Câu 1: Một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn là : “Nghiên cứu về hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay và đề ra
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-a&b -
BÀI THI HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thuỳ Dương
Mã sinh viên: 2156160009
Lớp tín chỉ: TG51001_K41.2
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
1 Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 1
2 Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
3 Khái niệm trung tâm và các khái niệm liên quan 3
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
1 Quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 8
Trang 3Câu 1:
Một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn là : “Nghiên cứu
về hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay và đề ra một số giải pháp để nâng cao văn hoá sử dụng Mạng
xã hội của sinh viên Báo chí”
1 Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng hành vi ứng xử của sinh viên Báo chí trên Mạng xã hội (bao gồm quá trình tiếp nhận thông tin, thái độ và hành động) và đưa ra những giải pháp để nâng cao văn hoá sử dụng Mạng xã hội cho sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chính:
- Làm rõ, đánh giá được hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với các thông tin trên Mạng xã hội hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao văn hoá mạng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1.2.2 Mục tiêu bộ phận:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trên Mạng xã hội Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài như: những khái niệm liên quan, đặc điểm của hành vi ứng xử trên mạng xã hội, cách ứng xử, hành
vi, thái độ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trình bày, phân tích hành vi ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Đưa ra những đánh giá cơ bản thông qua khảo sát, phân tích, so sánh, thống
kê Từ đó đưa ra được những ưu điểm, kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của hành vi
Trang 4- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, dự đoán xu hướng phát triển
và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hành vi ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên
Sơ đồ cây miêu tả mục tiêu của đề tài
2 Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng khảo sát
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
2.1.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chính quy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
MỤC TIÊU
ĐỀ TÀI
Làm rõ, đánh giá được
hành vi ứng xử của sinh
viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đối với các
thông tin trên Mạng xã hội
hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao văn hoá mạng của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
Hệ thống hoá cơ
sở lý luận liên
quan đến hành vi
ứng xử của sinh
viên Học viện Báo
chí và Tuyên
truyền trên Mạng
xã hội
Trình bày, phân tích hành vi ứng
xử trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay
Đưa ra những đánh giá
cơ bản thông qua khảo sát, phân tích, so sánh, thống kê Từ đó đưa ra được những ưu điểm, kết quả đạt được
và hạn chế còn tồn tại của hành vi.
Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế,
dự đoán xu hướng phát triển của hành vi.
Trang 52.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
● Phạm vi về nội dung: Thực trạng hành vi ứng xử (bao gồm quá trình tiếp
nhận thông tin, thái độ và hành động) của sinh viên Báo chí trên các nền
tảng Mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Tiktok,
● Phạm vi về thời gian: 20/01/2024 - 20/04/2024
● Phạm vi về không gian (khảo sát và nghiên cứu): Học viện Báo chí và Tuyên truyền
● Phạm vi về khách thể: Sinh viên thuộc hệ chính quy của Học viện Báo chí
và Tuyên truyền
3 Khái niệm trung tâm và các khái niệm liên quan
3.1 Khái niệm liên quan
● Khái niệm hành vi ứng xử:
Hành vi ứng xử là cách thức, phương pháp, thái độ, của mỗi người trong quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng; cách ứng xử không chỉ thể hiện qua vẻ bề ngoài như lời nói, nét mặt, cử chỉ
mà chủ yếu là thái độ tình cảm và nội dung xử lí các mối quan hệ bên trong giữa chủ thể với đối tượng
Hành vi ứng xử mang đậm tính chất cá nhân do phụ thuộc và tính cách, trình độ, khí chất, của từng người Cùng với đó, cách ứng xử của mỗi người được hình thành thông qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và trải nghiệm cuộc sống Vì thế, cách ứng xử của mỗi người trong các hoàn cảnh cụ thể là khác nhau Cũng do đó mà có cách ứng xử đầy bản năng bên cạnh những cách ứng xử rất văn hoá Hành vi ứng xử cũng là một thước đo để đánh giá nhân cách con người.1
