Từ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới và ở một số đô thị lớn ở Việt Nam, đề tài vận dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở TP. Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRƯƠNG VĂN TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
Trang 3nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc
rõ ràng
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiền
Trang 4sự giúp đỡ của Quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.Trương
Văn Tuấn là người Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi về mọi mặt; bằng
những kinh nghiệm và kiến thức quý báu của Thầy để tôi có thể hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý và Quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Địa lý học K28 để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ, Cục Thống kê TP Cần Thơ và các Sở ban ngành đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi có được những số liệu và báo cáo chính xác để thực hiện luận văn của mình
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi: Bố mẹ, anh chị và những người thân đã luôn chia sẻ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiền
Trang 5Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bản đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ 12
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị 12
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 12
1.1.2 Vai trò của nông nghiệp đô thị 15
1.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp đô thị 17
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp đô thị 21
1.1.5 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển NNĐT 25
1.1.6 Các tiêu chí đánh giá phát triển NNĐT vận dụng cho nghiên cứu ở Cần Thơ 28
1.1.7 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của NNĐT 34
1.2 Kinh nghiệm và thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới và ở các đô thị trực thuộc trung ương của Việt Nam 39
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới 39
1.2.2 Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở các đô thị trực thuộc trung ương của Việt Nam 42
1.2.3 Bài học cho thành phố Cần Thơ 46
Tiểu kết chương 1 47
Trang 62.1 Vị trí địa lý 49
2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 51
2.2.1 Dân số và lao động 51
2.2.2 Thị trường tiêu thụ 57
2.2.3 Vốn đầu tư 58
2.2.4 Khoa học và công nghệ 60
2.2.5 Công nghiệp hóa và đô thị hóa 62
2.2.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 64
2.2.7 Thể chế và chính sách phát triển nông nghiệp 68
2.3 Các nhân tố tự nhiên 70
2.3.1 Địa hình 70
2.3.2 Đất 71
2.3.3 Khí hậu 72
2.3.4 Nước 74
2.3.5 Sinh vật 75
2.4 Đánh giá chung 76
Tiểu kết chương 2 79
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 80
3.1 Tổng quan về phát triển và vai trò, vị trí của NNĐT ở TP Cần Thơ 80
3.1.1 Tổng quan 80
3.1.2 Vai trò, vị trí của NNĐT ở TP Cần Thơ đối với kinh tế - xã hội 82
3.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị theo ngành ở TP Cần Thơ 83
3.2.1 Ngành chăn nuôi 83
3.2.2 Ngành trồng trọt 91
3.2.3 Ngành nuôi trồng thủy sản 104
3.3 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ NNĐT ở TP Cần Thơ 108
3.3.1 Trang trại (nông trại) 108
Trang 73.3.4 Vùng chuyên môn hóa NN 114
3.3.5 Vành đai nông nghiệp xung quanh thành phố 116
3.4 Đánh giá chung 118
Tiểu kết chương 3 122
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030 123
4.1 Cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp 123
4.1.1 Quan điểm phát triển 123
4.1.2 Mục tiêu phát triển 124
4.1.3 Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn TP Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 125
4.1.4 Thực trạng phát triển (Thực tiễn) 130
4.2 Định hướng phát triển nông nghiệp TP Cần Thơ đến năm 2030 136
4.2.1 Định hướng quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp 136
4.2.2 Định hướng quy hoạch phát triển các ngành sản xuất 136
4.3 Giải pháp phát triển NNĐT TP Cần Thơ đến năm 2030 143
4.3.1 Giải pháp về tổ chức sản xuất 143
4.3.2 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 144
4.3.3 Giải pháp về khoa học, công nghệ và khuyến nông 145
4.3.4 Giải pháp về cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất 145
4.3.5 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 146
4.3.6 Giải pháp về huy động vốn đầu tư 146
4.3.7 Giải pháp về hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu 147
Tiểu kết chương 4 148
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
Trang 8TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
8 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp
Quốc
2 VietGAP Vietnamese Good
Agricultural Practices
Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam
Trang 9Bảng 2.2 Thu nhập bình quân đầu người/tháng của TP Cần Thơ so với
cả nước và một số đô thị trực thuộc Trung ương (giá thực tế) 55 Bảng 2.3 Sự dịch chuyển sử dụng đất tại TP Cần Thơ (%) 63 Bảng 3.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp TP Cần Thơ, giai đoạn
2007 – 2017 81 Bảng 3.2 Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp của TP Cần Thơ, giai
đoạn 2007 – 2017 (giá hiện hành) 81 Bảng 3.3 Số lượng gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi của TP
Cần Thơ, giai đoạn 2007 - 2017 84 Bảng 3.4 Số lượng và sản lượng gia cầm của TP Cần Thơ, giai đoạn
2007-2017 90 Bảng 3.5 Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của TP Cần Thơ
giai đoạn 2007 – 2017 (giá hiện hành) 92 Bảng 3.6 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của TP Cần Thơ giai
đoạn 2007-2017 94 Bảng 3.7 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của TP Cần Thơ giai
đoạn 2007 – 2017 97 Bảng 3.8 Diện tích, năng suất và sản lượng rau, đậu của TP Cần Thơ
giai đoạn 2007 - 2017 97 Bảng 3.9 Tỷ trọng giá trị và diện tích cây ăn quả so với cây lâu năm TP
Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2017 100 Bảng 3.10 Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả của TP Cần Thơ giai
đoạn 2007 – 2017 101 Bảng 3.11 Diện tích nuôi trồng thủy sản của TP Cần Thơ giai đoạn
2007 - 2017 105 Bảng 3.12 Diện tích và sản lượng thủy sản của TP Cần Thơ giai đoạn
2007 - 2017 106 Bảng 3.13 Giá trị và cơ cấu sản xuất thủy sản của TP Cần Thơ giai đoạn
2007 – 2017 (giá hiện hành) 107
Trang 10vùng ĐBSCL (giá hiện hành) 54
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2007-2017 56
Biểu đồ 3.1 Đàn lợn và sản lượng thịt lợn của TP Cần Thơ giai đoạn
2007-2017 87
Biểu đồ 3.2 Đàn bò và sản lượng thịt bò của TP Cần Thơ giai đoạn
2007-2017 88
Biểu đồ 3.3 Đàn gia cầm và sản lượng gia cầm của TP Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 90
Biểu đồ 3.4 Biến động số lượng trang trại TP Cần Thơ giai đoạn
2007 – 2017 108
Trang 11Bản đồ 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ
Bản đồ 3.1 Phát triển và phân bố ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản ở TP Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 Bản đồ 3.2 Tổ chức không gian sản xuất của NNĐT TP Cần Thơ giai đoạn
2007 – 2017
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu và mang tính chất toàn cầu Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra rất nhanh và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến việc phát triển các khu công nghiệp, các hoạt động kinh tế khác làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường đô thị ngày càng trở nên nghiêm trọng Dân số
đô thị tăng đồng nghĩa với nhu cầu lương thực, thực phẩm đáp ứng cho số dân đô thị ngày càng tăng lên, đặc biệt là nguồn lương thực, thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn; nguy cơ thiếu hụt đất nông nghiệp, nguồn lao động nông nghiệp ở các vùng ven đô thị bị mất đất canh tác có thể không có việc làm hoặc thất nghiệp bán thời gian là một nguy cơ tiềm tàng cho những tệ nạn xã hội có thể xảy ra ở các thành phố lớn Cùng với xu thế phát triển đô thị và tăng dân số đô thị của cả nước, số dân đô thị TP Cần Thơ không ngừng tăng lên nhanh chóng cùng với nó là sự thay đổi mọi mặt về kinh tế - xã hội Để phù hợp với áp lực đô thị hóa tạo ra, nông nghiệp đô thị
TP Cần Thơ đang có những bước chuyển mình, hướng người dân chuyển đổi sản xuất phù hợp điều kiện của đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, phát triển NNĐT ở Thành phố hiện vẫn còn là hình thức khá mới mẻ, nên người dân cần
có một hướng đi bài bản trong việc triển khai xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng tiểu vùng và từng khu vực, nhằm hình thành khu sản xuất các sản phẩm phù hợp để khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của mình
ĐBSCL trong đó có TP Cần Thơ là một trong những khu vực đang chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như tình hình hạn hán phổ biến hơn, mưa lũ càng nhiều hơn, xuất hiện thời tiết cực đoan… gây khó khăn trong sản xuất Phát triển NNĐT được xem là một trong những giải pháp nâng cao được năng lực và hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi trong điều kiện đô thị hóa và biến đổi khí hậu của Thành phố Phát triển NNĐT cũng là xu hướng chung và giải pháp để xây dựng thành phố xanh, thành phố sinh thái
Trang 13Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp đô thị tại TP Cần
Thơ” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới và ở một số đô thị lớn ở Việt Nam, đề tài vận dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở TP Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên đề tài sẽ thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ
- Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển NNĐT tại TP Cần Thơ
- Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị ở TP Cần Thơ trong thời gian tới
2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp đô thị và thực trạng phát triển NNĐT tại TP Cần Thơ theo ngành và lãnh thổ, trong đó có chú ý đi sâu vào phân tích các ngành, các sản phẩm và những tiểu vùng, khu vực đặc trưng đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng phát triển nông nghiệp đô
thị trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017 Trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng và một số giải pháp phát triển NNĐT trên địa bàn đến năm 2030
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu là TP Cần Thơ phân hóa tới các quận,
huyện thuộc thành phố Đề tài sẽ chú ý phân tích sâu một số địa phương phát triển nông nghiệp đô thị điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Thành phố
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến NNĐT
Trang 14+ Nghiên cứu về vành đai nông nghiệp:
NNĐT là một hình thức đặc thù của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Những nghiên cứu đầu tiên là những nghiên cứu về vành đai nông nghiệp Người đi tiên phong là Von Thunen (1783 - 1850) với lý thuyết vị trí và lý thuyết chung về sử dụng đất nông nghiệp Mô hình của ông bước đầu thể hiện ý tưởng về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Von Thunen cho rằng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ quyết định đến sự phân bố các hoạt động sản xuất nông nghiệp Lý thuyết hoặc mô hình vị trí của Von Thunen nói rằng nếu các biến môi trường được giữ cố định thì sản phẩm nông nghiệp sẽ đạt lợi nhuận cao hơn tất cả các sản phẩm khác trong cuộc cạnh tranh về vị thế Theo ông, để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, những sản phẩm có khối lượng lớn, khó bảo quản được sản xuất ở gần Thành phố hơn Trên cơ sở các giả thiết này, Thunen xây dựng 4 vành đai nông
nghiệp xung quanh đô thị, gồm vành 1 là thực phẩm tươi sống, vành 2 là lâm nghiệp,
vành 3 lương thực, vành 4 chăn nuôi, ngoài cùng là vùng hoang dã Mô hình của
Thunen đã bước đầu thể hiện việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ trên cơ
sở các giả thuyết ông đặt ra (Johann Heinrich Von Thunen - Academic, Economist - Biography)
Từ lý thuyết của Thunen, nhiều nhà khoa học đã phát triển và đưa ra các mô hình về sử dụng đất và phân bố sản xuất nông nghiệp như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973)…trong đó, chú ý là mô hình vành đai xanh - Greenbelt của Boal (1970) Theo Boal, có thể hình thành ba vành đai khác nhau đối với nông nghiệp đô thị Vành đai thứ nhất tại trung tâm thành phố, đất đai đã quy hoạch ổn định, nông nghiệp đạt được mức lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận sản xuất nông nghiệp thấp do nông dân không muốn đầu tư mà trông chờ vào sự tăng giá đất
do chuyển mục đích sử dụng Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa thành phố, nông nghiệp phát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích Theo ông, công tác quy hoạch và phân vùng nông nghiệp để sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng nhằm bảo vệ môi trường là rất quan trọng cho
Trang 15nông nghiệp đô thị và ven đô trong quá trình đô thị hoá (Theories of Agriculture: Locational Theories of Agriculture)
Ngoài ra, lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp cũng được nhắc đến trong một số bài viết và nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như Đặng Văn Phan (Đặng Văn Phan, 2007), Lê Đức Thịnh (Lê Đức Thịnh, 2009)
+ Nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành hoặc nông nghiệp ven đô: Trước
đây, các nhà nghiên cứu của trường phái địa lý Xô Viết đã đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu loại hình nông nghiệp ngoại thành Từ thập niên 50, 60 của thế
kỷ XX, có nhiều nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành, và xây dựng khái niệm thể tổng hợp ngoại thành Đáng chú ý là các nhà địa lý Liên Xô như Ivanov K.I., ông
quan niệm “Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành đó là một kiểu tổng hợp đã được
hình thành vững chắc về cơ cấu của các xí nghiệp trong thể tổng hợp, về những mối liên hệ sản xuất và kinh tế của các xí nghiệp” Ông cũng chỉ ra được yếu tố quyết
định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp (TTHNN) gồm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế, chuyên môn hóa của các xí nghiệp nông nghiệp (Ivanov K.I., 1972) Thể THNN ngoại thành gồm các xí nghiệp nông nghiệp chuyên trồng rau xanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy thịt, trứng, sữa và các xí nghiệp chế biến Đặc trưng TTHNN ngoại thành là sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm của dân cư thành phố chi phối; các TTHNN ngoại thành hình thành chủ yếu ở xung quanh các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn Ở đây, yếu tố nhu cầu đóng vai trò chủ yếu, còn các yếu tố tự nhiên tuy được tính nhưng đóng vai trò thứ yếu; quy mô của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô dân số của thành phố và trình độ phát triển nông nghiệp (Vũ Thị Mai Hương, 2014)
Liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô, cũng có khá nhiều nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, UNICEF Có thể kể ra một số nghiên cứu chủ yếu như nghiên cứu về “Nông nghiệp đô thị và ven đô” thuộc “Chương trình đặc biệt về an toàn lương thực” của FAO, mà kết quả (đã được công bố năm 2001) là một cẩm nang hướng dẫn khá chi tiết và có tính ứng dụng cao về các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô ở các quốc gia đang phát triển trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các nghiên
Trang 16cứu của UNDP cũng chỉ ra khá rõ các mô hình nông nghiệp đô thị và ven đô ở một
số nước điển hình như mô hình hệ sinh thái “Aqua-terra” ở Inđônêsia, mô hình nông nghiệp xanh (Green core) ở Hà Lan, mô hình “vườn trong thành phố” với kỹ thuật trồng rau thuỷ canh ở Ecuađo và một số nước Châu Phi khác Các nghiên cứu nói trên đặc biệt tập trung vào việc phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật và
tổ chức sản xuất để phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường
Ở Việt Nam, tác giả Lê Văn Trưởng (2008) cũng quan tâm đến hướng nghiên
cứu này trong bài viết “Xác định một số đặc điểm của nông nghiệp nội thị và nông
nghiệp ngoại thị” trên quan điểm địa lý kinh tế - xã hội (Lê Văn Trưởng, 2008) + Nghiên cứu về nông nghiệp đô thị: Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình
thành loại hình nông nghiệp mới của nhân loại - nông nghiệp đô thị Các đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển loại hình nông nghiệp mới này Bước sang thập kỷ 90 (thế kỷ XX), các nhà nghiên cứu trên thế giới, mà tiên phong là Luc J.A Mougeot (1994) và Drakakis-Smith (1966) đề cập đến vai trò, đặc trưng của NNĐT cũng như những hạn chế thách thức của môi trường đô thị Các tổ chức quốc
tế như PAO, UNDP (PAO, 2013) đưa ra định nghĩa, vai trò của NNĐT; ở Việt Nam
có Lê Văn Trưởng (2006) xác định một số đặc điểm của NNĐT từ đó so sánh với nông nghiệp nông thôn
- Nghiên cứu thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới: Một hướng nghiên cứu
khác về nông nghiệp đô thị của các chuyên gia nông nghiệp Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á lại quan tâm đến tác động của đô thị hoá đến nông nghiệp đô thị Trong khi các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ (trong những năm 70 và 80) tập trung đánh giá ảnh hưởng của đô thị hoá đến năng suất và sản lượng nông nghiệp trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của các nông trại trong điều kiện đô thị hoá, thì các nghiên cứu ở Châu Âu
và Châu Á lại quan tâm nhiều hơn đến vai trò của nông nghiệp ven đô đối với bảo vệ cảnh quan môi trường (PAO, 2007) Các nghiên cứu này đã đi đến kết luận là sự phát triển của nông nghiệp ven đô phụ thuộc rất lớn vào các chủ trương, chính sách về kế hoạch hoá đô thị (như nghiên cứu về “Kế hoạch chiến lược phát triển không gian
Trang 17xanh cho các khu vực đô thị có mật độ dân cư cao” được trình bày tại hội thảo quốc
tế về “Các vấn đề và tương lai phát triển thành phố sinh thái” tổ chức qua mạng năm
2003 Tuy nhiên, vẫn có một vài nghiên cứu điển hình về mô hình phát triển nông nghiệp đô thị đã gắn kết lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chiến lược sử dụng ruộng đất, phân vùng nông nghiệp và bảo vệ môi trường
NNĐT đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và nhiều quốc gia đã thành công khi phát triển loại hình nông nghiệp này Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu trên thế giới bắt đầu tập trung vào phân tích các đặc điểm kinh tế, xã hội
và môi trường của NNĐT Nghiên cứu của các cá nhân chủ yếu đề cập đến lịch sử phát triển của NNĐT thế giới, mối quan hệ sản xuất nông nghiệp và đô thị, thực tiễn phát triển NNĐT ở các lãnh thổ khác nhau
- Nghiên cứu thực tiễn phát triển NNĐT ở Việt Nam: Ở Việt Nam, nghiên
cứu thực tiễn phát triển NNĐT chỉ mới được nghiên cứu trong vài năm trở lại đây Điển hình có thể kể các nghiên cứu về lịch sử ra đời của NNĐT ở Việt Nam của Lê Văn Trưởng (2008), ông cho rằng mầm mống của nông nghiệp đô thị ở Việt Nam đã xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến Trong thời kỳ Pháp thuộc, nông nghiệp đô thị cũng được chú ý phát triển và có những nét mang dáng dấp của nông nghiệp đô thị hiện đại (Lê Văn Trưởng, 2008)
Tình hình phát triển của NNĐT ở Việt Nam trong nghiên cứu của Lê Văn Trưởng (2008) đã đề cập đến 5 đặc điểm của nông nghiệp đô thị Việt Nam và nêu ra một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp đô thị Ông cho rằng, ngoài những nét tương đồng với nông nghiệp đô thị của các nước đang phát triển, nông nghiệp đô thị
ở Việt nam cũng có những sắc thái riêng
Đặc biệt, sự phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái thu hút được nhiều quan tâm nghiên cứu của Vũ Xuân Đề Trong một nghiên cứu của mình ông đã đánh giá thực trạng các mô hình sản xuất nông nghiệp của TP Hồ Chí Minh theo hướng sinh thái và đưa ra các biện pháp phù hợp để phát triển mô hình đó Luận án của Trần Trọng Phương (2012) - Nghiên cứu phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái
ở TP Hải Phòng và đề xuất một số mô hình NNĐT sinh thái trong tương lai (Trần Trọng Phương, 2012) Nghiên cứu sự phát triển NNĐT ở Hà Nội - Luận án Vũ Thị
Trang 18Mai Hương (Vũ Thị Mai Hương, 2014) Thực trạng và giải pháp phát triển NNĐT ở
TP Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa – Luận văn Trần Quốc Việt (Trần Quốc Việt, 2013)
Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT tại TP Cần Thơ: Ở TP Cần
Thơ, việc nghiên cứu phát triển NNĐT còn mới mẻ, chưa nhiều NNĐT được viết
trong một số bài báo như “Diện mạo mới cho NNĐT” ở TP Cần Thơ với 3 bài viết:
“NNĐT chuyển mình”, “Trợ lực phát triển vành đai xanh” và “Đầu tư cho công nghệ, đầu ra cho sản phẩm” của Nhóm PV kinh tế -Báo Cần Thơ (2018) hay bài viết
“Nông nghiệp đô thị xanh” Báo Xuân dự thi Quận Cái Răng (2018) và một số bài
viết khác Đặc biệt, UBND thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND
ngày 11 tháng 01 năm 2018 về việc Triển khai thí điểm các mô hình nông nghiệp đô
thị gắn với du lịch tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy giai đoạn 2018 – 2020;
Quyết định số 2911/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh
đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025; Quyết định số
955/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc công nhận Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ, Bà Bộ; Quyết định số 3382/QĐ-UBND
ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê
duyệt Quy hoạch chi tiết Vành đai thực phẩm thành phố Cần Thơ; Đề án Phát triển
vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh thành phố Cần Thơ, Ban hành kèm theo
Quyết định số 3425 /QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; Theo Quyết định số 1294/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2008
của UBND TP Cần Thơ về phê duyệt Chương trình xây dựng và phát triển nông
nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
hay Quyết định số 2231/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2020; Quyết định số
1923/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2017 của UBND TP Cần Thơ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030
Theo phân vùng chuyển đổi đất nông nghiệp, TP Cần Thơ được chia làm 2 phân vùng nông nghiệp Vùng I: Chịu ảnh hưởng thủy triều mạnh thích hợp phát
Trang 19triển nông nghiệp đô thị sinh thái (Quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt
và huyện Phong Điền) Vùng II: Chịu ảnh hưởng của lũ mạnh, thích hợp sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao (Huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Cái Răng) Đô thị Cần Thơ ngày một phát triển, ngành nông nghiệp thành phố cũng từng bước chuyển mình theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái Hiện nay, một
số sản phẩm của TP Cần Thơ đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể như dâu Hạ châu - Phong Điền; nấm Bào ngư - phường Thới An Đông, quận Bình Thủy; Rau an toàn - phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, rau muống của HTX Rau an toàn Hòa Phát, quận Ô Môn…
Năm 2013, UBND thành phố đã phê duyệt đề án Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh TP Cần Thơ với 5 vùng chuyên canh gồm: Vùng nuôi cá tra; vùng chuyên canh cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái; vùng rau an toàn, vùng hoa kiểng và vùng nông nghiệp đô thị, các mô hình được thực hiện trên địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và huyện Phong Điền trong giai đoạn 2013-2020 để hình thành các “làng nghề nông nghiệp đô thị”
Tổng quan, các nghiên cứu nói trên đã làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về một
số khái niệm, các nội dung, các đặc điểm phân bố và các điều kiện cơ bản của phát triển NNĐT Thực tiễn phát triển NNĐT của một số đô thị trên thế giới và Việt Nam
là các bài học về thực tiễn có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp TP Cần Thơ Đây
là các tài liệu quí giúp tác giả sẽ kế thừa và vận dụng để nghiên cứu tại TP Cần Thơ Tổng quan các nghiên cứu nói trên cũng cho thấy khoảng trống trong nghiên cứu phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ hiện nay là nghiên cứu toàn diện quá trình phát triển dưới góc nhìn của Địa lí học vẫn còn bỏ ngõ, cụ thể bao gồm:
[1] Chưa lựa chọn và phân tích một số tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể phù hợp với thực tiễn để đánh giá hiện trạng phát triển của NNĐT của TP Cần Thơ,
[2] Chưa lựa chọn, phân tích, đánh giá vai trò vị trí và ảnh hưởng của các nhân
tố tác động của chúng đến sự hình thành và phát triển của NNĐT ở TP Cần Thơ [3] Chưa phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo các nội dung của NNĐT dưới góc nhìn của Địa lý học
Trang 204 Quan điểm nghiên cứu
4.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
NNĐT phụ thuộc nhiều về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, TNTN và các nhân
tố phát triển KT – XH, lịch sử phát triển của lãnh thổ Nghiên cứu lãnh thổ để thấy
sự khác biệt của lãnh thổ đó trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến những nét khác biệt của vùng để hình thành nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi điển hình, ứng với từng vùng, từng khu vực cụ thể
4.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong việc nghiên cứu phát triển NNĐT
ở TP Cần Thơ nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề này trong từng giai đoạn nhất định Mỗi giai đoạn đều mang một màu sắc và nét đặc trưng riêng Vì vậy, muốn phân tích, đánh giá được thực trạng và định hướng phát triển NNĐT tại TP Cần Thơ thì cần đặt vấn đề cần nghiên cứu trong mối quan hệ quá khứ, hiện tại và tương lai Đặc biệt, các chính sách phát triển KT-XH ở TP Cần Thơ ảnh hưởng đến sự phát triển của NNĐT trong giai đoạn mà tác giả đang nghiên cứu từ 2007 – 2017; từ đó định hướng và đề xuất giải pháp phát triển NNĐT đến năm 2030
4.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Phát triển NNĐT có thể gây tác động xấu đến tài nguyên và môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, v.v…Việc phát triển NNĐT phải được dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm đảm bảo không
Trang 21làm cạn kiệt tài nguyên và suy giảm môi trường sinh thái của thành phố Đảm bảo xây dựng được đô thị sinh thái bền vững trong tương lai tại TP Cần Thơ
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thống kê
Trên cơ sở số liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp Tác giả tổng hợp, phân tích và xử
lí dữ liệu thành các thông tin phù hợp với nội dung, yêu cầu của luận văn Thống kê
về nông nghiệp, dân cư, kinh tế của các vùng, các địa phương để so sánh, phân tích khi cần làm sáng tỏ vai trò, vị trí của thành phố so với cả nước hay các tỉnh thành khác
5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Căn cứ vào nguồn tài liệu đã thu thập và xử lý, luận văn tiến hành phân tích từng phân ngành, phân tích các đối tượng, sự vật để rút ra bản chất, quy luật phát triển của NNĐT ở TP Cần Thơ Đồng thời, luận văn cũng tiến hành so sánh các số liệu thống kê theo thời gian và không gian, theo ngành và theo lãnh thổ để thấy được vai trò, vị trí nền NNĐT ở TP Cần Thơ có những nét đặc trưng gì khác so với các Thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta Từ đó nêu lên được thực trạng và định hướng phát triển NNĐT tại TP Cần Thơ
5.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã trưng cầu ý kiến của các nhà khoa học
về các vấn đề liên quan tới đề tài, đặc biệt là các chuyên gia thuộc Sở NN & PTNT
TP Cần Thơ; các lãnh đạo, các nhà quản lý đại diện cho UBND TP Cần Thơ - những người đã và đang trực tiếp thực hiện dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn TP Cần Thơ để tìm hiểu nguồn tài liệu, về ý tưởng, cách xây dựng và phát triển NNĐT Học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn phục vụ trong quá trình làm đề tài Nhờ đó, giúp tác giả tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành luận văn
5.4 Phương pháp bản đồ - GIS
Để phản ánh một cách trực quan, sinh động các kết quả nghiên cứu, luận văn đã vận dụng phương pháp bản đồ để thiết lập bản đồ phân bố các loại cây trồng, vật nuôi, v.v…trên cơ sở dữ liệu thu thập được và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí Đồng thời các mối liên hệ, các tác
Trang 22động qua lại còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ và đồ thị Ngoài ra, tác giả còn
sử dụng hệ thống phần mềm thông tin địa lí (GIS), chủ yếu sử dụng phần mềm Mapinfo để biên tập bản đồ, vẽ biểu đồ minh họa cho nội dung của đề tài
6 Những đóng góp chủ yếu của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT để vận dụng nghiên cứu thực trạng phát triển NNĐT ở Cần Thơ
Xác định và xây dựng một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của một số ngành và sản phẩm của nông nghiệp đô thị TP Cần Thơ
Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ trong giai đoạn nghiên cứu
Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ trong tương lai
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn sẽ tổ chức thành 4 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp đô thị
Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ
Chương 3 Thực trạng phát triển NNĐT ở TP Cần Thơ
Chương 4 Định hướng và giải pháp phát triển NNĐT TP Cần Thơ đến năm 2030
Trang 23Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Nhìn chung, các khái niệm về nông nghiệp được nêu trên đều bao hàm hai nội dung: một là đó là các hoạt động liên quan đến đất đai, cây trồng, vật nuôi làm tư liệu sản xuất chính, hai là nhằm mục đích sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người và một số ngành công nghiệp khác
- Đô thị
Ở nước ta, theo Luật Quy hoạch đô thị (2015): Đô thị là khu vực tập trung dân
cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn (Văn phòng Quốc hội, 2015)
Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995): Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông
Trang 24nghiệp (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995) Theo thông tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của Ban Tổ chức - Cán bộ chính phủ
- Bộ xây dựng: Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện (Ban Tổ chức - Cán bộ chính phủ - Bộ xây dựng, 1990)
Trong Nghị định 42/2009/NĐ-CP về Phân loại đô thị, đô thị ở nước ta có 6 loại: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V, trong đó, đô thị loại V (ở cấp phân loại nhỏ nhất) phải thỏa mãn 3 chỉ tiêu sau: quy mô dân số ≥ 4.000 người; mật độ dân số ≥ 2.000 người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥65% (Chính phủ, 2009)
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của cả một miền đô thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện
- Nông nghiệp đô thị
Theo tác giả Lê Văn Trưởng định nghĩa: nông nghiệp đô thị là một ngành sản
xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp
Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (Lê Văn Trưởng, 2008)
Theo tác giả Phạm Sỹ Liêm định nghĩa: “NNĐT là ngành kinh tế trong đô thị
và ven đô, sản xuất, chế biến cung ứng cho người dân đô thị lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài
Trang 25nguyên và chất thải đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị” (Phạm Sỹ Liêm, 2009)
Theo Hội làm vườn Việt Nam: NNĐT là sản xuất cây trồng và vật nuôi trong
và quanh đô thị Quá trình sản xuất diễn ra trong đô thị và tác động qua lại với hệ sinh thái đô thị như: người dân đô thị trở thành người sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu đặc trưng của đô thị (rác thải hữu cơ ủ làm phân, nước thải để tới cây, v.v…), gắn kết với người tiêu dùng đô thị, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái đô thị, trở thành một phần của chuỗi thực phẩm đô thị, cạnh tranh đất và các hoạt động khác của đô thị, bị ảnh hưởng bởi chủ trương và kết hoạch phát triển đô thị (Trung
Tâm khuyến nông Quốc gia, 2011)
Dựa trên nhiều quan niệm khác nhau về NNĐT, tác giả có thể hiểu NNĐT như
sau: NNĐT là ngành kinh tế phát triển ở đô thị (nội ô và ngoại ô) với các hoạt động chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực và mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ nhu cầu thiết yếu cho dân
cư đô thị
- Chuyển dịch cơ cấu NNĐT
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị là một quá trình nhằm thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu NNĐT, góp phần kích cầu và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đô thị phát triển bền vững Hiện nay, sự thay đổi tỉ lệ trong cơ cấu ngành nông nghiệp đô thị là sự thay đổi tất yếu, phù hợp với quy mô, cơ cấu, giá trị của các loại hàng hóa sản xuất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong quá trình thay đổi về số lượng và chất lượng; thay đổi về mối liên hệ giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác Đó là sự thay đổi tỉ lệ giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản và thủy sản trong cơ cấu ngành NNĐT Vì vậy, có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu NNĐT là quá trình thay đổi về quy mô, cơ cấu, giá trị của các chuyên ngành sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường, đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo
ra cơ cấu ngành NNĐT mang tính ổn định cao hơn, hiệu quả kinh tế tốt hơn và phát triển bền vững hơn trong thời kì kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Trang 261.1.2 Vai trò của nông nghiệp đô thị
- Góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho
các đô thị
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra cùng với sự gia tăng nhanh chóng về nghèo đói ở thành thị và mất an ninh lương thực đô thị Hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển đều gặp khó khăn lớn để đối phó với sự phát triển này
và không thể tạo ra đủ cơ hội việc làm chính thức cho người nghèo Họ cũng gặp nhiều vấn đề với việc xử lý chất thải đô thị và nước thải và duy trì chất lượng không khí và nước sông Nông nghiệp đô thị cung cấp một chiến lược bổ sung để giảm nghèo đô thị và mất an ninh lương thực và tăng cường quản lý môi trường đô thị Nông nghiệp đô thị đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường an ninh lương thực đô thị vì chi phí cung cấp và phân phối thực phẩm cho khu vực đô thị dựa trên sản xuất và nhập khẩu nông thôn tiếp tục tăng, và không đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các khu vực dân cư nghèo Tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị ngày càng được công nhận bởi các tổ chức quốc tế như UN-Habitat và FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới)
- Tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đô thị
Quá trình đô thị hóa, làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp của người dân ven đô diễn ra phổ biến Người dân mất đất canh tác, thiếu việc làm buộc phải di
cư vào các thành phố lớn dễ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, gia tăng tội phạm, gây mất an ninh, trật tự đô thị Phát triển NNĐT cũng là khả năng tận dụng quỹ đất đô thị
và sức lao động để tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho bộ phận dân cư đô thị nhất là những người có thu nhập thấp như phụ nữ, người già; đặc biệt là cho lao động phổ thông Trong thành phố hầu như không có cơ hội việc làm cho nhóm lao động này Trang trại đô thị có thể tạo ra nơi làm việc cho những người có trình độ học vấn thấp Các trang trại đô thị cũng cung cấp rau, trái cây nên là một phần không thể thiếu cho thực đơn hàng ngày của trẻ em Ở nhiều thành phố, những người thuộc nhóm có thu nhập thấp phải dành phần lớn thu nhập của họ cho thực phẩm Trồng thực phẩm tiết kiệm chi tiêu hộ gia đình cho thực phẩm, không phải chi tiền cho một số sản phẩm Người nghèo ở các nước nghèo thường dành một phần đáng kể thu nhập của
Trang 27họ cho thực phẩm Trồng rau cho gia đình sẽ tiết kiệm tiền cũng như trao đổi sản phẩm Bán sản phẩm (tươi hoặc chế biến) mang lại tiền mặt Do đó, nếu nông nghiệp
đô thị được quan tâm và có quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận dụng quỹ đất đô thị và sức lao động dôi dư để góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập trong tiến trình đô thị hóa
- Nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị
Các đô thị thường là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học – kĩ thuật của cả nước hay của vùng nên thường tập trung nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng phát triển Vì vậy, NNĐT cũng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ nông nghiệp, khoa học - công nghệ tiên tiến trong việc tăng sản lượng và chất lượng cây trồng vật nuôi trên một diện tích đất ít ỏi tại đô thị như ban công, sân thượng, khuôn viên các cơ quan, trường học…với các công nghệ như thủy canh, tưới nhỏ giọt, làm đất bằng không… làm giảm đáng kể nhu cầu về nước và rủi ro sức khỏe và rất thú vị cho môi trường đô thị và thực sự có thể được tìm thấy ở nhiều thành phố Nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng …
- Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi
trường
Nông nghiệp đô thị là một phần của hệ thống sinh thái đô thị và có thể đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý môi trường đô thị Một thành phố đang phát triển sẽ sản xuất ngày càng nhiều nước thải và chất thải hữu cơ Đối với hầu hết các thành phố, việc xử lý chất thải đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng Nông nghiệp đô thị có thể giúp giải quyết các vấn đề như vậy bằng cách biến chất thải đô thị thành một nguồn lực sản xuất bằng cách tái sử dụng nguồn nước thải Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả; vừa giúp cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng
Nông nghiệp đô thị cũng có thể tác động tích cực đến việc phủ xanh và làm
Trang 28sạch thành phố bằng cách biến không gian mở vô chủ thành vùng xanh và duy trì vùng đệm và khu dự trữ không có nhà ở, với tác động tích cực đến khí hậu vi mô (bóng râm, nhiệt độ, cô lập CO2) Các không gian mở xuống cấp và đất trống thường được sử dụng làm bãi thải không chính thức và là nguồn gốc của các vấn đề về tội phạm và sức khỏe Khi các khu vực như vậy được biến thành không gian xanh năng suất, không chỉ tình trạng không lành mạnh bị xóa, mà cả những người hàng xóm sẽ thụ động hoặc chủ động tận hưởng khu vực xanh Những hoạt động như vậy cũng có thể nâng cao lòng tự trọng của cộng đồng trong khu phố và kích thích các hành động khác để cải thiện sinh kế của cộng đồng NNĐT góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai
và thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách giảm dòng chảy, điều hòa lũ lụt, giảm nhiệt độ đô thị, bắt bụi và CO2, trong khi trồng thực phẩm tươi gần với người tiêu dùng làm giảm năng lượng vận chuyển, làm mát, xử lý và đóng gói, trong khi tái sử dụng hiệu quả chất thải hữu cơ đô thị và nước thải (và các chất dinh dưỡng có trong đó) làm giảm lượng khí thải mêtan từ các bãi chôn lấp và sử dụng năng lượng trong sản xuất phân bón
1.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp đô thị
RUAF Foundation (2006) đã đưa ra 6 đặc điểm sau đây của nông nghiệp đô thị (Lê Văn Trưởng, 2006):
1 Kiểu hoạt động gồm: phần lớn người dân trong NNĐT là những người nghèo
và thường không phải họ mới di chuyển từ khu vực nông thôn tới (lúc người dân đô thị chấp nhận dành đất, nước và nguồn lực khác cho phát triển đô thị) Trong nhiều
đô thị một bộ phận trong số họ sẽ tìm đến và làm việc trong khu vực nhà nước có thu nhập thấp và trung bình như giáo viên, còn lại là nông nghiệp Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong lao động và chủ nông trại
2 Kiểu định vị: NNĐT được định vị ở trong hoặc xung quanh đô thị Các hoạt
động nông nghiệp có thể tiến hành tại vùng đất rộng lớn xung quanh đô thị hay trên khu vườn đất nhỏ tại chỗ, hay có thể trên mảnh đất xa nơi cư trú, trên đất riêng hay đất công (công viên, khu bảo tồn, ven đường giao thông; tại các trường học hay bệnh viện)
Trang 293 Kiểu sản phẩm: lương thực, thực phẩm (ngũ cốc, cây có củ, rau, nấm, quả,
gia cầm, thỏ, dê, cừu, gia súc có sừng, lợn, thủy sản, v.v ) và phi thực phẩm: hương liệu, cây làm thuốc, cây cảnh, cây làm đẹp thành phố, v.v Tuy nhiên, rau và vật nuôi cao cấp chiếm tỷ trọng lớn
4 Kiểu hoạt động kinh tế: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, dịch vụ nông nghiệp
5 Kiểu đưa sản phẩm đến thị trường: tự tiêu dùng và hướng tới thị trường
6 Trình độ sản xuất và công nghệ sử dụng: ở cả ba quy mô (nhỏ, trung bình,
lớn) và ba trình độ (thấp, trung bình, cao)
Một số đặc điểm của nông nghiệp đô thị có sự khác biệt với nông nghiệp nông thôn:
Bảng so sánh giữa nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn
- Quy mô nhỏ, manh mún, xen ghép về mặt lãnh thổ với các hoạt động kinh tế, xã hội khác
- Nhiều tầng (tiến hành cả nóc nhà tầng, ban công và dưới đất
- Lãnh thổ sản xuất nông nghiệp kém ổn định do sự mở rộng và thay đổi không gian
đô thị
- Tiến hành ở vùng nông thôn, nơi mật độ dân cư thấp
3 Chức năng
Cung cấp thực phẩm tươi sống khó vận chuyển đi xa cho bản thân đô thị
Cung cấp các sản phẩm nông nghiệp (lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, )
4 Nguồn lực - Nguồn lực tự nhiên, nguồn - Yếu tố tự nhiên đóng vai trò
Trang 30phát triển lực chất thải, lao động,
CSHT
- Yếu tố nhu cầu đóng vai trò chủ yếu còn các yếu tố tự nhiên tuy được tính đến nhưng thường giữ vai trò thứ yếu
- CSHT phát triển và tương đối đồng bộ
5 Nông hộ
- Kinh doanh hỗn hợp
- Dễ thay đổi loại hình kinh doanh sang các ngành phi nông nghiệp
- Chủ nông trại là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao
- Phần lớn thuần nông
- Chậm hoặc hầu như không thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Chủ nông trại là nam giới chiếm tỷ lệ cao
6 Lao động
- Phần lớn là lao động tại chỗ,
có thu nhập thấp và chủ yếu là phụ nữ
- Trình độ canh tác, khả năng ứng dụng tiến bộ kĩ thuật cao
và nhất là khả năng tiếp thị tốt
- Thời gian rãnh rỗi ít do có nhiều công việc phi nông nghiệp
- Lao động tại chỗ và biết nhiều nghề, trình độ chuyên môn thấp Chậm trễ trong việc ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật Khả năng tiếp thị yếu Thường di cư theo mùa vụ đến các
đô thị
- Lao động thủ công là chủ yếu
- Thời gian rảnh rỗi nhiều
7 Cơ cấu
- Làm vườn, chăn nuôi, thủy sản, lâm viên, hoa viên
- Phần lớn là cây, con có thời
- Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp
- Có cả cây hàng năm và cây
Trang 31gian sinh trưởng ngắn
- Ngũ cốc, cây có củ, rau, nấm, quả, cây hương liệu, cây gia vị, cây làm thuốc, cây cảnh, trồng cây làm đẹp thành phố; nuôi gia cầm, thỏ, dê, cừu, gia súc có sừng, lợn, thủy sản, v.v Tuy nhiên chủ yếu
là rau và vật nuôi cao cấp
lâu năm
- Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng
và chủ yếu là sản phẩm có thể vận chuyển đi xa được
- Hệ số sử dụng đất cao
- Tính mùa vụ lớn, lao động nông nghiệp có nhiều thời gian rỗi, thời gian thu hoạch tập trung trong những thời kỳ nhất định
- Thường xuyên ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch sản xuất, chế biến và bảo quản
- Hệ số đổi mới công nghệ nhanh
- Kém phát triển, sử dụng nhiều phương pháp thủ công
và các nguồn năng lượng tự nhiên để chế biến, bảo quản
- Công nghệ lạc hậu
- Hệ số đổi mới công nghệ chậm
Trang 32- Sử dụng năng lượng thương mại để chế biến và bảo quản
11 Thị trường
tiêu thụ
- Thị trường tại chỗ và đa dạng, khó tính Dung lượng thị trường lớn
- Thông tin thị trường phát triển
- Cách xa thị trường, thị trường tại chỗ dung lượng thấp
- Thông tin thị trường kém phát triển
12 Trình độ
thâm canh
- Cao
- Sử dụng các phương pháp canh tác hiện đại
- Thấp
- Sử dụng các phương pháp canh tác cổ truyền
tạo cảnh quan đẹp, không gian xanh cho đô thị
- Dễ gây ra nguy cơ nhiễm bệnh từ vật nuôi cho người và
ô nhiễm nguồn nước do sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp
- Tác động môi trường chủ yếu tới sinh vật, đất, nước
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp đô thị
- Vị trí địa lý
Vị trí địa lý (tự nhiên, kinh tế, giao thông) có vai trò đặc biệt quan trọng, là một nhân tố tác động đến hướng chuyên môn hóa, đến trình độ, quy mô và hiệu quả sản xuất của NNĐT
Trang 33- Các nhân tố kinh tế - xã hội
Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển NNĐT theo chiều rộng và chiều sâu Ở các đô thị, lao động nông nghiệp thường thiếu hụt do bị cạnh tranh với các hoạt động kinh tế khác Đặc biệt, lao động nông nghiệp bị chi phối bởi tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thu nhập bấp bênh là nguyên nhân chính dẫn đến lao động nông nghiệp di cư vào các Thành phố lớn tìm việc làm Nhưng nông dân ở đô thị lại có sự khác biệt trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, áp dụng trình độ sản xuất, khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
mà vẫn cung ứng số lượng lớn nhu cầu LT-TP cho số dân đô thị Vì vậy, họ sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của NNĐT
+ Vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ
Vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất NNĐT và giá
cả nông sản Vốn đầu tư có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp Quy mô và số lượng vốn, việc cung cấp và khả năng tiếp cận vốn đóng vai trò quan trọng để thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, hiện đại hóa công cụ lao động, hệ thống thủy lợi, áp dụng các quy trình kĩ thuật sản xuất mới, mở rộng quy mô cũng như trình độ sản xuất
Thị trường tiêu thụ không chỉ là nhân tố tích cực thúc đẩy NNĐT phát triển, tác động đến giá cả của nông sản Thị trường tiêu thụ vừa góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất, vừa có tác dụng điều tiết sản xuất, lại vừa tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp Nhu cầu của thị trường tiêu thụ sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và chủng loại của sản phẩm nông nghiệp
Trang 34+ Khoa học - công nghệ
Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển NNĐT Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật con người đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao Khắc phục được những hạn chế của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động sản suất, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNĐT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Công nghiệp hóa và đô thị hóa
CNH và ĐTH là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia trên con đường phát triển Quá trình CNH và ĐTH có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển NNĐT theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực Hiện nay, ở các đô thị lớn các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh chóng, nhu cầu của người tiêu dùng và nguyên liệu chế biến của công nghiệp tăng nhanh đã kích thích NNĐT phát triển Thu nhập người lao động được cải thiện, tiết kiệm chi tiêu hộ gia đình cho thực phẩm Nông nghiệp đô thị có thể cải thiện cả lượng thức ăn (cải thiện khả năng tiếp cận nguồn protein rẻ tiền) và chất lượng thực phẩm có thể cải thiện (các gia đình nghèo thành thị tham gia trồng trọt ăn nhiều rau tươi hơn các gia đình khác trong cùng loại thu nhập) Song quá trình CNH, ĐTH cũng khiến NNĐT đứng trước sức ép rất lớn của việc giảm diện tích đất canh tác, của tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị đang là vấn đề đáng lo ngại ở các đô thị lớn
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước ảnh hưởng rõ rệt tới việc phát triển NNĐT Để có thể phát triển NNĐT theo hướng sản xuất hàng hóa, thì một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên là cơ sở
hạ tầng Thực tiễn cho thấy, ở những vùng có cơ sở hạ tầng tốt, được trang bị hiện đại, đồng bộ, được xây dựng và phân bố hợp lý thường là những vùng NNĐT phát triển mạnh và ngược lại
Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm có hệ thống thủy lợi, khuyến nông, trạm, trại giống, các cơ sở chế biến, giết mổ, thu gom nông sản Nơi nào có cơ sở vật chất kĩ
Trang 35thuật tốt thì NNĐT sẽ đạt hiệu quả cao, phát triển mạnh theo hướng về sản xuất hàng hóa Và ngược lại, khi hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật kém hoặc thiếu thì sẽ khó có thể hình thành và phát triển NNĐT một cách hiệu quả
+ Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp
Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp có tác động rất mạnh đến việc hình thành và phát triển NNĐT Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy NNĐT phát triển, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của khu vực đô thị, thúc đẩy phát triển NNĐT theo hướng hàng hóa (theo yêu cầu của thị trường) Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển NNĐT
- Các nhân tố tự nhiên
+ Địa hình
Địa hình cũng ảnh hưởng đến phát triển NNĐT Ở đô thị, nơi nào có địa hình thấp, bằng phẳng thì thường có điều kiện thuận lợi phát triển NNĐT, hình thành các vùng sản xuất tập trung Ở những nơi có địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, ít sức hấp dẫn thì sẽ gây khó khăn cho phát triển NNĐT
+ Đất
Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu của NNĐT Quy mô sản xuất, trình
độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệ thuộc vào số lượng và chất lượng của đất đai Sự phân hóa các loại đất trồng khác nhau là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố cây trồng, vật nuôi Hiện nay, do quá trình CNH và ĐTH phát triển mạnh trên thế giới, là nguyên nhân khiến cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp để phát triển các khu công nghiệp và đô thị Vì vậy, ở các thành phố lớn, việc áp dụng khoa học công nghệ
để cải tạo đất trồng, nâng cao năng xuất, giá trị và hiệu quả cao cho cây trồng và vật nuôi là rất cần thiết
+ Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng…có ảnh hưởng rất lớn với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh,
Trang 36tăng vụ và hiệu quả sản xuất NNĐT Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định (Nguyễn Minh Tuệ, 2010) Ngày nay, dù khoa học - công nghệ phát triển, chúng ta vẫn chưa thể tách được ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Vì vậy, phát triển NNĐT cùng với áp dụng khoa học công nghệ sẽ hạn chế được tác động xấu của thời tiết gây ra như trồng rau trong nhà kính…
+ Sinh vật
Sinh vật là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi Sự đa dạng, phong phú về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề hình thành và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu NNĐT phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái
1.1.5 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển NNĐT
J.H Von Thunen (1783-1850) là một nhà kinh tế học nổi tiếng của thế kỉ XIX
và là người gốc nước Đức Von Thunen là người đầu tiên đưa ra các lý thuyết phát triển vành đai nông nghiệp Năm 1826, Von Thunen đã xuất bản tập đầu tiên của tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của ông, “Nhà nước biệt lập với sự tôn trọng đối với nông nghiệp và kinh tế chính trị” Trong nghiên cứu này, dựa trên các kỹ thuật mà ông đã sử dụng để canh tác bất động sản của mình, ông đã phân tích sự cân bằng lý tưởng giữa tiền thuê đất và chi phí vận chuyển trong sản xuất cây trồng có lãi Ông đã đề xuất một mô hình của một thành phố tưởng tượng ở giữa một đồng bằng được bao quanh bởi các khu rừng, với lãnh thổ được chia thành các khu vực
Trang 37đồng tâm (thường được gọi là "các vòng của Thunen") Ông xây dựng vành đai nông
nghiệp xung quanh đô thị, gồm vành 1 là thực phẩm tươi sống, vành 2 là lâm nghiệp,
vành 3 lương thực, vành 4 chăn nuôi, ngoài cùng là vùng hoang dã Sử dụng kịch bản
này, ông đã đề xuất các chiến lược trồng và vận chuyển cây trồng để tối đa hóa sản xuất nông nghiệp cũng như lợi nhuận Trong tính toán của mình, ông đã xem xét tiền thuê đất của từng khu vực và chi phí vận chuyển cây trồng và hàng hóa của nông dân
từ các khu vực bên ngoài vào thành phố, cũng như dòng nguyên liệu ngược từ thành phố trung tâm ra các vùng nông thôn hơn Các tác giả sau này đã áp dụng "lý thuyết
vị trí" này cho thời đại công nghiệp và môi trường đô thị Sau Von Thunen, nhiều nhà khoa học đã dựa trên lý thuyết này để phát triển thành các nghiên cứu khác (Johann Heinrich Von Thunen - Academic, Economist - Biography)
Robert Sinclair (1967) đã đưa ra một mô hình khác để giải thích rõ hơn việc sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng ngoại ngoại thành Một câu hỏi lý thuyết quan trọng cho các nghiên cứu về nông nghiệp ven đô là "địa điểm nông nghiệp" - tại sao một hoạt động nông nghiệp có thể tồn tại ở một khu vực ven đô và tại sao một hình thức hoạt động nông nghiệp cụ thể có thể tồn tại ở địa điểm này Lý thuyết sớm nhất của Von Thunen vào những năm 1820 đã xác định chi phí vận chuyển đến thị trường
đô thị là yếu tố quyết định, trong khi vào những năm 1960, Sinclair (1967) nhấn mạnh vai trò xác định giá trị đất, bao gồm dự đoán tăng giá trị đất Theo Sinclair (1967), giá trị đất cao do đô thị hóa có tác động tiêu cực đến việc duy trì đất nông nghiệp Người nông dân tự sở hữu thường không thể chống lại việc bán tài sản để mở rộng nhà ở khi giá tăng lên rất nhiều và khả năng tương lai cho nông nghiệp trở nên không an toàn hơn; dự đoán giá trị đất tăng sẽ làm giảm sự quan tâm của nông dân đối với nông nghiệp gần thành phố, dẫn đến cường độ sử dụng đất thấp
Sinclair cũng đưa ra các vành đai nông nghiệp: vành 1 là canh tác đô thị, một
ngôi nhà của các đơn vị sản xuất nhỏ, nằm rải rác trong môi trường ngoại ô đã bị chia nhỏ, nơi nuôi dưỡng gia cầm, nhà kính, nuôi trồng nấm và các tòa nhà khác sử
dụng định hướng; vành 2 bỏ trống và chăn thả tạm thời, nơi nông dân bỏ trống nhiều
đất để bán cho các nhà đầu cơ đất đô thị vào thời điểm thích hợp nhất và chỉ cho
phép chăn thả trong hợp đồng thuê ngắn hạn; vành 3 trồng trọt tạm thời và chăn thả,
Trang 38một loại hình nông nghiệp chuyển tiếp bị chi phối bởi việc sử dụng trang trại, nhưng với dự đoán chắc chắn về sự dịch chuyển trong tương lai gần, được thể hiện bằng
đầu tư ít trong thời gian ngắn; vành 4 chăn nuôi bò sữa và trồng trọt, trong đó nông
dân bắt đầu chuyển sang nông nghiệp rộng lớn hơn với mục tiêu hướng tới sự xâm
lấn trong tương lai gần; vành 5 chăn nuôi hạt thức ăn chuyên dụng hoặc nông nghiệp
Vành đai ngô - là đặc sản khu vực rộng lớn hơn ngoài vành đai mở rộng ảnh hưởng
đô thị (Theories of Agriculture: Locational Theories of Agriculture)
Olof Jonasson, nhà địa lý người Thụy Điển, đã sửa đổi mô hình của Von Thunen, liên quan đến tiền thuê đất kinh tế liên quan đến thị trường và phương tiện giao thông Hình thức sửa đổi của mô hình Von Thunen do Jonasson nghĩ ra được
đưa ra các vành đai nông nghiệp: vành 1: Thành phố và môi trường ngay lập tức, nhà xanh, trồng hoa; vành 2: Sản phẩm xe tải, trái cây, khoai tây và thuốc lá (và ngựa);
vành 3: Các sản phẩm sữa, gia súc cho thịt bò, cừu cho thịt cừu, thịt bê, thức ăn gia
súc, yến mạch, hạt lanh và sợi; vành 4: Nông nghiệp tổng hợp, hạt cỏ khô, chăn nuôi;
vành 5: Ngũ cốc bánh mì và hạt lanh cho dầu; vành 6: Gia súc (thịt bò và phạm vi);
ngựa (phạm vi); và cừu (phạm vi); muối, hun khói, làm lạnh và thịt đóng hộp;
xương; mỡ động vật và ẩn; vành 7: Khu vực ngoại vi ngoài cùng, rừng
Jonasson đã áp dụng mô hình này các mô hình cảnh quan nông nghiệp của châu
Âu vào năm 1925 Ông quan sát thấy rằng ở châu Âu và Bắc Mỹ, các khu vực sử dụng đất nông nghiệp đã được sắp xếp về các trung tâm công nghiệp Ở cả hai châu lục, tức là Châu Âu và Bắc Mỹ, sự phát triển mạnh mẽ nhất của nông nghiệp là khu vực cỏ khô và đồng cỏ nơi có các trung tâm công nghiệp Xung quanh những đồng
cỏ này được sắp xếp đồng tâm các lớp sử dụng đất liên tiếp - trồng ngũ cốc, trồng cỏ
và lâm nghiệp Jonasson ủng hộ một mô hình tương tự như mô hình của Von Thunen, xung quanh một thành phố bị cô lập về mặt lý thuyết ở châu Âu Jonasson cũng tìm thấy một mô hình phân phối giống hệt nhau trên cao nguyên Edwards ở Texas Mô hình của Jonasson cũng được Valkenburg áp dụng vào năm 1952, khi ông chuẩn bị một bản đồ cường độ nông nghiệp ở châu Âu (Theories of Agriculture: Locational Theories of Agriculture)
Trang 39Boal (1970) thì đưa ra mô hình vành đai xanh, một mô hình gắn kết lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chiến lược sử dụng ruộng đất, phân vùng nông nghiệp và bảo vệ môi trường Theo Boal, có thể hình thành ba vành đai khác nhau đối với nông nghiệp ở các thành phố Vành đai thứ nhất tại trung tâm đô thị, đất đai đã quy hoạch
ổn định, nông nghiệp đạt mức lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận thấp do nông dân không muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp mà trông chờ vào tăng giá đất Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa trung tâm thành phố, nông nghiệp phát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích (Lê Mỹ Dung, 2017)
1.1.6 Các tiêu chí đánh giá phát triển NNĐT vận dụng cho nghiên cứu ở Cần Thơ
- Các tiêu chí đánh giá theo ngành:
Căn cứ vào hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển NNĐT mà Tổng cục Thống
kê sử dụng trong điều tra thống kê về NNĐT của TP Cần Thơ theo quận, huyện và thực tiễn phát triển Luận văn đưa ra các chỉ tiêu chung vận dụng cho TP Cần Thơ
Cụ thể là:
- GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn): bằng (=) tổng giá trị tăng thêm theo giá
cơ bản của tất cả các hoạt động kinh tế cộng (+) với thuế sản phẩm trừ (-) đi trợ cấp sản phẩm
Công thức tính như sau:
GRDP = VA + T – S
Trong đó: VA (value added) là giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế
T (product tax) là thuế sản phẩm
Trang 40Trong đó: GOtp là giá trị sản xuất thành phần
∑GO là tổng giá trị sản xuất
- Tốc độ tăng trưởng của GRDP: là tỉ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của năm sau so với năm trước (được tính theo giá so sánh)
Công thức tính như sau:
GRDPn1
GRDPn0
Trong đó: GRDPn1 là GRDP theo giá so sánh của năm sau
GRDPn0 là GRDP theo giá so sánh của năm trước
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: là tương quan giá trị sản xuất giữa các
bộ phận trong tổng thể hoạt động kinh tế Cách tính cơ cấu giá trị của một ngành, một tổng thể ta làm như sau: Lấy giá trị của từng đối tượng chia (:) cho giá trị tổng của năm tương ứng và nhân (x) với 100%
Công thức tính như sau:
GTSX của ngành A
Tổng GTSX
- Giá trị sản xuất phân theo ngành, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông
nghiệp
+ Giá trị sản xuất (GO) theo giá thực tế (hiện hành): được tính theo phương
pháp tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp sau:
Công thức tính như sau:
1
) (
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
x100%
Tỉ trọng (ngành A) =