1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh iuh

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH)
Tác giả Vũ Đức Dũng, Nguyễn Ngọc Mao, Nguyễn Hồng Ngọc
Người hướng dẫn THS. Hà Trọng Quang
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế lượng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,04 MB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (11)
  • 4. Bố cục tiểu luận (11)
  • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN (12)
    • 1. Sinh viên là gì và những đặc điểm của sinh viên? (12)
    • 2. Tìm hiểu về mạng xã hội Facebook (13)
      • 2.1. Mạng xã hội Facebook là gì? (13)
      • 2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của mạng xã hội Facebook (14)
        • 2.3.1. Nguồn gốc (14)
        • 2.3.2. Lịch sử hình thành của mạng xã hội Facebook (15)
      • 2.4. Sự du nhập của mạng xã hội Facebook đến Việt Nam (16)
      • 2.5. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên IUH hiện nay (17)
        • 2.5.1. Giao lưu kết bạn, tìm người thân (17)
        • 2.5.2. Học tập (17)
        • 2.5.3. Giải trí (18)
        • 2.5.4. Thương mại (18)
    • 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (19)
      • 3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA là gì? (19)
      • 3.2. Các tiêu chí trong phân tích EFA (19)
    • 1. Tổng quan về lý và giả thuyết nghiên cứu (20)
    • 2. Phương pháp nghiên cứu (22)
    • 3. Kết quả nghiên cứu (24)
      • 3.2. Phân tích nhân tố (26)
        • 3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (26)
        • 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (32)
        • 3.2.3. Tương quan PEARSON (42)
      • 3.3. Phân tích hồi quy đa biến (44)
        • 3.3.1. Bảng Model Summary (44)
        • 3.3.2. Bảng ANOVA (44)
        • 3.3.3. Bảng hệ số Coefficients (45)
  • III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SINH VIÊN IUH (46)
  • IV. KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (48)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

 Xác định được những yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên IUH.

 Phân tích các yếu tố đó.

 Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

 Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

 Đưa ra một số giải pháp hiệu quả.

Bố cục tiểu luận

Đề tài tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết thúc, phần nội dung gồm 3 phần:

Phần 1 : Cơ sở lý luận.

Phần 2 : Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng của đối tượng nghiên cứu.

Phần 3 : Một số giải pháp.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sinh viên là gì và những đặc điểm của sinh viên?

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định.

Tại Vương quốc Anh và Ấn Độ, thuật ngữ “sinh viên” dành cho những người đăng ký vào các trường trung học trở lên (ví dụ: cao đẳng hoặc đại học); những người ghi danh vào trường tiểu học/trung học được gọi là “học sinh.”

I.2 Những đặc điểm của sinh viên:

Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là “tổng hoà của các quan hệ xã hội” Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.

Sinh viên với đặc trưng tư duy nhạy bén, thích khám phá và sáng tạo, luôn mong muốn tiếp thu những cái mới Tuy nhiên, đây cũng là tầng lớp dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị - xã hội, dễ trở nên cực đoan nếu không có định hướng và giáo dục tốt.

Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như sinh viên Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng(trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi,với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.

Tìm hiểu về mạng xã hội Facebook

2.1 Mạng xã hội Facebook là gì?

Facebook là một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay, có lượng người tải và sử dụng đứng đầu trên toàn thế giới, là nơi kết nối tất cả mọi người lại với nhau trên toàn thế giới Tương tự như mạng Internet, Facebook tạo ra một thế giới phẳng - nơi không còn khoảng cách địa lý cho phép tất cả người dùng đăng tải và chia sẻ trạng thái, thông tin cá nhân và tương tác với người khác

Facebook ra đời nhằm kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới lại với nhau Khi dùng ứng dụng này, bạn hoàn toàn có thể gặp gỡ hàng trăm, hàng nghìn bạn bè trên toàn thế giới thông qua mang Internet Chúng ta có thể đăng và chia sẻ trạng thái, cập nhật hồ sơ cá nhân cũng như tương tác với người khác Bên cạnh đó, trên mạng xã hội còn có rất nhiều tiện ích khác như sử dụng Facebook để bán hàng, kinh doanh, truyền thông và kiếm tiền một cách hiệu quả

2.2 Những tính năng của Facebook:

 Trò chuyện: Chỉ cần kết nối Internet là bạn đã trò chuyện được với bạn bè một cách dễ dàng ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào Bên cạnh việc nhắn tin, nhà phát hành còn phát triển thêm tính năng gọi video Nhờ có tính năng này mà bạn dễ dàng thấy được gia đình, người thân và bạn bè của mình.

Khả năng kết bạn dễ dàng là một tính năng nổi bật của Facebook Khi truy cập trang cá nhân của bạn bè, người dùng có thể làm quen và kết bạn với những người khác cùng chung sở thích và liên hệ với bạn bè của họ Facebook cũng đưa ra những gợi ý kết bạn dựa trên sở thích và thông tin cá nhân của người dùng, giúp họ mở rộng mạng lưới bạn bè trên khắp thế giới.

Nhiều game vui nhộn: Tránh đi sự đơn điệu khi lướt Facebook, nhà sản xuất đã tích hợp nhiều tựa game giải trí hấp dẫn cho các bạn chơi cùng bạn bè hoặc cộng đồng người dùng Facebook khác.

Trang Fanpage có thể được sử dụng như một địa điểm bán hàng trực tuyến hiệu quả cho các doanh nghiệp Nền tảng này cho phép các chủ doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn đối tượng mục tiêu thông qua các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu trên Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác của công ty mẹ Meta Bằng cách thiết lập một Trang Fanpage, các doanh nghiệp có thể đăng tải sản phẩm, chạy quảng cáo, tương tác với khách hàng và thậm chí tạo ra doanh số bán hàng trực tiếp trên nền tảng này.

 Khả năng gắn thẻ hình ảnh: Với Facebook, bạn có thể đăng bao nhiêu hình tùy vào sở thích của người và tag bạn bè vào ảnh của bạn.

2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của mạng xã hội Facebook:

Facebook được Mark Zuckerberg, một sinh viên đại học Harvard, thành lập vào năm 2003 Dự án tiền thân của Facebook, Facemash, là một trang web cho phép người dùng đánh giá độ "hot" của các sinh viên thông qua việc bình chọn dựa trên những bức ảnh ghép cặp Để có được hình ảnh, Mark Zuckerberg đã tấn công vào hệ thống mạng của trường đại học, thu hút hơn 450 lượt truy cập và 22.000 lượt xem hình ảnh chỉ trong vòng 4 giờ.

Do vi phạm an ninh mạng và quyền riêng tư, Mark Zuckerberg đã phải đối mặt với án trục xuất nhưng hình phạt này đã được hủy bỏ Ngày 4/2/2004, Zuckerberg thành lập The Facebook (ban đầu là thefacebook.com) Tuy nhiên, ông bị cáo buộc lừa đảo và sử dụng ý tưởng của 3 tiền bối Harvard để xây dựng một mạng xã hội cạnh tranh Vụ việc được giải quyết bằng khoản đền bù 1,2 triệu cổ phiếu (trị giá 300 triệu USD).

Facebook chính thức ra đời vào năm 2005, sau đó chữ the ở phía trước

"TheFacebook" đã chính thức được bỏ đi, để lại tên "Facebook" như ngày nay

2.3.2 Lịch sử hình thành của mạng xã hội Facebook:

 Vào năm 2004: Mark Zeckerberg đã ra mắt sản phẩm của mình với sinh viên trường Havard Facebook ban đầu có tên là Facemash

 Từ năm 2006 đến năm 2008: Ứng dụng được phát triển thêm vào mảng quảng cáo và hoàn thiện hồ sơ cá nhân của mình

 Đến năm 2010: Fanpage được Zeckerberg phát triển.

 Năm 2011: Giao diện Dòng thời gian (Timeline) được ra mắt.

 Vào năm 2012: Mark Zeckerberg quyết định mua lại trang mạng xã hội Instagram và niêm yết trên sàn chứng khoán.

 Năm 2013: Chức năng tìm kiếm Graph Search (công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa) đã được cải thiện và nâng cấp nhiều hơn so với trước.

