tiểu luận nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đến kết quảhọc tập của sinh viên trường đh công nghiệp

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đến kết quảhọc tập của sinh viên trường đh công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN KẾT QUẢHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆPPHẦN MỞ ĐẦU1.. Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, các đối tượng nghiên cứu coi mạng

Trang 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 4

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TỔ GIÁO DỤC HỌC

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA (ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)Học kỳ 1 năm học 2020 - 2021

mởđầu

Lý do chọn đềtài

0,50Mục tiêu nghiên

Câu hỏi nghiên

Đối tượng/ phạm vi nghiêncứu

Ý nghĩa khoahọc

0,25Ý nghĩa thực

Tổngquantài liệu

Phương pháp nghiên cứu (3)

Diễn đạt/ Chính

Hình thức trìnhbày

Trang 5

dẫn và tàiliệuthamkhảo(2)

Ghi nguồn đầyđủ cho các tríchdẫn trong bài

Trình bày trích

Số lượng/ chấtlượng tài liệutham khảo

Trình bày danhmục TLTK

0,50

Trang 6

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

loạiĐiểm quyđổi(b)

Điểm tổngkết (a+b)

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 10

1 Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài 10

2 Mục tiêu nghiên cứu 11

2.1 Mục tiêu chính 11

2.2 Mục tiêu cụ thể 11

3 Câu hỏi nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4.1 Đối tượng 11

4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 12

5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 12

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 12

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12

1 Các khái niệm 12

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 13

3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó 14

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 15

1 Thiết kế nghiên cứu 15

2 Chọn mẫu 15

3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 16

4 Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo 17

Mô hình nghiên cứu: 17

Biến số và thanh đo: 18

5 Phương pháp nghiên cứu 18

Mục tiêu 1: 18

Mục tiêu 2: 19

Mục tiêu 3: 19

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- K16: sinh viên năm nhất- K17: sinh viên năm hai- K18: sinh viên năm ba

Trang 10

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN KẾT QUẢHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ Ngày nay, mạng xã hội Facebook đã và đang được phổ cập rộng rãi trên toàn cầu (Nguyễn Văn Chuộng-2016) Nhắc tới Facebook không ai là không biết và gần như ai cũng có một tài khoản mạng riêng trên Facebook Và nói riêng sinh viên trường Đại học Công Nghiệp tham gia, điển hình là sinh viên ở các khóa K16, K17 và K18 Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, các đối tượng nghiên cứu coi mạng xã hội Facebook là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và việc sử dụng đã trở thành một thói quen hàng ngày.

Với tư cách là những người nghiên cứu cũng như là sinh viên của trường Đại học Công Nghiệp, chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội mà chúng tôi đang sử dụng và tìm hiểu những ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp - những người đang coi mạng xã hội như là một “thực đơn tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống của mình.

Nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tinnhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng (Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên-2016)

Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.

Hội chứng “nghiện” Facebook đang trở thành thực trạng đáng báo động trong giới trẻ nói chung và sinh viên trường Đại học Công Nghiệp nói riêng Do đó, tiểu luận này bước đầu xác định những ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook

Trang 11

đến kết quả học tập của sinh viên các khoá K16, K17, K18 trường Đại học Công Nghiệp, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực, hướng sinh viên các khoá K16, K17, K18 trường Đại học Công Nghiệp sử dụng mạng xã hội Facebook một cách lành mạnh hơn.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chính

Xác đinh sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.

3 Câu hỏi nghiên cứu

a Thực trạng về việc sử dụng Facebook của sinh viên trường ĐH Công Nghiệp đang diễn ra như thế nào?

b Những ảnh hưởng nảo ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên?c Làm sao để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook quá

nhiều của sinh viên trường ĐH Công Nghiệp?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng

Việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến việc học của sinh viên trường ĐH Công nghiệp.

