Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được kết quả công tác Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Đánh giá được một số
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -o0o -
NGÔ TRÍ DŨNG
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THỰC HIỆN MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2020 – 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Ngô Trí Dũng là tác giả của Đề tài Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của chính Tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Đề án này
là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng được tác giả nào sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2024
Tác giả
Ngô Trí Dũng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành đề án, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiểu tổ chức và cá nhân Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý tài nguyên -Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào tạo tại trường
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành Đề án
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS TS Phan Đình Binh đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Đề án
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã đóng góp công sức, động viên
và giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2024
Tác giả
Ngô Trí Dũng
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ix
THESIS ABSTRACT xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa lý luận 2
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học của công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3
1.1.2 Các quy định về thu hồi đất (Theo Luật Đất đai năm 2013) 3
1.1.3 Các quy định về bồi thường khi thu hồi đất( theo quy định của Luật Đất đai năm 2013) 3
1.1.4 Các quy định về hỗ trợ khi thu hồi đất (theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ) 3
1.1.5 Các quy định về tái định cư khi thu hồi đất 3
1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 4
1.3 Cơ sở thực tiễn của đề án 7
1.3.1 Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 7
1.3.2 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến Đê án 20
Trang 6CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 22
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 23
2.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 23
2.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và tình hình quản lý đất đai của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
3.1.2 Đặc điểm Kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang năm 2022 27
3.1.3 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội 29
3.2 Đánh giá kết quả thực hiện công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 02 dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Tỉnh Khánh Hòa 34
3.2.1 Khái quát chung về 02 dự án 34
3.2.2 Đánh giá kết quả công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện 02 dự án 36
3.2.3 Đánh giá công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 2 dự án qua ý kiến của người dân 40
3.3 Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của 02 dự án 46
3.3.1 Đánh giá một số yếu tố ảnh hướng đến công tác Bồi thường, hỗ trợ 46
3.1.3 Ý kiến của cán bộ 50
3.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 53
Trang 73.4.1 Kết quả đạt được 53
3.4.2 Khó khăn, tồn tại 54
3.4.3.Nguyên nhân của hạn chế 55
3.4.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
1 Kết luận 58
2 Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 của thành phố Nha Trang 33
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện công trình, dự án của Nha Trang năm 2022 15
Bảng 3.3 Kết quả thu hồi đất năm 2022 của thành phố Nha Trang 17
Bảng 3.4 Quy mô của 2 dự án 36
Bảng 3.5 Tổng hợp diện tích, loại đất bị thu hồi của 2 dự án nghiên cứu 38
Bảng 3.6 Kinh phí Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án 39
Bảng 3.7 Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB của 2 dự án 40
Bảng 3.8 Đánh giá của người dân về nội dung thông tin được tiếp nhận tại các dự án nghiên cứu 41
Bảng 3.9 Đánh giá của người dân về giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 42
Bảng 3.10 Đánh giá của người dân về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất43 Bảng 3.11: Phương thức sử dụng tiền BT, HT của các hộ dân 47
Bảng 3.12 Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 48
Bảng 3.13 Ý kiến đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng 49
sau khi thu hồi đất 49
Bảng 3.14 Đánh giá của cán bộ về công tác bồi thường GPMB tại 2 Dự án nghiên cứu 50
Bảng 3.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của dự án 46
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý Thành phố Nha Trang 26
Hình 3.2 Sơ đồ khu TĐC Ngọc Hiệp 35
Hình 3.2 Hình thức thực hiện thông báo thu hồi đất 40
Hình 3.3 Thông tin về phương án Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 42
Hình 3.4 Khảo sát đánh giá về cuộc sống trong khu TĐC khi nhà nước thu hồi đất 45
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Thông tin chung
1.1 Họ tên tác giả luận văn: Ngô Trí Dũng
1.2 Tên luận văn: Đánh giá công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2023”
1.3 Ngành khoa học của luận văn: Quản lý đất đai; Mã số: 8.85.01.03 1.4 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Đình Binh
1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
2 Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được kết quả công tác Bồi thường, hỗ trợ
khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác Bồi thường,
hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của 2 dự án; Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương
pháp xử lý thông tin, số liệu (phương pháp thống kê, so sánh, phân tích )
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra để thu thập thông tin từ đại diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để tìm hiểu ảnh hưởng của việc thực hiện công tác thu hồi đất, giải phòng mặt bằng đến đời sống, việc làm
và thu nhập
4 Kết quả nghiên cứu và kết luận
Thu hồi đất là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp và thường phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai gay gắt, nóng bỏng, bởi nó “đụng chạm” trực tiếp đến những lợi ích thiết thực không chỉ của người sử dụng đất mà còn của Nhà nước, của xã hội và lợi ích của các doanh nghiệp, chủ đầu tư
Qua việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2023”, tác giả rút ra các kết luận như sau:
Thứ nhất, đề án đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất ở các khía cạnh như: Khái niệm, nôi dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; kinh nghiệm thực hiện công tác
Trang 11bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số nước trên thế giới; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đền luận văn để thấy khoảng trống trong nghiên cứu của tác giả
Thứ hai, đề án đã phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Nha
Trang có ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới được ví như “Hòn Ngọc Viễn Đông” đó là một lợi thế rất lớn để Nha Trang phát triển kinh tế biển cũng như phát triển các loại hình du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa, vùng miền Trung và của cả nước Điều này cố ảnh hưởng rất lớn tới giá đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn
Thứ ba, đề án phân tích công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn TP
Nha Trang từ đó cho thấy công tác này đã ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả
Thứ tư, đề án phân tích thực trạng thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang; đặc biệt tập trung nghiên cứu về quá trình thực hiện công tác này tại 02 dự án nghiên cứu, và tiến hành khảo sát ý kiến của người dân, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của các chủ thể thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang; trên cơ sở này tác giả rút ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang
Thứ năm, đề án đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bao gồm: (1) Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách, giải pháp đảm bảo đời sống, việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất; (3) Nâng cao hiệu quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Nha Trang; (4) Nâng cao chất lượng thủ tục bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố Nha Trang; (5) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố Nha Trang (6) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân; (7) Giải pháp về tổ chức thực hiện
Trang 12THESIS ABSTRACT
1 General information
1.1 Thesis author's full name: Ngo Tri Dung
1.2 Thesis title: Evaluation of compensation, support, and resettlement when the state recovers land to implement a number of projects in Nha Trang city, Khanh Hoa province in the period of 2020-2023”
1.3 Scientific field of thesis: Land management; Code: 8.85.01.03
1.4 Scientific instructor: Associate Professor, Dr Phan Dinh Binh
1.5 Training facility: University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen
University
2 Research objective: Evaluate the results of compensation and support
when the state recovers land to implement a number of projects in Nha Trang city, Khanh Hoa province; Evaluate a number of factors affecting compensation and support when the state recovers land from 2 projects; Evaluate the advantages, disadvantages, lessons learned and propose feasible solutions to improve the effectiveness of Compensation, support and resettlement when the state recovers land in Nha Trang city, Khanh province Draw
3 Research methods
Research methods include: Method of selecting research points, method of collecting documents, secondary data, interview investigation method, information and data processing method (statistical, comparison, analysis )
Use direct interviews and questionnaires to collect information from representatives of organizations, households, and individuals whose land has been recovered to learn about the impact of land recovery and solutions premises to life, employment and income
4 Research results and conclusions
Land recovery is an extremely difficult and complicated task and often gives rise to fierce and hot disputes and land complaints, because it directly "touches"
Trang 13practical interests, not only of people land use but also of the State, society and the interests of businesses and investors
Through researching the topic: "Evaluating compensation, support, and resettlement when the state recovers land to implement a number of projects in Nha Trang city, Khanh Hoa province in the period 2020-2023" , the author draws the following conclusions:
Firstly, the project has analyzed and clarified the theoretical basis for compensation, support, and resettlement when the state recovers land in aspects such as: Concept, content of compensation, support, and resettlement resettlement when the state recovers land; experience in implementing compensation, support, and resettlement when the state recovers land from a number of countries around the world; Overview of the research situation related to the thesis to see the gaps in the author's research
Second, the project analyzed the natural and socio-economic conditions of Nha Trang City that affect compensation, support and resettlement when the state recovers land With its geographical location and favorable natural conditions, being one of the most beautiful bays in the world, it is considered the "Pearl of the Far East", which is a huge advantage for Nha Trang to develop its marine economy as well as its development Developing all types of marine tourism in Khanh Hoa province, the Central region and the whole country This greatly affects the price of land for compensation, support, and resettlement in the area
Third, the project analyzes land management and use in Nha Trang city, thereby showing that this work has become increasingly orderly and effective
Fourth, the project analyzes the current situation of compensation, support, and resettlement when the state recovers land in Nha Trang city; Specially focusing
on researching the process of implementing this work in 02 research projects, and conducting surveys of people's opinions, in-depth interviews to get opinions of the subjects carrying out compensation work, support and resettlement when the state recovers land in Nha Trang city; On this basis, the author draws the results achieved
Trang 14and the shortcomings and problems in implementing compensation, support, and resettlement when the state recovers land in Nha Trang city
Fifth, the project proposes solutions to improve the effectiveness of compensation, support, and resettlement when the state recovers land in Nha Trang city, Khanh Hoa province, including: (1) Compensation solutions Improve legal regulations on compensation, support, and resettlement when the State recovers land; (2) Develop and organize good implementation of policies and solutions to ensure people's lives, jobs and income after land recovery; (3) Improve the efficiency of planning and land use planning in Nha Trang City; (4) Improve the quality of resettlement arrangements procedures in Nha Trang city; (5) Improve the quality of civil servants and public employees in charge of compensation, support, and resettlement in Nha Trang City (6) Improve the effectiveness of propaganda and dissemination of laws on compensation, support, and resettlement for people; (7) Solutions on implementation organization
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, là tư liệu sản xuất và là nguồn lực đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước được nhà nước quản lý theo pháp luật
Trong những năm qua Nước ta đang chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu để dần trở thành một nước công nghiệp hóa- hiện đại hóa; cùng với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu đất để phát triển xây dựng cơ
sở hạ tầng, nhà ở, khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng lớn; việc chuyển dịch đất đai từ từ mục đích này sang mục đích khác, từ chủ thể này sang chủ thể khác là việc tất yếu thường diễn ra
Tỉnh Khánh Hòa được định hướng “trở thành một tiêu chuẩn mới về chất lượng sống, làm việc và du lịch”, một đô thị xanh, sạch, phát triển bền vững, giàu bản sắc văn hóa, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 Những năm qua thành phố Nha Trang đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, GPMB, phát huy giá trị của dải đô thị trung tâm ven biển
Công tác thu hồi GPMB trên toàn quốc nói chung và ở thành phố Nha Trang nói riêng là một công việc rất khó khăn và hết sức phức tạp nó liên quan đến đất đai
và nhà cửa là tài sản rất có giá trị của mỗi người dân, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị thu hồi đất Việc xác định giá bồi thường thấp hơn so với giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường nên việc BT, HT chưa đúng với mức độ thiệt hại, từ đó đã gây ra nhiều khó khăn, bức xúc trong nhân dân dẫn đến đã có không ít trường hợp người dân không nhận tiền BT, HT, không giao mặt bằng, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2023” để nghiên cứu
Trang 162 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được kết quả công tác BT, HT khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác BT, HT khi nhà nước thu hồi đất của 2 dự án
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố, tỉnh Khánh Hòa
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành trong công tác Bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư để thấy được thực trạng và tồn tại nhằm đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp và có hiệu quả tốt hơn
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp tác giả thấy được những thuận lợi, khó khăn của công tác BT, HT, TĐC Từ đó rút ra được những giải pháp khắc phục khó khăn, góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB trên địa bàn Tp Nha Trang
- Các đề xuất giải pháp là một kênh thông tin quan trọng giúp cho những người làm công tác BT, HT, TĐC tham khảo nhằm thực hiện đạt hiệu quả hơn
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất ”(Luật Đất đai năm 2013)
- “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.” (Luật Đất đai năm 2013)
- TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là nhà nước bố trí nơi ở mới cho người có đất bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở để ổn định cuộc sống
- Đất TĐC là đất Nhà nước dùng để cấp nhằm bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống
1.1.2 Các quy định về thu hồi đất (Theo Luật Đất đai năm 2013)
Quy định tại Điều 61, 62, 64, 65, 66 Luật đất đai năm 2013
1.1.3 Các quy định về bồi thường khi thu hồi đất( theo quy định của Luật Đất đai năm 2013)
+ Quy định bồi thường về đất: Quy định tại Điều 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81 và điều 82 Luật đất đai 2013
+ Quy định bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, sản xuất, kinh doanh: Quy định tại Điều 89, 90, 91 và điều 92 luật đất đai 2013
1.1.4 Các quy định về hỗ trợ khi thu hồi đất (theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định 47/2014/NĐ-CP )
Khi nhà nước thu hồi đất ngoài việc bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước còn xem xét hỗ trợ người bị thu hồi đất theo quy định tại Điều 83 - Luật Đất đai 2013
1.1.5 Các quy định về tái định cư khi thu hồi đất
Được quy định tại Điều 85, 86, 87 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP
“UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án TĐC để bảo đảm phục vụ TĐC cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở; khu TĐC phải
Trang 18được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ; việc bố trí TĐC phải gắn với tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp ”
1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Luật Đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất;
- Nghị định số: 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ Quy định về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;
- Công văn số 44/HĐND ngày 10/3/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa V/v quyết định chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp
- Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 25/3/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- Quyết định số 1156/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Ngọc Hiệp, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- Quyết định số 2273/QĐ-UBND ngày 05/8/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt Dự án đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 01/9/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
Trang 19- Quyết định số 3506/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giá đất TĐC để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- Quyết định số 3997/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- Thông báo số 756/TB-UBND ngày 01/9/2016 của UBND thành phố Nha Trang V/v thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu tái đinh cư Ngọc Hiệp, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- Thông báo số 262/TB-HĐBT ngày 21/9/2016 của Hội đồng Bồi thường V/v kiểm kê xác định khối lượng bồi thường, giải tỏa thu hồi đất để thực hiện Dự án đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp, phường Ngọc Hiệp, Thành phố Nha Trang
Quyết định số 1653/QĐ -UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu định cư Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang;
Thông báo số 1205 /TB-UBND ngày 28/7/2023 của UBND thành phố Nha Trang V/v điều chỉnh diện tích, phạm vi ranh giới thu hồi đất và thời gian thực hiện
dự án đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang;
- Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về BT, HT TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 04/2022/QĐ-UBND ngày 09/3/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định chi tiết một số nội dung về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 26/8/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 379/QĐ-UBND ngày 17/02/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Phê duyệt điều chỉnh bổ sung một số nội dung về BT, HT TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang để thực hiện Dự án môi
Trang 20trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án Nha Trang và Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC Ngọc Hiệp;
- Công văn số 412/HĐND ngày 13/12/2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án
- Quyết định số 3825/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án
- Quyết định số 3829/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Đập ngăn mặn trên Sông Cái Nha Trang;
- Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 v/v phê duyệt Điều chỉnh Quyết định số 3829/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Đập ngăn mặn trên Sông Cái Nha Trang;
- Quyết định số 3513/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt điều chỉnh thiết kế cơ sở dự án Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang;
- Quyết định số 1133/QĐ-CTUBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt điều chỉnh thiết kế cơ sở dự án Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang;
- Quyết định số 1977/QĐ-CTUBND ngày 04/8/2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang;
- Thông báo số 489/TB-UBND ngày 18/3/2019 của UBND thành phố Nha Trang V/v thu hồi đất để thực hiện dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang;
- Thông báo số 143/TB-UBND ngày 08/3/2021 của UBND thành phố Nha
Trang V/v điều chỉnh nội dung tại mục 3 Thông báo số 489/TB-UBND ngày 18/3/2019 của UBND thành phố Nha Trang V/v thu hồi đất để thực hiện dự án Đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
Trang 211.3 Cơ sở thực tiễn của đề án
1.3.1 Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.1 Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu chung của toàn xã hội nên thu hồi đất phục vụ lợi ích công là điều kiện tiền đề để áp dụng quyền thu hồi đất của nhà nước Việc thu hồi đất ở Trung Quốc cũng được thực hiện đúng quy trình chặt chẽ qua các bước đã quy định để tránh sự lạm quyền của chính quyền địa phương
Quy trình thu hồi đất ở nước này gồm 4 bước:
Bước 1: Khảo sát về Sở hữu đất đai, loại đất, dân số, nghề nghiệp, đất canh tác trên
thu nhập đầu người, tổng sản lượng hàng năm, diện tích đất của khu vực bị ảnh hưởng;
Bước 2: Xây dựng dự thảo kế hoạch thu hồi đất;
Bước 3: Cơ quan quản lý đất đai báo cáo với chính quyền địa phương, trình
kế hoạch thu hồi đất và các tài liệu khác lên cấp cao hơn để kiểm tra, phê duyệt;
Bước 4: Thông báo, công bố dự án sau khi dự án được phê duyệt
Ở Trung Quốc thẩm quyền thu hồi đất do hai cấp là Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh Thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở và 70 ha trở lên đối với loại do
Chính phủ quyết định Thu hồi dưới hạn mức đất này thì thuộc thẩm quyền chính
quyền cấp tỉnh ra quyết định Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ chế độ
sở hữu tập thể thành chế độ sở hữu nhà nước; Bồi thường do thu hồi đất phải đảm bảo cho người dân có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ, người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường
Việc sử dụng đất đai tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai Do vậy thị trường đất đai gầnnhư không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà cửa.Với Trung Quốc, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnhhưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện
dự án đầu tư
Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá mở cửa đặt ra hàng loạt vấn đề mới
mẻ về quản lí đất đai đô thị, xây dựng cơ sở đầu tư nước ngoài v.v Chính phủ
Trang 22Trung Quốc đã có những quy đinh mới về chính sách và pháp luật để giải quyết các nhu cầu trên Một phần đất vốn được sử dụng vào kinh doanh nông nghiệp buộc phải chuyển mục đích sử dụng Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể Do đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên không có chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất,
kể cả đất nông nghiệp, tuy nhiên tuỳ trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất Nhà nước chỉ đền bù cho các công trình gắn liền với đất khi thu hồi đất của các hộ bị thu hồi Tiền bồi thường trưng dụng đất canh tác bao gồm: tiền bồi thường, tiền hỗ trợ định cư cùng với tiền bồi thường cây trồng hiện vật trên đất Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần giá trị sản lượng bình quân hàng năm của 3 nămtrên đất trước đó khi bị trưng dụng Tiền hỗ trợ định cư là tính theo nhân khẩu nông nghiệp phải bố trí Số lượng nhân khẩu phải bố trí là lấy theo số lượng đất bị trưng dụng chia cho số đất bình quân đất canh tác, tính theo đầu người của đơn vị trước khi bị trưng dụng Tiêu chuẩn tiền hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp cần bố trí bằng 4 đến 6 lần sản lượng bình quân của đất canh tác bị trưng dụng, cao nhất không quá 15 lần sản lượng bình quân 3 năm trước đó của đất bị trương dụng Về phương thức đền bù thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Người dân có quyền lựa chọn các hình thức đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Về giá đền bù thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó Đối với đất nông nghiệp, đền bù thiệt hại theo tính chất củađất và loại đất (tốt, xấu) (Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam, 2018)
Về TĐC, các khu nhà ở TĐC được xây dựng đồng bộ và kịp thời, nhiều loại căn hộ đáp ứng được nhu cầu sử dụng khác nhau Các chủ sử dụng phải di chuyển được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng.
Trang 231.3.1.2 Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Singapore
Ở Singapore quy định thẩm quyền thu hồi đất do Nhà nước quyết định và người dân có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất Công tác thu hồi đất được thực hiện dựa trên quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt và theo quy trình chặt chẽ
do pháp luật quy định, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến của cộng đồng Chính phủ đồng ý thu hồi Ở Singapoer rất hạn chế thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân, chỉ thu đất bắt buộc để sử dụng đất vào mục đích công cộng, phục vụ ANQP…
Nếu người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi thì sẽ bị bị phạt theo Luật xâm chiếm đất công và áp dụng các biện pháp cưỡng chế
Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Singapore được tiến hành đặc biệt quan tâm nguyên tắc công bằng, minh bạch và đặc biệt giá bồi thường phù hợp nên đã nhận được sự đồng thuận của người dân Nên tỷ lệ bị cưỡng chế khi Nhà
nước thu hồi đất thấp (dưới 1% )
1.3.1.3 Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam
* Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thủ đô Hà Nội
Đến hết 2020, số dự án thu giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất là 457 dự án với diện tích 638,12ha; Số dự án Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai các thủ tục cắm mốc giới phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đang thực hiện thu hồi đất là 1.278 dự án với diện tích 3.883,88ha
Như vậy, kết quả thu hồi đất trên địa bàn Thành phố ước đến ngày 31/12/2021 là 1.735 dự án, diện tích thu hồi 4.522ha, đạt 69,5% kế hoạch năm
2020 Kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng trên cơ sở danh mục dự
án được HĐND thành phố thông qua đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thànhphố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối trong Nghị quyết
về phân bổ dự toán ngân sách thành phố năm 2021 của HĐND thành phố Các dự
án thuộc ngân sách cấp quận, huyện, thị xã để các quận, huyện, thị xã bố trí Các
dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, bảo đảm bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2021 Đồng thời, HĐND thành phố thông qua danh mục 663 công trình, dự án chuyển mục đích trồng lúa, rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng với diện tích hơn 1.064ha
Trang 24Có được kết quả đó là do ngay từ đầu năm, các sở, ngành Thành phố đã chủ động phối hợp, tập trung hướng dẫn tháo gỡ cho các chủ đầu tư và UBND các quận, huyện thị xã để triển khai các thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng để thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Nhìn chung, các dự án đủ
hồ sơ pháp lý đã được thẩm định đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng thời gian quy định; kết quả thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự
án có sử dụng đất để tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phương Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của Thành phố dự kiến đạt 69,5%, cao hơn 2% so với kết quả thực hiện năm 2019 (67,23%) Năm 2021, UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết thông qua danh mục 1.738 dự án thu hồi đất năm 2021 với diện tích 6.068,63ha Đồng thời, thông qua danh mục 663 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2021, với diện tích 1.064,58ha Kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng: Trên cơ sở danh mục dự án được HĐND Thành phố thông qua, đối với dự án
sử dụng vốn ngân sách Thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của Thành phố được cân đối trong Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách Thành phố năm 2021 của HĐND Thành phố Các dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện để các quận, huyện bố trí Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2021 Theo Nghị quyết số 21 về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2021 được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, huyện Mê Linh có 60 dự 21 án với tổng diện tích 229,23 ha Trong đó, diện tích thu hồi đất là 134,61 ha, diện tích chuyển mục đích đất lúa là 11,89 ha Cụ thể, huyện Mê Linh thu hồi đất để xây dựng, cải tạo nâng cấp đường giao thông; xây dựng hạ tầng kĩ thuật các khu đất đấu giá; xây dựng nhà văn hóa, trường học, công viên; các dự án hạ tầng đất dịch vụ Một số dự án đáng chú ý tại địa bàn huyện Mê Linh: Cải tạo nâng cấp đường 23B (Hà Nội – Nghĩa trang Thanh Tước) thu hồi 31,3 ha; xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng thu hồi 6,33 ha; xây dựng tuyến đường gom Bắc Thăng Long – Nội Bài đoạn qua Khu công nghiệp Quang Minh I
Trang 25thu hồi 2,74 ha Ngoài ra huyện Mê Linh còn có nhiều dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật các khu đất đấu giá, đất dịch vụ ở các xã/thị trấn: Tam Đồng, Quang Minh, Tiền Phong, Kim Hoa, Chu Phan
* Công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Thành phố Nha Trang được định hướng “trở thành một tiêu chuẩn mới về chất lượng sống, làm việc và du lịch”, một đô thị xanh, sạch, phát triển bền vững, giàu bản sắc văn hóa, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 Dể đáp ứng nhu cầu sử dụng đất
để phát triển đô thị, hiện nay thành phố Nha Trang đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, GPMB, phát huy giá trị của dải đô thị trung tâm ven biển
Quy trình thực hiện Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang Quy trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ TĐC gồm các bước sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Trước khi có quyết định thu hồi đất, đối với đất nông nghiệp chậm nhất là 90 ngày trước khi thu hồi, đối với đất phi nông nghiệp là 180 ngày trước khi thu hồi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi đất, kế hoạch thu hồi đất gửi đến từng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có đất thu hồi đất để biết
Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Sau khi có quyết định thu hồi đất, UBND cấp xã, phường phối hợp với đơn
vị làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB triển khai thực hiện điều tra, khảo sát, kiểm đếm, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, thu thập hồ sơ giấy tờ nguồn gốc nhà đất để lập phương án BT, HT, TĐC
Bước 3: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, TĐC
Trên cơ sở kết quả đo đạc, kiểm đếm và các hồ sơ lưu trữ, UBND xã/phường
có trách nhiệm xác minh nguồn gốc đất của các thửa đất bị ảnh hưởng để làm căn
cứ lập phương án bồi thường
Trang 26Sau khi có kết quả xác minh nguồn gốc, đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB có trách nhiệm lập phương án BT, HT, TĐC đối với từng tổ chức, cá nhân,
hộ gia định bị thu hồi đất; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất
Hội đồng Bồi thường của dự án thông qua dự thảo Phương án BT, HT, phiếu chiết tính của dự án
Bước 4: Niêm yết công khai phương án BT, HT, TĐC lấy ý kiến của nhân dân
Sau khi dự thảo phương án chi tiết được lập và thông qua Hội đồng bồi thường, đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB phối hợp với UBND cấp xã, phường nơi có đất thu hồi tổ chức niêm yết công khai dự thảo Phương án BT, HT, TĐC và Phương án chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm của dự án trong
20 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, phường và tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân
cư nơi có đất thu hồi, đồng thời họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi để các đối tượng bị thu hồi đất có ý kiến góp ý
Bước 5: Hoàn chỉnh phương án
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý và hồ sơ nguồn gốc đất do các đối tượng có đất bị thu hồi cung cấp, đơn vị làm bồi thường hoàn chỉnh phương án chi tiết BT,
HT, TĐC trình Hội đồng bồi thường thông qua, trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Bước 6: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra Quyết định thu hồi, Quyết định phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện
-Thực hiện theo điều 66 Luật đất đai 2013
- Quyết định thu hồi đất và thực hiện phê duyệt đồng thời thực hiện phương
án bồi thường tái định cư: Trong cùng 01 ngày, UBND có thẩm quyền cần phải ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cũng như tái định cư (nếu có) Các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường cần có trách nhiệm phải phối hợp với UBND cấp xã/phường để phổ biến và đồng thời niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các trụ sở UBND cấp xã/phường và tại các địa điểm sinh hoạt chung của các khu dân cư nơi
có đất thu hồi Sau đó thực hiện gửi quyết định bồi thường và hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi
Trang 27Bước 7: Tổ chức chi trả bồi thường
-Thực hiện theo Điều 93 Luật đất đai 2013:
- Đối với các trường hợp trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày được quyết định thu hồi đất thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thực hiện thi hành chi trả tiền bồi thường cho những người dân đồng thời giúp họ ổn định tái định cư Đối với các trường hợp người có đất bị thu hồi không chịu nhận tiền bồi thường thì tiền bồi thường sẽ được gửi vào kho bạc của nhà nước
Bước 8: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
Hội đồng BT,HT, TĐC phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư dự án theo tiến độ bàn giao mặt bằng của hộ dân Nếu hộ dân không đồng ý nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng thì Hội đồng BT,HT, TĐC gửi thư mời tiếp xúc tối thiểu 3 lần Sau đó ra thông báo đề nghị hộ dân ký hồ sơ nhận tiền và bàn giao mặt bằng Nếu quá hạn ghi trong thông báo mà người bị thu hồi đất vẫn không nhận thì tiến hành gửi tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Nha Trang
Trang 28Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân (Hội đồng bồi thường Tp và UBND xã, phường)
Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án
bồi thường (UBND Thành phố)
Tổ chức chi trả bồi thường (Hội đồng bồi thường Tp và UBND xã, phường)
Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
(Hội đồng bồi thường Thành phố và UBND xã, phường)
Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Bước
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường Thành phố
Hoàn chỉnh phương án bồi thường (Hội đồng bồi thường GPMB Thành phố)
Thông báo thu hồi đất
90 ngày đối với đất nông nghiệp
180 ngày đối với đất phi nông nghiệp
Trang 29Kết quả thực hiện Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang
- Kết quả thực hiện danh mục công trình, dự án: Trong tổng số 140 công trình,
dự án đưa vào KHSD đất năm 2022 của thành phố Nha Trang (với tổng diện tích 1.196,57 ha) đã thực hiện hoàn thành hoặc hoàn thành một phần được 27 công trình, dự
án với diện tích 97,01 ha, đạt 8,11% diện tích Trong đó:
- Công trình an ninh quốc phòng: thực hiện giao đất được 01 công trình với diện tích 0,01ha
- Công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách thực hiện được 21 công trình với tổng diện tích 47,78 ha/97,01 ha, chiếm 49,25% tổng diện tích thực hiện trong năm
- Công trình, dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách thực hiện được 5 công trình với tổng diện tích 30,19 ha/97,01 ha, chiếm 31,12% tổng diện tích thực hiện trong năm
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện công trình, dự án của Nha Trang năm 2022
Chỉ tiêu sử dụng đất
Tổng số công trình, dự án trong năm 2022
Công trình đã thực hiện trong năm
2022
Số dự
án
Diện tích (ha)
Số dự
án
Diện tích (ha)
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 1 0,11
Trang 30Chỉ tiêu sử dụng đất
Tổng số công trình, dự án trong năm 2022
Công trình đã thực hiện trong năm
2022
Số dự
án
Diện tích (ha)
Số dự
án
Diện tích (ha)
Đất ở tại nông thôn (các dự án phát triển
Đất ở tại đô thị (các dự án phát triển đô
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 1 0,05
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thực hiện KHSD đất năm 2022 của TP Nha Trang
- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thực hiện được 19,03 ha/97,01 ha, chiếm 19,62% tổng diện tích thực hiện trong năm
-Kết quả thu hồi đất năm 2022: Căn cứ vào kết quả tổng hợp các công trình, dự án
triển khai trong năm 2022, kết quả thu hồi đất của thành phố Nha Trang năm 2022
Trang 31Bảng 3.3 Kết quả thu hồi đất năm 2022 của thành phố Nha Trang
STT Chỉ tiêu sử dụng đất
Kế hoạch thu hồi đất năm 2022 được duyệt (ha)
Kết quả thực hiện đến
năm 2022
Diện tích (ha)
So sánh
Tăng (+), giảm (-) (ha)
Tỷlệ (%)
2 Đất phi nông nghiệp 89,83 26,81 -63,02 29,85
Trong đó:
2.2 Đất thương mại, dịch vụ 1,82 0,17 -1,65 9,60 2.3
Đất cơ sở sản xuất phi nông
2.4 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã
25,26 13,15 -12,11 52,05
2.5 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 0,86 0,20 -0,66 23,37
2.8 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 22,18 3,89 -18,29 17,54 2.9 Đất có mặt nước chuyên dùng 0,09 -0,09
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thực hiện KHSD đất năm 2022 của TP Nha Trang
Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy, công tác thu hồi GPMB trên địa bàn thành phố Nha Trang còn rất hạn chế, chưa đáp ứng theo kế hoạch đề ra dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm tiến độ
Trang 321.3.1.4 Đánh giá chung công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây chính sách Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, thường xuyên bổ sung, thay đổi cơ chế chính sách khắc phục những bất cập bảo đảm lợi ích hợp pháp
và quyền có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và sinh kế đối với người có đất thu hồi; góp phần làm giảm các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai Việc thu hồi đất, BT, HT, TĐC đã cơ bản bảo đảm công khai, dân chủ, đúng pháp luật Quá trình
tổ chức, triển khai thu hồi đất, BT, HT, TĐC để thực hiện các dự án phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tốt hơn Người sử dụng đất cơ bản đã hiểu rõ và chấp hành tốt các chính sách pháp luật về đất đai, chính sách BT, HT, TĐC khi thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương
Chính quyền địa phương đã chú trọng hơn đến công tác lấy ý kiến góp ý của người có đất thu hồi về phương án BT, HT, TĐC và thực hiện nghiêm túc việc tiếp thu, giải trình đối với các nội dung mà người dân còn băn khoăn, chưa đồng thuận
Tuy nhiên, Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong công tác thu hồi đất BT, HT, TĐC để thực hiện dự án; Việc giải quyết về lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư với người có đất bị thu hồi của một số
dự án chưa thật sự hài hòa, chưa đảm bảo sự đông thuận của người dân; vẫn còn tình trạng dự án thực hiện chậm công tác thu hồi đất, làm chậm việc bàn giao mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công, ảnh hưởng đến hiệu quả của Dự án; các quy định về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng người bị thu hồi đất so bì, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn xảy ra và khá phổ biến
Để góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB, hạn chế thấp nhất khiếu nại, tố cáo
về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm đời sống nhân dân việc Nhà nước tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết
* Những yếu tố tác động đến công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - văn hóa và giáo dục của địa phương
Trang 33- Các quy định, chính sách của nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Quá trình thực hiện công tác Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Kinh phí bồi thường hỗ trợ và bố trí TĐC
- Ngoài các yếu tố chủ quan còn nhiều yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác GPMB
* Tác động đến đời sống của người dân trong việc thu hồi đất
* Thuận lợi
- Luôn được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, ủng hộ
- Lực lượng cán bộ, Công chức trực tiếp tham gia công tác GPMB đông đảo, chất lượng đáp ứng hoàn thành tốt nhiệm vụ
* Khó khăn, hạn chế
- Trình độ nhận thức và đời sồng của người dân không đồng đều, khu vực ở các
xã ven biển, xã miền núi có đời sống khó khăn nên dễ bị các thành phần phản động xúi dục, chống phá nhà nước, gây cản trở khi có chủ trương bồi thường GPMB của nhà nước
- Kết cấu cơ sở hạ tầng của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu, bị quá tải do tốc độ phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, thiếu đồng bộ
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác GPMB chưa đồng đều, cần tăng cường đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 34- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, Đơn vị làm nhiệm vụ GPMB và chủ đầu tư trong công tác GPMB chưa thật sự chặt chẽ
1.3.2 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến Đê án
Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nên vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả Trong nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết, báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến cac nội dung xoay quanh vấn đề này -Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị" do Đặng Thái Sơn thực hiện năm 2007, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra, phân tích thực tiễn,
đề tài đã đề xuất một số các giải pháp như: Đa dạng hóa các phương thức bồi thường, tạo lập quỹ nhà, đất TĐC phục vụ cho việc thu hồi đất thực hiện các dự án Xây dựng khung giá đất của địa phương (ban hành vào ngày 01/01 hàng năm) phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường phục vụ cho việc áp giá bồi thường, hỗ trợ và TĐC Đẩy mạnh việc phân cấp gắn với trách nhiệm và công khai trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đối với các cơ quan Nhà nước
- Bài viết của Phạm Phương Nam “Hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, đăng trên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,
2016 Tác giả chỉ ra một số bất cập trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay như sau: Việc thu thập thông tin về giá đất trên thị trường để bồi thường là vấn đề khó khăn vì khi chuyển nhượng QSDĐ, người chuyển nhượng thường khai giá chuyển nhượng trong hợp đồng thấp hơn nhiều so với giá thực tế chuyển nhượng nhằm giảm số thuế thu nhập phải đóng; Nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng không hiệu quả tiền bồi thường nên khi tiêu hết bị bần cùng hóa, không có việc làm, xảy ra nhiều tệ nạn làm mất ổn định trật tự xã hội và tạo áp lực cho các đô thị khi di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm
- Đào Xuân Thu (2018) khi Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Lào Cai cho thấy: Đối với người dân bị thu hồi đất nông nghiệpthường chịu thiệt thòi hơn người bị thu hồi đất phi nông nghiệp về mức, loại, khoản bồi
Trang 35thường bằng tiền Vì giá bồi thường đối với đất nông nghiệp thường thấp hơn đất phi nông nghiệp Ngoài ra, một số hộ dân sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp lâu năm khi bị thu hồi đất họ không còn đất để sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt làm ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của người dân Vấn đề đời sống, việc làm của người
có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu Do tốc độ đô thị hoá nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng, đường xá giao thông, khu công nghiệp và đô thị nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển đổi sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Số lượng diện tích đất nông giảm giảm mạnh làm ảnh hưởng không khó đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất: mất đất canh tác, giảm thu nhập
Qua nghiên cứu các công trình khoa học trên, đề tài nhận thấy có công trình, bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh về công tác hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này thông qua việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật tại địa bàn cụ thể Tuy nhiên, trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, còn có những quan điểm khoa học khác nhau về những thuật ngữ liên quan đến thu hồi và bồi thường, Đề án sẽ làm rõ về điều này Mặt khác, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cũng như đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác này tại địa phương Chính vì vậy, Đề án này hoàn toàn không trùng lặp với các công trình đã công bố, có ý nghĩa và tính cấp thiết trong lý luận và thực tiễn
Trang 36CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả thực hiện công tác BT, HT, TĐC của 02 dự án nghiên cứu
- Các đối tượng bị thu hồi đất để thực hiện dự án gồm: Hộ gia đình, cá nhân,
tổ chức
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Đề tài tiến hành nghiên cứu 2 dự án:
+ Dự án xây dựng Khu TĐC Ngọc Hiệp, p Ngọc Hiệp(Giai đoạn 1)
+ Dự án Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang( Giai đoạn 1)
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại Phường Ngọc Hiệp, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Thời gian: từ tháng 06 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023
2.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, môi trường và tình hình quản lý sử dụng đất đai thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
- Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất năm 2022
- Nhận xét, đánh giá chung
Nội dung 2: Đánh giá kết quả công tác Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện 02 dự án
- Khái quát chung về 02dự án
- Đánh giá kết quả công tác BT, HT, TĐC của 02 dự án
- Đánh giá công tác BT, HT, TĐC của 02 dự án qua ý kiến của người dân Nội dung 3: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của 02 dự án
- Tác động của dự án đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân bị thu hồi đất
- Ý kiến của đối tượng bị thu hồi đất về giá bồi thường
Trang 37- Ý kiến của cán bộ thực hiện công tác GPMB
- Ảnh hưởng của chính sách thu hồi đất, BT, GPMB đối đến các đối tượng bị thu hồi đất
Nội dung 4: Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
-Thuận lợi
- Khó khăn
- Đề xuất giải pháp
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và các số liệu phân tích mới nhất của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thông qua các website, phương tiện thông tin đại chúng; Số liệu về tình hình quản lý đất đai và hiện trạng
sử dụng đất được tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của UBND thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường và Báo cáo kiểm kê, thống kê đất đai hàng năm,
- Thu thập các tài liệu, văn bản (Quyết định) liên quan đến Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC Ngọc Hiệp và Dự án xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang
- Thu thập các văn bản pháp lý của Nhà nước hướng dẫn thực hiện công tác BT,HT GPMB
2.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn người dân:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra để thu thập thông tin từ đại diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để tìm hiểu ảnh hưởng của việc thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB đến đời sống, việc làm và thu nhập (theo mẫu Phiếu điều tra – Phụ lục 1)
Số lượng hộ điều tra: Áp theo công thức tính số lượng mẫu điều tra trong trường hợp biết quy mô tổng thể
N = (Yamane, 1976)
Trang 38Trong đó:
- n: kích thước mẫu cần xác định
- N: quy mô tổng thể (tổng số hộ)
- e: sai số cho phép ±0.05 (5%), ±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất
là ±0.05 Nhưng vì thời gian có hạn nên đề tài lựa chọn sai số 10% vẫn đảm bảo độ tin cậy một cách tối thiểu
Ta có, số hộ cần điều tra của 2 dự án là:
+ Dự án xây dựng Khu TĐC Ngọc Hiệp, phường Ngọc Hiệp
Tổng số hộ bị ảnh hưởng dự án 222 hộ gia đình, cá nhân
N = 222 68,9 ( làm tròn thành 69 hộ)
1 + 222* 0.12
+ Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang
Tổng số hộ bị ảnh hưởng dự án 36 hộ gia đình, cá nhân
N = 36 26,47 ( làm tròn thành 26 hộ)
1 + 36* 0.12
- Phương pháp phỏng vấn cán bộ chuyên môn: Điều tra trực tiếp 20 cán
bộ, công chức và những người liên quan đến việc thu hồi đất, BT,HT, TĐC tại 2
dự án nghiên cứu để xác định những thuận lợi, khó khăn trong công tác BT,HT, TĐC , các đề xuất giải pháp hạn chế những khó khăn, tồn tại trong công tác BT,HT, TĐC tại thành phố Nha Trang số phiếu cụ thể như sau: 13 phiếu là thành viên của Hội đồng bồi thường GPMB; 01 lãnh đạo và 02 công chức địa chính tại Phường Ngọc Hiệp có dự án bị thu hồi đất; 03 cán bộ thuộc Trung tâm Phát triển quỹ tỉnh, 01 lãnh đạo Phòng TNMT thành phố(theo mẫu Phiếu Điều tra – Phụ lục 2)
Bộ câu hỏi được đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ phân cấp đánh giá là
5 cấp Phân cấp đánh giá được tính toán theo nguyên tắc xác định giá trị thấp nhất (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát Tính độ lớn của khoảng chia (a):
a =
n
Min Max−
Trong đó: n là bậc của thang đo Trong nghiên cứu sử dụng thang đo 5 bậc
Trang 39Xác định thang đo:
+ Rất thấp: < (min+a)
+ Thấp: từ (min+a) đến < (min+2a)
+ Trung bình: (min+2a) đến < (min+3a)
+ Cao: (min+3a) đến < (min+4a)
+ Rất cao: ≥ (min+4a)
Từ đó, xác định thang đo cụ thể cho nghiên cứu như sau:
< 1,80: Không ảnh hưởng 1,80 - < 2,60: Ảnh hưởng ít 2,60 - < 3,40: Ảnh hưởng ở mức trung bình 3,40 - < 4,20: Ảnh hưởng nhiều
> 4,20: Ảnh hưởng rất nhiều
2.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Các số liệu tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp, thống kê để làm cơ sở so sánh, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án với các tiêu chí cơ bản về tình hình thực hiện công tác BT, HT, TĐC Từ đó đánh giá được việc tổ chức thực hiện và đề xuất một
số giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn nữa chính sách BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất
- Phương pháp xử lí dữ liệu: Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích,
xử lí và hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chính xác
Trang 40CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và tình hình quản lý đất đai của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Nha Trang là thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích tự nhiên
là 254,3 km Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hoà; Phía Nam giáp huyện Cam Lâm và huyện Diên Khánh; Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Diên Khánh