1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thực trạng chi Đầu tư xây dựng cơ bản của nsnn việt nam liên hệ thực tế một số dự Án Đầu tư trọng Điểm của việt nam thời gian gần Đây

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN Việt Nam. Liên hệ thực tế một số dự án đầu tư trọng điểm của Việt Nam thời gian gần đây
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Linh
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kế toán-Kiểm toán
Chuyên ngành Quản lý Ngân sách Nhà nước
Thể loại Đề tài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 228,48 KB

Nội dung

Khái niệm và đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản * Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản: Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sửdụng một phần v

Trang 1

Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN Việt Nam Liên hệ thực tế

một số dự án đầu tư trọng điểm của Việt Nam thời gian gần đây

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3

PHẦN 2: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

I Những vấn đề chung về NSNN và chi NSNN 4

1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò chung về NSNN 4

2 Khái niệm, phân loại chi NSNN 4

II Chi đầu tư xây dựng cơ bản 5

1 Khái niệm và đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản 5

2 Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản 6

3 Một số chỉ tiêu phản ánh chi đầu tư xây dựng cơ bản (Nguồn vốn) 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NSNN VIỆT NAM 10

I Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN Việt Nam 10

1 Quy mô vốn, khai thác vốn 10

2 Tình hình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN Việt Nam 11

II Thực trạng dự án chi đầu tư xây dựng của ngân sách nhà nước Việt Nam 12

1 Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2x300MW 12

2 Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông 13

3 Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng 13

4 Cao tốc Mai Sơn – QL 45 14

III Đánh giá tổng quan thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN Việt Nam 15

1 Những thành tựu đã đạt được trong chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 15

2 Những vấn đề còn tồn tại 17

IV Một số giải pháp tăng hiệu quả sử dụng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước 19

1 Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đảm bảo tính công khai, minh bạch, sống khép kín trong đầu tư từ ngân sách nhà nước 19

2 Siết chặt quản lý 19

3 Nâng cao hiệu quả đầu tư công 20

4 Tăng cường quản lý đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản 20

PHẦN 3: KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

I TÀI LIỆU CHÍNH 23

II TÀI LIỆU MẠNG 23

Trang 3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế

và xã hội của một quốc gia Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà ở, công trình công cộngkhông chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn tạo ra cơ sở vữngchắc cho sự phát triển bền vững của đất nước Tuy nhiên, thực tế cho thấy có sự chênhlệch rõ rệt trong mức đầu tư xây dựng cơ bản giữa các khu vực, địa phương Một số địaphương phát triển mạnh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện nghi, trong khi cónhững nơi vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu hụt, lạc hậu về cơ sở hạ tầng Trong bối cảnhnguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản không hạn chế, việc tăng cường đầu tư đồng đều,công bằng và hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết Đặc biệt, việc tận dụng nguồn vốn từ cácnguồn tài chính trong và ngoài nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu

tư xây dựng cơ bản Đề tài thảo luận này sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng chi đầu tư xâydựng cơ bản tại Việt Nam và liên hệ thực tế đến một số dự án trọng điểm hiện nay, đồngthời đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc đầu tư vào lĩnh vực này, góp phần vào

sự nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

- Quỹ ngân sách nhà nước là được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng rồimới được chi dùng cho những mục đích đã xác định trước

- Được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

1.3 Vai trò

- Là công cụ huy động nguồn tài chính cho các nhu cầu chi tiêu và thực hiện sựcân đối thu chi tài chính của nhà nước

- Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội

Định hướng sản xuất kinh doanh, xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tếquốc dân

Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát

Điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội

- Là công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế-xã hội

2 Khái niệm, phân loại chi NSNN

2.1 Khái niệm:

Chi NSNN là quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính được tập trung vàoquỹ NSNN từ các khoản thu của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi thực hiện cácchức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ

2.2 Phân loại chi NSNN

2.2.1 Phân loại chi NSNN theo chức năng

- Loại phản ánh các khoản chi NSNN theo từng lĩnh vực kinh tế - xã hội

- Khoản là phân loại chi tiết hơn của Loại, phản ánh các khoản chi NSNN theotừng ngành kinh tế quốc dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2.2.2 Phân loại chi NSNN theo tổ chức

Trang 5

Các khoản chi NSNN được chia thành các Chương dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức củacác cơ quan, tổ chức

2.2.3 Phân loại chi NSNN theo nội đung kinh tế

- Mục

- Tiểu mục

- Tiểu nhóm

- Nhóm

2.2.4 Phân loại chi NSNN theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia

Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụchi NSNN cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theodõi riêng

2.2.5 Phân loại chi ngân sảch nhà nước theo cấp ngân sách

Hệ thống ngân sách của các quốc gia có nhiều cấp tương ứng với các cấp chínhquyền nhà nước Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp độ bảo đảm

II Chi đầu tư xây dựng cơ bản

1 Khái niệm và đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản

* Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sửdụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từngbước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuấtnhằm phục vụ các hoạt động của nền kinh tế quốc dân

* Đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước là một khoản chi lớn nhưngkhông có tính ổn định

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trongtổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển của NSNN Sự vận động của tiền vốn dùng để trangtrải các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chịu chi phối trực tiếp bởi đặc điểm của đầu tưxây dựng cơ bản - là một hoạt động có tính chất đa dạng và phức tạp Những đặc điểmnày đòi hỏi cần phải có cách thức tổ chức quản lý và cấp phát vốn phù hợp nhằm đảmbảo hiệu quả vốn đầu tư Chính vì vậy, quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNNcần phải có những nguyên tắc, biện pháp và trình tự quản lý, cấp phát vốn riêng dựa trên

cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi NSNN nói chung và được vận dụng phù hợpvới đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

Quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trong từng thời kỳ phụthuộc vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và khả năngnguồn vốn NSNN

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi lớn của NSNN Tuy vậy, cơ cấu chiđầu tư xây dựng cơ bản của NSNN lại không có tính ổn định giữa các thời kỳ phát triểnkinh tế - xã hội Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN chotừng lĩnh vực kinh tế xã hội thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ

Trang 6

Xét theo mục đích kinh tế - xã hội và thời hạn tác động thì chi đầu tư xây dựng cơbản của NSNN mang tính chất chi cho tích lũy.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹthuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích lũy tài sản của nền kinh tế quốc dân Cơ sở vậtchất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi đầu tư xâydựng cơ bản của NSNN và phát triển xã hội, làm gia tăng tổng sản phẩm quốc dân Với ýnghĩa đó, chi đầu tư phát triển của NSNN là chi cho tích lũy

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng gắn liền với đấtxây dựng công trình

Mỗi công trình xây dựng có một địa điểm xây dựng và chịu sự chi phối của điềukiện địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường xung quanh, khí hậu, thời tiết của nơi đầu

tư xây dựng công trình; nơi đầu tư xây dựng công trình cũng chính là nơi đưa công trìnhvào khai thác sử dụng Chính vì vậy, sản phẩm xây dựng cơ bản chủ yếu được sản xuấttheo đơn đặt hàng; từ đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cáccông trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình được xác định và phêduyệt trước khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục côngtrình, công trình có một thiết kế và dự toán riêng tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư và điềukiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết của nơi đầu tư xây dựng công trình

Mục đích đầu tư và các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết của nơi đầu tư xây dựng công trình quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô và kếtcấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thi công và dự toán chi phíđầu tư của từng hạng mục công trình, công trình Đặc điểm này đòi hỏi việc quản lý vàcấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải gắn với từng hạng mục công trình, công trình xâydựng để bảo đảm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư

Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng thường có vốnđầu tư lớn, được tạo ra trong một thời gian dài; từ đó đòi hỏi phải có biện pháp quản lý vàcấp vốn đầu tư phù hợp để bảo đảm tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng

và thất thoát vốn đầu tư, bảo đảm cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thựchiện liên tục đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định

Đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc dân, cáclĩnh vực kinh tế - xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, vănhoá, xã hội, quốc phòng an ninh nên sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại hình côngtrình và mỗi loại hình công trình có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt Tổ chứcquản lý và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải phù hợp với đặc điểm của từng loại côngtrình nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời nên luôn chịu ảnhhưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công xây dựng công trình thườngxuyên phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình; từ đó,đòi hỏi phải tổ chức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công trong quá trìnhđầu tư nhằm giảm bớt lãng phí, thiệt hại về vật tư và tiền vốn trong quá trình đầu tư xâydựng các công trình

Trang 7

2 Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản

2.1 Về mặt kinh tế

Đầu tư xây dựng tạo ra hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ nhằm đạt được tốc độ tăngtrưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế Hệ thống sản phẩm của quá trình đầu tư xây dựng

là tư liệu sản xuất cốt yếu đối với sự phát triển công nghiệp với hệ thống giao thông, nhàxưởng, cảng biển, trung tâm thương mại, thiết bị công nghệ, dây chuyền, sản xuất mới,hiện đại hoặc mở rộng, cải tạo những nhà máy cũ Từ đó tăng năng suất lao động, nângcao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Đồngthời, nâng cao hiệu quả sản xuất ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế địa phương

Đối với các công trình xây dựng được đầu tư phù hợp về vốn và công nghệ, cóthành quả như kế hoạch đặt ra sẽ tạo thuận lợi cho quá trình khai thác công dụng, đáp ứngnhu cầu cấp thiết về tư liệu sản xuất hoặc nơi lưu cư, từ đó kích thích hoạt động sản xuấtphát triển, mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng caođời sống cho người lao động hay nói cách khác là nguồn lực tác động tích cực đến sựphát triển kinh tế, xã hội

Đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng tác động đến tổng cầu vàtổng cung của xã hội Qua đó tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển nền kinh

tế Về mặt cầu sẽ tạo ra khả năng tiêu dùng trong sản phẩm, cung cấp thông tin, tạo côngviệc và thu nhập Trong khi tổng số không được thay đổi, việc tăng tốc của đầu tư sẽ kéotheo tổng cầu tăng, các yếu tố giá cả đầu vào của đầu tư tăng, cân bằng tăng sản lượngdẫn đến cung cấp cân bằng Về mặt cung, khi các dự án hoàn được đưa vào sử dụng, kíchhoạt nền mới kinh tế tăng lên thì lại hoạt động tăng tổng số trong giới hạn, kéo theo sảnphẩm tăng nguồn năng lượng, giá cả sản phẩm giảm Đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớntrong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế Nhờ nguồn vốn được cung cấp mà các trang thiết bịđược cải tiến và nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã sản phẩm dẫnđến hình thành lượng cầu mới trong cơ chế thị trường Điều đó làm cho tổng cầu nền kinh

tế quốc dân tăng lên đáng kể Chính vì vậy mà chính phủ đã sử dụng đầu tư như là mộttrong những biện pháp kích cầu Khi đầu tư có kết quả làm tăng năng lực sản xuất, dịch

vụ sẽ làm tăng tổng cầu xã hội Tổng cầu tăng, tổng cung sẽ tăng kéo theo sản lượng cânbằng của nền kinh tế tăng, do đó thúc đẩy GDP tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinhtế

Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra hạ tầng kinh tế kỹ thuật như: điện, đườnggiao thông, sân bay, cảng biển… tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hạ giáthành sản phẩm từ đó thu hút đầu tư thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế

2.2 Về mặt chính trị, xã hội

Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở cho cácvùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như: đường giao thông tới miền núi, nôngthôn, điện, trường học tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng này từ đó tăng thu nhập,cải thiện đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ở địaphương

Chi đầu tư xây dựng cơ bản cũng tập trung vào các công trình văn hóa để duy trìtruyền thống, văn hóa của địa phương, của quốc gia; đầu tư vào truyền thông (công trình

Trang 8

xây dựng cơ bản trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình) nhằm thông tin những chínhsách, đường lối của Nhà nước, tạo điều kiện ổn định chính trị của quốc gia; đầu tư xâydựng cơ bản trong lĩnh vực y tế góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân và các dịch

tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng

3 Một số chỉ tiêu phản ánh chi đầu tư xây dựng cơ bản (Nguồn vốn)

Hiệu quả tài chính: Là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinhdoanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở SX, KD trên cơ

sở số vốn đầu tư đã sử dụng với các kỳ khác, cơ sở khác so với định mức chung (Dựatrên quan điểm Lợi ích/chi phí của nhà đầu tư)

3.1 Các chỉ tiêu đề phản ánh hiệu quả:

- Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) là giá trị toàn bộ dòng tiền của một dự

án nào đó trong tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại NPV chính là sự chênhlệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào trừ đi giá trị hiện tại của dòng tiền ra dự án Cụthể hơn, NPV được tính dựa trên công thức sau:

Trong đó:

Ct: là dòng tiền ròng của dự án ở thời gian t

C0: là chi phí ban dầu dùng để thực hiện dự án

t: là thời gian tính toán dòng tiền

r: tỷ lệ chiết khẩu dòng tiền

n: thời gian thực hiện dự án

- Giá trị NPV dương chỉ ra rằng thu nhập dự kiến được tạo ra bởi một dự án hoặckhoản đầu tư vượt quá chi phí dự kiến

+ Nếu NPV của một dự án hoặc khoản đầu tư là số âm Điều đó có nghĩa là tỷ suấtlợi nhuận kỳ vọng sẽ kiếm được từ nó nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu Nhưng vì tỷ suất lợinhuận dược tạo ra nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, nó được coi là không có giá trị

+ Nếu giá trị NPV bằng 0, dự án hoặc khoản dầu đó không có lãi hay lỗ Tức làhòa vốn

Trang 9

- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return) là một công cụ số liệu tính toánlợi nhuận có thể được sinh ra từ dự án đầu tư Nếu IRR lớn hoặc bằng số vốn bỏ ra thì dự

án đó có thể thực thi để sinh lợi

- Thời hạn thu hồi vốn,

- Hệ số thu hồi vốn đầu tư,

- Vòng quay vòng của vốn lưu động (dự án),

- Điểm hòa vốn

3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vi mô

- Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước

- Mức tiết kiệm ngoại tệ

- Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án

- Mức tăng năng suất lao động của người lao động làm việc trong dự án

- Mức nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý cán bộ Hiệu quả kinh

tế - xã hội của dự án đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô

- Giá trị gia tăng ròng ký hiệu là NVA: Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quảkinh tế - xã hội của dự án đầu tư NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầuvào (đầu vào chỉ tính chi phí vật chất không tính chi phí về lao động)

NVA=O – ( MI - Iv )

Trong đó:

O: Giá trị đầu ra

MI: chi phí thường xuyên

Iv: vốn đầu tư ban đầu

- Chi tiêu lao động có việc làm của dự án: Tính theo công thức số lao động trựctiếp trong dự án (+) số lao động tăng thêm của những dự án có liên quan (-) số lao động

bị mất tại dự án

+ Mức tiết kiệm ngoại tệ: Để tính chỉ tiêu này chúng ta phải tính được các khoảnthu chi ngoại tệ của dự án và các dự án liên đới, cùng với số ngoại tệ tiết kiệm được dosản xuất thay thế hàng xuất khẩu, sau đó quy đồng tiền về cùng mặt bằng thời gian đểtính được số ngoại tệ do tiết kiệm từ dự án

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người có vốn hướng lợitức, những người làm công ăn lương, Nhà nước thu thuế )

+ Chi tiêu này phản ánh các tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cưhoặc các vùng lãnh thổ

+ Để xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định được nhóm dân cư hoặc vùnglãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA- giá trị thu nhập thuần túy quốc gia)của dự án, tiếp đến xác định được phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cưhoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự ántạo ra giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ trong nước

Các chi tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế:

Trang 10

+ Chi tiêu này cho phép dánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sảnxuất ra trên thị trường quốc tế ngoài ra còn có thể dánh giá những tác động khác của dự

án như ảnh hưởng tới môi trường, đến kết cấu hạ tầng

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NSNN

VIỆT NAM

I Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN Việt Nam

1 Quy mô vốn, khai thác vốn

Ở Việt Nam, những năm qua, vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sáchnhà nước (NSNN) đã góp phần quan trọng trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh

tế – xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất – kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế Việc hoàn thiện thể chế quản lý vốn đầu tư XDCB luôn được quan tâm, kỷ luật đầu tưcông được siết chặt nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Việc bố trí vốn đầu tư ngày càng tậptrung, hiệu quả, góp phần khẳng định vai trò chủ đạo của vốn NSNN như một nguồn

“vốn mồi” thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác Nợ đọng XDCB đượckhống chế và có biện pháp giải quyết kịp thời Việc lập kế hoạch vốn đầu tư đã bám sát

kế hoạch tài chính – ngân sách trung hạn từ 3 – 5 năm, tính đến tổng thể các nguồn lực,bảo đảm an toàn tài chính và kiểm soát bội chi, nợ công

Theo số liệu đã được thống kê, tổng mức đầu tư cho các dự án giai đoạn

2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng với 9620 dự án, với số lượng dự án hoàn thành là rất lớn Tronggiai đoạn 2011-2015, tổng số dự án hoàn thành là 1789 dự án, tỉnh đến hết 2018, sốlượng là 6290 dự án Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội, đến hếttháng 9/2021, thành phố mới giải ngân được hơn 15.063 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơbản, đạt 32,6% kế hoạch thành phố giao sau điều chỉnh và đạt 36% kế hoạch Thủ tướngChính phủ giao Trong đó, chỉ đầu tư xây dựng cơ bản cấp thành phố đạt 28,8% và chỉđầu tư cấp huyện đạt 35,5% kế hoạch thành phố giao sau điều chỉnh

Việc khai thác vốn cũng được hành động một cách nghiêm túc và chặt chẽ vớiviệc đưa ra các quy định về lập và thẩm định dự án và đưa ra các quyết định đầu tư xâydựng, chất lượng công tác thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựngcông trình ngày càng được nâng cao Các công trình có quy mô lớn và phức tạp, có ảnhhưởng đến an toàn của cộng đồng đã bị phát hiện ra nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ratrong quá trình thực hiện dự án về cả chất lượng và an toàn công trình, hạn chế thất thoát,lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Theo số liệu của các bộ, ngành, địa phương báo cáo gửi về Bộ Xây dựng

- Tỷ lệ cắt giảm giá trị tổng mức đầu tư sau thẩm định 2015 là 1,8% so với năm

2021 là 6,1% - tăng lên 4,3%, việc cắt giảm phần nào chứng minh được quy trình thẩmđịnh phù hợp, lọc được nhiều dự án “ma” hay những dự án có tính khả thi kém

- Tỷ lệ cắt giảm giá trị dự toán sau thẩm định năm 2015 là 5,02% so với năm 2021

là 4,83% đã có sự giảm nhẹ, vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu này

- Tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế do Bộ xây dựng thẩm định và do cácđịa phương tự thẩm định có sự biển động không quá rõ rệt

Bổ sung: Nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư công, tại Điều 3 của Nghị

định 59/2015/NĐ-CP quy định 4 nguyên tắc cơ bản của quản lý DAĐTXD:

- DAĐTXD được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng cácyêu cầu theo quy định tại Điều 51 Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định củapháp luật có liên quan

Trang 12

- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của ngườiquyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạtđộng ĐTXD của dự án.

- Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để ĐTXD:DAĐTXD sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúngtrình tự để đảm bảo mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạtđược hiệu quả dự án, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công

- Tư (PPP) theo quy định của pháp luật; DAĐTXD sử dụng vốn nhà nước ngoàingân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phíthực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốcphòng, an ninh và hiệu quả của dự án; DAĐTXD sử dụng vốn khác được Nhà nước quản

lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, antoàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh

- Quản lý đối với các hoạt động ĐTXD của dự án theo các nguyên tắc được quyđịnh tại Điều 4 Luật Xây dựng năm 2014

2 Tình hình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN Việt Nam

Những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đang tăng lên rất nhanh, kéo theo nguồn vốnđầu tư vào cũng rất đa dạng, phong phú Đây cũng là thuận lợi lớn cho việc thực hiện các

dự án đầu tư xây dựng Các thủ tục cải cách hành chính được thực hiện nhanh gọn và liêntục, giảm bớt nhiều khó khăn trong quá trình quản lý chỉ đầu tư xây dựng cơ bản, nângcao hiệu quả quản lý chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại nước ta Việc quản lý đầu tư xâydựng cơ bản của nước ta có nhiều biến chuyển tốt, nâng cao hiệu quả cho việc sử dụng vàkhai thác nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Tuy nhiên, trong cácgiai đoạn của quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng có một số khó khăn, bất cậpnhư sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn khởi đầu dự án: Ở giai đoạn này, một số khó khănthường gặp là: chủ đầu tư và các đơn vị liên quan không có kinh nghiệm triển khai dự ánmới, chủ đầu tư thiếu vốn, nhân lực và khả năng quản lý công trình, quyết định đầu tưphụ thuộc nhiều vào cá nhân lãnh đạo, đơn vị cấp trên hoặc đơn vị cấp vốn; yếu tố lợi íchkinh tế của đầu tư dự án nhiều khi không được nhấn mạnh và quan tâm đúng mực; nhiềuthay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật, thời gian

Thứ hai, trong giai đoạn thiết kế và dự toán: giai đoạn này thường bắt đầu khi chủđầu tư nhận thấy nhu cầu xây dựng và liên hệ với các công ty tư vấn, thiết kế và dự toán

để tiến hành các bước chuẩn bị xây dựng Năng lực của công ty tư còn yếu, không đápứng yêu cầu trong thiết kế và dự toán hiện đại; công ty tư vấn muốn bảo đảm an toànbằng cách tăng hệ số an toàn; công ty tư vấn thiếu các dữ liệu cần thiết cho thiết kế và dựtoán; bản thiết kế dự toán không được kiểm định hoặc chỉ kiểm định sơ sài; quy phạm vàtiêu chuẩn thiết kế hiện tại lạc hậu, thiếu và không đáp ứng được yêu cầu hiện đại

Thứ ba, trong giai đoạn đầu thầu: giai đoạn này bắt đầu khi thiết kế và dự toán đãhoàn thiện và các nhà thầu được mời tham gia chào thầu tự do, hạn chế hoặc chỉ địnhthầu Một số khó khăn thường gặp trong giai đoạn này là: các nhà thầu cố gắng thắngthầu bằng mọi giả, mặc dù nhiều khi năng lực không đảm bảo yêu cầu; năng lực tổ chức

Trang 13

Thứ tư, giai đoạn chuẩn bị công trường thi công: thường bắt đầu trong giai đoạnthiết kế và dự toán để chuẩn bị hiện trường sẵn sàng cho quá trình xây dựng Công việcchủ yếu là giải phóng mặt bằng, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện nước Các trục trặcthường gặp trong giai đoạn này là: không công khai các thông tin về quy hoạch, triển khai

dự án và chi phí đền bù, đền bù di dời, phương án tái định cư và ổn định cuộc sống mớichưa đủ thuyết phục người dân; các cấp chính quyền liên quan không hỗ trợ toàn diệncho việc giải phóng mặt bằng di dời dân; các cấp chính quyền gây khó khăn trong việcthẩm định hồ sơ, cấp phép xây dựng, ảnh hưởng của thời tiết và tác động của con ngườitới tiến độ công trình

Thứ năm, trong giai đoạn xây dựng: theo phương pháp truyền thống, nhà thầu tổng

sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn các công việc để quản lý các nhà thầu phụ và phối hợp vớichủ đầu tư và tư vấn giải quyết các vấn đề xảy ra trên công trường Những khó khănthường gặp là: giám sát không chặt chẽ và tuân thủ theo hợp đồng, quy định; thiết kế sai,không phù hợp với tỉnh hình xây dựng, nhà thầu năng lực hạn chế và không đáp ứngđược yêu cầu, giá bỏ thầu quá thấp, không đủ chỉ trả các chi phí xây dựng, ảnh hưởng củathời tiết, khí tượng thuỷ văn và của con người, bắt đầu xây dựng khi quá trình giải phóngmặt bằng chưa hoàn tất; vốn xây dựng không đủ và bị chậm, đặc biệt là vốn ngân sách.Nhiều tiêu cực trong quá trình xây dựng của các bên tham gia dự án

Thứ sáu, trong giai đoạn sử dụng: sau khi các công việc xây dựng, lắp máy hoànthành công trưởng được bàn giao lại cho chủ đầu tư sử dụng Các khó khăn trong quátrình này là: chi phí cho xây dựng thấp nên chủ đầu tư và nhà thầu phải cắt bỏ nhiều hạngmục phụ trợ, chất lượng xây dựng thấp, thiếu giám sát trong quá trình xây dựng Không

có quy định, chế tài bắt buộc bảo dưỡng sau hoàn thành; quy phạm thiết kế xây dựng cònthấp, lạc hậu so với nhu cầu thực tế của xã hội hiện đại; nguồn vốn cho duy tu bảo trìcông trình hầu như không có

II Thực trạng dự án chi đầu tư xây dựng của ngân sách nhà nước Việt Nam

1 Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2x300MW

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình là một trong những công trình có ý nghĩa quantrọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung;

là dấu mốc lịch sử về hợp tác giữa hai Chính phủ và nhân dân Nhật Bản - Việt Nam

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làmChủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện Thái Bình được giao nhiệm vụ quản lý dự án Côngtrình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 22/02/2014 Nhà máy nhiệt điệnThái Bình có hai tổ máy với tổng công suất lắp đặt là 600 MW (2x300 MW), là một trong

02 nhà máy của Trung tâm điện lực Thái Bình, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốcgia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Tổng mức đầu tư của dự án là 26,5 nghìn tỷ VNĐ (tương đương với 1,27 tỷ USD), trong

đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là 85%, còn lại 15% làvốn đối ứng của EVN Tổng thầu thực hiện dự án là tập đoàn Marubeni Corporation(MC) – Nhật Bản

Sau thời gian hơn 4 năm thi công, xây dựng, lắp đặt các thiết bị, cả 2 tổ máy củanhà máy đã đi vào vận hành thương mại từ tháng 4/2018

Ngày đăng: 29/10/2024, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w