Trang 12

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hướng tới việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu áp dụng các lý thuyết, quan điểm, khái niệm và phương pháp nghiên cứu liên ngành: xã hội học, tâm lý học, khoa học quản lý, Nghiên cứu vận dụng lý thuyết “sự lựa chọn hợp lý”nhằm giải thích tính xã hội trong việc lựa chọn sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên; vận dụng “lý thuyết về 5 xã hội hóa” để giải thích vai trò của xã hội, nhóm xã hội, truyền thông đại chúng đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên ( Nguyễn Lan Nguyên - 2020)

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu hướng đến việc mô tả và chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội facebook ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh Qua đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hướng tới mụctiêu cao nhất là quản lý việc sử dụng Facebook sao cho hiệu quả Nghiên cứu có thể là tàiliệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác; nghiên cứu cũng trình bày một số kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc định hướng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên (Nguyễn Lan Nguyên-2020).

Trang 13

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1 Các khái niệm

Sinh viên: là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Mạng xã hội: là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạngcác dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin vớinhau.

Kết quả học tập: là kết quả của quá trình tiếp thu, học tập và rèn luyện, vận dụng của các em từ những kiến thức đã học.

Sử dụng mạng Facebook: là sử dụng mạng Facebook để tìm kiếm, kết bạn, giaolưu, mua hàng Một số các đơn vị kinh doanh cũng tăng được doanh thu bánhàng nhờ quảng cáo Facebook.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Bằng khả năng nhanh nhạy với những điều mới lạ, sinh viên không khó để nắm bắt phương thức sử dụng của một trang web kết bạn lớn như Facebook, khám phá mọi tiện ích và phát triển các mối quan hệ xã hội, như bản chất vốn có của nó Trong quá trình đó, nếu sinh viên sáng suốt, Facebook sẽ trở thành công cụ đắc lực cho cuộc sống tốt đẹp hơn, còn không nó sẽ khiến họ lệ thuộc thậm chí thay đổi cuộc sống của họ một cách tiêu cực Hẳn chúng ta cũng không khó khăn gì khi tìm gặp những bài phân tích trong các nghiên cứu lẫn thông tin trên phương tiện truyền thông về diễn biến tâm lý khi người ta gia nhập Facebook Về mặt tích cực, chúng ta có thể thấy người sử dụng Facebook biết thiết lập và duy trì tốt nhiều mối quan hệ, bên cạnh việc tìm lại những mối quan hệ từ lâu đã bị đánh mất Hoặc nhận được nhiều cơ hội phát triển kinh tế và phát triển nghề nghiệp nhờ tận dụng được tính chất lan truyền của mạng xã hội Ngoài ra, một sinh viên cũng có thể phát triển cơ hội học tập thông qua sự kết nối Facebook với các chuyên gia, giảng viên và bạn bè cùng đam mê tri thức Ngược lại, về mặt tiêu cực, nhiều nghiên cứu đãdẫnra những dấu hiệu tâm lý điển hình như định hướng giá trị lệch lạc, tâm tính bất ổn, thái độ cư xử kém, thu hẹp cái “chúng ta” và bành trướng cái “tôi” v.v…

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Trang 14

a Yếu tố chủ quan đó là: Giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềmnăng trí tuệ, năng lực sáng tạo của con ngườI, sở thích học tập (bản thân sinh viên), động cơ của ba mẹ (gia đình), cơ sở vật chất, học bổng (nhà trường), áp lực bạn bè cùng trang lứa, áp lực xã hội (xã hội) (Võ Văn Kiệt và Đặng Thị Thu Phương – 2017)

b Yếu tố khách quan – Việc sử dụng mạng xã hội Facebook

+ Tính tích cực: giúp giao lưu kết nối bạn bè để tiện trao đổi tình hình học tậpcũng như kiến thức trên trường lớp, nắm bắt thông tin, tài liệu nguồn bài họcphong phú đa dạng,

+ Tính tiêu cực: mạng xã hội facebook nếu sinh viên sử dụng quá nhiều phục vụ cho nhu cầu giải trí sẽ gây lơ đễnh trong quá trình học tập, sao nhãng khôngquan tâm đến bài tập, bài học và hầu hết hiện nay tình trạng này đang là vấn đềđáng quan tâm và báo động.

3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó

Từ đọc và nghiên cứu tài liệu để áp dụng cho chủ đề của nhóm thì tôi rút ra được:

Các bài báo và luận văn đều đã khảo sát về thực trạng sử dụng mạng xã hội nói chungvà Facebook nói riêng Các tài liệu cũng đã đề cập đến những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêucực về việc sử dụng mạng xã hôi Tuy nhiên đại đa số các cuộc khảo sát đếu chưa đề cập đến vấn đề lý do sinh viên ưa chuộng việc sử dụng mạng xã hội:

- Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội của Đoàn Thùy Dương (2014) Khảo sát về tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên và các tác động đến sinh viên.

- Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam của Trần Thị Minh Đức và Bùi ThịHồng Thái (2014) Khảo sát đế biết người sử dụng mạng xã hội chủ yếu và sinh viên và những quan tâm của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội.

- Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay của Nguyễn Lan Nguyên (2020) Chủ yếu nói về những ảnh hưởng mà sinh viên gặp phải khi sử dụng mạng xã hội Facebook theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

- Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách của Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh và Phan Quốc Thắng (2015) Khảo sát về thời gian mà thanh niên từ 15 – 36 tuổi bỏ ra để sử dụng mạng xã hội từ đó đưa ra một số

Trang 15

gợi ý để hạn chế hoặc phát huy những điểm tiêu cực và tích cực khi sử dụng mạng xã hội nói chung.

- Báo cáo Nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam của Love Frankie, Tổ chức nghiên cứu và thay đổi xã hội vùng và công ty nghiên cứu IRL (2020) Nghiên cứu về tâm lý của thế hệ trẻ Việt Nam trong quá trình trưởng thành và những ý kiến của thế hệ trẻ về tầm nhìn của cha mẹ ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cái.

- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên của Ths Nguyễn Ngọc Bảo (2022) Khảo sát và rút ra kết luận Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất tính đến năm 2012, cách sinh viên giao tiếp trên các trang mạng xã hội và kết luận kết quả học tập là kết quả của việc giáo dục.

Các tài liệu còn khảo sát và nói về nhận thức của sinh viên và các tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến sức khỏe và sự phát triển nhân cách của giới trẻ và đưa ra một số giải pháp.

Vì thế nhóm chúng tôi quyết định sử dụng và tận dụng những vấn đề chưa được đề cập trong nghiên cứu trước đó qua các tài liệu tham khảo để làm các mục tiêu nghiên cứu cụ thể và bổ sung giúp đưa ra kết quả nghiên cứu 1 cách chính xác nhất.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 1 Thiết kế nghiên cứu

- Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện khảo sát trên 2000 sinh viên trongmột lần và nghiên cứu định lượng

- Dân số nghiên cứu: 1000 sinh viên K16, K17, K18 trường ĐH Công nghiêp TPHCM.

- Thông tin định lượng là những thông tin được ghi nhận ở dạng số và được đo lưởng bằng các thang đo.

- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp vì có thể thu thập thông tin cụ thể, rõràng, khảo sát trực tiếp từ môi trường, cập nhật thông tin mới.

- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp vì có thể định hướng nghiên cứu vàlà nguồn tài liệu có sẵn để tham khảo.

2 Chọn mẫu

Dân số nghiên cứu: Thực hiên khảo sát trên sinh viên K16, K17, K18

Theo số liệu thống kê: Số sinh viên K16 vào khoảng 8500 sinh viên (số liệu được thống kê từ trang iuh.edu.vn),K17 vào khoảng hơn 8000 sinh(số liệu được thống kê từ trang iuh.edu.vn) K18 vào khoảng hơn 10000 sinh viêc (số liệu được thống kê từ trang iuh.edu.vn) Vậy dân số nghiên cứu rơi vào khoảng 26000 sinh viên.

Trang 16

Liên hệ với dân số nghiên cứu: gặp mặt trực tiếp, phỏng vấn và gửi bảng câu hỏi

khảo sát Thu lại bảng khảo sát sau khi phỏng vấn hoàn thành.

Kích thước mẫu:

Chọn ngẫu nhiên theo cụm: chia dân số nghiên cứu thành ba nhóm theo tiêu chí: làsinh viên K16, K17 hay K18 Phỏng vấn trực tiếp và khảo sát bằng bảng hỏi 2000 sinh viên trường ĐH Công nghiêp TPHCM đang đi học tại thời điểm nghiên cứu.Vì đã biết được chính xác dân số nghiên cứu và dân số nghiên cứu lớn hơn 10000 nên áp dụng công thức Cochran (1977) để tính kích thước mẫu:

Trong đó n là cỡ mẫu, z là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, p là tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn và e là sai số cho phép Nhóm nghiên cứu đã chọn e ở mức 0,05 (độ chính xác là 95%), z = 1,96 và p = 0.08

Cỡ mẫu được tính theo công thức là: n = 58 (sinh viên).

Nhóm quyết định chọn chiến lược chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm vì dân số nghiên cứu đông, và có những đặc trưng để nhận biết, ở đây dân số nghiên cứu được phân cụm theo tiêu chí số năm học tại trưởng.

3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi có 42 câu hỏi Ngoài các mục hỏi về thông tin cá nhân, bảng câu hỏi hỏi về thời gian và ý thức của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội nói chung

Các câu hỏi được đặt ra ở dạng câu hỏi đóng Bảng câu hỏi được các thành viên trong nhóm đặt ra và đã được các thành viên kiểm tra một lần.

Thiết kế bảng câu hỏi:

Mục tiêu nghiên cứu chính: Xác đinh sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội

Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.

Câu hỏi nghiên cứu: Sinh viên danh thòi gian cho Facebook ở mức độ nào?

Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook được đo lưởng qua hai chỉ báo: (1) thời gian sinh viên dành cho việc lên mạng xã hội; (2) Vấn đề quan tâm của sinh viên trên mạng xã hội.

Nhóm chọn bảng câu hỏi để khảo sát vì có thể thu thấp được cả hai loại dữ liệu định lượng và đinh tính Người thực hiện khảo sát cũng sẽ thoải mái hơn trong khi làm khảo sát Bên cạnh đó nhóm cũng thực hiện một cuộc phỏng vấn ngẵn với người thực hiện khảo sát để thu thập một số thông tin mà bảng câu hỏi không thể hiển được.

Trang 17

4 Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo Mô hình nghiên cứu:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Trang 18

Biến số và thanh đo:

Bảng 1: Biến số và thang đo

Thời gian sử dụng

Facebook Biến số độc lập cho việc sử dụng mạng xã Thời gian sinh viên dành hội Facebook

Nỗ lực học tập Biến số trung gian Thời gian sinh viên dành cho học tập, mức độ tham gia vào các hoạt động học tập,…

Chỉ số thông minh Biến số ngoại lai Chỉ số IQ

5 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sinh viên K16,K17, K18.

Xử lý dữ liệu:

- Sử dụng các phép tính thông kê mô tả để xác đinh mục đích, tần suất, thời gian, phương tiện,… mà sinh viên sử dụng để tham gia mạng xã hội Facebook Để xác định những yếu tố mà có lượng sinh viên sử dụng nhiều nhất.

- Một số phép tính thống kê mô tả được sử dụng: tần số suất hiện (frequency), giá trị xuất hiện thường xuyên nhất trong tập hợp (mode), tỷ lệ% (percentage).

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan