Tác giả chỉ ra một số bất cập của quy định BT, HT, TĐC trong quá trình triển khai trên thực tiễn, nổi bật là đối tượng sư dụng đất trên thực tế rất phức tạp, việc người chuyển nhượng “lợ
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ MINH PHÚC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ MINH PHÚC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
Trang 3địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà - Học viện Hành chính Quốc gia Các tài liệu tham khảo, nội dung và số liệu, tôi trích dẫn, sử dụng trong đề tài của mình đều đã được công bố và trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm về những cam kết của mình.
Hồ Chí Minh, tháng năm 2024
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Minh Phúc
Trang 4cô đã tạo cơ hội cho tác giả được tham gia học tập, rèn luyện trong môitrường Cao học, nghiên cứu về chuyên ngành quản lý công tại phân viện Họcviện Hành chính Quốc gia cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh Với những trithức quý báu nhận được cùng sự tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất củaPGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAcho tác giả có thể hoàn thành luận văn này, tác giả xin thành bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc của mình đến cô
Xin cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã quan tâm, hỗ trợ, cung cấp vàgiúp đỡ để tác giả có được các thông tin, tài liệu chính xác và phù hợp nhấtđối với đề tài Luận văn của mình
Mặc dù đã cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức trong suốtquá trình triển khai, nghiên cứu và thực hiện đề tài nhưng không thể tránhkhỏi những hạn chế và thiếu sót Kính mong quý Thầy, quý Cô tiếp tục chỉdẫn, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn./
Người thực hiện
Lê Minh Phúc
Trang 5Danh mục viết tắt
MỞ ĐẦU 1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 91.1 Khái quát về quản lý nhà nước đối với bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất 91.1.1 Khái niệm 91.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 131.1.3 Ý nghĩa của quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 171.2 Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất 181.2.1 Chủ thể quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất 181.2.2 Đối tượng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất 191.3 Nội dung quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất 201.3.1 Ban hành văn bản pháp luật về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất 211.3.2 Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất 221.3.3 Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất 231.3.4 Triển khai thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất 241.3.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 261.4 Các điều kiện đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 281.4.1 Về sự lãnh đạo của Đảng 28
Trang 6Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 35
2.1 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 35
2.1.1 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 35
2.1.2 Cơ quan thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 37
2.1.3 Tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 38
2.2 Thực tiễn quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 42
2.2.1 Ban hành văn bản pháp luật về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 42
2.2.2 Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 43
2.2.3 Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 45
2.2.4 Triển khai thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 47
2.2.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 53
2.3 Đánh giá chung 54
2.3.1 Kết quả đạt được 54
2.3.2 Hạn chế 58
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 60
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 65
Trang 73.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức 69
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách 72
3.2.3 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 79
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 100
Trang 8Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư BT, HT, TĐC
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UB.MTTQVNQuyền sư dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất QSDĐGiấy chứng nhận quyền sư dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
Trang 9Bản 2.0 Bản đồ hành chính và bản đồ cơ cấu sư dụng đất 35
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Trung tâm phát triển quỹ đất thị xãBến Cát 38
Bảng 2.1 Tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án côngtrình Nâng cấp, mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát
Bảng 2.2 Tình hình phê duyệt phương án công trình Nâng cấp,mở rộng đường từ Kho bạc Bến Cát đến Cầu Quan 51Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình đường Mỹ Phước - Tân Vạn nốidài về hướng Khu công nghiệp Mỹ Phước II và III. 52Bảng 2.4 Tình hình phê duyệt phương án công trình đường MỹPhước - Tân Vạn nối dài về hướng Khu công nghiệp
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả lĩnh vực như hiệnnay, muốn phát triển được đất nước đòi hỏi các quốc gia trong nhóm đangphát triển, trong đó có Việt Nam phải tích cực thực hiện công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước để có thể được tham gia vào “sân chơi chung” của thếgiới Để thực hiện được mục tiêu này, cần phải thu hút và tận dụng đượcnguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư lớn cả trong nước lẫn quốc tế đến đầu tư,làm ăn, sinh sống, từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cảithiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân trên cả nước nóichung và của từng địa phương nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng củavấn đề này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách vềcông tác giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vìmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và vì lợi ích quốc gia, công cộng
Thực tiễn việc thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án đầu tư đểphát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến các đối tượng có đất thuộcphạm vi thu hồi xét ở góc độ kinh tế và an sinh xã hội Do đó, công tác nàyluôn được cả hệ thống chính trị ở mỗi cấp vào cuộc thực hiện
Thời gian qua, Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện chính sách, phápluật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng vừa đảm bảo thực hiệnđược các công trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo cuộcsống tốt hơn cho đối tượng có đất thu hồi Tuy nhiên chính sách, pháp luậthiện hành cũng còn nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến công tác này có phátsinh nhiều thắc mắc, khiếu kiện, tố cáo, nhiều trường hợp bất hợp tác, chốngđối cơ quan chức năng dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởngđến tiến độ giải ngân vốn bồi thường, làm tăng vốn đầu tư công
Bến Cát là một đô thị trẻ của tỉnh Bình Dương, được định hướng quy
Trang 11hoạch và xác định “đến năm 2030 là đô thị Công nghiệp - Dịch vụ; đến năm
2040 là Trung tâm đô thị Công nghiệp - Dịch vụ - Đầu mối giao thông; trong
đó công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp sạch, có công nghệ cao”
[17] Do đó, Bến Cát được đầu tư với nhiều dự án lớn, trọng điểm của tỉnh.Song nhìn chung, khi các dự án, công trình đầu tư xây dựng vì mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội và vì lợi ích quốc gia, công cộng có liên quan đến thu hồiđất được triển khai, thông báo đến người dân thì đa số người dân có đất trongkhu vực thu hồi của thị xã đồng tình, ủng hộ và tự giác thực hiện tốt các chủtrương của Đảng và chính sách, pháp luật nhà nước; thậm chí một số ngườidân vì lợi ích chung sẵn sàng chịu thiệt thòi, hy sinh lợi ích riêng vì mục đíchchung như tự nguyện hiến thêm đất cho nhà nước để mở rộng các tuyếnđường hẻm, Nhưng vẫn có hiện tượng một số người dân không hợp tác, gâymất an ninh trật tự, an toàn xã hội, số vụ việc khiếu nại, khiếu kiện (vượt cấp)kéo dài và ngày càng tăng và phức tạp
Nguyên nhân chủ yếu là do trình tự thủ tục thực hiện qua bước, nhiềungành và nhiều cấp; giá bồi thường đất chưa tương xứng với giá giao dịchthực tế; giá bồi thường tài sản chưa phù hợp với giá tại thời điểm thu hồi đất;không có quỹ đất tái định hoặc khu tái định cư có vị trí không thuận lợi; cán
bộ trực tiếp làm công tác bồi thường chưa đủ kinh nghiệm
Trên cơ sở về lý luận và thực tiễn nêu trên trong bối cảnh Bến Cátđang đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa, học viên quyết định lựa chọn
đề tài “Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nướcthu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” để thực hiện nghiêncứu, bảo vệ
2 Tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu về nội dung đề tài, đã có một số công trình nghiên cứuliên quan đến đề tài bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Trang 12như sau:
- Phan Trung Hiền: Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2014 Quyểnsách này cung cấp cho chúng ta những kiến thức bao quát nhất về BT, HT,TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định Luật Đất đai năm 2013 và cácNghị định có liên quan nhưng học viên nhận thấy tác giả chỉ trên cơ sở phântích, cung cấp góc nhìn về các quy định nhưng vẫn chưa đi sâu, phân tích đếnnhững tồn tại, hạn chế trong BT, HT, TĐC
- Nguyễn Chí Cường, Đại học Cần Thơ, 2016, Luận văn cao học Quản
lý Đất đai: “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân và các vấn đề bất cậptrong giải tỏa, bồi thường và tái định cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” Kết quảnghiên cứu cho thấy: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởngbởi nhiều yếu tố, tuy nhiên, yếu tố về cân bằng lợi ích giữa các bên, nhất là lợiích của người dân có ảnh hưởng rất lớn
- Lê Ngọc Thạnh, Đại học Luật, 2017, Luận án tiến sĩ: “Pháp luật vềthu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” Kết quả nghiên cứu của Luận án đã tìm
ra những điểm chưa hợp lý của một số quy định pháp luật về thu hồi đất nôngnghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sưdụng đất, tuy nhiên, học viện nhận thấy tác giả vẫn chưa đề cập đến tính chấtriêng của các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp cũng như đề xuất các giảipháp góp phần hoàn thiện việc cân bằng được lợi ích của các chủ thể trongviệc thu hồi đất
- Nguyễn Vinh Diện, Đại học Huế, 2019, Luận án tiến sĩ: “Pháp luật vềbồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chỉ
ra những bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về bồithường khi Nhà nước thu hồi đất, trên cơ sở đó, đưa các các giải pháp cụ thể
để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thu hồi đất ở nước ta
Trang 13- Nhóm tác giả Đào Chung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Tràvới bài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng triển khai công tác thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật” đăng trên Tạp chíKhoa học và Phát triển Số 03/2013 Nhóm tác giả cho rằng cần sưa đổi, bổsung thêm các quy định: 1- Về bồi thường, 2-Về hỗ trợ, 3- Về tái định cư đểtriển khai BT, HT, TĐC đạt được hiệu quả.
- Bài viết của Phạm Phương Nam “Hoàn thiện công tác bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, đăng trên Tạp chí Tài nguyên vàMôi trường, 2016 Tác giả chỉ ra một số bất cập của quy định BT, HT, TĐCtrong quá trình triển khai trên thực tiễn, nổi bật là đối tượng sư dụng đất trênthực tế rất phức tạp, việc người chuyển nhượng “lợi dụng quy định” để đạtđược nhiều lợi ích; đồng thời, bài viết cũng phân tích tình trạng tiền bồithường sau khi người có đất thu hồi không sư dụng “đúng cách” và trở thànhgánh nặng cho xã hội; song song đó, vai trò của Nhà nước trong thực hiệntuyên truyền, vận động còn nhiều hạn chế
- Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy và Trần Long Đại với bài viết
“Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và việc thực hiện bồi thường khi Nhànước thu hồi đất, thực tiễn từ các tỉnh Đông Nam Bộ” đăng trên Tạp chí CôngThương, Số 23, tháng 10 năm 2022 Nhóm tác giả đã phân tích thực trạng, đềcập một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về bồi thường khi Nhànước thu hồi đất và kiến nghị: 1- cần quy định về căn cứ thu hồi đất nhằmmục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,cộng đồng theo hướng chặt chẽ về căn cứ thu hồi để tránh lạm dụng; 2- hoànthiện quy định về giá đất, khung giá đất
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giảcác cách tiếp cận với nhiều giác độ khác nhau liên quan đến công tác BT, HT,TĐC Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đi sâu phân tích cụ thể tình hình
Trang 14quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đấttrên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng quản lý nhà nước vềbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã BếnCát, tỉnh Bình Dương, đề tài nhằm đưa ra các giải pháp góp phần tăng cườngquản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đấttrên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận quản lý nhànước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh BìnhDương
- Đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xãBến Cát, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước vềbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thị xã Bến Cát,tỉnh Bình Dương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2018 đến năm 2022.
- Không gian nghiên cứu: trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
- Nội dung: Hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Trang 15cư khi thu hồi đất là vấn đề có phạm vi rộng, phức tạp, vì vậy, trong khuônkhổ của luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhànước của UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án hạ tầng công cộng.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,duy vật lịch sư của chủ nghĩa Mác - Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
5.2 Các phương pháp cụ thể
Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến,các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như:
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Phương pháp này được sư dụng nhằm phân tích các tài liệu nghiên cứu
có liên quan đến hoạt động thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối vớingười bị thu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát Các tài liệu nghiên cứu chủyếu là:
- Các văn bản pháp luật
- Các bài báo, bài viết khoa học
- Các Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương
- Các Nghị quyết của HĐND thị xã Bến Cát, Quyết định, Kế hoạch, Tờtrình, Công văn của UBND thị xã Bến Cát,
- Các Báo cáo, Tờ trình, Phương án, Công văn,… của Phòng Tài chính
- Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị và Trungtâm Phát triển quỹ đất thị xã Bến Cát
Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, nhữngđánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn Phương pháp phân
Trang 16tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận vàthực tiễn.
là phân tích vấn đề trước, sau đó sẽ tổng hợp lại những điểm chung và đưa rakết luận Trên cơ sở đó, tìm ra cái chung, cái đặc thù, cái bản chất và quy luậtvận động của đối tượng nghiên cứu nhằm tăng tính thuyết phục
- Phương pháp thống kê: Luận văn sư dụng phương pháp thống kê đểđưa ra các số liệu cần thiết để làm luận chứng cho các nhận định, đánh giá.Việc đánh giá hiện tượng dựa trên kết quả thống kê, báo cáo được sư dụngđồng thời với phương pháp nghiên cứu quy nạp sẽ cung cấp thông tin, gócnhìn tổng quan về sự cần thiết, thực trạng quản lý bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư trên địa bàn thị xã Bến Cát
- Phương pháp so sánh: Trong luận văn, tác giả sẽ sư dụng trong phầnthực trạng của vấn đề nhằm giúp cho bài luận thêm sinh động vì có tính đốichiếu thực tế và tính hiệu quả
Ngoài ra, tác giả còn sư dụng phương pháp quan sát thực tiễn để cóđược các thông tin, tài liệu cụ thể và trực quan, sinh động về vấn đề nghiêncứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Xây dựng được khung lý thuyết quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ,
Trang 17tái định cư trên địa bàn cấp huyện; theo đó, luận văn làm rõ được nội hàm củacác khái niệm chính như khái niệm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, làm rõ đặc điểm, nộidung, ý nghĩa của quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.Những nghiên cứu về lý luận của đề tài luận văn có thể góp phần hoàn thiệnhơn khung lý luận về quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trênđịa bàn cấp huyện
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận văn phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó, chỉ
ra những hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp đồng bộ để hoàn thiệncông tác quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị
xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương nói riêng và trên địa bàn cấp huyện nói chung
Kết quả của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho cấp
ủy đảng, chính quyền cấp huyện nói chung và cho chính quyền thị xã Bến Cátnói riêng, cho các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến lĩnh vực này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã BếnCát, tỉnh Bình Dương
Trang 18Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1 Khái quát về quản lý nhà nước đối với bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
gì đó do chủ thể đó có quyền sở hữu từ một chủ thể khác đang nắm giữ vật đãđược chủ thể khác sở hữu thông qua việc thỏa thuận của hai bên hoặc đơnphương chiếm hữu
Một cách tiếp cận khác đó là theo quy định tại khoản 11 Điều 3 LuậtĐất đai năm 2013 “thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sưdụng đất của người được Nhà nước trao quyền sư dụng đất hoặc thu lại đấtcủa người sư dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai” [2] Khái niệm này đượcdùng từ rất sớm kể từ khi Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về đất đai
Bên cạnh đó, Nhà nước đã tiếp cận và thể hiện quyền sở hữu đất trongcác văn bản pháp luật từ rất sớm, tại Điều 1 Luật Đất đai năm 1987 đề cập “1.Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý…”, kế thừa
và phát huy giá trị của các quy định về đất đai, đến nay, tại Điều 4 của LuậtĐất đai năm 2013 quy định: “Điều 4 Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sưdụng đất cho người sư dụng đất theo quy định của Luật này” [2]
Theo đó, chúng ta có thể thấy thu hồi đất là việc Nhà nước với tư cách
Trang 19là người đại diện sở hữu thu lại quyền sư dụng đất của người dân.
Đồng thời tác giả cũng đồng tình với việc các văn bản pháp luật đất đaicủa Nhà nước sư dụng cụm từ “thu hồi đất” thay vì dùng cụm từ “thu hồiquyền sư dụng đất” vì việc dùng cụm từ thu hồi đất sẽ bao quát hết được tất
cả các trường hợp cần phải thu hồi đất Kể cả các trường hợp Nhà nước chưatrao quyền sư dụng đất cho người sư dụng đất; xét riêng trường hợp này, cóthể thấy việc sư dụng cụm từ “thu hồi quyền sư dụng đất” vào các văn bảnmang tính quy phạm sẽ không phù hợp Cũng như việc sư dụng cụm từ “thuhồi đất” sẽ khiến cho người sư dụng đất dễ hình dung được đối tượng bị thuhồi
- Bồi thường: là một thuật ngữ đã quen và đi sâu vào tiềm thức củangười dân trong đời sống hàng ngày Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ “bồithường” được định nghĩa: “là đền bù bằng tiền những thiệt hại về vật chất vàtinh thần mà mình phải chịu trách nhiệm” [47, tr.82] Pháp luật Đất đai đề cậpkhái niệm Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như sau: “Bồi thường thu hồiđất cũng có thể được hiểu là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sư dụng đấtđối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” [2]
Đến nay, về cơ bản ở nước ta, mọi thưa đất có thể sư dụng đều đã cóngười sư dụng Do đó, việc thu hồi đất của Nhà nước chắc chắn sẽ có tácđộng nhất định đến người sư dụng đất, đến người dân để bù đắp những thiệthại của người sư dụng đất phải gánh chịu
Như vậy, qua các cách tiếp cận trên, tác giả hiểu Bồi thường khi Nhànước (đại diện sở hữu đất đai) thu hồi đất của người sư dụng đất (quyền sưdụng đất) để sư dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợiích công cộng, hoặc phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;đồng thời, phải bù đắp lại những tổn hại do những tác động của hành vi thuhồi đất gây ra đảm bảo theo quy định của pháp luật đất đai
Trang 20- Hỗ trợ, tái định cư:
Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ hỗ trợ là một động từ, với ý nghĩa là
“giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào” [40, tr.457] Mặt khác, theo cách tiếpcận của Nhà nước, Pháp luật đất đai quy định “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồiđất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống,sản xuất và phát triển” [2] Bên cạnh đó, “các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thuhồi đất, giải phóng mặt bằng bao gồm: a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợpthu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân màphải di chuyển chỗ ở; c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ởcủa hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải dichuyển chỗ ở; d) Hỗ trợ khác” [2] Theo cách tiếp cận này, với vai trò là đạidiện chủ sở hữu khi thực hiện việc thu hồi quyền sư dụng của đối tượng sưdụng đất nhằm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển Kinh tế
- Xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc một mục đích khác theo quy địnhpháp luật thì Nhà nước có nhiệm vụ phải xem xét hỗ trợ cho người sư dụngđất Việc này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đỡ góp phần giảm thiệt hại chongười dân do bị Nhà nước thu hồi đất
Về khái niệm tái định cư, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật có
đề cập đến tái định cư tuy nhiên pháp luật về đất đai hiện hành vẫn chưa đưa
ra khái niệm tái định cư hay khái niệm về khu tái định cư Do đó, tùy theocách tiếp cận mà có các khái niệm đề cập khác nhau Trên thực tế, khi mộtngười sư dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất mà thỏa mãn yêu cầu được cấp táiđịnh cư (bị Nhà nước thu hồi đất ở, phải chuyển đi nơi khác để sinh sống) thìNhà nước có nhiệm vụ phải Bồi thường tái định cư cho người sư dụng đất phùhợp Cụ thể, phụ thuộc và tình hình thực tế thì hình thức bồi thướng tái định
Trang 21cư có thể là nhà và đất ở tái định cư, tiền, chung cư tái định cư, Ngoài ra,trên thực tế khi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện BT, HT, TĐC khi Nhànước thu hồi đất đôi khi sẽ xét nhu cầu, nguyện vọng của người sư dụng đất
để áp dụng hình thức bồi thường tái định cư phù hợp
Như vậy, việc hỗ trợ, tái định cư không phải là vấn đề riêng lẻ trongkhâu thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng mà nó được thực hiện cùng vớicông tác bồi thường để giúp cho người dân (người có đất bị thu hồi) nhanhchóng quay trở lại ổn định cuộc sống Hay nói cách khác, hỗ trợ, tái định cư làmột hình thức của bồi thường trong chính sách bồi thường của Nhà nước giúpngười dân ít bị ảnh hưởng đến đời sống nhất có thể
- Khái niệm về quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
“Quản lý xã hội là thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo nhữngđiều kiện cần thiết để đạt những mục đích đề ra trong quá trình hoạt độngchung của con người trong xã hội Vì vậy, từ khi xuất hiện nhà nước, quản lý
xã hội được nhà nước đảm nhận Nhưng quản lý xã hội không chỉ do nhànước với tư cách là một tổ chức chính trị đặc biệt thực hiện, mà còn do tất cảcác bộ phận khác cấu thành hệ thống chính trị thực hiện như: các chính đảng,
tổ chức xã hội Ở góc độ hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, chủ thể quản lý
xã hội còn là gia đình, các tổ chức tư nhân”[49, tr.5]
“Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởitất cả các cơ quan nhà nước; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằnghình thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiệnnếu được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước Quản lý nhànước thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiệnthông qua bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện cácnhiệm vụ, chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để
Trang 22chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà nước”[49, tr.5].
Như vậy, Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khiNhà nước thu hồi đất là tổng hợp các hoạt động, các bước của cơ quan Nhànước có thẩm quyền trong việc thực hiện theo quy trình, quy định pháp luật
về BT, HT, TĐC giúp cho người sư dụng đất có đất bị thu hồi sớm ổn định lạicuộc sống
1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, quản lý nhà nước về BT,
HT, TĐC là một trong các nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Do đó, hoạt động này sẽ mang đầy đủ các đặc điểm của quản lý nhà nước vàquản lý nhà nước về đất đai như: tính pháp quyền; tính công khai, minh bạch;tính khách quan, chính xác; tính đồng bộ, nhất quán Ngoài ra, Quản lý nhànước về BT, HT, TĐC sẽ mang thêm đặc điểm nhằm phân biệt rõ rệt với cáchoạt động quản lý nhà nước khác và giải quyết vấn đề của hoạt động này đặt
ra là đảm bảo hài hòa lợi ích của xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân cụ thể:
1.1.2.1 Tính pháp quyền
Giống như đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhànước về bồi thường hỗ trợ và tái định cư cũng mang tính quyền lực Nhà nước;theo đó, Nhà nước căn cứ theo nội dung các quy phạm pháp luật để đảm bảocác chủ thể trong xã hội thực hiện một cách thống nhất Thực vậy, hiện naycác quy định về BT, HT, TĐC đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật
từ Trung ương đến địa phương văn bản quy phạm pháp luật cao nhất là Hiếnpháp, Luật Đất đai, Nghị định, Thông tư, hướng dẫn đến các Quyết định,Công văn,…
Bên cạnh đó, Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làhoạt động được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất mà
Trang 23trước hết là bộ máy cơ quan hành chính phục vụ cho việc này (tập trung ở địaphương) bao gồm: Trung tâm Phát triển quỹ đất, UBND các cấp, Sở Tàinguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng kýđất đai và các Chi nhánh,…; cùng với số lượng biên chế và vị trí về tổ chức,
cơ cấu về chức năng, nhiệm vụ cũng như nguồn lực và phương tiện tài chínhluôn được ưu tiên, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác BT, HT, TĐC của địaphương
1.1.2.2 Tính công khai, minh bạch
Đây vừa được xem là đặc điểm vừa là nguyên tắc xuyên suốt trong quátrình thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất Bởi hoạt động nàyđược thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền đối với người sư dụngđất bị thu hồi theo quy định Việc thực hiện công khai, minh bạch được thểhiện ở một số điểm như sau:
+ Trong quy định của Luật Đất đai 2013 thể hiện cụ thể những trườnghợp Nhà nước thu hồi đất của người sư dụng đất; theo đó, người sư dụng đất
có thể biết chính xác nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi Nhà nướctiến hành thu hồi đất; cụ thể là những chính sách về BT, HT, TĐC và các lợiích khác được thụ hưởng Đồng thời, do việc thu hồi đất để phát triển kinh tế -
xã hội chỉ tác động đến một số hoặc một nhóm đối tượng có liên quan đến dự
án Vấn đề này không thể phổ quát đến toàn xã hội, do đó, Nhà nước phảituyên truyền các điều kiện được BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất đếnkhông chỉ người có đất thu hồi theo hình thức pháp luật quy định mà còn đếntất cả người dân trên địa bàn Có như vậy, tính công khai, minh bạch mới thực
sự được tuân thủ xuyên suốt do có sự quan tâm, giám sát rộng rãi của quầnchúng nhân dân
1.1.2.3 Tính khách quan, chính xác
Quản lý nhà nước về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phải
Trang 24khách quan, khoa học và chính xác vì việc này gắn liền với đối tượng cụ thể,
đó là quyền sư dụng đất đối với một hoặc một số thưa đất có diện tích, tứ cận,nguồn gốc sư dụng gắn liền với một hoặc một nhóm người sư dụng đất Chính
vì lẽ đó, khi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ BT, HT, TĐCcần phải xác định chính xác từng trường hợp người dân có đất thu hồi để đảmbảo việc áp dụng các chính sách là đúng đối tượng, đúng quy định nhằm tránhphát sinh các tình huống phức tạp hoặc khiếu kiện kéo dài
Hiện nay, pháp luật đất đai sư dụng cụm từ “Điều kiện được bồi thường
về đất”, việc này dẫn đến khá nhiều khiếu nại phát sinh sau quá trình thu hồiđất do phải rà soát trong từng điều khoản, xem xét trường hợp nào đủ điềukiện bồi thường, trường hợp nào không đủ điều kiện; kèm theo đó, tùy vàothực tế của từng địa phương mà UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn thêm một
số trường hợp không đủ điều kiện bồi thường, không được hỗ trợ,… Chínhđiều này đã phát sinh bất đồng quan của của người dân và tiến hành khiếu nạiđòi quyền và lợi ích hợp pháp của mình
1.1.2.4 Tính đồng bộ, chặt chẽ, nhất quán:
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hoạt động có tính đồng bộ, tính thứbậc chặt chẽ, xuyên suốt và nhất quán Để thực hiện công tác này cần tổ chứcmột hệ thống (các cơ quan, nhân sự và nguồn lực) thông suốt và hiệu quả.Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo liên tục, chặt chẽ và nhấtquán để hoạt động không bị gián đoạn nhằm tránh phát sinh các tình huốngkhông mong muốn, nhất là đối với giá cả đền bù và về người sư dụng đất.Bên cạnh đó, việc áp dụng các chính sách phải đồng bộ, chặt chẽ và nhất quán
vì nếu không làm tốt vấn đề này rất dễ dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếukiện kéo dài thậm chí có trường hợp “không tìm được lối ra” cho vấn đề phátsinh đối với các công trình, dự án sau Song song với đó là một số địa phươngchưa chú trọng đến chính sách hỗ trợ sau khi thu hồi đất cũng dẫn đến người
Trang 25có đất thu hồi không được hỗ trợ theo đúng nghĩa, chỉ mang tính “tức thời,hợp lý” Nghĩa là các cơ quan nhà nước chỉ chú tâm giải quyết được vấn đềđặt ra đối với yêu cầu của người dân với từng dự án cụ thể nhưng chưa tínhđến các tác động phát sinh về sau.
1.1.2.5 Đảm bảo hài hòa lợi ích của xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Việc BT, HT, TĐC xuất phát vì mục đích xã hội, nó có nhiệm vụ bùđắp lại khoảng thiệt hại mà người có đất thu hồi phải gánh chịu Xuất phát từcác góc độ khác nhau mà lợi ích hướng đến của các đối tượng tham gia thựchiện BT, HT, TĐC cũng khác nhau “Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩaViệt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhândân, vì Nhân dân” [1], do đó, tất cả hoạt động của Nhà nước nói chung, thựchiện BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất nói riêng đều phải hướng đếnmục tiêu phục vụ cho lợi ích của Nhân dân Bên cạnh đó, theo quy định củaLuật Cán bộ, công chức năm 2008 được sưa đổi, bổ sung năm 2019 cán bộ,công chức, viên chức thực hiện BT, HT, TĐC có nhiệm vụ phải bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân Đối với ngườidân, lợi ích từ việc thu hồi đất của Nhà nước là mong muốn một khoản bồithường, hỗ trợ cao nhất có thể (bằng hoặc cao hơn giá trị so với giá thịtrường) Đối với doanh nghiệp khi muốn triển khai dự án, thường mong muốnthu mua quyền sư dụng đất từ người dân, Nhà nước một giá tối ưu nhất
Do đó, việc cân bằng giữa lợi ích giữa xã hội và quyền lợi ích hợp phápcủa Nhà nước, tổ chức, cá nhân cần phải được tính toán kỹ lưỡng trước khi cơquan thu hồi đất trình cơ quan có thẩm quyền ký ban hành quyết định thu hồiđất Đây là một đặc điểm khá nổi bật của hoạt động quản lý nhà nước về BT,
HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất so với các hoạt động quản lý nhà nướckhác Việc thực hiện và tuân thủ tốt đặc điểm này sẽ góp phần rất lớn đến tiến
Trang 26độ và tính khả thi của công trình, dự án.
1.1.3 Ý nghĩa của quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1.1.3.1 Về phương diện chính trị
Xuất phát từ quan điểm “Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa ViệtNam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vìNhân dân” và “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp côngnhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc ViệtNam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [1] Hoạt động
BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những vấn đề cần hếtsức được quan tâm, sâu sát vì thông qua hoạt động này, không chỉ các chủtrương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được áp dụng, phổbiến rộng rãi trong toàn mà xã mà người dân còn có thể đánh giá trực tiếp đếntính đúng đắn, hiệu lực và hiệu quả của các quy định
Việc thực hiện nhiệm vụ BT, HT, TĐC được thực hiện thông qua các
cơ quan có thẩm quyền theo quy định mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan này Chính vì
lẽ đó, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, đòi hỏi các quy định vừa cụ thể đượcchủ trương, đường lối của Đảng vừa cân bằng được lợi ích của Nhà nước, củanhân dân nhằm tránh những xung đột về lợi ích có thể phát sinh gây mất anninh trật tự, an toàn xã hội
Theo đó, nếu công tác BT, HT, TĐC không được giải quyết một cáchthỏa đáng, không đảm bảo quyền lợi thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng khiếukiện kéo dài từ những người bị thu hồi đất Có thể tạo cơ hội cho những kẻxấu, thế lực thù địch lợi dụng kích động, lôi kéo người dân phản đối chính
Trang 27sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, từ đó làm mất niềm tin của nhândân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Vì vậy, có thể thấy, nếu giải quyết tốt được vấn đề Bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chính là góp phần thực hiện chínhsách an dân, giữ vững sự ổn định về chính trị, an ninh quốc gia, đồng thờicủng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước
1.1.3.2 Về phương diện kinh tế - xã hội:
Thu hồi đất là phương án hữu hiệu để Nhà nước điều chỉnh/điều hướng
sự phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên, đối với người dân, nhất là người nôngdân việc bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ làm mất đi công cụ sản xuất trực tiếplàm ảnh hưởng đến đời sống, việc làm và tinh thần của họ nên Nhà nước, độingũ thực hiện nhiệm vụ BT, HT, TĐC cần hết sức tập trung, thực hiện tốt cácchính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân để góp phần giảm gánh nặng chongười dân góp phần ổn định kinh tế - xã hội
1.2 Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Hoạt động quản lý nhà nước về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đấtbao gồm: chủ thể quản lý, khách thể quản lý, công cụ, phương pháp, môitrường quản lý… Các thành phần này đều có vai trò quan trọng riêng ảnhhưởng nhất định công tác BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể:
1.2.1 Chủ thể quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiên nay, Chính phủ là chủ thểđược giao nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước về BT, HT, TĐC khi nhànước thu hồi đất thống nhất từ Trung ương đến địa phương Bộ Tài nguyên vàMôi trường được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên
Trang 28lĩnh vực đất đai Ở Địa phương, chủ thể quản lý nhà nước về BT, HT, TĐC làUBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện (trừ cấp xã) và các cơ quan tham mưu thựchiện (Phòng Tài nguyên và Môi trường - là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấphuyện quản lý Nhà nước về BT, HT, TĐC trên địa bàn, Trung tâm phát triểnquỹ đất và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - là tổ chức dịch vụcông về đất đai có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư và Hội đồng bồi thường thị xã, ).
Những vấn đề về BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất thường rấtrộng, phức tạp, kéo dài và liên quan, ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều tổ chức,
cá nhân Vì lẽ đó, để góp phần chung vào việc thực hiện dự án đầu tư côngđạt hiệu quả thì khâu phối hợp giữa các bên: bên có đất bị thu hồi (tổ chức, cá
nhân) - nhà nước - doanh nghiệp (nếu có) với nhau và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước với nhau là vô cùng quan trọng Khi đó, sức mạnh tổng hợpmới được phát huy ở mức tối đa và mọi mục tiêu và nguồn lực sẽ được tậptrung vào một điểm đó là đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư công theoquy định
1.2.2 Đối tượng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Khách thể của quản lý về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là tậphợp các bước theo trình tự, thủ tục quy định để các cơ quan có thẩm quyền tácđộng lên đối tượng quản lý (điển hình là khâu thiết lập hồ sơ) để đạt được kếhoạch đề ra Các hoạt động đó bao gồm: lập danh mục đầu tư công; lập quyhoạch, kế hoạch sư dụng đất; xây dựng các chính sách BT, HT, TĐC; xâydựng quyết định thu hồi đất, xây dựng phương án bồi thường; tổ chức thựchiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện,
Đối tượng quản lý các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi vàthỏa mãn các điều kiện theo quy định để được Nhà nước thực hiện BT, HT,
Trang 29TĐC Bên cạnh đó, để hiện thực hóa mục tiêu thu hồi đất đối tượng quản lý
có thể mở rộng thêm một số được hưởng lợi từ công tác này là các nhà đầu tư,doanh nghiệp, đơn vị tư vấn, đơn vị giám sát,
Chính vì lẽ đó, quá trình thực hiện BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồiđất phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm dân chủ, khách quan,công bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên và đúng pháp luật
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định tại Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 quy định nội dungquản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:
“(1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sư dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó; (2) Xác định địa giới hành chính, lập vàquản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; (3) Khảo sát, đođạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sư dụng đất và bản đồ quy hoạch
sư dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; (4).Quản lý quy hoạch, kế hoạch sư dụng đất; (5) Quản lý việc giao đất, cho thuêđất, thu hồi đất, chuyển mục đích sư dụng đất; (6) Quản lý việc bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; (7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sư dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất; (8) Thống kê, kiểm kê đất đai; (9) Xây dựng hệthống thông tin đất đai; (10) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất; (11).Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sư dụng đất;(12) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quyđịnh của pháp luật về đất đai và xư lý vi phạm pháp luật về đất đai; (13) Phổbiến, giáo dục pháp luật về đất đai; (14) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sư dụng đất đai; (15) Quản lý hoạtđộng dịch vụ về đất đai” [2]
Trang 30Chúng ta có thể thấy nội dung quản lý Nhà nước về BT, HT, TĐC khiNhà nước thu hồi đất là một nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai Theo
đó, nội dung quản lý Nhà nước về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đấtbao gồm: 1- Ban hành văn bản pháp luật về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thuhồi đất; 2- Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất; 3- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục phápluật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; 4- Triển khaithực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất; 5- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Cụ thể như sau:
1.3.1 Ban hành văn bản pháp luật về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Để có thể quản lý việc BT, HT, TĐC khi thu hồi đất đòi hỏi phải cómột hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất được các cơ quan cóthẩm quyền cụ thể hóa bằng văn bản theo một trình tự nhất định theo quy địnhcủa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhìn chung gồm 05 bước: 1-Lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật; 2- Soạn thảo văn bản quy phạmpháp luật; 3- thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật; 4- công
bố, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, những tầnglớp dân cư có liên quan đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tiếp thu ýkiến đóng góp; 5- trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiếnhoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật
Ở Trung ương, cơ quan có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật về
BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tàinguyên và Môi trường với lần lượt là Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Nghịquyết, Nghị định của Chính phủ; Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ; Thông tư của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các Bộ có
Trang 31liên quan Các văn bản này được chính quyền địa phương là HĐND, UBNDcấp tỉnh, cấp huyện triển khai trên địa bàn thông qua Nghị quyết, Quyết định
có thẩm quyền chung
Tuy nhiên, nếu chỉ quy định ở văn bản mang tính quy phạm thì các quyđịnh này không thể áp dụng vào thực tiễn một cách sâu rộng Mặt khác, trênthực tiễn khi áp dụng quy định xuất hiện hiện tượng “chồng chéo” quy địnhgiữa các Bộ ngành đòi hỏi các Bộ, ngành phải có văn bản quy phạm thốngnhất chung (Thông tư liên tịch) Không những vậy, các cơ quan này còn cầnmột hệ thống văn bản hành chính đồng bộ, thống nhất để vừa “cụ thể hóa” cácđiều khoản của quy phạm nhưng không được trái với nội hàm của quy phạm,vừa trao đổi thông tin để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinhtrong thực tiễn
Trong phạm vi của luận văn này, chúng ta sẽ tiếp cận với hệ thống cácvăn bản hành chính về BT, HT, TĐC là chủ yếu do cấp huyện (UBND thị xã)
là cấp trực tiếp thực hiện, đưa các quy phạm về BT, HT, TĐC vào thực tiễn
và ảnh hưởng đến đời sống người dân
1.3.2 Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như đưa các quy định về BT,
HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất vào thực tiễn một cách công khai, minhbạch, thông suốt và hiệu quả Đòi hỏi một hệ thống bộ máy quản lý nhà nước
có liên quan, thông suốt
Đồng thời, việc xây dựng, sư dụng nguồn nhân lực trong các cơ quannày cũng cần đặc biệt được chú trọng như quan tâm, bồi dưỡng nâng cao nănglực, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm,…Bởi vì, đây là lực lượng trực tiếp thực thi, áp dụng pháp luật vào cuộc sống.Các quy định, chính sách BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất có đạt hiệu
Trang 32lực, hiệu quả, được sự đồng tình và ủng hộ của các tổ chức, cá nhân đều thôngqua chất lượng hoạt động của đội ngũ này Bên cạnh đó, còn hạn chế bị khiếunại, khiếu kiện gây kéo dài tiến độ thực hiện công trình, dự án và có thể mất
an ninh trật tự góp phần đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện các dự án,sớm đưa dự án vào sư dụng phục vụ nhân dân và góp phần thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước
1.3.3 Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Để các quy định pháp luật nói chung và các quy định về BT, HT, TĐCkhi nhà nước thu hồi đất được triển khai sâu rộng trong xã hội, được các tầnglớp nhân dân biết đến rộng rãi và chủ động tuân thủ, đòi hỏi các cấp ủy, tổchức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là ởcác cấp cơ sở phải đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động nhân dân theohướng gần dân, sát dân, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân gắnvới xây dựng “Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [1] vàphương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng” Có như vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
sẽ tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực hơn nữa
Việc tuyên truyền, phổ biến để các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng doviệc thu hồi đất rất được các cơ quan nhà nước quan tâm để “tranh thủ” sựđồng thuận thực hiện của quần chúng, cộng đồng ngay từ ban đầu - khi dự ánđược cơ quan có thẩm quyền duyệt Các nội dung được các cơ quan thực hiệnnhiệm vụ BT, HT, TĐC sư dụng để tuyên truyền đến người dân thường là quy
mô của công trình, dự án (mức độ ảnh hưởng đến người dân), điều kiện đượcbồi thường khi thu hồi đất, các chính sách bồi thường, hỗ trợ (phương án vàgiá cả bồi thường cho người dân) Các thông tin này được niêm yết công khai
Trang 33tại trụ cơ UBND cấp xã, văn phòng ấp, khu phố nơi người sư dụng đất sinhsống hoặc thông qua hình thức họp dân.
1.3.4 Triển khai thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Để triển khai, thực hiện các quy định về BT, HT, TĐC thì Nhà nước,
mà trực tiếp là UBND thị xã đã ban hành một văn bản hành chính và đưa ranhững nguyên tắc và quy trình rất cụ thể để thống nhất thực hiện trên phạm vitoàn địa bàn, gồm các nội dung như sau:
- Cụ thể quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồiđất: thống nhất gồm 05 bước với tổng thời gian thực hiện: 1- Xây dựng và banhành kế hoạch thu hồi đất (bước thông tin cho người dân được biết-không quá
20 ngày); 2- Kê khai, đo đạc, kiểm đếm; lập bảng áp giá bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư (không quá 03 ngày); 3- Xác lập phương án BT, HT, TĐC vàquyết định thu hồi đất của UBND thị xã (không quá 40 ngày); 4- Chi trả tiền
BT, HT, TĐC và tiến hành giải phóng mặt bằng (trong 30 ngày); 5- Đối vớicác trường hợp không phối hợp được lập danh sách để thực hiện quy trìnhcưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gắn với kinh phí thực hiện (các tổchức, cá nhân không phối hợp sẽ chịu khoản kinh phí này - thời gian có thểkéo dài)
- Áp dụng các quy định về điều kiện được bồi thường và không bồithường bao gồm: các điều kiện được bồi thường về đất, tài sản gắn liền vớiđất; các trường hợp không được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất
- Triển khai các quy định về hỗ trợ và thực hiện các quy định về táiđịnh cư khi UBND thị xã thu hồi đất Nhìn chung, so với các quy định trướcđây, các quy định hiện hành đã có sự phân biệt rõ hơn giữa khái niệm bồithường và hỗ trợ Cụ thể:
“1 Nguyên tắc hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất: a) Người sư dụng đất
Trang 34khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của LuậtĐất đai năm 2013 còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ b) Việc hỗ trợ phải bảođảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của phápluật.
2 Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: a) Hỗ trợ ổnđịnh đời sống và sản xuất; b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếmviệc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợpkinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; c) Hỗtrợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân,người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; d) Hỗ trợkhác.” [2]
Chúng ta có thể phân biệt, Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việcNhà nước trả lại giá trị quyền sư dụng đất đối với diện tích đất thu hồi, còn hỗtrợ khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước hiện thực hóa chính sách an dân,giảm tác động đến người dân sau khi thu hồi đất nhằm giúp đỡ người dân sớm
ổn định lại cuộc sống Tùy vào trường hợp cụ thể mà các chính sách hỗ trợ sẽkhác nhau đối với từng đối tượng sư dụng đất
Tái định cư khi UBND thị xã thu hồi đất là một hình thức hỗ trợ củaNhà nước đối với người sư dụng đất bị thu hồi đất góp phần giúp người dângiảm gánh nặng và sớm ổn định cuộc sống Song, khi áp dụng các quy định
về tái định cư vào thực tiễn, không phải trường hợp nào cũng được hỗ trợ bốtrí tái định cư
Mặc khác, dù các quy định hỗ trợ tái định cư được triển khai rộng rãiđến người sư dụng đất thuộc phạm vi công trình, dự án Song, các tổ chức, cánhân có liên quan này lại không thực sự “mặn mà”, quan tâm với phương án
hỗ trợ bố trí tái định cư; đồng thời, do quỹ đất công ngày càng hạn hẹp nênviệc chọn ra khu đất phù hợp để bố trí tái định cư cũng là một vấn đề cần cân
Trang 35nhắc Trên thực tế, hầu hết việc bồi thường, hỗ trợ sau khi thu hồi hết phầndiện tích đất ở của người dân theo quy định thì được bố trí tái định cư nhưngngười dân thường chọn hình thức nhận tiền mặt thay vì chọn khu đất tái địnhcư.
Đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm, vì trước mắt với số tiền bồithường đó, người dân có thể tìm được nơi ở mới tốt hơn, nhưng cũng có thểbần cùng hòa tạo thành gánh nặng cho xã hội Cách thức giải quyết vấn đềnày đòi hỏi Nhà nước phải có các khu tái định cư “hấp dẫn hơn” với vị tríđược xây dựng mới đáp ứng được nhu cầu tái định cư bền vững Nghĩa là vừađáp ứng nhu cầu nơi ở vừa tạo ra sinh kế lâu dài gắn với gần cơ sở hạ tầngthiết yếu như điện, đường, trường, trạm,
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và trong phạm vi đề tài này,thẩm quyền lập và thực hiện tái định cư thuộc về UBND cấp huyện trước khithu hồi đất Đồng thời, việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện khi và chỉ khihoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng khu tái định cư Trên thực tế,Khu tái định cư được thành lập cho một hoặc nhiều dự án (như đã đề cập ởtrên do quỹ đất còn hạn chế); theo đó để phục vụ tốt nhu cầu của từng đốitượng, Nhà nước bố trí các nhà ở, đất ở trong khu tái định cư đa dạng phânkhúc nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng, quy chuẩn xây dựng gắnvới phong tục, tập quán của từng vùng, miền
1.3.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Thanh tra là “hoạt động xem xét, đánh giá, xư lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việcthực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cánhân” [6] Trong khi đó, khái niệm kiểm tra vẫn chưa được văn bản hóa trênphạm vi Luật; song do nhu cầu cũng như vai trò quan trọng của kiểm tra mà
Trang 36một số cơ quan chuyên ngành đã cụ thể hóa khái niệm này Nhìn chung, cóthể hiểu kiểm tra là một trong những khâu quan trọng của quản lý nhà nướcnhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện đúng thẩm quyền,đúng với quy định của pháp luật Chúng ta có thể thấy vai trò rất quan trọngcủa công tác thanh tra, kiểm tra Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ kịpthời phát hiện những sai sót, sai phạm, những quy định chưa phù hợp để đềxuất các giải pháp tháo gỡ cũng như xư lý và kiến nghị đến các cơ quan cóthẩm quyền quyết xư lý các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác BT, HT,TĐC.
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến định trongHiến pháp 2013 của nước ta Khái niệm khiếu nại và tố cáo được văn bản hóarất rõ trong Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, đây là công cụ pháp lý để côngdân bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình và cũng là công cụ thể hiệnquyền làm chủ của người dân trong thể chế dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Khiếunại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục doLuật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xétlại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhànước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặcquyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặchành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [3]
“Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân,bao gồm: a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ; b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong cáclĩnh vực.” [4]
Trang 37Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân có vai trò đặc biệt quantrọng, thông qua thực hiện nhiệm vụ này thể hiện được vai trò trực tiếp thamgia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội, phát huy quyền làm chủ củangười dân góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng nền công vụ nướcNhà và củng cố hơn nữa lòng tin của người dân đối với hoạt động của các cơquan Nhà nước Theo thống kê mới nhất, 70% số vụ khiếu nại, khiếu kiệnđược giải quyết là liên quan đến đất đai, trong đó có khiếu nại, khiếu kiện vềcông tác BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.
Do đó, có thể nói thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BT,
HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là công cụ và là những kênh thông tinquan trọng giúp Nhà nước chủ động phát hiện ra các hạn chế, bất cập trongviệc áp dụng, thực thi các quy định pháp luật vào trong thực tiễn đời sống,trong đó, có các quy định về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất Việcthực hiện tốt các nhiệm vụ này sẽ góp phần củng cố hơn nữa lòng tin củanhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, giúp cho hoạt độngquản lý nhà nước nói chung và hoạt động BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồiđất nói riêng đạt hiệu lực, hiệu quả
1.4 Các điều kiện đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.4.1 Về sự lãnh đạo của Đảng
Hiến pháp Việt Nam khẳng định “ Đảng Cộng sản Việt Nam là lựclượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [1] Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Namđược thừa nhận là tổ chức chính trị cầm quyền duy nhất ở Việt Nam hiện nay
Để hiện thực hóa vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng đề ra các đường lối, chủtrương, chỉ thị, nghị quyết để định hướng xây dựng, phát triển đất nước vàđồng thời, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối,chủ trương; Đảng thành lập các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, các
Trang 38tổ chức xã hội và giới thiệu những Đảng viên ưu tú giữ các chức vụ quantrọng trong các cơ quan, tổ chức này.
Do đó, khi các cơ quan nhà nước thực hiện pháp luật về đất đai nóichung, về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng đều hiện thực hóađược đường lối, chủ trương của Đảng Việc Nhà nước xây dựng chính sách,pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn bị tác động bởi các yếu tố,quan điểm như: nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và đất đai không thuộc về bất
cứ một cá nhân, tổ chức riêng lẻ nào mà thuộc sở hữu chung của toàn dân doNhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện quyền sở hữu, thống nhất quản lý
về đất đai Ví dụ như: Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, Chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện là chủ sở hữu và thống nhấtquản lý Nhà nước trao quyền sư dụng đất cho người sư dụng đất thông quaviệc ban hành quyết định trao quyền sư dụng đất cho đối tượng (tổ chức, cánhân) có nhu cầu sư dụng đất; chính vì lẽ đó, khi Nhà nước có nhu cầu thu hồiđất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thì Nhànước quyết định thu lại quyền sư dụng đất đã trao và trả lại giá trị quyền sưdụng đất cho đối tượng bị thu hồi đất theo quy định
Như vậy, có thể thấy chủ trương, đường lối của Đảng tác động rất lớn
và trực tiếp đến hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống luật đất đai nóiriêng Việc các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ về BT, HT, TĐC khiNhà nước thu hồi đất bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật còn phảichịu sự lãnh đạo, giám sát của Đảng Song, việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng chỉ có một mục đích là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ,giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Do đó, các chính sách, quy định
BT, HT, TĐC phải đảm bảo hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chỉ thịcủa Đảng và phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người
Trang 39dân, có như vậy công tác quản lý nhà nước về BT, HT, TĐC khi Nhà nướcthu hồi đất sẽ đạt được hiệu lực, hiệu quả.
1.4.2 Về thể chế, chính sách
Để thực hiện BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đi sâu vào đờisống đòi hỏi một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ từ Trung ương đến Địaphương Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BT, HT, TĐCđược văn bản hóa từ Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đainăm 2013; Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thihành một số điều của Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định
về thường, hỗ trợ, tái định cư; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông
tư số 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi nhà nước thu hồi đất và các văn bản có liên quan khác của Trung ương vàTỉnh; HĐND, UBND các cấp ban hành Nghị quyết, Quyết định thẩm quyềnchung có chứa nội dung về triển khai BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồiđất Đây chính là hệ thống quy định, những cơ sở pháp lý quan trọng để tạo
ra một môi trường để tổ chức và thực hiện BT, HT, TĐC khi Nhà nước thuhồi đất trên phạm vi cả nước và sâu rộng đến nhân dân
Nhưng để thực hiện pháp luật về vấn đề này có hiệu quả thì hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật trên đây cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
“- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bảnquy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, banhành văn bản quy phạm pháp luật
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm phápluật
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thựchiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng
Trang 40giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tụchành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, khônglàm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN ViệtNam là thành viên
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật” [4]
Như đã đề cập ở trên, đất đai là một đối tượng rất phức tạp để có thểquản lý, luôn biến động theo sự phát triển của xã hội và của nền kinh tế - xãhội Do đó, muốn quản lý đất đai tốt đòi hỏi Nhà nước phải nghiên cứu và banhành một hệ thống văn bản pháp luật quy định chi tiết lĩnh vực này, đồng thời,phải có tính dự báo, ổn định và phù hợp với tình hình thực tiễn Đồng thời,khi có một hệ thống thể chế, chính sách thông suốt, đồng bộ, phù hợp sẽ tạo
ra một cơ chế giúp công tác BT, HT, TĐC được thực thi hiệu quả Song, hiệnnay do tính lịch sư cũng như tính phức tạp của lĩnh vực đất đai, pháp luật ViệtNam vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn tình trạng các quy định của pháp luật củalĩnh vực khác tác động dẫn đến quá trình triển khai các quy định, chính sách
về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đã gặp khá nhiều khó khăn Trongnăm tới đây, chính sách, pháp luật đất đai sẽ được sưa đổi, hoàn thiện mộtcách sâu, rộng và kế thừa các thành quả đạt được của các quy định, chính sáchtrước tiếp tục sẽ giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư trong quá trình triển khai trước nay
1.4.3 Về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực
Để triển khai, thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất một cách thông suốt, hiệu quả thì yếu tố về nguồn lựctài tình và yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động này cần được đảm