TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---BÀI THẢO LUẬN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài: “Thực trạng thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -
BÀI THẢO LUẬN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: “Thực trạng thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS)
trong quản lý khai thác thủy sản và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập
khẩu thủy sản tại Việt Nam”
Giáo viên hướng dẫn: Lê Quốc Cường Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Lớp học phần : 241_FECO2511_03
Hà Nội - 2024
Trang 2Tên thành viên Nhiệm vụ Điểm
Trang 3ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN (UNCLOS) VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC, XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM 6
1.1 Tổng quan về Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) 6
1.1.1 Lịch sử hình thành và mục tiêu của UNCLOS 6
1.1.2 Các điều khoản, nguyên tắc của UNCLOS liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản 7
1.1.2.1 Các quy định về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản 7
1.1.2.2 Các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường biển trong khai thác thủy sản………12
1.2 Tổng quan hoạt động khai thác và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam 16
1.2.1 Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản tại Việt Nam 16
1.2.1.1 Giai đoạn 1995 – 2020 16
1.2.1.2 Giai đoạn 2021 – 2023 16
1.2.2 Tổng quan hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC THI CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN (UNCLOS) TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM 22
2.1 Tác động của UNCLOS tới khung pháp lý và chính sách tại Việt Nam 22
2.1.1 Xây dựng và hoàn thiện khung chính sách về biển 22
2.1.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển 25
2.2 Tác động của UNCLOS tới hoạt động khai thác tại Việt Nam 27
2.2.1 Tác động của các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 27
2.2.2 Tác động của các quy định về bảo vệ môi trường biển 29
2.3 Tác động của UNCLOS tới hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam 33 2.3.1 Tác động của các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 33
Trang 42.4 Đánh giá chung ảnh hưởng của UNCLOS đến hoạt động quản lý khai
thác và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam 40
2.4.1 Thành tựu 40
2.4.1.1 Về hoạt động quản lý của Nhà nước 40
2.4.1.2 Về hoạt động khai thác thủy sản 43
2.4.1.3 Về hoạt động xuất khẩu thủy sản 45
2.4.2 Hạn chế 47
2.4.2.1 Về hoạt động quản lý của Nhà nước 47
2.4.2.2 Về hoạt động khai thác thủy sản 50
2.4.2.3 Về hoạt động xuất khẩu thủy sản 52
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN (UNCLOS) TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM 54
3.1 Giải pháp đáp ứng quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 54
3.1.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản………54
3.1.2 Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 54
3.1.3 Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản 55
3.1.4 Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế 56
3.1.5 Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách, huy động đa dạng các nguồn lực để bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản 56
3.2 Giải pháp đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường biển 57
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 5cơ cấu nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân ở cả cácvùng ven biển lẫn miền núi Sự hiện diện của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển còngóp phần bảo vệ an ninh và chủ quyền biển đảo Định hướng lấy xuất khẩu làm trọng tâm
đã thúc đẩy sự đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực này, thu hút nhiều nguồn lực kinh tế, mởrộng quy mô sản xuất và tạo ra nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động ngànhthủy sản Là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam hưởng nhiều lợi ích tolớn từ biển Với nhận thức rõ về tầm quan trọng này, Việt Nam đã tích cực tham gia vàphê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982, đồng thời thực hiện các hành động cụ thể đểtuân thủ và phát huy tôn chỉ của Công ước
Với đề tài "Thực trạng thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS)
trong quản lý khai thác thủy sản và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản tại Việt Nam", nhóm nghiên cứu mong muốn thông qua việc phân tích quá trình tham
gia và phê chuẩn Công ước, cùng với những tác động của nó đến ngành thủy sản xuấtkhẩu, sẽ đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện chính sách pháp luật, tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của Công ước
và thị trường quốc tế
Trang 6NỘI DUNGCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN (UNCLOS) VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC, XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS)
1.1.1 Lịch sử hình thành và mục tiêu của UNCLOS
Lịch sử hình thành
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (Tiếng Anh: United Nations Convention on
Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người
chống đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hộinghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với cácchỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994
Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới,70% diện tích bề mặt Trái Đất Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệpước năm 1958 đã hết hạn UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994, và cho đến tháng 10 năm
2014, có 167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này Hoa Kỳ không
tham gia vì nước này tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh củaMỹ
Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển,thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cảithiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương Các sự kiện mà thuật ngữ đề cập trongCông ước là: Công ước về Luật biển Liên Hợp Quốc lần 1, Công ước về Luật biển LiênHợp Quốc lần 2, Công ước về Luật biển Liên Hợp Quốc lần 3 Công ước này là kết quảcủa Công ước về Luật biển Liên Hợp Quốc lần 3 và cũng mang tên gọi Công ước về Luậtbiển Liên Hợp Quốc
Trong khi đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhận được các công cụ phê chuẩn và gianhập và Liên Hợp Quốc quy định ủng hộ các cuộc họp của các quốc gia là thành viên củaCông ước thì Liên Hợp Quốc không có vai trò hoạt động trong việc thi hành Công ướcnày Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế,Ủy ban
Cá voi Quốc tế và Cơ quan Quản lý đáy biển Quốc tế được Công ước này thành lập lại cómột vai trò trong việc thực thi Công ước
Trang 7Mục tiêu
Mục tiêu của UNCLOS là thiết lập một trật tự pháp lý cho các vùng biển và đạidương, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, bảo tồnnhững nguồn lợi sinh vật trên các vùng biển và đại dương cũng như nghiên cứu, bảo vệ vàgiữ gìn môi trường biển, góp phần thực hiện bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương
và tài nguyên biển, v.v.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đóng vai trò là một
bộ luật cơ bản chi phối các hoạt động trên biển, được ví như "hiến pháp của các đạidương" Mục tiêu hàng đầu của UNCLOS là xây dựng một hệ thống luật pháp quốc tếtoàn diện, nhằm quản lý và bảo vệ các vùng biển và đại dương một cách công bằng vàhiệu quả
1.1.2 Các điều khoản, nguyên tắc của UNCLOS liên quan đến hoạt động khai thác
thủy sản
1.1.2.1 Các quy định về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Theo UNCLOS, điều đáng mong muốn là bằng Công ước với sự quan tâm đúngmức đến chủ quyền của tất cả các quốc gia, thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển
và đại dương làm dễ dàng cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, việcbảo tồn những nguồn lợi sinh vật của các biển và các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ
và gìn giữ môi trường biển UNCLOS nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn cácloài sinh vật biển và các hệ sinh thái biển Các quốc gia ven biển phải thực hiện các biệnpháp để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các khu vực sinh thái quan trọng
Dưới đây là một số quy định về việc bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển:
ĐIỀU 61 Bảo tồn các nguồn lợi sinh vật
1 Quốc gia ven biển ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được đối với các tàinguyên sinh vật ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình
2 Quốc gia ven biển dựa vào các số liệu khoa học đáng tin cậy nhất mà mình có, thi hànhcác biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợisinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức.Quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực, khuvực hay thế giới, hợp tác với nhau một cách thích hợp để thực hiện mục đích này
3 Các biện pháp đó cũng nhằm để duy trì hay khôi phục các đàn (stocks) hải sản đượckhai thác ở mức bảo đảm đạt năng suất ổn dịnh tối đa, có tính đến các yếu tố sinh thái và
Trang 8kinh tế thích đáng, kể cả các nhu cầu kinh tế của tập thể ven bờ sống về nghề đánh bắt hảisản và các nhu cầu riêng của các quốc gia đang phát triển, và có tính dến các phương thứcđánh bắt, đến quan hệ hỗ tương giữa các đàn (stocks) và đến tất cả các quy phạm quốc tếtối thiểu thường được kiến nghị ở cấp phân khu vực, khu vực hay thế giới.
