóa nạn mù chữ với phương châm “người biết chữ dạy người chưa biết chữ” đã mang lại con chữ cho biết bao người dân Tiếng Việt đã góp phần tạo nên bản sắc Việt Nam trong suốt quá hình thành và phát triển dân tộc, là nhân tố, là chìa khóa tạo nên sự thống nhất Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân Song, cuộc sống phát triển không ngừng trong bối cảnh sự thâm nhập mạnh mẽ của toàn cầu hóa, tiếng Việt trong quá trình sử dụng đã đặt ra rất nhiều thách thức liên quan đến tính toàn vẹn, sự trong sáng
và phong phú
2 Khái niệm của ngôn ngữ giới trẻ
Ở Việt Nam, Internet phát triển mạnh mẽ đến với đời sống con người đặc biệt là giới trẻ Internet đã trở thành một phương tiện quen thuộc không thể thiếu, bên cạnh mặt tiện ích cũng tồn tại mặt tối Sự ra đời của mạng xã hội tạo
ra ngôn ngữ “mới” thường được gọi là “ngôn ngữ teen” Đó là dạng thức ngôn ngữ được tạo ra bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng Việt, kết
Trang 95
hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau và với ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt Ngôn ngữ này thường được sử dụng trên mạng internet, cụ thể là trên các diễn đàn, mạng xã hội, các công cụ trò chuyện trực tuyến khác Không khó để thấy những biểu hiện của sự lệch chuẩn khi sử dụng tiếng Việt cả trong cách nói và cách viết của một bộ phận giới trẻ hiện nay Tình trạng này biểu hiện thông qua việc
cố tính ghi sai chính tả tiếng Việt trong giao tiếp trên mạng xã hội, gây biến dạng lớp vỏ từ ngữ Hiện này có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc giới trẻ tự biến tấu ngôn ngữ chính thống thành ngôn ngữ tuổi teen là “xa lạ với tiếng phổ thông” và “cần có giải pháp khắc phục” Song bên cạnh đó, cũng có nhiều bình luận tích cực coi đó như là nhu cầu phát triển ngôn ngữ tất yếu của giới trẻ trong xã hội hiện đại
3 Khái niệm ngôn ngữ mạng
“Ngôn ngữ mạng” là loại ngôn ngữ do giới trẻ tạo ra khi tham gia vào mạng internet và mạng điện thoại di động thường được sử dụng trên các diễn đàn (forum), mạng xã hội (zalo, facebook) các công cụ trò chuyện trực tuyến (yahoo, messenger…) trong tin nhắn điện thoại (sms) ” Quan sát mạng xã hội
có thể dễ dàng nhận ra nhiều biểu hiện của sự lệch lạc tiếng Việt trong cách nói cách viết tắt chữ không dấu VD: (đi thành dj; không thành 0, ko, k, kh, kg; bây giờ thành bh; biết rời thành bt rồi, bit rui…) Viết tắt chữ có dấu VD (iu thành yêu, lun thành luôn ) Dùng từ ngữ, câu nói theo lối a dua bất thường, sử dụng những từ ngữ vô nghĩa VD (Cạn lời thành Hạn hán lời, Sa mạc lời) Ngôn ngữ
“chat” thường ngắn gọn, cảm xúc…vì vậy các biểu tượng của cảm xúc được giới trẻ sáng tạo tràn ngập các cửa sổ “chat” qua đó thể hiện được văn hóa, tư duy và đặc biệt là phong cách sáng tạo của tuổi teen được thể hiện qua những biểu tượng cảm xúc đó Ngôn ngữ mạng là một bước phát triển mới, song chứa một số lỗi không phù hợp với chuẩn tiếng Việt, việc gìn giữ bản sắc tiếng Việt hay phát triển ngôn ngữ mới này đều có phần quan trọng và quan hệ mật thiết với nhau
Trang 106
4 Tiểu kết chương 1
Ngôn ngữ giới trẻ tại Việt Nam hiện nay đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi
sự phát triển của internet và mạng xã hội Sự xuất hiện của “ngôn ngữ teen”, hay còn gọi là “ngôn ngữ giới trẻ” đã dẫn đến việc thay đổi cách viết và cách nói trong cộng đồng mạng Ngôn ngữ này được tạo ra thông qua việc biến tấu các chữ cái, sử dụng ký hiệu đặc biệt và kết hợp với ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt Biểu hiện của sự lệch chuẩn trong ngôn ngữ này bao gồm việc ghi sai chính tả, viết tắt và sử dụng từ ngữ lạ vô nghĩa Một số người cho rằng sự biến tấu này làm mất đi tính chính xác và trong sáng của tiếng Việt, cần phải có biện pháp khắc phục Tuy nhiên, cũng có quan điểm coi đây là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của ngôn ngữ tự nhiên trong bối cảnh xã hội hiện đại, thể hiện sự sáng tạo và phong cách của giới trẻ Tóm lại, ngôn ngữ của giới trẻ
là hiện tượng mới với cả ưu điểm và nhược điểm, cần được cân nhắc tỏng vấn
đề sử dụng
Trang 111.2 Nguyên nhân
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và những yếu tố khác nhau làm nó trở nên phổ biến, vì vậy việc giới trẻ sử dụng những hình thức ngôn ngữ (viết tắt, chêm xen tiếng Anh, tiếng lóng) cũng đã trở thành một quá trình tương đối lâu dài tác động vào ý thức của giới trẻ và dần trở thành thói quen như là một loại phản xạ có điều kiện Cứ như vậy, tần suất xuất hiện của
“ngôn ngữ giới trẻ” ngày càng trở nên nhiều hơn
1.3 Kết quả khảo sát
Để kiểm nghiệm tính xác thực của luận điểm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát online về tình trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ Đối tượng khảo sát là các bạn trẻ của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trang 128
1.3.1 Tần suất sử dụng
Trước hết là về tần suất sử dụng “ngôn ngữ teen” của bạn Gen Z trên mạng
xã hội hàng ngày, kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ 1.3.1
Biểu đồ 1.3.1 Tần suất sử dụng “ngôn ngữ teen” trên mạng xã hội
Kết quả khảo sát tần suất cho thấy, chỉ có 3.65% số sinh viên không bao giờ sử dụng ngôn ngữ teen đây là một tỷ lệ rất nhỏ cho thấy hầu hết sinh viên đều có ít nhất một lần sử dụng ngôn ngữ giới trẻ Những sinh viên này thuộc nhóm có thói quen giao tiếp rất chính thức hoặc ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, nơi ngôn ngữ giới trẻ thường xuyên xuất hiện Trong đó “thỉnh thoảng” chiếm 21.17% điều này cho thấy mặc dù không phải lúc nào cũng sử dụng nhưng ngôn ngữ giới trẻ vẫn đóng vai trò quan trọng trong một phần lớn giao tiếp của họ Các sinh viên thuộc nhóm này có thể sử dụng ngôn ngữ giới trẻ trong các tình huống cụ thể, như trong các cuộc trò chuyện với bạn bè hoặc các nền tảng mạng xã hội Tiếp theo đó số liệu sử dụng thường xuyên chiếm 62.77% hơn một nửa số sinh viên khảo sát, đây là một tỷ lệ cao, chứng tỏ ngôn ngữ teen đang chiếm ưu thế trong giao tiếp hàng ngày của sinh viên Sự phổ biến này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông xã hội nơi ngôn ngữ trẻ thường xuyên xuất hiện và được phổ biến rộng rãi nhất Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng ngôn ngữ teen đã và đang trở nên phổ biến
Trang 139
1.3.2 Lý do sử dụng
Tiếp theo là kết quả khảo sát về lý do giới trẻ sử dụng “ ngôn ngữ teen” trên mạng xã hội, kết quả được thể hiện qua biểu đồ 1.3.2
Biểu đồ 1.3.2 Lý do giới trẻ sử dụng “ngôn ngữ teen” trên mạng xã hội
Có thể thấy rằng, hai lý do chiếm đa số của việc sử dụng “ngôn ngữ teen” trên mạng xã hội là tiết kiệm thời gian và để giao tiếp với bạn bè dễ dàng hơn Điều này phản ánh sự ưu tiên của người dùng về tính đơn giản và dễ tiếp cận của các công cụ giao tiếp Ngôn ngữ tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian, giảm bớt phức tạp và làm cho việc giao tiếp trở nên nhanh chóng và hiệu quả phản ảnh trên số liệu thống kê gần 57.7% người đồng ý với điều đó Các từ viết tắt, biểu tượng cảm xúc và cách diễn đạt mới mẻ giúp người dùng truyền đạt ý nghĩa một cách nhanh chóng và hiệu quả Bên cạnh đó 19.2% lý do mọi người chọn
để giao tiếp với bạn bè dễ dàng hơn nhằm tạo kết nối xã hội Việc sử dụng ngôn ngữ chung giữa bạn bè giúp tạo một không gian giao tiếp gần gũi, không chỉ để hiểu nhau mà tạo ra cảm giác thuộc về cùng một nhóm người một cộng đồng quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, khuyên khích
sự sáng tạo và sự thoái mái trong giao tiếp
Trang 1410
1.3.3 Những trang mạng xã hội mà “ngôn ngữ giới trẻ” thường xuất hiện
Biểu đồ 1.3.3 Trang mạng xã hội thường sử dụng “ ngôn ngữ giới trẻ”
Ngôn ngữ giới trẻ ngày càng trở thành một phần quan trọng trong giao tiếp trực tuyến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội Sự phát triển của các mạng xã hội đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc sử dụng và phổ biến ngôn ngữ giới trẻ, với đặc trưng riêng biệt trên từng nền tảng Theo số liệu khảo sát
“ngôn ngữ giới trẻ” xuất hiện nhiều trên Facebook (46.2%) đây là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất, với lượng người dùng đa dạng về độ tuổi Ngôn ngữ giới trẻ trên Facebook thường được thể hiện qua bài đăng, bình luận
và tin nhắn có tính tương tác cao Tiktok ( 23.1%) nổi bật với nội dung video ngắn và tính năng chỉnh sửa sáng tạo Ngôn ngữ giới trẻ trên Tiktok thường xuất hiện trong các video mô tả, với sự kết hợp của các câu slogan ngắn gọn, với các cụm từ bắt mắt và các trào lưu ngôn ngữ mới
2 Các hình thức ngôn ngữ giới trẻ phổ biến trên mạng xã hội
Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hàng ngày của giới trẻ Qua các thu thập ngữ liệu ở các bài báo mạng dành cho giới trẻ, thực hiện khảo sát online…, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ giới trẻ có những điểm nổi bật thể hiện ở nhiều cấp độ và hình thức khác nhau
Ở chương 2 chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu ba hình thức tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ: (1) Từ viết tắt “teencode”, (2) Chêm xen tiếng Anh, (3) Sử dụng tiếng lóng của giới trẻ
Trang 1511
2.1 Sử dụng từ viết tắt/ teencode
Theo kết quả khảo sát và dữ liệu được thu thập, giới trẻ thường sử dụng các từ viết tắt/ teencode hoặc các từ ngắn gọn để nhanh chóng truyền đạt ý nghĩa và tạo ra phong cách giao tiếp đặc trưng gần gũi
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng/teencode
Qua khảo sát thì có tới 38.5% câu trả lời sử dụng thường xuyên và 46.2% trả lời là thỉnh thoảng và số còn lại là ít sử dụng Điều này cho thấy việc viết tắt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong giao tiếp trực tuyến Một vài ví dụ về việc viết tắt
“Mog rag m se hiu! T wen, m bun ngu ch? Bh là 12h rui do” (Mong rằng mày sẽ hiểu! Tao quên, mày buồn ngủ chưa? Bây giờ là 12 giờ rồi đó.) Xem ví
dụ trên, ta thấy “ngôn ngữ giới trẻ” là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt (đi thành dj; không thành 0, ko, k, hong…; bây giờ thành bi h, bh; gì thành j; Chữ
qu thành w…) Nói chung các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ,
lạ và rất “xì tin”
2.2 Sử dụng chêm xen tiếng Anh
Không chỉ sáng tạo tiếng Việt ngay cả tiếng Anh cũng được giới trẻ tận dụng thêm vào Hiện tượng “nửa nạc nửa mỡ” được giới trẻ cho rằng để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin” bên cạnh có thể nhắn nhanh, ít ký tự việc chèn tiếng nước ngoài vào cũng được coi là hình thức làm “sang” câu chữ