1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Tác giả Trần Lê Ánh Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Toàn
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 7,42 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore từ năm 2013 đến năm 2023 trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao nhằm đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Toàn

Phản biện: TS Nguyễn Thị Ngọc Thuỳ

Đề án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá đề án thạc sĩ ngành Chính trị học, ngày 18 tháng 11 năm 2023 tại Trường Đại học Quy Nhơn

Có thể tìm hiểu đề án tại:

- Thư viện, Trường Đại học Quy Nhơn

- Khoa Lý luận chính trị - Luật và Quản lý nhà nước

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; mà còn góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Thực hiện phương châm sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Việt Nam đã và đang thực sự “là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Từ thế bị bao vây cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở,

đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thuận lợi cho công cuộc đổi mới

Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng và nâng tầm ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn và bạn bè truyền thống, nhờ

đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế Cho đến nay, “nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 192 nước trong tổng số

193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” với 6 nước là “đối tác chiến lược toàn diện” và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn

70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO,

Cùng trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Singapore từ một hòn đảo nhỏ, hoang sơ, dân cư thưa thớt cho đến thế kỷ XIX,

Trang 4

sau khi trở thành thuộc địa của thực dân Anh đã bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng Đặc biệt, sau khi giành được độc lập (1965), Singapore đã có những bước phát triển thần kỳ, vươn lên trở thành một trong “ bốn con rồng châu Á” Để đạt được những thành tựu nổi bật ấy, ngoài những chính sách phát triển kinh tế, chính trị phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, chính phủ Singapore cũng có những chính sách ngoại giao thực dụng, linh hoạt với các nước khác - trong đó có Việt Nam

Kể từ ngày 01/8/1973, Việt Nam và Singapore đã thiết lập quan hệ ngoại giao Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long tới Việt Nam tháng 9/2013 và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Từ đó đến nay, quan hệ hai nước không ngừng phát triển

và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Năm nay - năm 2023,

là năm kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ “Đối tác chiến lược” Việt Nam - Singapore Với những tiền

đề đã tạo dựng trong nửa thế kỷ qua, quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển thực chất và tin cậy trong thời gian tới Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore từ năm 2013 đến năm 2023 vẫn còn một số hạn chế nhất định, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi quốc gia Do đó, trong tương lai, hai nước tiếp tục phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế để mở ra nhiều vận hội mới, gắn kết hai dân tộc, hướng tới sự phát triển bền vững

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển quan

Trang 5

hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao” làm đề tài đề án tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Chính trị học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề án

Từ trước đến nay, quan hệ Việt Nam - Singapore luôn nhận

được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước Trong khuôn khổ của đề án tốt nghiệp, tôi tiếp cận một số công trình nghiên cứu như sau:

2.1 Các luận văn, luận án

Tác giả Phan Đặng Xuân Quý (2004) với luận văn “Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp” đã hệ thống hóa những lý thuyết về thương mại Việt Nam Singapore, phân tích thực trạng và dự báo triển vọng của mối quan hệ hợp tác trong tương lai

Nguyễn Quang Hưởng (2012) với luận văn “Quan hệ văn hóa

- giáo dục Việt Nam - Singapore những năm đầu thế kỷ XXI” đã khái quát chung về quan hệ Việt Nam - Singapore trong lịch sử từ trước khi Việt Nam thống nhất đất nước Khái quát chung về quan hệ Việt Nam - Singapore sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam quy về một mối, đồng thời phân tích quan hệ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI làm nổi bật quan hệ văn hoá giáo dục Việt Nam - Singapore giai đoạn đầu thế kỷ XXI Đánh giá triển vọng quan hệ kinh tế, chính trị Việt Nam - Singapore trong đó nhấn mạnh triển vọng văn hóa giáo dục Việt Nam - Singapore trong tương lai Tác giả Nguyễn Minh Đức (2013) với luận văn “Phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore” đã khái quát

Trang 6

được những thành tựu và tồn tại của quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore cũng như đưa ra những giải pháp cho những tồn tại đó Nguyễn Quang Vũ (2014) với luận văn “Quan hệ Việt Nam - Singapore từ năm 2000 đến năm 2012” nêu bật những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Việt Nam - Singapore từ năm 2000 đến năm 2012; chỉ ra thực trạng quan hệ Việt Nam - Singapore từ năm 2000 đến năm 2012; từ đó dự báo triển vọng về quan hệ hai nước đến năm

2020 và khuyến nghị

2.2 Sách tham khảo, chuyên khảo, tạp chí, các website

Phan Thị Ngọc Thu (2011), Lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore (1965 - 2005), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Công trình giới thiệu lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore từ 1965 - 2005 Đặc điểm, vị thế và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Singapore Những

sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Singapore (1973 - 2005)

Điểm nhấn trong quan hệ Việt Nam - Singapore tại: https://baoquocte.vn/diem-nhan-trong-quan-he-viet-nam-singapore- 90313.html; Đưa quan hệ Việt Nam - Singapore đi vào chiều sâu tại: https://baoquocte.vn/dua-quan-he-viet-nam-singapore-di-vao-chieu- sau-75358.html; Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore: vươn tới những tầm cao mới, tại: http://www.lienhiephuunghi.daklak.gov.vn; Liên kết kinh tế là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Singapore, tại https://baodautu.vn/lien-ket-kinh-te-la-diem-sang-trong-quan-he- viet-nam -singapore-m155479.html

Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu trên có thể

Trang 7

nhận thấy, các tác giả bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau đã nhận diện một cách hệ thống hoặc khái lược về thực trạng quan hệ Việt Nam - Singapore Song cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về Phát triển quan hệ Đối tác chiến lược từ năm 2013 đến năm 2023 trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Vì thế, những nguồn tài liệu trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình thành ý tưởng, có giá trị tham khảo quan trọng, cung cấp luận cứ, luận chứng trong việc triển khai và thực hiện đề án

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

từ năm 2013 đến năm 2023 trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao nhằm đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác giữa hai bên trong thời gian trên

từ đó dự đoán xu hướng vận động của quan hệ Việt Nam - Singapore trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích trên, Đề án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nêu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

- Làm rõ các bước phát triển của mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ năm 2013 đến năm 2023 Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam

Trang 8

- Singapore từ năm 2013 đến năm 2023 trên lĩnh vực này

- Triển vọng và dự báo xu hướng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong thời gian tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Quá trình phát triển quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ năm

2013 đến năm 2023

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề án

Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi của đề án được giới hạn như sau:

- Về thời gian, nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2023 Sở dĩ chúng tôi chọn mốc thời gian năm 2013 khởi điểm cho nghiên cứu của đề án vì nhân chuyến thăm của Thủ tướng

Lý Hiển Long tới Việt Nam tháng 9/2013 và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, mở ra trang mới trong quan hệ hai nước Mốc kết thúc thời gian nghiên cứu của Đề án là năm 2023 và cũng là một dấu mốc quan trọng kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

- Về không gian, những vấn đề, sự kiện chính trị - ngoại giao diễn ra trên lãnh thổ hai nước Việt Nam và Singapore Đồng thời những nghiên cứu của đề tài còn mở rộng trong không gian khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương , các diễn đàn cũng như các nước trên thế giới có tác động đến quan hệ của hai nước

Trang 9

- Về nội dung: nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam và Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ năm 2013 đến năm 2023

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về công tác đối ngoại, những vấn đề liên quan tới quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước trên thế giới Đồng thời đề án còn có sự kế thừa những công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam

- Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao của các nhà khoa học, tác giả trong và ngoài nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu Đề án, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu Chính trị học Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp hai phương pháp này để phục dựng bức tranh quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore (2013 - 2023) trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

6 Đóng góp của đề án

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quả từ các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và ngoài nước, sau khi hoàn thành, Đề án có những đóng góp chủ yếu sau:

Về phần lý luận:

- Đề án đóng góp thêm cơ sở lý luận cho việc phân tích quan

hệ song phương giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Trang 10

Đặc biệt, là quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong khu vực ASEAN và ngoài khu vực

- Đề án trình bày một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quan

hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao (2013 - 2023) Qua đó thấy được, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao không ngừng phát triển mạnh mẽ góp phần khẳng định tính hiệu quả, bền vững, sự tin cậy chính trị và sự hội tụ chiến lược trong bàn cờ thế giới của hai nước, tạo ra các cơ hội hợp tác không giới hạn

Chương 3 Triển vọng và dự báo xu thế phát triển mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Trang 11

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - SINGAPORE 1.1 Quan điểm tiếp cận về quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược

Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, dưới góc nhìn chính trị học, quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, người ta thường phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: Đối tác (Partnership) - Đối tác toàn diện (Comprehensive Partnership) - Đối tác chiến lược (Strategic Partnership) - Đối tác hợp tác chiến lược (Cooperation Strategic Partnership) và mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện (Comprehensively Strategic Partnership)

Như vậy, từ cách tiếp cận trên, chúng tôi có thể khái quát như sau: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược là một hình thức quan hệ quốc tế, phản ánh nguyện vọng của các chủ thể khi tham gia vào khuôn khổ quan hệ này Nó thể hiện cam kết cao hơn mối quan hệ song phương thông thường nhưng chưa đến mức hình thành một liên minh quân sự Đồng thời là thước đo mức độ ràng buộc, đan xen lợi ích giữa các chủ thể quan hệ quốc tế

1.2 Nhân tố khách quan

1.2.1 Bối cảnh thế giới

Thứ nhất, thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến

động nhanh chóng, phức tạp và khó lường Thứ hai, xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh

tế, chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những

Trang 12

hình thức mới, gay gắt hơn Thứ ba, Cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ tư (Cách mạng 4.0) cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát

triển của nhân loại Thứ tư, thế giới đang chuyển mình từ chạy đua

quyết liệt về quân sự, tranh giành khoảng trống quyền lực sang cạnh tranh cả về kinh tế, an ninh, quốc phòng, chiếm lĩnh các thị trường

1.2.2 Bối cảnh khu vực

Tình hình quốc tế và khu vực đã và đang diễn ra nhanh chóng

và phức tạp với các xu thế và nhân tố khó lường, đòi hỏi các quốc gia phải có những phản ứng linh hoạt trong chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, tăng cường

vị thế trên trường quốc tế Hòa chung với xu thế của thời đại, Việt Nam và Singapore phải nhìn nhận và đánh giá lại con đường phát triển của mình, đưa ra những điều chỉnh chiến lược đối ngoại của minh trong quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới nói chung và giữa hai quốc gia nói riêng

1.2.3 Tình hình Việt Nam và Singapore

Trên lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, Việt Nam duy trì được tốc

độ tăng trưởng bình quân khá cao, kinh tế vĩ mô ổn định Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần Trên lĩnh vực chính trị - xã hội ổn định; ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường;

quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và

Trang 13

có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế

Trên lĩnh vực kinh tế, trong những năm gần đây, với nền kinh

tế thị trường tự do, Singapore là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng - là một trong những nơi có cảng biển trọng tải lớn, tấp nập nhất thế giới ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được

sự phát triển kinh tế thần kỳ có thể kể đến là “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival), ý thức hệ thực dụng (pragmatism), ý thức hệ

“giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng người tài; tiếng Anh được lựa chọn là quốc ngữ; kiên quyết chống tham nhũng, trả lương cho công chức xứng đáng… thì còn phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống chính trị Singapore - Đảng Nhân dân hành động trực tiếp lãnh đạo đất nước hiệu quả;

Trang 14

1.3.2 Vị trí của Việt Nam và Singapore trong chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia

1.3.2.1 Singapore trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Thứ nhất, Singapore có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là

một trong những nước có nền kinh tế phát triển ở châu Á và có ảnh

hưởng to lớn ở Đông Nam Á Thứ hai, Việt Nam nhận thức được

Singapore có thực lực và tiềm năng lớn, đang nổi lên mạnh mẽ cả về kinh tế, quốc phòng và vị thế để trở thành cường quốc châu Á, từng

bước vươn ra toàn cầu Thứ ba, với tiềm lực quốc phòng mạnh, kinh

tế vượt trội, Singapore là nước mà Việt Nam tính đến để cần tiếng

nói trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là Biển Đông Thứ ba,

với tiềm lực quốc phòng mạnh, kinh tế vượt trội, Singapore là nước

mà Việt Nam tính đến để cần tiếng nói trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là Biển Đông

1.3.2.2 Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Singapore Thứ nhất, Singapore coi Việt Nam là yếu tố giúp cân bằng, ổn định tại Đông Nam Á Thứ hai, Singapore coi Việt Nam đóng vai trò

cầu nối quan trọng để tăng cường hợp tác với ASEAN và cơ chế của châu Á - Thái Bình Dương

Thứ ba, Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách quốc phòng của Singapore Thứ tư, Việt Nam là đối tác tiềm năng, là thị

trường xuất khẩu, đầu tư, thương mại triển vọng, hấp dẫn các doanh nghiệp đến đầu tư, kinh doanh

Trang 15

1.3.3 Quan hệ Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị

- ngoại giao trước năm 2013

Về phía Việt Nam có các chuyến thăm Singapore như: Tổng

Bí thư Đỗ Mười (10/1993), Chủ tịch Trần Đức Lương (4/1998), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (11/1991) và (5/1994), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (9/1995), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An (12/2003),

Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Singapore dự Hội thảo “Việt Nam, nơi đến của các nhà đầu tư” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt

Nam chủ trì ngày 15/3/2001 và tham dự chương trình giao lưu Lý Quang Diệu từ ngày 26 đến ngày 29/7/2004; thăm và làm việc và ký Hiệp định khung về kết nối về kết nối Việt Nam - Singapore (từ ngày

5 đến ngày 7/12/2005), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (từ ngày 18 đến ngày 23/11/2007) Chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 8/2007, Thủ tướng Lý Hiển Long cùng Thủ tướng Việt Nam một lần nữa khẳng định quyết tâm triển khai thực hiện Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam

và Singapore trong thế kỷ XXI Về phía Singapore có các chuyến

thăm: Tổng thống S R Nathan thăm và làm việc chính thức tại Việt

Nam vào tháng 2/2001 Tiếp đó, tháng 10/2004, Thủ tướng Lý Hiển Long dự Hội nghị Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ V được

tổ chức tại Việt Nam và đến tháng 12/2004 có chuyến viếng thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam Năm 2006 cũng là một dấu mốc đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, tháng 9/2006, Thủ tướng Lý Hiển Long thăm và dự lễ kỷ niệm 10 năm khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, và tháng 11/2006 dự Hội nghị Diễn đàn Kinh

Trang 16

tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 được tổ chức tại Việt Nam Tháng 2/2008, Tổng thống S R Nathan cũng có chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2

và chuyến thăm càng có ý nghĩa hơn khi được tổ chức trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trong buổi hội kiến giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Tổng thống S R Nathan, Chủ tịch nước đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Singapore, coi đây là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam – Singapore

Tiểu kết chương 1

Việt Nam - Singapore, là hai quốc gia ở khu vực Đông Nam

Á, có quan hệ tốt đẹp, cùng chia sẻ với nhau những giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế Trong lịch sử, quan hệ Singapore và Việt Nam từng trải qua những thăng trầm Ngày nay, quan hệ Việt Nam - Singapore trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai càng thể hiện rõ trong những nhân tố chi phối tới quan hệ hai nước Trong bối cảnh mới, Việt Nam - Singapore đã nâng quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore từ năm 2013

Có thể nói, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển nhanh hiếm thấy nếu so sánh với quan hệ song phương giữa các nước trên thế giới Với những thành quả ấy là nền tảng và cơ sở vững chắc khi tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến đổi nhanh chóng, quan hệ Việt Nam - Singapore sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn (mà chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn

Trang 17

trong chương 2), đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự ổn định, hòa bình và phát triển ở khu vực, đem lại nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và Singapore từ năm 2013 đến năm 2023

Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM – SINGAPORE TRÊN LĨNH VỰC

CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO 2.1 Quan hệ song phương

Hợp tác chính trị - ngoại giao cho đến nay vẫn tiếp tục là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ Việt Nam – Singapore Ba trụ cột của ngoại giao hiện đại là đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được mở rộng với nhiều hình thức phong phú, cơ chế hợp tác được hoàn thiện một cách hiệu quả, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, phát triêh

trên mọi lĩnh vực Vê đối ngoại Đảng, Với ngoại giao nhà nước, Về đối ngoại nhân dân… Có thể thấy, với những chuyến thăm và làm

việc thường xuyên, nối tiếp giữa hai bên, từ lãnh đạo cấp cao nhất đến các bộ, ngành, từ quan hệ trong cơ chế song phương đến phối hợp giữa hai nước trong cơ chế đa phương, là những bằng chứng sinh động, minh chứng cho mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao

2.2 Tăng cường vai trò trên các diễn đàn đa phương

2.2.1 Tại Liên hợp quốc

Trong thời gian này, hai nước có sự phối hợp chặt chẽ về quan

Trang 18

điểm và lập trường để ủng hộ nhau về các vấn đề liên quan như: lên

án chủ nghĩa khủng bố; tăng cường hợp tác trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về chống khủng bố; tăng cường vai trò của Liên hợp quốc để tổ chức này trở thành một hệ thống đa phương hiệu quả hơn dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tôn chỉ mục tiêu trong Hiến chương; đồng thuận về phương hướng cải tổ cơ cấu và hoạt động của tổ chức này, đặc biệt là Hội đồng Bảo

an Lãnh đạo hai nước luôn khẳng định vai trò không thể thay thế được của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định trên toàn thế giới, sự cần thiết phải tăng cường uy tín và hiệu quả của tổ chức này trong các vấn đề quốc tế

2.2.2 Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN

Việt Nam và Singapore thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong các hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh

vượng Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tiến trình toàn cầu

hóa và hội nhập ngày càng diễn ra hết sức nhanh chóng Singapore là nước chủ trương đẩy nhanh quá trình liên kết ASEAN vừa vì lợi ích riêng, vừa muốn giữ được vai trò chủ đạo của ASEAN trong quan hệ quốc tế tại khu vực Về phần mình, Việt Nam xem hội nhập khu vực

là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong khu vực và trên thế giới Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Singapore ngày càng phát triển toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu theo tinh thần cùng có lợi và vì lợi ích chung của

Trang 19

cả ASEAN, bên cạnh đó hai bên cùng nhau chia sẻ nhiều điểm đồng nhất về những vấn đề liên quan đến an ninh, hòa bình, ổn định và

hợp tác chung của khu vực

2.2.3 Các cơ chế hợp tác chính trị - ngoại giao khác

Các cơ chế hợp tác tiếp tục phát huy hiệu quả; hai bên đã tổ chức thành công Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3 (1-2019), Cuộc họp Nhóm công tác chung Việt Nam - Thái Lan về Hợp tác Chính trị - An ninh lần thứ 11 (8-2019) và Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng lần thứ 3 (9-2019)

2.3 Đánh giá chung quan hệ Đối tác chiến lƣợc Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

2.3.1 Về thành tựu

Thứ nhất, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi

trong thập niên thứ hai thế kỷ XXI, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam - Singapore vẫn không ngừng phát triển, thực chất, có

chiều sâu, nâng từ quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Thứ hai,

quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore tiếp tục được khẳng định là những đối tác lớn trên các diễn đàn đa phương, đồng thuận quan điểm trong những vấn đề quan trọng của khu vực và

thế giới Thứ ba, nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác được ký kết

trong các chuyến thăm, cùng với các cơ chế hợp tác song phương như Hội nghị cấp Bộ trưởng về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore

và Tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao, đã tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế vững chắc cho

sự hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực

Trang 20

2.3.2 Về hạn chế

Thứ nhất, một số nội dung trong quan hệ giữa hai nước trên

lĩnh vực chính trị - ngoại giao vẫn còn mang tính chất định hướng,

chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mỗi nước Thứ hai, về hợp tác chính trị - ngoại giao, có thể nói qua mỗi chuyến viếng thăm,

giữa hai nước đã ký kết các Tuyên bố chung với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, song Chương trình hành động vẫn chưa thật sự

cụ thể với những lộ trình rõ ràng Thứ ba, nội dung trong các hoạt

động giao lưu hữu nghị chính trị - ngoại giao giữa hai quốc gia vẫn chỉ đề cập chung chung mà ít chú trọng tới các nhân tố cụ thể để thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Singapore phát triển mọi mặt, toàn diện

Thứ tư, về hợp tác trên các diễn đàn đa phương giữa Việt Nam và

Singapore vẫn còn chịu những tác động nhất định từ quan điểm, lợi ích của các nước lớn cũng như tác động của tình hình quốc tế và khu vực với những diễn biến khó lường

Các cơ chế hợp tác hai bên còn góp phần quan trọng vào việc

Trang 21

duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở Đông Nam Á trong một thời gian dài, nâng cao uy tín của hai bên Với sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau mà cả hai bên đã xây dựng được từ trước, tiếp tục được thử thách trong thập niên thứ hai thế kỷ XXI là cơ sở quan trọng để Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ hiệu quả, thực chất hơn nữa trong những năm tiếp theo

Chương 3 TRIỂN VỌNG VÀ DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

VIỆT NAM – SINGAPORE TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO

3.1 Triển vọng cho mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Một là, những thành tựu to lớn trong lịch sử quan hệ hữu nghị

hợp tác giữa Việt Nam và Singapore cũng như nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, kinh nghiệm trong quá trình hợp tác là hành trang cần thiết để hai nước tiếp tục phát triển quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao thời

gian tới Hai là, Việt Nam và Singapore có nhiều nét tương đồng về

lịch sử, văn hóa, có nhận thức chung về nhiều vấn đề quốc tế, khu

vực; hai nước có nhiều lợi ích song trùng Ba là, hai nước còn nhiều

tiềm năng để phát triển hợp tác Cả hai nước đều tích cực hội nhập

khu vực và thế giới Bốn là, lãnh đạo hai nước Việt Nam - Singapore

có quyết tâm cao để đẩy mạnh quan hệ Năm là, bối cảnh quốc tế và

Trang 22

khu vực tiếp tục phát triển có lợi cho mối quan hệ của hai nước

3.2 Dự báo xu thế phát triển quan hệ Đối tác chiến lƣợc Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong thời gian tới

Thứ nhất, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

trong tương lai: lấy quan hệ hữu nghị truyền thống làm nền tảng, trên

cơ sở hài hòa, củng cố tin cậy chính trị và tiếp tục duy trì để phát

triển tích cực hợp tác Việt Nam - Singapore trong thời gian tới Thứ hai, về đối ngoại nhân dân Việt Nam và Singapore cần tích cực khai

thác, sử dụng đội ngũ học sinh, sinh viên, người Việt Nam đang học tập và làm việc tại Singapore để phục vụ cho việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, phát huy nguồn lực của đội ngũ này cho nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi nước Thứ ba, hai nước Việt Nam -

Singapore có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, có nguồn nhân lực dồi dào và tài nguyên phong phú,

khoảng cách địa lý không xa giữa hai nước

Trang 23

triển Chính vì vậy, việc mở rộng và nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới cũng như sự hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn

đa phương càng giúp quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực thêm bền chặt

Có thể khẳng định rằng, quan hệ giữa hai nước đã đạt được những bước tiến lớn trong những năm qua và có triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gian tới Vậy nên, những thành tựu và hạn chế trong quan hệ Việt Nam - Singapore trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong những năm 2013 - 2023 vừa qua là cơ sở để khẳng định rằng, mối quan hệ Đối tác chiến lược này là tất yếu và tiếp tục được đẩy mạnh trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI

Trang 24

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu đề án, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1 Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam

- Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao (2013 - 2023), có thể nhận thấy rằng, đây là mối quan hệ hữu nghị được xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng và thấu hiểu lẫn nhau Cùng với thời gian, mối quan hệ này không ngừng được củng cố, phát triển toàn diện, ngày càng sâu rộng và hiệu quả, trở thành mối quan hệ hữu nghị điển hình Singapore luôn là đối tác tin cậy của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực, trong bối cảnh mới, quan hệ giữa hai quốc gia tiếp tục tiến triển thêm một bước Cả Singapore và Việt Nam đều

có những lợi ích, tiềm năng, điểm tương đồng trong chính sách trên

các diễn đàn đa phương quốc tế Kết quả là, quan hệ Đối tác chiến lược từ năm 2013 đến nay phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu

to lớn, đặc biệt là trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Hai nước đã tìm thấy ở nhau sự lựa chọn có tính chiến lược, phù hợp với xu thế phát triển khách quan của thời đại và những gì đang diễn ra ở khu vực và thế giới

2 Trong giai đoạn 2013 - 2023, quan hệ Đối tác chiến lược

Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao không ngừng phát triển thực chất và có chiều sâu Hai nước vẫn tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác song phương, đa dạng hóa các cơ chế hợp tác đa phương, chia sẻ thông tin trên các diễn đàn, thể hiện quan điểm, lập trường đồng thuận trên nhiều vấn đề an ninh chính trị của khu vực và

Trang 25

quốc tế Hợp tác quốc phòng - an ninh, các cơ chế hợp tác giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa, khoa học công nghệ… đều mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tăng cường sự kết nối và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng sau tất cả, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoai giao trong giai đoạn 2013 - 2023 đã và đang phát triển rất tốt đẹp Kết quả đó có được là do sự nỗ lực của chính phủ hai bên cũng như tầm quan trọng của hai nước trong chính sách đối ngoại của nhau

3 Cùng với những thành tựu đã đạt được và những hạn chế

không thể tránh khỏi, có thể thấy, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao (2013 - 2023) còn có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển Mặc dù quan hệ đối tác giữa hai nước đã, đang và sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, trở lực, song với những tiềm năng phát triển của hai nước, quyết tâm chính trị tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Singapore, vì lợi ích của mỗi nước và sự ổn định ở khu vực, quan hệ đối tác giữa hai nước thời gian tới đứng trước nhiều triển vọng to lớn và ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả

4 Trong khuôn khổ một đề án thạc sĩ Chính trị học, từ những

kiến thức được tích lũy cùng quá trình nghiên cứu đề tài, với năng lực và kinh nghiệm có hạn, chúng tôi đã cố gắng trình bày những hiểu biết của mình về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Tuy nhiên, những hiểu biết này cũng chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu bước đầu và do vậy

Trang 26

những hạn chế là điều không tránh khỏi Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, có hệ thống nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay

Trang 29

Đề án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Đức Toàn Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả đề án

Trần Lê Ánh Nguyệt

Trang 30

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề án 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của đề án 6

7 Kết cấu của đề án 7

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - SINGAPORE TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO 8

1.1 Quan điểm tiếp cận về quan hệ Đối tác chiến lược 8 1.2 Nhân tố khách quan 10 1.2.1 Bối cảnh thế giới 10 1.2.2 Bối cảnh khu vực 11 1.2.3 Tình hình Việt Nam và Singapore 13 1.3 Nhân tố chủ quan 16 1.3.1 Mối quan hệ truyền thống, hữu nghị Việt Nam - Singapore 16 1.3.2 Vị trí Việt Nam và Singapore trong chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia 19 1.3.3 Quan hệ Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trước khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2013 24 Tiểu kết chương 1 27

Trang 31

NAM - SINGAPORE TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO 28

2.1 Quan hệ song phương 28 2.1.1 Về đối ngoại Đảng 28 2.1.2 Về đối ngoại Nhà nước 31 2.1.3 Về đối ngoại Nhân dân 42 2.2 Tăng cường vai trò trên các diễn đàn đa phương 47 2.2.1 Tại Liên hợp quốc 47 2.2.2 Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN 49 2.2.3 Các cơ chế hợp tác chính trị - ngoại giao khác 51 2.3 Đánh giá chung quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 53 2.3.1 Về thành tựu 53 2.3.2 Về hạn chế 55 Tiểu kết chương 2 56

Chương 3 TRIỂN VỌNG VÀ DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN QUAN

HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - SINGAPORE TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO 58

3.1 Triển vọng cho mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 58 3.2 Dự báo xu thế phát triển quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam -

Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong thời gian tới 65 Tiểu kết chương 3 68

KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 32

Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

ASEAN Association of South East Asian

Đông DOC Declaration on the Conduct

of Parties in the South China Sea

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

AIPA ASEAN Inter-Parliamentary

FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do MSME Small and Medium-sized

- Mekong ) UNCLOS United Nations Convention

on the Law of the Sea

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Trang 33

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; mà còn góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Thực hiện phương châm sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Việt Nam đã và đang thực sự “là bạn,

là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” Từ thế bị bao vây cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thuận lợi cho công cuộc đổi mới

Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng và nâng tầm ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn và bạn bè truyền thống, nhờ đó tranh thủ được

sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế Cho đến nay, “nước ta đã có quan

hệ ngoại giao với 192 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” với

6 nước là “đối tác chiến lược toàn diện” và là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO,

Cùng trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Singapore từ một hòn đảo nhỏ, hoang sơ, dân cư thưa thớt cho đến thế kỷ XIX, sau khi trở thành thuộc địa của thực dân Anh đã bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng Đặc biệt, sau khi giành được độc lập (1965), Singapore đã có những bước phát triển thần kỳ, vươn lên trở thành một trong “ bốn con rồng châu Á”

Để đạt được những thành tựu nổi bật ấy, ngoài những chính sách phát triển

Trang 34

kinh tế, chính trị phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, chính phủ Singapore cũng có những chính sách ngoại giao thực dụng, linh hoạt với các nước khác - trong đó có Việt Nam

Kể từ ngày 01/8/1973, Việt Nam và Singapore đã thiết lập quan hệ ngoại giao Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long tới Việt Nam tháng 9/2013 và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Từ đó đến nay, quan

hệ hai nước không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Năm nay - năm 2023, là năm kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ “Đối tác chiến lược” Việt Nam - Singapore Với những tiền đề đã tạo dựng trong nửa thế kỷ qua, quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển thực chất và tin cậy trong thời gian tới Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

từ năm 2013 đến năm 2023 vẫn còn một số hạn chế nhất định, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi quốc gia Do đó, trong tương lai, hai nước tiếp tục phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế để mở ra nhiều vận hội mới, gắn kết hai dân tộc, hướng tới sự phát triển bền vững

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển quan hệ Đối

tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao”

làm đề tài đề án tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Chính trị học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề án

Từ trước đến nay, quan hệ Việt Nam - Singapore luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước Trong khuôn khổ của đề án tốt nghiệp, tôi tiếp cận một số công trình nghiên cứu như sau:

2.1 Các luận văn, luận án

Tác giả Phan Đặng Xuân Quý (2004) với luận văn “Quan hệ thương

Trang 35

mại Việt Nam - Singapore thực trạng và giải pháp” đã hệ thống hóa nhưng lý

thuyết về thương mại Việt Nam Singapore, phân tích thực trạng và dự báo triển vọng của mối quan hệ hợp tác trong tương lai

Nguyễn Quang Hưởng (2012) với luận văn “Quan hệ văn hóa - giáo

dục Việt Nam - Singapore những năm đầu thế kỷ XXI” đã khái quát chung về

quan hệ Việt Nam - Singapore trong lịch sử từ trước khi Việt Nam thống nhất đất nước Khái quát chung về quan hệ Việt Nam - Singapore sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam quy về một mối, đồng thời phân tích quan hệ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI làm nổi bật quan hệ văn hoá giáo dục Việt Nam - Singapore giai đoạn đầu thế kỷ XXI Đánh giá triển vọng quan hệ kinh tế, chính trị Việt Nam - Singapore trong đó nhấn mạnh triển vọng văn hóa giáo dục Việt Nam - Singapore trong tương lai

Tác giả Nguyễn Minh Đức (2013) với luận văn “Phát triển quan hệ

kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore” đã khái quát được những thành tựu

và tồn tại của quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore cũng như đưa ra những giải pháp cho những tồn tại đó

Nguyễn Quang Vũ (2014) với luận văn “Quan hệ Việt Nam -

Singapore từ năm 2000 đến năm 2012” nêu bật những nhân tố cơ bản tác

động đến quan hệ Việt Nam - Singapore từ năm 2000 đến năm 2012; chỉ ra thực trạng quan hệ Việt Nam - Singapore từ năm 2000 đến năm 2012; từ đó

dự báo triển vọng về quan hệ hai nước đến năm 2020 và khuyến nghị

2.2 Sách tham khảo, chuyên khảo, tạp chí, các website

Phan Thị Ngọc Thu (2011), Lịch sử quan hệ Việt Nam - Singapore

(1965 - 2005), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Công trình giới thiệu lịch sử

quan hệ Việt Nam - Singapore từ 1965 - 2005 Đặc điểm, vị thế và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Singapore Những sự kiện quan trọng trong quan hệ

Trang 36

Việt Nam - Singapore (1973 - 2005)

Điểm nhấn trong quan hệ Việt Nam - Singapore tại:

https://baoquocte.vn/diem-nhan-trong-quan-he-viet-nam-singapore-90313.html; Đưa quan hệ Việt Nam - Singapore đi vào chiều sâu tại:

https://baoquocte.vn/dua-quan-he-viet-nam-singapore-di-vao-chieu-sau-75358.html; Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore: vươn tới những tầm

cao mới, tại: http://www.lienhiephuunghi.daklak.gov.vn; Liên kết kinh tế là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Singapore, tại https://baodautu.vn/lien-

ket-kinh-te-la-diem-sang-trong-quan-he-viet-nam -singapore-m155479.html

Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu trên có thể nhận thấy,

các tác giả bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau đã nhận diện một cách hệ thống hoặc khái lược về thực trạng quan hệ Việt Nam - Singapore Song cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về Phát triển quan hệ Đối tác chiến lược từ năm 2013 đến năm 2023 trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Vì thế, những nguồn tài liệu trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình thành ý tưởng, có giá trị tham khảo quan trọng, cung cấp luận

cứ, luận chứng trong việc triển khai và thực hiện đề án

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore từ năm

2013 đến năm 2023 trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao nhằm đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác giữa hai bên trong thời gian trên từ đó dự đoán xu hướng vận động của quan hệ Việt Nam - Singapore trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích trên, Đề án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nêu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác chiến

Trang 37

lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

- Làm rõ các bước phát triển của mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ năm 2013 đến năm

2023 Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế của quan

hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Singapore từ năm 2013 đến năm

2023 trên lĩnh vực này

- Triển vọng và dự báo xu hướng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình phát triển quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam

và Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ năm 2013 đến năm 2023

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề án

Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi của đề án được giới hạn như sau:

- Về thời gian, nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm

2023 Sở dĩ chúng tôi chọn mốc thời gian năm 2013 khởi điểm cho nghiên cứu của đề án vì nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long tới Việt Nam tháng 9/2013 và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã

ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, mở ra trang mới

trong quan hệ hai nước Mốc kết thúc thời gian nghiên cứu của Đề án là năm

2023 và cũng là một dấu mốc quan trọng kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

- Về không gian, những vấn đề, sự kiện chính trị - ngoại giao diễn ra

trên lãnh thổ hai nước Việt Nam và Singapore Đồng thời những nghiên cứu

Trang 38

của đề tài còn mở rộng trong không gian khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương , các diễn đàn cũng như các nước trên thế giới có tác động đến quan hệ của hai nước

- Về nội dung: nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam và

Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao từ năm 2013 đến năm 2023

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về công tác đối ngoại, những vấn đề liên quan tới quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước trên thế giới Đồng thời đề án còn có sự kế thừa những công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao của các nhà khoa học, tác giả trong và ngoài nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu Đề án, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu Chính trị học Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp này để phục dựng bức tranh quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore (2013 - 2023) trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

6 Đóng góp của đề án

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quả từ các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và ngoài nước, sau khi hoàn thành, Đề án có những đóng góp chủ yếu sau:

Về phần lý luận:

- Đề án đóng góp thêm cơ sở lý luận cho việc phân tích quan hệ song

Trang 39

phương giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Đặc biệt, là quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong khu vực ASEAN và ngoài khu vực

- Đề án trình bày một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao (2013

- 2023) Qua đó thấy được, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao không ngừng phát triển mạnh mẽ góp phần khẳng định tính hiệu quả, bền vững, sự tin cậy chính trị và sự hội tụ chiến lược trong bàn cờ thế giới của hai nước, tạo ra các cơ hội hợp tác không giới hạn

Về phần thực tiễn:

- Góp phần cung cấp những cứ liệu, luận chứng thuyết phục để làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền về đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam với Singapore nói riêng và Việt Nam với các quốc gia trên thế giới nói chung

Trang 40

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - SINGAPORE

TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO

1.1 Quan điểm tiếp cận về quan hệ Đối tác chiến lược

Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, dưới góc nhìn chính trị học, quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, người ta thường phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: Đối tác (Partnership) - Đối tác toàn diện (Comprehensive Partnership) - Đối tác chiến lược (Strategic Partnership)

- Đối tác hợp tác chiến lược (Cooperation Strategic Partnership) và mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện (Comprehensively Strategic Partnership)

Đối tác (Partnership): Là thuật ngữ chỉ mối quan hệ cộng tác - hợp tác

nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn Các nhà nghiên cứu định nghĩa: “Đối tác bao gồm hai hay nhiều bên hành động cùng nhau để nâng cao hợp tác bằng việc thực hiện những mục tiêu chung Xây dựng những kênh/cơ chế giải quyết các bất đồng/tranh chấp, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác và phương pháp đánh giá tiến bộ cũng như chia sẻ những thành tựu hợp tác” [24] Hành động cùng nhau chung mục tiêu và chung lợi ích là những tiêu chí của quan

hệ đối tác Một mối quan hệ đối tác bao gồm sự gần gũi, bình đẳng, có đi có lại, và thỏa thuận về những mục tiêu chung

Hợp tác (Cooperation): theo các học giả khoa học chính trị Mỹ Robert

Axelrod và Robert O Keohane, sự hợp tác diễn ra khi các chủ thể điều chỉnh hành vi của họ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong muốn của những người khác Sự hợp tác không đồng nghĩa với sự hài hòa Sự hài hòa đòi hỏi sự đồng nhất hoàn toàn của các lợi ích Sự hợp tác diễn ra trong bối cảnh chứa đựng nhiều mâu thuẫn đối ngược và bổ sung nhau

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN