1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật kinh tế: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay

99 8 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐỖ ĐÌNH SƠN

LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT KINH TE

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO DINH SƠN

Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Vinh Hưng

HÀ NỌI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nao khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin

cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tải chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật xem xét dé tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xIn chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Đình Sơn

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦUU s2 °+d9SE.A.EESE.441E72138E202440 92440 pesrraereorrrsee 1 CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUAT VE DOANH NGHIỆP ¡00:90 8

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân - 2 2 2 ++z+£z+zszzxzez 8

1.1.1 Khai niệm doanh nghiệp tự nhan oicecccccccccsscccssscessecessceseceseeeeeeesseeesseeeeeees &

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân ceeccccccccecsessessesssessessesssessessessessessessee 12 1.1.3 Ban chất pháp lý của doanh nghiệp ti nhân -2-©5z©c5z©55+-: 17 1.1.4 Sự phù hợp của doanh nghiệp tư nhân với môi trường thương mại Việt

"1888 Ẻehh 20

1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nên kinh tế Việt Nam 23 1.2 Khái quát pháp luật về doanh nghiệp tư nhân 2 52 + s+cs+s+2 24 1.2.1 Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp tư nhân .-. -5- 55555: 24 1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về doanh nghiệp tư nhâH -. :-‹: 25

1.2.3 Nội dung của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân . -5 : 27

Kết luận Chương l - £©tSEỀEE9EE9E12E12121211171112112112111 111111111 30

CHUONG 2 THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIEN NA.Y -sc « 31

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân và pháp luật về

doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam G2 11 E2 119 111111 111 1 vn nệ, 31

2.1.1 Thời ky trước Cách mang tháng 8 năm 1945 icccccccccccesceseeseeseeeteeseeseees 31 2.1.2 Thời kỳ từ 02/09/1945 đến trước tháng 12/1986 ecceccecsecscssvecsecsesssesesseess 31 2.1.3 Từ năm 1987 Cho GEN NAY cececsscescsscssvssvesvesssseesessessessessesessessssseseeseesesseesees 32 2.2 Thuc trang phap luat vé doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay 35

2.2.1 Thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật 35

2.2.2 Quy định của pháp luật về những giới han đối với chủ doanh nghiệp tw 717, EEEEh 41 2.2.3 Quy định của pháp luật về vốn của doanh nghiệp tư nhân 42 2.2.4 Quy định của pháp luật đối với quản lý doanh nghiệp tư nhân 44

Trang 5

2.2.5 Quy định của pháp luật về cho thuê, bán, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân

ụẮ 4

2.2.6 Quy định của pháp luật về chế độ thuế, kế toán đối với doanh nghiệp tư

1/17 EEEEEEEEEhhe«- -.-a 32

2.2.7 Tạm ngừng kinh doanh, giải thể và phá sản doanh nghiệp tư nhân 56 2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM - 71

3.1 Dinh hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tu nhân -.- 71

3.1.1 Hoàn thiện cơ sở CHINN ẨFÌ - cc cv kg 11kg re 71

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân từ thực tiễn hoạt động 72 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam 77

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam 77

3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về doanh nghiệp

Trang 6

BANG DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

LDN Luật Doanh nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

KTTN Kinh tế tư nhân

Trang 7

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hồi phục và phát triển sau dai dịch Covid — 19 Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình hội nhập với kinh tế thế giới cũng đang được day mạnh va phát triển một cách sâu rộng Trong tiến trình này có đóng góp vô cùng to lớn và quan trọng cho nên kinh tế của hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đồng thời trong

đó có Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Việt Nam Từ thực tiễn các quy định của pháp

luật về DNTN tại Việt Nam thời gian gần đây cho thấy, loại hình doanh nghiệp này vẫn luôn được đánh giá cao bởi tính linh hoạt và năng động nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có sự tác động qua lại giữa DNTN và nền kinh tế, đồng thời liên

quan đến rất nhiều chủ thé khác nhau trong nền kinh tế nói chung Ngoài ra, tính chat

linh hoạt và năng động của DNTN còn thé hiện rất rõ trong việc thành lập, hoạt động

và quản trị doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý liên quan Chính vì vậy, điều này

cũng đòi hỏi cần phải có một hành lang pháp lý vững chắc, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành của nhà nước dé có thé quan lý hiệu quả và đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các DNTN cũng như phát huy tối đa những lợi ích và

đóng góp của DNTN cho nên kinh tế nói riêng và đời sống kinh tế xã hội của đất

nước Việt Nam nói chung.

Luật Doanh nghiệp (LDN) 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua đã góp phan giải quyết được nhiều bat cập và khó khăn về hành lang pháp lý trước đó của các doanh nghiệp nói chung và của DNTN nói riêng Về cơ bản LDN mới đã giải quyết được hoặc có quy định cụ thé hơn đối với các van dé bất cập và khó khăn của DNTN Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bat cập nhất định, điều nay vô

hình chung lại gây ra những rào cản, khó khăn cho sự phát triển của DNTN nói riêng

cũng như nên kinh tế nói chung.

Đặc biệt, hiện nay Đảng và Nhà nước ta với chủ trương luôn luôn hướng đến việc xây dựng và phát triển một hệ thống pháp luật tiên tiến, khoa học phù hợp với kinh tế - xã hội Việt Nam, đồng thời, cập nhật những tiến bộ của luật pháp và thông

Trang 8

lệ quốc tế nói chung Nhất là lĩnh vực pháp luật về kinh tế càng trở nên vô cùng quan trọng, do đây là một trong những ngành luật chịu sự điều chỉnh đầu tiên, trực tiếp mà noi bật là luật doanh nghiệp nói riêng và pháp luật về doanh nghiệp nói chung Sở di nói như vậy là vì đó là co sở dé các chủ thé trong nước hợp tác kinh doanh nói riêng và các nhà đầu tư trên khắp thế giới đến hợp tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam nói chung Bởi lẽ đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam càng trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết hơn.

Xuất phát từ những lý do trên, học viên nhận thấy cần phải có sự nghiên cứu một cách chuyên sâu về đề tài “Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay” Việc nghiên cứu dé tài không những bồ sung vào hệ thống lý luận khoa học ma đồng thời còn góp phần tìm ra được các giải pháp nhằm giúp hoàn thiện hệ thống

pháp luật về doanh nghiệp hiện nay.

Tổng hợp những lý do đã trình bày trên đây, học viên quyết định tiến hành thực hiện việc nghiên cứu về đề tài này.

2 Tình hình nghiên cứu

DNTN nói chung cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam theo từng

giai đoạn vẫn là một đề tài được sự quan tâm, lưu ý của một số luật gia và các học

giả Tùy theo từng cách tiếp cận, mỗi công trình nghiên cứu lại phân tích, tìm hiểu

dưới từng góc độ khác nhau Trong khả năng giới hạn, học viên tìm thấy một số công trình nghiên cứu có sự liên quan nhất định đến đề tài như sau:

Nhóm các tài liệu dưới dạng sách giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình

điển hình có đề cập đến một phan nội dung của đề tài có thé kế đến: Giáo trình Luật kinh tế của Trường Dai học Luật Ha Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2020; Giáo trình Luật kinh tế của Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Khoa Luật), Nxb.

Công an nhân dân 2015 và Giáo trình Pháp luật Doanh nghiệp của Trường Đại họcNgoại thương, Nxb Công an nhân dân năm 2013

Ngoài ra, các nghiên cứu dưới dạng các Luận văn thạc sĩ cũng có số ít công

trình đề cập sơ lược đến một số nội dung của đề tài như: Pháp luật về DNTN của Việt

Nam của tác giả Phùng Đức Dũng năm 2018 tại Viện Đại học Mở Hà Nội; Pháp luật

Trang 9

về DNTN và thực tiên thực hiện tại Thành phố Hà Nội của tác giả Lê Việt Đức năm 2020 tại Dai học Luật Hà Nội; Thi tục pháp luật về dau tư đối với DNTN ở nước ta trong điều kiện Việt Nam trở thành nên kinh tế thị trường day du của tác giả Trương Công Đắc năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội; Pháp luật về DNTN ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Văn Đông năm 2020 tại Học viện Khoa học xã hội; Pia vi

pháp lý của DNTN trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của tác giả Hoàng

Yến năm 2013 tại Đại học Quốc gia Hà Nội; Pháp luật về DNTN từ thực tiễn tại tỉnh Lang Son của tác giả Hồ Thu Uyên năm 2019 tại Đại học Luật Hà Nội; Pháp luật về

doanh nghiệp tư nhân qua thực tiễn tại tỉnh Quảng trị của tác giả Đoàn Thị Bích Hảo

tại Trường Đại học Luật, Đại Học Huế 2020; Pháp luật về DNTN tại Việt Nam của tác giả Hồ Xuân Quang năm 2022 tại Đại học Luật Hà Nội

Nghiên cứu dưới hình thức các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học có thể

kê đến như: DNTN và sự phù hop với môi trưòng thương mai tại Việt Nam của tac giả Nguyễn Vinh Hưng trên tap chí Nghề luật số 02/2017; DN7N Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp ngoài nhà nước của tác giả Trương Vĩnh Xuân trên tạp chí

nghiên cứu lập pháp số 6/2011; Vài bình luận về pháp luật DNTN của tác giả Ngô

Huy Cương đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, Luật học số

26/2010; Quy chế pháp lý về doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp năm

2020, của tác giả Nguyễn Thanh Lý đăng trên Tạp chí Nghề luật, số 02, tr 64 Những điểm mới về doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và những vấn dé đặt ra của tác giả Cao Thanh Huyền trên tạp chí Luật học số 02/2022; Bàn về một

số quy định về DNTN trong Luật Doanh nghiệp 2020 của tác giả Nguyễn Thành Trân,

Huỳnh Thị Lâm Phương trên tạp trí công thương số 16, tháng 6 năm 2022 Xác định tài sản chung của vợ chồng đối với DNTN - một số vướng mắc và kiến nghị của tac giả Nguyễn Vinh Hưng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24/2022; Tir cách tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo bộ luật dân sự năm 2015 của tác giả Phan Huy Hồng và Nguyễn Thanh Tú, trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 06 (109) năm 2017; Khái niệm thương nhân và

Trang 10

các loại hình thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam của tác giả Đỗ Mạnh

Phương trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 05/2023

Xét về tổng thé thì tất cả các tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học trên

đều đưa ra được những kết quả nghiên cứu riêng biệt, với những góc nhìn, cách tiếp

cận hay đánh giá riêng biệt Tuy nhiên ở mỗi công trình cũng đều có nhưng thiếu sót hay giới hạn nhất định, hoặc có những điểm chưa nghiên cứu Điều này làm cho các

công trình trên chưa thé mang tính bao quát rộng rãi, tong thé, toàn diện để có thé

đưa ra các giải pháp phù hợp khi áp dụng ở thời điểm hiện tại Đặc biệt là hơn nữa,

các công trình nghiên cứu đã diễn ra được một thời gian nhất định, các đối tượng

nghiên cứu của các dé tài này cũng có sự vận hành và thay đổi, vậy nên, chưa có đủ đánh giá, nhìn nhận chi tiết một cách mới nhất về DNTN tại Việt Nam hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hướng đến mục đích cụ thé như sau:

- Những vấn đề lý luận về DNTN tại Việt Nam và pháp lý của DNTN.

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam hiện hành quy định về

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về DNTN nhằm góp phan nâng cao hiệu quả, vai trò hoạt động DNTN nói riêng cũng như quan lý của Nhà nước về doanh nghiệp nói chung.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu như trên, dé tài có các nhiệm vụ nghiên cứu

cụ thể như sau:

- Phân tích đồng thời làm rõ một số vấn đề lý luận về DNTN tại Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các DNTN Việt Nam hiện nay.

- Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc này trong quá trình DNTN hoạt động.

- Phân tích các quy định của hệ thống pháp luật về DNTN hiện nay, căn cứ từ đó sẽ thấy được hiệu quả ra sao, đồng thời đưa ra được những hạn chế và nguyên

nhân cụ thé.

Trang 11

- Đề xuất một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của DNTN và hoàn thiện pháp luật về DNTN tại Việt nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Về cơ bản, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về DNTN

theo pháp luật Việt Nam hiện nay trong đó tập trung nghiên chu đạo là LDN 2020.4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề đánh giá tổng thể, toàn diện về hoạt động của DNTN theo quy định của pháp luật hiện nay và từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, đề tài nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam Đề tránh việc nghiên cứu quá dàn trải, đề tài hướng tới tập trung nghiên cứu các số liệu về DNTN tại Việt

Nam chủ yếu trong vòng hai giai đoạn, từ giai đoạn 2015 - 2020 và từ năm 2021 cho

đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, học

viên đã vận dụng và dựa vào phương pháp luận chủ yếu là phép duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin Bên cạnh đó là lây tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tảng Đồng thời đề tài còn thường xuyên vận dụng các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam một cách thống nhất làm định hướng cho việc nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp về luật DNTN

tại Việt Nam.

Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể: các phương pháp chính được học viên

sử dụng trong quá trình nghiên cứu như sau:

Phương pháp phân tích quy phạm và phương pháp đánh gia thực trạng pháp

luật: Phương pháp này được học viên chủ yếu sử dụng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài trên Dựa vào các phương pháp nghiên cứu trên sau quá trình nghiên cứu học viên có thé thấy được những phan hạn chế, thiếu xót và bat cập của những

quy định pháp luật về DNTN Việt Nam.

Trang 12

Phương pháp tong hợp, trên cơ sở đánh giá, nhìn nhận đa chiều dé có thé bao quát các van đề liên quan đến đề tài, học viên kết hợp trình bày tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau về DNTN tại Việt Nam hiện nay Song song với đó thì trong quá trình nghiên cứu của mình, học viên có kết hợp sử dụng các phương pháp tổng hợp cùng một số những phương pháp nghiên cứu khác với mong muốn nhằm thấy

được một cách có khoa học mang tính hệ thống nhất nhưng cũng toàn diện và đầy đủ

hơn các van đề nghiên cứu của dé tài.

Phương pháp xã hội học, để có được những số liệu quan trọng phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài và từ đó, đưa ra các đánh giá, nhìn nhận làm cơ sở cho các đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về DNTN tại Việt Nam.

Tóm lại, các phương pháp nghiên cứu trên luôn được học viên sử dụng và kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý để cùng giải quyết tốt nhất các vấn đề nghiên cứu của dé tài.

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài trên giới hạn, học viên tập trung đề tài

vào những điểm chính sau đây:

- Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống và tương

đối toàn diện về các vấn đề lý luận như khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò, nguyên

tắc, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của DNTN trong hoạt động kinh tế

- xã hội

- Về mặt thực tiễn, từ thực trạng quy định của pháp luật về DNTN, đề tài đánh

giá hiệu quả, chỉ ra các tồn tại, hạn ché, nguyén nhan cua ton tai han chế, khó khăn,

vướng mắc của hoạt động của DNTN tại Việt Nam hiện nay.

- Về mặt định hướng hoàn thiện thì các định hướng của đề tài “Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay” nghiên cứu nhằm mục đích hoàn

thiện và đề xuất một số giải pháp giúp cho các quy định pháp luật về DNTN được hoàn thiện đồng thời là nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các DNTN

tại Việt Nam.

Trang 13

7 Kết cầu của đề tài

Chương 1: Những van dé lý luận pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

Chương 2: Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp tư

nhân ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh

nghiệp tư nhân tại Việt nam

Trang 14

CHƯƠNG 1

NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN

PHÁP LUAT VE DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân

1.1.1 Khai niệm doanh nghiệp tw nhân

Trong sự nghiệp đôi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với su phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng và hoàn thiện một hành lang

pháp lý đầy đủ ở Việt Nam là điều vô cùng quan trọng Tại Việt Nam, sự hình thành,

tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong đó có DNTN mới được pháp luật chính thức pháp điển hóa trong Luật DNTN và Luật Công ty được

quốc hội khóa VIII thông qua vào năm 1990 Trong Luật DNTN 1990 quy định thì DNTN được nêu lên khái quát là một đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định, thứ hai thì DNTN chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ đồng thời cá

nhân đó tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh

doanh của DNTN Tại Việt Nam thì cho đến khoảng thời gian trước năm 1990 thì loại

hình DNTN chưa được ghi nhận trong một văn bản pháp luật chính thức nào Hay

nói cách khác, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa chính thức công nhận sự tồn

tại của loại hình DNTN trước khi luật DNTN năm 1990 được ban hành Mặc dù trong

lịch sử của nên kinh tế thế giới thì có thê coi hình thức kinh doanh của DNTN là xuất hiện sớm nhất, trước Kê từ khi được ghi nhận trong luật, cụm từ “DNTN” đã được

sử dung là một thuật ngữ khoa và thuật ngữ này và ngày càng được sử dụng phổ biến Đồng thời, Luật DNTN 1990 cũng đã định hình nên khái niệm cụ thể về DNTN trong

các bộ LDN sau này.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay khi nhắc đến “DNTN” sẽ có hai cách hiểu với lớp nghĩa khác nhau và được sử dụng trên báo, đài hay các phương tiện truyền

thông một cách phố biến Dé hiểu rõ hơn vẫn về nội hàm của khái niệm này thì hiện

nay có hai cách hiểu về thuật ngữ “DNTN”.

Đầu tiên, thuật ngữ “DNTN” được dùng để chỉ các (hoặc một) doanh nghiệp “là thành phần KTTN” Hiểu một cách đơn giản về thuật ngữ DNTN theo lớp nghĩa

Trang 15

này thì nội hàm của khái nệm là “DNTN” là một loại hình doanh nghiệp không có

vốn của nhà nước Ngoại diên của khái niệm này là DNTN ở đây sẽ được bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp khác là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu han (TNHH) và cả công ty cô phan Với cách sử dụng ở đây thì thuật ngữ “DNTN”

được dùng đề phân biệt với “DNNN” - doanh nghiệp thuộc thành phần là kinh tế nhà

nước “Như vậy khi nói tới DNTN có nghĩa là nói tới cả thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân (bao gồm các loại hình công ty hợp danh, công ty cô phần,

công ty TNHH ) mà không bị pháp luật coi là doanh nghiệp nhà nước” [3, tr 25].

Hiểu theo nghĩa này thì nó phân biệt về chủ sở hữu của doanh nghiệp một bên là tư nhân và một bên là nhà nước Và như vậy đồng nghĩa với cách hiểu này sẽ là các thuật ngữ: “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh

nghiệp dân doanh”.

Một số đơn vị, báo chí, trang tin và cả người dân hiện nay vẫn đang thường xuyên sử dụng thuật ngữ này trong các bài viết của mình và trong giao tiếp đời sống hàng ngày Việc sử dụng thuật ngữ “DNTN” như trên có thé là một cách gọi van tắt của “Doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN” Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng các thuật ngữ: “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh

nghiệp dân doanh” đề diễn tả ý nghĩa trên sẽ phù hợp hợp Điều này giúp người nghe,

người đọc sẽ không hiểu nhằm về nội hàm của khái niệm “DNTN”.

Thứ hai, thuật ngữ “DNTN” được hiểu là một loại hình doanh nghiệp trong

các loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định Theo nội hàm của khái niệm này

thì ở đây DNTN chỉ là một loại hình doanh nghiệp và nó thuộc thành phần KTTN Đề có thé hiểu được một cách cụ thé hơn khái niệm của DNTN, chúng ta cần xuất phát điểm ban đầu từ khái niệm về doanh nghiệp Theo khoản 10 Điều 4 LDN 2020

quy định “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích đích kinh doanh” Như vậy, về mặt pháp lý DNTN có tư cách của một doanh nghiệp, hoàn

toàn có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh với tư cách của doanh nghiệp, đó

là tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp thực hiện Đây

Trang 16

cũng là quan điểm của một số tác giả khác “DNTN là đơn vị kinh doanh dưới hình thức một tổ chức, trong đó có người quan lý điều hành, có người lao động làm công,

Chính vì vậy, DNTN vẫn thỏa mãn dấu hiệu cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp nói chung là một tô chức” [20, tr 101].

Đồng thời thì bản thân DNTN cũng có những đặc điểm rất riêng của minh dé có thê phân biệt DNTN với những mô hình doanh nghiệp khác ở Việt Nam Theo quy định tại điều 2 của Luật DNTN 1990 đã đưa ra những đặc điểm này: / nhất DNTN là một đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định, thir hai DNTN do một cá nhân làm chủ và thir ba thì chủ của DNTN sẽ phải tự chịu trách nhiệm bang toàn bộ tài sản của minh về mọi hoạt động của doanh nghiệp”; tiếp đó là đến khái niệm DNTN được quy định tại điều 99 trong LDN năm 1999 nêu lên “DNTN là doanh

nghiệp do một ca nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn Độ tài sản của mình

về mọi hoạt động của doanh nghiệp” Sau đó là các quy định của LDN năm 2005, LDN năm 2014 và gần đây là LDN năm 2020 thì DNTN đều được quy định một cách rat rõ rang và quy định đây là một trong những hình thức doanh nghiệp về tổ chức

kinh doanh ma cá nhân muốn đầu tư có thé lựa chọn.

Với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về DNTN thì thứ nhất DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và thứ hai là cá nhân này hay chính là chủ của DNTN tự chịu trách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của

doanh nghiệp Khái niệm theo quy định của LDN năm 2005 này cũng đã diễn tả khá

đầy đủ và tương đối ngắn gọn Dựa vào khái niệm này có thê giúp chúng ta phân biệt

mô hinh DNTN với các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của hệ thống pháp luật thời điểm đó Nội dung được nêu lên trong khái niệm này cũng chính là những đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của DNTN, đó là “loại hình doanh nghiệp”, “chủ sở hữu doanh nghiệp” và “trách nhiệm doanh nghiệp” Về co bản thì một doanh

nghiệp thoả mãn 3 điều kiện sau của LDN 2005 sẽ được gọi là DNTN: /hứ nhất

DNTN do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó hay chính là chủ DNTN phải tự mình

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tải sản của mình về mọi hoạt động của DNTN đó; /hứ

10

Trang 17

hai DNTN không có quyền được phát hành bat kỳ loại chứng khoán nào; / hai mỗi cá nhân chỉ có quyền được thành lập duy nhất một DNTN.

Đến các quy định theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 ( điều 183) và quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (điều 188) lại một lần nữa tiếp tục vẫn đưa ra quy định về khái niệm DNTN cơ bản giống như của Luật Doanh nghiệp năm 2005 Vẫn quy định: “DNTN là doanh nghiệp do một ca nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” Như vậy có thê

thấy, mặc dù trải qua sự phát triển và thay đôi của ba đạo luật là LDN 2005, LDN

2014 và LDN 2020 nhưng quy định nêu lên khái niệm về DNTN vẫn được giữ nguyên Điều này cho thấy sự ghi nhận một cách nhất quán và đầy đủ của các nhà làm luật Việt Nam xuyên suốt qua các giai đoạn về khái niệm DNTN Khi nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ “DNTN” thì tác giả cũng nhận thay “bán thân thuật

ngữ “DNTN” (private enterprise) thì không được sử dụng trong thông lệ của pháp

luật quốc tế Các nước trên thế giới thường hay sử dụng thuật ngữ “sole proprietorship” hoặc “sole trader” (doanh nghiệp cá nhân, cá nhân kinh doanh) dé

chỉ loại hình kinh doanh này Doanh nghiệp ca nhân (sole proprietorship) còn được

goi là doanh nghiệp một chủ là một dạng thỏa thuận kinh doanh đơn giản, trong đó,

một cá nhân quan ly, điều hành và sở hữu toàn bộ doanh nghiệp ”[18, tr 64].

Bên cạnh đó cũng có nhận định thể nói “DNTN là một mô hình kinh doanh đơn giản nhất và thông dụng nhất trên thế giới DNTN trong luật Việt Nam không có

gì khác với sole trader / sole tradership / sole proprietorship ở Anh Mỹ

-Úc, entreprise individuelle ở Pháp, hay einzelunternehmen ở Đức Pháp luật về

doanh nghiệp ở Việt Nam quy định về DNTN được tương tự như Doanh nghiệp cá nhân (Sole Proprietorship) ở các nước khác” [2, tr 68] DNTN “còn được gọi là doanhnghiệp một chủ là một dạng thỏa thuận kinh doanh đơn giản” [ 18, tr 64].

Như vậy khái niệm DNTN ở đây cho thấy DNTN chỉ là một mô hình doanh nghiệp trong nhiều mô hình doanh nghiệp khác và đều nằm trong KTTN.

Qua những phân tích và dẫn chứng của tác giả ở trên, về cơ bản khái niệm DNTN có thê hiểu được một cách đầy đủ và chính xác được thừa nhận và quy định

I1

Trang 18

trong pháp luật Việt Nam là: DNTN là doanh nghiệp do một ca nhân lam chu và tự

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (điều 188, LDN 2020).

Trong thực tế hiện nay, tên gọi DNTN vẫn đang có những tranh luận về việc nó chưa phản ánh một cách chính xác nhất, đúng đắn nhất về bản chất pháp lý của loại hình doanh nghiệp đặc thù này Theo quan điểm của một số học giả thì nghĩa thứ hai này là chưa thực sự chính xác về ngữ nghĩa hơn nữa nếu dich cụ thé hai khái nệm “doanh nghiệp” và “tư nhân” sẽ chưa phản ánh đúng nội hàm của khái niệm về loại hình doanh nghiệp này “Về việc đặt tên cho loại hình doanh nghiệp này là DNTN dễ gây nhằm lẫn và chưa phản ánh đúng về bản chất của loại hình doanh nghiệp này”

[14, tr 71].

Bởi trên thực tế, từ “DNTN” vẫn được sử dụng với những ngữ nghĩa khác

nhau Cũng đã có ý kiến được đưa ra răng nên đổi tên DNTN (hành “doanh nghiệp cá thể” hay “thương nhân thể nhân” hoặc “thương nhân đơn lẻ" [3, tr 25]

Về cơ bản, đối với hệ thống pháp luật Việt Nam thì khái niệm về DNTN trong quá trình thay đổi của LDN nói riêng và luật pháp Việt Nam nói chung cũng có sự phát triển và hoàn thiện, các điều kiện và thủ tục thành lập DNTN ngày càng được đơn giản hóa nhằm khuyến khích thành lập và phát triển loại hình doanh nghiệp này.

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, DNTN do một cá nhân làm chủ: Không giỗng như công ty hợp danh, công ty cô phần hay công ty TNHH, ở loại hình DNTN không có việc góp vốn giống như các loại hình doanh nghiệp trên, vốn ban đầu của DNTN là được góp từ tài sản của duy nhất một cá nhân chính là chủ của DNTN và “ không có sự liên kết góp vốn của nhiều chủ thé trong DNTN” [1].

Toàn bộ vốn đầu tư của DNTN do một cá nhân góp và đương nhiên cá nhân này là chủ sở hữu vốn duy nhất trong DNTN hay nói cách khác chính là chủ sở hữu DNTN Theo quy định của LDN năm 2020 (tại điều 189) thì chủ DNTN có nghĩa vụ

đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hay tài sản khác Bên cạnh đó trong điều 189 LDN 2020 cũng có đưa ra quy

12

Trang 19

định là tất cả toàn bộ vốn và tài sản kể cả tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của DNTN đều phải được ghi chép đầy đủ vào số kế toán và báo cáo tài

chính của DNTN theo như pháp luật quy định.

Toàn bộ nguồn vốn ban đầu của DNTN xuất phát từ chính tài sản của chủ DNTN, do chủ DNTN góp dé dam bảo sự vận hành của doanh nghiệp Nhu vậy chủ

DNTN luôn luôn được quyền tăng hay giảm vốn đầu tư của mình trong quá trình

DNTN hoạt động và phát triển Đối với trường hợp giảm vốn đầu tư của DNTN xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì theo quy định tại khoản 3 điều 189 LDN 2020 thì khi đó chủ DNTN phải tiễn hành thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh

rồi mới được thực Bản chất đây chỉ là một thủ tục hành chính mang tính chất thông

báo tới cơ quan quản lý nhà nước.

Hầu như hoàn toàn không tồn tại bat kì một ranh giới chia tách hay phân biệt cụ thể nào giữa tài sản đưa vào kinh doanh trong DNTN và tài sản cá nhân của chủ

sở hữu Chính vì lẽ đó mà tài sản của chủ DNTN và tài sản của chính DNTN đó vẫn

luôn là một, không có sự phân biệt hay tách bạch nào cả mà thống nhất với nhau, vẫn

là thuộc sở hữu của cá nhân đó DNTN chỉ có duy nhất một chủ đầu tư là một cá

nhân, do vậy cá nhân này có quyền quyết định mọi van đề liên quan đến tổ chức và

hoạt động của DNTN Đồng thời LDN năm 2020 cũng quy định người đại điện theo

pháp luật của DNTN chính là chủ của DNTN.

Có thé hiểu rằng mọi loại tải sản của DNTN cũng đều là tài sản thuộc sở hữu

của chủ DNTN “DNTN được xác định như tài sản mà người chủ sở hữu nó đương

nhiên sẽ có toàn quyền quyết định số phận vì vậy nên, chủ DNTN có thể tự do mua

bán, chuyền nhượng DNTN” [16, tr 32].

Thứ hai, tài sản của DNTN và tài sản của chủ DNTN không có sự tách biệtđộc lập với nhau:

Khi tiến hành thành lập công ty, theo quy định của LDN 2020 nói riêng cũng như theo quan điểm của luật Việt Nam nói chung thì các thành viên, cô đông tham

gia thành lập phải chuyên quyền sở hữu tài sản cho công ty dé góp vốn thành lập Khi đó thì tài sản đưa vào góp vốn sẽ có chủ sở hữu là công ty Còn đối chiếu với DNTN

13

Trang 20

thì theo khoản 4, điều 35 của LDN năm 2020 thì tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của DNTN không cần phải làm thủ tục chuyên nhượng quyền sở hữu sang cho DNTN Điều này đã thé hiện tài sản của DNTN không hé có sự tách biệt với tài sản của chủ DNTN Ngay trong việc đăng ký thành lập DNTN đã thể hiện rõ rệt điều này “Chủ DNTN vẫn có quyên định đoạt tài sản của DNTN hoàn toàn theo ý chí của

mình, chứ không chỉ đơn thuần là định đoạt bản thân DNTN như là bán hay cho thuê

DNTN”(3, tr 26].

Theo quy dinh tai Điều 81 Bộ luật dân su năm 2015 thi thé nào là tai sản của pháp nhân được nêu khá cụ thể Những tài sản của pháp nhân gồm có: một là phần vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân đó và thứ hai là các loại tài sản khác mà pháp nhân được đứng quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điều 189 của LDN năm 2020 về vốn đầu tư của chủ DNTN: Vốn

đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký Vốn đầu tư, tài sản của chủ DNTN ké cả bao gồm phan vốn mà chủ DNTN vay, thuê của cá nhân, tô chức khác

mà được sử dung dé duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phải được ghi chép day đủ, công khai vào số kế toán và phải báo cáo tài chính theo

quý, hàng năm theo đúng quy định pháp luật hiện hành Đặc biệt là không cần phải thực hiện việc chuyên quyền sở hữu cho doanh nghiệp đối với các tài sản được chủ DNTN đưa vào hoạt động kinh doanh của DNTN (khoản 4, điều 35 LDN năm 2020).

Như vậy, ở đây “tài sản của DNTN không được tách biệt độc với tài sản của

cá nhân chủ sở hữu DNTN” [18, tr 65] Chủ DNTN có thé tăng hoặc giảm số vốn đầu

tư bất cứ lúc nào khi có nhu cầu (trừ trường hợp giảm thấp hơn vốn đầu tư đã đăng

ký) Đồng nghĩa vốn đầu tư của DNTN hay tài sản của DNTN cũng hoàn toàn có thê được chủ DNTN tiến hành sử dụng giống như các loại tài sản cá nhân khác.

Thứ ba, DNTN không có tư cách pháp nhân:

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 thì một tổ chức được pháp luật Việt Nam công nhận là pháp nhân khi có đáp ứng và thoả mãn đầy đủ

các điều kiện sau đây: 7) Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan; 2) Có cơ cầu tổ chức được quy định tại Diéu 83 của Bộ luật dân sự; 3)

14

Trang 21

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản

của mình; 4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập ”

Đối chiếu với trường hợp của DNTN: Về điều kiện “được thành lập theo quy định của Bộ luật này (BLDS), luật khác có hiên quan” hay có thé hiểu là được thành

lập theo quy định của pháp luật thì DNTN được cá nhân thành lập theo quy định của

Luật doanh nghiệp Như đã phân tích thì đối với điều kiện đầu tiên này thì DNTN

hoàn toàn đáp ứng được.

Về điều kiện có cơ cấu tổ chức theo quy định cua điêu 83, BLDS 2015: DNTN

có cơ cấu tổ chức được thực hiện theo quy định tại khoản 2 của Điều 190 LDN năm

2020: Chủ DNTN có thê trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đề quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với điều kiện trên về cơ bản DNTN van đáp ứng day đủ.

Với yêu cầu này thì như đã phân tích ở trên, tài sản của DNTN hoàn toàn

không có tách biệt rõ ràng hay độc lập so với các tài sản khác của chủ DNTN.

Tài sản của chủ DNTN và DNTN không có tính độc lập rõ ràng do không có

một ranh giới cụ thé Bên cạnh đó về tính trách nhiệm hay nghĩa vu thì chủ DNTN cũng phải dùng toàn bộ tải sản của mình dé chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của DNTN chứ không dừng lại ở số vốn đăng ký đầu tư của chủ DNTN.

Căn cứ về điều kiện “Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập ”: Một vi dụ cụ thể như trong quan hệ tố tụng, DNTN không được nhân danh mình đề tham gia với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của chủ DNTN.

Theo quy định tại khoản 3, điều 190 của LDN 2020 thì Chủ DNTN sẽ là người đại

diện theo pháp luật, đại diện cho DNTN với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước cơ quan trong tài hay Tòa án nhân dân các cấp.

Nhu vậy, đối chiếu với các điều kiện của pháp nhân được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thé thay DNTN không có tu cách pháp nhân bởi: Tài sản

của DNTN không có sự độc lập với tai sản của cá nhân là chủ sở hữu DNTN; DNTN

không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình mà chủ DNTN tự chịu trách nhiệm

băng toàn bộ tài sản của mình vê mọi hoạt động của DNTN.

15

Trang 22

“Không ít người xuất phát từ việc doanh nhiệp tư nhân có con dấu riêng, nên băn khoăn về việc doanh nghiệp tư nhân có phải là một thực thé riêng biệt hay không”

[3, tr 26].

Thứ tu, chủ DNTN chịu trách nhiệm vô han bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi khoản nợ của DNTN: Điều này xuất phát từ sự không tách bạch giữa tài sản của

chủ sở hữu doanh nghiệp với tai sản của doanh nghiệp [18, tr 65].

Bởi lẽ DNTN không có sự độc lập về mặt tài sản với chủ của DNTN, đồng thời chủ DNTN lai là người chịu trách nhiệm duy nhất và chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi vấn đề của DNTN “Trách nhiệm vô hạn được hiểu là sự tận cùng hay đến cùng của việc trả nợ” [24, tr 33] Hoặc cũng có học giả đưa ra quan điểm rằng là: “Thứ trách nhiệm đến tận cùng và vô hạn định đó được gọi là trách nhiệm vô hạn”[21, tr 40] Trong hoạt động kinh doanh, không chỉ chịu trách nhiệm ở phạm vi số vốn đã

đầu tư vào DNTN mà chủ DNTN còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân mình trong trường hợp nếu số vốn đầu tư đã đăng ký của DNTN không đủ.

“DNTN không phải là thực thể riêng biệt mà chỉ là cánh tay nối dài hay phương

tiện của chủ nhân nó Nên chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản

nợ trong quá trình kinh doanh dưới hình thức DNTN” [3, tr 26].

“Chủ DNTN là người bảo lãnh duy nhất đối với các nghĩa vụ tài sản của

DNTN Do đó, giữa DNTN và chủ DNTN luôn là một thể thống nhất trách nhiệm về

mặt tài sản” [16, tr 31].

Khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản, đầu tiên sẽ dùng tài sản của DNTN trước để

trả nợ, trong trường hợp tài sản của DNTN không đủ dé thực hiện nghĩa vụ về tài sản

thì sẽ phải sử dụng đến tài sản của chủ DNTN và đây không phải là tài sản đầu tư vào DNTN nhưng vẫn được lay dé thuc hién nghia vu vé tai san cho DNTN “Khi DNTN có nợ nan thì chu DNTN phải đem toàn bộ tai san của minh (không phân biệt là tài sản riêng hay tài sản của doanh nghiệp) để trả cho các chủ nợ [19, tr 145] Hiểu một cách đơn giản thì giả sử néu DNTN kinh doanh thua lỗ và làm phát sinh ra các nghĩa

vụ tài chính hay gọi chính là các khoản nợ thì tải sản của chủ sở hữu DNTN sẽ được

lay dé thanh toán các khoản nợ này của DNTN Chủ DNTN phải thực hiện nghĩa vụ

16

Trang 23

tài sản hay nghĩa vụ trả nợ cho DNTN đến tận cùng hay chính là phải bỏ ra toàn bộ tài sản của mình dé trả nợ.

1.1.3 Bản chất pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Pháp luật Việt Nam hiện nay đưa ra quy định cụ thé về DNTN là “DNTN là doanh nghiệp do một ca nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”, tuy nhiên về mặt bản chất pháp lý

của DNTN thì hiện này vẫn có những ý kiến khác nhau xoay quanh chủ dé này Dé hiểu rõ và đưa ra được nhận định về bản chất pháp lý của DNTN tác giả tiếp cận theo

các góc nhìn dưới đây:

Nhìn dưới góc độ chủ thể của pháp luật dân sự

BLDS Việt Nam 2015 chỉ công nhận hai chủ thể là cá nhân và pháp nhân.

Trong BLDS Việt Nam 2015, tại điều 1 đã xác định hai loại chủ thé quan hệ dân sự là cá nhân, pháp nhân Đồng thời, căn cứ và mục đích là kinh tế khi hoạt động, là mục đích tìm kiếm lợi nhuận hay không mang mục đích tìm lợi nhuận, BLDS 2015

còn chia pháp nhân thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

Bên cạnh đó, BLDS 2015 còn quy định hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức

khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự BLDS 2015 đã có những

sửa đối, bố sung quan trọng tại điều 101 đến điều 104, theo hướng phân định trách

nhiệm của các bên rõ ràng hơn, phương thức tham gia giao dịch dân sự, theo đó “các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyên cho người đại

diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dan sự” [31, Điều 101].

Có những ý kiến được đưa ra là tổ chức không có tư cách pháp nhân không có tư cách chủ thể và đây là quan điểm “tương đồng với luật của các nước và hoàn toàn phủ hợp với thông lệ quốc tế” [7]

Bên cạnh đó cũng có ý kiến là bản thân DNTN là các chủ thể được quy định riêng theo pháp luật chuyên ngành và có thê tham gia giao dịch theo pháp luật chuyên

ngành DNTN không phải là một bộ phận của pháp nhân và là một chủ thé độc lập.

17

Trang 24

Luật Doanh nghiệp với tư cách là một đạo luật chuyên ngành quy định về doanh nghiệp tức là đối tượng bị điều chỉnh nhắm tới nhóm có tư cách chủ thé trong

quan hệ pháp luật dân sự — nhưng tách biệt hai loại:

- Nhóm công ty được nói đến pháp luật dân sự nói riêng cũng như của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung là Công ty Hợp danh; Công ty cô phần; Công ty TNHH.

Tuy nhóm này là doanh nghiệp, nhưng tên gọi lại đặt là “Công ty” và đều có tư cách pháp nhân [28, Điều 46, Điều 74, Điều 111, Điều 177].

- DNTN không có tư cách pháp nhân, nhưng lại là “tổ chức” theo khoản 10, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 Ở đây, có thê tạm thời sẽ coi DNTN là tô chức khác và tô chức này không có tư cách pháp nhân.

Tuy vậy, nhìn nhận quy định tại Bộ luật dân sự, cụ thé là khoản điều 101 Bộ luật dân sự, thì khái niệm tổ chức khác không có tư cách pháp nhân đề cập đến một nhóm người hoặc một nhóm chủ thể.

Theo Điều 101 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tô chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thé

tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham

gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản,

trừ trường hợp có thỏa thuận khác Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, t6 hợp tác, tổ chức khác không có tư

cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền

làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thé của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.”

Ở quy định trên đề cập đến hộ gia đình, tô hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân Đối với quy định của LDN 2020 thì DNTN /à doanh nghiệp do một

cá nhân làm chủ và ca nhân đó tự chịu mọi trách nhiệm ; như vay thì vai trò của

một cá nhân ở đây là vô cùng quan trọng và nôi bật, mọi thứ từ tài sản và các quyền,

nghĩa vụ liên quan của DNTN đề chỉ gắn với 01 người là chủ của DNTN.

18

Trang 25

Do đó, tại đây, tác giả nhận thấy có độ vênh trong xác định DNTN có tư cách gì khi nhìn nhận đưới góc độ chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự Dẫn đến tác giả

thử nhìn sang góc độ thứ hai.

Nhìn dưới góc độ khách thể

Dưới góc độ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ;

tức là Doanh nghiệp là đối tượng bị sở hữu; từ đó nếu nhìn nhận DNTN dưới góc độ

khách thể, tức là một nhóm các tài sản và nghĩa vụ về tài sản thuộc sở hữu của một người, và người đó xác lập các giao dịch dân sự trên cơ sở làm phát sinh, thay đôi,

cham dứt các quyền và nghĩa vụ thông qua doanh nghiệp.

Đối chiếu với khái niệm thương nhân cho cá nhân trong quy định của luật thương mại (khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại); thì có thé hiểu, đặc điểm của doanh

nghiệp này là thực hiện việc quan trị hoạt động kinh doanh của thương nhân dé tach

biệt với mặt phi thương mại, phi kinh doanh (tức là giao dịch dân sự thông thường)

của một cá nhân.

“DNTN chỉ có duy nhất một chủ sở hữu và phải là cá nhân (pháp nhân không được phép thành lập DNTN) đồng thời mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy

nhất một doanh nghiệp tư nhân” [15, tr 11 — 12] “DNTN theo quy định của pháp luật

Việt Nam mang ban chất là cá nhân kinh doanh hay doanh nghiệp một chủ”[17, tr

Thực tế có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân có chi phí lon ma

nếu được tô chức theo mô hình doanh nghiệp thi sé tối ưu chi phí và lợi ich cho cá

nhân; hoặc có những loại hình kinh doanh dịch vụ yêu cầu tính trách nhiệm cao như luật, đồng thời tạo thêm cơ sở pháp lý dé cá nhân có nhiều lựa chọn dé tham gia thị

Nhu vậy có thé thấy được, khi nhìn từ cả hai góc độ chủ thể và khách thé của quan hệ pháp luật dân sự, đều có một số ưu nhược điểm khác nhau, hoàn toàn có thé đề xuất DNTN là một trường hợp ngoại lệ dé thống nhất quan điểm, tránh rắc rối khi

khớp nối hoạt động của DNTN với các quy định của các lĩnh vực khác như tài chính,

thương mại, lao động

19

Trang 26

Về mặt bản chất pháp lý thì có thể hiểu rằng DNTN là cá nhân kinh doanh Đây là loại hình doanh nghiệp “chỉ có duy nhất một chủ sở hữu và phải là cá nhân

(pháp nhân không được phép thành lập DNTN) và chủ DNTN phải chịu trách nhiệm

vô hạn về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp” [15, tr 11 - 12] Về bản chất, “trách nhiệm vô hạn” được xem là: “sự tận cùng hay đến cùng của việc trả nợ là tính vô

hạn (và thậm chí vĩnh cửu) của nghĩa vụ trả nợ”[23, tr 33] Hoặc cũng có thể quan

niệm: “thứ trách nhiệm tới cùng và vô hạn định đó được gọi là trách nhiệm vô hạn”

[21, tr 40] “Khi doanh nghiệp tư nhân có ng nan thi chủ doanh nghiệp phải đem toàn

bộ tài sản của mình (không phân biệt là tài sản riêng hay tài sản của doanh nghiệp)

để trả cho các chủ nợ” [19, tr 145].

Bản thân DNTN không có tư cách pháp nhân và tương đương với sole

trader/sole tradership/sole proprietorship ở Anh - Mỹ- Úc, entreprise individuelle ở Pháp, hay einzelunternehmen ở Đức Về ban chất, DNTN được pháp luật về doanh

nghiệp ở Việt Nam quy định tương tự như Doanh nghiệp cá nhân (Sole

Proprietorship) ở các nước khác Tuy nhiên, những quy định khác nhau trong LDN 2020 lại không thống nhất với nhau [2].

DNTN còn được gọi là “doanh nghiệp một chủ là một dạng thỏa thuận kinh

doanh đơn giản” [18, tr 64]

Tóm lại, có thê nói bản chất pháp lý của DNTN là thương nhân thể nhân hay

chính là cá nhân kinh doanh - là chủ DNTN theo như cách gọi của Luật Doanh nghiệp

2020 DNTN không có tư cách pháp nhân, không phải là chủ thể của pháp luật.

1.1.4 Sự phù hợp của doanh nghiệp tư nhân với môi trường thương mai Việt Nam

Uu điểm của doanh nghiệp tư nhân trong môi trường thương mại Việt Nam Thứ nhất, tính năng động, linh hoạt và đơn giản trong kinh doanh

Với đặc điểm là mô hình kinh doanh một chủ mang lại sự chủ động trong công việc kinh doanh khi người chủ DNTN không phải chia sẻ thông tin, chia sẻ quyền lực với các thành viên khác Mặt khác điểm thuận lợi của nó còn cho phép chủ DNTN

luôn có thể kịp thời, linh hoạt, chủ động quyết đoán trước các biến động kinh doanh

một cách dé dàng, nhanh chóng, không bị ràng buộc bởi bat cứ ai.

20

Trang 27

Thứ hai, mọi lợi nhuận của DNTN déu thuộc về người chủ DNTN.

DNTN chỉ có 01 chủ sở hữu duy nhất do vậy nên mọi lợi nhuận đến từ hoạt động sản xuất kinh đoanh của nó đều thuộc về chủ của DNTN Sau khi đã thực hiện

các nghĩa vụ tải chính với Nhà nước hoặc các nghĩa vụ khác thì chủ DNTN có toàn

quyền quyết định đối với khoản lợi nhuận này Đây là một trong những ưu điểm khi kinh doanh dưới hình thức DNTN Nếu trong trường hợp chủ DNTN có thuê người điều hành DNTN thì đó cũng chỉ là mối quan hệ người lao động và người sử dụng

lao động, người được thuê cũng không được phân chia lợi nhuận từ doanh nghiệp,

trừ trường hợp có thỏa thuận với chủ DNTN được thể hiện trong hợp đồng thuê Thứ ba, quản trị điều hành doanh nghiệp tư nhân khá đơn giản, hiệu quả

Pháp luật không can thiệp vào mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà

để chủ DNTN tự quyết định, chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản

lý, điều hành kinh doanh Điều này xuất phát bởi lý do đây là loại hình DNTN chỉ có một chủ sở hữu nên chủ DNTN không phải san sẻ quyền lực với bat kỳ ai Mặt thuận lợi của các doanh nghiệp một chủ sở hữu chính là chủ sở hữu luôn có toàn quyền tự

quyết định mọi vấn đề khác nhau của doanh nghiệp mà không cần phải có sự đồng ý

của bat kỳ thành viên nao.

Hạn chế của doanh nghiệp tư nhân trong môi trường thương mại Việt Nam Thứ nhất, van dé tư cách pháp nhân của DNTN

Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam thì DNTN là loại hình duy nhất không phải là pháp nhân Điều này cũng đôi khi khiến DNTN cũng đã gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định khi hoạt động trong nền kinh tế Trên thực tế, một số lĩnh vực kinh doanh yêu cầu các tô chức tham gia bắt buộc phải có tư cách pháp nhân Ví dụ Quỹ đầu tư chứng khoán gồm có Quỹ thành viên và Quỹ đại chúng trong đó, quỹ thành viên là quỹ huy động vốn băng cách phát hành riêng lẻ cho một một nhóm nhỏ nhà đầu tư, số thành viên tham gia

góp vốn không vượt quá ba mươi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân

Như vậy, với đặc điểm là không có tư cách pháp nhân, đương nhiên DNTN không đủ

điều kiện để tham gia vào Quỹ thành viên của Quỹ đầu tư chứng khoán - một định

21

Trang 28

chế tài chính trung gian đang rất phô biến trên Thế giới vì tính ưu việt của nó và lợi ích mang lại cho các nhà đầu tư Hơn nữa, doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân đồng nghĩa với việc tư cách tham gia tố tụng của DNTN cũng bi hạn chế, đây có thé là “điểm trừ trong mắt đối tác của DNTN.

Thứ hai, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của DNTN.

Vì chế độ trách nhiệm vô hạn của mà pháp luật đã có quy định hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp của chủ DNTN Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN và chủ DNTN cũng không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay

thành viên của công ty hợp danh Với các quy định như vậy, LDN đã đặt chủ DNTN

vào tình trạng khá bat lợi Trách nhiệm vô han là bảo đảm an toàn pháp ly rất lớn đối với khách hàng chủ nợ của doanh nghiệp, nhưng lại là bất lợi không nhỏ đối với các cá nhân chịu loại nghĩa vụ này “Điều này đã tạo ra áp lực, trở ngại va làm kìm hãm các sáng kiến kinh doanh hoặc khả năng chấp nhận đầu tư vào các lĩnh vực có hệ số rủi ro Bởi không có an toàn về mặt tài chính cho chủ DNTN [15, tr 13] Trách nhiệm

tài sản của chủ DNTN được xác định từ thời điểm DNTN được cấp Giấy chứng nhận

ĐKDN và thời điểm bị áp dụng trách nhiệm vô hạn là thời điểm DNTN bị tuyên bố

phá sản.

Thứ ba, DNTN không được phát hành bat kỳ loại chứng khoán nào

Sở di mà pháp luật quy định DNTN không được phát hành chứng khoán là vi

những nguyên nhân xuất phát từ chính những đặc điểm và bản chất của DNTN DNTN phát hành chứng khoán đồng nghĩa với việc phải có sự chia sẻ quyền, lợi ích trong việc quản lý, điều hành và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này trái với bản chất một chủ sở hữu của DNTN, mâu thuẫn với quy định pháp luật về việc DNTN do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình về

mọi hoạt động của doanh nghiệp tại LDN năm 2020 Ngoài ra, giữa tai sản của chủ

doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên sẽ rất khó trong việc xác định tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư

chứng khoản.

22

Trang 29

Như vậy, DNTN muốn mở rộng phát triển vốn chỉ bằng cách chủ DNTN đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp, đi vay tài chính hoặc có những khoản thu hút vốn đầu tư khác từ việc tặng cho, thừa kế tài sản nếu muốn huy động vốn từ những cá nhân,

tô chức khác thì DNTN bắt buộc phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.

1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế thị trường Việt Nam với định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát

triển với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế cùng xây dựng và phát triển Từ lý luận cũng như thực tiễn đã chứng minh rằng các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế

tư nhân ở Việt Nam, trong đó có DNTN đã, đang và vẫn đóng vai trò vô cùng quan

trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung Tuy nhiên điều này cũng không thê không thừa nhận rằng thời gian gần đây loại hình DNTN ít được lựa chọn thành lập hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cô phan , Dù vậy thi vai trò của DNTN van là rất quan trong ở Việt Nam hiện nay, đây là không thé phủ nhận.

Thứ nhất, DNTN vẫn đã và đang cùng các loại hình doanh nghiệp khác góp phan huy nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh Nguồn lực này có thể được

huy động ở các hình thức khác nhau như: sức lao động, tài chính, trang thiết bị máy móc, kỹ thuật đất đai, với sự phát triển của nên kinh tế nói chung trong đó có DNTN

sẽ khai thác và tận dụng tối đa các tiềm năng đó vào phát triển kinh tế xã hội của đất

Thứ hai, các cơ hội việc làm mới được tạo ra cho người lao động Việt Nam

nói chung khi mà các DNTN phát triển lớn mạnh hơn Với việc chủ sở hữu DNTN

chỉ là một cá nhân nên nếu trường hợp DNTN phát triển thì nhu cầu sử dụng sẽ là rất lớn Với việc phát triển của các DNTN là tạo ra cơ hội việc làm cho những người lao động khác trong xã hội Có việc làm đồng nghĩa sẽ mạng lại thu nhập cho những người lao động và dần dần nâng cao đời sống xã hội nói chung cũng như chất lượng

sông của người dân.

Thứ ba, DNTN phát triển cũng góp phần đóng góp một nguồn thuế lớn cho

ngân sách nhà nước, tông sản phâm quôc dân được gia tăng.

23

Trang 30

Thứ tư, tạo nên sự đa dạng và năng động hơn cho nền kinh tế Với những ưu thé riêng của DNTN như năng động, dễ thích nghi, phát triển một cách đa dạng đã làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn DNTN làm cho các cá nhân khi tham gia kinh doanh có thêm một hình thức doanh nghiệp đề lựa chọn, đồng thời giúp nền kinh tế phát triển năng động, sáng tạo, phát triển theo cơ chế thị trường khi mà mỗi hình thức doanh

nghiệp đều có ưu thế riêng để phát triển Với xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế nói

chung và với vai trò riêng của mình thì DNTN vẫn tạo ra cho đóng góp nhất định.

Có thể nói, DNTN vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng bên cạnh đó vẫn có những phần tiêu cực nhất định Đề có thé hạn chế được những tiêu cực này đòi hỏi Đảng và Nhà Nước cần phải có được các biện pháp điều chỉnh phù hợp với những cơ chế chính sách cụ thé dé có thé làm cho DNTN phát huy

tối đã những vai trò tích cực của nó, bên cạnh đó cũng hạn chế tối đa những yếu tố

tiêu cực mà nó có thé gây nên Thực tế dé nhận thấy DNTN phát triển tốt hay xấu phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó.

1.2 Khái quát pháp luật về doanh nghiệp tư nhân.

1.2.1 Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp tư nhân.

Đối với khái niệm pháp luật về doanh nghiệp tư nhân thì để có thê hiểu được

một cách tổng thé và bao quát nhất sẽ bao gồm khái niệm về pháp luật và khái niệm

về doanh nghiệp tư nhân.

“Pháp luật là hệ thong các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thong trị trong xã hội, là nhân tô điều chỉnh các

quan hệ xã hội”[12, tr 66] Đây là một khái niệm rất rộng và phức tạp Đồng thời khái

niệm về pháp luật cũng chịu sự ảnh hưởng và tác động qua lại với các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và lich sử v.v.

Khái niệm về DNTN thi theo quy định tại Điều 188, LDN 2020 “DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn Độ tai sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” Hay chúng ta có thé hiểu một cách

đơn giản hơn thì “DNTN là đơn vị kinh doanh dưới hình thức một tổ chức, trong đó

có người quản lý điều hành, có người lao động làm công, ” [20, tr 101]

24

Trang 31

Qua sự nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích từ hai khái niệm trên thì chúng ta có thê hiểu được cơ bản khái niệm pháp luật về DNTN là: “Pháp luật về DNTN là toàn

bộ các quy định của pháp luật đối với DNTN được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm mục đích diéu chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc thành lập, hoạt động và chấp dứt hoạt động của DNTN”

Pháp luật về DNTN ở Việt Nam hiện nay là một hệ thống các Luật và văn bản dưới Luật bao gồm Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 47/2021/ND — CP Quy định chỉ tiết một số điều về Luật Doanh nghiệp, Nghị định 01/2021/ND — CP về đăng ký Doanh nghiệp cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân.

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về DNTN

Một là, các quan hệ về việc quản lý DNTN: Đây là những quan hệ phát sinh

trong quá trình quản lý toàn bộ việc thành lập, hoạt động và đến khi chấm dứt hoạt động của DNTN giữa DNTN với các cơ quan có thầm quyền của nhà nước về DNTN.

Cơ chế quản lý và điều chỉnh trong quan hệ này là thông qua các văn bản luật và dưới luật được các cơ quan quản lý có thâm quyền ban hành Chủ yếu liên quan

đến việc thành lập, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thực hiện thủ tục

phá sản/ chấm dứt hoạt động kinh doanh của DNTN.

Hai là, các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa DNTN và các chủ thé kinh doanh khác: Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do

thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt

động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời của DNTN Đây là nhóm nhóm

quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về DNTN.

Nhóm quan hệ này có đặc điểm: Là những quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của DNTN và các chủ thé kinh doanh khác Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua

hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.

25

Trang 32

Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh của DNTN với các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác trên nguyên tắc tự nguyện, bình dang và các bên cùng có lợi Có thé nói đây là nhóm

quan hệ tài sản - quan hệ hàng hoá- tiền tệ.

Ba là, các quan hệ phát sinh trong nội bộ DNTN: Là các quan hệ phát sinh

trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa Giám đốc DNTN với người lao động trong

nội bộ DNTN, trong đó chủ đạo là quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao

động, chế độ chính sách cho người lao động: là các quan hệ bao đảm quyền và nghĩa

vụ của các bên trong quá trình thực hiện cam kết, thỏa thuận thé hiện trong hợp động

lao động.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ này: Thông qua Luật Lao động, nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết giữa Giám đốc DNTN với người lao động trong nội bộ

DNTN nhưng không được trái với các quy định của pháp luật có liên quan và không

được trái với truyền thống văn hóa của Dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, về phạm vi diéu chỉnh của pháp luật về DNTN: Về phạm vi pháp luật

về DNTN tiến hành điều chỉnh bao gồm các quy tắc mang tính chuẩn mực chung của các chủ thể yêu cầu phải thực hiện và tuân theo trong quá trình thành lập, hoạt động, phát triển hay thay đổi DNTN; bao gồm cả các hành vi bị cam trong quá trình DNTN

hoạt động và cả các chủ thể là các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về quản lý DNTN và các vấn đề có liên quan khác.

Thứ ba, về phương pháp điều chỉnh của pháp luật về DNTN: Bởi bản chất là

trên thực tế các quy định của pháp luật về DNTN có sự điều chỉnh cả quan hệ giữa

các chủ thé bình đăng và cả điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thé không bình dang với nhau nên pháp luật về DNTN đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận tùy theo sự linh hoạt và

theo từng quan hệ kinh tế cụ thé khác nhau dé đưa ra phương pháp hợp lý nhất.

Phương pháp mệnh lệnh: Phương pháp này được áp dụng dé điều chỉnh quan

hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các chủ DNTN Đây là mối quan hệ không bình dang với nhau Với đặc trưng của nhóm quan hệ này, pháp luật về DNTN đã tác

26

Trang 33

động vào chúng bằng cách quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước có quyền ra quyết định chỉ thị bắt buộc đối với DNTN (đối tượng thuộc phạm vi quản lý) Đồng thời bên phái DNTN hay là đối tượng thuộc phạm vi quản lý có nghĩa vụ thực hiện

quyết định được ban hành đó.

Phương pháp thoả thuận: Phương pháp này sử dung dé điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thé có sự bình đăng với nhau Về bản chất của phương pháp này thì pháp luật về DNTN quy định cho các bên tham quan hệ kinh tế có quyền bình dang với nhau, thoả thuận những van đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào Điều này có nghĩa là pháp luật qui định quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh của

DNTN chỉ được coi là hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các bên và không trái với các quy định của nha nước.

Thứ tư, về chủ thể của pháp luật về DNTN: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đứng ra thành lập doanh nghiệp, đồng thời tự chiu trách nhiệm bằng toàn bộ tải

sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.3 Nội dung của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân.

Pháp luật về DNTN có những nhóm quy định chủ yếu như sau:

Thứ nhất là các quy định về việc thành lập DNTN theo quy định của pháp luật: Nội dung là điều kiện về thành lập doanh nghiệp nói chung như quy định về đặt tên

của doanh nghiệp, về địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, quy định điều kiện về đăng ký các loại ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, quy định về về vốn

dau tư và quy định về con dấu Đồng thời bao gồm cả các quy định về hồ sơ cần thiết để thành lập DNTN và cả quy định về trình tự thực hiện và thủ tục tiến hành thành

lập DNTN Hiện nay, luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy

định rất đầy đủ và chỉ tiết về trình tự thực hiện cùng với thủ tục yêu cầu như thế nào về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thứ hai là các quy định về chủ của DNTN: Nhà nước luôn khuyến khích và

bảo vệ quyền thành lập va quan lý doanh nghiệp của các tô chức cá nhân trong và

27

Trang 34

ngoài nước Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn hạn chế một số đối tượng được tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật

doanh nghiệp 2020) Bên cạnh đó chủ sở hữu DNTN cũng có những quy định hạn

chế riêng.

Thứ ba là các quy định về vốn và tài sản của DNTN: Vốn của DNTN được

quy theo điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020, đây là khoản vốn đầu tư cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp mà chủ sở hữu DNTN đăng ký với cơ quan nhà nước.

DNTN không có tài sản riêng, mà tài sản của DNTN vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ DNTN Do đó, khi sử dụng tài sản dé kinh doanh, DNTN không phải thực hiện thủ

tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho doanh nghiệp Điều này làm nỗi bật sự khác

biệt giữa DNTN và các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác trong việc

quản lý tài sản của doanh nghiệp.

Thứ tư là các quy định về việc quản ly DNTN: Theo Điều 190 của Luật Doanh nghiệp năm 2020: Chủ sở hữu DNTN có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh

doanh của công ty, sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ sở hữu cũng có quyền quyết định thay đối số phận pháp lý của công ty như bán, cho thuê hoặc giải thẻ.

Thứ năm là các quy định về cho thuê, bán, chuyên đổi DNTN: Chủ DNTN có

quyền cho thuê, bán doanh nghiệp của mình cho người khác; sau khi cho thuê, bán chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyên giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người ban va chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác; hai bên bán, mua DNTN phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động: người mua DNTN phải đăng ký thay đổi chủ DNTN theo quy định của Luật này Chủ DNTN

có thé quyết định chuyên đổi thành công ty trách nhiệm hữu han, công ty cổ phan hoặc công ty hợp danh dựa trên khoản 1 điều 205 LDN 2020 Đề thực hiện việc chuyền đổi này, DNTN phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 27

của LDN.

28

Trang 35

Thứ sáu là các quy định về chế độ thuế, kế toán đối với DNTN: Nhìn chung, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi bổ sung và từng bước được hoàn thiện, góp phần xây dựng sân chơi bình đăng giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho

các thành phần kinh tế phát triển trong đó có DNTN Đồng thời về cơ bản DNTN phải thực hiện chế độ kế toán như các doanh nghiệp khác.

Thứ bảy là các quy định về tạm ngừng kinh doanh, giải thể và phá sản đối với

DNTN: Trong quá trình hoạt động của mình, nêu DNTN gặp khó khăn, cần thời gian dé thay đổi hay tìm giải pháp mới thì có thé lựa chọn phương án tạm ngừng kinh doanh DNTN có thé bị giải thé tự nguyện theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc có thê bị bắt buộc giải thé trong các trường hợp pháp luật quy định Khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, chủ doanh nghiệp

phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc nhận được yêu cầu bằng văn bản từ

chủ nợ hoặc người lao động của doanh nghiệp sau khi đã qua 3 tháng ké từ thời điểm

doanh nghiệp không thanh toán các khoản nợ hoặc lương.

29

Trang 36

Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn này đã nêu lên rõ ràng về những van đề chung liên quan đến DNTN Trong đó, cụ thể hơn về khái niệm của DNTN theo quy định của

pháp luật Việt Nam trong từng giai đoạn Theo quy định hiện tại của Luật doanhnghiệp đang được áp dụng, DNTN là một doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và

chịu trách nhiệm tai chính cho hoạt động của doanh nghiệp đó Từ khi bắt đầu được ghi nhận trong luật DNTN năm 1990 và đến này là với quy định tại điều 188 của LDN năm 2020, khái niệm DNTN cũng có sự sửa đổi và bổ sung cho phù hợp hơn Về cơ bản, khái niệm về DNTN trong quá trình thay đổi của LDN nói riêng và luật pháp Việt Nam nói chung cũng có sự phát triển và hoàn thiện hơn.

Qua tìm hiểu và phân tích có thể thấy bản chất pháp lý của DNTN là thương

nhân thê nhân hay chính là cá nhân kinh doanh - là chủ DNTN theo như cách gọi của

Luật Doanh nghiệp 2020.

Kết quả nghiên cứu tại chương | đã đưa ra được khái niệm pháp luật về DNTN và hệ thong các văn bản pháp luật quy định về DNTN Đồng thời nếu các đặc điểm

của pháp luật về DNTN cũng được phân tích.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có hiệu lực thi hành vào ngày

01/01/2021 tiếp tục kế thừa và phát huy những ưu điểm Luật Doanh nghiệp 2014, đã

và đang tiếp tục trở thành hành lang pháp lý an toàn cho DNTN nói riêng và cho các

doanh nghiệp nói chung

Nhà nước ghi nhận và khuyến khích sự tồn tại và phát triển của DNTN trong nên kinh tế Hơn nữa, DNTN được quy định là loại hình doanh nghiệp có địa vị pháp lý bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam Một cách rõ ràng hơn là DNTN đã không còn được quy định bởi Luật riêngmà được quy định theo một Luật chuyên ngành như các loại hình doanh nghiệp khác. Điều này được thê hiện qua các Luật Đầu tư năm 1999, 2005, 2014 và 2020.

Về cơ bản, các quy định pháp luật về DNTN có sự phát triển và hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp nói riêng và pháp

luật Việt Nam nói chung.

30

Trang 37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỀN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VẺ DOANH NGHIỆP TU NHÂN Ở VIỆT NAM HIEN NAY

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân và pháp luật về doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam

2.1.1 Thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

Tháng 9 năm 1858, tại bán dao Sơn Trà (Đà Nẵng) thực dân Pháp nỗ súng xâm

lược Việt Nam Sau đó năm 1859 Pháp bắt đầu tấn công Gia Dinh và hoàn thành công

cuộc xâm chiếm Nam Kỳ nước ta vào năm 1867 Sau khi Hiệp ước Patenotre được triều đình Huế ký với Pháp vào năm 1884 thì Việt Nam chính thức thành thuộc địa

của thực dân Pháp, mở ra một thời kì thuộc địa đen tối của đất nước.

Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, đời sống xã hội nói chung cũng như hoạt động thương mại nói riêng không có điều kiện phát triển Trong bối cảnh thực dân đô hộ thì những van đề như phát triển các loại hình kinh doanh sẽ không được chú ý Vì khi đó Pháp với tư tưởng của thực dân đô hộ nên luôn coi việc khai thác thuộc địa là ưu tiên đặt lên hàng đầu khi đó Thực dân Pháp coi thuộc địa Đông Dương là thị trường dành riêng cho Pháp Đây sẽ vừa là nơi tiêu thụ độc quyền các hàng hoá sản phẩm cho Pháp đồng thời cũng là nơi cung cấp các nguồn tư liệu sản xuất với giá rẻ cho Pháp Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà thực dân Pháp hướng đến khi

đặt ach đô hộ lên đất nước ta Paul Dume — là toàn quyền Đông Dương của Pháp

nhiệm kỳ 1897-1902 đã tuyên bố một cách rõ ràng răng Việt Nam phải đóng vai trò

là một thuộc địa Thương mại của người Pháp và kinh tế Việt Nam phải chịu sự quản ly của thực dân Pháp.

Lúc này hoạt động sản xuất của người dân trong đời sống vẫn mang tính tự

cung tự cấp cao Hoạt động thương mại mới đừng ở mức hộ gia đình hoặc các cá nhân kinh doanh buôn bán thuần túy.

2.1.2 Thời kỳ từ 02/09/1945 đến trước tháng 12/1986

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Dinh, đất nước đã chuyền sang xây dựng nền kinh tế kế hoạch

31

Trang 38

hóa tập trung và quan liêu bao cấp, áp dụng chế độ công hữu hóa tư liệu sản xuất Tang lớp thương nhân mới đã nồi lên, nhưng rồi lại sụp đồ.

Sau khi miền Nam được giải phóng và đất nước thống nhất vào năm 1975, việc cải tổ công nghiệp dé xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và quan liêu

bao cấp đã dẫn đến rất nhiều van đề khó khăn cho nền kinh tế.

Trước năm 1986, các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kế hoạch hóa tập trung

và quan liêu bao cấp vẫn tồn tại và hoạt động trong thực tế ở Việt Nam Chúng tồn tại dưới hình thức hộ kinh doanh cá thé hay hộ tiêu chủ, hai loại hộ này khác nhau về quy mô và tính chất kinh doanh, phục vụ cho việc phân loại các thành phần kinh tế Tuy nhiên, cả hai loại hộ này đều chưa được quy định về mặt pháp lý cho đến thời

điểm đó.

2.1.3 Từ năm 1987 cho đến nay

Nền kinh tế thị trường của Việt Nam được viết những trang đầu tiên ké từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986 Thể chế kinh tế tập trung chỉ huy (kinh tế kế

hoạch) bị bãi bỏ và kế hoạch đổi mới nền kinh tế được thông qua Đại hội Đảng VI được coi là dấu mốc quan trọng đối với khu vực KTTN nói chung và DNTN nói

riêng, sau một quãng thời gian rất dài bị đình trệ trong việc đưa ra phương hướng, đường lối đúng đắn phát triển kinh tế, Dang và Nhà nước ta đã thay đổi trong tư duy, cụ thê là “Đã bước dau hình thành nên kinh tế hàng hoá nhiễu thành phan, vận động theo cơ chế thị trường có sự quan lý của Nhà nước ” [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đôi mới, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2019, Phần I] Các DNTN

của Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ sau dau mốc này và giai đoạn 1986 -1997 vẫn

được coi là thời kỳ “khai sinh” của DNTN Việt Nam sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước.

Lịch sử nền kinh tế thé giới cho thấy, chủ thé kinh doanh theo hình thức cá nhân kinh doanh hay doanh nghiệp cá nhân là hình thức tổ chức kinh doanh đơn giản

và cô điển nhất Đây được coi là hình thức kinh doanh xuất hiện sớm nhất, sớm hơn

các hình thức kinh đoanh theo loại hình công ty hay hợp danh Ở Việt Nam, cho đến

cuối những năm 80 của thé kỷ trước không có những văn bản pháp luật chính thức

32

Trang 39

công nhận sự ton tại của các loại hình DNTN ngoai các don vi kinh té quốc doanh và tập thé [18, tr 64].

Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sự tồn tại tại khách quan của bốn thành phần kinh tế bao gồm kinh tế xã hội chủ nghĩa (tập thể, quốc doanh), kinh tế tiêu sản xuất hàng hoa, kinh tế tư bản nhà nước và KTTN Đại hội VI đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của khu vực KTTN nói chung cũng như DNTN nói riêng Nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển trong thời kỳ này cùng với đó là sự cần thiết phải có

đạo luật điều chỉnh quan hệ xã hội thích ứng với tình hình mới, Luật Doanh nghiệp

tư nhân và Luật Công ty được chính thức thông qua vào năm 1990, tuy hai đạo luật

còn sơ sài nhưng đã mở ra hành lang pháp lý quan trọng tạo tiền dé cho sự phát triển của DNTN Mặc dù vậy, các điều kiện gia nhập thị trường theo quy định của hai đạo

luật này còn tương đối ngặt nghèo, việc thành lập doanh nghiệp mat tương đối nhiều

thời gian kèm theo đó là chi phí tốn kém va phức tạp.

Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời trên cơ sở hợp nhất của Luật DNTN và Luật Công ty 1990, tại đây DNTN cùng các loại hình doanh nghiệp khác đều chịu sự điều

chỉnh của một văn bản luật duy nhất Đặc biệt với sự ghi nhận và bảo vệ đối với quyền

tự do kinh doanh và quyền sở hữu tư nhân thi đây được coi là bước tién mới mang tính đột phá không chỉ của nền kinh tế thị trường mà còn cả của hệ thống pháp luật So với Luật DNTN 1990 thì LDN 1999 đã có những sửa đổi, bố sung được đánh giá là tích cực đối với sự phát triển của DNTN như chính thức bỏ quy định về thủ tục xin Giấy phép thành lập, bỏ mức vốn pháp định với hầu hết ngành nghề kinh doanh

Bên cạnh đó, LDN 1999 còn đưa vào và điều chỉnh hoạt động của Công ty TNHH

một thành viên, điều này làm phong phú thêm loại hình doanh nghiệp, thêm sự lựa chọn cho chủ thể kinh doanh nhưng cũng là tạo thêm “đối thủ” cho DNTN khi đặt bên cạnh một loại hình doanh nghiệp có nhiều điểm tương đồng và vị thế như Công

ty TNHH một thành viên.

Kế thừa những điểm mạnh của LDN 1999 thì đến LDN 2005, cả nước tiếp tục

được thấy những cải cách quan trọng của pháp luật dé phù hợp với tình hình hình kinh tế - xã hội của đất nước lúc bay giờ như tiếp tục mở rộng quyền tự do kinh doanh,

33

Trang 40

rút ngắn thời gian ĐKDN Cũng giống như LDN 1999, LDN 2005 quy định nguyên tắc quản trị DNTN riêng tại một Chương trong khi đó các quy định về thành lập, giải thé DNTN được quy định chung trong một điều khoản với các loại hình doanh nghiệp khác Quy định riêng về DNTN không nhiều nhưng vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như: quy định chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh không có nhiều ý nghĩa thực tiễn Mặt dù không tạo ra nhiều đột phá ngoạn mục như LDN 1999, nhưng LDN 2005 đã tiếp tục có những tác động tích cực vào phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói chung và DNTN nói riêng.

Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời sau khi Hiến pháp 2013 được thực thi đã thể hiện tinh thần Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, theo đó các cá nhân, tô chức được phép kinh doanh bat cứ lĩnh vực ngành nghề nào mà pháp luật không cam Luật Doanh nghiệp 2014 được rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp, bỏ yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký kinh doanh Luật Doanh nghiệp 2014 đã thúc đây sự đổi mới trong tư duy của các cơ quan nhà nước, các Bộ ngành, chính quyền địa phương về DNTN Ngay sau khi LDN năm 2014 được

ban hành và có hiệu lực cũng đã có những tác động tích cực đến việc đăng ký thành

lập DNTN nói riêng cũng như quá trình DNTN hoạt động Rat nhiều nguồn lực từ tai chính, công nghệ, nhân lực đã được các cá nhân đầu tư vào nền kinh tế thông qua các

Tiếp nối quan điểm của Đại hội VI, ở các kỳ đại hội tiếp theo vai trò vị thế của thành phần KTTN nói chung và DNTN riêng ngày càng được cải thiện và bình dang

với các thành phần kinh tế khác Năm 2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

XII đã ban hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5, nhằm xác nhận lại yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân làm động lực cho nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2021 tiếp tục kế thừa và phát huy những ưu điểm Luật Doanh nghiệp 2014, đã và đang tiếp tục trở

thành hành lang pháp lý an toan cho DNTN nói riêng và cho các doanh nghiệp nói

chung Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w