1 Nguyễn Minh Tâm, “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc nâng cao văn hóa ứng xử
cho Đoàn viên Thanh niên Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội hiện nay”, 2019
Trang 6● Khái niệm Mạng xã hội:
- Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP nêu rõ: Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác Theo định nghĩa này, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thể hiểu một cách đơn giản đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với những người khác Thông qua mạng xã hội, mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh… tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác…
- PGS, TS Nguyễn Minh Hòa (Trưởng Bộ môn Đô thị học Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM): “Theo cách hiểu truyền thống thì Mạng xã hội là một sự liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thực hiện một vài chức năng xã hội Tương tự nhóm xã hội, người ta có thể liệt kê ra rất nhiều loại Mạng xã hội dựa trên đặc tính pháp lý và tổ chức, chẳng hạn như mạng chính thức và không chính thức, mạng thực và mạng quy ước, mạng lớn và mạng nhỏ”.2
● Khái niệm sinh viên:
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ trí thức Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên sinh viên luôn luôn là lực lượng năng động và sáng tạo và là nguồn nhân lực có chất lượng cao của xã hội Sinh viên phần lớn ở vào tuổi 18 –25 với những đặc điểm tâm lý, xã hội đặc trưng cho lứa tuổi này
2 Nguyễn Thị Linh, “Nghiên cứu Công chúng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, 2013
Trang 73.1.1 Khái niệm mở rộng:
● Khái niệm Hành vi ứng xử văn hoá:
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân
đó Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ
3.1.2 Khái niệm thu hẹp:
● Khái niệm hành vi ứng xử của sinh viên:
Hành vi ứng xử của sinh viên là cách thức, phương pháp, thái độ, của sinh viên trong quan hệ giao tiếp, đối xử giữa sinh viên với những người xung quanh, với cộng đồng; với bạn bè, thầy cô, người thân và gia đình
● Khái niệm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những người đang theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một trường đại học công lập trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam Học viện có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác báo chí, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền và các khoa học xã hội và nhân văn khác
3.2 Khái niệm trung tâm
● Hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền là những cách thức, phương pháp, thái độ của sinh viên Báo chí
trong mối quan hệ giao tiếp, tương tác, đối xử giữa sinh viên với cộng đồng,
Trang 8những người xung quanh trong môi trường trực tuyến mới mục đích giúp con người kết nối với những người khác
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
● Nguyên tắc hệ thống: Nghiên cứu tổng hòa các yếu tố từ nhận thức, thái
độ, động cơ từ đó tác động đến hành vi ứng xử trên MXH của sinh viên
● Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc này khẳng định con người tham gia vào
các hoạt động, từ đó nhu cầu được hình thành biểu hiện, phát triển và tìm kiếm các phương thức để thỏa mãn hành vi ứng xử trên MXH của sinh viên được hình thành thông qua quá trình sinh viên tham gia sử dụng các trang
MXH
● Nguyên tắc thực tiễn: Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề thực
tiễn của xã hội, đó là nâng cao văn hoá sử dụng Mạng xã hội của sinh viên Báo chí Do đó, phương pháp luận của đề tài cần được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, bám sát thực tế cuộc sống, nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên Báo chí
● Nguyên tắc khoa học: Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học hiện đại, đảm bảo tính khách quan, chính xác và tin cậy của
kết quả nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
● Phương pháp định lượng (khảo sát bằng biểu mẫu) Khảo sát mức độ và
nhu cầu tiếp nhận thông tin của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
về “Hành vi ứng xử trên không gian mạng của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay”
● Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích và tổng hợp số liệu từ bảng hỏi anket, từ các tài liệu tham khảo để tiến hành đánh giá, đưa ra dự đoán
Trang 9● Phương pháp phi thực nghiệm: Sử dụng phương pháp quan sát: để lượng
hóa các yếu tố quan hệ, lượng hóa các mô hình hoặc giả thiết, kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết đưa ra
● Phương pháp thu thập số liệu và thống kê: Sử dụng số liệu được thống kê
về mức độ và tần suất các hành vi ứng xử của sinh viên Báo chí trên Mạng
xã hội; các yếu tố ảnh hưởng hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trên Mạng xã hội
5 Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
1.1 Cơ sở lý luận về hành vi ứng xử
1.2 Cơ sở lý luận về Mạng xã hội
1.3 Cơ sở lý luận về sinh viên
1.4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1.5 Cơ sở lý luận về Hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNH VI ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY 2.1 Phân loại các hành vi ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên Báo chí hiện nay
2.1.1 Phân loại theo hành động
2.1.2 Phân loại theo tính chất hành vi
2.2 Thực trạng hành vi tích cực trên mạng xã hội của sinh viên Báo chí
2.2.1 Biểu hiện cụ thể của hành vi tích cực
Trang 102.2.2 Các yếu tố tác động dẫn đến các hành vi tích cực trên mạng xã hội của sinh viên Báo chí
2.2.2.1 Yếu tố khách quan
2.2.2.2 Yếu tố chủ quan
2.3 Thực trạng hành vi tiêu cực trên mạng xã hội của sinh viên Báo chí
2.3.1 Biểu hiện cụ thể của hành vi tiêu cực
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến các hành vi tiêu cực trên mạng xã hội của sinh viên Báo chí
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan
TIÊU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ HÀNH
VI ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
3.1 Đối với sinh viên
3.2 Đối với Học viện
3.3 Đối với Nhà nước
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Câu 2:
Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu hỏi với những câu hỏi được sắp xếp theo trật tự logic nhất định để có được thông tin về đối tượng
1 Quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị điều tra
Trang 11- Xác định mục tiêu điều tra, phạm vi và mức độ thu thập thông tin
- Lập kế hoạch điều tra, tổ chức nguồn nhân lực, chuẩn bị điều kiện vật chất, phương tiện
- Chọn mẫu điều tra: 4 cách
+ Lấy mẫu ngẫu nhiên, đơn giản
+ Lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống
+ Chọn mẫu hệ thống phân tầng
+ Chọn mẫu phân nhóm
- Thiết kế bảng hỏi
Bước 2: Tiến hành điều tra
- Điều tra thử trên một phạm vi nhỏ nhằm kiểm tra tính hợp lý và khả năng thu thập thông tin từ bảng hỏi, tính toán chi phí, điều chỉnh nhân lực
- Trưng tập, thực hành cho người điều tra
- Triển khai điều tra theo kế hoạch Khi tiến hành điều tra, cần tổ chức giám sát người đi điều tra sao cho đảm báo yêu cầu đúng đối tượng, đúng người định hỏi theo kế hoạch, nắm bắt những khó khăn gặp phải trong quá trình điều tra
Bước 3: Xử lí số liệu
- Kết thúc công việc điều tra, người nghiên cứu tiến hành tập hợp bảng hỏi
- Bảng hỏi thu được cần được sắp xếp cẩn thận và tiến hành phân loại (Theo khu vực điều tra, theo đối tượng điều tra, ); kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của số liệu điều tra thu được
Bước 4: Viết và hoàn thành báo cáo tổng hợp kết quả điều tra theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2 Thiết kế bảng hỏi cho đề tài
“Nghiên cứu về hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay và đề ra một số giải pháp để nâng cao văn hoá sử dụng
Mạng xã hội của sinh viên Báo chí”
Trang 12Tên bảng hỏi: Khảo sát hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Lời mở đầu:
Xin chào,
Chúng mình là nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông Marketing, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hiện tại, chúng mình đang thực hiện một số nghiên cứu liên quan đến “ Hành vi ứng xử trên Mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” Chúng mình mong mọi người sẽ dành ra ít phút để giúp chúng mình thực hiện khảo sát một cách hoàn thiện nhất Chúng mình xin cam đoan thông tin mà
mọi người cung cấp sẽ được bảo mật hoàn toàn và chỉ được sử dụng cho mục
đích nghiên cứu
Xin được cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người và chúc mọi người một ngày tốt lành!
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1: Bạn bao nhiêu tuổi?
Câu 2: Giới tính của bạn là gì?
● Nam
● Nữ
● Khác
Câu 3: Bạn đang là sinh viên năm mấy tại AJC?
● Năm nhất (K43)
● Năm hai (K42)
● Năm ba (K41)
● Năm tư (K40)
Câu 5: Bạn đang học khoa nào tại AJC?
● Phát thanh - Truyền hình