4 Khi áp dụng các biện pháp đó, quốc gia ven biển chú ý đến tác động của chúng đối vớicác loài quần hợp với các loài được khai thác hoặc phụ thuộc vào các loài đó để duy trìhoặc khôi phục các đàn (stocks) của những loài quần hợp hay phụ thuộc này ở một mức
độ làm việc sinh sản của chúng khỏi nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng
5 Các thông tin khoa học có thể sử dụng, các số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt
và đến sức đánh bắt và các số liệu khác liên quan đến việc bảo tồn các đàn (stocks) cáđược phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền,các tổ chức phân khu vực hoặc thế giới và khi có điều kiện thì tiến hành với sự tham giacủa tất cả các quốc gia hữu quan, nhất là các quốc gia có công dân được phép đánh bắttrong vùng đặc quyền về kinh tế
ĐIỀU 63 Các đàn cá (stocks) ở trong vùng độc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia ven biển hoặc đồng thời ở trong vùng đặc quyền về kinh tế và trong một khu vực tiếp liền với vùng đặc quyền về kinh tế
1 Khi cùng một đàn (stocks) cá hoặc những đàn (stocks) các loài quần hợp ở trong vùngđặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, các quốc gia này cố gắng, trực tiếphoặc qua trung gian của các tổ chức phân khu vực hay khu vực thích hợp, thỏa thuận vớinhau về các biện pháp cần thiết nhằm phối hợp hoặc bảo đảm việc bảo tồn và phát triểncác đàn cá đó mà không phương hại đến các quy định khác của phần này
2 Khi cùng một đàn cá hoặc những đàn các loài quần hợp đồng thời ở trong vùng đặcquyền về kinh tế và ở trong một khu vực tiếp liền với vùng đó, quốc gia ven biển và cácquốc gia khác khai thác các đàn này ở trong khu vực tiếp liền cố gắng trực tiếp hoặc quatrung gian của các tổ chức phân khu vực hay khu vực thích hợp, thỏa thuận với nhau vềcác biện pháp cần thiết để bảo tồn các đàn cá này trong khu vực tiếp liền
ĐIỀU 64 Các loài cá di cư xa (Grands migranteurs)
Quốc gia ven biển và các quốc gia khác có công dân chuyên đánh bắt trong khu vựcnhững loài cá di cư xa ghi ở bảng danh mục của Phụ lục I, cần trực tiếp hoặc qua trunggian của các tổ chức quốc tế thích hợp, hợp tác với nhau nhằm bảo đảm việc bảo tồn cácloài cá nói trên và đẩy mạnh việc khai thác tối ưu các loài cá đó trong toàn bộ khu vực, ở
Trang 9trong cũng như ở ngoài vùng đặc quyền về kinh tế Trong những khu vực không có tổchức quốc tế thích hợp, thì quốc gia ven biển và các quốc gia khác có công dân khai tháccác loài cá đó trong khu vực, hợp tác với nhau để lập ra một tổ chức như thế và tham giavào khu vực của tổ chức này.
ĐIỀU 65 Loài có vú ở biển (Mammiferes marins)
Không một quy định nào của phần này hạn chế quyền của một quốc gia ven biển cấm,hạn chế hay quy định việc khai thác các loài có vú ở biển chặt chẽ hơn những quy địnhcủa phần này, cũng như hạn chế thẩm quyền của một tổ chức quốc tế về việc này nếu có.Các quốc gia hợp tác với nhau nhằm bảo đảm việc bảo vệ các loài có vú ở biển và đặcbiệt là qua trung gian của các tổ chức quốc tế thích hợp, tìm mọi cách để bảo vệ, quản lý
và nghiên cứu loài cá voi
ĐIỀU 66 Các đàn cá vào sông sinh sản (Stocks de poissons anadromes)
1 Các quốc gia có các dòng sông mà ở đó các đàn cá (Poissons anadromes) vào sinh sản
là những nước đầu tiên phải quan tâm đến các đàn cá này và phải chịu trách nhiệm trướchết về loại cá này
2.a Quốc gia nguồn gốc của các đàn cá vào sông sinh sản cần chăm lo đến việc bảo tồncác đàn cá đó bằng việc thi hành những biện pháp thích hợp quy định việc đánh bắt trongtất cả các vùng nước nằm bên trong ranh giới ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, cũngnhư việc đánh bắt nói ở khoản 3, điểm
b Quốc gia nguồn gốc có thể xác định tổng số được phép đánh bắt các loài cá được sinhsản ra từ các dòng sông của họ, sau khi đã tham khảo các quốc gia nói trong các khoản 3
và 4 đang khai thác các đàn cá đó
3 a Chỉ có thể đánh bắt các đàn cá vào sông sinh sản trong các vùng nước nằm bên trongranh giới ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế, trừ các trường hợp mà việc áp dụngquy định này có thể dẫn đến những rối loạn kinh tế cho một quốc gia không phải là quốcgia nguồn gốc Đối với việc đánh bắt bên ngoài ranh giới phía ngoài của các vùng đặcquyền về kinh tế, các quốc gia hữu quan cần tham khảo ý kiến của nhau để thỏa thuậ vềcác thể thức và điều kiện của việc đánh bắt này, nhưng phải tính đến các đòi hỏi của việcbảo tồn và các nhu cầu của quốc gia nguồn gốc về đàn (stocks) cá đó
b Quốc gia nguồn gốc góp phần giảm bớt đến mức tối thiểu những rối loạn về kinh tếtrong các quốc gia khác đang tiến hành khai thác các loài cá này bằng cách tính đến việc
Trang 10đánh bắt bình thường của các quốc gia này và đến các cách mà họ khai thác đàn cá đó,cũng như đến tất cả các khu vực mà các đàn cá đó được khai thác.
c Các quốc gia nói ở điểm b tham gia qua sự thỏa thuận với các quốc gia nguồn gốc, vàonhững biện pháp bảo đảm khôi phục các đàn cá vào sông sinh sản, đặc biệt là bằng cáchđóng góp tài chính cho các biện pháp này; các quốc gia đó được quốc gia nguồn gốc quantâm đặc biệt trong việc khai thác các loài cá được sinh sản ra từ các dòng sông của mình
d Việc áp dụng quy định liên quan đến các đàn cá vào sông sinh sản ở ngoài vùng đặcquyền về kinh tế được bảo đảm qua sự thỏa thuận giữa quốc gia nguồn gốc và các quốcgia hữu quan khác
4 Khi các đàn cá vào sông sinh sản di cư đến các vùng nước hoặc đi qua các vùng nướcnằm bên trong ranh giới ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia khôngphải là quốc gia nguồn gốc, quốc gia này hợp tác với quốc gia nguồn gốc nhằm bảo tồn vàquản lý các đàn cá đó
5 Quốc gia nguồn gốc của các đàn cá vào sông sinh sản và các quốc gia khác đánh bắt cánày ký kết các thỏa thuận nhằm áp dụng điều này, nếu có thể được thì qua trung gian củacác tổ chức khu vực
ĐIỀU 67 Các loài cá ra biển sinh sản (espèces catadromes)
1 Một quốc gia ven biển mà trong vùng nước của mình loài cá ra biển sinh sản sống phầnlớn cuộc đời của chúng chịu trách nhiệm quản lý chúng và chăm lo đến việc các loài cánày vào hoặc ra khỏi vùng nước đó
2 Chỉ được khai thác các loài cá ra biển sinh sản trong những vùng nước bên trong cácranh giới ngoài của các vùng đặc quyền về kinh tế Trong các vùng đặc quyền về kinh tế,việc khai thác được tiến hành theo điều này và các quy định khác của Công ước liên quanđến việc đánh bắt trong các vùng này
3 Trong những trường hợp mà các loài cá ra biển sinh sản, dù đã đến hay chưa đến thời
kỳ sinh sản, di cư qua vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia khác thì việc quản lýcác loài cá này, kể cả việc khai thác, được quy định qua thỏa thuận giữa quốc gia nói ởkhoản 1 và quốc gia hữu quan kia Thỏa thuận này cần được bảo đảm việc quản lý hợp lýcác loài cá được xem xét và có tính đến trách nhiệm của quốc gia nói ở khoản 1 về việcbảo tồn các loài này
ĐIỀU 116 Quyền đánh bắt ở biển cả
Trang 11Tất cả các quốc gia đều có quyền cho công dân của mình đánh bắt ở biển cả, với điềukiện:
a Tuân theo các nghĩa vụ ghi trong công ước;
b Tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như các lợi ích của các quốc gia ven biển như đãđược trù định, đặc biệt là trong Điều 63, khoản 2 và trong các Điều từ 64 đến 67;
ĐIỀU 117 Nghĩa vụ của các quốc gia có các biện pháp bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả đối với các công dân của mình
Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ định ra các biện pháp có thể cần thiết để áp dụng đối vớicác công dân của mình nhảm bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả hoặc hợp tác với cácquốc gia khác trong việc định ra các biện pháp như vậy
ĐIỀU 118 Sự hợp tác của các quốc gia trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển
Các quốc gia hợp tác với nhau trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật ở biển cả.Các quốc gia có công dân khai thác tài nguyên sinh vật khác nhau ở trong cùng một khuvực hoặc các tài nguyên sinh vật giống nhau, thương lượng với nhau để có những biệnpháp cần thiết trong việc bảo tồn các tài nguyên đó Nhằm mục đích đó, nếu cần, cácnước này hợp tác để lập ra các tổ chức đánh bắt phân khu vực hoặc khu vực
ĐIỀU 119 Việc bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả
1 Khi quy định khối lượng cho phép đánh bắt và thi hành các biện pháp khác để bảo tồncác tài nguyên sinh vật ở biển cả, các quốc gia phải:
a Dựa trên những số liệu đáng tin cậy nhất của mình, quan tâm đến việc khôi phục hayduy trì các đàn (stocks), những loài khai thách ở những mức độ đảm bảo năng suất ổnđịnh tối đa, có chú ý tới những yếu tố sinh thái và kinh tế thích đáng, kể cả những nhu cầuđặc biệt của những quốc gia đang phát triển và có tính đến những phương pháp đánh bắt,đến quan hệ hỗ tương giữa các đàn (stocks) và đến tất cả mọi quy phạm quốc tế tối thiểuthường được kiến nghị chung trong phạm vi phân khu vực, khu vực hay thế giới;
b Quan tâm đến những tác động của các biện pháp này đối với những loài quần vợt vớicác loài bị khai thác hay phụ thuộc vào chúng, để duy trì và khôi phục các đàn (stocks)của các loài quần hợp hay phụ thuộc này ở mức độ mà việc sinh sản của chúng không cónguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng
2 Các thông tin khoa học sẵn có, những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt vàđến khả năng của nghề cá và các dữ kiện khác liên quan đến việc bảo tồn và các đàn cá
Trang 12được phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyềnphân khu vực, khu vực hay thế giới, và nếu được, với sự tham gia của tất cả các quốc giahữu quan.
3 Các quốc gia hữu quan chăm lo sao cho những biện pháp bảo tồn và việc áp dụngnhững biện pháp đó không dẫn đến một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay vềmặt thực tế đối với bất cứ ngư dân nào, bất kể họ là công dân của quốc gia nào
1.1.2.2 Các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường biển trong khai thác thủy sản
Theo UNCLOS 1982, các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tàinguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường của mình và theo đúng nghĩa
vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình Các hoạt động khai thác thủy sản phảiđược thực hiện theo cách không gây hại đến môi trường biển
Công ước quy định các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm biển
từ các hoạt động khai thác thủy sản bao gồm:
Ô nhiễm dầu: các tàu cá phải tuân thủ các quy định về phòng chống tràn dầu và xử
lý chất thải dầu
Chất thải rắn: việc vứt bỏ chất thải rắn từ tàu cá ra biển bị nghiêm cấm
Chất thải khác: Các chất thải khác từ hoạt động khai thác thủy sản cũng phải được
xử lý một cách hợp lý để tránh ô nhiễm
Bảo tồn các loài sinh vật biển: UNCLOS nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồncác loài sinh vật biển và các hệ sinh thái biển Các quốc gia ven biển phải thực hiện cácbiện pháp để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các khu vực sinh thái quan trọng.Trước khi thực hiện các hoạt động khai thác thủy sản có thể gây ảnh hưởng đáng kểđến môi trường, các quốc gia phải tiến hành đánh giá tác động môi trường
UNCLOS khuyến khích các quốc gia hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề liênquan đến bảo vệ môi trường biển, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm
và phối hợp thực hiện các dự án bảo vệ môi trường
Dưới đây là một số quy định về việc ngăn chặn, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm biển
từ các hoạt động trên biển, bao gồm khai thác thủy sản:
ĐIỀU 195 Nghĩa vụ không được đùn đẩy thiệt hại hay các nguy cơ và không được thay thế một kiểu ô nhiễm này bằng một kiểu ô nhiễm khác
Khi thi hành các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trườngbiển, các quốc gia phải làm sao để không đùn đẩy, trực tiếp hay gián tiếp, thiệt hại hay các
Trang 13nguy cơ từ vùng này sang vùng khác và không được thay thế một kiểu ô nhiễm này bằngmột kiểu ô nhiễm khác.
ĐIỀU 196 Sử dụng các kỹ thuật hay du nhập các loài ngoại lai hoặc mới
1 Các quốc gia thi hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ônhiễm môi trường biển từ việc sử dụng các kỹ thuật trong khuôn khổ quyền tài phán haydưới sự kiểm soát của mình, hoặc do du nhập cố ý hay vô tình vào một bộ phận môitrường biển các ngoại lai hoặc mới có thể gây ra ở đó các thay đổi đáng kể và có hại
2 Điều này không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của Công ước có liên quanđến các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển
ĐIỀU 197 Hợp tác trên phạm vi thế giới hoặc khu vực
Các quốc gia hợp tác trên phạm vi thế giới và nếu có thể thì trên phạm vi khu vực,trực tiếp hay qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, trong việc hình thành
và soạn thảo các quy tắc và các quy phạm, cũng như các tập quán và thủ tục được kiếnnghị mang tính chất quốc tế phù hợp với Công ước, để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển,
có tính đến các đặc điểm có tính chất khu vực
Quy định quốc tế và luật trong nước liên quan đến bảo vệ môi trường biển trongkhai thác thủy sản nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển theoUNCLOS 1982
ĐIỀU 209 Ô nhiễm do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra
1 Các quy tắc, quy định và thủ tục quốc tế được thông qua theo đính Phần XI ( Công ướcUCLOS 1982) để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các hoạtđộng tiến hành trong Vùng gây ra Các quy tắc, quy định và thủ tục này, tùy theo sự cầnthiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại
2 Trong điều kiện tuân theo các quy định thích hợp của mục này, các quốc gia thông quacác luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển này sinh
từ các hoạt động tiến hành trong Vùng của các tàu thuyền hay xuất phát từ các thiết bị,công trình hay các phương tiện khác, tùy theo trường hợp, treo cờ của các quốc gia đó,đăng ký ở trên lãnh thổ hay thuộc quyền của họ Các luật và quy định này không đượckém hiệu lực hơn các quy tắc,quy định và thủ tục quốc tế nói ở khoản 1
ĐIỀU 211 Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra
Hành động qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghịngoại giao chung, các quốc gia thông qua các quy tắc và quy phạm quốc tế nhằm ngăn
Trang 14ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các tàu thuyền gây ra và quan tâmtạo điều kiện dễ dàng cho việc định ra, cũng theo cách nói trên, nếu cần, các cách bố tríđường giao thông cho tàu thuyền nhằm hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn
có thể làm cho môi trường biển kể cả vùng duyên hải bị ô nhiễm, và do đó mà đụng chạmđến những lợi ích có liên quan của các quốc gia ven biển Các quy tắc và quy phạm này,cũng theo cách như thế, tùy theo sự cần thiết mà qua từng thời kỳ được xem xét lại
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ônhiễm môi trường biển do tàu thuyền mà mình cho mang cờ hay cho đăng ký gây ra Cácluật và quy định này không được kém hiệu quả hơn các quy tắc và quy phạm quốc tếđược chấp nhận chung và được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩmquyền hay qua một hội nghị ngoại giao chung
Nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốcgia khi đặt ra các điều kiện đặt biệt cho các tàu thuyền nước ngoài đi vào các cảng hay nộithủy của mình hoặc công trình cảng cuối cùng ở ngoài khơi, cần phải công bố đúng thủtục về các điều kiện này và phải thông báo cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền Đểđiều hòa chính sách về mặt này, khi hai hay nhiều quốc gia ven biển đặt ra các điều kiệnnhư vậy dưới một hình thức giống nhau, cần ghi rõ trong thông báo các quốc gia nào thamgia vào các thỏa thuận như vậy Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu màmình cho mang cờ hay đăng ký, khi tàu có mặt ở trong lãnh hải của một quốc gia thamgia vào những thỏa thuận chung này, phải cung cấp, theo yêu cầu của quốc gia này, nhữngthông tin chỉ rõ liệu chiếc tàu này có hướng về một quốc gia thuộc cùng khu vực tham giavào các thỏa thuận này không và, nếu đúng, cần xác định xem chiếc tàu này có đáp ứngđầy đủ các điều kiện do quốc gia này đặt ra liên quan đến việc đi vào trong các cảng củamình không Điều này được áp dụng không phương hại đến việc tiếp tục thực hiện quyền
đi qua không gây hại của một chiếc tàu hay đến việc áp dụng Điều 25, khoản 2
Trong việc thi hành chủ quyền đối với lãnh hải của mình, các quốc gia ven biển cóthể thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trườngbiển do tàu thuyền nước ngoài gây ra, kể cả các tàu thuyền đang thực hiện quyền đi quakhông gây hại Các luật và quy định này, theo đúng với Mục 3 của phần II, không đượccản trở việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài
Nhằm thực hiện việc áp dụng đã nói ở mục 6, các quốc gia ven biển có thể thôngqua các luật và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do tàu thuyền gây
Trang 15ra trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình; các luật và quy định đó phải phù hợp vàđem lại hiệu lực cho các quy tắc và quy định quốc tế được chấp nhận chung và được xâydựng qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một hội nghị ngoạigiao chung.
Khi các quy tắc và quy phạm quốc tế nói ở khoản 1 không cho phép đáp ứng mộtcách thích đáng với những tình huống đặc biệt và nếu một quốc gia ven biển có lý dochính đáng để cho rằng một khu vực đặc biệt và được xác định rõ ràng trong vùng đặcquyền về kinh tế của mình, đòi hỏi phải thông qua các biện pháp bắt buộc đặc biệt đểngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền gây ra, vì những lý do kỹ thuật được thừa nhận donhững đặc điểm hải dương học và sinh thái học của khu vực đó cũng như do việc sử dụnghay việc bảo vệ các tài nguyên của khu vực đó và do đặc điểm riêng của luồng giaothông, thì quốc gia này, sau khi thông qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền,
đã tham khảo ý kiến thích đáng với mọi quốc gia hữu quan, có thể gửi lên tổ chức nàymột thông báo liên quan đến khu vực xem xét bằng cách đưa ra những chứng minh khoahọc và kỹ thuật, cũng như những chỉ dẫn về cá thiết bị thu nhận cần thiết để chứng minh.Trong thời hạn 12 tháng sau khi nhận được thông báo, tổ chức quyết định xem tình hìnhtrong khu nvực được xem xét có đáp ứng các điều kiện kể trên không Nếu tổ chức quyếtđịnh đúng là như vậy, thì quốc gia ven biển có thể thông qua cho khu vực này các luật vàquy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra đem lạihiệu lực cho các quy tắc và quy phạm hay tập quán về hàng hải quốc tế mà tổ chức đã đưa
ra áp dụng cho những khu vực đặc biệt.Các luật và quy định này chỉ được áp dụng đối vớicác tàu thuyền nước ngoài sau một thời hạn là 15 tháng kể từ ngày thông báo cho tổ chức;
Quốc gia ven biển công bố các giới hạn của các khu vực đặc biệt và được xác định
rõ ràng này; Khi làm thông báo kể trên, quốc gia ven biển cần đồng thời nói rõ cho tổchức rằng họ có ý định thông qua, cho khu vực mà họ đề cập, những luật và quy định bổsung nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra haykhông Các luật và quy định bổ sung này có thể đề cập việc thải bỏ hay những tập quánhàng hải, nhưng không bắt buộc các tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các tiêu chuẩnkhác về mặt thiết kế, cấu trúc và trang bị, ngoài các quy tắc và quy phạm quốc tế đã đượcchấp nhận chung; các luật và quy định bổ sung này có thế áp dụng cho tàu thuyền nướcngoài, sau 15 tháng kể từ ngày thông báo cho tổ chức này, với điều kiện là tổ chức này,
Trang 16trong một thời hạn là 12 tháng, kể từ ngày được thông báo, đã chuẩn y các luật và quyđịnh bổ sung nói trên.
Các quy tắc và quy phạm quốc tế nêu ở điều này còn cần trù định nghĩa vụ phảithông báo ngay lập tức cho các quốc gia ven biển mà vùng duyên hải hay các lợi ích liênquan của họ có nguy cơ bị những tai nạn trên biển tác động đến, nhất là những tai nạn dẫnđến hay có nguy cơ dẫn đến những việc thải bỏ
1.2 Tổng quan hoạt động khai thác và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
1.2.1 Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản tại Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Tính đến cuối năm 2020, toàn quốc có 94.572 tàu cá; trong đó: 45.950 tàu cá dài 12m, 18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài trên 24m Cả nước có4.227 tổ đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển
6-1.2.1.2 Giai đoạn 2021 – 2023
Trang 17Tình hình sản xuất và kết quả khai thác thủy sản giai đoạn 2021 - 2023:
Trang 18Về số lượng khai thác thuỷ sản của một số khu vực trọng điểm, dưới đây là thống
kê số lượng thuỷ sản khai thác của các khu vực trọng điểm giai đoạn 2021 - 2023:
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về số lượng tàu đánh bắt cá, tính đến năm 2022, tổng số tàu cá cả nước là 86.820tàu, trong đó tàu cá từ 6 - 12m là 38.500, từ 12 - 15m là 18.300, từ 15 - 24m là 27.500,trên 24m là 2.590.
Tính đến cuối năm 2023, tổng số tàu cá trên cả nước là 86.820 tàu (giảm 9.789chiếc so với năm 2019) Trong đó, có 30.091 tàu cá có chiều dài từ 15m (giảm 1.206chiếc so với năm 2019) Mặc dù vậy, cường lực khai thác trên mỗi tàu vẫn tăng nên để đạtđược mục tiêu như đã đề ra, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương
1.2.2 Tổng quan hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
Năm 2022, ước tính ngành thủy sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, ngành thủy sản đónggóp gần 12% giá trị.
Từ 1998-2022: Xuất khẩu tăng gấp 13 lần từ 817 triệu USD năm 1998 lên 11 tỷUSD năm 2022
Nguồn: VASEP
Trang 19Trải qua năm 2022, ngành thủy sản xuất sắc lập kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD, mứccao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu thủy sản lớnnhất thế giới (sau Trung Quốc và Na Uy).
Cụ thể, trong tháng 12/2022, xuất khẩu tôm giảm 21% so với cùng kỳ đạt 260 triệuUSD, sau khi giảm 18% trong tháng 11 Tuy vậy, cả năm 2022, ngành tôm đã ghi nhận kỷlục trên 4,3 tỷ USD, trong đó tôm chân trắng đạt 3,1 tỷ USD, tôm sú đạt gần 570 triệuUSD, tôm hùm 278 triệu USD, còn lại là các loài tôm sông và tôm biển khác
Cá tra đã mang về hơn 2,4 tỷ USD, tăng 52% so với năm 2021 Trong tháng 12,xuất khẩu cá tra cũng giảm mạnh 23% so với cùng kỳ đạt 166 triệu USD
Mặc dù cũng sụt giảm 22% trong tháng 12 với doanh số trên 68 triệu USD, nhưngngành cá ngừ đã cán mốc 1 tỷ USD lần đầu tiên trong hơn 20 năm xuất khẩu Xuất khẩumực bạch tuộc mang về 764 triệu USD, tăng 26% so với năm 2021
Các sản phẩm cá khác như cá cơm, cá nục, cá thu và nhiều loài cá biển khác đãđóng góp doanh số lớn 2 tỷ USD trong năm 2022, cao hơn 22% so với năm 2021
Nguồn: VASEP
Theo VASEP, tháng 12, mặc dù xuất khẩu sang hầu hết các thị trường và khối thịtrường đều sụt giảm nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc & Hongkong vẫn tăng 17% mở ratín hiệu lạc quan về thị trường này trong thời gian tới.
Trang 20Cả năm 2022, thị trường Trung Quốc & Hongkong đã mang về trên 1,8 tỷ USDcho ngành thủy sản Việt Nam, tăng 59% so với năm 2021.
Xuất khẩu sang các nước ASEAN vẫn giữ được đà tăng trưởng dương 27% trong tháng
12 và khối thị trường này đã đóng góp 790 triệu USD cho thủy sản Việt Nam trong cảnăm 2022
Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh nhất, 40% trong tháng 12 và cả năm
2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2021.
Xuất khẩu sang EU đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 20%; Nhật Bản giữ mức ổn địnhtrong tháng 12 và cả năm xuất khẩu sang đây đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 28%
Khối các nước CPTPP đóng góp cho ngành thủy sản Việt Nam hơn 2,8 tỷ USDtrong năm 2022, tăng 30% so với năm 2021
Nguồn: VASEP
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2023 xuất khẩu nhómhàng thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 8,97 tỷ USD, giảm 17,9% so với năm 2022 Riêngxuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,5%trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 854,41 triệu USD, giảm9,2%
Năm 2023, Thủy sản xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ chiếm 17,4% trongtổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 1,56 tỷ USD, giảm mạnh26,9% so với năm 2022; trong đó riêng tháng 12/2023 đạt 113,39 triệu USD, giảm 13,7%
so với tháng 11/2023 nhưng tăng 14% so với tháng 12/2022
Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 16,9%, đạt gần1,52 tỷ USD, giảm 11,2%; riêng tháng 12/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 123,99triệu USD, giảm 14,3% so với tháng 11/2023 và giảm 3,1% so với tháng 12/2022
Tiếp đến thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2023 giảm 14,4% so với tháng11/2023 và giảm 11,4% so với tháng 12/2022, đạt 91,1 triệu USD; cộng chung cả năm
Trang 212023 xuất khẩu sang thị trường này giảm 15% so với năm 2022, đạt gần 1,34 tỷ USD,chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường FTA RCEP năm 2023 giảm 13,9% so với năm
2022, đạt 4,64 tỷ USD; Xuất khẩu sang thị trường FTA CPTTP giảm 15,6%, đạt 2,42 tỷUSD Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩuthủy sản của cả nước, đạt trên 869,54 triệu USD, giảm 28,9% Xuất khẩu sang thị trườngĐông Nam Á chiếm 7,5% trong tổng kim ngạch, đạt gần 668,8 triệu USD, giảm 13,7%
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC THI CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN (UNCLOS) TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
2.1 Tác động của UNCLOS tới khung pháp lý và chính sách tại Việt Nam.
Năm 1977, Việt Nam đã ban hành “Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển ViệtNam”, trong đó xác lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, không chỉ giới hạn trongquyền đánh cá mà còn có các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác Tuyên bố nàyđược đưa ra khi UNCLOS đang được xây dựng và chưa được ký kết, phản ánh xu thếđược đa số các nước ủng hộ tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3, thể hiện sự đóng góp củaViệt Nam vào quá trình pháp điển hóa luật biển quốc tế Việt Nam cũng là một trong 107quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay, Jamaica ngay sau khi văn kiện nàyđược mở ký và là một trong những quốc gia phê chuẩn sớm, trước khi Công ước có hiệulực Điều này thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào một trật tựpháp lý mới về biển và đại dương
Ngày 23-6-1994, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hànhNghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS Ngày 14-7-1994, Việt Nam đã nộp văn kiện phêchuẩn cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Do vậy, ngày 16-11-1994, UNCLOS cũng đồngthời là ngày văn kiện này có hiệu lực đối với Việt Nam
Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về công tác quản lý và sửdụng biển trên cơ sở phù hợp với UNCLOS, góp phần thực hiện hiệu quả các quyền vànghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên có trách nhiệm của UNCLOS
2.1.1 Xây dựng và hoàn thiện khung chính sách về biển.
Trên cơ sở nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với quan điểm nhất quán là quản lý, khai thác điđôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển,làm cho dân giàu, nước mạnh, Đảng đã xây dựng tầm nhìn và ban hành nhiều chủ trương,chính sách về biển, đảo thể hiện qua các văn kiện Đại hội của Đảng Đây là cơ sở để các
cơ quan Nhà nước thể chế hoá các chính sách của Đảng nhằm quản lý các hoạt động khai
thác, sử dụng biển Trước hết và quan trọng nhất là “Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020” được ban hành tại Nghị quyết số 09-NQ-TW ngày 9-2-2007 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Khóa X và “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến
Trang 23năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Nghị quyết số 36-NQ-TW ngày 22-10-2018 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Thứ nhất, “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” ra đời trong bối cảnh Việt
Nam kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã trải qua 20 năm đổi mới, đấtnước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, vị thếquốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao, quan hệ kinh tế của Việt Nam với cácnước và các tổ chức quốc tế được mở rộng thông qua thực hiện các hiệp định đa phương,song phương góp phần tạo ra "thế" và "lực" mới cho đất nước Với nhận định “Thế kỷ
XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”, “Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020” đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo
đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọngtrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chiến lược đề ra năm lĩnh vực ưu tiênphát triển là khai thác, chế biến dầu khí; khai thác và chế biển hải sản; phát triển kinh tếhàng hải; phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển; tăng cường xây dựng các khu kinh tế, khucông nghiệp Đồng thời, Chiến lược cũng định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng biển, đảo
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”,
Chính phủ đã ra Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP, ngày 30-5-2007 và Chương trình hànhđộng của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg,ngày 21-8-2007, phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiêntai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg, ngày 22-7-2009, phê duyệt Đề án đảm bảomạng lưới thông tin biển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTG, ngày 23-3-2010, phê duyệt
Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển vàhải đảo Việt Nam Các cơ quan ở Trung ương và địa phương, cùng với các lực lượng vũtrang đã chủ động xây dựng kế hoạch, trực tiếp triển khai chương trình hành động củaChính phủ và đã đạt được những kết quả quan trọng
Thứ hai, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020”, phù hợp với bối cảnh mới, Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Hội
nghị Trung ương 8 khóa XII, “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, có sự phát triển bền vững, thịnhvượng, bảo đảm an ninh, an toàn nền kinh tế biển; trong đó, xác định đến năm 2030, cácngành kinh tế thuần biển có đóng góp vào GDP cả nước đạt khoảng 10%; kinh tế của 28
Trang 24tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước; các ngành kinh tế biển phát triểnbền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát khai thác tài nguyên biển gắnvới bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển, Để thực hiện các mục tiêu củaChiến lược, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 nămthực hiện Nghị quyết số 36-NQ-TW và dự kiến ban hành Kế hoạch vào năm 2019.
Ngay sau khi Nghị quyết số 36-NQ/TW được ban hành, Trung ương thực hiện triển khaiHội nghị toàn quốc quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết đến các bộ, ngành, địaphương trên toàn quốc theo hình thức trực tuyến; Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì,phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thứctrong nhân dân về vị trí, vai trò của nguồn lực biển trong phát triển kinh tế cũng như nộidung, mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam Bêncạnh đó, những chuyên đề tuyên truyền, chuỗi sự kiện, chiến dịch ra quân, ấn phẩm,chương trình truyền thông về kinh tế biển, chiến lược bảo vệ môi trường biển, giảm thiểurác thải nhựa đại dương, diễn ra ngày càng sôi nổi, đa dạng, tác động mạnh mẽ và tíchcực đến nhận thức của người dân về hoạt động phát triển kinh tế biển bền vững gắn vớibảo vệ môi trường Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành nhiều vănbản quan trọng để tổ chức và triển khai thực hiện Nghị quyết; nhiều tỉnh, thành phố cóbiển đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW
Việt Nam cũng hết sức coi trọng công tác bảo vệ môi trường biển và ven biển,phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu với quan điểm không đánh đổimôi trường để phát triển kinh tế; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảmtăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh,phát triển bền vững kinh tế đất nước Để thực hiện những mục tiêu này, một loạt các biệnpháp đã được triển khai như ban hành Chỉ thị số 25-CT-TTg ngày 31-8-2016 của Thủtướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường; Quyết định
số 622-QĐ-TTg ngày 10-5-2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thựchiện Chương trình nghị sự năm 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc
Về nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Thỏathuận Paris về biến đổi khí hậu tại Nghị quyết số 93-NQ-CP ngày 31-10-2016 và Thủtướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Quyết định số 2053-QĐ-TTg ngày 28-10-2016 ngay trước thềm Hội nghị các quốc gia thành viên Công ướckhung của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu lần thứ 22 (COP22), thể hiện nỗ lực
Trang 25của Việt Nam trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu Để thực hiện Mục tiêu số 14 vềbảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương trong khuôn khổ các Mục tiêu Phát triểnbền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, ngày 10-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 622-QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trìnhnghị sự năm 2030 về phát triển bền vững.
2.1.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển
Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn cácnguồn tài nguyên biển phù hợp với UNCLOS, phục vụ nhiệm vụ tập trung phát triển kinh
tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng tầm vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế, nhiều luật chuyên ngành về biển và các lĩnh vực kinh tế biển đã đượcban hành.
Trong đó, đáng chú ý là Luật Dầu khí sửa đổi các năm 2008 và 2005 (sửa đổi LuậtDầu khí năm 1993) quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí trong cácvùng biển Việt Nam và công tác quản lý hoạt động dầu khí; Luật Bảo vệ môi trường năm
2014 (thay thế Luật Bảo vệ môi trường các 1993 và 2005) quy định về hoạt động bảo vệmôi trường, trong đó có môi trường biển, hải đảo; Luật Biên giới quốc gia 2003; LuậtThủy sản năm 2017 (thay thế Luật Thủy sản năm 2003) quy định các biện pháp bảo vệ vàphát triển nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trong vùng biển ViệtNam và khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam, chống khai thác thủy sản bất hợppháp; Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 (thay thế Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm2005) điều chỉnh các hoạt động giao thông hàng hải trên biển, chế độ ra vào các cảng biểnViệt Nam; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định các cơ chế,chính sách trong quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo, khai thác, sử dụng bềnvững tài nguyên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó sự cố tràndầu và hóa chất độc trên biển; Luật Quy hoạch năm 2017 quy định việc lập, thẩm định,quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệthống quy hoạch quốc gia, trong đó gồm quy hoạch không gian biển quốc gia; Luật Cảnhsát biển Việt Nam năm 2018 quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sátbiển Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, anninh, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, bảo vệ tài sản, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển; đấu tranh phòng, chống tộiphạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu
Trang 26nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển Trên cơ sở các quy định của Luật Tàinguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và Nghị định số 41-2016-NĐ-CP ngày 15-5-
2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếnhành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, cho đến nay, Việt Nam đã cấp phépcho nhiều đoàn nghiên cứu khoa học biển trong các vùng biển Việt Nam
Để triển khai hiệu quả các văn bản luật, nước ta đã ban hành nhiều nghị định,thông tư, có thể kể đến như Nghị định số 61-2019-NĐ-CP ngày 10-7-2019 quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Nghị định số 29-2019-NĐ-CP ngày 8-3-2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành LuậtThủy sản trong đó có quy định về các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợppháp, không báo cáo và không theo quy định; Nghị định số 42-2019-NĐ-CP ngày 16-5-
2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Quyết định số QĐ-TTg ngày 20-5-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo quốcgia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Nghịđịnh số 41-2016-NĐ-CP ngày 15-5-2016 về việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nướcngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; Nghị định số 30-2017-NĐ-CP ngày 21-3-2017 quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai
596-và tìm kiếm, cứu nạn; Quyết định số 02-2013-QĐ-TTg ngày 14-1-2013 của Thủ tướngChính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Quyết định số 780-QĐ-TTg ngày 23-10-1996 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban quốc gia tìm kiếmcứu nạn…
Đặc biệt, đến năm 2012, Việt Nam ban hành Luật Biển Việt Nam (có hiệu lực từngày 01/01/2013) trên cơ sở các quy định của UNCLOS và luật pháp quốc tế Đây là vănkiện pháp lý quan trọng, quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng biển; phạm vi và quychế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quychế các đảo, quần đảo; các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam; hợp tác quốc tế vềbiển; các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển;nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển Ngoài ra,Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm thực hiện các nghĩa vụ trong UNCLOS,tăng cường bảo vệ môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triểnbền vững nhằm thực hiện “Bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyênbiển” cho phát triển bền vững Việc ban hành hệ thống pháp luật là nền tảng, cơ sở quan
Trang 27trọng, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý các vùng biển của Việt Nam được xácđịnh theo UNCLOS, bảo vệ và sử dụng bền vững môi trường, tài nguyên biển, đồng thờithúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững, qua đó góp phần thực thi UNCLOS và “Bảo tồn
và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển”
2.2 Tác động của UNCLOS tới hoạt động khai thác tại Việt Nam
2.2.1 Tác động của các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã có những tác động quan trọng đếnviệc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong hoạt động khai thác tại Việt Nam
UNCLOS yêu cầu các quốc gia thành viên, bao gồm Việt Nam, phải thực hiện cácbiện pháp để bảo vệ và quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản Điều này bao gồm việc hạnchế khai thác quá mức và áp dụng các biện pháp bảo tồn như cấm sử dụng thuốc nổ, hóachất, lưới vét, lưới cào và đánh bắt vào mùa sinh sản
UNCLOS cho phép Việt Nam thiết lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý từđường cơ sở Trong vùng này, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với việc khai thác, quản
lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nguồn lợi thủy sản
UNCLOS khuyến khích các quốc gia hợp tác với nhau trong việc bảo vệ và quản
lý nguồn lợi thủy sản Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định và tổ chức quốc tế nhằmthúc đẩy hợp tác trong việc bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản
UNCLOS cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến việc khai thác vàbảo vệ nguồn lợi thủy sản Điều này giúp Việt Nam có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợicủa mình trong các tranh chấp với các quốc gia khác
UNCLOS cũng đặt ra các quy định về bảo vệ môi trường biển, bao gồm việc ngăn ngừa ônhiễm từ các hoạt động khai thác thủy sản Điều này giúp duy trì môi trường sống lànhmạnh cho các loài thủy sản và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản
Nhờ những quy định và cơ chế này, UNCLOS đã giúp Việt Nam bảo vệ và quản lýhiệu quả hơn nguồn lợi thủy sản, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành thủysản
Trước năm 1994, sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam chủ yếu dựa vào cácphương pháp truyền thống và chưa được quản lý chặt chẽ Sản lượng khai thác hàng nămước tính khoảng 1.2 triệu tấn
Trang 28Nguồn: Tổng cục Thủy sản
Trang 29Sau khi tham gia UNCLOS, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản Sản lượng khai thác thủy sản đã tăng lên đáng kể, đạt khoảng 4.8triệu tấn vào năm 2009
2.2.2 Tác động của các quy định về bảo vệ môi trường biển
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) là công ước lớn nhất ràng buộc
về mặt pháp lý đối với các quốc gia trong việc ngăn chặn, giảm thiểu và kiểm soát cácnguồn gây ô nhiễm môi trường biển UNCLOS đã cung cấp một khung pháp lý toàn diệngiúp quản lý các hoạt động trên biển, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các quốc giatrong việc gìn giữ, bảo tồn và bảo vệ môi trường biển, đặt ra nghĩa vụ pháp lý cho cácquốc gia trong việc sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển toàndiện đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động của con người đối với môitrường biển và đại dương.
Các quy định về bảo vệ môi trường biển có thể tạo ra chi phí bổ sung cho các hoạtđộng khai thác, chẳng hạn như việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và tuânthủ các quy định về bảo vệ Những chi phí này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận ngắn hạncủa các doanh nghiệp khai thác thủy sản Tuy nhiên, việc bảo vệ nguồn tài nguyên và duytrì sức khỏe của hệ sinh thái biển có thể mang lại lợi ích lâu dài bằng cách duy trì và tăngcường sản lượng khai thác bền vững Tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường biển giúpcho thủy sản Việt Nam được phát triển trong môi trường an toàn, hạn chế sự ảnh hưởngcủa hiện tượng ô nhiễm, dẫn đến sự phục hồi của một số loài quan trọng, từ đó giúp cảithiện hoạt động khai thác thủy sản về cả chất lượng, số lượng và giá trị.
Ngày 14-7-1994, Việt Nam đã nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng thư ký Liên hợpquốc Do vậy, ngày 16-11-1994, UNCLOS cũng đồng thời là ngày văn kiện này có hiệulực đối với Việt Nam
Từ năm 1994-2012: Sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam được ghi nhận
tăng đều qua các năm Năm 1994 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1,12 triệu tấn, đến năm
2012 giá trị này đã tăng lên đến gần 2,73 triệu tấn.
Trang 30Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Năm 2012, Luật Biển Việt Nam ra đời Đây là văn bản được xây dựng dựa trên cácquy định của UNCLOS và luật pháp quốc tế, thể hiện Việt Nam là thành viên có tráchnhiệm của Công ước.
Từ năm 2012-2017: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam liên tục tăng qua
các năm, sản lượng khai thác thủy sản của năm sau luôn lớn hơn sản lượng khai thác ở năm trước đó Trong giai đoạn này, sản lượng đã tăng từ 2,73 triệu tấn (năm 2012) lên3,46 triệu tấn (năm 2017)
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Từ 2018 – 2023: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng từ 3,59 triệu tấn
lên 3,86 triệu tấn, tăng 8%
Trang 31Nguồn: VASEP
UNCLOS 1982 yêu cầu các quốc gia phải áp dụng các biện pháp quản lý bền vữngđối với khai thác thủy sản, bao gồm việc tránh khai thác tận diệt tài nguyên biển bằngthuốc nổ, hóa chất, lưới vét, lưới cào, thiết lập hạn ngạch khai thác, cấm đánh bắt trongmùa sinh sản, và bảo vệ các khu vực quan trọng cho các loài thủy sản Việc thực hiện cácquy định về bảo vệ môi trường biển này dẫn đến những điều chỉnh trong chính sách khaithác thủy sản, làm giảm áp lực lên nguồn tài nguyên nhưng đồng thời có thể hạn chế sốlượng và diện tích khai thác, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác trong ngắn hạn Luật BiểnViệt Nam ban hành năm 2012 được xây dựng trên cơ sở các quy định của UNCLOS vàpháp luật quốc tế, đã tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về gìn giữ, bảo vệ tài nguyên vàmôi trường biển Cùng với những cải cách pháp luật hợp lý đã giúp Việt Nam cải thiệnviệc quản lý nguồn tài nguyên dài hạn, giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức và giúpduy trì nguồn lợi thủy sản bền vững.
Vấn đề Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền đã được quy định tại Điều
46 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, trong đó, chất thải phát sinh từ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên đất liền trước khi thải xuống biển phải được xử
lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lýxuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; cácđiều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên vàhiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển Quy định này giúp hạn chế ô nhiễm môi trườngtrên biển, giảm tác động tiêu cực đến hoạt động và chất lượng khai thác thủy sản
Trang 32Việt Nam đã thực hiện các biện pháp quản lý khai thác thủy sản như thiết lập mùacấm đánh bắt để bảo vệ các loài thủy sản trong mùa sinh sản Ở Quảng Ninh, mùa các loài
cá trên biển sinh sản thường vào độ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm, trước đây, vào nhữngngày tại các khu buôn bán hải sản, thường xuyên bắt gặp những con cá mẹ bụng căng đầytrứng nằm tăm tắp, đầy ụ trên những khay, chậu, chờ khách hàng mua thì hiện nay tìnhtrạng này đã được cải thiện Khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ (tập trung chủ yếu ở 3 tỉnhBình Định, Phú Yên và Khánh Hòa) trong những năm gần đây chỉ tập trung khai thác cángừ đại dương trong khoảng tháng 11-12 âm lịch hằng năm để đảm bảo khả năng phụchồi của loài thủy sản này thay vì khai thác triền miên như trước đấy Về tình trạng đánhbắt thủy sản bằng thuốc nổ, xung điện không chỉ làm tận diệt các loài thủy sản mà cònảnh hưởng đến môi trường biển Trong hơn hai tháng đầu năm 2023, các đồn biên phòng
đã bắt giữ, xử lý gần 10 vụ, tịch thu 16 bộ kích điện Trên một số vùng biển, lực lượngbiên phòng thường xuyên kiểm tra, phát hiện, bắt giữ các tàu của ngư dân dùng xung điện
để đánh bắt cá, tôm Các hoạt động kiểm tra, xử lý này luôn được đề cao kiểm soát đểtránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản.
Để tuân thủ các quy định của UNCLOS, Việt Nam đã và đang tiếp tục cải thiện hệthống giám sát và kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, bao gồm việc áp dụng côngnghệ theo dõi hiện đại như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống giám sát tàuthuyền (VMS), đồng thời đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực cho các cơ quan quản
lý để đảm bảo việc thực thi hiệu quả các quy định về bảo vệ môi trường Những hoạtđộng này giúp Việt Nam tăng cường khả năng kiểm soát và giảm thiểu hoạt động khaithác bất hợp pháp Tuy nhiên, việc triển khai và duy trì các hệ thống này có thể yêu cầuđầu tư lớn
Việt Nam đã triển khai hệ thống giám sát tàu thuyền (VMS) để theo dõi hoạt độngkhai thác thủy sản của các tàu thuyền, việc áp dụng hệ thống VMS đã giúp tính trạngchống khai thác IUU ở Việt Nam thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiênvẫn còn những hạn chế chủ quan, đối phó…
Ở riêng tỉnh Quảng Trị, theo báo cáo của Ban chỉ đạo về chống khai thác hải sảnbất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, toàn tỉnh hiện có 186/188 tàu cá đãlắp đặt thiết bị giám sát hành trình; 105 tàu chưa đăng ký, có 346 tàu cá "3 không" (khôngđăng kiểm, không đăng ký, không giấy phép).