1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Cạnh tranh sức mạnh mềm Trung – Mỹ tại Việt Nam trong bối cảnh xung đột trên Biển Đông giai đoạn 2017-2021

164 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG NGỌC ANH

CẠNH TRANH SỨC MẠNH MÈM TRUNG - MỸ

TẠI VIỆT NAM TRONG BOI CANH XUNG ĐỘT

LUAN VAN THAC Si CHAU A HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

TRƯƠNG NGỌC ANH

CẠNH TRANH SỨC MẠNH MÈM TRUNG - MỸ

TẠI VIỆT NAM TRONG BOI CANH XUNG ĐỘT

TREN BIEN ĐÔNG GIAI DOAN 2017-2021

Luận văn thạc sĩ ngành Châu Á học

Mã số: 8310608.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGHIÊM THUÝ HÀNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuấtphát từ yêu cầu trong công việc đề hình thành hướng nghiên cứu Các số liệu cónguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận vănđược thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố

trước đây.

Tác giả luận văn

Trương Ngọc Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành được Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy,

cô trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nộiđã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập Đặc biệt, tôi xingửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nghiêm Thuý Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn

đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo, các đồngnghiệp, bạn bẻ, gia đình luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong

suốt thời gian học tập và nghiên cứu Luận văn.

Trong khuôn khổ của một Luận văn, dé tai này không thể giải quyết toàn bộcác vấn đề một cách trọn vẹn, vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài không tránhkhỏi có nhiều hạn chế, thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô

và bạn bè.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU S229 40.3 E902134E90E140 E902140 97214419241 E9241eeorrrdee 1

1 Tính cấp thiết của đề tài -2¿- 5c 2k2k2x211221221211211211 111121 cty 1

2 Lich sử nghiên cứu vấn 46 oo.cceccecceccsscessessessesssessessesscssessessessscsnessessessessseeseeses 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 5< +3 + 3+1 E + EESeEEeeereeereeeeree 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 2 s++++E++E++£++£x+zxzxzrserxees 5

5 Phương pháp nghiÊn CỨU + 2 122111213911 1911 11 11111 11 1 kg ng 5

6 Dong góp mới về khoa học của luận văn -¿©22 2 s+zxezzz+Eserxerxez 67.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - - + Set eeEekerrrerrs 7

8 Bố cục của luận văn -::-2++t222xvt 22211222 ttrrrrrirriio 7

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA CẠNH TRANH SỨC

MẠNH MEM TRUNG - MỸ Ở VIỆT NAM TRONG BOI CANH XUNG

ĐỘT TẠI BIEN DONG 5° s°©ss©css©EssEvseEsserseErservserssersetrsersserssersee 8

1.1 Cơ sở lý luận và thực ti€ne c.cececcccccccscccsscsesssssscsessssesessesesesscsesesucssscseessscseees §

1.1.2 Khái niệm sức mạnh mềm - -2¿©5++++2E++ttExxvsrxrvrsrtrrrrrrrred 91.1.3 Vai trò của sức mạnh mềm trong sức mạnh tông hợp quốc gia 181.1.4 Các yêu tố tạo dựng sức mạnh IỀH (S63 EEeEEeErrerkererkd 21

1.1.5 Đặc điểm của cạnh tranh sức mạnh mém trên thé giới hiện nay 241.2 Việt Nam trong cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tại khu vực ChâuA - Thái Bình Dương - 2-5 ©E9SE£EE£EE2EE2EEEEEEEE121212112112121 1111 ve,28

1.2.1 Giá trị địa - chiến lược của Việt Nam tại khu vực Châu Á - Thái Bình

DUONG 0 28

1.2.2 Việt Nam trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc ccccccccex 321.2.3 Việt Nam trong lợi ích chiến lược của Mỹ - 2 + xe 40Tiểu kết chương l -¿- 2-55 SEEỀEEEE12E121121121211111111121121 111111 c0 45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH SỨC MẠNH MEM TRUNG MỸ Ở VIỆT NAM TRONG BOI CANH XUNG ĐỘT LỢI {CH COT LOI

-TẠI BIEN ĐÔNG GIAI DOAN 2017 - 2(021 2-2 sscsssezssessses 47

Trang 6

2.1 Cạnh tranh về văn hóa quốc gia - + + 5 E+SE£EE+E£2E£EerEerxerxersses 472.2 Cạnh tranh về giá trị QUOC gia -. -¿- 2 +++++£+£++EEt£EtzEzrxerxerkeres 642.3 Cạnh tranh về chính sách ngoại giao của quốc gia - 71Tiểu kết chương 2 - ¿- 2-52 SSc 2E 2EEE19E121121122127171121121171711211 21111 re.95

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH SỨC MẠNH MÈM TRUNG

- MỸ DEN VIET NAM VA ĐÈ XUẤT MOT SO DOI SÁCH, ĐỊNH HUONGUNG XU CUA VIỆT NAM GIAI DOAN 2017 - 2021 -5c-sc<< 96

3.1 Tác động của cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ đến Việt Nam 96

3.1.1 Tác động thuận (Cơ hội và thuận lợi) . - ¿+ + <+<<>+<<+<s2 963.1.2 Tác động nghịch (Khó khăn và thách thức) . - :+s-+++<<++s 105

3.2 Đối sách của Việt Nam dưới tác động của cạnh tranh sức mạnh mềm

3.2.1 DOi o0 gi" 112

3.2.2 Đối sách cụ thé với Trung Quốc -¿-©¿+++++2x++zx++zxzzeee 132

3.2.3 Đối sách cụ thé với Mỹ ¿- ¿©2222 E2 EEE1EE121121111211 21 ty 138(184/900 144„0000075 145

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢÁO . 2-2 ©s2sseessesssessee 147

100000255 158

ii

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

ASEANAssociation of SoutheastAsian Nations

Hiệp hội các quéc gia ĐôngNam Á

BRI Belt and Road Intiative Vành đai và con đường

CA - TBD Asia Pacific Châu Á - Thái Bình Dương

DNA South East Asia Dong Nam A

FTA Free Trade Area Hiép dinh thuong mai tu do

QHQT International Relations Quan hé quốc tế

NGO Non-governmental organization | Tổ chức phi chính phủTCH Globalization Toàn câu hóa

UNCLOS United Nations Conventionon | Công ước Liên Hợp Quốc vềLaw of the Sea Luật biển

US United States of America Hoa Ky

1H

Trang 8

DANH MỤC BANG, BIEU

Bang 2.1: So sánh số lượng Học viện Không Tử Trung Quốc - 50tại Việt Nam và một số nước trên thé giới - + 2+2 + £2+£++E£+E+rxerxsrxerszxez 50Bảng 2.2: Số lượng du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 2006-Bảng 2.3: Lựa chọn điểm đến học tập của sinh viên Việt Nam -‹- 59Bảng 2.4: Số lượng du học sinh Việt Nam tai Trung Quốc và Mỹ trong giai đoạn

Bảng 2.9: Bảng so sánh chỉ số sức mạnh toàn diện của hai nước Trung Quốc và

Mỹ năm 2021 (theo thang bậc từ 1-1ÖO) - 2c + c1 2132115111111 Ekrrrkrre 94

1V

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thé kỷ XXI, sức mạnh mềm đã trở thành một nguồn “tải nguyênquyền lực” mới của quốc gia, có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệquốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới đang chuyên động hướng tới đa

cực, sức mạnh mềm ngày càng trở thành trụ cột quan trọng trong việc góp phần

nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các quốc gia Do vậy,

các nước trên thé giới, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay dang phát triển, đều quan tâmxây dựng, củng cố, khai thác và phát huy sức mạnh mềm của mình như một nhiệm

vụ mang tầm chiến lược quốc gia.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã là tâm điểm của các mốiquan hệ quốc tế Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cam quyền vào đầu năm2017 cho tới nay, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã trở thành địa bàncạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc Trong không gian chiếnlược “An Độ Dương - Thái Binh Dương” của Mỹ và Sáng kiến “Vành dai, conđường” của Trung Quốc, Việt Nam đều chiếm một vị trí quan trọng, trở thành mặttrận quan trọng nhất trong cạnh tranh Trung - Mỹ trong bối cảnh thế giới có nhiềuchuyền biến, đặc biệt xung đột, tranh chấp leo thang ở Biển Đông Cả Trung Quốcvà Mỹ đều điều chỉnh chính sách, không ngừng sử dụng nhiều chính sách khác nhaunhằm nâng cao sức mạnh mềm, gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực, trongđó có Việt Nam Sự điều chỉnh chiến lược đó của Trung Quốc và Mỹ dẫn đến cạnh

tranh gay gắt trên phạm vi toàn cầu cũng như ở cấp độ khu vực, đòi hỏi Việt Namcần lựa chọn bước đi đúng đắn nhằm cân bằng giữa hai nước lớn Trung - Mỹ đồng

thời điều chỉnh lại vị thế chiến lược toàn cầu và trong khu vực Do đó, việc nghiêncứu cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranhchiến lược trên Biển Đông là nhu cầu của thực tiễn Nghiên cứu này không nhữngcập nhật các chính sách, động thái mới nhất trong chiến lược cạnh tranh sức mạnh

Trang 10

mềm giữa hai nước lớn Trung - Mỹ, từ đó đề xuất một số hàm ý cho Việt Namtrong xây dựng một chính sách khôn khéo, mềm dẻo nhằm bảo vệ vững chắc chủquyền quốc gia, duy trì môi trường hòa bình dé phát triển bền vững.

Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn dé tài “Cạnh tranh sức mạnh mémTrung - Mỹ tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược trên Biển Đông

giai đoạn 2017 - 2021” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Châu Á học.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của

nhiều học giả trong nước và ngoài nước Hiện nay, có rất nhiều công trình đang

nghiên cứu về cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ, nhất là không gian chiến lược ẤnĐộ Dương - Thái Bình Dương Các công trình, bài viết được đề cập với nhiều cấpđộ khác nhau, góc độ khác nhau từ đi sâu phân tích diễn biến từng sự kiện, tập trungxem xét việc điều chỉnh và triển khai chính sách của mỗi nước từng thời kì, từnggiai đoạn cho đến nhắn mạnh cuộc cạnh tranh khi âm thầm, khi gay gắt của hai

cường quốc ở đây Tuy nhiên, các công trình, bài viết nghiên cứu về cạnh tranh sức

mạnh mềm Trung - Mỹ, đặc biệt ở Việt Nam tương đối it; thậm chí các van đề

nghiên cứu cụ thé của dé tài chưa có Các công trình tiêu biéu có thé kê đến là:

Luận văn Thạc sỹ “Cạnh tranh sức mạnh mêm giữa Mỹ và Trung Quốc ở

khu vực Đông Nam A từ dau thế kỷ XXI đến nay” của Nguyễn Thi Hòa làm rõ

những ảnh hưởng của cạnh tranh sức mạnh mềm giữa Mỹ và Trung Quốc đối vớikhu vực Đông Nam A; đồng thời làm rõ đối sách của các nước Đông Nam A (chủ

yếu là các nước thuộc ASEAN) trước cạnh tranh sức mạnh mềm giữa Mỹ và

Trung Quốc; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc dé ra chính

sách phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong chínhsách đối ngoại với các đối tác chiến lược.

Bài nghiên cứu “Sức mạnh mêm” của Mỹ thời Tổng thống Donal Trump Thực trạng, tác động và kiến nghị chính sách cho Việt Nam” của TS Nguyễn Việt

Trang 11

-Lâm làm rõ sự suy giảm sức mạnh mềm, tăng cường sức mạnh cứng của Mỹ dướithời Tổng thống Donal Trump đã tác động nhất định đến quan hệ quốc tế nói chungvà Việt Nam nói riêng Từ đó, tác giả đề xuất kiến nghị cho Việt Nam trong quan hệViệt - Mỹ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy giảm sức mạnh mềm của Mỹ.

Bài nghiên cứu “Sw rỗi dậy của sức mạnh mém Trung Quốc - một số vấn

đề đặt ra cho Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Thu Phương và Th§ Chử Thị Bích

Thu tập trung làm rõ quan điểm của Trung Quốc về van dé gia tăng sức mạnhmềm ra thế giới giai đoạn 2001 - 2020; nêu bật sự trỗi dậy và tác động của sứcmạnh mềm Trung Quốc ở các phương diện chủ yếu như tư tưởng chính trị, kinh tế,văn hóa và các hoạt động tuyên truyền đối ngoại trên quy mô toàn cầu (Châu Á,Châu Phi); nhận diện sự trỗi dậy của sức mạnh mềm Trung Quốc tại Việt Nam Từgóc độ chủ thé tiép nhan, danh gia kha nang tiép nhận của Việt Nam đối với những

tác động cơ bản nhất của sức mạnh mềm Trung Quốc, từ đó đề xuất một số đối

sách phù hợp.

Cuốn sách “Điêu chỉnh chiến lược của Trung Quốc và những tác động tớiquan hệ Mỹ - Trung Quốc” của PGS TS Cù Chí Lợi (Chủ biên) tập trung chủ yếuvào việc phân tích những điều chỉnh chiến lược gần đây của Trung Quốc, nhữngthách thức đặt ra đối với Mỹ cũng như những phản ứng của Mỹ đối với chiến lượcmới của Trung Quốc và ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Trung tới Việt Nam.

Đối với những công trình nghiên cứu nước ngoài, đã có các công trình

nghiên cứu sau:

Bài báo nghiên cứu “Dynamics of the Trump Administration s Policy onthe South China Sea” (2018) của tác giải Su Xiaohui đã làm rõ được những tác

động và hành động còn hạn chế trong chính sách đối ngoại của Tổng thống HoaKỳ Donal Trump đối với Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực Châu A - Thái

Bình Dương.

Trang 12

Bài nghiên cứu “The South China Sea: Troubled Waters in China - U.S.Relations” (2017) của tác giả Cai Penghong cũng đã có những nhìn nhận toàn diện

về tư duy trong chính sách đối ngoại “nước Mỹ trên hết” của Hoa Kỳ dưới thờiTổng thống Donal Trump Qua đó, tác giả cho thay mối quan hệ xung đột về lợiích kinh tế - quân sự giữa Hoa Ky và Trung Quốc tại Biên Đông.

Qua bài phân tích - đánh giá chiến lược “Biden’s Indo-Pacific Strategy:

Expectations and Challenges” (2021) của hai tác giả Yogesh Joshi va Archana

Atmakuri xuất bản trên Viện nghiên cứu Nam A đã có những phân tích đánh giá

sâu sắc về triển vọng của các chính sách đưới chính quyền Tổng thống Joe Biden

tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sau những biến động và tác động củachính quyền đương thời Đồng thời là những nhận định về những ảnh hưởng màHoa Kỳ tác động đến cục diện Mỹ - Trung trong bối cảnh trỗi dậy mạnh mẽ củaBắc Kinh.

Như vậy, có thê thấy chưa có một công trình, bài viết nào trước đây có cách

nhìn toàn diện về sự cạnh tranh sức mạnh mềm Mỹ - Trung Quốc trên biển Đôngtrong giai đoạn 2017 - 2021 Vì thế, Luận văn của tác giả sẽ cung cấp những vấn

đề cơ bản trong quá trình mở rộng, chạy đua sức mạnh mềm của hai cường quốc

Mỹ - Trung ở Việt Nam trong bối cảnh xung đột trên biển Đông giai đoạn 2017 —2021 đồng thời đưa ra những đối sách của Việt Nam trước thực trạng đó.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nhằm góp phần tạo lập cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc nghiên cứu,

đánh giá cạnh tranh sức mạnh mềm giữa Trung Quốc và Mỹ tại Việt Nam trongbối cảnh cạnh tranh chiến lược tại Biển Đông giai đoạn 2017 - 2021 và lựa chọnđối sách của Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Dé tài sẽ tập trung làm rõ một sô nội dung cu thê sau:

Trang 13

Thứ nhất, khuôn khé lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đánh giá cạnh

tranh sức mạnh mềm giữa Trung Quốc và Mỹ tại không gian chiến lược Việt Nam.Thứ hai, thực tiễn cạnh tranh sức mạnh mềm giữa Trung Quốc và Mỹ tạiViệt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược tại Biển Đông giai đoạn 2017 -2021; từ đó, nhận diện tác động của cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tớikhông gian phát triển của Việt Nam.

Thứ ba, lựa chọn chủ trương, quan điểm và hệ thống đối sách phát triển gắn

kết hữu cơ với các đối sách chính trị - kinh tế thế giới, khu vực và đảm bảo cho sựphát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tại Việt Namtrong bối cảnh xung đột tại Biển Đông.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Pham vi nội dung: Luận văn sẽ di sâu phân tích cạnh tranh sức mạnh mềmTrung - Mỹ tại Việt Nam trên một số yếu tố chủ yếu như: văn hóa quốc gia, giá trịquốc gia và chính sách ngoại giao của quốc gia.

- Phạm vi không gian: nghiên cứu tập trung vào không gian chiến lược tại Việt- Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu những diễn biến diễn ra trongnhững năm 2017 - 2021 Đây là giai đoạn Tổng thống Donal Trumb lên nắmquyền với tôn chỉ “nước Mỹ trên hết”, Donal Trumb đã thi hành những chính sách

trừng phạt cứng rắn hơn bao giờ hết với Trung Quốc, đây cuộc cạnh tranh Trung —

Mỹ gia tăng.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử: luận văn đặt trong tiến trình lịch sử cụ thể, khônggian, thời gian là bối cảnh chung của quan hệ Trung - Mỹ, tình hình thế giới, khuvực từ năm 2017 đến năm 2021, phù hợp với lôgíc lịch sử.

Trang 14

- Phương pháp phân tích địa - chính trị: luận văn được xem xét trước hếtdưới góc độ cạnh tranh địa - chính trị, canh tranh quyền lực trong không gian địalý tự nhiên và địa lý nhân văn của Việt Nam, từ đó, thấy rõ lợi ích, mục tiêu chínhtrị chiến lược của Trung - Mỹ tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam nói riêng và khu

vực nói chung.

- Phương pháp phân tích hệ thống: nghiên cứu tổng thé cạnh tranh chiếnlược kết hợp nghiên cứu động thái.

- Phương pháp lôgíc, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: các nghiên

cứu sẽ phải từ những thay đổi chính sách của Trung Quốc và Mỹ tại Việt Nam,

diễn biến, sự kiện đã và đang xảy ra để phân tích được tầm ảnh hưởng của cạnhtranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ đối với Việt Nam và từ đó rút ra những đối sáchphù hợp cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Phương pháp phân tích và tông hợp: được sử dụng dé thu thập và đánh giá

các nguôn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm văn kiện của Đảng các khóa gan

đây nhất, chủ trương và chính sách của Nhà nước, các công trình nghiên cứu trongvà ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài.

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: được sử dụng dé thu thập và đánh giácác nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt là thực trạng cạnh tranh sức mạnhmềm Trung-Mỹ ở Việt Nam với trọng tâm là vấn đề Biển Đông.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: được sử dụng dé thu thập và đánhgiá về kết quả cạnh tranh sức mạnh mềm giữa Mỹ và Trung Quốc tại Việt Nam

Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu, hệ

thống, đính chính, phân loại, thống kê, phương pháp tiếp cận liên ngành lịch sử,khu vực học, quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế làm phương pháp bồ trợ.

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn làm rõ những diễn biến cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tạiViệt Nam trong bối cảnh xung đột tại Biển Đông cũng như tác động của cạnh

Trang 15

tranh đó đến Việt Nam trong những năm 2017 - 2021.

Luận văn làm rõ đối sách của Việt Nam trước diễn biến phức tạp của cạnhtranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tại Việt Nam trong bối cảnh xung đột tại BiểnĐông từ năm 2017 đến năm 2021.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7.1 Ý nghĩa lý luận: Luận văn giúp bé sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận quan hệ

quốc tế, giúp ích cho việc tìm hiểu quan hệ giữa các nước lớn, cụ thể là quan hệ

giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như giữa các nước trên thế giới; làm phong phú

thêm nghệ thuật hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam vớicác đối tác chủ chốt trong tình hình mới Mặt khác, luận văn cũng góp phan tíchcực hỗ trợ công tác giảng dạy quan hệ quốc tế và quan hệ với Mỹ, với Trung Quốc.7.2 Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu sâu về cạnh tranh sức mạnh mềm Trung -Mỹ có ý nghĩa thực tiễn trong tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động, quan

hệ quốc tế giữa các quốc gia ngày càng diễn biến phức tạp Đặc biệt, đối với Việt

Nam, góp phần tạo dựng cơ sở cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại.8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt và tài liệu

tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cạnh tranh sức mạnh mềm Trung —Mỹ tại Việt Nam trong bối cảnh xung đột trên Biên Đông

Chương 2: Thực trạng cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tại Việt Nam

trong bối cảnh xung đột lợi ích cốt lõi tại Biển Đông giai đoạn 2017 - 2021.

Chương 3: Tác động của cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ đến ViệtNam và đề xuất một số đối sách của Việt Nam giai đoạn 2017 — 2021.

Trang 16

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA CẠNH TRANH SỨC MẠNH

MEM TRUNG - MỸ Ở VIỆT NAM TRONG BOI CANH XUNG DOT TẠI

BIEN DONG1.1 Co sở lý luận và thực tiễn

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện Tuynhiên trong quá trình phát triển, khái niệm cạnh tranh không chỉ dừng ở lĩnh

vực kinh tế, mà còn phát triển trên nhiều lĩnh vực khác Hiểu đơn giản nhất,

cạnh tranh là trạng thái đối đầu giữa hai hoặc nhiều chủ thé nham đạt đượclợi ích nào đó Mỗi chủ thể tham gia không ngần ngại hy sinh lợi ích của

người khác đề tối đa hóa lợi ích cá nhân,giành lấy lợi ích về phía mình.

Cạnh tranh trong Lý thuyết chủ nghĩa hiện thực (còn gọi là Chính trịhọc quyền lực - Power Politics): theo chủ nghĩa hiện thực cạnh tranh là bảnchất của quan hệ quốc tế, và mục đích của sự cạnh tranh đó là quyền lực/sức

mạnh bởi: quốc gia - dân tộc là chủ thể chính, trung tâm quyền lực trong

quan hệ quốc tế Thế giới mà các quốc gia đang sống có đặc tính là vô chính

phủ Bởi vậy, môi trường của quan hệ quốc tế cũng là vô chủ Các quốc giamuốn tổn tai và phát triển phải tự mình nâng cao sức mạnh tổng thé của

mình, cần có quyền lực, trước hết là quyền lực quân sự dé cạnh tranh, bảo vệ

và mở rộng lợi ích quốc gia - dân tộc, chống lại sự đe dọa từ bên ngoài.

Chính vì vậy, xung đột lợi ích giữa các quốc gia là tuyệt đối, là bản chất, cònhợp tác là tương đối và hiện tượng Thuyết Hiện thực cho rằng không có kẻ

thù hay đồng minh nảo là vĩnh viễn Bất kỳ hình thức hợp tác nào cũng chỉ

đơn giản là phương tiện phân bé quyền lực, đạt được lợi ích và quyền lực đã

đặt ra Theo đó, các quốc gia luôn tìm cách nâng cao quyên lực nhằm tự đảmbảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống vô chính phủ thông qua

Trang 17

việc cố găng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt Điều này dẫn tới

việc các quốc gia luôn ở trong thé cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau.

Thực tế lịch sử thế giới đã cho thấy, “sự cạnh tranh giữa các cường

quốc là đặc trưng lâu dài của nén chính trị thế giới” Financial Times cảnh

báo răng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là “sự phát triển địa chính trịquan trọng nhất trong thời đại của chúng ta.

Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên nhiều lĩnh vực,

từ kinh tế, quân sự, ngoại giao,v.v Đặc biệt, kế từ khi Tổng thống Donal

Trumb lên nắm quyền từ năm 2027 — 2021 với chính sách “Nước Mỹ trên

hết” đã khiến cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng trở nên gay gắt, đặcbiệt là vấn đề Biển Đông Biển Đông trở thành một trong những đấu trường

cạnh tranh chiến lược giữa hai nước này.

1.1.2 Khái niệm sức mạnh mém

Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, khi nói đến sức mạnh hay quyền lực(power), người ta thường nói đến sức mạnh/ quyền lực của nhà nước và định nghĩa

nó theo những cách khác nhau Theo Barnett và Duvall: “sức mạnh là cách một

quốc gia sử dụng nguồn tài nguyên vật chất của mình để bắt buộc một quốc gia

khác làm điều mà quốc gia đó không muốn” [94, tr.22] Theo đó, nguồn tàinguyên này bao gồm năng lực quân sự và sức mạnh kinh tế.

Trong lý thuyết quyên lực xã hội của Bertrand Russell, sức mạnh đơn giản

là “việc tao ra các ảnh hưởng như dự định” [83, tr.25].

Chính trị gia người Mỹ Robert Dahl định nghĩa “sức mạnh là khả năng bắtbuộc mọi người phải làm cái gì đó mà họ không thể làm khác được” Max Weber

lại định nghĩa sức mạnh là “khả năng mà một kẻ hành động trong mối quan hệ xã

hội có một vị trí để thực hiện ý chí mong muốn của mình bat chấp sự chống đối”

[93, tr.152].

Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa “quyền lực là cái sức mạnh

Trang 18

có thé cưỡng chế người ta phải phục tùng mình” [4, tr.1970].

Ngoài những định nghĩa quyền lực truyền thống như trên, một số học giảkhác cũng đã phát triển những quan điểm khác về quyên lực.

Theo Susan Strange, quyền lực “bao gồm cả cấu trúc và quan hệ”, trong đócấu trúc trong quyền lực là khả năng tạo ra các quy tắc, chuẩn mực và phương

thức hoạt động trong hệ thống quốc tế còn quan hệ trong quyền lực là khả năng

khiến người khác làm điều họ không muốn” [100, tr.17 - 32].

Một quan điểm cấp tiến khác của Steven Lukes lại cho rằng quyền lực là

“việc ap đặt các ràng buộc bên trong và chính sự tin tưởng của những người chịu

sự ràng buộc đó dẫn đến sự đồng ý hoặc sự thích nghi của họ với việc bị thống tribang các hình thức cưỡng chế hoặc không cưỡng chế” [101, tr.87 - 95].

Tóm lại, quyền lực xét theo phương diện, quan điểm nao thì cũng đều nhắnmạnh ở một nội dung quan trọng, đó là năng lực thực hiện mục đích của chủ thể

trong quan hệ quốc tế Về mặt ngữ nghĩa, theo Hoàng Khắc Nam, “khái niệm này

có thê hiểu theo nghĩa tương đương trong tiếng Việt là “sức mạnh” và quốc gianào có khả năng duy trì độc lập và thực hiện lợi ích của mình trong quan hệ quốc

tế thì đều có quyền lực/sức mạnh” [60, tr 221 - 229] Trên cơ sở này, khái niệm

“sức mạnh” và “quyền lực” được sử dụng trong phạm vi nghiên cứu của luận vănlà đồng nhất.

Về cơ bản, sức mạnh được chia ra làm hai loại: sức mạnh cứng và sứcmạnh mềm Nếu trước kết thúc Chiến tranh lạnh, sức mạnh cứng là loại hình

truyền thống của công cụ chính sách đối ngoại thì trong thời kỳ hậu Chiến tranh

lạnh, sức mạnh mềm được chú ý hơn bởi tính hiệu quả và sự phù hợp của nó vớinhững xu hướng phát triển mới trong quan hệ quốc tế.

Thuật ngữ “sức mạnh mềm” và những vấn đề liên quan đã xuất hiện trongcác học thuyết chính trị cô điển của phương Đông Tuy nhiên, phải đến nửa cuốithé ky XX, nó mới được tổng hợp và phát triển thành một khái niệm day đủ, độc

10

Trang 19

lập Cha đẻ của luận thuyết “sức mạnh mềm” (hay “thực lực mềm”, quyền lực

mềm”) là GS Joshef S Nye - nguyên Hiệu trưởng trường John F Kenedy, thuộcĐại học Harvard Năm 1990, trong cuốn Nhat định lãnh đạo: Diễn biến của banchất sức mạnh nước Mỹ (Bound to Lead: The Changing Nature of AmericanPower), học giả nay khang định: sức mạnh mềm là “khả năng khiến người khác

muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép

buộc hay mua chuộc” [89, tr.6].

Trong một tác phâm khác Sức mạnh mém: Công cụ tiến tới thành công trongchính trị quốc tế (Soft Power: The means to Success in World Politics), Joshef S.

Nye đã phát triển quan niệm của minh về sức mạnh mềm thành luận thuyết, coisức mạnh mềm là “khả năng đạt được điều mình muốn thông qua sức hấp dẫn thay

vì cưỡng bức hay ép buộc” [90, tr 12].

Theo Joshef S Nye, nếu sức mạnh cứng là khả năng đạt được điều chúng ta

muốn bằng cách mua chuộc (củ cà rốt) hoặc đe dọa (cây gậy) thì sức mạnh mềm

lại là khả năng đạt được điều chúng ta muốn bằng sự thuyết phục hoặc sức hấp dẫndưới hình thức văn hóa, tư tưởng và chính sách đối ngoại Khi phân tích về mốiliên hệ tổng quan giữa các định dạng hành vi và các nguồn lực, Nye đã xây dựngmột phô định dạng các chuỗi hành vi từ chỉ huy (cưỡng chế, dụ dỗ) đến thu phục(lên lịch trình, quyến rũ) Dựa trên phổ hành vi này, có thé thấy các nguồn lựcthích hợp nhất để phục vụ cho hành vi thu phục chính là các nguồn lực của sứcmạnh mềm.

Tuy sức mạnh mềm đã trở thành một khái niệm được thảo luận sôi nồitrong giới chính trị quốc tế nhưng theo J Nye, khái niệm này đã bị hiểu sai mộtcách phổ biến Do đó, tháng 2 năm 2006, trong bài viết Suy ngẫm lại sức mạnhmêm (Think again: Soft Power), đồng thời giải thích rõ hơn một số khái niệm cóliên quan mà giới nghiên cứu quốc tế thường hiểu sai Các nội dung cụ thé gồm: 1)

Đông nhât sức mạnh mêm với sức mạnh mêm văn hóa chỉ đúng ở một chừng mực

11

Trang 20

nhất định Sức mạnh mềm của một quốc gia cần hội tụ đủ ba yếu tổ là văn hóa, tưtưởng chính trị và chính sách đối ngoại; 2) Sức mạnh kinh tế không phải là sứcmạnh mềm là sai, sức mạnh kinh tế có thể chuyên hóa thành sức mạnh cứng hoặcsức mạnh mềm tùy thuộc vào hoàn cảnh áp dụng, trong trường hợp trừng phạt vềkinh tế thì nó trở thành sức mạnh cứng, còn trong trường hợp dung của cải dé muachuộc thì kinh tế lại phát huy tác dụng sức mạnh mềm; 3) Sức mạnh mềm khôngnhất thiết mang tính nhân đạo hơn sức mạnh cứng, sức mạnh mềm cũng là một

loại quyền lực, do đó, giống như các loại sức mạnh khác, nó có thé được sử dụngcho các mục đích tốt hay xấu; 4) Sức mạnh mềm khó lượng hóa là quan điểm sai

lầm J Nye cho rằng, giống các loại sức mạnh khác, sức mạnh mềm cũng có théđo lường thông qua các cách tiếp cận như so sánh, lấy ý kiến; 5) Chỉ dựa vào sứcmạnh cứng hay sức mạnh mềm đều sai lầm, sự kết hợp một cách hiệu quả giữa hai

loại sức mạnh này tạo ra một loại sức mạnh mới gọi là sức mạnh thông minh; 6)

Một số mục tiêu chỉ có thể đạt được bằng sức mạnh cứng, trong một số trường họp,

như ngăn chặn chương trình hạt nhân cua Iran thì sức mạnh cứng là sự lựa chọn

đúng đắn của Mỹ; 7) Nguồn lực dân sự không chỉ sản sinh ra sức mạnh cứng, nếu

sử dụng vào những mục đích tốt thì sẽ sản sinh ra sức mạnh mềm, ví dụ đưa lực

lượng quân đội cứu trợ nhân đạo, gin giữ hòa bình ; 8) Ở một chừng mực nhất

định, sức mạnh mềm khó triển khai nhưng các chính phủ có thé tang cường sứcmạnh mềm thông qua việc kiểm soát và thay đôi chính sách ngoại giao của mình;9) Sức mạnh mém có thê góp phan vào giải quyết mối đe dọa khủng bố hiện nay;

10) Nước Mỹ ngày càng đề cao sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế.

Tóm lại, theo J Nye: “Xét từ góc độ hành vi, sức mạnh mềm là sức hấp dẫn.Xét về nguồn lực, sức mạnh mềm là tài nguyên sản sinh ra sức hấp dẫn này”.Đồng thời, Nye cũng nhắn mạnh nói như vậy không có nghĩa là sức mạnh mềmđối lập với sức mạnh cứng hay sức mạnh mềm tốt hơn sức mạnh cứng Tùy thuộc

vào từng hoàn cảnh lịch sử cụ thê mà một quôc gia nên chọn loại hình sức mạnh

12

Trang 21

nào dé thé hiện cũng như tùy thuộc vào việc sử dụng cho mục đích tốt hay xấu mà

loại hình sức mạnh đó được xem là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực Ở một mứcđộ nào đó, việc có thể kết hợp và sử dụng linh hoạt, hiệu quả cả hai loại hình sứcmạnh này chắc chắn sẽ là mục tiêu và mong muốn của bất kì quốc gia nào xéttrong cục diện chính trị thế giới ngày nay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của lý thuyết và thực tiễn quan hệ quốctế, những sự thay đổi trong chính trị quốc tế đã đặt ra không ít thách thức cho

khung lý thuyết về sức mạnh mềm của Nye Một số nhà nghiên cứu cho răng khái

niệm sức mạnh mềm của Nye chỉ đơn thuần phản ánh sức mạnh mềm của Mỹ.Theo những nghiên cứu này, khung lý thuyết sức mạnh mềm của Nye khó có théđược áp dụng trên phạm vi toàn cầu bởi sức mạnh mềm của các quốc gia là không

đồng nhất về hình thức mặc dù nó có thể dựa trên một số cơ sở tương đồng nhất

định Chăng hạn như Regis Arnaud, sức mạnh mềm được hiểu theo nghĩa rộng là“khả năng ảnh hưởng đến kết quả của một chính sách” [99, tr 24 - 25] StevenLukes xác định sức mạnh mềm là “sức mạnh định hình, ảnh hưởng hoặc quyếtđịnh niềm tin và mong muốn của người khác, từ đó đảm bảo sự tuân thủ của họ”

[101, tr.486] Trong khi đó thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại

CFR, Elizabeth Economy cũng đã có định nghĩa về sức mạnh mềm khác với Nyekhi cho răng sức mạnh mềm là “văn hóa, giáo dục và ngoại giao chứ không phải làđầu tư hay phát triển” [97, 2006] Nhà nghiên cứu Pilko bé sung thêm sức mạnhmềm có thể được coi là “sức hấp dẫn của hình ảnh quốc tế của một quốc gia”, theo

đó hình ảnh quốc gia là một tập hợp bao gồm hệ thống giá trị, hệ thống chính trị,

trật tự kinh tế, văn hóa, truyền thống và phong tục, di sản lịch sử, tư tưởng, tôn

Trang 22

ninh và quân sự” [92, tr.112] Cùng chia sẻ với quan điểm này của Kurlantzick J,nhà nghiên cứu Christopher.A.Ford nhìn nhận sức mạnh mềm ở một góc độ rộnghơn, khi ông cho răng: sức mạnh mềm thường được sử dụng đề chỉ ảnh hưởngchung của liên kết các trọng số của một quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, vănhóa và chính trị mà thực chất là tất cả các khía cạnh của sức mạnh quốc gia ngoại

trừ sức mạnh cứng cùng với sự ép buộc quân sự” [86, tr 89 - 111].

Rõ ràng những quan điểm này đã mở rộng khái niệm về sức mạnh mềm của

Nye Theo đó, nội hàm về sức mạnh mềm này có thé áp dụng cho nhiều quốc giakhác nhau với lịch sử phát triển, tiềm năng kinh tế cũng như tầm ảnh hưởng chính

trị khác nhau.

Trong quá trình ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập của các yếu tố phươngTây có khả năng xói mòn các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước giành thếchủ động trong cuộc cạnh tranh vi thế dẫn đầu với các cường quốc lớn, đặc biệt là

Mỹ, Trung Quốc đã xác định sử dụng sức mạnh mềm như một công cụ nhằm hiện

thức hóa các mục tiêu và lợi ích chiến lược của mình.

Khi tìm hiểu về sức mạnh mềm, người Trung Quốc thường nhấn mạnh, các

triều đại phong kiến của họ đã áp dụng loại sức mạnh này vào quan hệ bang giao

láng giéng trong lịch sử mấy nghìn năm qua Cụ thé, các vương triều đã áp dungthuật “Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trongsự sáng suốt Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lay mưu lược dé thắngđịch, kế đó là thang dich bằng ngoại giao, hạ sách là tan công thành trì” trong Binh

pháp Tôn Tử đối với các quốc gia lân cận Thế nhưng cho đến nay, Trung Quốc

vẫn đang trên đường tìm kiếm, xây dựng khung lý luận sức mạnh mềm mang đặcsắc riêng.

Đối với các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Trung Quốc, sức mạnhmềm không còn là một khái niệm xa lạ Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, Báocáo chính trị trình lên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI Đảng Cộng sản

14

Trang 23

Trung Quốc (2002) chỉ rõ: “Trong thế giới ngày nay, văn hóa quyện với kinh tế vàchính trị, thé hiện một vi trí và vai trò nổi bật hơn trong việc cạnh tranh dé có đượcsức mạnh quốc gia toàn diện” Nam 2006, thuật ngữ “sức mạnh mềm” chính thức

xuất hiện trong văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc Lần đầu tiên, Văn kiệnĐại hội lần thứ XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: Sức mạnh mềm

là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng như sứccạnh tranh quốc tế của đất nước.

Như vậy, sức mạnh mềm Trung Quốc được hiểu là hệ thống sức mạnh bao

gồm những nguồn lực quân sự và an ninh như: văn hóa, ngoại giao, giá trị quanchính trị, tài trợ kinh tế có vai trò xây dựng hình ảnh Trung Quốc phát triển hòabình, “xoa dịu” phản ứng dư luận về “mối de doa Trung Quốc” và mở đường cho

các mục tiêu chiến lược trở thành cường quốc lãnh đạo, dẫn dắt thế giới trong

tương lai.

Trên cơ sở cho rằng, định nghĩa về sức mạnh mềm của J Nye còn nhiều

hạn chế, do xuất phát từ thực tiễn chính trị Mỹ nên chưa phù hợp với tình hìnhthực tế của Trung Quốc, nhiều học giả đã thể hiện tham vọng “Trung Quốc hóa”

nội hàm sức mạnh mềm.

Trong bài viết “So sánh sức mạnh mềm Trung Mỹ”, Diêm Học Thông Giáo sư trường Dai học Thanh Hoa, Trung Quốc định nghĩa sức mạnh mềm là:“Tổng hợp sức hấp dẫn, khả năng động viên quốc tế và khả năng động viên trong

-nước của chính phủ”.

Tống Hiệu Phong, người đi đầu trong nghiên cứu sức mạnh mềm Trung

Quốc đã mở rộng khái niệm sức mạnh mềm của J Nye thành phạm trù sức mạnh

tổng hợp quốc gia: “Sức mạnh mềm có thể chia nhỏ thành sức mạnh mềm đối nộinhư đổi mới chế độ, nguồn nhân lực, sức lan tỏa của văn hóa, sức ngưng tụ và sứchap dẫn, khả năng khai thác phát triển công nghệ cao và sức mạnh mềm đối ngoại

như hình ảnh quôc gia, kha năng kiêm soát cơ chê quôc tê, khả năng sáng tạo các

15

Trang 24

quy tắc quốc tế và khả năng gánh vác nghĩa vụ quốc tế Trong đó, các nhân tố

phi kinh tế như thé chế chính trị, quan điểm giá trị hạt nhân, sự công nhận quốcgia và sức ngưng tụ là bộ phận hợp thành quan trọng của sức mạnh tông hợp haysức cạnh tranh quốc gia”.

Có nhiều lý do khiến Trung Quốc khó mô phỏng hoàn toàn khung lý thuyết

sức mạnh mềm của J Nye Trước hết, vì bản thân lý thuyết của J Nye chủ yếu

dựa trên việc gia tăng các giá trị đương đại kiều Mỹ, vốn từ lâu đã chứng tỏ được

sức thuyết phục và khả năng lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, trong khi các

giá trị của văn hóa hiện đại, mô hình phát triển hay hệ thống thé chế của TrungQuốc chưa đủ khả năng để tạo ra sức hap dẫn với cộng đồng thé giới Mặt khác,những kỳ tích về phát triển kinh tế hay sự gia tăng ngày một cứng rắn hơn sức épquân sự đối với các vấn đề liên quan tới tranh chấp lãnh thổ trên biển càng khiến

cho nhiều nước trên thế gidi e ngại về “mối de doa Trung Quốc” Do đó, Trung

Quốc không dễ dàng gì nếu mô phỏng hoàn toàn khung lý thuyết của J Nye vàothực tế triển khai sức mạnh mềm của họ Vì vậy, quá trình “Trung Quốc hóa” nộihàm sức mạnh mềm của J Nye được triển khai từ các góc độ khác nhau Trong đó

có thê thấy, người Trung Quốc đã tuân theo những thông số mà J Nye xác định là

sức mạnh mềm như văn hóa, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại Nhưng ở

mức độ khác nhau, các quan điểm đã mở đường cho việc Trung Quốc chuyền hóasức mạnh kinh tế thành một kênh tác động có tính lôi kéo và ràng buộc mạnh nhấtvề sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là đối với các nước đang pháttriển Mặc dù muốn thích ứng với định nghĩa của J Nye song các học giả tập trung“khoanh vùng” nguồn của sức mạnh mềm là chính sách của chính phủ hoặc các

giá trị hạt nhân tư tưởng mang tính áp đặt của chính phủ mà bỏ qua những giá tri

mang tính bền vững sản sinh từ nền tảng xã hội dân chủ.

Như vậy, sức mạnh mềm trong quan niệm của Trung Quốc được xác địnhlà khả năng thuyết phục cộng đồng quốc tế về hình ảnh Trung Quốc phát triển hòa

16

Trang 25

bình, “xoa dịu” phản ứng dư luận về “mối de doa Trung Quốc”, lôi cuốn thé giới

băng sức hấp dẫn văn hóa thông qua các kênh tác động mang tính phi cưỡng chế,từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và mở đường cho Trung Quốc tiến gầnhơn tới các mục tiêu và lợi ích chiến lược trong tương lai Quan niệm bao trùmnày đã cho thấy rõ hơn một thực tế, trong các thông số tạo nên sức mạnh mềmquốc gia, chỉ có nguồn lực văn hóa có nhiều lợi thế hơn cả trong việc truyền bá,lan tỏa và nâng cao quyền lực mềm của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế Đó

cũng là lý do vì sao trong hệ thống nhận thức của Trung Quốc, sức mạnh mềm văn

hóa được chú ý hơn cả trong các công trình nghiên cứu hoặc các phát ngôn chính

thức của giới lãnh đạo Trung Quốc Không giống với lý thuyết của J Nye tậptrung vào hiệu quả của sức mạnh mềm trong việc đạt được các mục tiêu chínhsách đối ngoại, Trung Quốc quan tâm tới sự phát triển của sức mạnh mềm với việcthực hiện nhiệm vụ cụ thể nhằm đáp ứng mục tiêu và lợi ích chiến lược của Trung

Quốc Trong khi đó, lý thuyết của phương Tây thường coi trọng tâm sức mạnh

mềm như một thứ quyền lực của sức hấp dẫn, thuyết phục quốc gia trong quan hệquốc tế Và sức mạnh mềm như các nhà phân tích Trung Quốc nhìn nhận vẫn là

một liên kết yếu trong việc theo đuổi sức mạnh quốc gia toàn diện của nước này.

Và khi hướng sức mạnh mềm ra bên ngoài, nó chủ yếu được coi như một công cụcho các mục đích phòng vệ Điều đó đồng nghĩa với việc sức mạnh mềm TrungQuốc vẫn đang trong giai đoạn phôi thai, đồng thời cho thấy Trung Quốc có ít giátrị chính trị đủ khả năng thuyết phục thế giới vốn có đang bị chi phối một cách tự

nguyện bởi hệ giá trị phương Tây.

Trên cơ sở tông hợp và kế thừa các quan điểm này, sức mạnh mém là kha

năng ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hệ thống hoạt động trên các lĩnh vựcvăn hóa, kinh tế, chính trị Đây là khung lý thuyết được tác giả sử dụng làm cơ sở

đê phân tích sức mạnh mêm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn.

17

Trang 26

1.1.3 Vai trò của sức mạnh mém trong sức mạnh tông hợp quốc gia

Hiện nay, sức mạnh mềm không chỉ còn là một khái niệm mà đã trở thànhchiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới Đối với các quốc gia - dân

tộc, sức mạnh mềm trở thành một công cụ trong việc thực thi chính sách đối ngoại.

J Nye cho rằng: trong quan hệ quốc tế, một quốc gia có thé tác động đến quốc gia

khác “một cách tự nhiên” thông qua các giá trị như ý chí, kỹ năng ngoại giao, hay

hệ tư tưởng, tôn giáo và khi giá trị của một quốc gia được nhiều nước khác chia sẻ

thì quốc gia đó dé dàng gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc gia khác.

Vai trò của sức mạnh mềm trong sức mạnh tông hợp quốc gia được thê hiện

như sau:

Một là, sức mạnh mềm tạo khả năng quy tụ, tập hợp lực lượng, sự đoàn kết,thống nhất, đồng lòng, tạo nên chí khí dân tộc bởi bản thân sức mạnh mềm có giátrị tự thân, sức mạnh nội tại, sức cảm hóa Những giá trị cốt lõi mà nền văn hóa

của một quốc gia xây dựng và thé hiện thường có sự gan kết, sức hấp dẫn mạnh

mẽ, trở thành “mảnh đất” tinh thần nuôi dưỡng những giá trị nhân văn cao đẹp.

Sức mạnh nội tại đó sẽ tạo ra sức hấp dẫn, quyến rũ của sức mạnh mềm Sức mạnh

tinh thần là nền tảng, chất xúc tác, tạo nên sự cố kết dân tộc và nội lực quốc gia

mạnh mẽ.

Hai là, sức mạnh mềm là yếu tố cau thành sức mạnh tông hợp quốc gia.

Yêu cầu trước tiên có tính phương pháp trong nghiên cứu sức mạnh mềmcủa các cường quốc là phải đặt sức mạnh mềm trong toàn bộ sức mạnh tổng hop

quốc gia (CNP/ CNS) Bởi vì sức mạnh của một quốc gia không chỉ bao gồm sức

mạnh cứng (yếu tố địa lý - dân cư, kinh tế, quân sự), mà còn có cả các yếu tố đượccoi là sức mạnh mềm (thể chế chính trị, tư tưởng và chiến lược quốc gia (lãnh đạonhà nước), ý chí của nhân dân trong việc thực hiện chiến lược, hệ giá trị xã hội,

quan hệ quốc tế) Do đó, việc nghiên cứu sức mạnh mềm cần được xem xét trong

tổng thể sức mạnh quốc gia Các yếu tô này đã được phân tích trong phương thức

18

Trang 27

sức mạnh quốc gia nỗi tiếng mà nhà chiến lược Hoa Kỳ R Cline nêu ra từ cuối

năm 1970 và được các nhà nghiên cứu Trung Quốc tiếp thu và sáng tạo thêm.

Trong văn kiện Đại hội XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên

khẳng định, sức mạnh mềm là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng

hợp quốc gia cũng như sức cạnh tranh quốc tế của đất nước Lịch sử cho thấy, cácnước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh trong thế kỷ XX đã đi tiên phong và phát triểnmạnh mẽ những hoạt động ngoại giao để tăng cường sức mạnh mềm, hỗ trợ cho

sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế Hiện nay, nhiều nước trên thế giới chú

trọng hơn đến việc triển khai sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế như mộtphương thức cơ bản dé tăng cường sức mạnh tông hợp quốc gia.

Trong một số trường hợp, sức mạnh tổng hợp quốc gia chủ yếu dựa trênsức mạnh mềm Đó thường là các quốc gia tuy có số dân và lãnh thổ nhỏ nhưng lạicó trình độ phát triển cao cả về thể chế chính trị dân chủ, nhân quyên, kinh tế,

khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, môi trường thiên nhiên nên các quốc gia

này có sức hấp dẫn mạnh mẽ mà các cường quốc trên thế giới không thể so sánh.

Chăng hạn, Thụy Sỹ ở Châu Âu và Singapore ở Đông Nam Á Các quốc gia nhỏbé này có tiếng nói đầy uy tín trên vũ đài chính trị thế giới, vì họ đại diện cho hệ

giá trị cao đẹp, lý tưởng phấn đấu của tất cả các xã hội, lại không gây ra nguy cơđịa chính trị (thôn tính lãnh thổ) nào Do đó, chúng ta có thể nói đến những “siêu

cường sức mạnh mềm”.

Ba là, sức mạnh mềm góp phần tạo lập vị thế và ảnh hưởng của quốc gia

trên thế giới Có thé thay, thước do sức mạnh của một dat nước không chi là nănglực quốc gia mà còn là tầm ảnh hưởng Vai trò và tầm ảnh hưởng của quốc gia đối

với sự phát triển chung của khu vực và thế giới như thế nào; quốc gia đó có khảnăng thu hút, hấp dẫn, tạo hiệu ứng lan tỏa, được sự thừa nhận, chiếm được cảmtình, thu phục “nhân tâm” bên ngoài biên giới quốc gia hay không; khả năng đónggóp về chính sách, năng lực xây dựng cơ chế và quy tắc góp phần đưa ra những

19

Trang 28

giá trị, chuẩn mực quốc tế như thé nào phụ thuộc không nhỏ vào vai trò của sứcmạnh mềm.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, bất kể quốc gia nào cũng có thé gây tácđộng ảnh hưởng đến khu vực và quốc tế thông qua việc phát huy vai trò trongmạng lưới ngoại giao, các thé chế, hội nghị, diễn đàn khu vực, sức mạnh mềm gópphần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia.

Bon là, sức mạnh mềm góp phan nâng cao sức cạnh tranh quốc gia Trongbối cảnh tác động mạnh mẽ của cách mạng thông tin hiện nay, cuộc đọ sức về sứcmạnh thông tin, truyền thông (sức mạnh mềm) sẽ góp phần vào cán cân so sánhsức mạnh giữa các nước trên thế giới Các phương tiện thông tin đại chúng quốcgia và xuyên quốc gia, mạng thông tin toàn cau, trong đó đáng chú ý là truyềnhình, điện ảnh tác động mạnh mẽ đến tâm lý, thế giới quan, quan điểm chính trịcủa mọi người dân trên khắp thế giới Chính vì lẽ đó mà ngay từ đầu thế kỷ XX,

Mỹ đã phát huy sức mạnh mềm văn hóa Trong thời kì Chiến tranh lạnh, Mỹ đã

thông qua phát triển mạng lưới Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bằng hàng chục thứtiếng khác nhau Hiện nay, VOA đang phát khoảng 45 ngôn ngữ, hàng tuần phụcvụ khoảng hơn 900 triệu khán thính giả trên thế giới Trong những thập niên 30của thế kỷ XX, Vương quốc Anh đã sáng lập và duy trì sự phát triển của hai kênh

đối ngoại quan trọng hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ ngoại giao và Khối thịnh

vượng chung Anh, đó là Hội đồng Anh (BC) và Tập đoàn dịch vụ truyền thôngAnh quốc toàn cầu (BBC Worldwide Service) Hiện nay, sự hoạt động của haikênh đối ngoại này ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng Anh và thế giới, gópphần gia tăng sức mạnh mềm của Anh, tạo nên một lợi thế trong việc định vị sức

mạnh quốc gia trong cuộc cạnh tranh chiến lược trên thế giới.

Như vậy, trong một thế giới mà các nước có sự phụ thuộc, đan cai lợi íchlẫn nhau, việc giải quyết mâu thuẫn, bất đồng bằng vũ lực, bằng giải pháp quân sự

ít khả thi hơn Trong bôi cảnh như vậy, sức mạnh mêm càng được các quôc gia tận

20

Trang 29

dụng để duy trì ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế Ngay cả những nước vốn rất

mạnh về sức mạnh cứng như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp cũng ýthức rất rõ về lợi thé của sức mạnh mềm Thực tế cho thấy, quốc gia nào “thuyếtphục” được các quốc gia khác bằng sức mạnh mềm thì quốc gia đó sẽ nâng caođược uy tín, sức mạnh, nâng tầm vị thế đất nước.

1.1.4 Các yếu tô tạo dựng sức mạnh mém

Theo quan điểm của Nye, có ba nguồn lực chính tạo nên sức mạnh mềm là

văn hóa quốc gia, hệ giá trị quốc gia và chính sách quốc gia.

Đối với nguồn lực thứ nhất - văn hóa quốc gia Văn hóa của một quốc gia

(có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác) Trong bối cảnh nhất định, văn hóa cóthể được coi là một nguồn lực quan trọng của sức mạnh mềm Văn hóa hiện diện ởcác cấp độ vô cùng đa dạng, các văn hóa khác nhau tương tác theo những cáchthức khác nhau, là kênh truyền bá giá trị và tư tưởng chính trị của một quốc gia.

Nye chia thành hai nhóm: văn hóa hàn lâm và văn hóa đại chúng Van hóa han lâm

(giáo dục, văn học, nghệ thuật) là văn hóa dành cho tầng lớp tinh hoa, trí thức củaxã hội Đây là nhóm đối tượng tuy nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội

thông qua việc tham gia vào bộ máy quản lý, từ đó gián tiếp góp phần quyết định

các kế hoạch, các chính sách, chủ trương, định hướng của Nhà nước Trái lại, vănhóa đại chúng (phim ảnh, chương trình truyền hình, thé thao) là văn hóa dành chođại đa số quần chúng Đây là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn trong xã hội,mặc dù không trực tiếp tham gia vào việc hoạch định xã hội nhưng cũng góp phần

rất lớn trong việc phô biến văn hóa quốc gia Thông qua các lăng kính văn hóa,các quốc gia khác nhau sẽ có những cách tiếp cận vấn đề cũng như mong muốn

khác nhau Vì vậy, văn hóa quốc gia càng được phô biến và yêu thích, sức hap danvà thu hút càng lớn thì khả năng đạt được mong muốn lợi ích của quốc gia đó sẽcàng cao Do đó, văn hóa quốc gia, đặc biệt là văn hóa đại chúng là một trong

những nguôn lực chính của sức mạnh mêm.

21

Trang 30

Đối với nguồn lực thứ hai - hệ giá trị quốc gia, Nye cho rang nếu hệ giá tri

của một quốc gia bao gồm những giá trị mà thuyết phục, thu hút được các quốc giakhác chấp nhận hoặc quốc gia đó thực hiện những giá trị mà đa phần các quốc giakhác đều chấp nhận thì quốc gia đó sẽ có một phần quyền năng thu phục Nói cáchkhác, chính sự tương đồng về giá trị riêng cũng như sự chia sẻ một cách tự nguyện,

công bằng vì những giá trị chung giữa các quốc gia sẽ tạo nên sự hấp dẫn của sứcmạnh mềm Đó có thê là những giá trị thể hiện trong văn hóa, là cách một quốc gia

tham gia xử lý các vấn đề toàn cầu, thể hiện vai trò trong các thể chế quốc tế, thực

thi các chính sách đối nội và đối ngoại Tất cả những giá trị này của một quốc giađều được xem là có sức ảnh hưởng lớn đến mong muốn của các quốc gia khác.

Theo J Nye, dân chủ và dân quyền chính là những nguồn lực có hiệu quảtạo ra sức hút của Mỹ đối với thế giới, các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xãhội thực hiện trong nước, đạt hiệu quả cao cũng tạo ra hiệu ứng lan tỏa ra thế giới

bên ngoài, tạo nên sức hấp dẫn của quốc gia đó.

Đối với nguồn lực thứ ba - chính sách quốc gia, theo Nye đó phải là chínhsách (bao gồm cả đối nội và đối ngoại) hợp pháp và đạt được sự tin cậy, tín nhiệm

cao Mặc dù đây là điều rất khó dé có thé lượng hóa được nhưng lại tác động rất

lớn đến sức mạnh mềm của một quốc gia Lý do là bởi một quốc gia chỉ thuyếtphục và thu hút được các quốc gia khác khi được đánh giá là đáng tin cậy, có tráchnhiệm với cộng đồng trong nước và quốc tế, tôn trọng lợi ích chung, tôn trọng luậtpháp quốc tế thông qua quá trình hoạch định và triển khai các chính sách đối nội

và đối ngoại.

Chính sách ngoại giao (khi chính sách ngoại giao coi là uy tín và có dao

đức), sức hấp dẫn của một quốc gia phụ thuộc vào việc triển khai các chính sáchngoại giao cũng như những giá trị mà các chính sách ngoại giao muốn truyền tải.Moi quốc gia đều tìm kiếm lợi ích quốc gia thông qua các chính sách ngoại giao,nhưng định nghĩa về lợi ích quốc gia như thé nao và dung phương cách nào dé đạt

22

Trang 31

được lợi ích quốc gia lại khác nhau giữa các nước Những chính sách được xây

dựng trên cơ sở xác định lợi ích quốc gia một cách rộng rãi và có tầm nhìn rộng dễtạo ra sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác.

Các học giả Trung Quốc đồng tình với quan điểm của Joseph Nye cho rằng,nguồn sức mạnh mém là những nguồn lực phi vật chất vô hình như quan niệm, chế

độ tương ứng với các nguồn lực hữu hình của quốc gia như lãnh thé, các sản vật,

dân số Tuy nhiên, quan điểm về nguồn sức mạnh mềm của các học giả Trung

Quốc vẫn khác biệt so với quan điểm của J Nye và thiếu đi sự thống nhất Cóquan điểm xác định, giá trị quốc gia là nguồn sức mạnh mềm văn hóa của quốc gia.

Quan điểm này trùng với lý luận về nguồn sức mạnh mềm của J Nye Một số học

giả khác cho rằng, sức mạnh văn hóa, đặc biệt nhấn mạnh văn hóa truyền thống

Trung Hoa chính là cốt lõi của nguồn sức mạnh mềm Trung Quốc Trong khi đó,một số ít ý kiến lại thừa nhận sức mạnh chính trị của quốc gia lay “long tin” lam

gốc chính là nguồn sức mạnh mềm Trong ba xu hướng này, xu hướng coi văn hóavà quan điểm giá trị là nguồn sức mạnh mềm được giới nghiên cứu Trung Quốcchấp nhận phổ biến, quan điểm coi chính trị là nguồn sức mạnh mềm còn gây

nhiều tranh cãi gay sắt, thậm chí bị bỏ qua vốn được nhiều quốc gia xác định là

nguồn lực chính của sức mạnh mềm Đây chính là điểm khác biệt căn bản so vớiquan điểm của J Nye Như vậy, việc xác định nguồn lực của sức mạnh mềmTrung Quốc vẫn chưa rõ ràng Và sức mạnh mềm của Trung Quốc, ngoài cácthông số văn hóa, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại như lý thuyết của J.

Nye còn có thêm lĩnh vực hợp tác, tài trợ kinh tế.

Trên cơ sở tổng hợp và kế thừa các quan điểm này, sức mạnh mềm của một

quốc gia được cấu thành từ ba nhân tố chủ yếu: văn hóa quốc gia, hệ giá trị quốcgia và chính sách quốc gia Đây là khung lý thuyết được tác giả sử dụng làm cơ sởdé phân tích thực trạng cạnh tranh sức mạnh mềm giữa Trung Quốc và Mỹ trong

phạm vi nghiên cứu của luận van.

23

Trang 32

1.1.5 Đặc điểm của cạnh tranh sức mạnh mém trên thế giới hiện nay

Nhiều dự báo cho răng, trong thế kỷ XXI, cạnh tranh sức mạnh mềm sẽ làmột trong những công cụ hữu hiệu trong quan hệ quốc tế nhằm mở rộng tầm ảnh

hưởng, nâng cao vi thế quốc gia, đạt được sự ủng hộ, hợp tác của các cộng đồng,

quốc gia, quốc tế.

Trong cuộc cạnh tranh sức mạnh mềm giữa các quốc gia trên thế giới hiện

nay, nôi lên một số van dé như sau:

Thứ nhất, cạnh tranh sức mạnh mềm giữa các quốc gia là cuộc cạnh tranh

ngầm song không kém phần quyết liệt và liên tục, bởi các nước trên thế giới đềuxác định phát huy sức mạnh mềm là chiến lược phát triển quốc gia.

Theo các đánh giá thường niên, sự thăng - giảm thứ hạng về xếp loại sứcmạnh mềm của các quốc gia có sự biến đổi hàng năm Điều này phụ thuộc vào nỗlực của các nước trong việc lan tỏa các giá tri, hình ảnh đến với cộng đồng quốc tẾ,

đồng thời xuất phát từ khả năng của mỗi quốc gia gây ảnh hưởng ra bên ngoài.

Như dòng chảy không ngừng nghỉ, sức mạnh mềm có sức thâm thấu lâu dài, tácđộng của nó đối với các mối quan hệ quốc tế vì thế cũng không có tác dụng ngay,

trực tiếp Là yếu tố vô hình nên trong cuộc cạnh tranh sức mạnh mềm, việc phân

định được - thua cũng chỉ mang tính tương đối, biên độ dao động giữa các nướctheo bảng xếp hạng sức mạnh mềm cũng rất mong Chang hạn như theo nghiêncứu năm 2018, nước Anh dẫn đầu thế giới về sức mạnh mềm, theo sát nút là Pháp,Đức, Mỹ, Nhật Bản Nước Pháp từ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng năm 2017, đãnhường vị trí hàng đầu cho nước Anh năm 2018.

Từ thực tế đó cũng cho thấy, sức mạnh mềm không phải là một giá trị bất

biến mà biến đổi theo từng bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể Sau Chiến tranh lạnh,những giá trị Mỹ (dân chủ, tự do, văn hóa, giáo dục ) của siêu cường duy nhấtthế giới này dường như trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt trên toàn cầu Không thê

phủ nhận những ảnh hưởng lan tỏa của sức mạnh mêm Mỹ đôi với các nước, song

24

Trang 33

theo thời gian, không phải lúc nào những giá trị Mỹ cũng được đón nhận nồng

nhiệt Thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại vừa qua của Mỹ đối với các nước,cũng như trong xử lý các vấn đề toàn cầu là một minh chứng Theo một nghiêncứu, khoảng trống do sự suy giảm sức mạnh mềm tương đối của Mỹ đã được cácđối thủ khác như Nga, Trung Quốc lap day.

Thứ hai, trong cuộc cạnh tranh về sức mạnh mềm, không chỉ có sự hiện

diện của các nước lớn với nguồn tài nguyên sức mạnh mềm đồi dào, mà còn có sự

tham gia của các nước nhỏ khác với bản sắc riêng, cách thức triển khai đa dạng,phong phú, tùy theo điều kiện, khả năng, cơ chế của mình, tạo nên cuộc cạnh tranh

đa sắc màu.

Mỹ được coi là một trong những quốc gia có nguồn sức mạnh mềm lớnnhất thế giới Băng nhiều hình thức khác nhau, Mỹ tích cực phô biến các giá trị vềtư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa Mỹ ra toàn thế giới, góp phần củng có, duy trì

vị thế siêu cường trên toàn cầu Hiện nay, trong bối cảnh sức mạnh mềm của Mỹ

bị suy giảm, Mỹ tăng cường triển khai chiến lược sức mạnh mềm, coi trọng biệnpháp ngoại giao nhằm khang định và gia tăng tam ảnh hưởng của mình.

Trung Quốc từ lâu đã có chiến lược phát triển sức mạnh mềm trên bình diện

toàn cầu Tuy nhiên, chiến lược gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc thực sựđược tập trung đây mạnh kể từ sau Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc vớimục tiêu cao nhất là hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa”, với mong muốn truyềnbá ra thế giới hình ảnh một nước lớn có trách nhiệm đối với các công việc quốc tế,

phát triển hài hòa, đang trỗi dậy hòa bình Đề hiện thức hóa giấc mơ thế kỷ này,Trung Quốc tập trung xây dựng các sáng kiến chiến lược như “Vành đai, con

đường”, thực thi hàng loạt chương trình nhằm cải cách kinh tế, chính trị, xã hộitrong nước và đây mạnh cải thiện sức mạnh mềm văn hóa Bên cạnh các sáng kiếnvề kinh tế, Trung Quốc nỗ lực thông qua các cơ chế, diễn đàn an ninh nhằm triểnkhai chiến lược sức mạnh mềm, vừa nhằm thu hút, tập hợp lực lượng thông qua sự

25

Trang 34

tham gia đông đảo của các quốc gia, vừa mở đường cho Trung Quốc hội nhập khu

vực và thé giới, qua đó quảng bá hình ảnh, gia tăng vị thé của mình trong khu vựcvà vươn ra toàn cầu.

Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: Chúng ta cầnphải gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc, quảng bá những hình ảnh đẹp về

Trung Quốc và gửi những thông điệp của chúng ta ra thế giới một cách tốt đẹp Đề

án ngoại giao và phát triển của Trung Quốc là một phần của chương trình nghị sựrộng lớn nhằm tăng cường sức mạnh mềm trong truyền thông, xuất bản, giáo dục,nghệ thuật, thể thao và các lĩnh vực khác Theo ước tính, ngân sách cho các hoạtđộng tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc vào khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.

Sức mạnh mềm của Vương quốc Anh từ lâu đã được coi là một nguồn lựcchiến lược Mặc dù đứng trước nhiều thách thức từ trong và ngoài nước nhưnhững thỏa thuận về việc nước Anh rời Liên minh Châu Âu (Brexit), khó khănkinh tế, khủng hoảng di cư, chủ nghĩa khủng bố song quốc gia này vẫn đứng đầubảng xếp hạng về sức mạnh mềm với nguồn “tài sản” hấp dẫn như văn hóa, giáodục, ngôn ngữ và các giá trị truyền thống Bảng xếp hạng Porland Soft Power 30năm 2018 cho thấy nước Anh vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến các vấn đề toàn cầu.

Nhận thức rõ vai trò của sức mạnh mềm đối với sức mạnh tổng hợp quốcgia, Chính phủ Hàn Quốc ngay từ sớm đã có chiến lược xây dựng sức mạnh mềmvới tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, hiệu quả mọi nguồn lực, trongđó chú trọng phát triển văn hóa quốc gia, phát triển kinh tế và chính sách đối ngoại.

Việc xây dựng sức mạnh mềm với trụ cột là phát triển công nghiệp văn hóa, gan

với các mục tiêu khác của đất nước, gắn chính sách đối nội với chính sách đối

ngoại, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, mà còn là công cụ đắc lực phục vụcho mục tiêu quốc gia của Hàn Quốc, nhất là đưa văn hóa, hình ảnh đất nước HànQuốc lan tỏa ra khu vực và thế giới, giúp nâng cao vị thế đất nước trên trường

quôc tê.

26

Trang 35

Là một quốc gia nhỏ, Singapore đã phát triển trở thành một trong những

trung tâm thương mại hàng đầu thế giới với một thương hiệu sức mạnh mềm quốcgia đó là một xã hội trật tự, ôn định và phát triển Sở dĩ có được những kết quả nàybởi vì Singapore đã triển khai chiến lược sức mạnh mềm mạnh mẽ, từ việc triểnkhai chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng nhân tài, khả năng quản lý đất nước

đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thu hút nguồn vốn dé

phát triển đất nước.

Thứ ba, cạnh tranh sức mạnh giữa các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào

khả năng tập hợp lực lượng, đồng minh Sức mạnh mềm nâng cao khả năng thuhút, thuyết phục, dẫn dắt, lôi kéo, tập hợp lực lượng hay đồng minh Sự liên kết,

tập hợp này biến hóa, xoay vần theo thời thế Mặc dù hiện nay, sức mạnh mềm củaMỹ có suy giảm tương đối song nước này vẫn có khả năng lôi kéo và có ảnhhưởng lớn so với các trung tâm quyền khác, bởi sức nặng về kinh tế, thương mai,

khoa học kĩ thuật của Mỹ vẫn lớn; có vai trò và tiếng nói trong việc duy trì các thé

chế quốc tế và giải quyết các vấn đề của thế giới Hơn nữa, tâm lý “tranh thủ” vàdựa vào Mỹ vẫn tồn tại ở một số quốc gia nhằm đối trọng với sự gia tăng ảnh

hưởng của các nước lớn khác Đây là cơ sở để Mỹ xây dựng, tập hợp lực lượng,

tranh thủ sự hợp tác của các nước nhằm tăng cường thế và lực của mình.

Thứ tư, trong cạnh tranh về sức mạnh mềm giữa các quốc gia, sức mạnhmềm văn hóa là nhân tố cơ bản, góp phần quyết định cuộc cạnh tranh này Nhữnggiá trị văn hóa được đánh giá cao hơn bat kỳ yếu tố nào khác trong các van đề

được đưa ra dé bỏ phiếu trong Đại hội đồng Liên hợp quốc bao gồm cả sức mạnhcứng của sức mạnh kinh tế quốc gia được đo bằng GDP.

Như vậy, sức mạnh mềm đã và đang ngày càng khang định vi trí quan trọngcủa nó trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Với xu thếphát triển chung hiện nay, sức mạnh mềm sẽ ngày càng trở thành một lựa chọn

quan trọng đôi với các nước đê gia tăng sức mạnh tông hợp quôc gia Mặc dù các

27

Trang 36

nước có cách thức triển khai khác nhau, phù hợp với điều kiện đặc thù của mình

song để đi tới thành công thì trong chiến lược xây dựng sức mạnh mềm của cácnước này đều phải hướng tới những giá trị phổ quát của nhân loại, đáp ứng khát

vọng cơ bản của con người về những giá trị tốt đẹp, với những mục tiêu về hòa bình,hop tác và phát triển trong một thế giới đang có nhiều thay đồi.

1.2 Việt Nam trong cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tại khu vực Châu

Á - Thái Bình Dương

1.2.1 Giá trị địa - chiến lược của Việt Nam tại khu vực Châu Á - Thái Bình DươngViệt Nam là quốc gia có giá tri địa - chiến lược đặc thù và giàu tiềm năng

tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

1.2.1.1 Giá trị dia - chính tri

Khái niệm dia - chính tri (geopolitical) được chính thức đề cập lần đầu tiênvào năm 1899 boi Rudolf Kjellen, một nhà khoa học chính trị người Thuy Điển.

Dù có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau nhưng có thé hiểu địa —Về vi trí địa

lý, Việt nam chính trị của một quốc gia là mối liên hệ giữa yếu tố địa lý và quan hệchính trị của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế, theo cách mà Napoleon nói:“Chính trị của một quốc gia năm ở địa lý của nó”.

Về vị trí địa lý, Việt Nam là quốc gia tiếp giáp và án ngữ cửa ngõ phía Namcủa Trung Quốc, trong lịch sử luôn là đối tượng Trung Quốc muốn tìm cách gâyảnh hưởng và chỉ phối Trong lịch sử cận đại, với vị trí là cửa ngõ đi vào Châu Átừ Thái Bình Dương, Việt Nam lại trở thành mục tiêu của các cường quốc trong và

ngoài khu vực.

Chỉ trong vòng chưa đến 50 năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kếtthúc, các nước lớn ở cả ba châu lục Âu, Mỹ, Á đã xâm lược Việt Nam với thamvọng kiêm soát, chiếm giữ vi trí “đắc địa” này dé giúp kiểm soát Đông Nam A nói

riêng và Chau A nói chung.

28

Trang 37

Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ,

Đông Nam Á đã trở thành địa bàn tranh chấp chiến lược hàng đầu của các nướclớn Là quốc gia có diện tích, dân số lớn ở Đông Nam Á, với truyền thống lịch sử,

văn hóa lâu đời, Việt Nam là tâm điểm chú ý trong chính sách của các nước lớn.Trong khi Trung Quốc chú ý đến Việt Nam trong các quốc gia láng giềng phía

Nam do sự tương đồng về thé chế chính trị và truyền thống văn hóa, thì Mỹ, Nhật

Bản, An Độ đều muốn lôi kéo Việt Nam, phát huy ưu thế địa - chính trị của ViệtNam trong hạn chế tham vọng của Trung Quốc tại khu vực.

Bồi cảnh tình hình mới với cuộc cạnh tranh quyền lực va ảnh hưởng gaygắt giữa các cường quốc đã làm cho vị trí địa - chính trị của Việt Nam ngày càng

quan trọng hơn.

Bên cạnh đó, là quốc gia có truyền thống “đối phó” thành công với cácnước lớn trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là cả với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam

có uy tín và ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á nói riêng, các quốc gia vừa

và nhỏ tại Châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Cùng với đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt

Nam ngày càng giành được sự tin cậy và tín nhiệm của các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới, trong đó xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia, quanhệ đối tác toàn diện với 13 quốc gia, là thành viên đầy đủ, tích cực của trên 70 tô

chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tô chức phi chính phủ trên thé giới [73].1.2.1.2 Giá trị địa - kinh tế

Địa - kinh tế (geoeconomic) là khái niệm đề cập mối quan hệ giữa đặc điểmđịa lý với tiễn trình phát triển kinh tế của một khu vực hay quốc gia Trong khi cục

diện chính trị khu vực đang có xu hướng phân tán theo các mô hình tập hợp lựclượng và chính sách cạnh tranh ảnh hưởng, quyên lực giữa các nước lớn, cục diện

29

Trang 38

kinh tế lại có xu hướng hội tụ với nhu cầu kết nối, giao thương ngày càng tăng

giữa các nước.

Với vị trí nằm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gần các trung tâm phát

triển lớn và năng động trong khu vực và trên thế giới, nơi có nhiều nền kinh tếđóng vai trò là động lực tăng trưởng của khu vực và thế giới như Nhật Bản, HànQuốc, An Độ, lại có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào,Campuchia, Việt Nam có điều kiện thuận lợi dé thúc đây quan hệ giao thương,

hợp tác và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, là quốc gia biển với đường lãnh hải dài, mỗi phần lãnh thổ

Việt Nam đều có thê đóng vai trò là cửa ngõ kết nối nội địa Châu Á và Thái BìnhDương Miền Bắc kết nối ra vùng biển Tây Nam Trung Quốc, miền Trung kết nốivới Lào, Đông Bắc Thái Lan và Mianma, miền Nam kết nối với Campuchia cảtrên bộ và trên biển.

Doc bờ biển của mình, Việt Nam có nhiều khu vực xây dựng cảng biển,

trong đó có nhiều cảng nước sâu, cho phép Việt Nam đóng một vai trò then chốtvề kinh tế và cung ứng dịch vụ logistics cho các quốc gia trong và ngoài khu vực.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam bởi

mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông; hơn 90% lượngvận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đóphải đi qua vùng Biển Đông Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập

khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận

chuyền qua vùng biển này Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng60% lượng hàng hóa xuất khâu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển

băng đường biển qua Biển Đông Việt Nam nằm trên tuyến đường bộ xuyên A dai140.479 km do Ủy ban Kinh tế - xã hội Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Liênhợp quốc khởi xướng nhằm nối liền tuyến đường cao tốc Chau A, phát triển giaothông đường bộ giữa các nước khu vực Châu A va Châu Âu [71]

30

Trang 39

Việt Nam cũng năm trên trục chính của Hành lang kinh tế Đông - Tây

(EWCE) kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tạo ra tiềm năng lớn cho hoạt

động vận chuyên hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả và chi phí thấp.

Việt Nam là địa chỉ thu hút quan tâm đầu tư và hợp tác của nhiều quốc gia

ở trong và ngoài khu vực BRI của Trung Quốc lấy Đông Nam Á là điểm xuất phát

và Việt Nam án ngữ nhiều tuyến đường triển khai, trong khi đó Mỹ cũng đã thôngbáo nhiều kế hoạch mở rộng kết cau hạ tầng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương,

trong đó có gói đầu tư trực tiếp giá 113 triệu USD và cam kết gia tăng về mức độ

hỗ trợ tài chính của Chính phủ dành cho các nước trong khu vực Như vậy, Việt

Nam có cơ hội tận dụng vốn đầu tư, công nghệ và tri thức từ các nước phát triểndé biến các tiềm năng sẵn có thành hiệu quả thực tế nhằm nâng cao tiềm lực kinhtế quốc gia.

1.2.2.3 Giá trị địa - an ninh

Dia - an ninh (geosecurity) là khái niệm chưa phổ biến nhưng cũng bắt đầuxuất hiện nhiều hơn, đề cập mối quan hệ giữa vị trí địa lý và ảnh hưởng của quốcgia đó đối với việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.

Vị trí địa lý đặc thù của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa đối với lợi ích quốc

gia mà còn tác động tới môi trường an ninh toàn khu vực Vi vậy, cùng với giá tri

địa - chính trị và địa - kinh tế, địa - an ninh cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạonên vị thế địa chiến lược đặc thù của Việt Nam.

Biển Đông đóng vai trò trọng yếu đối với an ninh Đông Nam A nói riêngvà Châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt là các câu trúc tại các quần đảo

Hoàng Sa, Trường Sa Day có thé là các cơ sở lưỡng dụng, phục vụ các hoạt động

biển xa như kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục

đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và

tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia

31

Trang 40

nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế

được toàn bộ Biển Đông.

Đường bờ biển dài, có nhiều cảng nước sâu có tiềm năng va năng lực vậntải lớn, điển hình như cảng Cam Ranh, có khả năng làm căn cứ cho tàu ngầm cũngnhư tàu sân bay dé giúp kiểm soát an ninh Bién Đông.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng từ Cam Ranh có thê kiểm soát được Biển

Đông và cả eo biên Malacca, có thê tiến hành giám sát điện tử đối với khu vựcBắc Án Độ Dương, vịnh Persian, thậm chí cả biển Hoa Đông Việt Nam có thể sử

dụng ưu thế địa - an ninh này để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình tại Biển

Đông, đồng thời cùng các quốc gia khác bảo đảm an ninh hàng hải và lợi ích chungkhác trên các vùng bién, chống lại sự áp đặt của các nước lớn trong khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ở vi tri “đắc địa” để phát huy vai trò trong nộikhối ASEAN, thiết lập và tăng cường các cơ chế, khuôn khổ hợp tác gắn kết giữa

Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo Ở vị trí địa lý này, Việt Nam có khả

năng đóng góp to lớn vào tiến trình vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực vớisự tham gia của tất cả các nước lớn cũng có lợi, qua đó phát huy lợi ích quốc gia.

Tóm lại, Việt Nam là quốc gia có vị trí địa chiến lược rất quan trọng và

luôn là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn Với những giá tri địa - chính

trị, địa - kinh tế và địa - an ninh đặc thù, sự phát triển của Việt Nam ngày càng trởnên có ý nghĩa hơn trong chiến lược của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc.1.2.2 Việt Nam trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc

Việt Nam có vị trí địa - chính trị cực kỳ quan trọng trong chiến lược toàn

cầu, khu vực của Trung Quốc.

Thứ nhất, Việt Nam có chung đường biên giới đất liền, trên biển với TrungQuốc Trong 3 nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam là TrungQuốc, Lào, Campuchia thì Trung Quốc vẫn là nước gây cho Việt Nam rất nhiềuthách thức từ xa xưa đến nay Trung Quốc là nước láng giềng duy nhất từng tấn

32

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN