1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Kiến tạo sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc thông qua kênh Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2012 – 2022

108 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến tạo sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc thông qua kênh Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2012 – 2022
Tác giả Tran Thi Ngoc Anh
Người hướng dẫn TS. Nghiem Thy Hang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Châu Á học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 26,96 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012 — 2022, đưới quan điểm quản trị đất nước dứt khoát và cứng ran,không ngừng theo đuôi mục tiêu xây dựng một Trung Quốc giàu mạnh và trởthành trung tâm chín

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN THỊ NGỌC ANH

GIAI DOAN 2012 - 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHAU A HỌC

Hà Nội — 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THỊ NGỌC ANH

Luan van Thac si chuyén nganh: Chau A hoc

Mã số: 8310608.01 LUẬN VĂN THAC SĨ CHAU A HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nghiêm Thúy Hằng

Hà Nội — 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5-6-5 SE TS 1211211 111111111 1511111111111 11111111 111cc, 4

1 Lý do chọn đề tầi 2-2-2 s+ExeEEEE2E1211211271571712112112111111 111111 xe 4

2 Lich sử nghiên cứu đề tài - 2-2 s+SE+SE2E22 1211221271 7171 21.1211 re 5

3 Mục tiêu nghién CỨU 5 s6 s1 1191 91 E91 9 11 v1 ng ng rưy 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿22 +++++Ex+Exerxerxzxezrezrxee 17

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - c2 E19 E119 1E 1v ng ng 17

6 Câu trúc luận văn - ¿2 2 %+EE+EE£EE£EEEEEEEEE2E121127157171 71.2121 xe, 17

CHUONG 1: CO SO HINH THANH SUC MANH MEM VAN HOA VA

NGOẠI GIAO VAN HOA TRUNG QUỐC 2-52 s+cxsrxerse¿ 19

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬẬN ¿St SE ES SE 1EEE1111111111112111112121 1111k 19

1.1.1 Các khái niệm liên quan - 2-2 ¿+ <+x£££E+EE££EE+EE£EEerrerrxerrerred 19

1.1.2 Cơ sở lý luận - -2¿5252+EE2EE2EEEEEEEEEEE21121121121111 1111111 1.cxee 27

1.2 CƠ SỞ THỰC TIEN TRONG NƯỚC VÀ QUOC TẾ - 35

1.2.1 Tình hình trong TƯỚC - + 3E E**EVEEeEEeeerseeereerrrersrerrrere 361.2.2 Tình hình quốc tẾ 2-2 2+ £+E£+EE+EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEE2EEEErrkrrkee 41

TIỂU KET CHUONG 2- 22 £S£+SE+EE£EE£EEtEE£EEEEEEEEeEkerkerkervee 44

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIEN CUA NGOẠI GIAO VĂN HOÁ

TRUNG QUOC NHẰM KIÊN TẠO SỨC MẠNH MEM VAN HOÁGIAI DOAN 2012 — 2()22 2-22 £+SE‡EE2EEE2122212112711211711212 21 eU 452.1 Những yếu tố ảnh hưởng và phương thức trién khai ngoại giao văn hoá 45

2.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao văn hoá Trung

2.1.2 Các kênh và phương thức triển khai ngoại giao văn hoá Trung Quốc 46

2.2 Các biện pháp ngoại giao văn hoá nhăm kiên tạo sức mạnh mêm văn hoáTrung QUOC ¿- 2£ ©5£2S22EE9EE£EEEEEEEEE2112112112111171711211211 111111111 xe 48

2.2.1 Truyền bá ngôn ngữ, văn hóa và hình ảnh Trung Quốc thông qua hệ

thống Học viện Không 'Tử 2- 2© 2+S2+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkee 48

2.2.2 Thúc day giao lưu và mở rộng cơ chế hợp tác về văn hóa 54

Trang 4

2.2.3 Thúc đây giao lưu hợp tác về giáo dục : : s-z+cxzsxeres 64

TIỂU KET CHƯNG 2 - 2-2 52+E2+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEeEEerkee 71 CHUONG 3: ĐÁNH GIA VE NGOẠI GIAO VAN HOÁ TRUNG QUOC

VÀ MOT SO GOI MO NHẰM KIEN TAO SUC MANH MEM VAN

HOA TRONG TƯƠNG LAL 0.o.cccccsccsscsscssessessssssessessessessecsecsucssessessesseeseeses 78

3.1 Đánh giá về ngoại giao văn hoá Trung Quốc - se: 78

3.1.1 Những thành tựu và tác dụng của ngoại giao văn hoá đối với sức mạnh mềm văn hoá Trung QuỐc - + 2 + ++E++EE+EE£EE£EEEEEE2EE2EE2EEerkrrkrrkeee 78

3.1.2 Một số hạn ChE - ¿+ sStSx+ESEEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEErrkrkskee 813.2 Triển vọng xu thế phát triển ngoại giao văn hoa Trung Quốc 823.2.1 Dia vi ngoại giao văn hoá nôi bật hơn - 5s s+x+svE+tzEeEerezxerers 32

3.2.2 Tác dụng ngoại giao văn hoá rõ ràng hơn -. 5 «+ +-s+++ss+sx++ 83

3.2.3 Trách nhiệm ngoại giao văn hoá lớn hơn 5 +5 +++s++s++sx+ex 83

3.3 Gợi mở nhằm kiến tạo sức mạnh mềm văn hoá Trung Quốc trong tương

E0 - 5ÃäÃAẽ 84

3.3.1 Cách thức va đối trong o ceceeeecssessessesesseesessessesecsssessessessesssesseesessesees 84

3.3.2 Cơ chế quản lý :- + 2+S£+EE+EE£EE£EEEEEEEE2E12112111171 7121111 cre 85

3.3.3 Khai thác tài nguyên: Kết hợp tài nguyên mang tính vật chất và tài

nguyên mang tính phi vật en 91

3.3.4 Tính toán và đánh giá hiệu quả ngoại giao văn hoá - - 94

K0 ¡0 9s) (0020) DJ lốn :' "^": 95 3.4.1.Ngoai giao van hoá là phương thức ngoại giao đặc biệt 95 3.4.2 Ngoại giao văn hoá giúp phát huy vai trò của các giá trị văn hoá TrungQQUỐCC S11 1 191 11511111211112111711111111111111111111111111111111111 511111 97 TIEU KET CHƯƠNG 3 - 555cc He 98

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-5222 522cc: 102

Trang 5

DANH MỤC BANG VÀ BIEU DO Bang 1: Top 10 quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng toàn cầu - 39

Bang 2: Số lượng Viện Khong Tử, lớp Không Tử và quốc gia phân bố theoChâu lục tính đến tháng 6 năm 2020 - 2 2 2 ++E£+EE+EE+EE£EzEzzeerxee 50Bảng 3: Các trung tâm văn hóa Trung Quốc tại nước ngoải và năm thành lập(tính đến 2(017) - ¿- + % 2S Sx9EE9EE9EE2EEEEEEEE1121121511111111 151111111 11 xe 55Bảng 4: Một số loại học bồng Trung Quốc dành cho học viên nước ngoài 68

Bảng 5: Bảng phân loại hiện tượng văn hoá 5 555555 *++s+se+sess 97

Biểu đồ 1: Số lượng Viện Không Tử, Lớp Không Tử trên thế giới (từ 2004 L090) cc 49 Biểu đồ 2: Số lượng lưu hoc sinh nước ngoài tai Trung Quốc phân theo châu

Tc MAM 0205107272327 .lIO a 73

Biéu đồ 3: Tổng số lưu học sinh Việt Nam học tập Trung Quốc học tap tại

Trung Quốc từ năm 2013 — 201, 2 2+2<+2E+EE£EECEECEEE2EE2EEEEECEkrrkerree 76

Trang 6

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Dé mở rộng hon nữa ảnh hưởng trong khu vực và nâng cao vi thế quốc

tế, Trung Quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng toàn diệnsức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm

So với sức mạnh cứng truyền thống, sức mạnh mềm ngày càng trở nên quantrọng, khi mà các cuộc chiến tranh không còn đơn thuần chỉ dựa vào súng đạn

và binh lực, mà còn liên quan đến các ý tưởng và hệ giá trị Bởi vậy, việc gia tăng các chiến lược nâng cao sức mạnh mềm được Trung Quốc đặc biệt coi trọng bên cạnh việc tiếp tục củng cô vị trí cường quốc về kinh tế và quân sựnhư hiện nay.

Trung Quốc sau Đại hôi lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc(2017) đã khăng định tiếp tục kiên trì “tự tin văn hoá”, coi đây là tiền đề đểxây dựng nước mạnh về văn hoá xã hội chủ nghĩa Việc day mạnh ảnh hưởngcủa sức mạnh mềm ra bên ngoài trên cơ sở khai thác nguồn lực về văn hoá —

lịch sử truyền thống là định hướng xuyên suốt của Chính phủ Trung Quốc Dựa trên lợi thế văn hoá truyền thống lâu đời và đa dạng cùng với tiềm lực của ngành công nghiệp văn hoá đang phát triển, Trung Quốc đang đây mạnh hợp tác và mở rộng thị trường tiếp cận của các sản phẩm văn hoá nước này.Việc đi sâu khai thác thị trường các nước trong vùng ảnh hưởng của văn hoá

Hán trước đây được Trung Quốc tiếp tục coi là một trong những mũi tiến

công chiến lược.

Nghiên cứu về chủ đề ảnh hưởng của sức mạnh mềm Trung Quốc tại

Việt Nam không phải là 1 hướng nghiên cứu hoàn toàn mới Trong một vai

năm gần đây, chủ đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả Việt Nam,

tiếp cận toàn diện hoặc 1 phần về sức mạnh mềm Trung Quốc theo lý thuyết

về sức mạnh mềm của học giả J Nye (Mỹ) những nghiên cứu đó đã phần nào

Trang 7

nhận diện được các kênh tác động và phản ứng của các nước Đông Á và Việt

Nam trước sự trỗi dậy của sức mạnh mềm Trung Quốc Tuy nhiên, trong giai

đoạn 2012 — 2022, đưới quan điểm quản trị đất nước dứt khoát và cứng ran,không ngừng theo đuôi mục tiêu xây dựng một Trung Quốc giàu mạnh và trởthành trung tâm chính trị của thế giới, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của nước này đãđưa ra nhiều bước đột phá trong việc xây dựng sức mạnh mềm quốc gia.Ngoài những nguồn sức mạnh mềm truyền thống đang được trién khai hiện

nay như sức hấp dẫn về giá tri văn hoá, chính tri và ngoại giao, việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường”, tao ra sân chơi chính tri mới với các luật chơi mới thu hút các nước dọc tuyến đường này cũng đã tạo

ra một điểm cộng lớn cho sức mạnh mềm nước này.

Ngoài ra, nghiên cứu về việc xây dựng sức mạnh mềm của Trung Quốctrong giai đoạn 2012 — 2022 còn được đặt trong bối cảnh lịch sử mới Đón là

sự tiến bộ không ngừng của khoa học — kỹ thuật với sự ra đời của cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi phương thức sản xuất và truyền bá

trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả sức mạnh mềm.

Vì vậy, thiết nghĩ tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ đề “Kiến tạo sức mạnh mềm văn hoá của Trung Quốc thông qua kênh Ngoại giao văn hoá giai đoạn

2012 - 2022” là hết sức cần thiết dé kịp thời nhận diện những điểm mới trong

quá trình gia tăng ảnh hưởng mềm của Trung Quốc trong khu vực và trên thếgiới từ sau Dai hội XVIII đến năm 2022

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nướcCác nghiên cứu liên quan đến lý luận về sức mạnh mém và sức

mạnh mém văn hoá:

Trong một số năm gần đây, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ đềsức mạnh mêm đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ở Việt Nam Các

Trang 8

nghiên cứu đã đi sâu lý giải nội hàm khái niệm về sức mạnh mềm từ những quan điểm của Joseph Nye — người được coi là cha đẻ của lý thuyết về sức

mạnh mềm Tác giả Phạm Thuỷ Tiên trong bài viết “Quyền lực mềm” (2016)

đã cho răng nội dung cơ bản nhất của của khái niệm này gồm hai phần lànguồn của sức mạnh mềm và công cụ kiến tạo sức mạnh mềm Theo tác giả,tính chất cốt lõi nhất của quyền lực mém là sức hap dẫn Vì vậy, nguồn quyềnlực mềm của một quốc gia là tat cả những gì có thé tạo nên sức hap dẫn, thu hút

được sự ngưỡng mộ kính phục của cộng đồng thế giới dành cho quốc gia đó bao gồm giá tri căn bản của xã hội, văn hoá, mô hình nhà nước, các chính sách hợp pháp, đầy đủ thẩm quyền và hợp đạo đức, vị thé quốc tế thé hiện qua khả năng tham gia vào các thê chế đa phương hoặc thiết lập nên các luật lệ hành xử

trong quan hệ giữa các chủ thé chính trị Theo đó, công cụ kiến tạo quyền lựcmềm bao gồm các kênh phát thanh truyền hình, chương trình giao lưu trao đổivăn hoá — học thuật, sản phẩm văn hoá — thương mại, chương trình hỗ trợ pháttriển, cứu trợ thảm họa Đây là những công cụ giúp giải thích, truyền bá với

tốc độ nhanh và phạm vi rộng các nguồn quyền lực mềm như văn hoá, giá trị,chính sách đên các đôi tượng tiêp nhận một cách hiệu quả.

Tác giả Nguyễn Minh trong bài viết “Sức mạnh mém trong quan hệ

quốc té” (2010) đã cho rằng có thê khái quát khái niệm sức mạnh mềm thành

7 nội dung chính như: Thứ nhất, sức hap dan và sự ảnh hưởng của văn

hóa; Thi hai, sức hap dẫn về hình thái ý thức xã hội, các quan niệm về giá tri

và chính sách quốc gia; Thứ ba, chính sách đối ngoại đúng đắn; Thứ tu, xử lý

các mối quan hệ trong nước vừa có tình vừa có lý; Thi năm, sức hap dẫn củađường lối phát triển và hình thức chế độ; Thi? sáu, năng lực chỉ đạo, hoạchđịnh và kiểm soát các quy phạm quốc tế, tiêu chuẩn quốc tế và cơ chế quốctế; 7 bay, mức độ ủng hộ, tán dương của dư luận quốc tế đối với hình ảnh

quôc gia Tác giả cho răng, ý nghĩa của sức mạnh mêm phụ thuộc vao mục

Trang 9

đích sử dụng của từng quốc gia, nhằm tranh giành ảnh hưởng bên ngoài với các quốc gia khác hay đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước Song, có một

điểm chung là quốc gia nào cảng có ảnh hưởng sâu rộng, cả về chính trị, vănhoa và kinh tế, thì quốc gia đó càng cần phải sử dụng song song hiệu quả cả

sức mạnh cứng va sức mạnh mêm.

Các nghiên cứu liên quan đên đánh giá tac động của sức mạnh mém

và sức mạnh mém văn hoá Trung Quốc:

Cùng với quá trình trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực và

trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến chủ thé này, bao gồm cả sự trỗi dậy về sức mạnh mềm được học giả Việt Nam đặc biệt chú ý Tác giả

Nguyễn Thi Thu Phương trong hai công trình “Sw frỗi đậy về sức mạnh

mêm cua Trung Quốc và những vấn dé đặt ra cho Việt Nam” (2013) và

“Sức mạnh mêm văn hoá Trung Quốc, tác động tới Việt Nam và một số

nước Đông Ả*(2016) đã có những khái quát tương đối toàn diện về sức

mạnh mềm của Trung Quốc, qua đó bước đầu đặt ra những giải pháp ứng

xử cho Việt Nam Đối với van đề sức mạnh mềm văn hoa Trung Quốc, tác

giả đã đánh giá trên ba kênh chính gồm ngoại giao văn hoá, truyền thông

và tài trợ - hợp tác kinh tế Có thể nói, đây là hai trong số những công trình có những đóng góp nhất định về mặt lý luận trong việc nghiên cứu vềsức mạnh mêm van hoá Trung Quoc.

Tác giả Lê Vĩnh Trương trong bài viết “Sức mạnh mêm của Việt Nam

và ASEAN đối với Trung Quốc” (2011) đã khai thác chiều ngước lại để so sánh sức mạnh mềm của ASEAN và Việt Nam trước tác động của Trung Quốc Tác giả cho rằng, dé ASEAN có thé giữ vững độc lập đồng thời duy trì

quan hệ hòa bình với Trung Quốc, cần có nhiều phương cách tông hợp Cácyếu tô dòng chính như ngoại giao, khả năng phòng thủ, sức mạnh kinh tế là

Trang 10

hiển nhiên, song những yếu tố khác tuy có thé khó nhận ra nhưng cũng không

kém quan trọng Ngoài các trụ cột như kinh tế, chính trị, quân sự, còn một yếu

tố tổng hợp mà người Việt đã vận dụng trong phát triển kinh tế và xây dựngđất nước Đó là sức mạnh mềm, vốn vẫn có mặt tại các phương diện của đời

sông đât nước.

Tác gia Nguyễn Đức Tuyến trong bài viết “Về sức mạnh mém của Trung Quốc ở châu A” (2010) đã cho rằng, Trung Quốc đang dùng “sức

mạnh mềm” để tạo ảnh hưởng của mình ở châu Á Theo bài viết, tiềm lực

“sức mạnh mềm” của Trung Quốc là rất lớn, được cho là đã “bắt rễ” ở châu Á

từ lâu Không giáo, học thuyết chính trị-xã hội của giới cầm quyền phong kiến Trung Quốc cũng có những ảnh hưởng rất lớn đối với các nước châu A Ngày

nay, sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế của Trung Quốc sẽ khiến cho môhình phát triển của nước này càng trở nên hấp dẫn hơn Đồng thời, sự giàu có

về kinh tế cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc triển khai mạnh mẽ việc truyền

bá văn hóa Trung Quốc ra bên ngoài Nói theo lời của một số học giả, TrungQuốc đang sử dụng cả quá khứ và hiện tai, sử dụng sức mạnh cứng dé hỗ trợcho việc xây dựng và sử dụng sức mạnh mềm trong quan hệ với các nước lánggiềng châu A Tác giả cho răng, đây được coi là một yếu tố quan trọng và một

sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc Nhưng sự phát triển nhanh chóng của

Trung Quốc đã không khỏi khiến cho các nước láng giéng lo ngại.

Các nghiên cứu liên quan đến các phương thức triển khai cụ thể của sức mạnh mém văn hoá Trung Quốc: O trong hướng nghiên cứu này, các

học giả lại chú trọng đến việc xem xét đến những nội dung cụ thể có vai trò

quan trọng trong quá trình triển khai xây dựng sức mạnh mềm văn hoá của Trung Quốc Cụ thể như: Tác giả Nguyễn Thị Thu Phương và Phạm HồngYên với các bài viet “Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó trong

Trang 11

A1»

hội nhập quốc tế” (2009), “Học viện Khổng Tử - Biểu tượng của sức mạnh mêm văn hóa Trung Hoa” (2010) và Học viện Khổng Tử - “Thế công mê

hoặc” của sức mạnh mém Trung Hoa (2010) Trong bài viết Học viện Khổng

Tử - Biểu tượng của sức mạnh mém văn hóa Trung Hoa (2010), nhóm tác giả

sau khi khái quát lại mục đích, chức năng, vai trò và quá trình hình thành,

phát triển của Học viện Không Tử trên quy mô toàn cầu, đã đưa ra một số

đánh giá về hiệu quả tác động của các Học viện này ở khu vực Đông Nam A Theo bai viét, strc hap dẫn của Học viện Không Tử đã tạo nên cơn sốt học tiếng Hán lan rộng khắp thế giới và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á số lượng ngừơi học tiếng Hán tăng mạnh Tác giả Trần Thị Thuỷ trong các bài viết

“Chiến lược di ra ngoài của công nghiệp văn hóa Trung Quốc 10 năm dau

thé ky XXT' (2012), “Công nghiệp sản xuất trò chơi điện tử Trung Quốc:Thực trạng và Tác động” (2016), “Công nghiệp văn hóa Trung Quốc trongchiến lược Một vành dai, một con đường” (2016) đã từ các góc tiếp cận khácnhau, từ một lĩnh vực cụ thê (Ngành game) hay trong một bối cảnh cụ thể (Sự

triển khai của chiến lược Một vành đai, một con đường) cho thấy bức tranh đa chiều về vai trò của các ngành công nghiệp văn hoá Trung Quốc trong việcđây mạnh sức mạnh mêm văn hoá nước này ra khu vực.

2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.2.1 Học giả Trung Quốc

Các nghiên cứu về lý luận và chủ trương chính sách triển khai sứcmạnh mém văn hoá Trung Quoc:

Tác giả Hồ Kiện, Tổng biên tập Tạp chí Khoa học xã hội, Viện Khoahọc xã hội Thượng Hải trong bài “Lý giải cải cách của Trung Quốc - Nghiên

cứu lý luận và thực tiễn hiện đại hóa CNXH Trung Quốc đương dai” (2015),

đã cho rằng Xây dựng cường quốc văn hóa là nhiệm vụ chiến lược trong thế

Trang 12

ky 21 của Trung Quoc Trung Quoc cân thực hiện chiên lược cường quôc văn

hóa, tăng cường thực lực tông thé va sức cạnh tranh của văn hóa Trung Quoc, tăng cường sức sông sức sáng tạo văn hóa của toàn dân tộc Trung Hoa.

Tác giả Hoàng Chí Kiên trong bài viết “Một số quan hệ quan trọng

trong việc nâng cao sức mạnh mém văn hoá Trung Quốc” (2017) đã chỉ ra một số nội dung liên quan đến việc xây dựng sức mạnh mềm văn hoá của

Trung Quốc gồm: Quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, quan hệgiữa thực tiễn giá trị quan cốt lõi bên trong và nhận thức của quốc tế, quan hệgiữa truyền thống văn hoá Trung Hoa và trào lưu thời đại, quan hệ giữa

truyền thông quốc tế và quyền phát ngôn của Trung Quốc, quan hệ giữa nhânlực văn hoá và các lực lượng xã hội khác.

Những nghiên cứu về sức mạnh mềm Trung Quốc như: Chinh sách nước lớn: Sức mạnh mém con đường trở thành nước lớn tác giả Mạnh Lượng,

đã nghiên cứu sức mạnh mềm Trung Quốc với những đặc trưng mang đậmbản sắc Trung Hoa trong mối quan hệ mật thiết với sức mạnh tổng hợp quốcgia, sức cạnh tranh quốc tế; Sức mạnh mém Trung Quốc trong tiễn trình quậtkhởi của Trung Quốc tác giả Đường Tan đã xác định vị trí, vai trò chức năng

của sức mạnh mềm trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc Bên cạnh đó,

có những nghiên cứu nhấn mạnh vào vai trò của Hoa kiều và cộng đồngngười Hoa ở nước ngoài trong việc phát huy sức mạnh Trung Quôc.

Tác gia Trần Diệc Bình, Vạn Như Tùng trong bài “Hoa Kiểu, người

Hoa ở nước ngoài và sức mạnh mém Trung Quốc: suy nghĩ về chính sách, cơ chế và tác dụng”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử về người Hoa va Hoa Kiều, số

2/2010 cho răng, đã có nhiều nghiên cứu về quyền lực mềm của Trung Quốc

đã được xuất bản trong thập kỷ qua, tuy nhiên rất ít học giả đề cập có hệ

thông về vân đê vai người Hoa và Hoa kiêu trong việc phát huy sức mạnh

10

Trang 13

mềm Bài viết trình bày cơ chế hoạt động, sức ảnh hưởng cũng như những thách thức mà cộng đồng người Hoa và Hoa kiều phải đối mặt.

Các nghiên cứu liên quan đên thực tiên triên khai sức mạnh mém văn hóa của Trung Quốc:

Nhiêu học giả nhán mạnh công nghiệp văn hóa là một trong những công cụ quan trong dé nâng cao sức mạnh mém văn hóa Trung Quốc Tiêu

biêu có bài “Phát triên công nghiệp văn hóa — nâng cao sức mạnh mêm quốc

gia” (3 R4 1V7*1L‡š?T LE] BRAK SETI) (2009) tại website: www.wenming.cn.

Bên cạnh việc nhắn mạnh tam quan trọng của văn hóa đối với sức mạnh mềm,

tác giả chủ yếu đi sâu làm rõ sức sản xuất văn hóa, cơ sở hình thành và phát triển của công nghiệp văn hóa đồng thời chỉ ra những đối sách nhằm tăng

cường sự phát triển của công nghiệp văn hóa Một số nghiên cứu khác lại coicông nghiệp văn hóa là một “vai diễn” mới của sức mạnh mềm Bài viết

“Công nghiệp văn hóa: ‘vai dién’ mới của sức mạnh mêm”(X4E7>3L : HSE AIBN #T A B) (2010) trên báo mạng http://www.whcycy.org

là cuộc phỏng vấn của phóng viên Vương Vi Dân với giáo sư Trần ThiểuPhong - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghiệp văn hóa Bắc Kinh

Bài viết đã cho thấy cái nhìn tổng quát về khái niệm công nghiệp văn hóa,

tình trạng phát triển cũng như những kiến giải của giáo sư Trần Thiéu Phong

đối với việc xây dựng những tập đoàn công nghiệp văn hóa mạnh, tích cực đưa sản phẩm văn hóa “đi ra ngoài” Cững trong khía cạnh này, bài viết “Vai diễn sức mạnh mém của công nghiệp văn hóa” (SCAEF* LA KET BB)

(2010) của tác giả Chúc Hung Binh nhắn mạnh vai trò của công nghiệp văn

hóa đối với sự gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Tác giả cho rằng, trong thờiđại ngày nay công nghiệp văn hóa trở thành nội dung quan trọng và lĩnh vực

11

Trang 14

chủ yếu trong phát triển văn hóa và cạnh tranh sức mạnh mềm Bài viết cũng chi ra răng phải thông qua nhiều con đường và biện pháp dé thúc day sự phát

trién của sự nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa Học hỏi kinh nghiệmcủa các quốc gia phát triển đi trước là một trong những cách thức không thê

bỏ qua.

Ngoài ra, bài viết “Công nghiệp văn hóa Trung Quốc 2009: Bản lĩnh cứng của sức mạnh mém” (2009 rh1V7>YV : “#X3⁄ 31”) t1“1Z”)

(2009) [173] của tác giả Chu Vĩ trên mạng Xinhua Tác giả nhấn mạnh rang

mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng công nghiệp vănhóa Trung Quốc vẫn có bước phát triển đột phá trên các lĩnh vực như xuất bản,điện ảnh, truyền hình, hoạt hình Điều đó đã chứng tỏ, công nghiệp văn hóa làngành có tiềm lực phát triển đặc biệt, đang từng bước trở thành điểm tăngtrưởng kinh tế mới, ngành then chốt trong việc điều chỉnh kết câu kinh tế Hai

tác giả Chương Đồng và Liêu Hiểu Xuyến với bài viết “Tăng cường công nghiệp văn hóa, xây dựng sức mạnh mém” (†R#f44V?°YV‡T33f#*X?)

(2010) đã khang định công nghiệp văn hóa là nhân tố quan trọng đối với sự

phát triển của xã hội ngày nay và là một trong những tiêu chí để đánh giá sứccạnh tranh của một quốc gia Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa công

nghiệp văn hóa và kinh tế quốc dân, bài viết đã chỉ ra răng phát triển công

nghiệp văn hóa là con đường cần thiết dé đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh than

của người dân trong xã hội XHCN; đồng thời đó còn là bước đi dé thúc đâyviệc điêu chỉnh cơ câu kinh tê và kêt cau ngành nghê.

Các nghiên cứu tập trung chỉ rõ vai trò của một ngành cụ thê trong tương quan với việc gia tăng sức mạnh mêm cua Trung Quoc, tiêu biêu là

những nghiên cứu về ngành công nghiệp trò chơi điện tử

12

Trang 15

Trong đó, công trình “Luận đàm về ngành game và việc nâng cao sức

mạnh mém văn hod” (VO) 26 HG RA 1V.4⁄3X31)8†87T) (2013) của tác

giả Tần Dương Dương là một tiêu biểu Tác giả cho rằng, với tư cách là phương thức truyền tải văn hoá, sản phẩm game hàm chứa hình thái ý thức và

chế độ văn hoá của mỗi một quốc gia, do vậy ở một phương diện nào đó, nóhoàn toàn phát huy vai trò sức mạnh mềm của mình Ở nhiều quốc gia trênthế giới như Mỹ, Nhật, Hàn , ngành game không chỉ mang lại giá trị kinh tế

mà nó còn có ảnh hưởng về nhân sinh quan, giá trị quan, thế giới quan đối với người chơi đặc biệt là thanh thiếu niên Thông qua những phân tích về kinh

nghiệm gia tăng sức mạnh mềm từ ngành game của các nước trên thế giới, tác

giả đã làm rõ những hạn chế của Trung Quốc trong phương diện này đồng

thời đưa ra bài học kinh nghiệm và đối sách tương ứng

Ngoài ra, công trình “Nghién cứu cách vận dụng văn hoá truyền thong Trung Quốc trong Game Online” của tac giả Ngô Quan Hoa lại chỉ ra tầm quan trọng của Game Online trong việc phát huy văn hóa truyền thống Tác

giả cho rằng, hiện nay quá trình quảng bá văn hoá của Trung Quốc đang gặpphải hai van dé: Thứ nhất, phương pháp quảng bá chưa được toàn diện, thiếu

đi ý tưởng; thi hai, sự xâm nhập của văn hoá ngoại lai ngày càng nghiêm

trọng Do vậy, cần thiết phải có một phương thức truyền bá mới để bảo vệ,phát huy văn hoá dân tộc Game online với tư cách là mũi tiến công mới của

văn hoá đại chúng, sẽ đưa đến một không gian truyền bá văn hoá truyền thống Trung Quốc mới Từ cách tiếp cận đó tác giả đã đi sâu phân tích hai phương

diện: Thứ nhát, làm rõ sự vận dụng văn hoá truyền thống trong ngành game

online thông qua bốn yếu tố gồm cách thể hiện, các yếu 6, nguyén phương pháp và trường hợp cu thé trong “Thiên ha 3”; thi hai, di sâu phân

tac-tích, bình luận về vai trò truyền bá văn hoá truyền thống Trung Quốc trong

13

Trang 16

Game Online thông qua phân tích tính tất yếu, tính khả thi và những vấn đề

còn gặp phải trong quá trình này Tác giả khang định rằng, thông qua game dé

phát huy văn hoá Trung Quốc là một phương thức hiệu quả, thê hiện tính tất

yêu của thời đại.

Có thê thấy, trong hướng nghiên cứu này, đa phần các nhà khoa học đều đánh giá cao vai trò của ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc đối với

chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, đặc biệt là việc chuyên tải các giátrị và thông điệp văn hóa truyền thống ra bên ngoài Do vậy, công nghiệp văn

hóa được các nhà khoa học coi là “vai diễn mới”, “bản lĩnh cứng” của sức

manh mém Trung Quoc”, “Tranh luận da chiéu vé truyén bá sức mạnh mềm

Trung Quốc thông qua học viện Không tử” đều khăng định Học Viện Không

tử đang là một “công cụ”, “phương tiện” lợi hại dé phat huy sức mạnh mềmcủa Trung Quốc ra nước ngoài và trên trường quốc tế nhằm đạt được những

mục tiêu chiến lược và tham vọng về một “giác mơ Trung Quốc” Giới

chuyên môn cho rằng, tiềm lực “sức mạnh mềm văn hóa” của Trung Quốc rất lớn khi văn hóa Nho gia truyền thống đã bắt rễ ở châu Á từ lâu đời Như vậy, Trung Quốc dang dùng “sức mạnh mềm văn hóa” dé tạo ảnh hưởng ở khu vực

châu A, tiếp đó sẽ lan tỏa ảnh hưởng ra thé giới

2.2.2 Học giả phương Tây

Trong “The Limits of Chinese Soft Power” của Joseph S Nye, Đại học

Harvard đã dẫn chứng: Trung Quốc đã và đang nỗ luc rất lớn dé tăng khả

năng ảnh hưởng đên các quôc gia khác mà không dùng vũ lực hoặc ép buộc.

14

Trang 17

Từ năm 2007 (Đại hội XVII DCS Trung Quốc), Hồ Câm Đào đã nhắn mạnh

tới sự cần thiết phải gia tăng sức mạnh mềm của mình; Đến năm 2014, TậpCận Bình cũng lặp lại cùng một thông điệp như trên Các nhà lãnh đạo TrungQuốc cho rằng, đối với một quốc gia mà sự phát triển kinh tế và quân sự của

mình ngày càng làm gia tăng những nguy cơ các nước láng giéng sẽ hìnhthành các liên minh chống đối như Trung Quốc, thì một chiến lược thôngminh phải bao gồm việc xuất hiện ít đáng sợ và ít đe dọa hơn Chắc chắn rằng

những nỗ lực của Trung Quốc đã có một vài tác động Khi Trung Quốc chiêu nạp các quốc gia thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á(AIB) và rải ra hàng ty đô la viện trợ trong các chuyến thăm cấp nhà nước

ở nước ngoài, một số nhà quan sát lo ngại rằng, khi nó trở thành quyền lực

mềm, Trung Quốc có thể thực sự dẫn đầu các nước như Hoa Kỳ Nhà TrungQuốc học người Mỹ, David Shambaugh,dua ra một ví dụ, theo ước tính nướcnày đã dành khoảng 10 tỷ USD một năm cho việc tuyên truyền đối ngoại

Trong khi, Hoa Ky chỉ dành có 666 triệu USD cho việc ngoại giao công

chúng vào năm 2014.

Tác giả Joseph Nye tiếp tục đưa ra những nghiên cứu mới về sức mạnhmềm Trung Quốc trong bài viết “China’s Soft and Sharp Power” (2018) Tác

giả cho rằng, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc gia tăng quyền lực

mềm nhưng gần đây nước này đã vấp phải một làn sóng phản ứng ở các quốc

gia dân chủ Bài viết đề cập đến việc cần suy nghĩ lại về quyền lực mềm bởi

vì nội hàm khái niệm vốn được sử dụng ké từ sau khi kết thúc Chiến tranhlạnh đường như không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại nữa Các ảnh hưởngmang tính chuyên chế được cảm nhận khắp thế giới này là “quyền lực sắcnhọn” (sharp power) Ngoài ra, tác giả cũng trích dẫn luận điểm của tờ TheEconomist định nghĩa “quyền lực sắc nhọn” là việc dựa vào “lật đồ, bắt nat và

áp lực, những yếu tô kết hợp nhau dé khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt

15

Trang 18

hành vi của mình” Trong khi quyên lực mêm sử dụng sức hâp dân của văn

hóa và các giá trị đê nâng cao sức mạnh quôc gia, quyên lực sắc nhọn giúp các chê độ chuyên chê cưỡng ép hành vi của người dân trong nước và thao túng công luận ở nước ngoai.

2.3 Đánh giá về những xu hướng nghiên cứu trên

Thứ nhất, chủ đề về chủ đề sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh

mềm văn hoá Trung Quốc nói riêng được đông đảo học giả trong và ngoàinước quan tâm Các nghiên cứu đã tiếp cận từ lý thuyết của Joseph Nye dé đolường những điểm thành công và hạn chế trong quá trình triển khai xây dựngsức mạnh mềm của Trung Quốc Tuy nhiên, những nghiên cứu xuất phát từchính quan điểm về sức mạnh mềm văn hoá của Trung Quốc để đánh giá

những đặc trưng khác biệt của nước này trong chiến lược gia tăng sức mạnh

mém thì chưa có nhiêu.

Thứ hai, Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc

đã có nhiều bước chuyền trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hoá ra bên

ngoài Song những nghiên cứu chỉ ra được điểm mới trong giai đoạn này vẫn

còn là khoảng trông cân được bô sung.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài đi sâu làm rõ việc kiến tạo sức mạnh mềm văn hoá Trung Quốcthông qua kênh ngoại giao văn hoa từ năm 2012 — 2022

3.2 Mục tiêu cụ thé Một là, làm rõ các vẫn đề trong cơ sở hình thành sức mạnh mềm văn hoá và ngoại giao văn hoá Trung Quốc trong giai đoạn 2012 — 2022.

Hai là, đi sâu làm rõ sự phát triển của ngoại giao văn hoá Trung Quốcnhằm kiến tạo sức mạnh mềm trong giai đoạn 2012 — 2022

16

Trang 19

Ba là, đánh giá vê triên vọng ngoại giao văn hoá nhăm kiên tạo sứcmạnh mềm Trung Quốc trong tương lai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách và thực tiễn về việc kiến tạo sứcmạnh mềm văn hoá của Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao văn

hóa giai đoạn 2012 - 2022.

Phạm vỉ nghiên cứu:

+ Pham vi thời gian: Khung thời gian nghiên cứu của dé tài là từ năm

2012 đến 2022, tức là sau Đại hội Dang Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII, khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, trở thành thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung

Quốc.

+ Pham vi không gian: Dé tài nghiên cứu việc triên khai sức mạnh mêm

văn hoá của Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao văn hóa trên thé giới,

đặc biệt là tại Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tong hợp, so sánh, thống kê.

Phương pháp phân tích hệ thống: nghiên cứu tổng thé kết hợp nghiêncứu động thái.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp tiếp cận liên ngành khu vực học, thiết kế các câu hỏinghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu

Cau trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương:

17

Trang 20

Chương 1: Cơ sở hình thành sức mạnh mém văn hoá và ngoại giao vanhoá Trung Quốc.

Chương 2: Sự phát triển của ngoại giao văn hoá Trung Quốc nhằm nâng cao sức mạnh mềm văn hoá trong giai đoạn 2012 — 2022.

Chương 3: Đánh giá vê triên vọng ngoại giao văn hoa đê nâng cao sức

mạnh mềm văn hoá Trung Quốc trong tương lai

18

Trang 21

CHUONG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH SỨC MẠNH MEM VĂN HOÁ VÀ

NGOẠI GIAO VAN HOÁ TRUNG QUOC

Trong chương này, Luận văn sé đi sâu làm rõ các van đề liên quan đến

“sức mạnh mềm văn hoá” và “ngoại giao văn hoá”, tập trung lý giải câu hỏi:Trung Quốc phát triển sức mạnh mềm văn hoá của mình dựa trên những cơ sởnào? Bên cạnh đó sẽ đi vào phân tích những nhân tố môi trường từ trong nước

và quốc tế tác động đến việc kiến tạo sức mạnh mềm văn hoá Trung Quốc

thông qua kênh ngoại giao văn hoá trong giai đoạn 2012 — 2022.

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Các khái niệm liên quan

Dé có cái nhìn thông nhất trong quá trình phân tích vê “sức mạnh mêm văn hoa” va “ngoại giao văn hoá” Trung Quoc, tôi xin được làm rõ những khái niệm liên quan đên đôi tượng nghiên cứu của đê tài.

1.1.1.1 Khái niệm văn hoá

Van hoá là khái niệm mang nội hàm rộng liên quan đến mọi mặt đờisong vật chất và tinh thần của con người Mỗi ngành khoa học, mỗi trườngphái nghiên cứu có những nhận định khác nhau về văn hoá Ngay từ năm

1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhon đã từngthống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá trong các công trình nghiên cứu của học giả thé giới Nhà nhân loại học người Anh EdwardBurnett Tylor (1832 — 1917) đã định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá hay

văn minh, hiểu theo đúng nghĩa rộng trong dân tộc học là một tông thé phứchợp gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán vamột số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một

* Kroeber, Kuckhon (1952), Cultures: A critical review of concepts and definitions (Van hóa — Téng luận

phê phán các quan niệm và định nghĩa), London.

19

Trang 22

thành viên của xã hội” Theo định nghĩa này thì văn hoá và văn minh là một,bao gôm tat cả những lĩnh vực liên quan đên đời sông con người, từ tri thức,

tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật

Theo khung thống kê văn hoá UNESCO 2009, khái niệm văn hoa đượclây từ định nghĩa văn hoá trong Tuyên bố Toàn cầu về đa dạng văn hoá của

UNESCO: “Văn hoá được coi là hệ thống các đặc điểm về tinh thần, vật chat,trí tuệ và cảm xúc của xã hội hay một nhóm người trong xã hội và văn hoá

bao gồm nghệ thuật, văn học, phong cách sống, cách thức chung sống, hệthống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” (UNESCO, 2001) Định nghĩa về

văn hoá này có liên hệ mật thiết với cách thức mà xã hội, một nhóm người

~LA: ^ Xr z : 2 x 2 ` 3

trong xã hội hay cộng đông xác định bản sac của minh.

Như vậy, dù theo khuynh hướng nào, quan điểm nào, mọi định nghĩa

về văn hoá đều thừa nhận và khăng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hoá

với con người Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa về văn hoá, tôi đã xácđịnh được một khái niệm về văn hoá phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đềtài Cụ thé, văn hoá là hệ thong cac gia tri vat chat va tinh than do con ngườisáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với

môi trường tự nhiên và xã hội của mình Như vậy, nói tới văn hoá tức là nói

tới con người Con người có khả năng sáng tạo văn hoá với tư cách là thànhviên của xã hội, con người cũng chính là chủ thể tiếp thu văn hoá, bảo tồn cũng như truyền đạt văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác Do đó, văn hoá

có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực

tiễn và sinh hoạt tinh thân của xã hội Với ý nghĩa này, tiép cận nghiên cứu

; E.B.Tylor (1871), Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy), Huyền Giang dịch, Tạp chí Văn hóa Nghệ

Trang 23

sức mạnh mêm văn hoá va ngoại giao văn hoá của luận văn sẽ theo nghĩa rộng của khái niệm văn hoá.

1.1.1.2 Khái niệm sức mạnh mêm

Các học giả quốc tế đã đưa ra những quan điểm về sức mạnh mềm từ

khá sớm Khởi nguồn cho những thảo luận này là ý kiến của học giả ngườiAnh Edward Hallet Carr (1892 — 1982) Ngay từ thập niên 30 — 40 của thế kỷ

XX, ông đã đưa ra nhận định, dé đạt tới mục đích chính tri thì sức mạnh quan

điểm (powew over opnion) cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với

sức mạnh quân sự và kinh tế” Quan điểm này được hình thành rõ nét hơn vào

thập niên 70 của thế kỷ trước, theo Robert Jervis — Giáo sư khoa Quan hệ quốc tế, Đại hoc Columbia, Hoa Kỳ thì “hình ảnh quốc gia có thé có giá trị to lớn hơn nhiều so với sự gia tăng sức mạnh quân sự và kinh tế”.

Sang đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Joseph Samuel Nye, Jr (J.Nye)” mở

rộng và phát triển trên ý tưởng của Edward Hallet Carr về mối quan hệ giữa

sức mạnh quan điểm và sức mạnh quân sự, kinh tế để xác lập khái niệm sức

mạnh mềm (soft power)’ Khái niệm sức mạnh mềm được J Nye nhắc đến lần

đầu tiên trong cuốn sách có nhan dé Bound to Lead: The Changing Nature ofAmerican Power (ràng buộc dé dẫn dắt: bản chất đang thay đổi của sức mạnhMỹ) Thuật ngữ này tiếp tục được ông phát triển và hoàn thiện trong nhiều

*“ Xem Propaganda in International Politics, Oxford: Clarendon Press (1939) và The Twenty Years “ Crisis,

1919 — 1939: An Introduction to the Study of International Relations 2nd, London: Macmillan (1946).

° Robert Jervis (1970) The Logic of Image in International Relations, Princeton, NJ: Princeton University

Press, p.6.

ŠTuy không phải học gia đầu tiên đề xuất khái niệm sức mạnh mềm, nhưng J Nye lại là người đi tiên phong

trong việc phân tích, hệ thống hóa và nâng các nghiên cứu về sức mạnh mêm lên hệ thống lý luận quan hệ

quốc tế Do đó, J Nye được coi là cha đẻ của khái niệm Sức mạnh mềm.

” Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi trong giới học thuật về khái niệm “soft power” dịch là “sức mạnh mềm”

hay “quyên lực mềm” Khóa luận thống nhất sử dụng thuật ngữ “sức mạnh mềm” trong nghiên cứu Trung

Quốc, bởi sức mạnh mềm muốn trở thành quyền lực mềm cần phải có điều kiện chuyên hóa nhất định và phải

đạt đến tiêu chuẩn đánh giá nhất định.

21

Trang 24

nghiên cứu của mình sau đó Trong cuốn sách Soft power — The means to success in the world politics (Sức mạnh mềm — Phương tiện để thành công

trong chính trị quốc tế) xuất bản năm 2004, J Nye chỉ rõ: “Sức mạnh mềm cóthể đạt được những điều họ muốn trong chính trị quốc tế do các nước khác tựnguyện mong muốn làm theo, ngưỡng mộ giá trị của quốc gia, muốn học theotam gương đó, khát vọng đạt tới sự phon vinh va mở cửa như vậy”” và đưa rađịnh nghĩa: “Sức mạnh mềm là khả năng đạt được mục đích của mình thông

qua sức hấp dẫn chứ không phải ép buộc hay mua chuộc Sức hấp dẫn này đến từ văn hoá, tư tưởng chính trị và chính sách đối ngoại của một quốc gia”.”

Tiếp đó, trong hai cuốn sách The power to lead (Quyén luc dé lãnh dao) xuất bản năm 2008, và The future of power (Tương lai của quyền lực) xuất

bản năm 2011, J.Nye phát triển định nghĩa sức mạnh mềm một cách chỉ tiếthơn Ông cho rằng sức mạnh mềm là “khả năng ảnh hưởng đến người khác

thông qua các phương tiện chiêu dụ, gồm định khung nghị trình, thuyết phục,

và khơi gợi hành vi thu hút, tích cực dé đạt được kết quả mong muốn”, Sức

mạnh mềm được thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục

Từ những lý giải ban đầu của J Nye trong Soft power: The Means tu Success

in World Politics, các nhà nghiên cứu quốc tế không ngừng hoàn thiện nhận thức và lý luận về khái niệm này Có quan niệm rất rộng về sức mạnh mềm (ví dụ: khả năng đạt được điều mình muốn là không cần dùng “cây gậy đe doạ

và củ cà rốt mua chuộc”) hoặc khá hẹp (ví dụ: sức hấp dẫn của văn hoa) Nếu như đa số các nhà nghiên cứu tập trung sự chú ý vào “nguồn” tạo ra sức mạnh

mềm (What cause soft power) thì Alexander L Vuving — Trung tâm nghiêncứu An ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương APCSS — Mỹ nhắn mạnh đến

k Joshep Nye (2004) Soft Power: The means to success in the world politics, New York: Public Affairs, p.5.

k Joshep Nye (2004) Soft Power: The means to success in the world politics, New York: Public Affairs, p.25.

19 oshep Nye (2011), The future of Power, New York: Public Affairs.

22

Trang 25

“cơ chế” dé tạo nên sức mạnh mềm (How soft power works)'" Trong bài viếtcùng tên năm 2009, giáo sư Vuving đã chi ra ba trạng thái quan trọng của sức

mạnh mềm (Three currencies of soft power) gồm: sức mạnh hiền (Benigmty),

sức mạnh giỏi (Brilliance) và sức mạnh đẹp (Beauty) Ba loại sức mạnh này

gần giống với “ân”, “uy”, và “đức” trong thuật trị quốc bình thiên hạ tronglịch sử Trung Quốc ”

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, trong Luận văn này,tôi sử dụng khái niệm sức mạnh mềm theo hàm nghĩa sau: Sức mạnh mềm làsức hấp dẫn, thu phục, khả năng ảnh hưởng, lôi cuốn của một quốc gia đối với

quốc gia khác bằng hệ giá trị, tư tưởng, văn hoá và chính sách thông qua các

phương thức mang tính phi cưỡng chế trong quan hệ quốc tế Khác với “sức

mạnh cứng” là sự áp đặt, cưỡng bức, “sức mạnh mềm” là khơi gợi, thu hút, tự giác đi theo Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm tìm hiểu các cơ chế kiến tạo sức mạnh mềm và hiệu ứng từ việc lan toả ảnh hưởng văn

hoá của Trung Quốc Sức mạnh mềm cũng có hiệu ứng “chuyển hoá” làmthay đổi suy nghĩ, thậm chi thay đổi ban sắc của đối tượng

1.1.1.3 Khái niệm sức mạnh mềm văn hoá

Theo lý thuyết của J Nye thì nguồn chủ yếu của sức mạnh mềm xuấtphát từ: văn hoá (nếu nền văn hoá đó có sức hút đối với các quốc gia khác), tư

tưởng chính trị (nếu các tư tưởng đó được người dân trong nước và trên thế giới thấy hấp dẫn), chính sách đối nội và đối ngoại (khi chính sách đó chính đáng và hợp pháp trong con mắt của cộng đồng quốc tế)” Như vậy, đặt trong

hệ thống lý luận của J.Nye, văn hoá là một công cụ quan trọng dé thực hiện

* Alexander L Vuving (2009), “How soft power works”, Paper presented at the panel “Soft Power and

Smart Power”, American Political Science Association annual meeting, Toronto, September 3, 2009.

” American Political Science Association annual meeting, Toronto, September 3, 2009.

8 Joshep Nye (2004), Soft Power The means to success in the world politics, New York: Public Affairs, p.25.

23

Trang 26

sức mạnh mêm Theo đó, việc gia tăng ảnh hưởng và vi thê cua một nước đôi với nước khác thông qua sự hâp dân của các giá trị văn hoá chính là sức mạnh mêm văn hoá.

Theo quan điểm của UNESCO: “Sức mạnh mềm văn hoá — đôi khi được gọi là ngoại giao văn hoá — là một hình thức quyền lực mềm nhằm thúc đây việc trao đổi quan điểm và ý tưởng, quảng bá kiến thức và các nền văn

hoá khác và xây dung cầu nói giữa các cộng đồng Mục đích cuối cùng là détìm cách thúc đây một tầm nhìn tích cực về sự đa dạng văn hoá, làm nồi bật

nó như một nguồn sáng tạo, đối thoại và hoà bình”'“ Như vậy, văn hoá ngày cang được coi là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc quyết định giá trị quốc gia, chính sách quốc gia, qua đó thé hiện sức mạnh và vị tế quốc gia Vì vậy, văn hoá có vị trí, vai trò rất quan trọng trong xây dựng sức mạnh mềmcủa môi quôc gia.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, sức mạnh mềm văn hoá được

xem là sức hấp dẫn, sức thu hút, sức thuyết phục về văn hoá của quốc gia này

đối với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế Các thành t6 của sức mạnh mềmvăn hoá được lựa chọn tuỳ vào tiềm năng văn hoá dựa trên thực tiễn và mục

tiêu của từng quốc gia đối với mỗi đối tượng tiếp nhận Dé cho các tài nguyên văn hoá có thể trở thành sức mạnh mềm văn hoá, các chính phủ cần đến các kênh truyền dẫn Trên cơ sở các khái niệm trên, có 5 kênh truyền dẫn chính

đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới (đặc biệt là các nước lớn), gồm:

ngoại giao văn hoá, thương mại văn hoá, truyền thông chiến lược, di đân mới

và du lịch Các kênh này được sử dụng linh hoạt tuỳ theo mục tiêu hướng tới đôi tượng tiép nhận của từng quôc gia Việc đo lường sức mạnh mém văn hoá

*“ UNESCO: The Soft Power of cultural

http://www.unesco.org/culture-sector-knowledge-management-tools/11_ Info%20Sheet_Soft%20Power.pdf , truy cập ngày 14/4/2021.

24

Trang 27

dựa trên kết quả tương tác về quyền lực được thể hiện qua khả năng tác động

và mức độ tiêp nhận cua chủ thê quôc gia — dân tộc ở mức độ khác nhau.

Luận văn đi sâu vào phân tích việc kiên tạo sức mạnh mêm văn hoá

thông qua khía cạnh ngoại giao văn hoá trong việc lan toan toa ảnh hưởng

mêm của văn hoá Trung Quôc trên thê giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2012 — 2022.

1.1.1.4 Khái niệm ngoại giao văn hoá

Từ đầu thế kỷ XX đến nay, cùng với khái niệm “sức mạnh mềm”, kháiniệm ngoại giao văn hoá (cultural diplomacy) ngày càng được sử dụng phổbiến, rộng rãi trong quan hệ quốc tế Nếu như trên thế giới có trăm nghìn địnhnghĩa về văn hoá thì cũng có rất nhiều định nghĩa về ngoại giao văn hoá Dù

có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nội hàm của khái niệm này được thống nhất ở một điểm: đó là sử dụng văn hoá dé phục vụ các mục tiêu quốc

gia, thông qua các hoạt động đối ngoai, ngoại giao.

Từ cách tiếp cận của phương Tây , J.Nye cho răng : “ Ngoại giao vănhóa là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục

thông quan văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức làchinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự ”!Ÿ Nhà nghiên cứuSimeon Adcbolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương mại Anh (Associate of the Association of Certified Commercial Diplomats) nhận định:

“ Ngoại giao van hóa là một hình thức ngoại giao nhắn mạnh tới sự thừa nhận

văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại”'” Từ cách tiếp cận của phương Đông, học giả Trung Quốc Bành Tân Lương cho răng, hàm

By Nye: Soft Power and American Foreign Policy, Political Science Quarterly, Vol.119, No.2, 2004, tr.255.

'© Nguyễn Thái Uyên Hương: Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Lý luận và thực tiễn thời kỳ hội nhập, Nxb Van

hóa Thông tin, Hà Nội, 2011, tr.2

25

Trang 28

nghĩa cụ thé của ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của quốc gia có

chủ quyền, lấy việc duy trì lợi ích văn hóa nước mình và thực thi chiến lược

văn hóa đối ngoại quốc gia làm mục đích, dưới sự chỉ đạo của một chính sáchvăn hóa đối ngoại nhất định, triển khai dựa vào mọi thủ đoạn hòa bình baogồm cả thủ đoạn văn hóa”

Từ các quan điểm trên, khái niệm ngoại giao văn hóa trên thế giới đượchiểu bao gồm ba nội dung chính: Một là, ngoại giao văn hóa thuộc chính sách

ngoại giao của một quốc gia; hai là, ngoại giao văn hóa sử dụng văn hóa như

là công cu , phương tiện dé đạt được mục tiêu đối ngoại; ba lả, ngoại giao văn hóa giúp quảng bá văn hóa đất nước ra thế giới, cải thiện hình ảnh, uy tín quốc gia, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Ngoại giao văn hoá tự bản thân nó đã bao gồm hai nội dung “ngoạigiao” và “văn hoá”, thông qua hoạt động ngoại giao “dé khuếch trường nhữnggiá trị văn hoá”, quảng bá hình ảnh đất nước, thé hiện sức mạnh mềm” củamột quốc gia; đồng thời, “văn hoá” là công cụ để tiễn hành công tác “ngoại

giao một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại” Hai nội dung này phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong một thể thống

nhất chung gọi là Ngoại giao văn hóa Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa

với xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay, ngoại giao văn hóa là một trong

những nội dung chính trong hoạt động ngoại giao giữa các quốc gia, được coi

là phương thức quan trọng để các quốc gia nâng cao ảnh hưởng mềm với khảnăng lan tỏa bền bi cùng với tác dụng thâm thấu lâu dài

1.1.1.5 Khái niệm kiến tạoChủ nghĩa kiến tạo là một lý thuyết về quan hệ quốc tế bên cạnh chủ

nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực Nó hình thành sau thời kỳ chiến tranh lạnh, để bổ túc thêm cho các lý thuyết có sẵn Chủ nghĩa kiến tạo cho là hệ

'T Banh Tân Lương: Ngoại giao văn hóa va sức mạnh mềm Trung Quốc: một góc nhìn toàn cầu hóa, Nxb.

Băc Kinh, 2008, tr.6

26

Trang 29

thống quốc tế có cấu trúc xã hội'Ÿ Chủ nghĩa kiến tạo xem xét về bản sắc của một quốc gia như hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa cụ thể và lợi ích của quốc

gia đó Các quốc gia có bản sắc tương đồng càng nhiều thì khả năng hợp tác

càng cao và duy trì hợp tác cũng lâu bền hơn nếu có cùng lợi ích chung ”.

Trong Khi chủ nghĩa hiện thực đặt nặng về khuynh hướng các chủ thểquốc gia mạnh (kinh tế, tài nguyên và vũ khí) là bành trướng quyền lực, cònchủ nghĩa tự do đặt nặng vấn đề quan hệ kinh tẾ, các quốc gia vì lệ thuộc kinh

tế lẫn nhau sẽ ít gây chiến tranh, còn chủ nghĩa kiến tạo thì cho là những bản sắc xã hội của các quốc gia quyết định các chủ thể đó sẽ hợp tác hay là xung đột với nhau Bản sắc xã hội của quốc gia sẽ định đoạt thế nào là lợi ích của quốc gia và quyết định đường lối hoạt động của quốc gia đó””.

1.1.2 Cơ sở lý luận

Trung Quốc cho rằng, giá trị văn hóa truyền thống là thé mạnh nỗi bật

trong sức mạnh mềm văn hóa của nước nảy Đó là kho tàng văn hóa, vănminh qua hàng ngàn năm lịch sử, là hệ giá trị Trung Hoa truyền thống được

bảo tốn và kế thừa Trung Quốc coi đây là nguồn lực mang tính lợi thé dé lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa qua thế giới Co sở lý luận dé giới học giả và giới hoạch định chính sách của Trung Quốc phát triển nguồn lực văn hóa trở thành sức mạnh mềm (sức mạnh mềm văn hóa) dựa trên sự kết hợp giữa tư tưởng

truyền thống Trung Hoa và lý thuyết của phương Tây (cụ thể là quan điểm

sức mạnh mềm của J.Nye).

1.1.2.1 Tư tưởng truyền thống Trung HoaMặc dù Trung Quốc không phải nơi khởi nguồn của lý thuyết về sứcmạnh mềm nhưng trên thực té, quéc gia nay đã van dung sức mạnh mềm từ

rât sớm Trung Quôc là cái nôi của một trong những nên văn hóa lâu đời và đa

8 Constructivism: An Introduction, e-ir, Maysam Behravesh, 3.2.2011

5 https://nghiencuuquocte.org/2015/03/01/chu-nghia-kien-tao/, truy cập ngày 11/01/2024.

20 https://nghiencuuquocte.org/2015/03/01/chu-nghia-kien-tao/, truy cập ngày 11/01/2024

27

Trang 30

dạng trên thế giới Văn hóa Trung Quốc hàm chứa những triết lý thâm sâu và quyên biến trong quản trị quốc gia, đặc biệt là thuật ứng dụng quyền lực mềm

dé mở rộng phạm vi ảnh hưởng

- Lấy Nhu thắng Cương:

Các nhà tư tưởng Trung Quốc đã đưa hình thái vận động giữa Cương

va Nhu vao lý luận chính trị, đạo đức ứng xử cũng như thuật quản tri xã hội.

Lão Tử cổ vũ cho một hình thái chính trị uy quyền mềm mại mà không lực

lượng nào có thé chống lại Chương 78 sách Đạo Đức kinh viết: “Trên đời này không gì mềm yếu hơn nước, thế mà công phá được tất cả những gì cứng ran Chang gi hơn được nước, chang gi thay thế được nước Mềm thang cứng, nhu thắng cương, thiên hạ ai cũng biết thé, ma mấy ai làm được””! - Tư tưởng

cơ bản của ông chính là “nhu nhược thắng cương cường”, bởi vì nhu chăngqua chỉ là một hình thức biểu hiện, sức mạnh thật sự của nó thì được ân giấu 0bên trong Vi dụ như hiện tượng một dòng nước nhỏ chảy lâu ngày có thé maimòn được cả một hòn đá Do vậy, không thể xem thường “nhu”, bởi vì có

những việc “cứng lại gặp cứng” thì không phải là biện pháp tốt Phương thức lấy nhu khắc cương thường mang lại hiệu quả hơn” Theo đó, các triều đại

phong kiến Trung Quốc đã áp dụng thuật “không cần đánh nhưng làm kẻ thù

khuất phục” Binh pháp Tôn Tử viết: “Thượng sách trong việc dùng binh là

lay mưu lược dé thắng địch, kế đó là thắng dich bằng ngoại giao, kế nữa làdùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì” Điều đó có nghĩa là,người giỏi dụng binh thang địch mà không phải giao chiến, đoạt thành khôngcần tan công, dùng mưu lược thi quân không mỏi mệt, kết quả vẫn giành đượcthắng lợi

- Tu tưởng Đúc tri:

?! 40 Tử, Đạo Đức kinh, chương 78

? Lão Tử, Đạo Đức kinh, chương 36

?3 Tôn Vũ, Binh pháp Tôn Tử - Muu Công

28

Trang 31

Tư tưởng Đức trị được cho là hạt nhân lý luận cơ bản của Nho gia thờiTiên Tần”, dần trở thành tư tưởng chính trị chính thống qua hơn 2000 năm ở

Trung Quốc Tư các phương diện thể chế, chính trị và xã hội, tư tưởng ĐứcTrị luôn là hạt nhân lý luận qua các triều đại phong kiến Trung Hoa

Nho gia đã lập ra hệ thống chế ước đối với người cai tri, lập luận việc làmchính trị phải lay Đức lam dau Nếu sử dụng Đức trong chính trị sẽ đạt hiệuquả lớn Không Tử nói: “Thực thi chính trị bằng Đức, ví như sao Bắc Đâu, ở

một chỗ mà các sao phải chầu về”” Trong sách Mạnh Tử, ông nói: “Kẻ mà dùng Đức để hành Nhân (đáng) là Vua””’, hay: “Lay Đức mà lay lòng người

27 z re À ,

»*" Theo đó, với nên chính tri

khác, tâm họ vui mừng mà thực sự quy phục

Nhân chính có thé trị quốc an bang, trói buộc nhân tâm, khiến dân chúng dần

tong thuận, bảo vệ được dia vi, không đánh mất vương quyên.

Như vậy, có thể thấy Nho gia chủ trương tôn Vương đạo mà ức chế đạo, vìcho rang lay sức mạnh dé khắc chế người khác thi có thé bên ngoài ra vẻ phục

mà trong lòng thì không Nếu lấy Đức mà thu phục lòng người thì tâm họ

phục nên hành vi cũng thực sự quy theo.

- Tu tưởng hai hoà:

Tư tưởng hài hòa được khai thác từ gia tri cốt lõi trong văn hóa truyền thống Nho giáo Triết lý Nho gia cho rằng, thế giới là một chỉnh thê hài hòa:giữa con người với chính bản thân mình, giữa cá nhân với người khác, giữa

con người va tự nhiên cũng như giữa con người với vũ trụ thiên địa mang tinh

siêu nhiên Đây chính là lý luận quan trọng để hình thành quan điểm “pháttriển hòa bình và “thế giới hài hòa trong đường lối đối ngoại phát huy sức

mạnh mêm đương đại của Trung Quôc.

? Thời Tiên Tan là thời đại trước triều đại nhà Tan của Trung Quốc (trước năm 221 TCN).

? Không Tử Luận ngữ - Vi chính.

? Mạnh Tử, Công Tôn Sửu thượng

? Mạnh Tử, Công Tôn Sửu thượng

29

Trang 32

Như vậy, nhìn lại lịch sử Trung Quốc, có thể thấy tư tưởng truyền

thống Trung Hoa về sức mạnh mềm từ lâu đã là một bộ phận trong mưu lược

hàng ngàn năm của quốc gia này Trong thuật trị quốc và ngoại giao truyềnthống, ngoài việc dùng sức mạnh cứng thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều

áp dụng chiến lược “mềm” Những tư tưởng, lý luận truyền thống về sứcmạnh mềm là những nhân tố quan trọng góp phần định hình lý luận về xâydựng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc đương đại

1.1.2.2 Ly thuyết phương Tây

Trước đây, sức mạnh của các quốc gia trên toàn cầu thường được đánh

giá dựa trên sức mạnh cứng, được hiểu là sức mạnh quân sự và năng lực kinh

tế Tuy nhiên, quan điểm này về sức mạnh quốc gia đã thay đồi từ thời kỳ hậu

Chiến tranh lạnh cùng với sự ra đời của khái niệm sức mạnh mềm do J Nyeđưa ra đầu những năm 90 của thế kỷ XX Với các nghiên cứu của mình, J.Nyemang lại cái nhìn mới về quyền lực trong quan hệ quốc tế Đặt trong hệ thống

lý luận của J.Nye, văn hóa là một công cụ quan trọng dé thực hiện sức mạnh

mêm.

Trước J.Nye đã có nhiều học giả viết về vai trò và ảnh hưởng của vănhóa trong xã hội Đối với Hunington, văn hóa là khuôn khổ thống trị các mối

quan hệ quốc tế, là cơ sở chính cho nguồn gốc của xung đột trong các vấn đề

thế giới Hunington lập luận rằng nguồn xung đột quốc tế cơ bản sẽ không chỉ

chủ yếu là ý thức hệ hay kinh tế với sự kết thúc của chiến tranh lạnh mà còn

là văn hóa”” Nicolae Hanes va Adriana Andrei trong bài nghiên cứu của minh

với nhan đề “Văn hóa như sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế” cũng khăngđịnh: “Tính phổ biến về văn hóa của một quốc gia và kha năng xác định cácquy tắc điều chỉnh hành vi quốc tế là một trong những nguồn lực chính tạo

?8 Samuel P Hunington (1996) The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Simon &

Schuster.

30

Trang 33

nên sức mạnh của quốc gia đó Không có tài sản văn hóa và không có ảnh hưởng toàn cầu thông qua nguồn lực văn hóa, một quốc gia không thé có

tiếng nói trong các vấn đề quốc tế Văn hóa với tư cách là nguồn lực mềm,được xem là nguyên nhân sâu xa của sự phát triển quan hệ quốc tế Văn hóa,với tư cách là nguồn lực mềm, được xem là nguyên nhân sâu xa của sự pháttriển mô hình quốc tế đương đại””” Tuy nhiên, chỉ có J.Nye mới đưa ra một

hệ thống lý luận về sức mạnh mềm với những phân tích cụ thé về thành tố tạo

nên sức mạnh tông hợp quốc gia, trong đó văn hóa đóng góp một vai trò quan

trọng.

Trong các công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm của mình, J.Nye đã

chỉ ra rằng sức mạnh mềm của một quốc gia dựa trên ba nguồn chính: nền văn hóa (có sức hấp dẫn, thu hút), giá trị về chính trị (áp dụng trong, ngoài nước),

và chính sách đối ngoại (khi được cho là hợp pháp và phù hợp đạo đức) Việcgia tăng ảnh hưởng và vị thế của một nước đối với nước khác thông qua sự

hâp dân của các giá trị văn hóa chính là Sức mạnh mêm văn hóa.

Cụ thể, J Nye phân tích: Nguồn lực văn hóa được chia ra làm hai loại:Văn hóa dành cho tang lớp tinh hoa (văn học, nghệ thuật ) và văn hóa phô

thông (tập trung chủ yếu các loại hình giải trí đại chúng) Khi văn hóa của một quốc gia chứa đựng các giá trị phổ quát và quốc gia có chính sách dé khuyến khích chia sẻ các giá trị đó với các nước trên thế giới thì quốc gia đó

dễ đạt được kết quả mong muốn nhờ vào sự hấp dẫn và tính trách nhiệm mà

nó tạo ra J.Nye khăng định: thương mại là kênh hiệu quả giúp truyền bá vănhóa ra bên ngoài bên cạnh các kênh khác như du lịch, giao lưu quôc tê, giáo

? Nicolae Hanes, Adriana Andrei (2015) “Culture As Soft Power In International Relations”, International

Conference: Knowledge — based organization, Vol XXI, No 1.

31

Trang 34

dục” Theo đó, ảnh hưởng văn hóa của một quốc gia phụ thuộc vào việc nó

có sở hữu các phương pháp tuyên truyền tiên tiến và khả năng tuyên truyền

hiệu quả hay không Đặc biệt trong xã hội thông tin hóa như hiện nay, quốcgia nào có văn hóa chính thống của quốc gia tiếp nhận, điều đó chứng tỏ quốcgia chủ thé đã thé hiện được quyền lực về sức mạnh văn hóa tại quốc gia tiếpnhận Ở một mức độ lan tỏa mạnh hơn, nếu sức mạnh mềm văn hóa của quốcgia chủ thé có tính phổ quát và trở thành giá trị chung được thừa nhận trên

phạm vi toàn cầu, quốc gia đó sẽ trở thành cường quốc sức mạnh mềm văn hóa có khả năng xây dựng các hệ giá tri chung chi phối các quy chuẩn trong

` : K A31

hành vi quôc tê”.

Có thé thấy, qua các công trình nghiên cứu lý luận về sức mạnh mềm của học giả phương Tây nêu trên, ta thấy rằng họ cùng có chung một nhận định: văn hóa là một bộ phận quan trọng cầu thành nên sức mạnh mềm Văn hóa đã trở thành một nguồn lực ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng, coi

đó là một nguồn sức mạnh quan trọng, có vai trò quyết định trong chiến lượcphát triển phát triển nhăm củng cé vi thế, hình ảnh và tầm ảnh hưởng của

mình đôi với các quôc gia khác.

1.1.2.3 Quan điêm của Trung Quôc

Lý luận về sức mạnh mềm của phương Tây đã được du nhập vào Trung

Quốc từ những năm 90 của thế kỷ XX Học giả Vương Hộ Ninh (1993), trong bài báo có tựa đề “Văn hóa như một quyền lực quốc gia: Quyền lực mềm” đã

khởi xướng nghiên cứu về quyền lực mềm của Trung Quốc Trong thảo luận

của mình vê nguôn của sức mạnh mêm, Vương Hộ Ninh đã nhân mạnh nguôn

*° Joshep Nye (2004), Soft Power: The means to success in the world politics, Chapter 1: The changing

nature of power, New York: Public Affairs p.1 — 32.

3! Joshep Nye (1990), Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, New York: Basic Books

Inc, Publisher, p.8.

32

Trang 35

cân phải dùng đên sức mạnh cứng, von di tôn kém va ít hiệu qua hơn”.

Học giả Dư Tân Thiên, Giám đốc Ủy ban Học thuật, Viện Nghiên cứu

Quốc tế Thượng Hải cũng cho răng: “những giá trị cốt lõi của văn hóa chính

là hạt nhân của sức mạnh mềm Sức mạnh mém là sự phản ánh ảnh hưởng vănhóa của một quốc gia trong các mối quan hệ đối ngoại Tuy nhiên sức mạnhmềm không phải là một khái niệm đơn thuần về văn hóa mà còn là hiện tượng

khá phô biến trong quan hệ quốc tế hiện nay””” Tiếp đó, nhiều học gia đã tập

trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện lý luận về sức mạnh mềm văn hóa Trung

Quốc, tiêu biểu như: Nghệ Hang (2009), Chủ quyền văn hóa và sức mạnh mềm văn hóa quốc gia; Trương Manh (2009), Xem xét chiến lược trỗi dậy

văn hóa Trung Quốc qua sức mạnh mềm; Đường Dai Hung (2009), Nghiêncứu chiến lược sức mạnh mềm văn hóa Các nghiên cứu nay đặt sức mạnhmềm văn hóa trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc, chỉ ra ưu thế của cácgiá trị văn hóa truyền thống với những đặc trưng riêng mang bản sắc Trung

Hoa trong mối quan hệ với sức mạnh tông hợp quốc gia, sức cạnh tranh quốc

tế Có thé nhận thấy, khác với quan điểm của J Nye, Trung Quốc không nhấnmạnh tới văn hóa và các giá tri đương dai mà tập trung vào giá tri văn hóatruyền thống

Về quan điểm chính thống của chính phủ Trung Quốc, từ năm 2006,

thuật ngữ “sức mạnh mém; bat đâu xuât hiện trong các phát biêu của các nhà

3“ Vương Hộ Ninh (1993), “Văn hóa như là sức mạnh quốc gia: sức mạnh mềm”, Tập san Dai học Phúc Đán,

tr23-28.

Dư Tân Thiên (2008), “Xây dựng sức mạnh mềm và chiến lược đối ngoại của Trung Quốc”, Nghiên cứu

vân đê quôc tê, sô 2, tr15 — 20.

33

Trang 36

lãnh đạo Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 Hội liên

hiệp văn học nghệ thuật Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cầm Đào nhắn mạnh: “làm

thế nào tìm đúng hướng phát triển cho văn hóa Trung Quốc, tạo ra thời đạihuy hoàng mới cho văn hóa dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm quốc gia, làmột thực tiễn cap bách đặt ra trước mắt chúng ta””” Tháng 1 năm 2007, trongđợt học tập tập thể lần thứ 38 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủtịch Hồ Cam Dao một lần nữa nêu lên, tăng cường xây dựng va quản lý văn

hóa mạng “có lợi cho việc tăng cường sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc”.Tuy nhiên, đến đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc, thuật ngữ “sứcmạnh mềm văn hóa” mới chính thức được ghi vào Báo cáo Chính trị và vấn

đề nâng cao sức mạnh mềm văn hóa lần đầu tiên đã được coi là trọng tâm của

chiến lược phát triển văn hóa Trung Quốc: “Văn hóa ngày càng trở thànhnguôn lực quan trọng trong sức mạnh tổng hợp và nguồn lực sáng tạo, ngàycàng trở thành nhân tố quan trọng trong cạnh tránh sức mạnh tổng hợp, phải

thúc day cao trào mới xây dựng văn hóa XHCN, kích thích sức sáng tao của

6 Như vậy, lần

văn hóa dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia

đầu tiên Trung Quốc đưa ra khái niệm “sức mạnh mềm” vào Báo cáo Chính trị, tuy nhiên, hai từ “văn hóa” đã được thêm vào thanh “sức mạnh mềm văn hóa” thé hiện đặc sắc riêng, quan điểm riêng của Trung Quốc trong chiến lược

phát triển của quốc gia nay Theo đó, quan điểm chính thống của Trung Quốc

về “sức mạnh mêm” là coi “văn hóa làm trọng tâm”.

Tóm lại, từ việc tham khảo lý luận của các học giả phương Tây, Trung

Quốc coi lý thuyết về sức mạnh mềm của J.Nye là cơ sở lý luận phù hợp dé

* Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Trung Quốc va Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 Hiệp hội nhà văn Trung Quốc (ngày 10 tháng 11 năm 2006).

http://news.sina.com.cn/o/2006-11-11/090010469462s.shtml, truy cập ngày 17/04/2021

* “Hồ Cam Dao nhắn mạnh tăng cường xây dựng và quản ly văn hóa mạng với tinh thần đổi mới”.

http://politcs.people.com.cn/GB/8198/15626 L/index.hm, truy cập ngày 17/04/2021

3° Hồ Cảm Đào, “Báo cáo chính trị Đại hội XVII DCS Trung Quốc”.

http://cpc.people.com.cn/GB/104019/104099/6429414.html, truy cập ngày 17/04/2021

34

Trang 37

quốc gia này phát triển nguồn lực văn hóa thành sức mạnh mềm Theo đó, sức mạnh mềm văn hóa là loại sức mạnh mềm văn hóa là loại sức mạnh tạo ra từ

nguồn lực văn hóa mang tinh hap dẫn, lôi cuốn đối với các quốc gia tiếp nhận

thông qua các kênh tác động phi cưỡng chế nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích

chiến lược của một quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn đangthiếu “hệ giá trị” có khả năng vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ nhằm hướngtới những giá trị chung được thế giới thừa nhận và mang tính thuyết phục

trong quan hệ quốc tế, đồng thời, đồng thời các giá trị văn hóa đương đại của quốc gia này cũng chưa tạo được nhiều sức hút đối với thế giới Vì vậy, Trung Quốc vẫn coi văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa thể hiện bản sắc Trung Hoa chính là nguồn lực tạo nên sức hấp dẫn, lan tỏa và thầm thấu của

sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc

1.2 CƠ SỞ THỰC TIEN TRONG NƯỚC VA QUOC TE

Với tiềm lực quốc gia ngày càng mạnh, cùng những biến động phức tạpcủa tình hình thế giới và khu vực, đây là thời cơ dé Trung Quốc triển khai anhhưởng của mình trên toàn cầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hòa bình

và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo, vì vậy, sức mạnh mềm càng đóng vai trò

quan trọng Việc sử dụng và lạm dụng sức mạnh cứng (uy hiếp quân sự, ép buộc kinh tế ) dé giải quyết mâu thuẫn trong nhiều trường hợp đã không phát huy được tác dụng, thậm chí là thất bai, dé vấp phải những phản ứng của cộng đồng quốc tế Trong khi đó, sức mạnh mềm ngày càng có vai trò quan trọng

để giữ vững ổn định quốc gia, tăng cường hội nhập quốc tế, phát huy ảnhhưởng của mình trên thê giới.

Phần nghiên cứu này đánh giá các tác động từ tình hình quốc tế, cũng nhưthực tiễn phát trién của Trung Quốc từ năm 2012 - 2022 (Tập Cận Bình lênnam quyên) đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gi trong việc triển khai

35

Trang 38

chiên lược sức mạnh mêm văn hóa của Trung Quôc Đông thời nhận diệnđường lối phát triển sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc thời kỳ này.

1.2.1 Tình hình trong nước

Trước tiên, có thê nói, trong giai đoạn này, Trung Quốc là một quốc gia

có tiềm lực kinh tế mạnh với sự tăng trưởng kinh tế mạnh trên toàn cầu.Trong thời gian qua, Trung Quốc tập trung cải cách thé chế kinh tế nhằm giảiphóng và phát huy sức sản xuất xã hội, đồng thời tích cực và chủ động hộinhập quốc tế, tận dụng những cơ hội mà toàn cầu hóa kinh tế đưa lại, do đó đã

duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm liền Bình quân thời kỳ 1978 — 2012, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt 9,6%, giai

đoạn 2013 — 2016 có giảm những vẫn đạt mức tương đối cao là 7,2% Từ sau

Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), chính phủ nước này đã

thúc đây đi sâu cải cách toàn diện, chuyền sang trạng thái “bình thường mới”,tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tiêu dùng vàxuất khẩu Từ năm 2011, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của

124 nước, trong khi Hoa Kỳ chỉ còn là đối tác thương mại lớn nhất của 76nước Năm 2013, Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ trở thành nước thương mại

lớn nhất toàn cầu” Trong bối cảnh hiện nay, với vị thế là quốc gia và tiềm lực về kinh tế, Trung Quốc ngày càng đóng vai trò như một thực thé toàn cầu,

có vai trò trung tâm, có ảnh hưởng không nhỏ trong giải quyết các van đề liên quan đến kinh tế của thé giới Bên cạnh các sáng kiến về hợp tác kinh tế, Trung Quốc nỗ lực thông qua các cơ chế, diễn đàn an ninh nhằm triển khai

chiến lược sức mạnh mềm Điểm nỗi bật là Trung Quốc không ngừng tìm

cách củng cỗ sức mạnh mềm thông qua công cụ quan trong là “ngoại giao

đồng Nhân dân tệ” Có thể nói là Trung Quốc tham gia vào các dự án đầu tư,

`” Ngô Tâm Bá (2017), “Bàn về cục diện biến đổi của Châu A — Thái Bình Dương”, Chính tri và kinh tế thé

giới, sô 6, tr.38

36

Trang 39

các chương trình phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tại nhiều nước và khu vực trên thế giới, trong đó phải ké đến sáng kiến “Vành dai va

Con đường” kết nối các lục địa A — Phi - Âu Rõ ràng, với tiềm lực kinh tếmạnh của mình đã tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc dễ dàng hơn trong

việc triên khai các chính sách ngoại giao, gia tang sức mạnh mêm.

Một thế mạnh tiếp theo không thể phủ nhận được của Trung Quốc đó là

quốc gia này là quốc gia có nền văn minh lâu đời có tính chất liên tục Các giá

trị văn hóa truyền thống độc đáo của Trung Quốc có sức lan tỏa mạnh mẽ

trong khu vực Một ví dụ cụ thể, trong nhiều thuộc tính của nền văn minhTrung Hoa, Nho giáo là một trong những yếu tố cốt lõi, đại diện cho các giá

trị và tầm nhìn của Trung Quốc theo cách khác hăn với phương Tây Những quốc gia Đông Á, đặc biệt là Đông Bắc Á, đã quen thuộc với các giá trị của Nho giáo Cho đến hôm nay, dù tự giác hay không thì những ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo vẫn được thể hiện rõ nét ở các quốc gia này Với bề dày

lịch sử của mình, Trung Quốc đã từng mở rộng ảnh hưởng văn hóa ra cácnước xung quanh trong “Con đường to lụa” nổi tiếng là con đường trao đôithương mại, đồng thời là con đường giao lưu văn hóa, chính là minh chứng

lịch sử cho sự giao lưu giữa Trung Quôc với các nước trong quá khứ.

Điểm mạnh tiếp theo của Trung Quốc đó là nước này đã không ngừng tích cực chuyên đôi phương thức phát triển văn hóa, chú trọng phát triển sức

mạnh mềm văn hóa Hội nghị Trung ương 5 khóa XVIII Dang Cộng sản

Trung Quốc (2015) đã xác định mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 —

2020 là: “ Xây dựng cường quốc văn hóa XHCN, đưa giấc mơ Trung Quốc và

quan niệm giá tri cốt lõi XHCN đi sâu vào lòng dân, hoàn thiện hệ thong phuc

37

Trang 40

vụ văn hóa công cộng, đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành trụ cột trongnền kinh tế, mở rộng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ra thé giới”.

Từ sau Dai hội XVIII, Trung Quốc đã tiễn hành các bước chuyên đôi

phương thức phát triển văn hóa Đổi mới phương thức quan lý theo hướng phân cấp quản lý và tăng quyền tự chủ cho các chủ thể văn hóa; Cải cách thể chế văn hóa nhằm tạo thế tăng trưởng vững chắc bền vững của công nghiệp

văn hóa trên ba lĩnh vực then chốt là: đầu tư sáng tạo, tiêu dùng và xuất khâusản phẩm văn hóa Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa vẫn được xem là kênhtuyên truyền đối ngoại, tăng cường sức ảnh hưởng văn hóa được Chính phủ

Trung Quốc coi trọng, sức mạnh mềm văn hóa được xem là lực hấp dẫn khiến các nước bên ngoài hướng về Trung Quốc, cuốn theo quỹ đạo Trung Quốc Với vai trò nước lớn trong khu vực, Trung Quốc muốn khăng định là trungtâm văn hóa Trung tâm văn hóa đó sé phát huy những tư tưởng, giá tri đủ sứchấp dẫn và lôi cuốn với các nước khác băng những giá trị mới, khác biệt với

mô hình dân chủ phương Tây vốn cũng đang gặp nhiều thách thức

Từ xưa đến nay, sự tự tin quốc gia vẫn là tư tưởng quen thuộc củaTrung Quốc trong việc định hình hình ảnh của mình với thế giới Tuy nhiên,

tư tưởng này đã phần nào khiến hình ảnh Trung Quốc ngày càng trở nên xấu

đi Một số trào lưu nồi lên đáng chú ý hiện nay như các van dé an ninh mạng,

di dân bat hợp pháp, an ninh nguồn nước tại các điểm nóng Trung Đông, Biển Đông, Hoa Đông có chiều hướng diễn biến phức tạp, tạo ra thách thức lớn tới môi trường toàn cầu Một ví dụ cụ thể như tại khu vực biên Đông, với lốihành xử cứng ran kiên quyêt bảo vé lợi ích cot lõi của Trung Quoc đã khién

8 Kiến nghị của Ban chấp hành Trung ương DCS Trung Quốc khóa XVII về Quy hoạch phát triển kinh tế

và xã hội quốc dân 5 năm lân thứ XIII, http://news.xinhuanet.com/ziliao/2015-11/04/c_128392424.htm , truy

cập ngày 18/04/2021.

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:58

w