 Năm 2014: Tiến hành thu mua lại Whatapps để cạnh tranh với ứng dụng trò chuyện trên thị trường Đồng thời, mua lại Oculus (thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp những thiết bị về tai nghe thực tế ảo) để phát triển các trình mô phỏng 3D, VR,…

 Năm 2015: Thêm chức năng shop Fanpage, lượng người dùng hoạt động hàng ngày đạt 1 tỷ.

 Đến năm 2016: Ứng dụng Messenger và trang thương mại điện tử ra mắt tại một số thị trường lớn.

 Từ năm 2016 cho đến nay: Tiếp tục tăng trưởng, tính đến tháng 6 năm 2020, Việt Nam có hơn 69 triệu tài khoản Facebook, chiếm 2/3 dân số Việt Nam, theo gso.gov.vn.

Thành công của Facebook phần lớn nhờ vào các dịch vụ trực tuyến Hệ thống ứng dụng rất phong phú cùng “kho” game đồ sộ đã giúp Facebook giữ chân người dùng được lâu hơn Giao diện người dùng đơn giản, ổn định và độ bảo mật tương đối cao Hiện tại mạng xã hội này đang có hơn 500.000 ứng dụng và hơn một nửa trong số đó có lượng người dùng mỗi tháng lền tới hơn 1 triệu

Theo thống kê của Website-monitoring.com, Facebook phổ biến tại nhiều quốc gia, với Hoa Kỳ, Anh, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu Các quốc gia khác như Pháp, Ý, Canada, Philippines, Tây Ban Nha và Mexico cũng góp mặt trong top 10 Đáng chú ý, Việt Nam cũng là quốc gia có mức tăng trưởng người dùng Facebook ấn tượng.

2.4 Sự du nhập của mạng xã hội Facebook đến Việt Nam:

Facebook thành mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam

Việt Nam từng là một trong những quốc gia mà Facebook không chiếm vị trí số một Tuy nhiên, nghiên cứu mới dây của công ty WeAreSocial đã đem đến kết quả khả quan cho mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Trước đó, tháng 7/2012, Facebook cũng công bố số liệu cho thấy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng người dùng nhanh nhất trong khu vực châu Á Trong khi các quốc gia khác đạt tỷ lệ chỉ tầm dưới 10% thì riêng tại Việt Nam, số thành viên Facebook tăng tới 55,6% trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.

Từ khi du nhập vào Việt Nam gần một thập kỷ trước, Facebook đã nhanh chóng thay thế Yahoo Blog 360, trở thành nền tảng truy cập thường xuyên của đông đảo người dùng Đáng chú ý, người Việt Nam hiện nằm trong nhóm dân tộc có tỷ lệ truy cập Facebook cao nhất thế giới.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA là gì?

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật giảm số lượng k biến quan sát xuống còn F nhân tố (F < k) có ý nghĩa hơn Trong nghiên cứu, thường có nhiều biến quan sát liên quan đến nhau.

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha đánh giá mối quan hệ của các biến trong cùng nhóm, phản ánh sự thống nhất bên trong của nhóm đó Trong khi đó, EFA (Phân tích nhân tố khám phá) không tập trung vào mối quan hệ trong từng nhóm mà xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm EFA giúp phát hiện các biến tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến bị phân sai nhân tố ban đầu, mang lại cái nhìn toàn diện hơn về cấu trúc dữ liệu.

3.2 Các tiêu chí trong phân tích EFA:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không Chúng ta cần lưu ý, điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trị số giá trị riêng Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào cóEigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Theo Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis hệ số tải từ 0.5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3.

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNHSỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN IUH:

Tổng quan về lý và giả thuyết nghiên cứu

Ngược lại với việc tiêu dùng các hàng hóa thông thường, việc sử dụng mạng xã hội Facebook được coi là hành vi chấp nhận một công nghệ mới vào đời sống hằng ngày Để giải thích hợp lý cho hành động này, lý thuyết phổ biến của Rogers (1983) về sự chấp nhận sáng kiến mới cho rằng một cá nhân quyết định sử dụng một công nghệ mới khi họ bị chi phối bởi năm yếu tố gồm: lợi thế tương đối, tính tương hợp, mức độ phức tạp vừa phải, khả năng thử nghiệm và khả năng quan sát.

Tương tự, theo lý thuyết hành vi có lý do (Ajzen và Fishbein, 1980), ý định sử dụng Facebook của một cá nhân có liên quan đến nhận thức và mục đích của họ.

Giả thuyết H1: Tính hữu ích của mạng Facebook làm tăng ý định sử dụng của sinh viên

Tính hữu ích là giá trị mong đợi, được khách hàng nhận ra khi họ thực hiện hoàn thành một tác vụ dựa trên hệ thống (theo Davis, 1989) Tính hữu ích được phân loại theo từng cấp độ khác nhau dựa trên sự chấp nhận hoặc tin tưởng của người tiêu dùng Đối với sinh viên, tính hữu ích là yếu tố quan trọng tác động tích cực lên ý định sử dụng Facebook, qua đó giúp họ duy trì việc học tập qua mạng (Sanchez et al 2014)

Giả thuyết H2 : Sự chia sẻ nguồn lực làm tăng ý định sử dụng Facebook của sinh viên

Các trang mạng xã hội (Facebook) là một trong những công cụ phổ biến được sinh viên sử dụng để chia sẻ tài liệu học tập, đồ án, tài nguyên hữu ích khác và liên kết đến các tài nguyên bên ngoài (Firpo, 2011) Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sinh viên và giảng viên trong các trường đại học thường sử dụng Facebook để chia sẻ tài liệu học tập, nghiên cứu cũng như trao đổi ý kiến về chuyên môn Việc làm này được xem như là một trong những kênh hỗ trợ đắc lực cho phương pháp giảng dạy truyền thống, dẫn đến việc học tập của sinh viên thuận tiện và hiệu quả hơn (Milosevic et al., 2015).

Giả thuyết H3: Sự thưởng thức làm tăng ý định sử dụng Facebook của sinh viên

Moon và Kim (2001) định nghĩa sự thưởng thức là niềm vui của cá nhân và cảm thấy lạc quan khi thực hiện một hành vi cụ thể hoặc thực hiện một hoạt động đặc biệt nào đó Các trang web mạng xã hội (Facebook) cung cấp các ứng dụng đa dạng cho người dùng với mục đích giải trí như chơi trò chơi, chia sẻ video hài hước, xem phim…Vì vậy, những người dùng trải nghiệm cảm giác thoải mái khi sử dụng các ứng dụng có nhiều tiện ích đó (Lin và cộng sự, 2013) Theo Der Heijden (2004) đã phát hiện ra rằng sự thưởng thức như là một yếu tố quan trọng để dự đoán ý định sử dụng mạng xã hội Tương tự, Hong, Thong, and Tam (2006) đã tìm thấy cảm giác hưởng thụ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định việc chấp nhận sử dụng công nghệ nói chung, trong đó có mạng facebook

Giả thuyết H4: Sự hợp tác làm tăng ý định sử dụng Facebook của sinh viên

Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng, Facebook cung cấp cho người sử dụng nhiều khả năng tương tác với các nhóm, cộng đồng và là phương tiện học tập hữu ích (Selwyn, 2007) sinh viên sử dụng facebook để tham gia vào các nhóm giáo dục khác nhau, chia sẻ tài liệu, trao đổi ý kiến và tương tác tốt hơn với giảng viên

Giả thuyết H5: Ảnh hưởng của môi trường xã hội làm tăng ý định sử dụngFacebook của sinh viên Ảnh hưởng của môi trường xã hội được hiểu là hành vi của một cá nhân được xác lập vì bị chi phối bởi hành vi của người xung quanh (Fishbein & Ajzen, 1975) Hành vi này được xem là nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng Facebook của sinh viên Một số sinh viên tham gia mạng xã hội để kết nối cộng đồng, duy trì mối quan hệ với bạn bè.

Trong khi đó, một số khác tham gia chỉ vì được sự mời gọi của bạn bè hoặc người xung quanh (Decman, 2015).

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến được áp dụng trong nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem liệu những nhân tố nào thật sự tác động lên ý định sử dụng Facebook đối với sinh viên Dữ liệu gồm 100 mẫu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại trường Đại học Công nghiệp Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa vào bảng câu hỏi được thiết kế sẵn Bảng câu hỏi được chia làm 3 phần, phần thứ nhất với mục đích thu thập những thông tin về nhân khẩu học của người tham gia trả lời phỏng vấn Phần thứ hai của bảng câu hỏi xây dựng các biến đo lường những nhân tố tác động đến ý định sử dụng facebook Phần thứ ba, mục đích và thang đo của phần thứ ba trong bảng câu hỏi là khảo sát ý định sử dụng facebook dựa theo thang đo được đề xuất bởi Gruzd et al (2012), Sanchez et al (2014).

Tất cả các biến trong bảng được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn không đồng ý tới 5: Hoàn toàn đồng ý).

Ngoài ra, nhóm chúng em còn thực hiện bằng phương pháp tìm kiếm tài liệu:

Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất:

 Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.

 Tài kiếm qua tài liệu, giáo trình, slide bài giảng môn Kinh tế lượng đã có sẵn tham khảo.

 Kiến thức thu thập trong quá trình giảng dạy của giảng viên.

HI1 Tiết kiệm thời gian kết nối với bạn bè

HI2 Duy trì mối quan hệ với bạn bè

HI3 Có thêm nhiều bạn bè

HI4 Phương tiện liên lạc có chi phí phù hợp với sinh viên

Chia sẻ nguồn lực (CSNL)

CSNL1 Chia sẻ tài liệu học tập

CSNL2 Chia sẻ động cơ học tập

CSNL3 Chia sẻ tài liệu đa phương tiện

CSNL4 Chia sẻ thông tin khóa học

TT1 Dùng facebook cho mục tiêu giải trí

TT2 Dùng facebook cho mục tiêu giảm stress TT3 Dùng facebook cho mục tiêu bày tỏ cảm xúc TT4 Nắm bắt thông tin thời sự có liên quan tới học tập

SHT1 Tạo thêm nhiều bạn bè nhờ facebook

SHT2 Chia sẽ thông tin liên quan tới bạn bè

SHT3 Hoàn thành bài tập nhóm hiệu quả

SHT4 Kênh kết nối thông tin với giảng viên

Môi trường xã hội (MTXH)

MTXH1 Có bạn bè dùng facebook

MTXH2 Bạn bè khuyên dùng facebook

MTXH3 Có người thân trong gia đình dùng facebook MTXH4 Nhận ra lợi ích của facebook nhờ sách báo Ý định dùng Facebook (YDDF)

YDDF1 Sử dụng facebook vào mục đích học tập ở hiện tạiYDDF2 Sử dụng facebook vào mục đích học tập ở tương laiYDDF3 Giới thiệu bạn bè dùng facebook cho mục đích học tập

Kết quả nghiên cứu

Biểu đồ 2 Tỉ lệ giới tính sinh viên đang sử dụng Facebook

Biểu đồ 1 Tỉ lệ sinh viên ở các cấp học đang sử dụng Facebook

3.1 Phân tích thực trạng đối tượng nghiên cứu:

Thống kê chung về thông tin những người tham gia khảo sát ở biểu đồ 1 và 2 cho thấy phần lớn sinh viên được khảo sát là nữ, chiếm 55.00 %, nam chiếm 45.00 % Trong đó, sinh viên năm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (72.00%), kế tiếp là sinh viên năm ba chiếm tỉ lệ 13.00 % và thấp nhất là năm nhất và năm tư lần lượt là 7.00 % và 8.00 %.

Biểu đồ 3 Tỉ lệ số lượng kết bạn trên Facebook của sinh viên IUH

Qua biểu đồ 3 ta thấy, số người kết bạn trên Facebook của sinh viên IUH phổ biến trên1000 người chiếm 38.00 %, từ 200 – 500 người chiếm 31.00 %, từ 500 – 1000 người chiếm 24.00 %, và ít nhất là dưới 100 người và từ 100 – 200 người chỉ chiếm 3.00 % và4.00 % Có thể thấy nhu cầu tìm kiếm bạn, kết bạn giao tiếp trên mạng xã hội Facebook của IUH là rất lớn.

Biểu đồ 4 Tỉ lệ thời gian sử dụng Facebook của sinh viên IUH

Thống kê cho thấy có đến 49 trong số 100 sinh viên được khảo sát cho rằng họ sử Facebook trên 10 tiếng / ngày, có khoảng 35/100 sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook đến 4 – 7 tiếng / ngày, 12 trong số này họ dùng tối đa 8 – 10 tiếng / ngày, chỉ có ít khoảng 4 người cho rằng cho chỉ dùng Facebook dưới 3 tiếng / ngày Điều này cho thấy sinh viên sử dụng Facebook với tần suất khá cao.

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Để xem xét các biến đo lường các khái niệm nghiên cứu (constructs) có ý nghĩa hay không, nghiên cứu này dùng hai chỉ số thống kê thông dụng để kiểm định là hệ số tương quan tổng và hệ số Cronbach’s alpha (kí hiệu là α) Nếu một biến bất kì có hệ số) Nếu một biến bất kì có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,5 và hệ số Cronbach’s alpha nhỏ hơn 0,6 thì cần loại bỏ trước khi thực hiện phân tích nhân tố (Robinsonet al, 1991; Hair et al, 1998; Koufteros, 1998;

Malhotra and Grover, 1998; Torkzadeh and Dhillon, 2002)

Trước khi áp dụng kĩ thuật phân tích nhân tố cần phải thực hiện kiểm định KMO và Bartlett để xem xét liệu các biến có tương quan hay không vì bản chất của phân tích nhân tố là nhóm các biến có tính chất gần giống nhau thành một nhóm (nhân tố) Kiểm định KMO và Bartlett cho thấy Sig 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.654 < 0.732 nên đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của của biến quan sát HI2 – “Duy trì mối quan hệ” là 0.719 > 0.3 và Cronbach's Alpha If Item Deleted là 0.556 < 0,732 nên đạt chuẩn, nên đạt chuẩn tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của của biến quan sát HI3 – “Có thêm nhiều bạn bè” là 0.466 > 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.711 < 0.732 nên đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Biến quan sát HI4 có hệ số tương quan biến tổng là 0,382 thỏa mãn tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3) Tuy nhiên, hệ số Cronbach's Alpha khi xóa biến này là 0,746 không đạt tới ngưỡng 0,732 theo tiêu chuẩn Dù vậy, biến quan sát HI4 vẫn có thể được giữ lại để đánh giá chất lượng.

 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát về Chia sẻ nguồn lực như sau:

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.846 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của biến quan sát CSNL1 – “Chia sẻ tài liệu” là 0.765 > 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.770 0.3 và Cronbach's Alpha If Item Deleted là 0.793 < 0.846 nên đạt chuẩn, nên đạt chuẩn tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của của biến quan sát CSNL3 – “Chia sẻ tài liệu đa phương tiện” là 0.703 > 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.800 < 0.846 nên đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

Giá trị Corrected Item-Total Correlation của biến CSNL4 là 0.574, vượt quá ngưỡng 0.3 khuyến nghị Tuy nhiên, giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.857, thấp hơn một chút so với ngưỡng 0.846 Mặc dù không đạt tiêu chuẩn theo ngưỡng Cronbach's Alpha, biến CSNL4 vẫn có thể được giữ lại để đánh giá chất lượng do giá trị Corrected Item-Total Correlation vẫn trong phạm vi chấp nhận được.

 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát về Thưởng Thức như sau:

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Scale Mean if Item Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.742 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của biến quan sát TT1 – “Giải trí” là 0.578 > 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.665 < 0.742 nên đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của của biến quan sát TT2 – “Giảm stress” là 0.730 > 0.3 và Cronbach's Alpha If Item Deleted là 0.574 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.692

< 0.742 nên đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của của biến quan sát TT4 – “Thông tin thời sự liên quan tới học tập” là 0.356 > 0.3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted là 0.784 > 0.742 nên không đạt tiêu chuẩn , nhưng vẫn có thể giữ lại biến để đánh giá chất lượng.

 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát về Sự hợp tác như sau:

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Scale Mean if Item Deleted

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.761 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.

The Corrected Item-Total Correlation value for observed variable SHT1, "Make more friends," is 0.576, which is greater than 0.3 Additionally, the Cronbach's Alpha if Item Deleted value for the same variable is 0.696, which is less than 0.761 These results satisfy the established standards and indicate good quality for the item.

BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SINH VIÊN IUH

Kết quả nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng Facebook của sinh viên IUH bằng phương pháp định lượng đã cho thấy có 01 nhân tố có ý nghĩa tác động tới ý định sử dụng Facebook của sinh viên, đó là nhân tố chia sẻ nguồn lực.

Với sự phát triển vượt bậc về văn hóa, công nghệ thông tin, xã hội thì Facebook đã gần như là 1 công cụ không thể thiếu trong việc giúp mọi người tiếp cận với thông tin mới nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết Vì thế không thể phủ nhận mặt tốt của Facebook Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể làm ngơ trước những tác hại đi kèm.

Trên cơ sở tổng kết các nội dung chính như trên, với kì vọng sinh viên IUH sử dụng mạng Facebook cho việc học tập hiệu quả hơn, bài viết đề xuất một vài giải pháp sau:

Thứ nhất, sinh viên chúng ta cần trang bị tốt kĩ năng quản lí thời gian, phân bổ thời gian hợp lí khoa học cho việc học và sử dụng Facebook, biết chắt lọc lựa chọn, minh định những thông tin có từ Facebook để phục vụ cho việc học tập nghiên cứu Sinh viên phải tự trang bị những kiến thức cần thiết về cuộc cách mạng số, hiểu rõ những mặt trái của mạng xã hội, hạn chế bị nhiễu bởi những tin xấu làm thay đổi hành vi ảnh hưởng tiêu cực tới việc học tập

Thứ hai, sử dụng Facebook để tạo mối quan hệ và học tập: Sinh viên có thể sử dụng Facebook để kết nối với các giảng viên, đồng nghiệp và bạn bè cùng học để tạo ra mối quan hệ và học tập Việc tham gia các nhóm học tập và chia sẻ kinh nghiệm giúp sinh viên nâng cao hiệu quả học tập.

Thứ ba, không sử dụng Facebook để xả stress: Sinh viên nên tìm những cách khác để giải tỏa stress và không sử dụng Facebook như một phương tiện để giải trí hoặc xả stress Việc này giúp tránh tình trạng "nghiện" Facebook và đảm bảo sức khỏe tinh thần.

Thứ tư, sử dụng tính năng kiểm soát thời gian và thông báo: Facebook cung cấp nhiều tính năng giúp người dùng kiểm soát thời gian sử dụng và giảm thiểu những thông báo không cần thiết Sinh viên nên tận dụng các tính năng này để sử dụng Facebook một cách hiệu quả và lành mạnh hơn

Thứ năm, đối với nhà trường, giảng viên nên thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng về công nghệ, giới thiệu những kho tài liệu mở đáng tin cậy, định hướng cho sinh viên phương pháp học tập hiệu quả thông qua mạng Facebook.

Thứ sáu, các tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên Để tuyên truyền đến sinh viên ý thức sử dụng mạng xã hội, nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đưa nội dung hướng dẫn tiếp cận thông tin và sử dụng mạng xã hội Facebook hợp lý trở thành một trong những nội dung học ngoại khóa quan trọng, tạo thói quen lành mạnh, tránh những biểu hiện lệch lạc, giáo dục chính trị tư tưởng, giúp sinh viên nhận ra tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực

Ngày đăng: 22/07/2024, 08:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng trên đây minh họa cho kết quả tương quan Pearson của nhiều biến đưa vào cùng lúc trong SPSS - nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh iuh
Bảng tr ên đây minh họa cho kết quả tương quan Pearson của nhiều biến đưa vào cùng lúc trong SPSS (Trang 43)
3.3.1. Bảng Model Summary: - nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh iuh
3.3.1. Bảng Model Summary: (Trang 44)
3.3.2. Bảng ANOVA: - nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh iuh
3.3.2. Bảng ANOVA: (Trang 44)
3.3.3. Bảng hệ số Coefficients: - nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh iuh
3.3.3. Bảng hệ số Coefficients: (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w