1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: So sánh quan hệ ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại (Trường hợp các từ thuộc nhóm Bang tổ trong "Quảng vận")

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÔI BẰNG TRÍ(LEIPENGZHI )

SO SÁNH QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA TỪ HÁN VIỆT

(TRƯỜNG HỢP CÁC TỪ THUỘC NHÓM BANG TỎTRONG “QUANG VẬN”)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội — 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÔI BẰNG TRÍ(LEI PENGZHI )

SO SANH QUAN HE NGU NGHIA GIUA TU HAN VIETVÀ TỪ TƯƠNG UNG TRONG TIENG HÁN HIỆN ĐẠI

TRONG “QUANG VẬN”)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Mã số: 8229020.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn: TS Nghiêm Thúy Hằng

Hà Nội — 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “So sánh quan hệ ngữ nghĩa giữa từ

Hán Việt và từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại (Trường hợp các từthuộc nhóm Bang tổ trong ‘Quang van’)” là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bốtrong bat kỳ công trình nghiên cứu nào Tất cả các những tham khảo và kếthừa đều được trích dẫn đầy đủ.

Tác giả: Lôi Bằng Trí

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập ở khoa Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã được các thầy côtrong khoa dạy dỗ tận tình Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến côNghiêm Thúy Hằng đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian hoàn thànhluận văn này, và em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô của khoa

Ngôn ngữ học.

Cuối cùng em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên em,

giúp đỡ em hoàn thành khóa học và bài luận văn này.

Tran trọng cảm on!

Tác giả: Lôi Bằng Trí

Trang 5

MỤC LỤC

5090000671000 41 Lý do chọn đề tài ¿- 2 5 s+SE‡EEeEEE2EE2E12715717171.21121111 111111 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿55+ *++++vvEseerseeeseeersss 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 2+s+s+z++z++zEzxzzzzzrxee 8

4 Phương pháp nghién CỨU - G5 <1 E93 E*3 E£#EEEeEeseEseekrreerseeree 9

5 Tình hình nghiên cứu van đề - 2 2 + x+£E+£E+£E+E++EE+Ex+rxerxerxees 96 Cau trúc của luận văn -¿ 5c tt EkSESEEEEEEEEEEEEkekrrrkskrrrre 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET o0 ccccccccccscccsssesssessseessessesssessseesees 13

1 1 Cơ sở lý thuyết về từ Hán ViỆt ¿- 2-55 Stctc2EcEcrerxerkerkrrei 13

1.1 1 Cách đọc Hán VIỆP - - -G G0 11111 nn HH ngư, 13

1.1.2 Định nghĩa từ Hán VIỆC - 5 5 1v ng ng re 15

1.1.3 Phân loại từ Hán VIỆT - - 6 6 tt gi 19

1.2 Từ Hán Việt và các lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ -: 221.2.1 Tiếp xúc ngôn ngữ và hiện tượng vay mượn - - «+5 221.2.2 Hiện tượng vay mượn từ vựng Hán trong tiếng Việt - 261.3 Từ Hán Việt và các lý thuyết giao thoa tiếp biến ngôn ngữ 281.3.1 Cơ sở lý thuyết giao thoa tiếp biến ngôn ngữ -:-5¿ 281.3.2 Từ Hán Việt và hiện tượng tiếp biến ngôn ngữ - 31

CHƯƠNG 2: SO SÁNH QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA TỪ HÁN VIỆTDON TIẾT VA TỪ TƯƠNG UNG TRONG TIENG HÁN HIỆN ĐẠI 36

2.1 Từ Hán Việt và mối quan hệ với Quảng vận -<++<<<<+>+ 362.2 Thống kê và phân loại các từ Hán Việt đơn tiết - 5:52Al2.3 So sánh đặc điểm ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt đơn tiết và từ tương ứngtrong tiếng Hán hiện đại - 2-55 £2S£+EE2EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkrrei 472.3.1 Đặc điểm bảo lưu nghĩa ¿5-2 s+S£+E2EeEEeEEEEEZErEerkerkrreee 47

Trang 6

2.3.2 Đặc điểm biến đổi nghĩa 2-2 2 E+E££Et£E£EE£EEeExerkerrered 512.4 Tiểu KẾT 2-52 St CS E1 E121 19112112111111111111 111111111 11 11 11x 56

CHƯƠNG 3: SO SÁNH QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA TỪ HÁNVIỆT SONG TIẾT VÀ TỪ TƯƠNG UNG TRONG TIENG HAN

;ii108)7 90 a 58

3.1 Kết quả thống kê về từ Hán Việt -2- 2-52 StcEE+E2EzEcrEerxererree 583.2 Ngữ nghĩa của các từ Hán Việt có từ tương ứng trong tiếng Hán 643.2.1 Ngữ nghĩa của từ Hán Việt và từ tương ứng tiếng Hán cơ bản giống

3.2.2 Ngữ nghĩa của từ Hán Việt và từ tương ứng tiếng Hán có sự giống

nhau cũng có sự khác nhau .- - c1 E31 91119111 11 9 vn 70

3.2.3 Ngữ nghĩa của từ Hán Việt và từ tương ứng tiếng Hán hoàn toàn

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 1: các từ Hán Việt va từ tương ứng tiếng Hán (thuộc nhóm Bang tô

trONG 90) 42

Bảng2: các từ Hán Việt được dùng độc lập với cương vi từ và từ tương ứng

tiếng Hán hiện đại - 2-2-5 SSEE2EE2E32E1271571211111211211211 1111k, 45Bảng 3: Các từ Hán Việt có từ tương ứng tiếng Hán 5 58Bang 4: Ngữ nghĩa co ban giống mhat ceeceeeeseeseesesseeseesesseessesesseeseeseees 59Bang 5: Ngữ nghĩa có sự giống nhau cũng có sự khác nhau 60Bảng 6: Ngữ nghĩa cơ bản không giống nhaU - 22555 ssvsseeesee 61Bảng 7: Các từ Hán Việt không có từ tương ứng tiếng Hán 62Bang 8: Ngữ nghĩa của từ Hán Việt và từ tương ứng tiếng Hán 64Bang 9: những từ Sắc thái ngôn ngữ không giống nhau 67Bang 10: Những từ sự kết hợp khác nhau 2- 2 2 2+£ecx+zszceez 68

Bảng 11: Những từ từ loại khác nhau - 5 + ++£++v+seexsseessees 69Bảng 12: Từ Hán Việt có nghĩa hoàn từ khác nhau - «+ 76Bang 13: Tir Han Vit ác 85

Bang 14: Từ đồng tố đảo nguoc ccecceccscssssessessessessessessessessecsesssesseeseeseeseess 88

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ lâu

đời trong lịch sử Cùng với sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và

Trung Quốc, người Việt Nam học tiếng Hán ngày càng nhiều và cũng có rat

nhiều người Trung Quốc học tiếng Việt Tiếng Hán và Tiếng Việt đều làngôn ngữ đơn lập, có nhiều điểm giống nhau, nhưng cũng có nhiều điểmkhác nhau Cho đến này đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ vay mượngốc Hán trong tiếng Việt, cũng như nghiên cứu âm Hán Việt và từ Hán Việttrong tiếng Việt.

Từ Hán Việt là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong mảng tiếpxúc và giao thoa ngôn ngữ và ngôn ngữ hoc so sánh lịch sử, được nhiều

Tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Quan hệ ngữ nghĩa giữa

từ Hán Việt và từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại là một chủ đề nghiêncứu thú vị Nhiều người chỉ cảm nhận được là người Việt học tiếng TrungQuốc dễ dàng hơn rất nhiều so với các quốc gia khác và người Trung Quốchọc tiếng Việt cũng vậy, nhưng chưa ai làm rõ được sự ton tại của ngôn ngữtrung gian, lượng hóa và chứng minh được sự tồn tại của nó, lý giải một

cách cặn kẽ tại sao lại có hiện tượng này và đưa ra được những phương

pháp dạy học phù hợp cho đối tượng người Trung Quốc học tiếng Việt và

người Việt Nam học tiếng Trung Quốc.

Trang 9

Trung Quốc và Việt Nam đã có sự giao lưu và tiếp xúc văn hoa liêntục qua hàng ngàn năm từ xưa đến nay, đặc biệt là có sự tiếp xúc sâu sắcgiữa hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt Trong quá trình giao lưu kinh tếvà văn hóa lâu đời giữa hai nước, các từ ngữ tiếng Hán được du nhập vàotiếng Việt và được Việt hóa nhiều Ngoài ra, tiếng Hán có ảnh hưởng khásâu rộng đến mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của tiếng Việt Theo hướng của tác

giả Nguyễn Văn Khang, Nhuyễn Hoang Anh trong “Đặc trung ngữ nghĩa

của các đơn vị đơn tiết Hán Việt” [1; tr.1]: So với từ ngữ mượn khác trongtiếng Việt như từ ngữ gốc Pháp trước đây và từ ngữ tiếng Anh hiện nayđược du nhập bằng các con đường khác nhau, ở các thời kì khác nhau vàđược Việt hóa ở khác mức độ khác nhau dưới tác động của bối cảnh ngônngữ - xã hội Việt Nam, các từ ngữ mượn Hán không chỉ nhiều về số lượng(chiếm trên 65% vốn từ tiếng Việt) mà còn phong phú về chất lượng: cókhả năng tham gia mọi lĩnh vực của từ tiếng Việt (là yếu tố tạo từ, là từ vàlà ngữ), góp phần tạo nên tính đa dạng của vốn từ tiếng Việt (ở các hiệntượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và đa nghĩa) Từ ngữ tiếng Hánđược vay mượn vào tiếng Việt theo hệ thống quy luật của tiếng Việt, trongquá trình tiếp xúc ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ, về mặt ngữ nghĩa giữacủa từ Hán Việt và từ tương ứng trong tiếng Hán sẽ có sự đồng nhau và sự

khác nhau.

Von là một người Trung Quoc yêu mên tiêng Việt, người viêt muôn di

Trang 10

sâu tìm hiểu về ngôn ngữ trung gian của người Việt khi học tiếng TrungQuốc, nên người viết muốn tìm hiểu rõ ràng quan hệ ngữ nghĩa giữa từ HánViệt và từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại Vì khuôn khổ luận văn thạc

sĩ có hạn nên trước mắt tác giả chọn đối tượng khảo sát là nhóm từ vựng

mở đầu là phụ âm thuộc nhóm “Bang tổ” trong “Quảng Vận” Luận vănthông qua nghiên cứu mối quan hệ tương ứng ngữ nghĩa giữa các từ vựngtrong hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Hán hiện đại góp phần vào việcnghiên cứu sâu hơn nữa về từ Hán Việt nói riêng và hiện tượng vay mượnnói chung, đồng thời, hy vọng thông qua việc nghiên cứu và phân tích, cóthé góp một phần nào đó giúp cho những sinh viên Việt Nam học tiếngTrung hay sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, giúp người học tránh đượcnhững sai sót hay lẫn khi dùng các từ Hán Việt Điều này hoàn toàn phùhợp với những công việc mà tác giả muốn làm trong tương lai sau khi học

xong cao học tại Khoa Ngôn ngữ học.

Xuất phát từ những lý do trên, người tiết chọn đề tài “So sánh quan hệngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại(Trường hợp các từ thuộc nhóm Bang tổ trong ‘Quang vận)” làm luận văncao học Đề tài phù hợp với mã ngành ngôn ngữ học và phù hợp với sởtrường, đam mê và năng lực của cá nhân người viết.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

Mục đích nghiên cứu đề tài “So sánh quan hệ ngữ nghĩa giữa từ HánViệt và từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại (Trường hợp các từ thuộc

nhóm Bang tổ trong “Quảng vận”) là:

- Làm rõ mối quan hệ tương ứng ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt trong tiếngViệt và nhóm từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại, trước mắt giới hạnphạm vi thuộc những từ Bang tổ trong Quảng Vận bang (Ï#), bàng (3),

tịnh (IZ) , minh (4H), phi (AE), phu G80), phụng (2Š), vi (4), tức là những

từ Hán Việt trong tiếng Việt có phụ âm mở đầu là “b, m, ph, v”, cùng vớinhóm từ tiếng Hán có thanh mẫu mở đầu là “b, p, m, Ê w”.

- Làm rõ hiện tượng bảo lưu nghĩa,mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa, tạo từ

mới của từ Hán Việt trong tiếng Việt.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hiện thực hóa được những mục tiêu nghiên cứu như trên, tác giả cần

thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận quan trọng về tiếp xúc ngôn ngữ, giaothoa biến đổi ngôn ngữ, so sánh và đối chiếu ngôn ngữ, đưa ra khung lýthuyết phù hợp với đề tài dé có thé đi sâu nghiên cứu từ Hán Việt có phụâm mở đầu là “b, m, ph, v” và quan hệ tương ứng ngữ nghĩa giữa nhóm từvựng có thanh mẫu mở đầu là “b, p, m, f, w” trong tiếng Hán.

- Thống kê ra nhóm từ Hán Việt có phụ âm mở đầu là “b, m, ph, v” trongtiếng Việt và nhóm từ tương ứng có thanh mẫu là “b, p, m, f, w” trong

Trang 12

tiếng Hán, tiếp theo tiễn hành so sánh đối chiếu ngữ nghĩa, chỉ ra nhữngđiểm tương đồng dị biệt, phân loại và tổng kết các quy luật, phân tích và

giải thích nguyên nhân.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Trong khuôn khổ luận văn cao học, tác giả nghiên cứu quan hệ tươngứng từ vựng ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tương ứng trong tiếng Hán

hiện đại nhưng tạm thời giới hạn khảo sát theo phương pháp rút mẫu phân

tầng, so sánh và đối chiếu nhóm từ Hán Việt trong tiếng Việt và nhóm từtương ứng trong tiếng Hán hiện đại có thanh mẫu thuộc Bang tổ trong

Quảng Vận.

- Đối tượng khảo sát quan hệ tương ứng ngữ nghĩa là nhóm từ Hán Việtcó phụ âm mở đầu là “b, m, ph, v,” có chú thích chữ Hán trong “Tir điểntiếng Việt”, Hoàng Phê, và những từ tương ứng có thanh mẫu mở đầu là “b,p, m, f, w” trong “Từ điển tiếng Hán hiện dai”.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Nhóm từ Hán Việt và các từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại đượcthu thập các từ điển sau:

- Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê, NXB Đà Nang, 2005 [10]

- ACR IM, PSR ES OFT, 13011978, 2019 (Từ điểntiéng Hán hiện dai, Viện nghiên cứu ngôn ngữ khoa hoc va xã hội

Trang 13

Trung Quốc, NXB Thương vụ Ấn thư quán Bắc Kinh, 2019.) [20]4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khi nghiên cứu gồm:- Thu pháp thống kê tại liệu.

- Phuong pháp phân tích ngữ liệu.

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa.

- Phương pháp đối chiếu nhăm chỉ ra sự tương đồng va dị biệt vềngữ nghĩa của từ Hán Việt và từ tương ứng tiếng Hán.

5 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Tác giả Vương Lực đã dành một năm ở Hà Nội dé tìm hiểu về Hán Việt ngữ, sau đó có thành quả nghiên cứu “RAFF (Nghiên cứu vềHán - Việt ngữ) ” Tác giả lay ba mươi sáu tự mau trong hệ thống âm vận cổ

-của tiếng Hán làm cơ sở nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu sâu về thanhmẫu của từ Hán Việt trong tiếng Việt, phân tích cả về vận bộ và thanh điệucủa từ Hán Việt Với phương pháp nghiên cứu Âm vị học, Vương Lực đãtiễn hành việc nghiên cứu đưa trên sự so sánh giữa hệ thống ngữ âm củahai thứ tiếng Hán và tiếng Việt Đưa ra ý kiến cách đọc Hán - Việt bắt

nguôn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường.

Tác giả Nguyễn Tài Can cũng là một người nổi tiếng trong lĩnh vựcnghiên cứu về từ Hán Việt với tập chuyên luận “Nguồn gốc và quá trình

hình thành cách đọc Hán Việt” Trong chuyên luận này, đã đi sâu nguyên

Trang 14

cứu ngữ âm lịch sử của tiếng Việt, khảo sát quá trình hình thành cách đọcHán Việt với quá trình diễn biến của may hệ thống chủ yếu như sau: hệthống phụ âm đầu Hán Việt, hệ thống vần Hán Việt sau đó rút ra nhiều kếtluận mang tính đột phá Xét về nguồn gốc của cách đọc Hán Việt, ông cho

rằng: Cách đọc Hán Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thong ngữ

âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giaiđoạn bao gồm khoảng hai thé ky VIII, IX.

Ngoài ra, còn nhiều Tác giả nghiên cứu từ Hán Việt như Nguyễn TàiCần, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thiện Giáp, Đào Thị Lan, Vũ Đức

Nghiệu v.v

So sánh quan hệ ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tường ứng trong

tiếng Hán hiện đại là một mảng rất lớn, trong khuôn khổ của một luận vănthạc sĩ, người viết chỉ khảo sát một phần nhỏ của trường từ vựng thuộcnhóm Bang tổ trong Quảng vận, tức là chọn các chữ Hán mở đầu là cácthanh mẫu “bang, bàng, tịnh, minh, phi, phu, phụng, vi” ( mở đầu âm tiếtbang các phụ âm môi b, p, m, f, w) trong hệ thống 36 tự mẫu của QuảngVận, tương đương với khoảng 1/6 SỐ lượng từ vựng Hán - Việt, dự kiến sẽđối chiếu khoảng 291 từ đơn tiết và khảo sát khoảng 1714 mục từ Hán-Việt song tiết thuộc các mục từ b, p, m, f, w có chữ Hán tương ứng trong“Từ điển tiếng Hán hiện dai” 2019 dé góp phần làm rõ hiện tượng bảo lưunghĩa, mở rộng nghĩa, thu hẹp nghĩa, tạo từ mới, đề ra những gợi mở cho

10

Trang 15

việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai cho học sinh Trung Quốc và học sinh Việt

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm ba chương nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: So sánh quan hệ ngữ nghĩa giữa từ đơn tiết Hán Việt và từtương ứng trong tiếng Hán hiện đại.

Chương 3: So sánh quan hệ ngữ nghĩa giữa từ song tiết Hán Việt và từ

tương ứng trong Hán hiện đại

11

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYÉT

1 1 Cơ sở lý thuyết về từ Hán Việt

1.1 1 Cách đọc Hán Việt

Về hệ thống ngữ âm của từ Hán Việt, chúng ta phải nhắc đến nhiềuTác giả nổi tiếng Việt Nam và ngoài nước Tác giả được nhắc đến trướctiên là Vương Lực người Trung Quốc, tác giả được xem là người đi đầunghiên cứu một cách cụ thể về từ Hán Việt Khi đa số những Tác giả đitrước đều cho rằng quá trình hình thành âm Hán Việt chỉ là kết quả dưới sựtác động của một loại từ vựng mượn từ tiếng Hán nhưng Vương Lực lại

nhận định: hiện tượng Việt hóa của từ Hán Việt không phải chỉ đơn giản

như là sự vay mượn giữa hai thứ tiếng, mà còn là một hiện tượng ngôn ngữphức tạp và có giá trị về thực tế Sự tiễn bộ trong nhận thức đã thể hiện trênphương thức nghiên cứu của ông Trong cuốn sách “KABA (Nghiêncứu về Hán - Việt ngữ), nêu ra khái niệm “Hán - Việt ngữ” và chia giaiđoạn hình thành từ Hán Việt thành ba giai đoạn: từ Hán Việt cổ, từ HánViệt, Việt hóa, từ Hán Việt , đưa ra ý kiến cách đọc Hán - Việt bắt nguồn từhệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường Với phương pháp nghiên cứu Âmvị học, Vương Lực đã tiến hành việc nghiên cứu đưa trên sự so sánh giữahệ thống ngữ âm của hai thứ tiếng Hán và tiếng Việt Dưới góc nhìn đó,ông cũng tham khảo ý kiến của Henri Maspero trong quyên sách “Etudessur la phonetique historique de la langue annamite”, tiến hành nghiên cứu

13

Trang 17

sâu về thanh mẫu của từ Hán Việt trong tiếng Việt, phân tích cả về vận bộ

và thanh điệu của từ Hán Việt Đến nay có thé thay rang, ông dat được

nhiều thành quả nghiên cứu về hệ thống ngữ âm của từ Hán Việt, được giới

Việt ngữ học khang dich va dat nén móng cho những việc nghiên cứu sau

Tác giả Nguyễn Tài Can cũng là một người nổi tiếng trong lĩnh vựcnghiên cứu về từ Hán Việt với tập chuyên luận “Nguồn gốc và quá trình

hình thành cach doc Hán Việt” Trong chuyên luận này, đã di sâu nguyên

cứu ngữ âm lịch sử của tiếng Việt, khảo sát quá trình hình thành cách đọcHán Việt với quá trình diễn biến của mấy hệ thống chủ yếu như sau: hệthống phụ âm đầu Hán Việt, hệ thống vần Hán Việt sau đó rút ra nhiều kếtluận mang tính đột phá Xét về nguồn gốc của cách đọc Hán Việt, ông cho

rằng: Cách đọc Hán Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ

âm tiếng Hán đời Đường, ma cụ thé là Đường âm dạy ở Giao Châu vàogiai đoạn bao gồm khoảng hai thế kỷ VIII, IX Cách đọc theo Đường âm đó,sau khi Việt Nam giành được độc lập đã dần dần biến dạng đi, dưới tácđộng của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Viét, tách xa han cáchđọc của người Hán dé trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và

những người thuộc khu vực văn hóa Việt Đây là một cách đọc tạo thành hệ

thông, nghĩa là trên lý thuyết có thé dùng dé đọc toàn hộ kho tàng các ký

hiệu văn tự Hán, với khả năng gân như cách đọc của bản thân người Hán.

14

Trang 18

Nhưng đây lại là một cách đọc độc lập, có đặc trung riêng, chức năng riêng

và có cả một lịch sử diễn biến của riêng mình” [2; tr I9].

Điều này cho thấy, quan điểm của Nguyễn Tài Can giống với quanđiểm của Vương Lực, họ đều đưa ra nhận định về nguồn sốc của cách đọcHán Việt, cho rằng cách đọc Hán Việt hình thành trên cơ sở hệ thống ngữâm tiếng Hán đời Đường Ngược lại với hai tác giả lấy từng thanh mẫu vàvận bộ làm đối tương nghiên cứu dé khám phá quá trình hình thành và diễnbiến của nó Cuốn sách này đã đem lại ảnh hưởng sâu sắc đối với việcnghiên cứu về cách đọc Hán Việt và trở thành một chuyên khảo có uy tínvề mặt việc nghiên cứu từ Hán Việt.

Từ quan niệm trên, người viết hiểu cách đọc Hán Việt là cách đọc chữHán của người Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường vàlà cách xử lí về ngữ âm mà người Việt dùng để đọc mọi chữ Hán.

15

Trang 19

không đọc theo âm Hán Việt, bao gồm ba loại: từ Hán cô (các từ Hán Việt

vào Việt Nam trước đời Đường), các từ Hán Việt được Việt hóa và các từ

gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ, qua cách phát âm địa phương.Có thé thấy, từ Hán Việt chính là các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việtgồm có:

- Các từ ngữ Hán được chấp nhận từ đời Đường đến nay chiếm đa số:gồm một loại là các từ tiếng Việt trực tiếp tiếp nhận từ tiếng Hán và một loạikhác là các từ tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác nhưng thông quatiếng Hán.

- Các từ ngữ Hán Việt được cấu tạo ở Việt Nam: đây là các từ ngữ dongười Việt sử dụng các yếu tố gốc Hán dé tạo ra các từ mới không có trong

tiếng Hán, bao gồm hai loại: Những don vi được tạo ra do kết hợp với các

yếu tô gốc Hán; Những don vị được tạo ra do một yếu tô gốc Hán kết hopvới một yếu tố thuần Việt.

Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiếntrong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” chi ra rang từ Hán Việt lànhững từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai (từ đời Đườngtrở về sau) , được người Việt đọc theo âm chuẩn (Trường An) của chúngtheo hệ thống ngữ âm của mình.” [4; tr.214] Cách đọc này đã được duy trì(với những biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay.

Theo Nguyễn Như Ý, từ Hán Việt hay từ Việt gốc Hán được định

16

Trang 20

nghĩa là “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, đã nhập vào hệthống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữnghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt” [5; tr.396] Trong khi đó, các tác giảHoàng Văn Hành và Hồ Lê ong “Bàn cách dùng từ ngữ thuần Việt thaythế cho từ ngữ Hán Việt”, vẫn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lạicho rằng theo cách hiéu thông thường từ ngữ Hán Việt là những từ ngữ gốcHán đọc theo âm Hán Việt Bên cạch đó, hầu như tất cả các từ Hán Việtmột âm tiết trong thực tế đều đã được Việt hóa hoàn toàn và được coi nhưthuần Việt [6].

Tác giả Huỳnh Thanh Xuân trong cuốn “Tir Hán Việt trong tiếng Việthiện đại” cho rằng từ Hán Việt là những từ gốc Hán được thu nhập vàotrong tiếng Việt Cách đọc từ Hán Việt, hay còn goi là âm Hán Việt là đọctheo âm Việt những từ gốc Hán Ví du: sơn, thủy, quốc, gia Hơn nữa, trongvốn từ vựng của tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một số lượng rất lớn (trên 70%)

Trong cuốn “7# ngoại lai trong tiếng Việt”, tác giả Nguyễn VănKhang cho rằng tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất mộtlần sử dụng trong tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giaotiếp thì điều được coi là từ Hán Việ Hơn nữa, chấp nhận là từ Hán Việt ởnhững biến thể khác nhau khi chúng đảm bảo được những điều kiện như:biến thé đó tuy có thé “đọc chệch phiên thiết” nhưng còn tồn tại trong một

17

Trang 21

kết hợp Hán Việt hoặc bản thân nó đã có sự phân bố sử dụng (ngữ nghĩa)với các biến thê khác cùng gốc Ví dụ như chấp nhận là từ Hán Việt trongcác trường hợp: dé (trong dé kháng) và đề (trong dé kháng), chính (trong

chính phụ) với chánh (trong chánh văn phòng, chánh án) [8; tr.131].

Theo Nguyễn Văn Khang trong “Tir Hán Việt và vấn dé dạy hoc từHán Việt trong nhà trường pho thông” [9] Từ Hán Việt “trước hết là

những từ Hán được đồng hóa về ngữ âm, chúng là những từ Hán có cáchđọc Hán Việt được nhập vào tiếng Việt và trở thành yếu tố của hệ thống từvựng tiếng Việt”.

Tổng hợp những ý kiến của các Tác giả nói trên, tác giả xin đưa rakhái niệm về từ Hán Việt như sau: Từ Hán Việt là từ tiếng Việt có nguồnsốc từ tiếng Hán, du nhập váo tiếng Việt trong giai đoạn hai (từ đời Đườngtrở về sau), chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữpháp của tiếng Việt Đây là các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt và là

tập hợp của tất cả những từ Hán Việt có cách đọc Hán Việt, đã có ít nhất

một lần sử dụng trong tiếng Việt Ngoài ra, tác giả cũng chấp nhận nhữngtừ Hán Việt ở những biến thể khác nhau khi những biến thể đó đã có sựphân bố sử dụng ngữ nghĩa với các biến thể khác cùng gốc Như vậy có thésơ bộ quan sát thấy đã có hiện tượng từ Hán Việt hợp thành một trường từvựng phát sinh phát triển ngay trong lòng tiếng Việt và là một sản phẩmđặc biệt hình thành do sự giao thoa tiếp biến lâu đời giữa hai hệ thống ngôn

18

Trang 22

ngữ là tiếng Hán và tiếng Việt.

1.1.3 Phân loại từ Hán Việt

Hệ thống cách đọc âm Hán Việt được hình thành vào thời Đường, từvựng tiếng Hán được du nhập vào tiếng Việt có quy mô lớn Ông VươngLực, nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã đưa ra cách phân loại trong cuốn

“ X#f!Z4Zf{Nghiên cứu về Hán - Việt ngữ) cách phân loại của ông đã

đặt nền tảng quan trọng cho những người đi sau Ông đã chia từ Hán Việtthành ba loại: “từ Hán Việt cổ”, “từ Hán Việt”, “từ Hán Việt Việt Hóa” Với

sự phân loại này của ông, những nhà nghiên cứu đi sau đã tham khảo quan

điểm của ông, dành nhiều nỗ lực dé hoàn thiện và cụ thể hóa cách phân loạiđối với từ Hán Việt [15].

Trong cuốn “iF ae #ƒ#Xấ (Mối quan hệ ngôn ngữ văn hóaViệt - Trung), tác giả Đàn Chí Từ chia thành bây loại chỉ tiết như sau [16].

Loại thứ 1: từ Hán Việt cô Tác giả đã tìm được khoảng 410 từ HánViệt cô như: ngan, voi, tươi, gan, bay vv

Loại thứ 2: từ Hán Việt hiện nay Từ Hán Việt loại này bao gom những từgốc Hán có thé đọc theo âm Hán Việt như: an toàn, báo cáo, cao hứng v.v

Loại thứ 3: từ Hán Việt được Việt hóa Từ Hán Việt loại này mang đặc

điểm giống với loại “từ Hán Việt Việt hóa” như là: gan, gần, vốn, sức.

Loại thứ 4: từ Hán Việt phương ngữ tiếng Hán, ví dụ như: màn thầu,

19

Trang 23

mì chính, xá xíu, lâu, văn thăn, lạp xường, xì dầu v.v

Loại thứ 5: từ Hán Việt phương ngữ tiếng Việt, ví dụ như: bổn (phận),

bửu, chánh, đang vv

Loại thứ 6: từ Hán Việt với cách đọc được chuyền biến , ví dụ như:

vựng, huỳnh, thì vv

Loại thứ 7: từ Hán Việt cách đọc đã hỗn nhập cách đọc âm Hán Việt

với các đọc từ thuần Việt như: thuyền bè, ca hát vv

Tác giả Nguyễn Tài Can dựa theo âm đọc dé phân ngữ tố gốc Hánthành ngữ tố Hán Việt và ngữ tố phi Hán Việt, từ đó cho thấy, thay vì chútrọng về âm đọc của từng từ Hán Việt riêng lẻ, Tác giả Nguyễn Tài Cần tậptrung phân loại toàn hệ thống âm Hán Việt Trong cuốn “Từ vay mượntrong tiếng Việt” của Nguyễn Văn Khang năm 2007, khi nghiên cứu hệthống thành phần gốc Hán trong tiếng Việt, từ góc độ ngôn ngữ học xã hội,tác giả này đã đưa ra quan điểm mới Nguyễn Văn Khang đã thống nhấtcách gọi những từ có thành phần gốc Hán trong tiếng Việt thành “từ vựngmượn tiếng Hán” Đồng thời từ nhiều góc độ khác nhau, tác giả đã kháiquát nên hệ thống “từ vay mượn tiếng Hán” Về nguồn gốc, từ vay mượntiếng Hán chia thành từ vay mượn thuần tiếng Hán và từ vay mượn phithuần tiếng Hán; về mặt thời gian xuất hiện, lại phân thành từ tiền Hán Việt, từHán Việt và từ hậu Hán Việt Dựa theo con đường du nhập có thê phân thành từ

vay mượn khâu ngữ và từ vay trong văn việt có thê thây răng, cách phân loại

20

Trang 24

của tác giả Nguyễn Văn Khang là tương đối toàn diện.

Qua việc tóm tắt và đánh giá các tiêu chuẩn phân loại từ Hán Việt củaTác giả tiêu biểu, người viết thử bước đầu đưa ra cách phân loại của mìnhdựa trên số lượng yếu tố cau tạo từ Có thé chia từ Hán Việt thành từ HánViệt đơn tiết và từ Hán Việt đa tiết, trong từ Hán Việt đa tiết cũng có thểtách riêng một số lượng lớn các từ song tiết.

Trước hết, việt viết cần minh họa các khái niệm liên quan Yếu tố cấutạo từ được gọi là từ tố hoặc ngữ tố Từ tố là sự kết hợp âm với nghĩa vàcũng là đơn vi tạo từ nhỏ nhất có thé sử dụng độc lập trong quá trình cầutao từ Từ là đơn vị nhỏ nhất có thé sử dụng độc lập trong câu Những lớptừ do mỗi một yếu tố cầu tạo được gọi là từ đơn tiết, như: đẹp, giỏi, tim,đầu, môi, thời Những từ ngữ trên chỉ có một yếu tố và được sử dụng độclập và rộng rãi trong câu Khái niệm từ Hán Việt đơn tiết dùng đề chỉ lớp từHán Việt có một yếu tốn như: cao, thấp, phòng Đặc điểm của từ Hán Việtđơn tiết là có trình độ Việt hóa cao, chịu sự tác động mạnh mẽ của hệ thongtiếng Việt Từ Hán Việt đơn tiết nhiều khi được sử dung trong các trườnghợp giao tiếp hăng ngày và được người dân Việt Nam chấp nhận rộng rãi.

Khác với từ Hán Việt đơn tiết, yếu tố Hán Việt chỉ có thé tham gia cấu tạotừ chang han như: vật, hiện mãi, loại, kiêu, công, trong, xã, vương, ý,

trưng, hải, dương, chung, khát, đảo, mô, sản.

Ngoài từ Hán Việt đơn tiết ra, từ Hán Việt song tiết và đa tiết cũng

21

Trang 25

chiếm phần lớn từ vựng tiếng Việt Từ Hán Việt song tiết là lớp từ Hán Việtcó hai yêu tố Hán Việt Từ Hán Việt đa tiết thường có hai yếu tố Hán Việttrở lên, ví dụ như: hung tâm, đồng ý, cứu trợ, nồng độ, tường tận, bất họcvô thuật, mệnh lệnh.tiết Những từ Hán Việt này luôn sử dụng một cách độclập và có chức vụ ngữ pháp rõ ràng, thường đảm nhận một thành phần nàođó trong câu Loại từ Hán Việt này nhiều khi được Việt hóa và nhiều khixảy ra Việt hóa về mặt ngữ nghĩa hoặc đặc điểm cú pháp Ví dụ như từ“mệnh lệnh” sau khi được vay mượn sang tiếng Việt thì đã đối từ loại TừHán Việt song tiết không những chiếm ưu thế số lượng mà còn có hiệu lực

22

Trang 26

hiện tượng song ngữ (hay đa thể ngữ) dưới tác động các nhân tô ngôn ngữ xã hội thì xảy ra tiếp xúc ngôn ngữ Người đầu tiên đưa thuật ngữ “tiếp xúc

-ngôn ngữ” là Andre Martinet Sau đó thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi

trong cuốn “Languages in contact” của U.Weinrich Từ đó, van đề “tiếp

xúc ngôn ngữ” được giới ngôn ngữ học nghiên cứu liên tục bởi nó là hiện

tượng phô biến Nhat là trong giai đoạn hiện nay, khi mà hội nhập quốc tếđang trở thành một trào lưu của thế giới thì vấn đề tiếp xúc giữa các ngônngữ dẫn đến vay mượn lại trở nên phô biến rộng rãi hơn bao giờ hết.

Tiếp xúc và giao lưu văn hóa là một trong những động lực dé thúc đây

sự tiến bộ xã hội nhân loại Thậm chí có thể cho rằng, không có sự tiếp xuc

va giao lưu văn hóa thì không có xã hội phát triển, văn minh va phon vinhnhư hiện nay Hình thức giao lưu tiếp xúc văn hóa rất nhiều, đặc biệt là tiếp

xúc ngôn ngữ.

Do nhu cầu các dân tộc cần giao lưu với nhau, ngôn ngữ của các dântộc có thê tiếp xúc với nhau, có thé qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp Hệquả tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là sự tiếp xúc văn hóa, sự tiết xúc văn hóanay thông thường phải nhờ vào ngôn ngữ Một trong những hiện tượng phdbiến nhất thể hiện sự khuếch tán văn hóa là sự xuất hiện các từ mới Chonên, có thể coi tiếp xúc ngôn ngữ là một phương diện của tiếp xúc văn hóa,sự giao thoa ngôn ngữ là một mặt của quá trình lan tỏa và tiếp xúc văn hóa.

Tiệp xúc văn hóa phải nhờ vào tiêp xúc ngôn ngữ.

23

Trang 27

Trong quá trình phát triển của mình, hầu như các ngôn ngữ đều chịu

ảnh hưởng và chiu tác động của văn hóa ngoại lai Nói cách khác, không có

ngôn ngữ nào khép kín đến mức hoàn toàn không bị ảnh hưởng của ngôn

ngữ khác.

Tiếp xúc ngôn ngữ trước hết chỉ xảy ra ở một bộ phận người biết từhai ngôn ngữ trở lên, từ đó mở rộng ra toàn xã hội Tiếp xúc ban đầuthường dựa việc học tập ngôn ngữ của một bộ phận thành viên xã hội rồimới lan tỏa ra tất cả mọi người tham gia học, cuối cùng tiếp nhận nó Nhìntừ góc độ tiếp xúc, chúng ta có thể coi tình huống trước là “này sinh tiếpxúc ngôn ngữ” và sau là “sử dụng kết quả tiếp xúc ngôn ngữ” Tình huốngtrước là bắt đầu tiếp xúc khi điều kiện văn hóa xã hội chín mudi, tìnhhuống sau là vay mượn từ ngữ sau khi được cộng đồng tiếp nhận rộng rãi

Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, do có sự tác động và mối quan hệảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ nên dẫn đến hiện tượng vay mượntừ ngữ Hiện tượng vay muon từ ngữ có thé xảy ra trong các trường hopnhư: dịch các ngôn ngữ cho vay sang ngôn ngữ đi vay hoặc có thể mượnâm Kết quả là những từ mượn được ồn định dan trong ngôn ngữ đi vay.

Nhìn từ góc độ tiếp xúc, ngôn ngữ thường chịu ba sự tác động: ảnhhưởng của khẩu ngữ, ảnh hưởng của sách vở và ảnh hưởng của cả khẩu

ngữ và sách vở.

Thứ nhất, ảnh hưởng của khâu ngữ thông qua tiếp xúc thường xuyên

24

Trang 28

giữa thành viên của các dân tộc nói các ngôn ngữ khác nhau Có hai điềukiện cho phép xảy ra: hai dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong đờisống hàng ngày Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp đó làm nảy sinh ảnhhưởng giữa các ngôn ngữ Thông thường thì ngôn ngữ không có chữ viết sẽ

chịu ảnh hưởng mạnh hơn từ ngôn ngữ có chữ viết.

Thứ hai, ảnh hưởng của sách vở Đó là ảnh hưởng từ trong sách vở,

sau đó mới ảnh hưởng ra ngoài đời sống Một trong những con đường ảnhhưởng của sách vở là thông qua dịch thuật Điều kiện tiên quyết để có sựảnh hưởng này là các ngôn ngữ đó phải có chữ viết.

Thứ ba, ảnh hưởng của cả khâu ngữ và sách vở Sự ảnh hưởng này chỉxảy ra ở các ngôn ngữ có đử các diều kiện của cả ảnh hưởng khẩu ngữ và

ảnh hưởng của sách vở Trường hợp từ Hán Việt thuộc loại thứ ba.

Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến nhất trong quá trình tiếpxúc ngôn ngữ Một khi có sự tiếp xúc ngôn ngữ trong xã hội sẽ có hiệntượng vay mượn từ ngữ Theo thông kê, trên thế giới hiện nay có khoảngtrên 6800 ngôn ngữ và đường như không có ngôn ngữ nào mà hệ thống từ

vựng của mình lại không có hiện tượng vay muon [8; tr 9] Bởi do nhu

cầu giao lưu Chang hạn trong quan hệ kinh doanh hay buôn bán, trao đôivề tinh thần, nghệ thuật khoa học, tôn giáo, v.v những người vốn chỉ nóimột ngôn ngữ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những ngươi nói ngônngữ khác, từ đó xuất hiện hiện tượng vay nượn từ ngữ Trong thời đại ngày

25

Trang 29

nay, thông tin bùng nỗ và giao lưu mang tính toàn cầu, việc các yêu tô củangôn ngữ này du nhập vào ngôn ngữ kia là chuyện khó tránh khỏi Vì thế,hiện tượng vay mượn từ là hiện tượng phổ biến.

1.2.2 Hiện tượng vay mượn từ vựng Hán trong tiếng Việt

Do tiếp xúc với các ngôn ngữ khác, vốn từ vựng tiếng Việt hiện đạibao gồm nhiều từ thuộc các nguồn khác nhau Nếu xét về mức độ cả về sốlượng cũng như về chất lượng, thì trong tiếng Việt, số lượng đơn vị từ vựngmượn từ tiếng Hán nhiều nhất, chiếm tới 65% và được đồng hóa rất cao,tiếp đến là các đơn vị từ mượn từ tiếng Pháp, sau đó là tiếng Anh [8, tr.

Số lượng từ vựng mượn Hán trong tiếng Việt lớn như vậy là do mộtnguyên nhân quan trọng là lịch sử tiếp xúc sớm và lâu đời giữa tiếng Hánvà tiếng Việt.

Do đặc điểm về địa lý, sự giao lưu giữa cư dân Việt và Hán đã bắt đầutừ khoảng hai nghìn năm trước và cho đến hiện nay đã làm cho hiện tượngtiếp xúc song ngữ Hán - Việt diễn ra liên tục và tiếp nối nhau Sự tiếp xúcsong ngữ Hán - Việt lâu đời và liên tục đã làm nảy sinh nhiều hiện tượngngôn ngữ đáng chú ý, đặc biệt là sự hình thành lớp từ Hán Việt trong tiếng

Cách đọc Hán Việt là sản phẩm của sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếngHán và và tiếng Việt Đây là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ

26

Trang 30

hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, chịu sự chi phối của hệ thống ngữâm tiếng Việt Với cách đọc Hán Việt, tất cả các chữ và các từ tiếng Hánđều có thể đọc băng âm Hán Việt Cách đọc Hán Việt đã hình thành, pháttriển và tồn tại đến ngày nay Những từ mượn gốc Hán đọc theo cách đọcHán Việt như vậy được gọi là từ Hán Việt Tuy vậy, không phải tất cả màchỉ một bộ phận - tiếng Han đọc theo âm Hán Việt được mượn vào tiếng

Ngoài từ Han Việt ra, tiếp xúc Hán va Việt còn nay sinh một số ít từmượn sốc Hán được mượn theo con đường khẩu ngữ, tức mượn theo cáchphát âm địa phương của Trung Quốc (phương ngôn), như: mì chính, văn

thăn, súi cao, xì đầu v.v

Căn cứ vào thời kì găn với bối cảnh du nhập của các từ mượn Hántrong tiếng Việt có thé phân chia thành các loại sau: từ Hán Việt cổ (cổ HánViệt, còn gọi là tiền Hán Việt), từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hóa Đối vớicác từ ngữ Hán Việt, có thé nhìn nhận chứng từ các góc độ khác nhau.Chăng hạn:

- Xét từ bình diện cấu trúc hệ thống, có thể phân loại các từ mượn Hánthành các tiêu loại:

Yếu tố cấu tạo từ, ví du:

Vô-Z, phi-JE , bất, hoc-3, gia -3.Từ gồm từ đơn tiết và từ song tiết, ví dụ:

học -3#, xuân -# (từ đơn tiết);

nhân dân -ÁŠ_, quân sựụ-## (tir song tiết).

27

Trang 31

Xét về góc độ “bảo lưu” hay “thay đổi” thì có thé chia tách thành hailoại: mượn giữ nguyên, mượn thay đồi ít hay nhiều Ví dụ:

phạm vi -šö,El, phản động -Ƒ&3Ù, phát triển -A (giữ nguyên);quan hệ - %, phong trào - XH, khẩn trương -#5K(thay đổi it);phỏng van -ÌÈÏ], khốn nạn -PÑXẼ, bí thư -#È*f (thay đổi nhiều).

Có thể xem xét các đặc điểm bảo lưu hay thay đổi từ các bình diện

ngữ âm, hình thái cau trúc, ngữ nghĩa và chữ viết Về mặt lí thuyết, viéc

bảo lưu hay thay đổi của các từ mượn Hán sẽ diễn ra rất đa dạng Bởi trongcả 04 bình diện đều có bảo lưu và thay đổi, bảo lưu và thay đổi lại diễn ra ởcác mức độ khác nhau: từ bảo lưu đến thay đổi bộ phận và đến thay đổi

hoàn toàn.

Điểm qua vài nét như trên đề thấy hiện tượng vay mượn từ Hán trongtiếng Việt thật là đa dạng và phức tạp Có thể từ nhiều khía cạnh khác nhaudé tiép cận từ mượn Hán trong tiếng Việt Vì thé, những gi tác giả thực hiệnở các chương sau cũng chỉ là góp thêm một phần

1.3 Từ Hán Việt và các lý thuyết giao thoa tiếp biến ngôn ngữ1.3.1 Cơ sở lý thuyết giao thoa tiếp biến ngôn ngữ

Do tốc độ thay đôi của ngôn ngữ chậm nên người ta khó mà phát giácra, nhưng cùng với sự trôi đi của thời gian, những thay đổi nhỏ góp nhặttích tụ từng ngày, dẫn đến ngôn ngữ ở mỗi thời đại đều có sự khác biệt rấtlớn trong cuốn sách “j##3#Z4## (Dé cương ngôn ngữ hoc)” của tác giảDiệp Phi Thanh và Từ Thông Tương [17; tr.191] cho rang giao tiếp giữacác cá nhân và xã hội là điều kiện cơ bản dé phát triển và thay đổi ngôn

ngữ, tức là sự phát triên của xã hội dân đên sự phát triên của ngôn ngữ, sự

28

Trang 32

phân chia xã hội dẫn đến sự phân chia ngôn ngữ, và sự hội nhập của xã hộidẫn đến sự hội nhập của các ngôn ngữ.

Xã hội của loài người càng ngày càng phát triển, các khái niệm cũ, kỹthuật cũ, sự vật cũ, quan niệm cũ và lối sống cũ sẽ được thay thế băng kháiniệm mới, kỹ thuật mới, sự vật mới, quan niệm mới, lối sống mới Nếu từvựng vẫn giữ nguyên mà không thay đổi thì khó mà đáp ứng được nhu cầubiểu đạt các hiện tượng mới của xã hội, do đó từ vựng cũng không ngừngđược cập nhật theo bước chân phát triển của xã hội Cùng một xã hội trongquá trình phát triển có thé bị phân chia thành các đoàn thé hoặc xã hội khácnhau và các đoàn thé hoặc xã hội khác nhau trong tiễn trình lịch sử có thétiếp xúc với nhau và dẫn đến hợp nhất; sự phân chia, tiếp xúc và hội nhậpcủa xã hội sẽ tương tự dẫn đến ra sự phân chia, tiếp xúc và hội nhập củangôn ngữ Khi con người giao tiếp với nhau thường sẽ phát sinh những yêucầu đôi mới và yêu cầu tiết kiệm sức lực, vì vậy sẽ thúc đây việc cập nhậtvà điều chỉnh của ngôn ngữ.

Xã hội và giao tiếp là điều kiện cơ bản nhất dé phát triển và biến đổingôn ngữ, nhưng rốt cuộc ngôn ngữ đã thay đổi như thế nào thì lại phụthuộc vào ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố bên trong của ngôn ngữ, điềunày quyết định chiều hướng đặc biệt của tiếp biến ngôn ngữ Đúng là nhưvậy, ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố trong ngôn ngữ là nguyên nhân bêntrong của biến đổi ngôn ngữ Sự thay đổi ngữ âm dẫn đến sự thay đổi của

29

Trang 33

từ vựng và ngữ pháp, ngược lại, sự thay đôi từ vựng hoặc ngữ pháp cũngdẫn đến sự thay đổi của ngữ âm.

Đặc điểm của diễn biến ngôn ngữ: Hai đặc điểm chính của biến đổingôn ngữ là thay đổi dan dần và mat cân bằng.

Giao tiếp đòi hỏi ngôn ngữ phải duy trì trạng thái 6n định Tuy nhiên,mặt khác, khi xã hội càng ngày càng phát triển, việc không ngừng giao tiếpđã thúc đây sự thay đổi của ngôn ngữ Khi tiến hành so sánh bất kỳ ngônngữ hiện đại nào với trạng thái cô đại của nó thì đều có thé phát hiện ra

những điểm khác biệt rõ ràng dễ nhận thấy Hai yêu cầu đối lập về 6n định

và thay đổi đều quyết định tính chất của ngôn ngữ là công cụ giao tiếp Dođó, diễn biến của ngôn ngữ chỉ có thể diễn ra từ từ và không được phép cónhững sự đột biến.

Sự bất cân bằng của thay đôi ngôn ngữ thé hiện ở hai mặt: Một mặt,

không chỉ tốc độ thay đổi của hệ thong con về ngữ âm, ngữ pháp và từ

vựng và các mặt của mỗi hệ thong con bi mat can bang, chính là hiện tượng

ngôn ngữ cùng một mặt của cùng một hệ thống con, do được đặt trongnhững điều kiện khác nhau mà tốc độ thay đổi của nó cũng có thé bị mat

cân băng, mặt khác, sự mất cân bằng của sự thay đổi còn thể hiện ở mặt

khu vực Tốc độ thay đổi và phương hướng thay đổi của cùng một hiện

tượng ngôn ngữ ở những địa phương khác nhau thì thường khác nhau, có

một số khu vực không thay đổi, có một số khu vực đã thay đổi như thế nay

30

Trang 34

và có một số khu vực đã thay đôi như thế kia.

1.3.2 Từ Hán Việt và hiện tượng tiếp biến ngôn ngữ

Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, việc vay mượn từ ngoại lai rất ít khi đượcvay mượn hoàn toàn mà luôn tuân theo quy luật cấu tạo của ngôn ngữ dântộc và nhu cầu thực tế của từ ngữ trong hoạt động giao tiếp xã hội Việctiến hành một số thay đổi gia công là hoàn toàn cần thiết đối với từ ngoạilai và thường phải trải qua một quá trình “đồng hóa” Từ Hán Việt cũngkhông ngoại lệ Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, từ Hán Việt ở mộtmức độ nhất định cũng đã xảy ra sự phát triển và thay đổi và và được đồnghoá bởi tiếng Việt (tức là Việt hóa) Theo quan điểm của Tác giả TrungQuốc- Lâm Minh Hoa, diễn biến của từ Hán Việt và Việt hóa chủ yếu thêhiện ở hai mặt là ngữ âm và nghĩa của từ Thế nhưng, do luận văn nàykhông đề cập đến sự giống và khác nhau về ngữ âm giữa từ Hán Việt và từtiếng Hán, vì vậy dưới đây tác giả chỉ nói về tiến trình biến đổi theohướng được Việt hóa về nghĩa của các từ Hán Việt.

Quy luật chung của quá trình biến đổi nghĩa của từ Hán Việt cũnggiống như từ ngoại lai trong các ngôn ngữ khác, chủ yếu thé hiện ở sự rútgon, mở rộng và chuyền nghĩa của từ.

Về vấn đề này, hai tác giả Lạc Minh Thư và Ngô Tuệ Quân, học viện

Văn học Đại học Sư phạm Quảng Tây đã từng thực hiện nghiên cứu Trong

bài viết “}V#Ý7Y x/ %šxVWƒgZ4+0)Vi#1WÌ 53” (So sánh ngữ

31

Trang 35

nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tiếng Hán và dạy từ vựng tiếng Hán cho học

sinh Việt Nam)”, theo hướng của tác giả cho rằng[ 18]:

Từ “#fflU' trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1 tự cho rang mình vi dai,

coi thường người khác; 2 Tự hao; 3 Người hoặc vật đáng được tự hào Từ

“kiêu ngạo” trong từ Hán Việt của tiếng Việt chỉ có 1 nghĩa: tự cho rằngmình vĩ đại, coi thường người khác Trong tiếng Hán có nhiều nghĩa,nhưng nghĩa trong từ Hán Việt thì ít hon, tinh trạng này là khá pho biến,bởi vì trong tiếng Việt từ Hán Việt thường có một từ thuần Việt tương ứngvới nó dé chia sẻ một phần chức năng của nó Ví dụ như: tính từ “3”trong tiếng Hán thì có ít nhất một vai nghĩa thường được sử dụng: 1 Cónhiều ưu điểm khiến người khác hài lòng: 2 Khỏe mạnh (co thé); 3 Tinhbạn và tình yêu hòa hợp; 4 Biểu thị hoàn thành hoặc đạt đến sự hoàn hảo;5 Dễ dàng v.v Còn từ “hảo” trong từ Hán Việt của tiếng Việt chỉ cónghĩa thứ nhất của từ “#Ÿ” trong tiếng Hán, các nghĩa khác của nó chủ yếuđược biéu thị băng từ thuần Việt “tốt” Hầu hết các từ Hán Việt đều có mộttừ thuần Việt tương ứng với nó Từ thuần Việt này luôn chia sẻ một phần ýnghĩa và chức năng của các từ Hán Việt tương ứng Do đó, hầu hết các từ

Hán Việt đều có nhiều nghĩa hơn các từ tiếng Hán tương ứng.

Hai Tác giả đã cung cấp cho người đọc một cách lý giải thích đáng

cho hiện tượng thu hẹp nghĩa của từ Hán Việt Trên cơ sở này, tác giả cho

rằng việc thu hẹp nghĩa của từ Hán Việt cũng bắt nguồn từ bản thân khái

32

Trang 36

niệm được biéu thi bằng từ, ví dụ như từ “hảo” nói trên, vì nghĩa 2,3,4 và 5mà nó biểu thị có thé dùng từ “tốt” trong từ Hán Việt dé thay thé, ví dụ: sứckhỏe rất “tốt” Điều này chứng minh trước khi tiếng Hán du nhập vào tiếngViệt, người ta đã có kiến thức nhất định về khái niệm được biểu thị bằngchữ “#Ÿ”_, cho nên hoàn toàn có thé dùng từ thuần Việt dé diễn đạt ý nghĩamà không cần vay mượn từ tiếng Hán Đối với một số từ không tìm đượctừ tương ứng trong tiếng Việt, nghĩa của chúng có thể được giữ nguyênhoàn toàn, ví dụ như từ “” trong tiếng Hán, từ Hán Việt tương ứng củanó là “tuyết”, nghĩa của hai từ này hoàn toàn giống nhau, được sử dụng đểbiểu thị cho các vật thê kết tinh màu trắng rơi trong không khí.

