1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần thực phẩm sữa th

31 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH
Tác giả Nguyễn Thanh Nhã, Ngô Anh Thư, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Thanh Mai, Trần Phạm Song Đông, Trương Thị Linh Phương, Nguyễn Lê Minh Mẫn, Đinh Ngọc Tường Vi
Người hướng dẫn THS. Trần Thị Hương
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Vận tải
Thể loại Bài báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 6,53 MB

Nội dung

Đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH TH TrueMilk, một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng sữatươi sạch tại Việt Nam, việc quản lý hàng tồn kho khô

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

-o0o -BÀI BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH

GIẢNG VIÊN: THS TRẦN THỊ HƯỜNG

Nguyễn Lê Minh Mẫn – 2254030149

Ngô Anh Thư - 2254030176Nguyễn Thanh Mai – 2254060504Trương Thị Linh Phương – 2254030165Đinh Ngọc Tường Vi – 2254030183

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ CÔNG TY: 4

2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN KHO HÀNG CÔNG TY: 6

2.1 Loại kho hàng: 6

2.2 Thiết bị trong kho: 7

2.3 Nguyên tắc sử dụng kho: 10

3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY 11

3.1 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 11

3.2 Đặc điểm hàng tồn kho 15

3.3 Phân loại hàng tồn kho 16

3.4 Cách tính lượng đặt hàng tối ưu 16

3.5 Quy trình quản lý hàng tồn kho 18

3.6 Đánh giá hiệu quả quy trình quản lý tồn kho 20

3.7 Ưu nhược điểm liên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho 22

3.7.1 Ưu điểm 22

3.7.2 Nhược điểm: 23

4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHO CỦA CÔNG TY 24

4.1 Định hướng phát triển của công ty CP Sữa TH 24

4.2 Đặt vấn đề 25

4.2.1 Vấn đề liên quan đến quản trị kho hàng 25

4.2.2 Giải pháp 25

4.2.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 25

4.2.2.2 Cải thiện hệ thống quản lý kho 26

4.2.2.3 Phối hợp hoạt động giữa các phòng ban: 26

4.2.3 Khó khăn khi thực hiện những giải pháp trên 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng hiện nay, quản lý hàng tồn kho trở thành một yếu tốquan trọng quyết định sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trongngành thực phẩm và đồ uống Đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (TH TrueMilk), một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng sữatươi sạch tại Việt Nam, việc quản lý hàng tồn kho không chỉ đảm bảo chuỗi cung ứnghiệu quả mà còn góp phần duy trì chất lượng sản phẩm, từ đó đáp ứng nhu cầu của kháchhàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường

Với đặc thù của ngành công nghiệp sữa - các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn và yêu cầubảo quản nghiêm ngặt, TH True Milk phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lýhàng tồn kho Không chỉ cần tối ưu hóa quy trình lưu trữ để hạn chế thất thoát và hư hỏngsản phẩm, công ty còn phải đảm bảo việc cung ứng liên tục để đáp ứng nhu cầu biếnđộng theo mùa và thị trường

Chính vì những lý do đó, đề tài "Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại Công

ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH" được thực hiện nhằm phân tích thực trạng hiện tại, từ đó

đề xuất các giải pháp cải tiến giúp công ty quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, tối ưu chiphí và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Trang 4

1 GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ CÔNG TY:

Ra đời ngày 26 tháng 12 năm 2010, được vận hành bởi bà Thái Hương Nhà Sáng lập,Chủ tịch Hội đồng Chiến lược với sự cố vấn tài chính đến từ ngân hàng TMCP Bắc Á(BAC A Bank)

Hình 1.1: Bà Thái Hương Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược

Trang 5

Tập đoàn TH đang vận hành nhiều dự án đồ uống và thực phẩm, trong đó có sản xuất,chế biến sữa tươi, sữa hạt, rau quả sạch, dược liệu, nước tinh khiết, nước trái cây.

Hình 1.2: Các sản phẩm của TH

Tập đoàn mang tên TH, viết tắt của hai từ “True Happiness”, có nghĩa là “Hạnh phúcđích thực” Đó chính là tâm nguyện của TH mong muốn mang đến người tiêu dùngnhững dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên, bảo toàn vẹn nguyên tinh túy thiênnhiên và do đó “true” –“Thật” cùng với TH luôn là thành tố quan trọng trong tên các sảnphẩm là Tươi – Sạch – Tinh túy thiên nhiên Đây cũng là lời cam kết bình dị vì những giátrị thật dựng xây hạnh phúc thật sự của con người

Trang 6

2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN KHO HÀNG CÔNG TY:

Bên cạnh trang trại khủng hiện đại TH Group vận hành nhà máy sản xuất chế biến sữatươi sạch có công suất thiết kế giai đoạn một là 200 triệu lít sữa /năm, giai đoạn 2 là 500triệu lít sữa /năm (2017) tương đương 1.700 tấn/ ngày lớn nhất và hiện đại nhất ĐôngNam Á cả về quy mô lẫn công nghệ

2.1 Loại kho hàng:

Trang 7

 Kho đạt tiêu chuẩn nhà kho chuyên nghiệp hạng A với sàn siêu phẳng được phủlớp chống bụi, tải trọng sàn 5 tấn/ m2 ,hàng hóa được xếp lên pallet: pallet hànghóa được lưu trữ và bảo quản trong kho trên hệ thống giá kệ 5 tầng ( hệ thống giá

kệ được thiết kế theo tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn về tải trọng, an toàn hàng hóa,được kiểm định về tiêu chuẩn an toàn)

2.2 Thiết bị trong kho:

 Các thiết bị nâng chuyển : thiết bị nâng hạ xe nâng hàng chạy bằng điện có thể đưahàng lên tầng 5, xe nâng tay

Trang 9

Hình 2.3: Hệ thống giá kệ

 Hệ thống cửa cuốn & DOCK LEVELLER do Thủ kho thực hiện vận hành đúngcác bước, đảm bảo an toàn cho người và tài sản Dock Leveller dùng khi chuyểnhàng lên xe , được thiết kế phù hợp với chiều cao của thùng xe tạo thành mặtphẳng cho lái xe nâng dễ dàng đưa hàng vào đuôi thùng xe Công nhân bốc xếp sẽ

bê hàng vào phía trong cùng thùng xe, sắp xếp sao cho khối lượng hàng hóa xuất

đủ chỗ cho tải trọng xe

Trang 10

Hình 2.4: Dock leveller

2.3 Nguyên tắc sử dụng kho:

 Sữa thành phẩm sản xuất xong được chuyển vào băng truyền từ nhà máy sang kholưu trữ

 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của bộ phận kế hoạch, nhân viên xử lý dữ liệu nhận

dữ liệu qua mail hoặc trên phần mềm SAP sẽ in ra khối lượng hàng cần tiếp nhậngửi cho bộ phận quản lý ,giám sát , thủ kho để bố trí vị trí cất trữ bảo quản hàng.Trên phần mềm SAP quản lý kho sẽ biết các địa chỉ còn trống sẽ bổ sung hàng vào

và tiến hành nhập mã , địa chỉ lô hàng lên phần mềm dữ liệu để quản lý hàng tồn

- Lưu kho theo địa chỉ là mỗi vị trí hàng hóa có 1 mã số - gọi là địa chỉ vị trí nhằm

sử dụng không gian kho kinh tế hơn

Hình 2.5: Địa chỉ vị trí của hàng hóa

 Kho trung tâm sử dụng phương pháp sắp xếp linh hoạt - trống địa chỉ nào thì chohàng vào địa chỉ đó

 Căn cứ vào sản lượng sữa nhận được bộ phận Sales sẽ lên kế hoạch sản xuất theonhu cầu thị trường, sản phẩm bán chạy có doanh số cao thì sản xuất nhiều và tồnkho cao, sản phẩm bán ít/ chậm thì sản xuất it và tồn kho thấp

 Hệ thống thông tin sẽ theo dõi hiện trạng và số lượng các ngăn trống, và cho hàngvào ô trống gần khu xuất hàng nhất Hàng cùng loại bố trí trên kệ thì để cả hai phíacủa cùng một lối đi Khi lấy hàng sẽ lấy ô phía dưới trước và đưa hàng ô phía trên

Trang 11

xuống các ô đã trống Các hàng quay vòng nhanh được bố trí theo hàng dọc nhằm

mở rộng diện tích tiếp cận nhặt hàng Trên các tầng cao thì bố trí hàng xuất khốilượng lớn (trên 1 pallet) với lượng lưu kho lớn hoặc hàng theo mùa

 Ví dụ : Hàng sữa tươi ít đường thùng 48h loại 180ml và 110ml , 500ml,1lit được

xếp trên kệ cùng một khu vực Toàn bộ hàng hóa bố trí trên pallet ,hàng hóa cùngloại được bố trí theo phương thẳng đứng chứ không theo phương nằm ngang

3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY

3.1 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và

phương pháp kiểm kê định kỳ

 Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường

xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kếtoán Khi áp dụng phương pháp này, các tài khoản kế toán hàng tồn kho đượcdùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư hàng hóa;

giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ

kế toán

 Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán hàng tồn kho căn cứ vào

kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổsách kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ

Nội dung – Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ

thống– Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho

– Không theo dõi phản ánh thường xuyênliên tục

– Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối

kỳ, không phản ánh nhập/ xuất trong kỳ

Trang 12

– Giá trị hàng xuất trong kỳ tới cuối kỳ mới tính được

Công thức Giá trị tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn

kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong

kỳ – trị giá hàng xuất kho trong kỳ

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Cách hạch toán

hàng tồn kho

– Hạch toán vào các tài khoản hàng tồn kho – TK 152, 153, 154, 156, 157- tất cả những biến động tăng/giảm (nhập, xuất)

và số hiện có của vật tư, hàng hóa

Các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ

sử dụng ở đầu kỳ kế toán với mục đích kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ

Trang 13

Các đơn vị có đa dạng chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, VTHH xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên như các cửa hàngbán lẻ,…

Ưu điểm – Xác định, đánh giá về số lượng và giá trị

hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ

– Liên tục nắm bắt, quản lý hàng tồn kho

từ đó điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh

Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việchạch toán hàng tồn kho

Trang 14

doanh của doanh nghiệp– Giảm thiểu tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý

Nhược điểm Khối lượng ghi chép hàng ngày lớn Tuy

nhiên có thể nhờ vào máy móc, công nghệ

để khắc phục

Công việc kế toán cuối kỳ lớn:

+ Công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý

+ Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán

Lợi ích của phương pháp hạch toán là:

 Đánh giá hiệu quả hoạt động: Phương pháp hạch toán ảnh hưởng trực tiếp đến báo

cáo tài chính, từ đó phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

 So sánh với các đối thủ: So sánh phương pháp hạch toán của TH True Milk với

các doanh nghiệp cùng ngành giúp đánh giá vị thế cạnh tranh

 Đưa ra quyết định đầu tư: Đối với nhà đầu tư, hiểu rõ phương pháp hạch toán giúp

đánh giá rủi ro và cơ hội đầu tư

Dựa trên quy mô và đặc thù kinh doanh của TH True Milk (sản xuất và phân phối sữa),

công ty sẽ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Lý do:

Trang 15

 Số lượng hàng hóa lớn: TH True Milk sản xuất và phân phối một lượng lớn sảnphẩm sữa, đòi hỏi việc theo dõi hàng tồn kho liên tục để đảm bảo cung ứng đủ chothị trường.

 Hạn sử dụng sản phẩm: Sản phẩm sữa có hạn sử dụng nhất định, việc theo dõithường xuyên giúp tránh tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hàng

 Yêu cầu về quản lý chất lượng: Ngành sữa có yêu cầu cao về quản lý chất lượng,việc theo dõi hàng tồn kho giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo

3.2 Đặc điểm hàng tồn kho

Hàng tồn kho của TH True Milk có những đặc điểm nổi bật sau:

 Sản phẩm có hạn sử dụng ngắn: Do sản phẩm chính của TH True Milk là sữa tươi

và các chế phẩm từ sữa, nên đặc điểm nổi bật là hạn sử dụng ngắn Điều này đòihỏi công tác quản lý tồn kho phải chặt chẽ, để đảm bảo sản phẩm luôn tươi mới vàkhông bị hư hỏng

 Yêu cầu bảo quản đặc biệt: Sản phẩm sữa tươi và các sản phẩm từ sữa của THTrue Milk cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp để duy trì chất lượng

Vì vậy, hệ thống kho hàng cần được trang bị đầy đủ các phương tiện làm lạnh, bảođảm nhiệt độ ổn định suốt quá trình lưu trữ

 Biến động cung cầu theo mùa: Nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa có thểbiến động theo mùa và sự kiện Ví dụ, nhu cầu có thể tăng vào các dịp lễ, Tết hoặckhi có các chương trình khuyến mãi Điều này đòi hỏi TH True Milk phải có kếhoạch dự trữ hàng hóa phù hợp, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa

 Đa dạng sản phẩm: TH True Milk cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau từ sữatươi, sữa chua, phô mai đến các loại thức uống dinh dưỡng khác Do đó, quản lýhàng tồn kho cần phải linh hoạt, đảm bảo kiểm soát chính xác số lượng và tìnhtrạng của từng loại sản phẩm

 Chịu ảnh hưởng bởi chất lượng nguồn nguyên liệu: Do nguồn nguyên liệu chủ yếu

là sữa bò tươi, nên chất lượng và số lượng hàng tồn kho cũng phụ thuộc lớn vào

Trang 16

tình hình chăn nuôi bò sữa của công ty Sự biến động về nguồn cung nguyên liệu

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất và tồn kho

3.3 Phân loại hàng tồn kho

Nguyên liệu thô: Đây là các nguyên liệu đầu vào để sản xuất sữa và các sản phẩm

từ sữa, bao gồm sữa tươi nguyên liệu, các thành phần phụ gia, nguyên liệu để sảnxuất bao bì và các chất bảo quản

Thành phẩm: Thành phẩm là các sản phẩm đã hoàn thiện, sẵn sàng để bán ra thị

trường Trong trường hợp của TH True Milk, đó có thể là các loại sữa tươi, sữa

chua, kem, phô mai, nước trái cây, và các sản phẩm từ sữa khác

Hình 3.1: Các thành phẩm tiêu biểu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH

 Sản phẩm dở dang: Đây là các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất nhưng chưahoàn thành Sản phẩm dở dang có thể bao gồm sữa đang qua các bước xử lý nhưthanh trùng, lên men, đóng gói, hoặc các quy trình khác

Bao bì và vật liệu phụ: Bao gồm các vật liệu đóng gói như chai, hộp, nắp, nhãn

mác, và các vật tư phụ trợ khác cần thiết cho việc hoàn thiện và bảo quản sảnphẩm

Trang 17

3.4 Cách tính lượng đặt hàng tối ưu

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH đặt hàng theo nhu cầu: Phương pháp này dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng để xác định lượng hàng hóa cần đặt hàng và Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH đã sử dụng phương pháp này để xác định lượng nguyên vật liệu cần thiết Công ty dựa trên dữ liệu bán hàng thực tế để dự báo nhu các loại sản phẩm trong tương lai

Để tính lượng đặt hàng tối ưu cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, ta có thể

áp dụng lý thuyết mô hình EOQ (Economic Order Quantity), một công thức phổ biến trong quản lý hàng tồn kho EOQ giúp xác định lượng đặt hàng sao cho chi phí tổng thể thấp nhất, bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.

Công thức EOQ:

EOQ = √2 DS H

Trong đó:

 D: Nhu cầu hàng năm (đơn vị sản phẩm/năm)

 S: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng (đồng/lần đặt)

 H: Chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng hoá trong một năm (đồng/đơn vị/năm)Các bước thực hiện:

1 Xác định nhu cầu hàng năm (D): Đây là lượng sản phẩm công ty cần đưa ra thịtrường mỗi năm, từ đó ta có thể xác định số nguyên vật liệu, bao bì, phụ gia và cácyếu tố đầu vào khác cần được đặt hàng Có thể lấy từ dữ liệu tiêu thụ hàng nămhoặc dự đoán từ số liệu quá khứ

Trang 18

2 Xác định chi phí đặt hàng (S): Đây là chi phí phát sinh mỗi khi đặt hàng, bao gồmcác chi phí như vận chuyển, xử lý đơn hàng, v.v.

3 Xác định chi phí lưu kho (H): Bao gồm chi phí bảo quản, kho bãi, hỏng hóc hoặcchi phí cơ hội cho mỗi đơn vị sản phẩm lưu kho trong một năm

Ví dụ minh họa:

Giả sử Công ty TH có các thông tin sau:

 Nhu cầu hàng năm là 10,000 đơn vị sản phẩm

 Chi phí đặt hàng mỗi lần là 500,000 đồng/lần

 Chi phí lưu kho là 1,000 đồng/đơn vị/năm

Áp dụng vào công thức EOQ:

EOQ=√2 ×10, 000 ×500,0001000 = 3,162 đơn vịVậy, lượng đặt hàng tối ưu sẽ là khoảng 3,162 đơn vị mỗi lần đặt

Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt lý thuyết Trên cơ sở thực tế, cách tính lượng đặt hàng tối ưucho công ty không dễ dàng và đơn giản như trên vì lượng đặt hàng bị ảnh hưởng bởinhiều yếu tố khác như:

 Biến động về nhu cầu: Sản phẩm sữa có thể có sự biến động về nhu cầu theo mùa,

ví dụ như tăng mạnh vào mùa tựu trường hoặc các dịp lễ Công ty cần tính toán để điều chỉnh EOQ sao cho phù hợp

 Thời gian giao hàng: Nếu thời gian giao hàng từ nhà cung cấp kéo dài, công ty có thể cần tăng lượng đặt hàng lên để đảm bảo không bị thiếu hụt hàng trong thời gian chờ

Ngày đăng: 30/10/2024, 12:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w