Đề tài lãi suất, tác động của lãi suất tới nền kinh tế thị trường và thực trạng việt nam hiện nay

20 0 0
Đề tài lãi suất, tác động của lãi suất tới nền kinh tế thị trường và thực trạng việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế, các chính sách về lãi suất được xem là công cụ quan trọng điều hành chính sách tiền tệ của một quốc gia nhằm thúc đẩy tăng t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

-o0o -

TIỂU LUẬN

Môn: Các Lý Thuyết Kinh Tế Hiện Đại

ĐỀ TÀI: LÃI SUẤT, TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TỚI NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

Mở Đầu

A Lý Thuyết 1

I Khái niệm về lãi suất 1

II Đặc điểm của lãi suất 1

III Các loại lãi suất 2

IV Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 3

B Nội Dung 4

I Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế thị trường 4

II Tác động của lãi suất đến nền kinh tế thế giới và thực trạng Nước ta hiện nay 6

1 Tác động đến nền kinh tế thế giới 6

2 Tác động đến nền kinh tế Việt Nam 10

3 Giải pháp hạn chế biến động trong thời gian tới 13

Kết Luận 14

Trang 3

Mở Đầu

Lãi suất là một biến số luôn được theo dõi và cập nhật thường xuyên, tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, luôn được quan tâm bởi các tầng lớp dân cư và xã hội, nó được xem như là một công cụ sắc bén trong điều hành nền kinh tế vĩ mô Thông qua sự biến động của lãi suất, người ta có thể dự đoán được nền kinh tế đang phát triển hay suy thoái

Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế, các chính sách về lãi suất được xem là công cụ quan trọng điều hành chính sách tiền tệ của một quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng đã có nhiều cải cách cơ bản về lãi suất, cũng như cách thức quản lý và điều hành chính sách lãi suất

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới liên tục có sự biến đổi khó lường, lãi suất liên tục thay đổi và có chiều hướng tăng mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế của hầu hết các quốc

gia, chính vì điều đó em quyết định chọn đề tài “Lãi Suất, Tác Động Của Lãi Suất Tới

Nền Kinh Tế Thị Trường Và Thực Trạng Việt Nam Hiện Nay” để tìm hiểu rõ hơn khái

niệm về Lãi suất cũng như những ảnh hưởng của Lãi suất đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Trang 4

1

A Lý Thuyết I Khái niệm về lãi suất

Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một biến số vĩ mô được quan tâm và theo dõi chặt chẽ, nó còn là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW mọi quốc gia Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử đã có nhiều khái niệm lãi suất được nêu ra:

Theo Mác: Lãi suất cũng là phần giá trị thặng dư tạo ra do kết quả bóc lột lao động

làm thuê và bị bọn tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt Cho nên Ông cho rằng “Lãi

suất là giá cả của một số tiền vay”

Theo lý thuyết của Keynes “Lãi suất và tiền tệ” thì ông cho rằng: Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “Sở thích chi tiêu tư bản” Lãi suất theo Keynes là “Giá cả của một số tiền vay”

Còn theo quan điểm của Samuelson: “Lãi suất là giá của người đi vay phải trả cho người vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoảng thời gian xác định” coi lãi suất là “Chi phí cơ hội của việc giữ tiền”

Từ những quan điểm trên ta có thể thấy được rằng khái niệm Lãi suất về mặt bản chất được hiểu là tỷ lệ phần trăm tăng thêm so với số vốn vay ban đầu được người đi vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ đi vay từ người cho vay

II Đặc điểm của lãi suất

Lãi suất là công cụ để tính lợi nhuận nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của bên cho vay và bên vay, lãi suất có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Lãi suất phát sinh chủ yếu trong các hợp động vay tài sản: Lãi suất có thể xuất

hiện trong các hợp đồng đầu tư, cho thuê tài chính hoặc các hợp đồng khác và là cơ sở để tính lãi Tuy nhiên, lãi suất chủ yếu vẫn được tồn tại trong các hợp đồng vay bởi lẽ trong hợp đồng vay bên vay chỉ phải trả lại tài sản vay sau một thời hạn nhất định do đó phải có một tỷ lệ xác định tính lãi tương ứng với thời hạn vay Ngoài ra các hợp đồng khác như thuê tài chính, đầu tư thì cơ sở tính lại dựa vào các yếu tố khác như chi phí bỏ ra, công sức đóng góp, còn trong hợp đồng vay thì cơ sở để tính lãi chủ yếu là lãi suất do các bên thỏa thuận hay do pháp luật quy định

- Lãi suất không phát sinh độc lập, nó chỉ phát sinh do thỏa thuận của các bên

sau khi đã thỏa thuận được số vay gốc: Bản chất của lãi suất là một tỷ lệ nhất định

mà bên vay phải trả cho bên cho vay dựa vào số tiền vay gốc trong một thời hạn

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

2 nhất định Do đó, sẽ không thể có tỷ lệ đó nếu như không tồn tại số tiền gốc mà các bên thỏa thuận được trong hợp đồng vay tài sản

- Lãi suất được tính dựa trên số vay gốc và thời hạn vay: Lãi suất tỷ lệ thuận với

vốn gốc và thời hạn vay Do đó, tương ứng với số nợ gốc nhiều hay ít, thời hạn vay dài hay ngắn mà các bên có thể thỏa thuận mức lãi suất phù hợp

III Các loại lãi suất

Có nhiều cách để phân loại lãi suất tùy thuộc vào các tính chất và tiêu chí khác nhau có thể căn cứ vào tính chất các khoản vay, dựa vào giá trị thực của tiền lãi, tính linh hoạt của lãi suất hoặc phạm vi tính dụng v.v…Tuy nhiên trên thị trường hiện nay gồm 7 loại lãi suất phổ biến:

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Là loại lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi

của khách hàng vào ngân hàng Tùy vào kỳ hạn gửi tiền, số tiền gửi, loại tiền gửi, khách hàng sẽ nhận được khoản lãi suất tiết kiệm tương ứng

- Lãi suất cho vay: Lãi suất người đi vay tiền phải trả cho ngân hàng, khoản lãi qui

định khi vay tiền phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng, thời gian vay tiền và số tiền vay ngân hàng của mỗi người

- Lãi suất thả nổi: Lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh theo định kỳ thông thường là

3 tháng/lần, 6 tháng/lần hay 12 tháng/lần Mức điều chỉnh và kỳ hạn điều chỉnh về lãi suất sẽ được thỏa thuận cụ thể giữa ngân hàng và người vay, sau đó thể hiện rõ trên hợp đồng vay vốn

- Lãi suất tín dụng: Đây là sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và các tổ chức tín

dụng Theo đó khách hàng phải trả số tiền lãi dựa theo các khoản vay kinh doanh, vay trả góp hoặc vay qua thẻ tín dụng

- Lãi suất chiết khấu ngân hàng: Là loại lãi suất mà Ngân hàng Trung ương áp

dụng vào các khoản tiền cho Ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong ngắn hạn

- Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản được hiểu là lãi suất thường được các ngân hàng

dựa vào để làm cơ sở ấn định mình lãi suất kinh doanh Tại nước ta thì tỉ lệ lãi suất cơ bản này sẽ được Nhà nước công bố

- Lãi suất liên ngân hàng: Lãi suất liên ngân hàng là loại lãi suất được sử dụng giữa

các ngân hàng với nhau, lãi suất này được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng Bên cạnh đó lãi suất này sẽ chịu sự chi phối bởi lãi suất mà ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng trung gian vay

Trang 6

3

IV Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

Trên thị trường có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng quan trọng đến đường cung và đường cầu vốn vay, qua đó tác động đến lãi suất

- Lạm phát kỳ vọng:

Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một giai đoạn nào đó thì lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát

Để duy trì lãi suất thực tế không giảm, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng lên tương ứng, khi làm phát tăng, người dân sẽ chuyển phần tiết kiệm của mình sang dự trữ hàng hóa hoặc các dạng tài sản phi tài chính như vàng, ngoại tệ mạnh hơn là cho vay Chính điều này làm giảm cung về vốn vay, qua đó làm dịch chuyển đường cung sang trái và làm lãi suất tăng lên Từ đó cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế

- Đầu tư:

Đầu tư là nhân tố tác động đến lượng cầu về vốn vay Khi nhà nước có các chính sách khuyến khích về đầu tư khi đó nhu cầu vay vốn tăng lên, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang phải và làm lãi suất tăng lên và ngược lại

- Ngân sách chính phủ:

Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc dân, cung về vốn vay giảm, đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái và làm tăng lãi suất cân bằng Bên cạnh đó, Chính phủ bội chi ngân sách như vậy sẽ tác động đến tâm lý dân chúng về sự gia tăng của lạm phát, gây sức ép làm tăng lãi suất

Những thay đổi trong thuế: Thuế TNCN và TNDN luông có tác động đến lãi suất, khi các hình thức thuế tăng sẽ làm giảm đi một thu nhập của các cá nhân và tổ chức tín dụng hay những người tham gia vào chứng khóa Do vậy để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định, thì cần phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế

- Cung cầu tiền tệ:

Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì thế bất kỳ sự thay đổi nào về Cầu, Cung hoặc cả Cầu và Cung tiền tệ nhưng nếu sự thay đổi đó không tương xứng với nhau sẽ làm thay

Trang 7

Bài tập Kinh tế tàinguyên môi trường…

Trang 8

4 đổi mức lãi suất trên thị trường Mặc dù mức biến động của lãi suất chỉ phụ thuộc một phần nhỏ bởi các chính sách, qui định của Chính phủ và NHTW, song hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều dựa vào sự thay đổi của Cung và Cầu để xác định lại suất Do vậy, có thể tác động vào Cung Cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế sao cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển theo từng thời kỳ, mặt khác muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì phải đảm bảo vững chắc thị trường Vốn

- Tỷ giá hối đoái kỳ vọng:

Khi đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, tâm lý phổ biến của người dân sẽ coi ngoại tệ mạnh như một loại tài sản tiết kiệm an toàn Chính vì điều này đã dẫn đến hệ lụy là NHTM bị khan hiếm nội tệ và buộc các ngân hàng này phải tăng lãi suất tiền gửi đồng nội tệ để huy động cho vay nền kinh tế Như vậy, khi xây dựng chính sách lãi suất cần điều chỉnh tỷ giá một cách phù hợp để giảm bớt chệch lệch giữa lợi tức lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ hay lãi suất cho vay nội tệ và ngoại tệ Điều này giúp giảm bớt sự dịch chuyển không mong đợi từ tiền gửi nội tệ sang ngoại tệ khi đồng ngoại tệ lên giá

Ngoài những yếu tố nêu trên, sự thay đổi lãi suất trên thị trường còn chịu tác động bởi những yếu tố khác như: sự đa dạng của các công cụ tài chính, sự thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, các thể chế tài chính trung gian, công nghệ, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lãi suất

Tất cả những yếu tố trên là một phần cơ sở để giúp các đơn vị chức năng có cách nhìn và đánh giá một cách tổng thể trước khi đưa ra một quyết định về điều chỉnh, thay đổi mức lãi suất

B Nội Dung

I Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế thị trường

Lãi suất đóng vai trò và giữ một vị trí quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, một mức lãi suất phù hợp sẽ thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Nó được xem như đòn bẫy kinh tế để thúc đẩy sự tăng trưởng, vai trò đó được biểu hiện cụ thể như sau:

Lãi suất quyết định các chủ thể kinh tế và thông qua các quyết định của các chủ thể kinh tế, lãi suất sẽ tác động đến sự phát triển mọi mặt của một nền kinh tế, cũng như cơ cấu của một quốc gia Vì vậy bằng cách kiểm soát lãi suất, Ngân hàng Nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể chi phối được sự tăng trưởng của nền kinh tế, với việc

Individual 2 Kinh tế vi

mô 100% (10)

3

Trang 9

5 tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể làm giảm đi khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại, từ đó thực hiện các chính sách tiền tệ, giảm bớt khối lượng tiền lưu thông cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

Có thể nói Chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ theo ý muốn của mình, kích thích và hướng dẫn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộng cung ứng tiền tệ, thu hẹp đầu tư và kiểm soát lạm phát

Tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của nó đến đầu tư và tiết kiệm Nếu lãi suất tăng, sẽ làm tăng nhu cầu gửi tiết kiệm và giảm tiêu dùng vì có khả năng sinh lời cao và an toàn, đồng thời làm cho nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện cho việc tiết kiệm tài chính Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm cầu về vốn vay của các doanh nghiệp, Khi giảm lãi suất, nhu cầu vốn vay sẽ tăng lên, tiết kiệm sẽ bị hạn chế,

cung tiền sẽ tăng lên điều này sẽ dẫn đến lạm phát

Ngoài ra, nếu lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài, điều này sẽ thu hút 1 lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, điều đó làm giảm tỷ giá nội tệ và ngoại tệ, giảm giá trị đồng nội tệ kèm theo sản lượng xuất khẩu ròng giảm, tổng cầu giảm.

Tóm lại lãi suất tác động đến nhiều mặt của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, vì thế mọi quốc gia cần hoạch định và đưa ra những Chính Sách lãi suất phù hợp nhằm thu hút vốn đầu tư và các nguồn vốn nhàn rỗi, ngoài ra cần thích nghi trước sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường Một số chính sách lãi suất phổ biến hiện nay bao gồm:

- Chính sách lãi suất cố định:

Là lãi suất mà NHNN không chế NHTM về lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay, từ đó sẽ không có sự canh tranh giữa các ngân hàng Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát được lãi suẩ và bảo vệ được doanh nghiệp

- Chính sách lãi suất trần:

Là chính sách chỉ ấn định lãi suất cho vay tối đa Khuyến khích huy động vốn, khả năng kiểm soát của chính phủ tốt hơn Chính phủ ấn định một mức lãi suất và áp đặt cho toàn bộ các ngân hàng, chính sách lãi suất này được ấn định cho toàn bộ nền kinh tế

Trang 10

6

- Chính sách tự do hóa lãi suất:

Là chính sách mà ở đó chính phủ sẽ can thiệp khi mức lãi suất vượt quá mức lãi suất chung Lãi suất tăng hay giảm là do sự thay đổi của cung và cầu về vốn vay trên thị trường, tuy nhiên chỉ thực hiện được điều này trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo

- Chính sách lãi suất ưu đãi:

Là chính sách cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, gia đình chính sách, với lãi suất thấp tạo điều kiện cho người đi vay Việc thực hiện chính sách này làm người đi vay không hoặc ít chú ý đến hậu quả dẫn đến việc dùng vốn đầu từ vào những dự án không mấy hiệu quả, điều đó không giúp tăng trưởng vốn và còn hạn chế thị trường vốn vay

II Tác động của lãi suất đến nền kinh tế thế giới và thực trạng Nước ta hiện nay

1 Tác động đến nền kinh tế thế giới

Trong nổ lực kiềm chế lạm phát đang có xu hướng ngày càng tăng ở Mỹ, thì Ngân hàng dữ trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản, điều này đã kéo theo hàng loạt NHTW trên khắp thế giới buộc phải tăng theo, điều đó đã tác động nhất định đối với thị trường, thế giới có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng và suy thoái, mà biểu hiệnlà nền kinh tế ở Mỹ và một số quốc gia trên thế giới đang gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa tìm ra được phương án tối ưu nhất để khắc phục tình trạng khó khăn lúc này Cụ thể:

Mỹ:

Rạng sáng ngày 3/11 FED tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm phần trăm lần thứ 4 liên tiếp trong năm nay lên 3,75% - 4%/năm – Đây là mức lãi suất điều hành cao nhất của Mỹ kể từ tháng 1/2008 Đây đã là lần tăng lãi suất thứ 6 của Mỹ trong năm 2022

Trang 11

7 Ngay sau khi Chủ tịch FED thông báo lạm phát vẫn còn ở mức cao và lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong tương lai điều này đã tác động đến thị trường thị trường tài Mỹ trở nên chao đảo và bất định

- TTCK quay đầu giảm điểm sau khi tăng vào đầu phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 505 điểm gần 1,6%; chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm 2,5%; chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm mạnh gần 3,4% Trước đó chứng khoán Mỹ đã có những tháng tăng điểm mạnh chỉ số Dow Jones đã phục hồi gần 14% trong tháng 10, S&P 500 tăng 8%

Tuy nhiên tới thời điểm rạng sáng 3/11 chỉ số Dow Jones đã mất 11,5%, S&P 500 và Nasdaq Composite giảm lần lượt 21% và 32,7%

- Đồng USD tăng mạnh theo xu hướng tăng của lãi suất, chỉ số DXY tăng 112,2 điểm (DXY - chỉ số đo lường biến động của USD với 6 rổ đồng tiền chủ chốt), đồng USD tăng giá tiếp tục gây áp lực lên các đồng tiền khác trên thế giới, nhiều đồng tiền chủ chốt đã giảm 10-30% so với đồng USD tính từ đầu năm 2022, đồng thời gây mất cân bằng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu

- Giá vàng xụt giảm hơn 20 USD chỉ còn 1.635 USD/ounce

Hiện tại mức lạm phát của Mỹ vẫn đang được ghi nhận ở mức tỷ lệ cao 8,2% tháng 09/2022, nếu tiếp tục tăng lãi suất và duy trì trong thời gian dài rất có thể nền kinh tế Mỹ đi vào suy thoái

Châu Âu:

Ngày 08/09 ECB tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đưa lãi suất của khu vực lên mức 1,25% nhằm đối phó với tình hình lạm phát phi mã Lãi suất của ECB hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 2011 tuy nhiên việc tăng lãi suất vẫn chưa khắc phục được tình trạng lạm phát của khu vực này, theo thống kê nhanh của Eurosat, tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 lên tới 9,1%

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan