Khái niệm Vận tải hàng hóa bằng đường thủy là hoạt động vận tải có liên quan đếnviệc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụngnhững khu đất, khu nước gắn l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
Tên đề tài: Thực trạng vận tải hàng hoá bằng đường
thủy tại Việt Nam
Nhóm sinh viên thực hiện: ĐÀO PHƯƠNG ANH
BÙI THỊ THANH HUYỀN
HỒ THỊ MAI LOAN NGUYỄN HỮU MINH CHU VĂN NAM
LÊ THỊ HOÀI NGÂN
VŨ MAI PHƯƠNG TRẦN THỊ THU HOÀNG NHẬT TÂN
Lớp : ĐH12LQ2
Khoá : 12 (2022-2026)
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, tháng 9/2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN NHÓM
STT Tên thành viên Phân công nhiệm vụ
1 Đào Phương Anh Nội dung (các nhân tố ảnh
hưởng: nhân tố kinh tế - xã hội
2 Bùi Thị Thanh Huyền Nội dung ( thuận lợi, khó
khăn), slide, phản biện, trả lời câu hỏi (câu 6 – 9)
3 Hồ Thị Mai Loan Nội dung ( giải pháp, kết
luận), slide, trả lời câu hỏi (câu 1 - 5)
4 Nguyễn Hữu Minh (Thư kí) Nội dung (cơ sở hạ tầng,
thực trạng, yếu tố tác động đến chi phí), slide, trả lời câuhỏi (câu hỏi của thầy)
5 Chu Văn Nam Nội dung (phân loại, đặc
điểm)
6 Lê Thị Hoài Ngân ( Nhóm trưởng) Nội dung (khái niệm, vai
trò), tổng hợp word, slide, phản biện
7 Vũ Mai Phương Nội dung (cơ sở hạ tầng,
thực trạng), phản biện
8 Trần Thị Thu Nội dung (cơ sở hạ tầng,
thực trạng)
9 Hoàng Nhật Tân Nội dung (các nhân tố ảnh
hưởng: nhân tố tự nhiên)
MỤC LỤC
Trang 3PHẦN I: NỘI DUNG
MỞ ĐẦU 4
I Tổng quan về hệ thống đường thủy 5
1 Khái niệm 5
2 Đặc điểm 5
3 Phân loại 6
4 Vai trò 7
5 Các nhân tố ảnh hưởng 8
II Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường thủy tại Việt Nam 14
1 Cơ sở hạ tầng 14
2 Thực trạng 19
3 Yếu tố chính tác động đến chi phí vận tải 21
4 Thuận lợi, cơ hội 22
5 Khó khăn, thách thức 23
6 Giải pháp 24
7 Định hướng: “Phát triển cảng xanh” 25
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHẦN II: SLIDE PHẦN III: PHẢN BIỆN BIÊN BẢN PHẢN BIỆN 28
TRẢ LỜI CÂU HỎI 31
Trang 4MỞ ĐẦU
Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy cácngành kinh tế khác phát triển theo Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vậntải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải thủy Vận tải liên kết các nềnkinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí,giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cảngười sản xuất và tiêu dùng
Trong thương mại quốc tế thì vận tải thủy đóng vai trò đặc biệt quan trọng,khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đườngthủy.Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ, vận tảihàng hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng và logisticscủa mỗi quốc gia Tại Việt Nam, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và bờbiển dài hơn 3.200 km, vận tải đường thủy không chỉ là phương thức vậnchuyển truyền thống mà còn là lựa chọn chiến lược trong việc tối ưu hóa chiphí và thời gian vận chuyển
Với nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiệncho hàng loạt những hãng tàu lớn quốc tế có mặt tại thị trường Việt Namcạnh tranh với nhau, với vận tải thủy còn nhiều thách thức Chính vì vậy, đềtài “Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường thủy tại Việt Nam” của nhómchúng em sẽ đi vào phân tích thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường thủytại Việt Nam hiện nay, từ những cơ hội phát triển cho đến những khó khăn
và giải pháp cần thiết để tối ưu hóa phương thức vận chuyển này, góp phầnvào sự phát triển bền vững của ngành logistics và nền kinh tế quốc dân
Trang 5I Tổng quan về hệ thống đường thủy
1 Khái niệm
Vận tải hàng hóa bằng đường thủy là hoạt động vận tải có liên quan đếnviệc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụngnhững khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền cácquốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia,
và việc sử dụng tàu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyểnhành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển
2 Đặc điểm
Với vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260km lại
có nhiều vũng, vịnh, chắn gió tốt, nước sâu rất thích hợp cho các tàu neođậu an toàn, từ đó xây dựng thành các hải cảng lớn, đó là chưa kể biển nước
ta còn nằm dọc đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái BìnhDương – đây là nơi giao lưu buôn bán quốc tế của nhiều nước, lợi thế nhiềucảng biển, hoàn toàn thuận lợi cho việc phát triển ngành vận tải biển nóichung
* Một số đặc điểm có thể kể đến như sau:
-Nhiều tuyến đường, tuyến đường vận chuyển thông thoáng, có thể vậnchuyển được nhiều hàng hóa với khối lượng và kích thước lớn: Tuy nhiên,việc quản lý và duy trì các tuyến đường thủy đòi hỏi chi phí và công sứclớn, đặc biệt là trong việc nạo vét và bảo trì các kênh rạch
-Phát huy được những ưu điểm và sử dụng dòng nước của các con sông tựnhiên: Qua việc sử dụng dòng nước tự nhiên giúp tiết kiệm năng lượng vàchi phí vận hành, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường so với cácphương tiện vận tải khác
-Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết, thủy văn, thủytriều… do vậy không tận dụng được khả năng sử dụng phương tiện
-Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng dòng chảy tự nhiên của sông và biển giúptiết kiệm năng lượng so với các phương thức vận tải khác như đường bộhoặc đường hàng không Tuy nhiên, các yếu tố như bão, lũ lụt, hay thủy
Trang 6triều có thể gây gián đoạn hoạt động vận tải, làm giảm tính ổn định và độtin cậy.
-Tính linh hoạt cơ động kém, đòi hỏi phải có sự phối hợp với các hệ thốngvận tải khác để nối liền các khu vực kinh tế với nhau: Vận tải đường thủy
có thể kết hợp với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt
để tạo thành hệ thống vận tải đa phương thức, tối ưu hóa hiệu quả vậnchuyển
3 Phân loại
3.1 Đường thủy nội địa
Khái niệm: Đường thủy nội địa ở Việt Nam bao gồm các con sông lớn,kênh, và rạch, được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa và hành kháchtrong nội địa Việt Nam có khoảng 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổngchiều dài 41,900 km , nhưng mới quản lí và khai thác được 8,036 km Các
hệ thống sông chính bao gồm sông Hồng, sông Mekong ( sông Cửu Long ),sông Đồng Nai, và sông Mã
Phân loại:
Sông lớn:
+ Sông Mê Công (Cửu Long): Là một trong những hệ thống sông chính ởmiền Nam, cung cấp tuyến đường quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa
từ đồng bằng sông Cửu Long đến các cảng biển và khu vực lân cận
+ Sông Hồng: Chảy qua khu vực Bắc Bộ, kết nối Hà Nội với các khu vựckhác và cảng Hải Phòng Sông Hồng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ miềnBắc đến miền Trung và miền Nam
Kênh đào:
+ Kênh Đào Phú Xuân: Kênh nhân tạo ở miền Nam,dài khoảng 8km- giúpkết nối các hệ thống sông và rạch, tăng cường khả năng vận chuyển hànghóa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM, nhằm phát triểnkinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư địa phương
Rạch:
Trang 7+ Rạch Dừa: Các con rạch nhỏ hơn, chủ yếu phục vụ cho vận chuyển hànghóa trong các khu vực nông thôn và đồng bằng, nơi có hệ thống giao thôngđường bộ chưa phát triển.
3.2 Đường biển
Khái niệm: Đường biển bao gồm các tuyến đường qua các vùng biển vàđại dương, kết nối các cảng biển trong nước với thị trường quốc tế ViệtNam có đường bờ biển dài 3.260km – kéo dài từ Móng Cái ( Quảng Ninh )– Hà Tiên ( Kiên Giang ) gồm 28 Tỉnh và Thành Phố giáp biển , cùng với
đó có nhiều cảng biển quan trọng cho xuất nhập khẩu hàng hóa : HảiPhòng , Quảng Ninh ,Sài Gòn (TP-HCM)
- Phân loại:
Đại dương:
+ Biển Đông: Tuyến đường biển chính, kết nối các cảng biển Việt Namvới các thị trường quốc tế, bao gồm các khu vực châu Á, châu Âu và BắcMỹ
Biển nội địa:
+ Vịnh Bắc Bộ: Vùng biển quan trọng ở miền Bắc, kết nối với cảng HảiPhòng và phục vụ cho vận chuyển hàng hóa từ miền Bắc ra quốc tế
+ Vịnh Cam Ranh: Vùng biển ở miền Trung, có cảng nước sâu quan trọngcho xuất nhập khẩu và hỗ trợ logistic quân sự
Cảng biển:
+ Cảng Sài Gòn: Một trong những cảng lớn nhất ở miền Nam, đóng vaitrò quan trọng trong xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, đồng thời là trungtâm logistic chính của TP.HCM
+ Cảng Hải Phòng: Cảng biển lớn ở miền Bắc, kết nối với sông Hồng và
là trung tâm xuất nhập khẩu chính cho khu vực Bắc Bộ
4 Vai trò
- Vai trò đối với sự phát triển kinh tế
+ Góp phần đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa: thật vậy, vận chuyểnnội địa nói riêng cũng như các hình thức vận chuyển khác trong ngành vận
Trang 8tải, là phương tiện giúp lưu thông, phân phối hàng hóa Đưa nguyên liệu từnơi khai thác, trồng trọt đến các nhà máy, đưa sản phẩm từ nhà máy đến vớicửa hàng, doanh nghiệp và đưa từ doanh nghiệp đến với người tiêu dùng + Giúp điều phối, cân bằng nền kinh tế mà cụ thể hơn chính là hàng hóa,chẳng hạn như đưa hàng hóa từ nơi nhiều đến nơi thiếu, trao đổi những đặcsản, khoáng sản giữa các vùng miền trong một lãnh thổ quốc gia Từ đó,giúp cho quá trình trao đổi hàng hóa trong nước diễn ra mạnh mẽ, hàng hóađược cân bằng và giá cả phù hợp hơn.
- Vai trò đối với doanh nghiệp, chủ hàng
+ Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp của những hàng hóa cókhối lượng nặng, kích thước lớn, số lượng lớn vận chuyển đường biển gầnnhư là hình thức trao đổi, vận chuyển duy nhất cả trong và ngoài nước Sovới đường hàng không, vận chuyển đường biển có chi phí thấp hơn nhiều,
vì thế đối với những loại hàng hóa có tính đặc thù kể trên, đây là sự lựachọn lí tưởng nhất
+ Không những thế, vận chuyển đường biển còn phù hợp với các loạimặt hàng may mặc, tiêu dùng,… mà không áp lực về thời gian vận chuyển
- Vai trò đối với ngành vận tải biển
Đối với ngành vận tải biển, vận chuyển đường biển nội địa không chỉ làmột hình thức nằm trong ngành, mà còn là yếu tố giúp duy trì ngành vận tảibiển của một vài quốc gia
+ Vận tải đường thủy cung cấp và phân phối nguyên liệu cho các ngành sảnxuất trong và ngoài nước Vì thế có thể nói phương thức vận tải này là cơ sở
để thúc đẩy nhiều ngành sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho sự ra đời củanhiều ngành công nghiệp mới
+ Vận tải đường thủy còn đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và
mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động
+ Là hình thức thúc đẩy hợp tác giữa các mối quan hệ giữa các nước và thuhút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam
Trang 91 Cảng Hải Phòng: Là cảng biển lớn nhất và quan trọng nhất của ViệtNam, nằm ở phía Bắc của đất nước Cảng Hải Phòng đóng vai trò quantrọng trong vận chuyển hàng hóa và thương mại quốc tế.
2 Cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh): Nằm ở phía Nam của Việt Nam, cảngCát Lái là cảng biển lớn và quan trọng tại khu vực miền Nam, đóng gópđáng kể vào hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước
3 Cảng Đà Nẵng: Nằm ở trung tâm của Việt Nam, cảng Đà Nẵng là mộttrong những cảng biển quan trọng nhất của đất nước, phục vụ cho việc vậnchuyển hàng hóa và du lịch
4 Cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, cảngCẩm Phả là một trong những cảng than lớn nhất của Việt Nam, đóng vai tròquan trọng trong việc xuất khẩu than đá
5 Cảng Vũng Tàu: Nằm ở miền Nam của Việt Nam, cảng Vũng Tàu là mộttrong những cảng dầu khí quan trọng của Việt Nam, phục vụ cho việc vậnchuyến dầu khí và các sản phẩm liên quan
- Những cảng biển này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạtđộng thương mại và phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như là điểm nốiliên kết quan trọng với các quốc gia khác trên thế giới
- Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối giữaThái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Châu Âu và Châu Á, cũng như TrungĐông và Châu Á Đây là một trong những vùng biển có mạng lưới giaothông đông đúc nhất trên thế giới, đứng ở vị trí thứ hai sau Biển Địa TrungHải
Trang 10- Với vị trí quan trọng như vậy rất thuận lợi trong việc xuất khẩu hànghóa nước ta kết nối các thị trường lớn như: Trung quốc và các nướcASEAN và các thị trường lớn như Mỹ và EU.
- năm 2022, mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu chạy qua khu vực này, vớikhoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn và hơn 10% là tàu có trọng tảitrên 30.000 tấn, chiếm 1/4 tổng số tàu hoạt động trên toàn cầu Hơn 90%lưu lượng hàng hóa thương mại của thế giới được vận chuyển bằng đườngbiển, trong đó có khoảng 45% phải qua Biển Đông Lượng dầu và khí đốtđược vận chuyển qua khu vực này lớn gấp 15 lần so với kênh đào Panama.Với những eo biển quan trọng như eo biển Malacca, Biến Đông đóng vaitrò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, giao thông hàng hải vàphát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực, do có vị trí địa lý vàchiến lược đặc biệt
- Mùa mưa và lũ lụt: Mùa mưa kéo dài có thể gây ra lũ lụt, làm ngập cáctuyến đường thủy và gây gián đoạn cho hoạt động vận tải Việc này ảnhhưởng đến lịch trình và khả năng vận chuyển hàng hóa
- Bão và thời tiết xấu: Các cơn bão thường xuyên xảy ra trong mùa bão cóthể làm tăng rủi ro cho tàu thuyền, ảnh hưởng đến an toàn vận chuyển vàgây thiệt hại cho hàng hóa
- Nhiệt độ và độ ẩm: Thời tiết nóng ẩm có thể tác động đến chất lượnghàng
Trang 11hóa, đặc biệt là hàng hóa nhạy cảm như thực phẩm, yêu cầu các biện phápbảo quản đặc biệt trong quá trình vận chuyển.
- Mạng lưới sông ngòi: dày đặc địa hình đa dạng với nhiều sông lớn vàkênh rạch tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa nội địa Tuy nhiên,một số khu vực hẹp hoặc nông có thể hạn chế kích thước tàu và loại hànghóa vận chuyển
- Đồng bằng và miền núi: Các khu vực đồng bằng thuận lợi cho việc xâydựng cảng và bến bãi, trong khi miền núi có thể khó khăn hơn trong việcphát triển hạ tầng vận tải thủy
- Cảng và bến bãi: Địa hình ảnh hưởng đến vị trí và khả năng phát triển củacảng Các cảng cần có độ sâu và vị trí thuận lợi để tiếp nhận tàu lớn
c) Biển
- Nước ta có một vị trí chiến lược về kinh tế rất quan trọng ở biển đông
1 Giao thông quốc tế: Biến là con đường chính cho vận tải hàng hóa giữacác quốc gia Khoảng 90% hàng hóa toàn cầu được vận chuyển qua đườngbiển
2 Chi phí thấp: Vận tải biển thường có chi phí thấp hơn so với các phươngthức khác như đường bộ hoặc hàng không, đặc biệt cho hàng hóa khốilượng lớn hoặc cồng kềnh
3 Khả năng vận chuyển lớn: Tàu biển có khả năng chở hàng hóa với khốilượng lớn, từ container, dầu mỏ đến hàng hóa rời khác 4 Kết nối các khuvực: Biến kết nối các vùng, quốc gia và châu lục, tạo điều kiện thuận lợicho thương mại và phát triển kinh tế
5 Vận tải đa phương thức: Vận tải biển thường kết hợp với các phươngthức khác như đường bộ và đường sắt, tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả
6 Thúc đẩy du lịch: Ngoài vận tải hàng hóa, biến cũng đóng vai trò quantrọng trong vận tải hành khách, thúc đẩy ngành du lịch với các tuyến tàu dulịch
7 Tác động đến môi trường: Vận tải biển có thể gây ô nhiễm môi trườngnước và không khí, đòi hỏi các biện pháp quản lý và bảo vệ
d) Thủy văn
Trang 12Sự thất thường của thời tiết làm thay đổi trì hoãn lịch trình vận chuyển Nhất
là vào mùa đông tháng 9-10 dương lịch thời tiết bắt đầu có mưa và áp thấpnhiệt đới không khí lạnh làm cho thời tiết trên biển trở nên phức tạp hơn.Điển hình ngay bão YAGI vừa qua đã làm gián đoạn lịch trình vận chuyểnhàng hóa qua nước ta ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thiệt hại về người
và của chưa ước tính được con số cụ thể tình trạng thời tiết xấu kéo dài làmcho quá trình vận tải xuất nhập khẩu trở nên gián đoạn
5.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
5.2.1 Dân cư và nguồn lao động
a) Dân cư:
Dân cư là đối tượng, khách hàng của ngành GTVT, trong đó có giao thôngđường thuỷ Với dân số khoảng trên 99,6 triệu người (2024) cộng với điềukiện cuộc sống ngày càng nâng lên, nhu cầu đi lại của con người ngày cànglớn đã tạo nên lượng hành khách lớn cho ngành
Sự phân bố dân cư cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bổ mạng lướiGTVT Dân cư thường tập trung ở khu vực hạ lưu sông nên ở những đầumôi vận lải cảng sông, cảng biển hoạt động vận tải thuỷ diễn ra tấp nập hơnnhững nơi khác
b) Nguồn lao động:
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, sự hình thành và phát triểnnhiều trường chuyên ngành về giao thông được tăng cường đã tạo điều kiệncho ngành giao thông đường thủy có thể tiếp nhận một lực lượng lao động
có kĩ thuật và chuyên môn cao Ví dụ như ngành đường biển, theo thống kêhiện có khoảng 40.000 sĩ quan và thuyền viên, trong đó có khoảng 11.000thuyền trường và máy trưởng
5.2.2 Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân
Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đốivới hoạt động và phân bố của hệ thống GTVT nói chung và ngành giaothông đường thủy nói riêng Vì các ngành kinh tế quốc dân chính là kháchhàng của ngành Mặt khác, các ngành công nghiệp và dịch vụ khác cũnggóp phần trang bị cơ sở vật chất - kĩ thuật cho toàn ngành
Trang 13Hệ thống vận tải đường thủy giúp di chuyển hàng hóa từ các vùng sản xuấtđến các thị trường tiêu thụ, cả trong nước và xuất khẩu Ngành thương mại,đặc biệt là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, phụ thuộc nhiều vào vận tảiđường thủy, vì đây là phương thức chính để vận chuyển hàng hóa ra nướcngoài và nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam Sự phát triển của ngành dịch
vụ logistics và hệ thống cảng biển ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chiphí vận tải đường thủy Các cảng biển lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, và CáiMép-Thị Vải đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hàng hóa với thịtrường quốc tế Ngành du lịch, đặc biệt là du lịch ven biển và sông, cũngảnh hưởng đến vận tải đường thủy Sự gia tăng lượng khách du lịch dẫn đếnnhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ ngành du lịch như thực phẩm, hànghóa lưu niệm và thiết bị du lịch
5.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
Đối với GTVT đường thủy để có thể phát triển tốt, hệ thống tàu thuyền vàcác công trình cảng biển có vai trò rất lớn Những nhân tố này nằm trong hệthống cơ sở vật chất - kĩ thuật và hạ tầng Hiện nay với việc tăng cường độitàu có trọng tải hóa và những ngành nghề dịch vụ phụ trợ có liên quan đãgóp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành, đặc biệt là ngành GTVTbiển quốc tế
Tuy nhiên, phần lớn cơ sở kĩ thuật và hạ tầng ở các cảng địa phương và cáctuyến đường nội địa vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hiện nay: ởmột số cảng các kho chứa hàng không đảm bảo việc bảo quản sản phẩm,công tác chỉnh trị sông còn yếu kém gây ách tắc giao thông trong mùa mưabão Điều này cần được sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền
5.2.4 Thị trường
Thị trường là động lực thúc đẩy hoạt động giao thông đường thủy.Thịtrường diễn ra mạnh mẽ càng làm tăng KLVC và KLLC toàn ngành Đặcbiệt hiện nay, trong bối cảnh của nên kinh tế toàn cầu thị trường quốc tếngày càng phát triển, việc chúng ta gia nhập WTO và nhiều tổ chức quốc tế,khu vực khác đã tạo cho giao thông đường thủy đặc biệt là GTVT biến cóđiều kiện mở rộng các tuyến đường dài giao lưu với thế giới bên ngoài
Trang 145.2.5 Vốn đầu tư
Vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực vận chuyền
và chất lượng ngành giao thông đường thuỷ Muốn hiện đại hoá các bếncảng, nâng cao năng suất của đội tàu luôn cần phải có nguồn vốn nhấtđịnh Bên cạnh nguồn vốn trong nước, hiện nay việc thu hút và huy độngvốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất lớn Tuy nhiên hiện nay, vốn đầu tưcủa cả trong nước và ngoài nước đều chủ yếu tập trung vào những khu vựctrọng điểm, còn ở những bộ phận khác chưa được đầu tư thích đáng Điềunày đã làm tăng khoảng cách chênh lệch giữa những vùng trọng điểm vàvùng biên
5.2.6 Đường lối và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước
Đường lối và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước có vai trò quyếtđịnh, có thể thúc đầy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành Đối với nhữngvùng động lực đã có hàng loạt chính sách đầu tư thích đáng Việc xây dựngcảng trung chuyển quốc tế Vân Phong là một điển hình Thông qua việcxem xét vị trí điều kiện tự nhiên của vùng, đồng thời xác định được vị tríchiến lược của Việt Nam có thể xây dựng được cảng trung chuyến có giá trịlớn, nên ngay từ năm 1978, Chính phủ kết hợp với Bộ Giao thông vận tải đã
có chính sách đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, làmtiền đề cho giao thông vận tải đường thủy Việt Nam phát triển và tạo chỗđứng trong hệ thống giao thông đường thuỷ thế giới
II Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường thủy tại Việt Nam
1 Cơ sở hạ tầng
1.1 Cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa
Với hơn 2.360 con sông và kênh rạch, Việt Nam sở hữu một mạng lướiđường thủy nội địa rộng lớn Tuy nhiên, tiềm năng của hình thức vận tảinày vẫn chưa được khai thác hết
Khu vực phía Bắc:
Trang 15Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh: Đây là tuyến vận tải huyết mạch, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các trung tâmkinh tế lớn của miền Bắc.
Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai: Tuyến này phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ đồng bằng lên vùng cao và ngược lại
Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình: Tuyến này khai thác tiềm năng vận chuyển than đá và các loại hàng hóa khác từ Quảng Ninh
Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình: Tuyến này phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng
Khu vực phía Nam:
Sài Gòn - Cà Mau: Đây là tuyến vận tải quan trọng, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ: Tuyến này kết nối các cảng biển lớn với các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long
Bản đồ các tuyến vận tải thủy nội địa Việt Nam
Hệ thống sông và luồng tuyến:
Trang 16-Sông Hồng từ Lào Cai qua Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội và đổ ra biển tại Hải
Phòng Đây là tuyến sông chính, có vai trò quan trọng nhất trong khu vực phía Bắc, đặc biệt là với các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Hà Nội và cảng Phố Mới (Lào Cai) Tuyến sông này có khả năng vận chuyển lớn, kết nối với các tuyến đường bộ và đường sắt
-Sông Đà nối từ Sơn La qua Hòa Bình đến Phú Thọ, nơi hợp lưu với sông
Hồng.Sông Đà có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thủy điện và nước sinh hoạt, nhưng khả năng vận tải bị hạn chế do các đập thủy điện lớn như đập Hòa Bình và Sơn La
-Sông Lô chạy từ Tuyên Quang qua Phú Thọ và hợp lưu với sông Hồng tại
Việt Trì.Tuyến sông này có khả năng vận chuyển hàng hóa từ vùng núi đến đồng bằng, kết nối với sông Hồng và mở rộng ra biển Đặc biệt là các khu vực khai thác khoáng sản ở Tuyên Quang thường sử dụng tuyến này
- Sông Thái Bình bắt nguồn từ Bắc Giang và Hải Dương, nối với sông
Kinh Thầy và sông Luộc, ra biển tại khu vực Hải Phòng.Đây là tuyến sông quan trọng cho việc vận chuyển nông sản, vật liệu xây dựng và hàng hóa từ vùng đồng bằng sông Thái Bình đến các khu vực khác trong vùng
Năm 2024, lĩnh vực đường thủy nội địa tiếp tục đạt được những bước tiếnlớn với nhiều điểm nhấn quan trọng Một trong những thành tựu nổi bậtnhất là việc hoàn thành và đưa vào khai thác cụm công trình kênh nối sôngĐáy với sông Ninh Cơ tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Công trìnhnày nằm trong Dự án Phát triển Giao thông Vận tải khu vực Đồng bằng Bắc
Bộ, góp phần giảm đáng kể chi phí vận tải và logistics trên hành lang vậntải thủy số 2 Đồng thời, dự án cũng đã thúc đẩy việc phát triển các tuyếnvận tải thủy nội địa theo hướng logistics xanh trên những hành lang chínhtại khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, và Đồng bằng sông CửuLong
Trang 17Về nâng cấp hạ tầng, khu vực phía Bắc đã hoàn thành việc cải tạo và nângcấp 9/17 tuyến đường thủy nội địa, đạt 53% tổng chiều dài, tương ứng vớikhoảng 1.200 km Tại khu vực miền Trung, đã có 2/10 tuyến được nângcấp, đạt 20%, tương đương 96 km Khu vực phía Nam tiếp tục dẫn đầu vớiviệc nâng cấp 10/18 tuyến, đạt 72%, với tổng chiều dài khoảng 2.470 km.Các con số mới nhất này thể hiện rõ sự tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện
hạ tầng đường thủy nội địa trên cả nước
Ngoài ra, trong năm 2024, các dự án trọng điểm như Dự án nâng cấp kênhChợ Gạo giai đoạn II, Dự án nâng cấp hành lang đường thủy và logisticskhu vực phía Nam, Dự án nâng cấp tĩnh không Cầu Đuống, và Dự án nângcao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy quốcgia đã gần hoàn tất và bắt đầu mang lại hiệu quả rõ rệt Những dự án nàykhông chỉ giúp khơi thông các "điểm nghẽn" quan trọng mà còn tăng cườngkhả năng vận tải giá rẻ, hiệu quả, đồng thời hỗ trợ tích cực cho hệ thống vậntải đường bộ
Tuy nhiên, mặc dù đường thủy nội địa chiếm khoảng 22% tổng sản lượngvận tải toàn ngành giao thông, nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng đườngthủy vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm dưới 6% tổng vốn đầu tư cho ngànhgiao thông vận tải Trong đó, ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực này đãtăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng vốn đầu tư
1.2 Cơ sở hạ tầng đường biển
Tuyến đường chính:
-Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Nam: Là tuyến vận chuyểnđường biển nội địa lớn nhất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, đi qua cáccảng biển lớn nhỏ của hai miền
-Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Nam Trung: Là tuyến vận tải biểncủa các cảng từ Trung vào Nam
Trang 18-Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Trung: Là tuyến vận tải biển từcác cảng ở miền Trung đỗ dài ra Bắc
-Một vài tuyến vận chuyển đường biển nội địa nhỏ khác như tuyến TPHCM– Cần Thơ, TPHCM – Hà Nội, TPHCM – Bà Rịa-Vũng Tàu,…những tuyếnnày được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
Tuyến đường biển quốc tế
1 Tuyến đường biến từ Việt Nam sang châu Âu
- Tuyến Việt Nam - Tây Âu (Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ)
- Tuyến Việt Nam - Bắc Âu (Thụy Điến, Đan Mạch, Na Uy, và Phần Lan)
- Tuyến Việt Nam - Nam Âu (Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha)
2 Tuyến đường biến từ Việt Nam sang Châu Mỹ:
- Tuyến đường đi qua kênh đào Suez
- Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (The Cape of Good Hope) thuộc NamPhi
- Tuyến đường đi qua kênh Panama
3 Tuyến đường biển Việt Nam - Hồng Kông - Nhật Bản
Việt Nam đã hình thành được các tuyến vận tải container biển xa đi Mỹ vàChâu Âu, Châu Á, đáp ứng được toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩucontainer trực tiếp mà không phải thông qua nước thứ ba, tiết kiệm được chiphí vận tải và thời gian của khách hàng
Cụ thể, theo Cục Hàng hải Việt Nam, có 25 tuyến vận tải đi Châu Mỹ, chủyếu tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải.Đối với tuyến vận tải đi Châu Âu có 3 tuyến, tập trung ở hai cụm cảng nướcsâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải
Hệ thống cảng biển Việt Nam:
-Cảng Hải Phòng: Là một trong những cảng biển lớn nhất và hiện đại nhất
Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu container lớn và các loại tàu hàngkhác
-Cảng Cái Mép - Thị Vải: Nằm ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đây là cảng
biển nước sâu hiện đại, có khả năng tiếp nhận các tàu container siêu lớn
Trang 19-Cảng Đà Nẵng: Là cảng biển trung chuyển quốc tế quan trọng ở miền
Trung, có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối với các nước trong khu vực
-Cảng Quy Nhơn: Nằm ở tỉnh Bình Định, đây là cảng biển đa năng, có khả
năng tiếp nhận các loại tàu hàng khác nhau
-Cảng Vân Phong: Là cảng biển nước sâu, có tiềm năng lớn để trở thành
trung tâm cảng biển quốc tế của Việt Nam
Năm 2024, lĩnh vực hàng hải tiếp tục đạt được những tiến bộ quan trọng Cảng Cần Giờ đã được xác định là cảng trung chuyển quốc tế và đang tronggiai đoạn kêu gọi đầu tư, hướng đến triển khai thực hiện sớm Bên cạnh đó,
hạ tầng cảng biển tiếp tục được cải thiện với các dự án lớn như khu bến Liên Chiểu và quá trình nạo vét nhiều luồng hàng hải quan trọng đã được thúc đẩy Các luồng này bao gồm luồng kênh Cái Tráp, Rạch Giá, Hải Phòng (đoạn Lạch Huyện), Hải Thịnh, Cửa Lò, Đà Nẵng, Sa Kỳ, Soài Rạp,
và luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, cùng với luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn trên sông Hậu
Về hệ thống cảng biển, Việt Nam hiện có 34 cảng với hơn 100 km cầu cảng Đội tàu biển của Việt Nam đã tăng lên 1.025 tàu, với tổng trọng tải 10,8 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ 3 trong ASEAN và đứng thứ 26 trên thếgiới Đồng thời, 850 phương tiện vận tải ven biển (VR-SB) đảm nhiệm 100% vận tải biển nội địa Trong tương lai, hệ thống cảng và đội tàu biển sẽtiếp tục mở rộng nhằm giảm tải cho đường bộ, đặc biệt trên hành lang vận tải Bắc - Nam, nơi vận tải đường biển đã chiếm 50% thị phần, ngang bằng với vận tải đường bộ
Về vốn đầu tư, giai đoạn 2021-2024 ghi nhận nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực hàng hải tiếp tục tăng mạnh, với tỷ trọng vốn ngoài ngân sách chiếm 88% trong tổng số hơn 220 nghìn tỷ đồng Năm 2024, ngành hàng hải tiếp tục duy trì tăng trưởng trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, dự kiến đạt trên 700 triệu tấn, duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 11% so với giai đoạn trước Những
Trang 20con số này thể hiện sự phát triển bền vững và sự gia tăng đáng kể về năng lực vận tải của ngành hàng hải Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19.
2 Thực trạng
2.1 Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa
Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, 8 tháng đầu năm 2024, sản lượng vậntải đường thủy nội địa vẫn giữ mức tăng trưởng hai con số
Cụ thể, vận tải hành khách đạt hơn 244,5 triệu lượt khách, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2023 Vận tải hàng hóa đạt hơn 360,7 triệu tấn, tăng 11,7% so với cùng kỳ
Đây là kết quả của các chính sách, quy định tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển vận tải đường thủy Theo đó, trong quản lý phương tiện, 8 tháng đã thực hiện đăng ký đăng ký 214 phương tiện, với tổng trọng tải hơn134.000 tấn, tổng lượng ghế hơn 1.600 ghế, tổng công suất hơn 73.000 CV
Cùng với việc phát triển các tuyến dịch vụ tàu mẹ, thời gian qua, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không ngừng tăng trưởng Thống kê cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đạt hơn 100 triệu tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023
Tổng sản lượng container thông qua cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải (kể cảhàng container nội địa) đạt gần 8 triệu Teu, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2023
Theo báo cáo của Cảng vụ đường thủy nội địa, 9 tháng 2024, kết quả thu phí hạ tầng cảng biển đạt hơn 1.046 tỷ đồng, tương đương gần 84% dự toán thu năm 2024, tăng 147 tỷ đồng, tương ứng 16% so với cùng kỳ năm trước
Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, cơ quan này đang tiếp tục đề xuất Bộ GTVT triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải đường thủy nội địa như: Cho phép phương tiện thủy nội địa được hoạt động tuyến
Trang 21cửa sông - cảng biển, từ đó nâng cao hiệu quả hành lang vận tải thủy số 2 (Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình) và tuyến vận tải thủy kết nối đồng bằng sông Cửu Long đến cảng Cái Mép - Thị Vải qua cửa sông Tiền, sông Hậu.
Cùng đó đề xuất TP Hải Phòng xem xét miễn phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển với hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy nội địa nhằm tăng thị phần vận tải thủy nội địa ở khu vực phía Bắc
2.2 Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường biển
Theo Cục Hàng hải VN, thời gian qua, sản lượng hàng hoá qua cảng biển có
sự tăng trưởng Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển ước đạt hơn 640 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023
Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt hơn 150 triệu tấn, tăng 14% so với cùng
kỳ Hàng nhập khẩu ước đạt gần 200 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ Hàng nội địa ước đạt gần 290 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ
Đối với hàng container, tổng khối lượng hàng hoá tính theo Teu trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 22 triệu Teu, tăng 19% so với cùng kỳ.
Các khu vực có khối lượng hàng hóa thông qua cao nhất nước đều ở các cảng biển lớn như TP.HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh Một số khu vực khác cũng có sản lượng tăng cao như Huế, Quy Nhơn, Cần Thơ, Thanh Hóa, Đà Nẵng
Bên cạnh việc kinh tế đang dần hồi phục, việc các cảng tăng sản lượng hànghoá bốc dỡ, tăng trưởng hàng hoá còn được đánh giá là kết quả của việc luồng hàng hải Cái Mép sau khi được nâng cấp xuống độ sâu -15.5m đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu biển ra vào cảng không phải chờ thuỷ triều, rút ngắn thời gian hành hải
Trang 223 Yếu tố chính tác động đến chi phí vận tải
1 Chi phí nhiên liệu: Giá dầu diesel vào ngày 18/10/2024 tại Việt Nam tănglên mức 18.320 - 18.570 VND/lít, làm tăng chi phí vận tải, đặc biệt trong ngành vận tải đường thủy và logistics
2 Kích thước và tải trọng của tàu: Phần lớn tàu thủy Việt Nam có trọng tải dưới 2.000 DWT, dẫn đến hiệu quả chuyên chở thấp và chi phí vận chuyển cao do kích thước tàu nhỏ
3 Cơ sở hạ tầng cảng: Việt Nam có 320 cảng biển, nhưng nhiều cảng nhỏ hạn chế về khả năng bốc dỡ tự động, khiến thời gian xử lý hàng hóa kéo dài
và chi phí logistics tăng cao Phí dịch vụ cảng dao động từ 1,5 - 2 triệu VND/container
4 Chi phí bảo trì và vận hành tàu: Đội tàu với tuổi thọ trung bình 20 - 25 năm gây ra chi phí bảo trì lớn, từ 80 - 700 triệu VND/tàu mỗi năm Tàu cũ tiêu tốn nhiều chi phí bảo dưỡng và giảm hiệu suất vận hành
5 Chi phí lao động: Lương thuyền viên dao động từ 8 - 12 triệu
VND/tháng, lương thuyền trưởng từ 22 - 35 triệu VND/tháng Chi phí lao động gia tăng, nhưng nguồn nhân lực có tay nghề cao còn thiếu
6 Tình hình thời tiết và thiên tai: Việt Nam chịu ảnh hưởng của 8 - 10 cơn bão lớn mỗi năm, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho vận tải đường thủy, làm gián đoạn vận chuyển, tăng chi phí sửa chữa và vận hành
4 Thuận lợi, cơ hội
- Đường thủy là một phương tiện vận tải tiết kiệm và thân thiện với môi trường Với chi phí thấp hơn so với vận tải đường bộ, đường thủy có thể giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm ùn tắc giao thông trên đường
bộ Điều này có nghĩa là thúc đẩy việc sử dụng các tàu thân thiện với môi trường và khuyến khích sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch hơn
- Chính phủ đã đưa ra chính sách khuyến khích phát triển vận tải đường thủy tại Việt Nam, bao gồm việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất
Trang 23lượng dịch vụ vận tải Việc hưởng ứng chính sách này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tiềm năng của đường thủy để phát triển kinh
tế và tăng cường sức cạnh tranh
- Hệ thống cảng biển và sông ngòi phong phú giúp kết nối nhiều khu vực, vùng miền, các trung tâm kinh tế và các cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương nội địa và quốc tế Điều này giúp giảm thiểu chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng so với các hình thức vận tải khác như đường bộ
- Vận tải bằng đường thủy có chi phí thấp, vận chuyển được sản lượng hàng hóa lớn, không ùn tắc giao thông Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, góp phần bảo vệ môi trường
- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng: Sự phát triển của các khu
công nghiệp, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm tăng nhu cầu vậnchuyển hàng hóa, tạo cơ hội lớn cho vận tải đường thủy
- Tăng cường kết nối khu vực và tăng trưởng thương mại quốc tế: Gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy
sẽ tăng cao, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo ra cơ hội lớn cho xuất nhập khẩu hàng hóaqua đường thủy
5 Khó khăn, thách thức
- Hạ tầng chưa đồng bộ: Hầu hết các cảng thủy hàng hóa phát triển phântán, manh mún Hàng hóa qua cảng đầu mối mới chỉ đạt từ 60-70% thiết kế,gồm nhiều loại hàng, trong đó hàng rời chiếm >50% là loại hàng do nhiềuloại phương tiện vận tải, khó có điều kiện để hiện đại hóa thiết bị bốc xếp.Trừ một số cảng chuyên dụng (than, xi măng, nhiệt điện), còn lại phần lớncông trình, thiết bị bốc xếp ở hầu hết các cảng đều đã cũ, lạc hậu Có ít cảng
đủ tiêu chuẩn bốc dỡ container
- Phương tiện vận tải lạc hậu: Đội tàu thuyền vận tải chủ yếu là tàu nhỏ,công suất thấp, tuổi thọ cao, không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng
Trang 24hóa hiện đại Thiếu các loại tàu chuyên dụng như tàu container, tàu chởhàng rời, gây khó khăn trong việc vận chuyển các loại hàng hóa có yêu cầucao về kỹ thuật.
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao về vận tải đường thủy, đặc biệt làđội ngũ thuyền viên, kỹ sư vận hành tàu Nguồn nhân lực chưa được đào tạobài bản, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, không đáp ứngđược yêu cầu của công nghệ hiện đại
- Các chính sách và cơ chế quản lý chưa rõ ràng: Cơ chế quản lý nhànước về vận tải đường thủy còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính rườm rà,gây khó khăn cho các doanh nghiệp
- Sự canh tranh từ những phương thức vận tải khác: Vận tải containerbằng đường có xu hướng ngày càng tăng, tuy nhiên những hạn chế về kếtcấu hạ tầng, luồng tuyến các cảng chưa thể tiếp nhận tàu, sà lan chởcontainer làm chậm thời gian xếp dỡ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
6 Giải pháp
- Nâng cao cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào nâng cấp và mở rộng hệ thống cảng,bến, và hệ thống giao thông thủy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và cảithiện khả năng tiếp cận
- Hiện đại hóa tàu thuyền: Cải tiến và hiện đại hóa đội tàu để nâng cao hiệusuất, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu Sử dụng công nghệ mới và tàu thuyền
có khả năng vận chuyển hàng hóa lớn hơn
- Tăng cường quản lý và quy hoạch: Xây dựng và thực hiện các quy hoạch
cụ thể cho phát triển vận tải thủy, bao gồm các quy định rõ ràng về khaithác, bảo trì và phát triển hạ tầng
- Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao tay nghề: Đào tạo và nâng cao tay nghềcho các nhân viên làm việc trong ngành vận tải thủy, từ thuyền trưởng đến
kỹ thuật viên, để cải thiện hiệu quả và an toàn hoạt động
- Khuyến khích đầu tư tư nhân: Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
tư nhân tham gia vào lĩnh vực vận tải thủy thông qua các chính sách ưu đãi
và hỗ trợ