Đề nhìn nhận một cách cụ thé hơn về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa Singapore trong thời gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lí luận và thựctiễn, rút kinh nghiệm từ quốc
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝLUẬN VE MOI TRUONG FDI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu tư
Tại Việt Nam và trên thế gidi, CÓ nhiều công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư và thu hút FDI Các công trình chú trọng vào tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại một quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn von FDI, vai trò của nguồn vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, ảnh hưởng của một số khía cạnh của môi trường đầu tư đến thu hút FDI và xúc tiến đầu tư nước ngoài. Đến nay, có nhiều nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu tư của các tác giả trong và ngoài nước Về khuyến khích các nhà đầu tư thông qua việc can thiệp bằng các chính sách của chính phủ Khalid Sekkat và Marie Ange Veganzones- Varoudakis (2007) [27] bàn về cải cách thé chế và các biện pháp dé cải thiện môi trường cho các doanh nghiệp trong các ngành của nén kinh tế, bước đầu khôi phục niềm tin vào nền kinh tế của các nước đang phát triển Các nước đang phát triển tập trung vào đầu tư sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và năng suất quốc tế của mình, đồng thời cũng giải quyết nhu cầu kinh tế và xã hội cấp bách ngắn han Các nhà đầu tư được chào đón đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong những lĩnh vực có thé góp phan dé xuất khẩu.
Susan Rose Ackerman, Jennifer Tobin (2005) [29], bàn về FDI và môi trường kinh doanh ở các nước đang phát triển, Susan Rose - Ackerman và Jennifer Tobin tập trung vào các tác động của hiệp định đầu tư song phương Các tác giả nhận định, những tác động của hiệp định đầu tư song phương đối với FDI và môi trường kinh doanh trong nước vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù các điều ước trong các hiệp định liên tục gia tăng trong nhiều năm qua Hiệp định đầu tư song phương có tác dụng tích cực đối với FDI ở các nước có môi trường kinh doanh ồn định, kích thích dòng chảy FDI vào các nước.
Về môi trường đầu tư, Nguyễn Thị Ái Liên (2005) [7] đã làm rõ các vấn đề vê môi trường dau tư của Việt Nam và các tinh vùng Trung du, miên núi phía Bac
Việt Nam, những ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường đến thu hút FDI Các tác giả vận dụng phương pháp Pareto dé phân tích những trở ngại trong môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường dau tư dé thu hút FDI có hiệu quả vào Việt Nam nói chung, các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng Bàn về các nhân tố tác động đến FDI, Đỗ Thị Thuỷ (2001) [23] đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
FDI vào Việt Nam, nhất là giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực làm giảm sút FDI vào Việt Nam giai đoạn này Trên cơ sở đánh giá và phân tích các nguyên nhân,tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam đến năm 2005 phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bàn về vai trò bố sung vốn đầu tư và thúc day tăng trưởng kinh tế, Nguyễn Phi Lân (2006) [28], đã khang định: FDI có tác động quan trọng trong việc bé sung vốn cho nhu cầu của nền kinh tế và vì thế tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng năng suất Ở chiều ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng có ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng của dòng vốn FDI.
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường thu hút FDI
Bên cạnh các nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu tư, đã có nhiều nghiên cứu liên quan môi trường thu hút FDI của các tác gia trong vả ngoài nước.
Làm thế nào để thu hút FDI và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để khu vực FDI phát huy vai trò thúc day sự chuyên dich co cau kinh tế và tăng trưởng?
Van đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên thế giới Salvador Barrios và các cộng sự (2004) [31], đã phân tích các tác động của FDI đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước Các tác giả tập trung phân tích hai tác động của FDI: hiệu ứng cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thị trường nước ngoài nhằm thúc đây sự phát triển của ngành công nghiệp địa phương Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích, đánh giá những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng như những tác động tiêu cực có thé có đối với sự phát triển của doanh nghiệp nội địa về khuyến khích các nhà đầu tư thông qua việc can thiệp bằng các chính sách của chính phủ,
Ramkishen Rajan (2015) [32] cho rằng, ở một mức độ chung, để một đất nước có được môi trường thu hút hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, cần tạo ra một môi trường đầu tư bằng các chính sách của chính phủ Nghiên cứu liên quan đến 32 nền kinh tế dang phát triển về mối quan hệ giữa chi phí hành chính và FDI với GDP sau khi kiểm soát các yếu tố khác Môi trường chính sách trong nước có ảnh hưởng đến thu hút FDI nhằm mang lại vốn, bí quyết kỹ thuật, tổ chức, quản lý, tiếp thị thực hành và mạng lưới sản xuất toàn cầu, tạo điều kiện cho quá trình kinh tế tăng trưởng và phát triển ở các nước thu hút FDI FDI có thể góp phần phát triển kinh tế của một quốc gia bằng cách: tăng nguồn lực tài chính cho phát triển; tăng kha năng cạnh tranh xuất khâu; bảo vệ môi trường và xã hội; tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ (chuyên nhượng, khuếch tán và thế hệ của công nghệ).
Về thu hút, sử dụng FDI và các giải pháp cơ bản trong việc cải thiện môi trường thu hút FDI ở Việt Nam Bàn về thực trạng thu hut và sử dung FDI, Trần Đình Thiên (2008) [20] đã có những đánh giá tong quan, cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thé về thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam: quá trình hình thành, hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành.Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chi ra một số hạn chế trong thu hút và sử dụng FDI Từ góc độ môi trường kinh doanh, hạn chế ở cơ sở hạ tang, năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ, ở trình độ phát triển của công nghiệp phụ trợ Bên cạnh đó, những bat cập trong cấu trúc vốn FDI và phân cấp đầu tư, tình hình trì hoãn thực hiện dự án và rút vốn đầu tư gia tăng cũng khiến hiệu quả sử dụng FDI chưa đạt được mong đợi.
Vuong Đức Tuan (2007)[25] đã có nghiên cứu đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp cho nền kinh tế của Việt Nam trong bài nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung Hoàng Văn Cương, Phạm Phú Minh (2015) [5], đã có nghiên cứu về giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam Việc
Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cho thây những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, thể hiện ở sự tiến bộ về môi trường đầu tư kinh doanh; công nghệ kỹ thuật; chất lượng nguồn lao động; và các lĩnh vực xã hội khác Qua đó, các tiêu chí dé thu hút và lựa chon những dự án
FDI cũng được thay đồi theo hướng tích cực hơn, chặt chẽ hơn, tiến bộ hơn Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI nói chung và FDI nội khối
ASEAN nói riêng cần được chọn lọc có mục đích, chứ không thê thu hút và tiếp nhận bằng “mọi giá”, mà phải đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu tăng cường chuyên giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ “sạch” bảo vệ môi trường.
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường FDI của Singapore
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận và cách tiếp cậnPhương pháp luận của luận văn là dựa trên phép biện chứng duy vật Tức là nghiên cứu van đề môi trường FDI của Singapore đặt trong mối liên hệ của các nhân tố tạo thành môi trường FDI và tác động của môi trường FDI sẽ ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Singapore Thông qua việc thu thập những số liệu về tình hình môi trường FDI tại Singapore, các cơ chế chính sách về thu hút FDI của Singapore đang tực hiện, từ đó phân tích, đánh giá và nhận xét các ưu và nhược điểm trong quá trình thu hút FDI của Singapore. Đề đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp kế thừa dé rút ra kết luận và đưa ra các gợi ý về việc xây dựng cơ chế chính sách thu hút FDI tại Việt nam trong giai đoạn mới.
2.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu
Về dữ liệu, luận văn đã thu thập cả dit liệu thứ cấp và sơ cấp Với dữ liệu thứ cấp, luận văn sử dụng số liệu thống kê ở Niên giám thống kê các năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống kê Singapore, số liệu FDI của Cục Đầu tư nước ngoài, các số liệu về các yếu tố của môi trường đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ khác Ngoài ra, luận văn cũng trích dẫn ý kiến đánh giá của một số chuyên gia, các số liệu đánh giá chỉ số môi trường đầu tư của tô chức trong nước và quốc tế.
Số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập chủ yếu nằm trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2015.
2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.1 Phương pháp thống kê
Thống kê mô tả được sử dụng dé mô ta những đặc tinh co ban cua dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Thống kê
32 mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo Có thé phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dir liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tom tắt về dir liệu và thống kê tóm tat (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ: Số tương đối, số tuyệt đối nhằm mô tả thực trạng môi trường đầu tư
Luận văn sử dụng phương pháp này đề:
- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu là môi trường FDI của Singapore trong thời gian qua nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định về mặt chính sách đề phát triển môi trường FDI Việt Nam theo hướng bền vững.
- Chỉ ra các đặc trưng của tông thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập được.
- Xem xét các mặt, các ưu điểm và nhược điểm trong môi trường FDI của Singapore trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với môi trường FDI tại Việt
Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về môi trường FDI của Singapore.
Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong nghiên cứu đã được nêu trong chương 1 về thực trạng môi trường FDI của
Singapore và từ đó liên hệ với thực trạng môi trường FDI tại Việt Nam.
Bước 3: Đưa ra kết luận nhằm phát triển môi trường FDI của Việt Nam theo hướng hiệu quả và bền vững.
2.2.2 Phương pháp so sánh Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những gợi ý đôi với việc đây mạnh phát triên bên vững môi
33 trường FDI của Việt Nam trong thời gian tới Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Singapore qua các năm, so sánh số liệu kinh tế của Việt Nam qua các năm Tìm hiểu sự tương đồng trong mỗi môi trường đầu tư, và chỉ ra sự khác biệt So sánh điểm mạnh, điểm yếu của mội quốc gia Từ đó, rút ra những kết luận trong bài nghiên cứu Phương pháp này nhằm tong hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuât các giải pháp.
Luận văn sử dụng phương pháp này đề:
- Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề thực trạng môi trường FDI của Singapore và các nước trong khu vực để thấy được tông quan và sự đa dạng của van đề nghiên cứu.
- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá về môi trường FDIcủa Singapore đa chiều hơn, từ đó giúp đưa ra các gợi ý giúp Việt Nam trong việc thu hút FDI vào quốc gia.
Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh
Nội dung được so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích.
Bước 2: Xác định nội dung so sánh
- Phạm vi được so sánh
- Số liệu so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh.
Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu:
+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
+ Đảm bảo tính thông nhat vê đơn vi tính, các chỉ tiêu vê cả sô lượng, thời gian và gia tri.
Bước 4: Xác định mục đích so sảnh
Mỗi số liệu được thu thập về thực trạng môi trường FDI của Singapore có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau Việc xác định mục đích so sánh sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ những điểm mạnh và điểm hạn chế từ môi trường FDI của Singapore.
Bước 5: Thực hiện và trình bay kết quả so sánh Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những gợi ý đối với việc day mạnh phát triển bền vững môi trường FDI của Việt Nam trong thời gian tới Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Singapore qua các năm, so sánh số liệu kinh tế của Việt Nam qua các năm Tìm hiểu sự tương đồng trong mỗi môi trường đầu tư, và chỉ ra sự khác biệt So sánh điểm mạnh, điểm yếu của mội quốc gia Từ đó, rút ra những kết luận trong bài nghiên cứu Phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự bao đánh giá va đề xuất các giải pháp.
2.2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích lý thuyết: Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác pham khoa hoc, tai liệu lưu trữ thong tin dai chúng) liên quan đến thực trạng môi trường FDI của Singapore và Việt Nam; Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoai ngành, tac giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác gia trong nước hay ngoài nước, tac giả đương thời hay quá có) va Phân tích nội dung.
THUC TRẠNG MOI TRUONG DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI CỦA SINGAPORE 3.1 Phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore 3.1.1.Khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore
Singapore đã đạt được nhiều thành công trong việc thu hút vốn FDI trên thế giới Những năm gần đây Singapore luôn nam trong top những quốc gia thu hút được nhiều vốn FDI nhất trên thế giới. ® Lượng vốn FDI vào Singapore
Hình 3.1: Vốn FDI vào Singapore trong giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: World Investment Report 2016) Vốn FDI của Singapore tăng đều qua các năm Năm 2011 tổng vốn FDI là 55,922 ty đô la Mỹ, năm 2012 tổng vốn FDI là 56,650 tỷ đô la Mỹ tăng 1,3% so với năm 2011 Năm 2013 tổng vốn FDI là 66,067 tỷ đô la Mỹ tăng 17% so với năm 2012 Năm 2014 tổng vốn FDI là 68,496 tăng 3,7 % sơ với năm 2013 Năm 2015 tong von FDI là 65,262 tỷ đô la Mỹ, giảm nhẹ 4,7% so với năm 2014 [40]
Bảng 3.1: 15 đất nước có vốn FDI vào Singapore lớn nhất 2015
(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)
(Nguồn: Tổng cục thong ké Singapore 2015)
Singapore là điểm đến của nhiều quốc gia trên thế giới Nhìn chung, đối tác chính của Singapore là các nhà đầu tư từ Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Anh ,v.v Đây cũng chính là các nhà đầu tư chiến lược mà Singapore luôn hướng tới trong thu hút FDI, Singapore muốn không chỉ tranh thủ nguồn vốn đầu tư mà còn tranh thủ cả công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý cao của họ.
Bảng 3.2: Vốn FDI theo lĩnh vực của Singapore
Ban buôn và ban lẻ 121,660 | 137,283 | 153,876 | 198,597 | 231,728
Các hoạt động dịch vụ ăn uống 4,596 4,817 3,966 5,239 5,350
Vận chuyên và lưu trữ 30,338 | 34,529 | 32,912 | 38,010 | 39,922
Thông tin và truyền thông 7,020 11,223 | 12,985 | 19,226 | 20,672
Dịch vụ tài chính va bảo hiém | 316,820 | 407,265 | 441,675 | 561,052 | 625,853
Tô chức đầu tư 270,875 | 353,917 | 381,351 | 486,843 | 546,552 Hoạt động bất động sản 25,561 | 29,957 | 32,229 | 37,918 | 34,986
(Nguôn: Tổng cục thông kê Singapore 2015)
Thu hút dau tư nước ngoài của Singapore luôn gan liên với chiên lược phát triển kinh tế của nước này Theo bảng trên thì ta thay vốn FDI vào Singapore lớn nhất là các ngành chế tạo, dich vụ tài chính, dịch vụ tài chính bảo hiểm và tổ chức đâu Điêu này thê hiện cho sựu chuyên dịch cơ câu cảu Singapore từ công nghiệp sang dịch vụ.
3.1.2 Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore được cấu thành từ nhiều yếu tố mà theo UNCTAD, có thé tổng hợp thành 3 nhóm yếu tô chính sau:
- _ Khung chính sách (Các quy định pháp luật về FDI).
- Cac yếu tô kinh tế.
- _ Yếu tổ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh đoanh.
3.1.2.1.1 Khuôn khổ pháp lý về FDI và các chính sách hỗ trợ thu hút FDI
% Khuôn khỗ pháp lý về FDI
Có thé nói lí do lớn nhất _ khiến Singapore trở thành một trong những môi trường đầu tư hap dẫn nhất thé giới chính là việc chính phủ Singapore đã xây dựng được một hệ thống pháp luật vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả _ Đây là yếu tố có tam ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thé, các yếu tố thể chế, luật pháp có thé uy hiếp đến khả năng tồn tại va phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yêu tố thé chế luật pháp tại khu vực đó Điều đó được thê hiện rõ trong số điểm Singapore đạt được khi các nhà nghiên cứu chấm điểm cho sự hiệu quả của khung pháp lí FDI của các nước Châu Á Thái Bình Dương.
Bang 3.3: Chấm điểm sự hiệu quả của khung pháp lí FDI của các nước Châu Á Thái Bình Dương
STT Quốc gia Diém ( Tối đa 100 điểm)
(Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2014)
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điểm hiệu quả của khung pháp lí FDI Singapore xếp thứ 2 với 88.8/100 điểm, chỉ đứng sau quốc gia Niu-di-lân Việc xây dựng một hệ thống pháp luật vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả là yếu tô quan trọng giúp Singapore trở thành nước có môi trường đầu tư.Sự thành công trong khung pháp lí FDI của Singapore được thể hiện qua các mặt: tính hiệu quả của hệ thống pháp lí, bảo vệ được quyên, tài sản của nhà đầu tư Tại đây, các van đề hành chính liên quan đến đầu tư, thành lập công ty được tô chức thành hệ thống tiêu chuẩn hóa và ngày càng tối giản Thời gian xin giấy phép được giảm xuống mức tối đa Thủ tục mở công ty và đăng ký mã số thuế được gộp làm một và được tổ chức đăng ký hoàn toàn bằng máy tính-đăng ký trực tuyến Các giấy phép phụ: giấy phép xây dựng, giấy phép an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cũng được làm trực tuyến. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thủ tục hành chính cũng như giảm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc thực hiện các thủ tục.
Sự hiệu quả của khung pháp lí FDI của quốc gia này còn được thể hiện qua các con số đáng ngưỡng mộ như: thời gian xin giấy phép đầu tư ở Singapore là 26 ngày, thời gian dé đăng ký kinh doanh cho một công ty đi vào hoạt động là 3 ngày, thời gian để giải quyết các công việc lien quan đến phá sản công ty là khoảng 9 tháng (Theo World Bank, 2013).
Ngoai ra, khung pháp chế FDI của Singapore được đánh giá cao còn bởi nó thực sự bảo vệ nhà đầu tư Tại đây, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi tham gia các hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát cho chính quyền địa phương Chính quyền Singapore không hạn chế các nhà đầu tư vì bảo hộ nền sản xuất trong nước hay bất kỳ một lí do nào khác, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ trong lĩnh vực sản xuất vũ khí, công nghiệp truyền thanh và thong tin nội địa.
Những hạn chế về quyền sở hữu của người nước ngoài cũng được gỡ bỏ với các ngành ngân hàng, bảo hiểm và công ty điện lực Từ những năm 1978, Singapore đã gid bỏ mọi hạn chê vê giao dịch chứng khoán nước ngoai và chuyên dich von,
42 không giới hạn tái đầu tư cũng như chuyền vốn và lãi về nước Bên cạnh đó, về mặt hợp tác quốc tế, Singapore đã kí các hiệp ước, thỏa thuận khuyến khích đầu tư với các nước ASEAN và 19 nước khác trong đó có Mỹ Những thỏa thuận này có nhiệm vụ bảo vệ công dân hay công ty của mỗi quốc gia trong giai đoạn đặc biệt ( thường là 15 năm) trong trường hợp chiến tranh, xung công hay quốc hữu hóa Nếu xung công hay quốc hữu hóa, chính phủ nước nhà sẽ bồi thường thỏa đáng cho nhà đầu tư căn cứ vào giá trị tài sản trên thi trường tự do.
Chính quyền ổn định và giàu năng lực cũng là nhân t 6 góp phần giúp Singapore phát triển nhanh chóng Singapore là một nước Cộng hòa có hệ thống chính trị tập trung vào chế độ dân chủ Singapore theo chế độ đa đảng Đảng Hành Động Nhân Dân (PAP) là dang cam quyền hiện tại trong Chính phủ, nắm quyền kiểm soát đường lối chính tri từ khi nhà nước tự chủ được thành lập vào năm 1959.
Một khuyến khích quan trọng là Pháp lệnh về các Ngành công nghiệp ưu tiên năm 1959 Theo Pháp lệnh này, các Công ty được miễn (hoặc được giảm đáng kể) thuế Công ty (40%) trong một thời kỳ cố định nếu phát triển các sản phẩm mới Nhờ đó, tỷ trọng sản phẩm của các Công ty được hưởng uu tiên đã tăng từ 7% năm 1961 lên
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức khuyến khích thuế khác, trong số đó có: khuyến khích mở rộng kinh tế, cắt giảm thuế công ty cho những công ty được chấp thuận xuống còn 4% Mức vốn tối thiểu hoặc mức doanh thu tối thiêu dé được chấp thuận đã được tăng lên nhanh chóng vào năm 1970, khi Singapore xác định là cần khuyến khích nhiều hơn các công ty có hàm lượng sử dụng vốn cao so với những công ty có hàm lượng sử dụng lao động cao.
Singapore có một nên chính trị bình ôn cao, điều đó đã tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nhân trong nước cũng như việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ nước này đưa ra các chính sách thuế rất ưu đãi: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập
Cham điểm về sự hap dẫn trong ưu đãi liên quan tới thuếHong Kong 89.5 Xing-ga-po 88.8
Nhat Ban 56.1 In-d6-né-xi-a 54.8
(Nguôn:Asia Pacific Investment Climate Index 2013)
Những ưu đãi trong chính sách về thuê cũng là yếu tố thu hút mạnh mẽ FDI cho Singapore Chấm điểm về sự hấp dẫn trong ưu đãi liên quan tới thuế (tỉ lệ thuế địa phương, tính minh bạch và tính hiệu quả trong thu thuế ) của các nước Châu A
Thái Bình Dương, Singapore là nước đúng thứ hai.
+ Tinh minh bạch trong môi trường kinh doanh
Chỉ số minh bạch cao đã giúp Singapore tạo được ấn tượng về một môi trường dau tư lành mạnh, an toản và giúp quốc gia này thu hút được nhiều FDI hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài Singapore đã xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công băng và hiệu quả.
Bảng 3.7: Chỉ số minh bạch các quốc gia
Thứ hạng Quốc gia Điểm (100)
5 Na Uy 86 6 Xing-ga-po 86 7 Thuy Si 85
(Nguon: Báo cáo Chi số cam nhận tham nhiing-CPI của Tô chức minh bach quốc tế 2013) Ở quốc gia này , tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm _ Bên cạnh do, nhà nước trả lương rất cao cho viên chức Hàng tháng, họ phải trích lại một phần lương coi như một khoản tiết kiệm khi về hưu _, nếu trong quá trình công tac ma phạm tội tham 6 thi sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức Họ không những mat số tiền do mình tích góp nhiều năm mà có thê phải chịu hình phạt tù Đây được coi
57 là quỹ dưỡng liêm cho quan chức và là một trong nhũng nguyên nhân giúp
Singapore luôn ở top đầu trong bảng xếp hạng chỉ số minh bạch hàng năm. Ở Singapore, lĩnh vực tài chính ngân hàng vô cùng phát triển _, đây là một trong những cơ hội lớn dé các nha đầu tư tiếp xúc và huy động vốn dé dang hon
Bên cạnh đó, những hạn chế về quyền tư hữu của nước ngoài với ngành ngân hang cũng được dỡ bỏ Cơ quan tiền tệ Singapore và ngân hàng trung ương Singapore giám sát việc mở rộng thị trường và cải tiến các biện pháp áp dụng nhằm mở rộng công tác quan lí ngân quỹ , phát triển thị trường trái phiếu , cho phép sự cạnh tranh của người nước ngoai trong các định chế về tài chính va ngân hàng.
Bên cạnh do, cũng không hè có bat kì rào cản nào về chuyên lợi nhuận và nhập khâu vốn qua biên giới của Singapore Điều này tạo cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư trong việc huy động vốn dễ dàng.
% Một số chính sách khác
Bên cạnh những chính sách trên , Singapore còn có những ưu đãi khác nhằm thu hút FDI: không tước quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư ; cam kết bảo hộ quyền sở hữ trí tuệ của nhà đầu tư; nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh, đặc biệt nhà đầu tư nào kí thác tại Saingapore từ 250.000 đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình được hưởng quyền công dân Singapore
3.1.3 Các yếu tố nỗi bật môi trường FDI của Singapore
Các yếu tô của môi trường đầu tư như quy mô thị trường, tăng trưởng kinh tế, ôn định chính trị, chất lượng lao động, chi phí lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và thuế quan, độ mở của chính sách chính phủ, hiệu quả của bộmáy hành chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, từ đó có tác động tới ý định và hành vi của nhà DTNN và tác động tới dòng chảy vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển Môi trường tác động đến FDI theo hai chiều hướng: thứ nhất , môi trường thuận lợi,hấp dẫn sẽ thúc đây hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài; thứ haim môi trường khống thuận lợi thì sẽ cản trở các nhà đầu tư hiện tại tăng vốn dé đầu tư cũng như thu hút thêm nhà đầu tư mới Singapore có
58 một môi trường FDI đặc thù và tạo ra sức hấp dẫn đối với việcthu hút FDI và phát triển bền vững trên trường quốc tế.
Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả (cả trong nước và nước ngoài) Tăng trưởng kinh tế cao, và bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, từ đó tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế nên quy mô vốn đầu tư trong nước tăng lên Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng cao là tín hiệu dé thu hút vốn DTNN, tốc độ tăng trưởng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó là cao làm cho dòng vốn DTNN sẽ chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu qua cao Năng lực tăng trưởng kinh tế cao cũng cho thấy quốc gia đó đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi.
Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa sức mua tăng lên do đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá và thu hút nhà đầu tư.
Singapore là một quốc đảo với diện tích gần 700 km2 và dân số khoảng 5,18 triệu người Tuy nhiên Singapore lại có được mức tăng trưởng GDP đáng kinh ngạc
5% (năm 2011) (theo World bank, “world development indicators 2011”) [44] và mức GDP bình quân đầu người vào khoảng 46,241 USD (theo UNCTAD 2013)
[38] vì vậy Singapore van được đánh giá là một trong nhũng nước có thị trường tiềm năng nhất thé giới Điều này đã tạo được rất nhiều thuận loi cho Singapore trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore là nước hàng đầu về sản xuất 6 đĩa máy tính điện tử và hang bán dẫn Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hang đầu ở châu A.
Singapore không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và một giới kinh doanh giàu kinh nghiệm và có đủ khả năng (dòng các nhà kinh doanh di cư từ
Trung Quốc chủ yếu đã sang Hồng Kông) Thêm nữa, việc các lực lượng quân sự
Anh rút đi đã làm mất khoảng 20% đóng góp cho nền kinh tế của Singapore.
Singapore đã không có sự lựa chọn chính sách nao ngoài chính sách công nghiệp hoá và do thiếu hụt các năng lực ban địa nên Singapore đã phải dựa vào các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) đề có được vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Chiến lược công nghiệp của Singapore đã được xây dựng dưới sự lãnh đạo đầy năng lực và quyền lực của Thủ tướng Lý Quang Diệu (từ 1959 đến 1990) cũng như Bộ trưởng Kinh tế Goh Keng Swee và một phần dựa vào công trình nghiên cứu của UNDP năm 1960 về tương lai của Singapore, do Albert Winsemius (cố vẫn kinh tế cho đến năm 1984) xây dựng Winsemius đã khuyến nghị thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB) chịu trách nhiệm về quá trình công nghiệp hoá của Singapore với hình thức là cơ quan một cửa, lựa chọn tất cả các yêu cầu của nhà đầu tư và định hướng vào sửa chữa tàu biển, gia công kim loại, hoá chất, thiết bị và linh kiện.
Chính phủ Singapore đây mạnh đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu phát triển, xây dựng những nguồn năng lực chủ đạo như các trung tâm kỹ thuật các viện nghiên cứu, các cơ sở thiết kế và các trung tâm nhân lực chuyên môn.
Nền kinh tế Singapore phụ thuộc sâu sắc vào nước ngoài trên nhiều phương diện, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và kỹ thuật cùng với thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu.Singapore đang tích cực thúc day và phát triển của công nghệ sinh học công nghiệp Hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ nghiên cứu và phát triển và tuyên dụng các nhà khoa học hàng đầu quốc tế đến Singapore Các nhà sản xuất ma túy hàng đầu như
GlaxoSmithKline, Pfizer và Merck & Co, đã thành lập các nhà máy tại Singapore
Dược phẩm chiếm hơn 16% sản lượng sản xuất của đất nước
MỘT SO GOI Ý DOI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN MOI TRUONG THU HUT FDI TỪ KINH NGHIỆM CUA SINGAPORE4.1.1 Khái quát môi trường đầu tư của Việt Nam
Việt Nam có nén chính trị ôn định trong nhiều năm vì Việt Nam là quốc gia do một Đảng duy nhất lãnh đạo nên Việt Nam có thé duy tri sự ồn định chính trị có hiệu quả hơn so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, nơi thường xảy ra những tranh chấp chính trị, từ đó gây gián đoạn hay tác động không tốt đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư Ké từ khi Chính phủ áp dụng một luật duy nhất là Luật Đầu Tư thì các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều được đối xử công bằng Đây là một trong những lý do mà Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát trién (UNCTAD, 2011) đã xếp hạng Việt Nam nằm trong top thứ 15 trong các nền kinh tế hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài Sau khi Luật Đầu tư và Nghị định về đăng ký kinh doanh Việt được ban hành đã tạo ra cơ chế một cửa ở mỗi tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thâm quyền xử lý các vấn đề liên quan tiếp nhận, xem xét, trả lại hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Cac nhà đầu tư dé có được giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc (kế từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ chính xác) khi họ đầu tư vào bất kỳ khu công nghiệp nào tại Việt Nam Hầu như Ban Quản lý Khu công nghiệp sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thủ tục pháp lý này Do đó, nhà đầu tư không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
- _ Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng có một số ưu đãi đầu tư cụ thé cho các nhà đầu tư nước ngoài, chang hạn như ưu đãi về thuế và đất cho thuê trong một số lĩnh vực đặc biệt như ngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao.
Theo Nghị định số 218 / 2013 / ND-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu
82 nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế TNDN tiêu chuẩn được giảm từ 25% đến 22% vào năm 2014, và tiếp tục giảm đến 20% so với năm 2016 Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những ưu đãi này sẽ được điều chỉnh cho tất cả các khu công nghiệp mà sẽ được giới hạn đối với một số khu công nghiệp nào đáp ứng các điều kiện để hưởng ưu đãi này như trường hợp khu nhà xưởng dịch vụ của của công ty cô phần Kizuna Công ty hiện có 2 dự án ở 2 địa phương Một dự án là ở tỉnh Long An (khu nhà xưởng dịch vụ K1zuna) và một dự án ở thành phố Hồ Chí Minh (Khu nhà xưởng tiêu chuẩn Eco Factory) Nhà đầu tư có thể nhận được ưu đãi thuế bằng 0% trong vòng 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo trong cả 2 dự án của Công ty cô phần Kizuna JV.
Cuối cùng, khả năng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong năm 2015 là rất cao và điều này sẽ mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam, mở ra các thị trường lớn và kết nối nền kinh tế của Việt Nam với các quốc gia thành viên khác Và cũng chính vì điều này mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang di chuyên đến Việt Nam đề đón đầu lợi ích từ TPP mang lại.
Việt Nam cũng có một số bất lợi mà doanh nghiệp cần thận trọng khi bắt đầu sản xuất Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, thiếu sự hướng dẫn và sự gắn kết Và điều này có thé làm tăng chi phí của các doanh nghiệp vì thời gian cũng là tải sản giá trị của doanh nghiệp Vì vậy, cần xin ý kiến của các cơ quan chính phủ đề thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Trong ngành công nghiệp sản xuất, với chi phí thấp của lực lượng lao động, một công ty có thé tận dụng lợi thế mức chỉ phí thấp này Hơn nữa, lực lượng lao động ở Việt Nam được đào tạo khá tốt, với tỷ lệ biết chữ là 90% Điều này mang lại khả năng cạnh tranh cho thị trường lao động Việt Nam vì các doanh nghiệp không chỉ sử dụng lao động được đào tạo tốt mà còn giảm được chi phí sản xuất (chi phí lao động) Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, một SỐ lượng lớn các doanh nghiệp FDI chọn đầu tư trong ngành công nghiệp sản xuất tại Việt
Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh của lực lượng lao động giá rẻ tại Việt Nam.
Thật vậy, nhiều công ty có thương hiệu như Samsung, Toyota, và Intel đã đầu tư vào Việt Nam dé sử dung lao động rẻ nhằm giảm chi phí sản xuất.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng ấn tượng trong năm nay nhưng Việt Nam vẫn còn gặp phải một vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng Trên thực tế, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa hoàn thiện và van đang trong quá trình nâng cấp va phát triển Cơ sở ha tang còn yêu kém đã dẫn đến một số khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, chăng hạn như việc vận chuyên hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã được cải thiện đáng kế và hiện đại hóa trong khi việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực nông thôn vẫn chưa cân xứng Cúp điện và cúp nước vẫn còn rất phô biến vì sự phát triển của ngành điện không theo kịp với nhu cầu điện ngày càng tăng nhanh.
Cúp điện luôn là nỗi lo của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sản xuất Máy phát điện thông thường chỉ được dùng cho các khâu quan trọng nhất do công suất không đủ cung cấp cho các hoạt động sản xuất vận hành, ngoài ra việc sử dụng máy phát điện có chi phí gấp khoảng 6 lần so với sử dụng điện lưới Một số khu công nghiệp không có đủ khả năng tài chánh dé thiết kế máy phát điện riêng nên phải đành chấp nhận van dé này Một số khu công nghiệp muốn cải thiện tình trạng này và họ thiết kế máy phát điện riêng Tuy nhà đầu tư trong các khu công nghiệp có thé nhận được lợi ich từ việc này nhưng họ phải trả chi phí tiền điện đắt hơn giá điện EVN Với lợi thé từ vị trí giáp ranh, công ty cổ phần Kizuna JV có ưu thế của 2 nguồn điện từ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đảm bảo cung cấp điện 24 giờ một ngày với giá EVN Khách hàng thuê xưởng trong khu nhà xưởng dịch vụ Kizuna sẽ không còn phải lo lắng về việc thiếu điện cho sản xuât của họ và có thê tiệt kiệm chi phí tiên điện.
4.1.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam
20. e ¥ & “ gs & ¢ a & é ¢ & £ ee # £ £ £ £ ho hồ £ # Đà
= VON ĐĂNG KY © VON THỰC HIEN
Hình 4.1: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
(Nguôn: Tổng cục thong kê 2015) Giai đoạn 2007 - 2009 được coi là giai đoạn bùng nô ĐTNN tại Việt Nam.
Năm 2007, vốn đăng ký có bước tiễn vượt bậc với 21,3 tỷ USD, tăng 77,8% so với năm 2006 Năm 2008 là năm thu hút đỉnh cao của đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký đạt trên 71,7 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2007, đây là năm có số vốn FDI đăng ký cao nhất trong lịch sử thu hút ĐTNN vào Việt Nam.
Trong năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thé giới dẫn tới điều chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm, cạnh tranh thu hút DTNN càng trở nên gay gắt, DTNN vào Việt Nam đã suy giảm đáng kê, dat 23,1 tỷ USD, tuy chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng cũng là một mức cam kết khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
Như vậy, chỉ tính từ năm 2007 đến năm 2009, Việt Nam đã thu hút được 3.993 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đã đạt 116,4 tỷ USD, cao hơn gần 2,1 lần so với mục tiêu đề ra (55 tỷ USD) cho cả giai đoạn 5 năm 2006 - 2010.