1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài trình bày tổng quan kinh tế singapore và thực trạng laođộng singapore

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Tổng Quan Kinh Tế Singapore Và Thực Trạng Lao Động Singapore
Tác giả Nhóm 10
Người hướng dẫn Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Thương mại dịch vụThương mại dịch vụ tổng thể của Singapore đạt 543,8 tỷ USD trong năm 2018 tổng thương mại dịch vụ tính theo tỷ trọng của tổng sản phẩm quốc nội GDP theo giá thị trường

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Diệp

Sinh viên thực hiện: Nhóm 10

Mã lớp học phần: 231_FECO2031_03

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ SINGAPORE 5

1 Lịch sử hình thành và phát triển 5

2 Điều kiện tự nhiên 5

2.1 Vị trí địa lý 5

2.2 Khí hậu 5

2.3 Địa hình và tài nguyên thiên nhiên 5

3 Điều kiện xã hội 6

3.1 Dân số 6

3.2 Ngôn ngữ 6

3.3 Giao thông 6

3.4 Giáo dục 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ SINGAPORE 7

1 Cơ cấu GDP 7

2 Các chỉ số kinh tế 8

2.1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP 8

2.2 GDP bình quân đầu người 8

2.3 Lạm phát 9

3 Thương mại 10

3.1 Thương mại hàng hóa 10

3.2 Thương mại dịch vụ 11

4 Đầu tư 12

4.1 Nước nhận đầu tư 12

4.2 Nước đi đầu tư 12

5 Lao động 13

CHƯƠNG 3: Thực trạng lao động Singapore 14

1 Thực trạng lao động ở Singapore 14

1.1 Chất lượng lao động 14

1.2 Đào tạo lao động 14

1.3 Cơ cấu lao động 14

1.4 Tỷ lệ việc làm 15

1.5 Thu nhập 15

1.6 Tỷ lệ thất nghiệp 16

2 Chính sách phát triển lao động 16

1

Trang 3

3 Thành tựu 17

4 Hạn chế 18

CHƯƠNG 4 LIÊN HỆ TỚI VIỆT NAM 18

1 Điểm mạnh trong chính sách nhân lực của Singapore 18

2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 18

LỜI KẾT 22

2

Trang 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

3

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng trở nên cần thiết và có tính tất yếu Các nền kinh tế ngày càng gắn bó với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, việc giữ vững hòa bình và ổn định hòa bình giữa các quốc gia để cùng nhau hợp tác và phát triển kinh tế cũng là một điều vô cùng thiết yếu, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Việt Nam chúng ta đã gia nhập ASEAN và thiết lập với các quốc gia trong khối, trong đó có Singapore Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Singapore được đánh giá là ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực Đến nay, hai nước đã ký 9 Hiệp định về thương mại, hàng không, hàng hải, đầu tư, quản lý và bảo

vệ môi trường, du lịch, giáo dục đào tạo, Ngoài ra còn có một số thoả thuận hợp tác nhưthanh niên, báo chí, văn hoá thông tin, cung cấp tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

Chính vì lý do đó nên nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Tổng quan kinh tế Singapore và thực trạng lao động Singapore” để nghiên cứu Thông qua việc nghiên

cứu đề tài này, chúng em có thể hiểu rõ hơn về nền kinh tế chung cũng như thực trạng laođộng của Singapore để đúc kết ra những điểm mạnh và điểm yếu của đất nước phát triển này nhằm liên hệ thực tế với nền kinh tế của đất nước Việt Nam chúng ta Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích và đánh giá tổng quan về nền kinh tế Singapore cũng như thực trạng lao động của đất nước này Phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp lịch sử và phương pháp logic Những phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong tiến trình làm đề án Ngoài ra còn có phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh

4

Trang 6

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ SINGAPORE

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hơn 1.000 năm trước, Singapore còn là một vùng có nhiều đầm lầy rải rác khắp nơi, rừngcây rậm rạp, hoang vu không có bóng người, Tương truyền, vào giữa thế kỷ 12, hoàng tử của vương quốc Sumatra đặt tên thành bằng tiếng Phạn là Zengabua, biến âm thành Singapore

Sang thế kỷ 15, người Bồ Đào Nha cai trị

Sang đầu thế kỷ 17, người Hà Lan thay thế người Bồ Đào Nha tiếp quản

Đến 1819, người Anh đến xâm lăng, ‘bảo hộ’ Singapore

Sau quá trình dài nằm dưới ách thống trị thì vào 9/8/1965, nước Cộng hòa Singapore ra đời

8/8/1976, Singapore là một trong năm nước đồng sáng lập ASEAN

2 Điều kiện tự nhiên

2.1 Vị trí địa lý

Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ, nằm ở cực nam bán đảo Mã Lai Eo biển phía nam Singapore nhìn sang quần đảo Indonesia Eo biển phía bắc nối liền với Malaysia, là con đường huyết mạch từ Thái Bình Dương thông sang Ấn Độ dương, được coi là “Ngã tư phương Đông” Vị trí đặc biệt này đã tạo điều kiện cho Singapore phát triển kinh tế đặc biệt trên lĩnh vực hàng hải.2.2 Khí hậu

Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F)

2.3 Địa hình và tài nguyên thiên nhiên

Singapore có địa hình thấp với cao nguyên nhấp nhô, trong đó có lưu vực và những khu bảo tồn thiên nhiên đang được chính phủ hết sức bảo vệ Quá trình đô thị hóa đã làm biếnmất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời nên hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng

là Khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah, và nhiều công viên đã được giữ gìn với sự can thiệp của con người như Vườn Thực vật Quốc Gia Kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm thì các khu bảo tồn này đã đem lại nguồn lợi lớn cho ngành du lịch Singapore Tuy nhiên, nguồn tài nguyên Singapore lại rất ít ỏi chỉ có cá và cảng nước sâu; khoáng sản thì chỉ có một ít than, chì, nham thạch, đất sét; nguồn nước ngọt thì đặc biệt khan hiếm Vì vậy, hầuhết các nguồn nguyên nhiên liệu đều phải nhập khẩu và không thế tự chủ trong quá trình sản xuất Bên cạnh đó, Singapore còn có một diện tích nhỏ hẹp chỉ với 692,7 km2 gồm

64 đảo, 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ, trong đó có 20 đảo có người ở; 1,9% diện tích đã được

5

Trang 7

-Kinh tế khu

vực và Asean None

4

Asean - writing notes

Trang 8

canh tác; 4,5% diện tích là rừng Diện tích đất đã được canh tác chủ yếu là để trồng cao

su, dừa, rau và cây ăn quả, không dành nhiều cho trồng cây lương thực Vì thế mà nền nông nghiệp phát triển không mạnh khiến Singapore hàng năm đều phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước

3 Điều kiện xã hội

3.1 Dân số

Singapore là một quốc gia trẻ, đa dân tộc, nhiều sắc thái văn hóa được hình thành trên nền tảng dân nhập cư từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và người Âu Tính đến tháng 7/2008 có 78,6 % là người Hoa; 13,9 %, là người Mã Lai; 7,9% là người Ấn Độ, Pakistan

và Srilanca; 1,4 % là người gốc khác trong tổng 4,6 triệu dân

Dân số trẻ hứa hẹn sẽ cung cấp lực lượng lao động khổng lồ cho Singapore nhưng vấn đề

đa dân tộc, đa sắc tộc lại gây khó khăn cho Chính phủ Singapore trong việc ổn định kinh

tế, chính trị

3.2 Ngôn ngữ

Singapore dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ hành chính và một trong bốn ngôn ngữ chính thức, bên cạnh tiếng Phổ Thông (Trung Quốc), tiếng Mã Lai, và tiếng Tamil Người dân Singapore thông thạo tiếng Anh đã giúp cho Singapore có thể học hỏi nhanh chóng các kĩthuật cũng như dễ dàng hơn trong việc buôn bán thương mại Nhưng có một điều ít ai đế

ý đó là giới trẻ ngày nay, họ biết tiếng Anh nhưng khả năng tiếng Anh của họ không bằngngười Anh hoặc người Mỹ Bên cạnh đó, tiếng mẹ đẻ cũng trở nên thui chột và họ cũng không có được cảm giác ngôn ngữ như những người gốc bản xứ Điều này dẫn đến nền văn hóa, nghệ thuật của họ không thể tiến xa được Giữa họ giờ đây hình thành một ngôn ngữ giao tiếp mới, đó là Singlish

3.3 Giao thông

Hệ thống giao thông công chính ở Singapore rất phát triển Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới Giao thông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của Châu Âu lục địa Singapore

có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất

là xe bus và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid

Transit) Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 42 ga (hiện vẫn tiếp tục phát triển) và

có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00 Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore và không quá đắt Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch

6

Kinh tế khuvực và Asean None

11 ĐỀ TỔNG ÔN ADF

-Kinh tế khuvực và Asean None

4

Trang 9

3.4 Giáo dục

Với tống số dân gần 4,6 triệu người trong đó số người biết đọc, biết viết đạt 91%; nam: 95,9%; nữ: 86,3% Singapore áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc và miễn phí 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi), sau khi học xong 6 năm tiểu học, học sinh phải học 4 năm trung học,

có tới 100% học sinh học qua tiểu học vào khoảng 70% học lên trung học Tất cả trẻ em học xong trung học có thể vào học ở các trường dạy nghề hoặc đại học Singapore được

123 nước trên thế giới công nhận nền giáo dục

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ SINGAPORE

1 Cơ cấu GDP

Hơn 70% GDP được tạo ra bởi các ngành dịch vụ Song so với dự báo trước đó từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore là 3,5%, Singapore vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 3,8% Kết quả này có được nhờ lĩnh vực dịch vụ vẫn diễn ra sôi nổi với chuỗi các sự kiện du lịch, hội nghị, thu hút nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia trên thếgiới

Ngành công nghiệp lớn nhất của Singapore cho đến nay là lĩnh vực sản xuất, đóng góp 20% -25% GDP hàng năm của đất nước Các cụm công nghiệp chính trong sản xuất của Singapore bao gồm điện tử, hóa chất, khoa học y sinh, hậu cần và kỹ thuật vận tải

7

Trang 10

Theo sau ngành sản xuất của Singapore là ngành dịch vụ tài chính, ngành này đã có mức tăng trưởng ổn định nhờ môi trường kin doanh thuận lợi và ổn định chính trị của Singapore Là trụ sở của hơn 200 ngân hàng và là trung tâm khu vực được nhiều công

ty dịch vụ tài chính toàn cầu lựa chọn, thị trường dịch vụ tài chính của Singapore tạo điều kiện chuyển giao kiến thức, quy trình, công nghệ và kỹ năng giữa các thị trường toàn cầu, khu vực và trong nước

Các ngành công nghiệp mới nổi khác đang đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Singapore bao gồm công nghệ y tế, kỹ thuật hàng không vũ trụ, năng lượng sạch, chăm sóc sức khỏe và phát triển nội dung

2 Các chỉ số kinh tế

2.1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Hình 5 Biểu đồ thể hiện giá trị GNP và GDP trong giai đoạn 2011 – 20 (Tỷ Đô La)

Nguồn: Worldbank; Ceic data

Singapore là nước có GDP cao, xếp thứ 37 trên thế giới trong 2022 Nhìn chung, GDP và GNP đều tăng khá ổn định qua các năm (GNP luôn luôn thấp hơn GDP), có năm

2020 GDP và GNP giảm do dịch COVID nhưng lại tăng trở lại vào các năm sau GDP năm 2022 đạt mức cao nhất là 599 tỷ US, có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc gần 200 tỷ

đô so với năm 2021

2.2 GDP bình quân đầu người

8

Trang 11

Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Singapore đạt hơn 82000 USD, tăng hơn 34% so với năm 2020 So với các nước trên thế giới thì GDP bình quân đầu người của Singapore nằm trong top đầu thế giới, vượt qua nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Nhật Bản,Đức, Anh, So với các nước trong khu vực thì GDP bình quân đầu người của Singapore đứng đầu và có sự chênh lệch rất lớn.

2.3 Lạm phát

Lạm phát tại Singapore có xu hướng gia tăng kể từ cuối năm 2019 đến nay sau gần 5 năm duy trì ổn định ở mức thấp giai đoạn 2015-2019 Lạm phát tổng thể của Singapore năm 2022 đạt 6.1 %, đánh dấu mức cao nhất sau 14 năm kể từ năm 2008 (6.63%) và được dự báo ở mức 4,5-5,5% cho cả năm 2023 Theo tiêu chuẩn lịch sử của Singapore, đây vẫn là những con số tương đối cao khi nhìn vào biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Singapore giai đoạn 1961 - 2021 dưới đây

9

Trang 12

Nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Singapore có thể kể đến do xu hướng phục hồi mạnh mẽ của tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu đối với sự xuất hiện của vaccine ngừa COVID-19, giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao do suy giảm nguồn cung và những căng thẳngđịa chính trị gần đây liên quan đến chiến tranh Nga - Ukraine, cũng như những

sự gián đoạn chuỗi cung ứng của thế giới liên quan đến đại dịch

Một trong những lĩnh vực có mức lạm phát cao nhất là lương thực thựcphẩm Với việc Singapore nhập khẩu hơn 90% lương thực tiêu thụ của người dân, những khó khăn về chuỗi cung ứng – từ những trục trặc trong sản xuất ở các nông trường hay nhà máy, tình trạng thiếu container vận chuyển cho đến đóng cửa cảng biển do COVID-19 – đã khiến giá cước vận chuyển tăng, làm tăng chi phí nhập khẩu

Để đối phó với tình trạng này, chính phủ Singapore đã thực hiện thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, tăng thuế GST, ổn định tình hình lao động, chính phủ cũng đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu lương thực nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương trước những biến động giá cả lớn trên toàn cầu và đảm bảo rằng giá cung cấp thực phẩm vẫn duy trì tính cạnh tranh

13

3 Thương mại

3.1 Thương mại hàng hóa

Năm 2019 Singapore là nước xuất khẩu lớn thứ mười 15 trên thế giới (tăng 9,1% kể

từ năm 2015 nhưng giảm 5,3% so với 2018) và đứng thứ 16 về nhập khẩu (359 tỷ usd giảm 3,2% )

10

Trang 13

Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) ở Singapore trị giá 372.6 tỷ USD vào năm 2019, theo dữ liệu chính thức từ Ngân hàng thế giới và dự báo từ Kinh tế Thương mại giá trị(GDP) của Singapore chiếm 0,31 % nền kinh tế thế giới

Đối tác thương mại chính của nước này là Trung Quốc Malaysia Indonesia Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore là máy móc, thiết bị điện tử, hệ thống lọc dầu, chế biến cao su và các sản phẩm cao su, thực phẩm chế biến và đồ uống, hóa chất, dược phẩm, đứng đầu danh sách của Singapore là dầu mỏ tinh chế, chiếm khoảng 30% tổng số hàng hóa xuất khẩu

Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Singapore là để tái chế các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dầu thô, linh kiện điện tử máy móc công nghiệp, thực phẩm, đồ uống, sắt thép, máy bay, xe có động cơ , đứng đầu danh sách nhập khẩu của Singapore là xăng dầu chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là máy tính và phụ tùng máy tính chiếm 10%

Singapore đã bị ảnh hưởng bởi khối lượng thương mại sụt giảm trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ Trung vào năm 2019:

Tổng thương mại hàng hóa ở Singapore giảm 15,2% trong quý 2 năm 2020

Xuất khẩu tại Singapore giảm còn 54 triệu SGD vào tháng 7 2020

Bên cạnh đó các ngành đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng là vàng (132,7% ) dược phẩm ( 41,3%) và máy móc chuyên dụng (28,1%) Nhập khẩu vào đã tăng từ 34581,96 triệu SGD (6/2020) lên 36.242,14 vào (7/2020)

Covid-19 đã tác động đến mỏi mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu Singapore có mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) cao nhất thế giới Mà phần lớn hàng nhập khẩu của Singapore không được tiêu thụ trực tiếp tại Singapore mà để tiếp tục chế biến và hấp thụ nước ngoài Trong đó Mỹ Malaysia Trung Quốc là 3 nguồn nhập khẩu lớn nhất

Do đó Singapore phải chịu những cú sốc lớn từ phía nguồn cung đang diễn ra tại các nền kinh tế lớn này sao covid-19 Đồng thời Singapore cũng chịu những cú sốc lớn từ phía cầu trên thị trường khu vực và toàn cầu do hạn chế về khả năng di chuyển của con người và ngừng hoạt động kinh doanh

3.2 Thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ tổng thể của Singapore đạt 543,8 tỷ USD trong năm 2018 tổng thương mại dịch vụ tính theo tỷ trọng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá thị trường hiện tại tăng từ 103,9% trong năm trước lên 108% trong năm 2018

Thương mại dịch vụ chủ yếu bao gồm dịch vụ vận tải du lịch và quản lý kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch và quản trị kinh doanh là 3 loại dịch vụ đứng chính hàng đầu chiếm 49,8% dịch vụ xuất khẩu và 53,8% dịch vụ nhập khẩu

Dịch vụ vận tải: là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu dịch

vụ cùng với quảng cáo và dịch vụ tài chính cho xuất khẩu xuất khẩu dịch vụ vận tải tăng 24% lên 81,5 tỷ USD trong năm 2018 phần lớn là do doanh thu vận tải đường biển tăng nhập khẩu dịch vụ vận tải tăng từ 19,9% lên 84,3 tỷ

Du lịch: năm 2019 ngành dịch vụ Singapore ghi nhận con số cao kỷ lục với 19,1% triệu lượt khách quốc tế trong đó khách Trung Quốc chiếm 19%

11

Ngày đăng: 24/02/2024, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN