1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

99 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả Đoàn Thị Hậu
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 19,41 MB

Nội dung

Đóng góp mới của đề tài Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan tronggiai đoạn 2007-2015dé khái quát những nét chính về các thay đổi trong môi trườngđầu tư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

ĐOÀN THỊ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE QUOC TE

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS TS NGUYEN THỊ KIM ANH

XAC NHAN CUA XAC NHAN CUA CHU TICH HDCAN BO HƯỚNG DAN CHAM LUAN VAN

Trang 3

Hà Nội - 2017

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không

sao chép của ai Nội dung luận van có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin

được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí va websitetheo danh mục tài liệu tham khảo

của luận văn.

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hậu

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫnPGS.TS.Nguyễn Thị Kim Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinhdoanh quốc tẾ, trường Đại học Kinh tế, DHQGHN

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận Sau Dai học, phòng Dao tạo, các

bạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu dé hoàn thành

luận văn này.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và

giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu của minh.

Học viên

Đoàn Thị Hậu

Trang 6

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT ¿- 22 ©22+22+22E++2EEEt2EE+SEEEtEEvrerxrerxrerrrrrr i

DANH MUC BANG cS ii

DANH MỤC HÌNH -2- 22: ©2+222222E2E22EE2EE22231222127112211221 27171122 crrree iv 079819627 10000 |

1.Tính cấp thiết của đề tài: 5t S22SE2E12E12122121111121121121121.1111 1111.11.10 1 2.Mục tiêu va câu hỏi nghiÊn CỨU: - -á- c2 11T ng nh nh tt như 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU: - 2-2 2+E++E2EE+EE£EESEEE2EEEEEEEErErrrrrkerree 3 4.Phương pháp nghiÊn CỨU: - G2 3220112111321 13911 119111911 8111 111 E1 1v ng rry 4 5.Đóng góp mới của dé tài - ¿2-52 s+2x+2E2E12E197121121122171711211211 117121 1E xe 4 6.Kết cấu của luận Văn: - tt St E1 E11151111115111115121111121111171111111.11EEEEe 4 CHƯƠNG 1:TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MOI TRƯỜNG ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2-5 5£+S2+EE+EE£EE+2EE2EEEEEerEerrerrkerxees 6 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về môi trường dau tư trực tiếp nước ngoài 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái 0 1A 8

1.1.3 Kết quả nghiên cứu, kha năng kế thừa và khoảng trống nghiên cứu 12

1.2 Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài . : 13

1.2.1 Định nghĩa FDI và môi trường dau tư trực tiếp nước ngoài 13

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài - 16

CHUONG 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - : -2:¿25svcsvcxvrsrrrrres 20 2.1 Quy trinh nghién CUU 0 20

Trang 7

2.2 Các phương pháp cụ thỂ - ¿+ s+SE9EE+EE2EE2EEEEEEEEEEE152121121171 2111111 xe 202.3 Nguồn số liệu và cách xử lý số liệu -¿- 2 2S SE E2 2112112121 Ecrkg 22

CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC)I€ 9.900 009:7100.)0077 243.1 Tổng quan tình hình kinh tế của Thái Lan 2 2- 2 s+2E++E22£E+£Eezxezzzze 24

3.1.1 Tình hình chung - - + 12c 32112113111 151 115111111111 11 11 118111011 11 8k cười 24

3.1.2 Tình hình thu hút FDI của Thái Lan - - 5 55 5+ + £svEseeseeseeseeses 30

3.2 Các yếu tố của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan 323.2.1 Khung chính sách quốc gia - 2-2 <2SE2EE2EE2E2EEEEEEEEEEEEEEE1212121EEcrkd 343.2.1.1 Sự ồn định của kinh tế, chính trị, xã hộii -¿-2s+=+zs+E+E+EtzE+E+xzezzrsez 343.2.1.2 Khả năng quản trị toàn cẦU 5+ St2St2E22E1212171511211211211211 1.21 crk 393.2.1.3 Các hiệp định đầu tư quốc tế (IIA $) - 2: 5¿+52+E++EE+EE2E2EEeExerrerrree 42

3.2.1.4 Chính sách thương mại của Thai Lan - c5 25 S2 ‡*++k+eeexseeeess 42

3.2.1.5 Chính sách thuế của Thái Lan 2 2 s£E£2E++EE+EE+EE++E2EEerEtrxezrxzr 453.2.2 Các yêu tố về kinh tẾ -¿- + +E2+EE9EEEEE2E12112717112112111111.211 2111116 473.2.2.1 Nhóm yếu tố “tìm kiếm thị trường” -¿- ¿- + +xeEeEE2EEE2E2E2Erkerkrred 473.2.2.2 Nhóm yếu tô “tìm kiếm nguồn lực tự nhiên” -¿ s¿sz+zsz2zx++s 513.2.2.3 Nhóm yếu tố “tìm kiếm hiệu qua” wee eeccccsceseseeseescsessessessessesssseseeseeseens 533.2.2.4 Nhóm yếu tố “tìm kiếm tài sản chiến lược” - + s+cs+x++xerxerxerxered 58

3.2.3 Các ưu đãi cho doanh nghi1Ệp - c2 2222112113211 Exee 62

3.2.3.1 Chiến lược xúc tiến đầu tư c:-+c+xttttrtrittrrrrttrrrirrrrrrrirrrerie 62

3.2.3.2 Nạn tham nhũng, quan liÊU - - - ¿+55 3221322 ** EESEESEEsrrrrerrererrrrerrke 63

3.2.3.3 Chất lượng đời sống xã hội - 2-2-5 222 EEEE2E12E1221271211211 2112 653.2.3.4 Chế độ một cửa - 2s 2E2E9E5512155111111111215112111511211111121111 111.1 cxeE 67

Trang 8

3.2.3.5 Sự bảo vệ nhà đầu tư -¿- +: StSt SE Ev2EEEEE5EEEE15151E1115E211151E2111 1E xeE 683.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp

nước ngoài của Thal La' - c1 2221121111111 111 111111 111111111 111111 11 H1 ng nrờp 69

CHUONG 4:MOT SO GIẢI PHÁP CAI THIEN MOI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRUCTIẾP NƯỚC NGOÀI TẠIVIỆT NAM TỪ KINH NGHIEM CUA THÁI LAN 734.1 Khái quát về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 734.2 Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Việt

Nam từ kinh nghiệm của Thái Lan - 2c 32 322332112 EEEESEEErrrrrerrrrreree 80

4.2.1 Khung chính sách quốc gia - ¿+ 2S SE+EE2EE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEErErkerkerkee 804.2.2 Các yêu tô kinh tẾ -+- tt E2121511112112112112111111111 110111111111 1 te 81

4.2.3 Các ưu đãi cho doanh nghiép 0 ec ccccccesesseeseeeseeeseeseeeseesseeseeeeeseseesseeseeeseees 82

0009000157 841.Tóm tắt kết quả nghiên cứu -2-©2¿©2+222x+2E2EE22E1222122112211271211 2112212 te 842.Hạn chế của nghiên CỨu ¿5£ S+SE9EE9EE2EE2EE2EEEEEEEE15E11212112171 7111111 xe 84TÀI LIEU THAM KHẢO 55-5: SE Et2E9EE2EE12511EE51211112111211212111121111 1111 1x cxe6 §5

Trang 9

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

STT | Ký hiệu Nguyên nghĩa

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic

1 | AEC

Community)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of

“| ASEAN Southeast Asian Nations)

3 |DTA Hiệp định tránh đánh thuê hai lần

4 EU Liên minh Châu Âu (European Union)

5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoai (Foreign Direct Investment)

6 GDP Tông sản phâm quốc nội

7 | GNI Thu nhập quốc dân

Hiệp định dau tư quốc tế (International Investment

5 TAS Agreements)

IPRI Chi số bảo vệ quyên sở hữu (International Property Rights

> index)

10 | WEN Đãi ngộ tôi huệ quốc (Most Favoured Nation)

Trung tâm đăng ký dau tư nước ngoài một cửa (One start one

"I | Osos stop Investment Center)

12 | pics Khao sát môi trường đầu tư

13 | TNCs Céng ty xuyén quéc gia (Transnational Corporations)

Hiệp định Đối tac xuyên Thai Bình Duong (Trans-Pacific

lê | TPP Partnership Agreement)

1s | UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mai và phát triển

(United Nations Conference on Trade and Development)

16 Tổ chức Thuong mại Thé giới (World Trade Organization)WTO

Trang 10

DANH MỤC BANG

STT Bang Nội dung Trang

Su khác nhau giữa môi trường kinh doanh va môi

1 Bang 1.1 ` 16

trường đâu tư

Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp

Lan giai doan 2007 — 2015

Quy mô và hiệu qua thị trường cua Thai Lan và

6 Bảng 3.4 ; 49

Viét Nam (2007-2015)

Chỉ sô toàn cầu hóa của Top 10 nước cao nhất và

1 Bảng 3.5 , 50

các nước ASEAN, Trung Quoc

8 Bang 3.6 | Chỉ số co sở hạ tang của Việt Nam — Thái Lan 54

Thời hạn hợp đồng lao động và mức lương tối

phong của Việt Nam — Thái Lan

13 | Bảng 3.11 Chất lượng dao tạo của Việt Nam và Thai Lan 61

il

Trang 11

STT Bang Nội dung Trang

14 | Bảng 3.12 | Các ưu đãi Thái Lan dành cho các nhà đầu tư 62

Các tiêu chí về y tẾ, giáo dục của Việt Nam và

15 | Bảng 3.13 66

Thai Lan

Chi số bảo vệ nha dau tư của Thai Lan va Việt

16 | Bảng 3.14 ¬ 69

Nam giai đoạn 2007 — 2015

Chỉ số hiệu quả tiếp nhận FDI các nước ASEAN

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

STT Hinh Nội dung Trang

1 Hình 2.1 | Quy trình nghiên cứu 20

Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan giai đoạn

4 Hình 3.3 | FDI ra và vào Thái Lan (1991 — 2014) 31

5 Hình 3.4 | So sánh chỉ số IPRI Thai Lan — Việt Nam 38

Mức thuê thu nhập doanh nghiệp năm 2016 của

6 Hình 3.5 , 46

các nước Đông Nam A

Xếp hạng chỉ số tham những Thái Lan — Việt

1 Hình 3.6 64

Nam (2007-2015)

So sánh các tiêu chí anh hưởng đến môi trường

8 Hình 4.1 | đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam — Thai 79

Lan

IV

Trang 13

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài:

Tình hình kinh tế thế giới hơn hai thập kỷ qua đã được đánh dấu bởi một sựgia tăng đột biến của nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển, song cácnước phát triển vẫn là điểm đến đầu tiên và hấp dẫn nhất cho nguồn vốn FDI Thực

tế cho thấy rằng, trên thế giới, có một số quốc gia đã gặt hái nhiều thành công trongviệc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó, có những quốc gia lại gặpnhiều khó khăn thậm chí là thất bại trong chiến lược thu hút FDI Điều này dẫn đếntình trạng lượng vốn FDI phân bé không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vựctrên thé giới

Mặc dù vẫn tồn tại một số tác động tiêu cực, song không ai có thể phủ nhậnnhững ảnh hưởng tích cực mà FDI đã mang lại Ví dụ, FDI cung cấp thêm nguồnlực, tạo điều kiện chuyên giao tri thức, công nghệ và quản lý, tạo điều kiện pháttriển kinh tế, khuyến khích xuất nhập khẩu và xây dựng mạng lưới xuất nhập khẩuquốc tế phát triển, tạo ra cơ hội mới, việc làm mới và quan trọng là thúc đây tăngtrưởng kinh tế

Đối với các nước đang phát triển, nhiệm vụ thu hút FDI ngày càng trở nênquan trọng Trong nhóm nước đang phát triển hiện nay, có một số quốc gia đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc thu hút nguồn vốn khổng lồ này,điển hình như Singapore, Trung Quốc Trong khi đó, đối với Việt Nam, chúng tacũng có thé tự hào vì tốc độ phát triển vượt bậc của vốn FDI trong thời gian qua.Tuy nhiên, xét một các toàn điện, khi đặt lên bàn cân chung của thế giới thì nhữngthành tựu Việt Nam đạt được vẫn còn kém so với nhiều quốc gia khác, đặc biệt làcác nước đang phát triển So sánh trong khu vực Châu Á nói chung và ASEAN nóiriêng, mặc dù xếp thứ bậc cao hơn so với nhiều quốc gia nhưng Việt Nam vẫn còn

thua kém nhiều nước Trong ASEAN, Việt Nam chỉ đứng đầu trong nhóm các nước

CLMV và kém nhiều so với nhóm ASEAN-6 Các chuyên gia kinh tế đã nhận địnhViệt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về địa lý, dân số, tự

Trang 14

nhiên song trình độ phát triển kinh tế nói chung và tốc độ thu hút FDI nói riêng lại

có sự chênh lệch đáng kê

Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2012, UNCTAD đã đưa ra hai chỉ số về lợi thécạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia:

(1) Chi số Inward FDI Performance (chỉ số hiệu quả tiếp nhận FDI): Chi số

hiệu qua FDI tiếp nhận có giá trị bằng 1 tức là quốc gia có mức độ hấp

dan FDI trung bình so với quy mô kinh tế; giá trị nhỏ hơn 1 tức là quốcgia nhận được ít FDI hơn so với quy mô kinh tế và giá trị lớn hơn 1 tức làquốc gia nhận được nhiều FDI hơn so với quy mô kinh tế

(2) Chỉ số Inward FDI Potential (chỉ số tiềm năng thu hút FDI): đánh giá khả

năng thu hút FDI của một nước so với các đối thủ cạnh tranh khác

Theo thống kê tính từ năm 2004 đến 2010, Việt Nam có chỉ số hiệu quả tiếpnhận luôn cao hơn 1, tức là Việt Nam đang là quốc gia tiếp nhận được FDI cao hơn

so với quy môcủa nền kinh tế Còn Thái Lan, chỉ số này ở mức thấp hơn, năm 2010chỉ số này là 1, tức là Thái Lan tiếp nhận nguồn vốn FDI phù hợp với quy mô nềnkinh tế Trong khi đó, chỉ số tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam là 38 và của TháiLan là 20 (năm 2011) trên toàn thế giới Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy ViệtNam là một quốc gia tiềm năng và thu hút được nhiều FDI song khả năng cạnhtranh so với Thái Lan và các quốc gia khác vẫn còn kém, nhất là khi so sánh trựctiếp thì Việt Nam xếp ở thứ hạng thua Thái Lan một khoảng cách khá xa về tiềm

năng thu hút FDI.

Vậy, vấn đề đặt ra là, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài cua Thai Lan cónhững đặc điểm gi, có gì giống và khác nhau so với Việt Nam mà lại dẫn đến sựchênh lệch trong thu hút FDI của hai nước như vậy? Việt Nam cần phải làm gì đểthu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn? Dé trả lời những câu hỏi này, tôi

đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Môi trường dau tư trựctiếp nước ngoài tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”

2 Mục tiêu và cau hỏi nghiên cứu:

Trang 15

Mục tiêu nghiên cứu tông quát của luận van là nghiên cứu môi trường dau tư

trực tiêp nước ngoài tại Thái Lan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đê cải

thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút FDI

Dé thực hiện được mục tiêu nghiên cứu chung, luận văn được tiên hành với

các mục tiêu nhỏ như sau:

Mục tiêu thứ nhát: tông quan về các nghiên cứu liên quan đên môi trường dau

tư trực tiép nước ngoai dé tìm ra khoảng trông nghiên cứu.

Mục tiêu thứ hai: tông quan ly luận cơ bản về môi trường đâu tư trực tiép nước ngoài Đặc biệt, trong đó nhân mạnh về các tiêu chí đánh giá môi trường đâu

tư trực tiếp nước ngoài thường được sử dụng dé phân tích cho mỗi quốc gia

Mục tiêu thứ ba: phân tích môitrường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái

Lan dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.

Mục tiêu thứ tw: so sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan

so với Việt Nam dựa trên các tiêu chí đưa ra đề thây được sự giống và khác nhau, từ

đó rút ra bai học kinh nghiệm cho Việt Nam.

+ Câu hỏi nghiên cứu : Luận văn tập trung trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

chính: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan như thế nào và Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm gì? Ngoài ra, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi

khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiThái Lan so với Việt Nam có điểm gì khác và nổi bật? Việt Nam có thé học hỏi gì

từ kinh nghiệm thu hút đầu tư và xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Thái Lan?

3 Doi tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan.Phạm vi nghiên cứu: khung thời gian tiến hành nghiên cứu trong khoảng thờigian từ 2007 đến 2015 Đây là khoảng thời gian có sự xảy ra của cuộc khủng hoảng

Trang 16

kinh tế toàn cầu 2008 và đã ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có

Thái Lan và Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu tại bàn, kết hợp với các phươngpháp phân tích, so sánh, tổng hợp dé đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước

ngoài tai Thái Lan, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam Chi tiết các phương

pháp này sẽ được đề cập trong chương 2

5 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan tronggiai đoạn 2007-2015dé khái quát những nét chính về các thay đổi trong môi trườngđầu tư của Thái Lan trước những biến động của tình hình thế giới và trong nướcnhằm mục đích thu hút nguồn vốn FDI dựa theo các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến

FDI của nước chủ nhà do UNCTAD đưa ra tt năm 1998.

Dựa trên các nghiên cứu vê môi trường đâu tư trực tiép nước ngoai cua Thái

Lan, luận văn có sự so sánh tương ứng đôi với môi trường đâu tư trực tiêp nước

ngoài của Việt Nam và từ đó đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm đôi với Việt

Nam trong quá trình thu hút FDI.

6 Két cau của luận văn:

Ngoài phân mở đâu và kêt luận, nội dung luận văn gôm bôn chương chính :

Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở ly luận về môi trườngdau tư trực tiếp nước ngoài: Trình bày nội dung cơ bản của các nghiên cứu trong vàngoài nước tiễn hành trước đó về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung,môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và Thái Lan nói riêng và kháiquát những lý thuyết cơ bản về môi trường đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu:Trình bay quy trình nghiên cứu, các

phương pháp nghiên cứu và nguồn di liệu được sử dụng

Trang 17

Chương 3 : Nghiên cứu môi trường dau tư trực tiếp của Thai Lan : một sốphát hiện và trao đổi: Trình bày và phân tích từng yếu tô của môi trường đầu tư trực

tiép nước ngoài của Thái Lan, rút ra một sô bài học kinh nghiệm.

Chương 4: Một số giải pháp dé cải thiện môi trường dau tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam từ kinh nghiệm của Thái Lan: Dựa vào phân tích môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan đã phân tích ở chương 3 và rút ra bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam.

Trang 18

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA

CO SO LY LUAN VE MOI TRUONG DAU TU TRUC

TIEP NUOC NGOAI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu,trong đó các nghiên cứu liên quan đến đề tài có thé chia làm hai nhóm co bản: nhómthứ nhất bao gồm các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài của nước nhận đầu tư và nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về môitrường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia đầutiên phải ké đến là báo cáo dau tư thế giới hang năm do UNCTAD thực hiện từ năm

1991 đến nay Đề cập đến các yếu tô quyết định của nước chủ nhà ảnh hưởng trựctiếp đến quyết định của nhà dau tư thì báo cáo năm 1998 đã đề cập rõ ràng và chitiết nhất Ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tu FDI có ba nhóm yếu tố chính gồm:khung chính sách về FDI, các yếu tố về kinh tế và các chính sách tạo thuận lợi chodoanh nghiệp Tiếp đến, trong báo cáo năm 2010 đề cập đến thu hút FDI cho các dự

án low-carbon, nhóm nghiên cứu của UNCTAD cũng dựa vào ba nhóm yếu tốchính này đề phân tích

Mashida Ishida trong nghiên cứu Attracting FDI: Experience of East Asian

Countries, (2012) ” đã tìm hiểu về tình hình thu hút FDI của các quốc gia trong khốiASEAN và Trung Quốc, từ đó rút ra kinh nghiệm của từng nước Đầu tiên, tác giảtiễn hành tìm hiểu, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của FDI, sự khác nhau

trong chính sách thu hút FDI trước và sau những năm 80 ở trong khu vực ASEAN.

Trước những năm 80, chính phủ các nước này chưa có nhiều chính sách thu hút

FDI, thậm chí sự lo ngại trước sự ảnh hưởng của hàng hóa do các công ty nước

Trang 19

ngoài sản xuất gây sức ép khiến chính phủ các nước này tiến hành bảo hộ cho thị

trường nội địa Tuy nhiên, sau những tác động tích cực mà FDI mang lại cho nước

nhận đầu tư, các quốc gia này đã có những thay đổi về tầm nhìn, định hướng và tiếnhành bãi bỏ các hạn chế và xây dựng các chính sách thu hút FDI phù hợp cho quốc

gia mình Nghiên cứu đã chỉ ra bài học của các nước như Malaysia, Thái Lan,

Indonesia trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, những tác động tích

cực, tiêu cực ma FDI mang lại cho các quôc gia này.

Tidiane Kinda (2008 - CERDI-CNRS, Université d°Auvergne)với nghiên

cứu “Investment Climate and FDI in Developing Countries: Firm-Level Evidence”.

Nghiên cứu đã nhận định, FDI là nguồn vốn quan trong quyết định đến tăng trưởngcủa mỗi quốc gia và đặt câu hỏi “Tại sao có quốc gia lại hấp dẫn FDI, có quốc gialai không?” Dé trả lời cho câu hỏi này, tác giả dựa trên lý thuyết chiết trung củaDunning (2000) dé xây dựng một nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến FDI, đó là banhóm yếu tố quyền sở hữu, địa điểm, lợi thế quốc tế hóa hay còn gọi là OLL Lýthuyết này khăng định rằng, một khi có sự hiện diện của đầy đủ các ưu thế trên, cáccông ty sẽ thực thi FDI.Tác giả cũng chỉ ra, trong các nghiên cứu về môi trường đầu

tư trước đó thường sử dụng dữ liệu đầu tư của Trung Quốc là chủ yếu Dé xây dựngmột cái nhìn hoàn thiện hơn, tác gia sử dụng dữ liệu về các cuộc điều tra hơn 70000doanh nghiệp ở hơn 100 nước do Ngân hàng Thế giới tiến hành Nghiên cứu xâydựng một hàm hồi quy của biến phụ thuộc FDI trong mối quan hệ giữa các biếnkhác như: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thuế, các quy định về thương mại Nghiêncứu sử dụng chính Component Analysis (PCA) và các phương pháp tiêu chuẩnhóa.Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các yếu tô trong ba nhóm này có ảnh hưởngnhất định đến FDI Trong đó, cơ sở hạ tang là yếu tố có ảnh hưởng đáng ké đến việcthu hút FDI Ngoài ra, yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa

ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Nghiên cứu của tác giả Tidiane Kinda thực sự đã đưa ra một đánh ra rất cụthé về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI của cácnước đang phát triển Nhờ đó, một quốc gia trong quá trình xây dựng chiến lược thu

Trang 20

hút FDI có thể dựa vào nghiên cứu này để chú trọng vào việc phát triển những yếu

tô còn yêu kém của quôc g1a mình.

Hai tác giả Alvaro Escribano và Yavuz Selim Hacihasanoglu của Đại học

Carlos III de Madrid (2012) có công trình nghiên cứu “/nvestment Climate Index:

Methodology and Applications” đã tiên hành xây dựng một bộ các yêu tố ảnhhưởng đến môi trường đầu tư để xây dựng chỉ số môi trường đầu tư Vì các yếu tốảnh hưởng đến môi trường có rất nhiều, dé gây ra hiện tượng đa công tuyến khiến

cho việc phân tích trở nên khó khăn nên nghiên cứu đã lựa chọn va đưa vào bộ 5

nhóm yếu tố, gồm cả các yếu tô có tác động tích cực và các yếu tố có tác động tiêucực đối với việc thu hút đầu tư là: nhóm 1: cơ sở hạ tang; nhom 2: nan quan liéu,tham nhũng và tội phạm; nhóm 3: tài chính và quản trị doanh nghiệp; nhóm 4: chấtlượng, đổi mới và kỹ năng lao động, nhóm 5: các biến số khác Bên cạnh đó, tac giảcũng tiến hành so sánh với phương pháp GSAP thường được sử dụng trước đó déđánh giá môi trường đầu tư Kết quả cho thấy, hai phương pháp cho kết quả tương

đương nhau.Phương pháp ma Alvaro Escribano va Yavuz Selim Hacihasanoglu da

xây dựng khái quát hon và khắc phục được những điểm yếu của GSAP

Luận án tiến sĩ của Yavuz Selim Hacihasanoglu (10/2013) nghiên cứu về

“Essays on Investment Climate in Developing Countries” đã đề cập rat chi tiết vềảnh hưởng của môi trường đầu tu đến sự tăng trưởng ở các nước dang phát trién

Tác giả sử dụng phương pháp do Escribano và Hacihasanoglu (2012 và 2013) xây

dựng và sử dụng dữ liệu của 27.624 doanh nghiệp ở 113 nước đang phát triển đểxây dựng bộ chỉ số môi trường đầu tư (Investment Climate Index) Phương pháp

này khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến và có ý nghĩa trong việc làm cơ sở dé

so sánh các quốc gia với nhau

1.1.2 Các công trình nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Thái Lan

Nghiên cứu về môi trường đầu tư FDI của Thái Lan, công trình nghiên cứu

“Foreign Direct Investment: Performance and Attraction — The case of Thailand,

Trang 21

(08/2002)” của Peter Brimble đã tập trung cụ thê vào van dé chuyên giao công nghệtrong quá trình thu hút FDI của Thái Lan Nghiên cứu tiễn hành xem xét tác độngtổng thể của FDI, nghiên cứu môi trường vĩ mô của Thái Lan Tác giả tông hợp và

rút ra các bài học kinh nghiệm của Thái Lan, đưa ra khuyến nghị về chiến lược thu

hút FDI cho các quốc gia khác

Về vấn đề chính trị của Thái Lan, tác giả Jean Dautrey đã đề cập sâu đến

trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment and Thailand s Color-coded Politics:

The Thai Paradox - Will it Endure?” Tac gia tập trung phan tích tình hình chính tri

ở Thái Lan, xem xét tác động từ những bat ôn chính tri cua Thái Lan đối với kinh tếcủa nước này, trong đó có ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDIcủa Thái Lan trong bối cảnh cạnh tranh nguồn vốn gay gắt với các quốc gia khác

như thê nào.

Tac giả Abdullah Kaid Al-Swidi của School of Quantitative Science, College

of Arts and Sciences, University Utara Malaysia trong nghiên cứu “Some

Reflections on Foreign Direct Investment Flows and the Viet Nam’s Economy” da

xem xét các xu hướng, mô hình đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn2001-2011 trong bối cảnh ASEAN Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã phân tích cácthông số và đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đưa các chính sách thu

hút FDI tương lai.

Trong nghiên cứu của ISHIDA, Masami (2010) “Comparing Investment

Climates among Major Cities in CLMV Countries”, BRC Research Report No.4,

BangkokResearch Center, IDE-JETRO, Bangkok, Thailand, đã có những trình bày

nhất định về môi trường đầu tư của nhóm bốn nước kém phát triển nhất trong khuvực ASEAN, trong đó có Việt Nam Các yếu tố được đề cập đến khi nghiên cứu vềmôi trường đầu tư ở các nước ngày gồm có: bối cảnh vĩ mô và thị trường nội dia, sửdụng đất và sở hữu đất, thị trường tài chính, thương mại, quản lý, cơ sở hạ tầng, laođộng, truyền thông Nghiên cứu này đã tiến hành so sánh một số yếu tô cơ bản anhhưởng đến quá trình tiến hành kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài khi mới

Trang 22

vào các nước CLMV và cũng có so sánh giữa hai nước Thái Lan và Indonesia theo

các tiêu chí ma Doing Business đưa ra Tuy nhiên, những so sánh mà nghiên cứu chỉ ra van còn nhiêu hạn chê và chỉ mang tính khái quát.

Báo cáo số 44248-TH - Thailand Investment Climate Assessment Update củaWorld Bank đã thống kê và phân tích tình hình môi trường đầu tư của Thái Lan trêncác yếu tố về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ Báo cáo này dựa chủ yếuvào kết quả củaKhảo sát môi trường đầu tư (PICS) tiến hành trong năm 2007 và dựavào sự so sánh với các kết quả tiễn hành từ giữa tháng ba năm 2004 và tháng 2 năm

2005 Kết quả báo cáo cho thấy, Thái Lan được đánh giá là một trong những môitrường đầu tư tốt đối với nhà đầu tư nước ngoài Thái Lan xếp thứ 15 trên 187 quốcgia về môi trường đầu tư theo xếp hạng của Doing Business năm 2008 Mặc dù cónhững biến động cả về mặt kinh tế, chính trị, nhất là vào giai đoạn 2004-2007nhưng môi trường đầu tư của Thái Lan là tương đối ôn định

Nghiên cứu “?„westment Climate Assessment in Indonesia, Malaysia, the

Philippines and Thailand: Results from Pooling Firm-Level Data” cua nhom tac

giả: Alvaro Escribano (Universidad Carlos III de Madrid - Department of

Economics), J Luis Guasch (World Bank - Finance, Private Sector and

Infrastructure Sector (LCSFP)), Manuel De Orte (Universidad Carlos III de Madrid)

va Jorge Pena (Universidad Carlos III de Madrid) vào tháng 8/2009 đăng trên The

Singapore Economic Review, Vol 54, No 3, pp 335-366, 2009đã sử dung dữ liệu

khảo sát của Ngân hang Thế giới dé xác định các trở ngại chính trong quá trình thuhút FDI của một quốc gia và biện pháp cải thiện đối với các nước đang phát triển.Nghiên cứu lấy đữ liệu của bốn quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines và TháiLan Các biến được đưa vào trong chỉ số môi trường đầu tư gồm cơ sở hạ tầng, nạnquan liêu, tham nhũng và tội phạm, tài chính và quản trị doanh nghiệp, chất lượng,

cải tiên và kỹ năng của lao động, cùng một sô biên khác.

“Investment Climate Study of ASEAN Member Countries” của tác giả Shujiro

Urata (Waseda University and Economic Research Institute for ASEAN and East

10

Trang 23

Asia (ERIA)) và Mitsuyo Ando Keio (University, Japan) đăng trong ERIA

Research Project Report 2009, No.3 xuất ban tháng 3/2010 đã nghiên cứu về môitrường dau tu của các nước ASEAN bằng cách dựa vào khảo sát các doanh nghiệpnước ngoài tại các nước này Khảo sát được thực hiện trên hai đối tượng: các doanh

nghiệp Nhật Bản tại các nước ASEAN và các doanh nghiệp khác tại ASEAN.

Khảo sát đối với các doanh nghiệp Nhật Bản được lấy dựa theo các yếu tốgây trở ngại cho doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm 10 yếu tổ thuộc hai nhóm:nhóm các yếu tố liên quan đến tự do hóa (bốn yếu tố) và nhóm yếu tố liên quan đếnviệc tạo thuận lợi cho EDI (sáu yếu tố) Sự phân loại này được thực hiện dựa theo

nghiên cứu cua Ando va Ito (2007)trong một cuộc khảo sát và thảo luận của các thành viên thuộc APEC Business Advisory Council (ABAC) Japan, apan Machinery Center for Trade and Investment(JMC), the Ministry of Trade, Investment and Industry (METI) Nhật Ban và các giáo su đại hoc Theo nghiên cứu

này, Thái Lan là nước có số chi nhánh của doanh nghiệp Nhật Ban dau tu vào nhiều

nhất trong các nước ASEAN Tương tự như vậy đối với các doanh nghiệp khác,nghiên cứu cũng tiến hành lay khảo sát và phân tích.Kết quả cho thấy rằng đối với

các nước ASEAN nói chung và với Thái Lan nói riêng, các trở ngại trong việc thu

hút FDI tổn tại ngay trong chính sách của các nước và trong quá trình thực hiện cácchính sách đó Thái Lan và các nước trong ASEAN muốn thu hút FDI hơn nữa thìcần phải cải thiện môi trường đầu tu, day mạnh tự do hóa hơn nữa trong các chínhsách thúc day FDI

Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp của TháiLan và Việt Nam, trong nước đã có công trình nghiên cứu dé cập đến mà gần đâynhất là luận văn của thạc sĩ Lê Huy Hoàng về “Nghiên cứu môi trường FDI ở TháiLan và gợi ÿ chính sách cho Việt Nam”, Dai học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại họcKinh tế Luận văn ThS ngành: KTTG & QHKTQT; Mã số: 60 31 07, Cán bộ hướngdẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Xuân Thiên Tác giả tiến hành nghiên cứu môitrường đầu tư của Thái Lan từ năm 2000-2012 và khái quát ra những điểm mạnh,yêu của môi trường đầu tư ở Thái Lan Môi trường đầu tư ở Thái Lan được phân

11

Trang 24

tích theo các yêu tô về chính trị, hành chính, kinh tế, pháp lý, cơ sở hạ tang va côngnghệ Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở mức dựa trên việc phân tích các yếu tố

về mặt chính trị, luật pháp, kinh tế để đưa ra các gợi ý chính sách cho Việt Nam,phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống kê, phân tích và so sánhchứ chưa khái quát theo một mô hình phân tích cụ thé và rõ rang

1.1.3 Kết quả nghiên cứu, khả năng kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài có rất nhiều và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.Đối với các nghiên cứu định

lượng, Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng

tuy đưa ra con số cụ thể, song lại phức tạp trong quá trình xây dựng mô hình hồiquy và phân tích các biến phụ thuộc Các nghiên cứu đã tiến hành trong khoảng thờigian từ nhiều năm trước, trong khi thế giới thì luôn luôn vận động không ngừng vànền kinh tế của mỗi quốc gia cũng vậy, kết quả nghiên cứu rút ra ở thời điểm này

chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong khoảng thời gian đó và qua thời gian, kết quả đó có

thê không còn chính xác nữa.

Dù không khái quát kết quả nghiên cứu dưới những con số cụ thể, nhưng cácnghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính vẫn có những ý nghĩa nhất định.Tuy không đánh giá mức độ ảnh hưởng của cụ thê của từng yếu tố đối với việc thuhút môi trường đầu tư nhưng hệ thống các chỉ tiêu mà các công trình này sử dụng đadạng và phong phú, bao gồm nhiều yếu tố thuộc các mặt chính tạo nên môi trườngđầu tư của một quốc gia Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng có nhược điểm nhưcác nghiên cứu định lượng, kết quả của nghiên cứu chỉ có ý nghĩa trong một khoảngthời gian nhất định

Đối với nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp của Thái Lan và ViệtNam, luận văn của thạc sĩ Lê Huy Hoàng về “Nghiên cứu môi trường FDI ở TháiLan và gợi ý chính sách cho Việt Namđã nghiên cứu dựa trên các môi trường cấuthành của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài như môi trường chính trị, môitrường kinh tế, môi trường xã hội Tuy vậy, dé đánh giá môi trường đầu tư của một

12

Trang 25

quốc gia không thé chi xem xét nguyên các yếu tố liên quan đến quy trình va quátrình thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp mà còn phải xem xét đến các yêu tô vềchính tri, văn hóa, xã hội, con người Trong giai đoạn từ sau khi nên kinh tế thé gidihồi phục đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về môi trường dau tư trực tiếp nướcngoài của Thái Lan chưa có nhiều Chính vì vậy, luận văn này sẽ nghiên cứu sâuhơn về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan dựa trên sự kế thừa củacác nghiên cứu trước đó và cập nhật số liệu trong những năm gần đây để đưa rađánh giá tông thé nhất đối với môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này.Căn cứ vào đó, luận văn sẽ xem xét và đưa ra một số bai học kinh nghiệm cho ViệtNam trong quá trình đổi mới và cải thiện môi trường dau tư.

1.2 Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Định nghĩa FDI và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

a Định nghĩa FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tưdài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sởsản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nam quyền quản ly cơ

sở sản xuât kinh doanh này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùngvới quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với cáccông cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà

người đó quan lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hop

đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là “công

ty con” hay “chi nhánh công ty” (World Investment report 2007).

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF định nghĩa: dau tư trực tiếp nước ngoài FDI là dangđầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế nhằm

có được mối quan tâm (lợi ích) lâu dài trong một doanh nghiệp cư trú tại một nềnkinh tế khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bao gồm các giao dịch ban đầu

13

Trang 26

thiết lập nên mối quan hệ giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp mà còn cả nhữnggiao dịch tiếp theo giữa họ dù có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp

nhân (IMF 1993, trang 86, 87).

Tổ chức hop tác va phat triển kinh tế OECD: FDI phản ánh mục tiêu của một

thực thể cư trú tại một nền kinh tế muốn có được mối quan tâm lợi ích lâu dài trong

một thực thé cư trú tại một nền kinh tế khác Mối quan tâm (loi ich) lâu dai ngụ ýrằng tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp vàmột mức độ ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp đó Đầu tư trựctiếp nước ngoài liên quan đến các giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và mọi giaodịch vốn tiếp theo giữa chúng và các công ty con dù có tư cách pháp nhân hay

không có tư cách pháp nhân (OECD 1996, trang 7, 8).

Theo Hội nghịLiên hợp quốc vềThương mại và Phát triển (UNCTAD), luồngvốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liênquan khác) bởi nhà đầu tưtrực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn

mà nhà đầu tưtrực tiếp nước ngoài nhận được từdoanh nghiệp FDI FDI gồm có babộphận: vốn céphan, thu nhập tái đầu tuva các khoản vay trong nội bộcông ty

Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tưtrực tiếp nước ngoài là việc tô chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbăng tiền nước ngoài hoặc bat kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận

dé hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thê là tài sản hữu hình(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấyphép có giá trị ), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệmquan lý ) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghinợ ).Nhưvậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tổ nướcngoài.Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyên tư bản trong phạm vi quốc

14

Trang 27

tế; và chủ đầu tư(pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn

và quản lý đối tượng dau tư

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát vÈFDI như sau: FDItại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kytài san nào vào quốc gia ấy dé có được quyền sở hữu va quan lý hoặc quyền kiểmsoát một thực thể kinh tế tại quốc gia nay, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình

b Định nghĩa môi trường đầu tư

Có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường đầu tư Theo Weingast (1992)thì môi trường đầu tư là một hệ thống chính sách, quy định và các yếu tô thê chế

nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoai đầu tư vào các du án mà xã hội

mong muốn (Weingast, 1992) Theo Nicholas Stern, Phó Chủ tịch Nhóm Ngânhàng Thế giới cấp cao và Giám Economist trong đầu năm 2000, định nghĩa môitrường đầu tư là "hệ thống chính sách, thể chế và môi trường, cả ở hiện tại và trongtương lai, có ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro cho việc với đầu tư Năm 2005,trong báo cáo của Ngân hàng thế giới định nghĩa, môi trường đầu tư là tập hợp cácyếu tô địa điểm cụ thể hình thành nên những cơ hội và ưu đãicho các doanh nghiệpđầu tư hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng sản xuất kinh doanh (Evaluation

of the World Bank Group’s Support for Investment Climate Reforms, tr1).

Theo phó chủ tịch nhóm Ngân hang thé giới, môi trường dau tư tốt là môitrường bao gồm ba khía cạnh chính (i) sự ôn định kinh tế vĩ mô và sự mở cửa; (ii)trình độ quan lý và tô chức tốt, bao gồm cả các van đề về quản lý sự quan liêu, sứcmạnh của các tô chức tài chính, các quy định của pháp luật, khả năng kiểm soáttham những, tội phạm, hiệu quả của các dịch vụ công và chất lượng của lực lượnglao động: (iii) chất lượng của cơ sở hạ tầng (Stern năm 2001, 2002)

Định nghĩa về môi trường đầu tư thực sự rất rộng Trên thực tế, nhiều chuyêngia còn sử dụng hai khái niệm môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh đề thaythế cho nhau Tuy nhiên, cần phải có một sự phân biệt tương đối rõ ràng giữa hai

khái niệm này.

15

Trang 28

Về co bản, môi trường đầu tư hay môi trường kinh doanh đều dé chi các yếu

tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động cá nhân của doanh nghiệp.Hai khái niệm nàyđều được được chính phủ các nước sử dụng như một công cụ để giới thiệu về hệthống chính sách, các biện pháp khuyến khích và thúc đây dành cho nhà đầu tư và

là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi.Tuy vậy, điểm khác nhau lớn nhất giữa môitrường kinh doanh và môi trường đầu tư là nhà đầu tư nghiên cứu môi trường kinhdoanh nhằm giảm thiêu chi phí còn nghiên cứu môi trường đầu tư dé giảm thiéu rủi

ro cho doanh nghiệp(Idealism, Realism and the Investment Climate in Developing

Countries).

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư

Tiêu chí Môi trường kinh doanh Môi trường đầu tư

Câu hỏi nghiên cứu chính Làm thế nào doanh nghiệp

hoạt động có lãi?

Làm thế nào để doanh

nghiệp giữ lại được lợi nhuận của họ?

Mục tiêu Chi phí hoạt động của Mức độ không chắc chắn

doanh nghiệp đối với các quyết định đầu

tư của nhà đầu tư cho khả

năng thu được lợi nhuận

của họ

Mức độ định lượng được | Cao Thấp

Nguồn: Idealism, Realism and the Investment Climate in Developing Countries

Môi trường đầu tư nghiên cứu ít hơn về chi phi đo lường và tập trung nhiềuvào các vấn đề về tài sản vô hình, sự tự tin, sự không chắc chan va làm thế nào

(tiềm năng) nhà đầu tư có thé cảm nhận về lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ; nó

xuất phát trực tiếp từ thực tế và nhận thức về các mối quan hệ giữa doanh nghiệpvới những người nắm quyền lực chính trị

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

16

Trang 29

Dé đánh giá môi trường dau tư trực tiệp nước ngoài của một nước, các tô

chức và diễn đàn kinh tê lớn trên thê giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiêu yêu tô đê

đánh giá Có thê kế đến như sau:

Bảng 1.2: Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

Worldbank

- Thanh lập doanh nghiệp (Starting a Business)

- Giải quyết thủ tục cấp GP/Cấp phép xây dung (Dealing with Construction Permits)

- Dang ky quyén sở hữu tài san (Registering Property)

- Bảo vệ quyền lợi nhà dau tư (Protecting Investor)

- Tuyên và sa thải lao động/ Tuyên lao động

- Tiếp cận tín dụng (Getting Credit)

- Nộp thuế (Paying Taxes)

- Giao dịch thương mai qua biên giới (Trading Acorss

Broad)

- Tiếp cận điện năng (Getting Electricity)

- Thực hiện hợp đồng (Enforcing Contracts)

- Xử lý doanh nghiệp mat khả năng thanh toán (Resolving

- Giáo dục va dao tạo bậc cao

- Hiệu quả của thị trường hàng hóa

- Hiệu quả của thị trường lao động

- Sự phát triển của thị trường tài chính

- Sự sẵn sàng tiếp nhận công nghệ

- Quy mô thị trường

- Trình độ phát triển của môi trường kinh doanh

- Sự cải tiến

UNCTAD

1 Khung chính sách quốc gia:

- Sự ồn định về mặt kinh tế, chính trị và xã hội (Economic, political and social stability)

- Quan tri tốt (Good governance)

- Chính sách về chức nang và câu trúc của thị trường (cạnh

tranh, M&A, minh bạch trong các báo cáo và phù hợp với

tiêu chuẩn quốc tế) (Policies on functioning and structure of

markets (esp competition, M&A and simple, transparent reporting standards in line with common international

practise)

- Bao vệ quyền sở hữu (bao gồm cả sở hữu trí tuệ)

17

Trang 30

(Protection of property rights (including intellectual

property)

- Chính sách công nghiệp va khu vực, phát triển các cụm

cạnh tranh (Industrial and regional policies; development of competitive clusters)

- Chinh sach thuong mai (thué va phi thué quan) va ty gia

hối đoái ôn định trong các hiệp định đầu tư quốc tế (Trade

policy (tariffs and non-tariff barriers) and stable exchange

rates/ International investment agreements (IIAs))

2 Các yếu tố kinh tế

- Tìm kiếm thị trường (Market seeking)

- Tìm kiếm tài nguyên (Natural Resource seeking)

- Tìm kiếm hiệu quả (Efficiency seeking)

- Tim kiém tai san chién luge (Strategic asset-seeking)

3 Các ưu đãi cho doanh nghiệp

- Xúc tiễn đầu tư (Investment promotion)

- Ưu đãi đầu tư (Investment incentives)

- Giảm chi phí rắc rối (Reduction of hassle costs)

- Chế độ một cửa (Availability of one-stop shop services)

- Các tiện nghi xã hội (Provision of social amenities)

- Các dịch vụ sau đầu tu (Provision of after-investment

services)

Nguồn: World Bank, UNCTAD, WEF

Theo cách đánh giá của World Bank thi môi trường được đánh giá thiên vềmôi trường kinh doanh và mang tầm vi mô nhiều hơn Diễn đàn kinh tế thế giớiWEF đã đánh giá môi trường đầu tư dựa trên các yếu tố vĩ mô nhưng cách đánh giácủa UNCTAD có thê thấy mang tính khái quát hơn cả khi đánh giá dựa trên nhóm

ba yếu tố chính, trong đó,khung chính sách quốc gia và các yếu tô về kinh tế đánhgiá dựa trên các chỉ số vĩ mô, còn các wu đãi cho doanh nghiệp đánh giá trực tiếpcác chính sách ảnh hưởng đến nhà đầu tư

Mỗi một quốc gia có các chỉ số kinh tế vĩ mô khác nhau, chính sách cho đầu

tư khác nhau, do vậy ảnh hưởng khác nhau đến sự thu hút FDI Với mỗi quốc gia,từng yếu tố riêng rẽ đó lại có ảnh hưởng lớn nhỏ khác nhau đến việc thu hút FDI

Do vậy, việc nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một nước dựatrên các yếu ts mà UNCTAD đưa ra sẽ giúp mang lại cái nhìn đủ rộng và sâu déđánh giá kết quả và tiềm năng thu hút FDI của quốc gia đó Chính vì vậy, luận văn

18

Trang 31

này sẽ phân tích và đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Landựa trên các nhóm yếu tố mà UNCTAD đưa ra.

19

Trang 32

CHƯƠNG2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Việc nghiên cứu môi trường dau tư trực tiép nước ngoài cua Thái Lan và rút

ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được thực hiện theo trình tự sau:

i) Tổng quan tình hình kinh tế và tình hình thu hút FDI của Thai Lan

11) Phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan theo

các tiêu chí của UNCTAD và đưa ra các nhận xét.

ii) — Đánh giá môi trường đâu tư trực tiép nước ngoài của Việt Nam và so

sánh với Thái Lan.

1V) Đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc thu hút FDI

Khung nghiên cứu của luận văn có thê được tóm tắt qua sơ đô sau:

Trang 33

Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp duy vật biện chứng là một

phương pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học Phương pháp này làmột bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng Phương pháp này coi

sự vật, hiện tượng luôn ở trong trạng thái phát triển và xem xét sự vật, hiện tượng

đó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác Dựa vào đặc trưng của

phương pháp duy vật biện chứng, luận văn nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếpnước ngoài của Thái Lan trong xu hướng vận động chung của nền kinh tế thế giớitrong giai đoạn từ 2007 đến 2015

Phương pháp kế thừa: Phương pháp thứ hai được sử dụng trong quá trình làmluận văn là phương pháp kế thừa Phương pháp này sử dụng với mục đích sử dụnglại những cái đã có dựa trên các nghiên cứu trước đó dé tìm ra các khoảng trốngnghiên cứu và tiễn hành thu thập thông tin dé lap đầy các khoảng trống đó Ap dungphương pháp này, trên cơ sở kế thừa từ các công trình nghiên cứu liên quan đến môitrường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan và Việt Nam, luận văn bổ sungthêm các điểm còn thiếu để lấp bớt khoảng trống về vấn đề nghiên cứu này giúp

cung câp một chủ đê nghiên cứu được hoàn thiện.

Phương pháp phân tích — tong hop: Phương pháp phân tích tông hop làphương pháp nghiên cứu phổ biến nhất trong triết học và trong khoa học cụ thé.Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau dé tìm hiểu sâu sắc về đốitượng.Hay phân tích là việc phân chia đối tượng nghiên cứu thành các phần, nhữngyếu tố cau thành đơn giản hon để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính và ban chấttừng yếu tô đó Từ đó, việc phân tích sẽ giúp ta hiểu được đối tượng nghiên cứu mộtcách cụ thé, rõ ràng.Sau khi phân tích sẽ phải tong hợp từng mặt, từng bộ phậnthông tin đã được phân tích dé tạo ra một hệ thống lý thuyết mới day đủ và sâu sắc

về đối tượng.Quá trình tổng hợp diễn ra ngược so với quá trình phân tích nhằm hỗtrợ cho việc phân tích đề tìm ra cái khái quát, có nhận thức đầy đủ về đối tượng

Áp dụng phương pháp này, luận văn sẽ phân tích các yếu tố trong môi trườngđầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan dựa theo các tiêu chí mà UNCTAD đưa ra

21

Trang 34

để tìm hiểu kỹ về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan Từ đó sẽtong hợp dé đưa ra các nhận xét, đánh giá về Thái Lan và gợi ý bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam.

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là việc đặt hai hay nhiều sự vật

hiện tượng vao các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác

nhau giữa chúng Luận văn sử dụng phương pháp này dé tìm hiểu sự tương đồng vàkhác biệt về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong chính sách thu hút FDIcủa Thái Lan và Việt Nam dé thấy được sự chênh lệch về từng yếu tố quyết địnhđến thu hút FDI của hai nước Các bước tiễn hành so sánh như sau:

- Bước 1: Xác định nội dung so sánh: Luận văn so sánh môi trường đầu tư trực tiếpnước ngoài của Thái Lan và Việt Nam theo nhóm các yếu tô ảnh hưởng đến thu hút

FDI của nước chủ nhà do UNCTAD đưa ra.

-Bước 2: Xác định phạm vi so sánh: dựa vào các nhóm yêu tô của UNCTAD, luận

văn đưa ra các chỉ sô so sánh hoặc các sô liệu minh chứng về tình hình chính trị, kinh tê, xã hội, các ưu đãi đôi với nhà đâu tư trong chính sách của từng quôc gia trong thời gian 2007-2015.

-Bước 3: Xác định điêu kiện so sánh: xác định các chỉ tiêu so sánh ở mức độ tương

đối hay tuyệt đôi dé đảm bảo tính thống nhất

-Bước 4: Xác định mục đích so sánh: luận văn so sánh nhằm mục đích thấy rõ được

sự chênh lệch về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút FDIcủa Thái Lan và Việt Nam Mặc dù hai nước có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa

lý, văn hóa xã hội song Thái Lan lại có những vượt trội hơn Việt Nam trong quá

trình thu hút FDI.

-Bước 5: Thực hiện và tìm ra kết quả so sánh: thông qua sự so sánh môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan và Việt Nam, luận văn rút ra các nhận xét,đánh giá làm cơ sở để đóng góp ý kiến cho chính sách thu hút FDI của Việt Nam

2.3 Nguôn sô liệu và cách xử lý sô liệu

22

Trang 35

Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp lấy từ cácnghiên cứu trước hoặc từ kho dữ liệu của các tô chức trên thé giới: Ngân hàng Thếgiới (World Bank), báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh

tế thế giới (WEF), Báo cáo Chi số hòa bình thé giới (Global Peace Index Report),Quy di sản thế giới (Heritage Foundation), tổ chức minh bạch quốc tế(Transparency International) Dựa trên kết quả đó sẽ đưa ra một số gợi ý chính

sách cho Việt Nam trong quá trình thu hút FDI.

23

Trang 36

CHUONG 3: THUC TRANG MOI TRƯỜNG DAU TƯ

TRUC TIEP NUOC NGOAI TAI THAI LAN

3.1 Téng quan tinh hình kinh tế của Thái Lan

công nghiệp và du lịch đã trở thành những ngành có đóng góp không nhỏ vào GDP

của Thái Lan và ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của kinh tế

Thái Lan.

Giai đoạn những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, kinh tế Thái Lan tăng trưởnghai con số nhờ có những đổi mới trong chính sách kinh tế, đầu tư và khiến cho TháiLan nhanh chóng vươn lên trở thành một con hồ lớn trong khu vực, đứng vào hangcác nước công nghiệp mới của Châu A (NICs).Tuy nhiên, chính nguồn vốn lớn củanước ngoài đồ vào trong nước lại là một trong những nguyên nhân gây ra các bongbong bat động sản khiến cho nền kinh tế Thái Lan phát triển theo chiều rộng màthiếu đi chiều sâu Và đến khi khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nỗ ra, nềnkinh tế Thái Lan trở thành một trong những nền kinh tế chịu ảnh hưởng sớm vànhiều nhất của khủng hoảng

Kinh tế Thái Lan trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2015 có nhiều thăng trầm

Từ trước năm 1996, tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan tương đối ôn định và ởmức cao (§-9%/năm) Tốc độ này bắt đầu giảm và xuống dốc nhanh chóng trongnhững năm 1996-1998 và bắt đầu hồi phục vào những năm tiếp theo Tuy có sựgián đoạn như vậy nhưng Thái Lan vẫn là một trong những quốc gia phát triển nhấtthé giới Từ năm 1991 đến 2001, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm của Thái

Lan khoảng 6.5%/năm Mặc dù vậy, bước vào giai đoạn 2007-2010, trước ảnh

24

Trang 37

hưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Thái Lan cũng bị ảnh hưởngkhông nhỏ khi tốc độ tăng trưởng GDP xuống tới mức âm (năm 2009) Sang năm

2010, kinh tế Thái Lan lại có dấu hiệu phục hồi nhờ sự phát triển của hoạt độngxuất khẩu và tiêu dùng tư nhân Năm 2010, kinh tế Thái Lan tăng trưởng 7.8%, tăngtrưởng mạnh nhất ké từ năm 1995 Mặc dù vậy, năm 2011 lại chứng kiến sự sụtgiảm nghiêm trọng trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan Nền kinh tế TháiLan có dấu hiệu chững lạibởi kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém, nhu cầu đối vớihàng xuất khẩu giảm Đồng thời, hậu quả của thiên tai cụ thé là trận lũ lụt kéo dai

đã tác động mạnh đến nền kinh tế Lũ lụt đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất côngnghiệp, nông nghiệp và xuất khẩu, làm kinh tế tăng trưởng âm trong quý IV/2011,GDP của Thái Lan năm 2011 chỉ tăng trưởng 1.1% Những năm tiếp sau, chính phủThái Lan đã ra sức củng có nền kinh tế bằng nhiều biện pháp khác nhau giúp chonền kinh tế tiếp tục phục hồi Tuy nhiên, do những bat ôn về chính trị và đảo chính

đã khiến cho nền kinh tế Thái Lan tiếp tục chậm lại vào năm 2013 và sụt giảm vàonăm 2014 Năm 2015, kinh tế Thái Lan tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những bat ôn vềchính trị mà điển hình là cuộc đánh bom hồi tháng 8/2015 đã gây thiệt hại về người

và của, đồng thời làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực du

lịch.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan tính từ sau khủng hoảng tiền tệ Châu

Á 1997 đến nay là không đồng đều Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực cónhiều biến động, sự ra đời của AEC và sự hình thành các hợp tác kinh tế, cụ thể nhưTPP có thể sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho Thái Lan trong con đường phục hồi nềnkinh tế

25

Trang 38

= Thái Lan

Hình 3.1: Tốc độ tăng trướng GDP của Thái Lan giai đoạn 1991-2015

Nguôn: World Bank, 2015

Đề đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, các chuyên gia còn dựa trênnhận định về chỉ số GNI bình quân đầu người của nước đó.Theo cách đánh giátháng 7/2011 của World Bank, GNI bình quân đầu người dưới mức 1.000 USD lànước thu nhập thấp (LI); từ 1.000 USD đến 12.275 USD là thu nhập trung bình

(MI); trên mức 12.275 USD là thu nhập cao (HI) Trong MI, từ dưới mức 3.976

USD là trung bình thấp (LMI) và trên mức này là trung bình cao (UMI) Năm 2010,World Bank khảo sát khoảng 180 trong số 213 nền kinh tế trên thế giới, trong đó 47nền kinh tế đạt HI; 41-UMI; 53-LMI và 30-LI, còn lại không có số liệu, thường là

LI Theo phân loại của World Bank thì Thái Lan đang thuộc nhóm LI Đến năm

2011, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đạt 4.210 USD, Thái Lan chínhthức được xếp vào nhóm thu nhập trung bình cao Mức thu nhập này tiếp tục giatăng, đến năm 2014 đã đạt tới 5.370USD/người/năm (World Bank)

26

Trang 39

Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu người của Thai Lan (1991 -2013)

Nguồn: World Bank, 2013

Nhin chung, kinh tế Thai Lan so với các nước khác trong khu vực có nhiềuvượt trội hơn Tuy nhiên, Thái Lan lại thường xuyên đối mặt với nhiều bất ôn nhất

là về chính trị khiến cho kinh tế tăng trưởng không ổn định Nền kinh tế tăng trưởngnhanh, lượng vốn nước ngoai nhiéu tuy là những điều kiện thuận lợi cho Thái Lanphát triển kinh tế song lại ân chứa những nguy cơ tiềm ân của một nền kinh tế nóng,

dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài.

Bảng 3.1 trình bày các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của Thái Lan trong giaiđoạn 1997 — 2015 Nhìn chung, nền kinh tế Thái Lan phát triển tương đối tốt và cónhững bước phát triển vượt bậc so với nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là khi so

sánh với nhóm nước CLMV GDP danh nghĩa tăng liên tục trong giai đoạn này.

Tylệ lạm phát ở mức khá thấp, một tỷ lệ ma nhiều quốc gia ao ước Dự trữ ngoại

hối luôn ở mức cao và cán cân thanh toán trong nhiều năm đều thặng dư chứng tỏchiến lược phát triển kinh tế hướng đến xuất khẩu của Thái Lan mang lại hiệu quả.Mặc dù nén kinh tế nào cũng còn tồn tại những van dé và bất ồn nhất định, Song vớinhững thành tựu đã đạt được, Thái Lan đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn cả vềkinh tế cũng như các lĩnh vực khác, đặc biệt là du lịch

27

Trang 40

Bảng 3.1: Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Thái Lan giai đoạn 1991-2015

Dân số (triệu người) 6025| 60.9] 6157| 6224| 626| 6296| 6332| 6369| 6405| 64.42

Cán cân thanh toán (triệu USD) -3,110 | 14,291 | 12466 | 9,328] 5,114] 4,685] 4,784] 2,767] -7,642| 2.315

Dự trữ ngoại hối (triệu USD) 26,893 | 29,536 | 34,781 | 32,661 | 33,041 | 38,915 | 42,148 | 49,831 | 52,005 | 66,985

Tỷ giá hối đoái (baht per US dollar) 3136| 4136| 37.81| 40.11] 4443| 4296| 4l48| 4022| 4022| 37.88 Lãi suất (%) 1365| 1442| 898] 783| 7.25] 6.88| 5.94 5.5 579] 735

Tỷ lệ lạm phát (%) 5.6 8] 03 1.6 16] 07 1.8 28 4.5 46

FDI ròng (tỉ USD) 3489| 7431| 610| 336| 5.06] 3434| 5.23 586| 822 8.92

28

Ngày đăng: 30/10/2024, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w