Trong bài viết “}#f7ÿZ7#8 Từ Hán Việt sơ thám )”, tác giả LamMinh Hoa chỉ phân tích chi tiết hơn về hai hiện tượng mở rộng nghĩa vàchuyền dịch nghĩa của từ Hán Việt, tắc giả sẽ hoàn thiện hơn trên cơ sở ý

tưởng nghiên cứu của ông Lâm [19 ]

Sự mở rộng nghĩa của từ Hán Việt chủ yếu thể hiện như sau:

Trên cơ sở từ loại không thay đổi đã thêm các nghĩa mới vào, ví dụnhư từ “biểu dương - (#4H)”, trên cơ sở nghĩa gốc đã thêm các nghĩa của“hiển thị, biểu dương (lực lượng)”, ví dụ biểu dương lực lượng từ “cơ Sở -

(i)”, ngoài nghĩa gốc thì đã thêm các nghĩa “tổ chức cấp cơ sở, căn cứ,

lô-cốt” (ví dụ như: cơ sở sản xuất).

Một sô từ không chỉ mở rộng nghĩa của chúng mà còn mở rộng từ loại.

33

Trang 37

Ví dụ từ “cân - (Jf}”, ngoài việc làm lượng từ thì còn làm động từ, biểu thị“cân — (##)”, (vi dụ: Cân giúp tôi chỗ táo này); từ “quả - (S&)”, vừa làm danh từcũng có thê làm lượng từ, có nghĩa “cái, con, quả, tòa” ví đụ: một quả táo.

Cùng với việc mở rộng phạm vi nghĩa và từ loại, cách sử dụng của

một số từ cũng được phát triển, ví dụ như từ “tâm sự - 73S)”, khi làmdanh từ trong tiếng Việt, chỉ “những chuyện được tri tinh trong lòng”; khilàm động từ, biểu thị “tâm sự, nói chuyện trong lòng”, có thể được sử dụngtrực tiếp như một vị ngữ trong câu, chăng hạn như “Mỗi khi cô ấy buồn thìcô ay déu gọi điện tâm sự chuyện tinh cảm với tôi”.

Về phan di chuyên nghĩa của các từ Hán Việt, hầu hết đều có nhữngđường đi riêng, như thông qua các phương thức mở rộng như vay mượn délàm cho một số từ Hán Việt lệch khỏi nghĩa gốc và phát triển thành nghĩakhác Thử lấy một vài ví dụ rõ ràng như “#8 - (phd)”, “48” trong tiếngHán, nghĩa sốc là chỉ “cửa hàng, cửa hiệu”, “phố” trong tiếng Việt hiện đạichủ yếu được dùng dé diễn đạt “đường phố” Ví dụ từ “Ht - (súng)”, “Ht”trong tiếng Hán có nghĩa gốc là để chỉ “một loại vũ khí thuốc súng thờixưa”, “súng” trong tiếng Việt lại mượn từ “48” , ví dụ như người thợ săncam trên tay một cây súng Ví dụ từ “š&‡Š - (biểu tình)”, “21H” trongtiếng Hán khi làm động từ thì nghĩa gốc là chỉ “thể hiện những suy nghĩ vàcảm xúc bên trong từ những thay đôi trên khuôn mặt hoặc tư thế”, “biểutình” trong khi trong tiếng Việt nó có nghĩa là “diễu hành biểu tình”, ví dụ

34

Trang 38

như người dân biéu tình can trở chính phủ phá hủy khu nha đó.

Tác giả Lâm Minh Hoa đã tiễn hành so sánh sự giống nhau và khác nhaugiữa nghĩa gốc của từ Hán cổ và nghĩa hiện đại của từ Hán Việt Nó vừakhông phải là sự so sánh lịch sử, cũng không phải là sự so sánh đồng đại.

Kết luận được rút ra bởi cách này chỉ phù hợp dé người học tiếng Hán hiểumột sự thật rằng không phải tất cả các từ Hán Việt và các từ tiếng Hántương ứng đều chỉ cùng một ý nghĩa Đối với các mặt khác của việc nghiêncứu ngôn ngữ thì tính thuyết phục của nó là không đủ.

35

Trang 39

CHUONG 2: SO SÁNH QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA TỪ HÁN VIỆTDON TIẾT VÀ TỪ TƯƠNG UNG TRONG TIENG HÁN HIỆN ĐẠI

2.1 Từ Hán Việt và mối quan hệ Quảng vận

Việc nghiên cứu về từ Hán Việt có giá tri to lớn ca về lịch sử phát triểntiếng Hán và lịch sử phát triển tiếng Việt Do sự du nhập có hệ thống củatiếng Hán vào tiếng Việt trong đời Đường nên có sự tương ứng quan hệ ngữâm và ngữ nghĩa về từ giữa Hán Việt và Quảng Vận Có nhiều Tác giả đãnghiên cứu về Hán - Việt ngữ và Quảng vận như Tác giả Klas BernhardJohannes Karlgren người Thụy Điển, Tác giả Henri Maspero người Pháp,

Tác giả Vương Lực và Phan Ngộ Vân người Trung Quốc, Nguyễn Tài Cần,

Nghiêm Thúy Hang, Nguyễn Đình Hiền người Việt Nam v.v

Tác giả Vương Lực đã dành một năm ở Hà Nội dé tìm hiểu về Hán Việt ngữ, sau đó có thành quả nghiên cứu “ZB (Nghiên cứu vềHán - Việt ngữ) ” Ông lẫy ba mươi sáu tự mẫu trong hệ thống âm vận cô

-của tiếng Hán làm cơ sở nghiên cứu để khảo sát quá trình hình thành -của

Hán - Việt ngữ.

Trong cuốn sách “Nguồn sốc và quán trình hình thành cách đọc HánViệt”, ông Nguyễn Tài Cân tong kết những thành quả nghiên cứu về “Thiếtvận” của các tiên bối, kết hợp với thanh mẫu và vận mẫu của Hán Việt cô,nghiên cứu sự biến đổi của hệ thống ngữ âm tiếng Hán từ thế kỷ VIII-IX

thời kỳ “Thiét vận”, nghiên cứu có những thanh mau và vận mâu của Hán

-36

Trang 40

Việt ngữ trong méi tương quan với sự biến đổi của tiếng Hán trung cô Ôngcho rằng cách đọc Hán Việt là một cách đọc bắt nguồn từ hệ thong ngữ âmtiếng Hán đời Đường, mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giaiđoạn bao gồm khoảng hai thế kỷ VIII, IX [2; tr:19]

“JJ (Quảng vận) là bộ hệ thong âm vận cổ của tiếng Hán, tên đầy

đủ là “ARB B® (Đại tong trùng tu quảng vận)”, là một cuỗn sáchnghiên cứu về âm vận tiếng Hán Đây là cuốn sách âm vận tiếng Hán sớmnhất tồn tại ở Trung Quốc, Trong cuốn sách này đã viết chỉ tiết và hệ thốngvề âm vận của tiếng Hán, đó vừa là một cuốn sách viết về âm vận và vừacó chữ Hán ( chữ hình vuông), có thể nói là một từ điển đồng âm Cuốnsách này là tư liệu quan trong để nguyên cứu ngữ âm cô của tiếng Hán vàchữ Hán cô, còn là tài liệu quan trọng dé nghiên cứu so sách ngữ âm hiệnđại và tiếng Hán hiện đại, nghiên cứu ngữ âm cô của tiếng Hán và chữ Háncổ.

Trong Quảng vận có cả 206 vận: 57 vận bình, trình bày ở hai tập đầu

(tập I: 28 vận +tập II 29 vận), 55 vận thượng (tap II), 60 vận khứ (tập IV)

va 34 vận nhập (tập V) Vận bang (48), bàng (3Š), tịnh (MZ) , minh (4A) ,

phi (JE), phu (ẨU), phụng (#), vi (#4) là một nhóm âm vận thuộc bang tổ

trong Quảng vận, tám âm vận này tương ứng với 5 thanh mẫu “ b, p, m f,

w” trong tiếng Hán hiện đại.

- Am vận bang và tịnh tương ứng với thanh mẫu “b”.

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN