53Bảng 2.4: Bang số liệu so sánh số lượng tác phẩm báo chí viết về phat triển du lịch bền vững/du lịch của Quang Nam trên các báo khảo sát ...----2- 2 s52 54 Bảng 2.5: Bang số liệu về th
ong quan các công trình nghiên cứu về phát triển bên vững Đánh giá về phát triển bền vững, qua nghiên cứu tác giả luận văn nhận
trường Tuy nhiên di sâu vào từng trụ cột thì có những nghiên cứu, phân tích riêng Van đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) dé cập lần đầu tiên vào năm 1987, chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát triển của con người, nhưng chưa đề cập đến vấn đề xã hội
Vấn đề này cũng được đưa ra và thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 [44] và được bô sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phat triển bên vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gôm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tô), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, cong bang xã hội; xoá doi giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chong cháy và chặt phỏ rừng; khai thỏc hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyờn thiờn nhiộn” (ẹgụ
Bên cạnh 2 yếu tố trụ cột (khía cạnh truyền thống), thì yếu tố chính trị và công nghệ cũng đã được thảo luận trong tác phẩm của HwanSuk & Sirakaya
(HwanSuk & Sirakaya, 2006) Theo Pearce (1993), Hall (1994) va McIntosh,
Goeldner & Ritchie (1995), phát triển bền vững là một khái niệm chính tri, và do đó đạt được các mục tiêu của du lịch bền vững phụ thuộc nhiều vào hệ thống chính trị của xã hội và sự phân bố quyền lực Ví dụ, mặc dù thực tế rằng một mục tiêu của du lịch bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương ở cả các nước phát triển và đang phát triển, các chính phủ vẫn kiểm soát sự phát triển du lịch (HwanSuk & Sirakaya, 2006: 1276) [37, p 4]
Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững trên thế giới và tại Việt Nam đề thu thập thêm thông tin cho luận văn, tác giả nhận thấy đã có một số tác pham, công trình nghiên cứu liên quan như:
- Cuỗn “The handbook on sustainable tourism development” (Cam nang về phát triển du lịch bền vững) do UNWTO va UNEP an hành [23] Và Tuyên tập báo cáo tại Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Quy HANNS SEIDEL tô chức [24].
2 tác phẩm này đều khái lược, hệ thống một số nội dung lý thuyết về du lịch và phát triển bền vững, vừa là sự tổng kết thực tiễn qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu được tiến hành tại nhiều quốc gia thành viên của UNWTO Bên cạnh đó,
UNWTO cũng có một bộ tài liệu có tên gọi “Sustainable Tourism for
Development Guidebook” (Sách hướng dẫn du lịch bền vững cho sự phát triển) [23] Tài liệu nghiên cứu này chủ yếu phục vụ cho việc tăng cường năng lực phát triển du lịch bền vững cho các nước dang phát triển và mang giá trị nghiên cứu lớn cho các nước trong khối EU Cuốn “Managing Sustainable Tourism:
A legacy for the future” (Quan ly du lịch bền vững: Một di sản cho tương lai) của David L.Edgell [36] lại cung cấp thêm được những nét mới, khi thông qua nghiên cứu các hoạt động du lịch cụ thé dé phân tích chính sách và thực tiễn quản ly du lịch Từ kết qua chỉ ra những ảnh hưởng có thé có của du lich như tác động tiêu cực đến môi trường, nguy cơ làm suy thoái văn hóa, phá vỡ cau trúc xã hội của cộng đông bản địa Triệt lý bảo vệ thiên nhiên, môi trường, văn
10 hoá trong khi vẫn đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế trong cuốn sách này được thể hiện khá đậm nét.
Về góc độ tương tác hai chiều giữa du lịch và di sản văn hoá, cuốn sách
“Sustainable Tourism as driving force for cultural heritage site development”
(Du lich bén vững là động lực phat triển di sản văn hóa), biên tập và tác giả chính Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè [39] đã đề cập đến Bằng việc phân tích mối quan hệ tương tác du lịch - di sản văn hóa ở hai thành phố di sản nồi tiếng thế giới là Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia), tác giả đã khuyến nghị các giải pháp chính sách và ứng dụng nhăm giảm thiểu những tác động tiêu cực, khai thác những mặt tích cực của mối quan hệ này dé hướng đến sự phát triển bền vững của du lịch và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Ấn phẩm có ý nghĩa tham khảo cả về lý luận và thực tiễn đối với đề tài, nhất là khu Quảng Nam nơi có 2 di sản văn hoá vật thể thế giới, | khu dự trữ sinh quyền thế giới và còn bảo tồn, phát huy được 1 di sản văn hoá phi vật thé thé gidi. Đề thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu với các tài liệu là tiếng Việt, tác giả luận văn có tìm đến công trình nghiên cứu có hệ thống ở cấp độ nhà nước về phát triển du lịch bền vững là “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bên vững ở Việt Nam”, tác giả Phạm Trung Lương [15] Đây là công trình nghiên cứu có phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế; xác định một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam; dé xuất một số giải pháp chính sách và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số Luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ về vấn đề phát triển du lịch bền vững đã được công bố như: Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển du lịch bên vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” của Trần Tiên Dũng (2006) [4]; Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển du lịch bén vững ở tinh Phú Tho” của tác giả Dương Hoàng Hương (2017) [11]; luận văn Thạc sĩ địa lý “Phát triển
11 du lịch Nha Trang (Khánh Hoà) theo hướng bên vững” của tác giả Đào Thị Bích Nguyệt, [17] và luận văn Thạc sĩ Du lịch “Nghiên cứu phát triển du lịch bên vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà” của tác giả Vũ Thị Phương (2020) [18] cũng cho tác giả có được điều kiện tham khảo tốt nhất về cơ sở lý luận của phát triển du lịch bền vững, làm nên tảng triển khai nghiên cứu van dé này trên góc độ báo chí.
Nhìn chung, van dé phát triển du lịch bền vững nói chung và nghiên cứu cụ thé tại một địa phương nói riêng dưới góc độ nghiên cứu về du lịch hay kinh tế là không mới Các tài liệu tác giả tham khảo được về Quảng nam cũng không ngoại lệ Có nhiều luận văn, công trình nghiên cứu đã đã thực hiện trước đó nhưng trong tâm vẫn đặt ở góc độ du lịch hoặc phát triển kinh tế Còn dé nghiên cứu và đánh giá hiệu quả việc đề cập đến phát triển du lịch bền vững trên góc độ của Báo chí học, xem xét trên góc độ của những người làm báo, người làm công tác quản lý du lịch, báo chí với phạm vi đề tài đặt tại Quảng Nam, và trên báo điện tử thì chưa có Do đó, đề tài “Phát triển bên vững du lịch Quảng Nam trên báo điện tử” là một đề tài mới, chưa có ai đi sâu khai khác Xuất phát từ thực tế đó, tác gia mong muốn được làm chi tiết hơn về thực trạng, cách thức khai thác vấn đề này trên báo điện tử Qua đó có những khuyến nghị phù hợp để nâng cao chất lượng các bài viết về vẫn đề này trên báo điện tử.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng thông tin về phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam trên báo điện tử Qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các tác pham báo chí nói chung, trên báo điện tử nói riêng khi phản ánh về các vấn đề phát triển du lịch bền vững tại Quảng Nam.
- Làm rõ cơ sở lý luận về các mô hình truyền thông, báo điện tử và phát triển du lịch bền vững trên báo điện tử.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng các tác phẩm về phát triển du lịch bền vững trên báo điện tử, đánh giá thành công và hạn chế.
- Khảo sát hoạt động nghé nghiệp của các nhà báo khi thực hiện tác phẩm - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các tác phẩm báo chí điện tử khi viết về vẫn đề phát triển du lịch bền vững của
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Doi tượng nghiên cứu của đề tài là các phóng viên, nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí đang đóng trên địa bàn Quảng Nam hoặc có phóng viên thường trú đang hoạt động tại Quang Nam và các tác phẩm báo điện tử đề cập đến phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam của họ; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành du lịch tại Quảng Nam Cụ thể hơn là nghiên cứu quy trình, cách thức tiếp cận van dé, sản xuất, xuất bản các tác phâm báo điện tử của các phóng viên, nhà báo; quá trình cung cấp, định hướng thông tin và phối hợp giữa lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Quảng Nam với các phóng viên, nhà báo, đơn vị báo chí trên địa bàn tỉnh khi viết về phát triển du lịch bền vững của
+ Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung va hình thức các tác phẩm báo đã xuất bản trên trang điện tử về phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam; nghiên cứu cách các phóng viên, nhà báo tiếp cận vấn đề, sản xuất, xuất bản các tác phâm báo điện tử khi viết về các vấn đề này, ghi nhận kết quả thực hiện, những thuận lợi, khó khăn; nghiên cứu quá trình cung cấp, định hướng thông tin phối hợp giữa lãnh đạo ngành du lịch Quảng Nam với các phóng viên, nhà báo Thông qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị dé nâng cao chất lượng bài viết, hiệu quả của các tác phẩm báo chí điện tử.
+ Về không gian nghiên cứu: trên 3 trang báo điện tử bao gồm: Báo điện tử Quảng Nam (www.baoquangnam.vn), báo điện tử Đài Tiếng nói Việt
Nam (www.vov.vn) và trang báo điện tử Tin nhanh Việt Nam (VnExpress.net).
Tác giả chọn nghiên cứu ở những trang báo điện tử này đây là đại điện tiêu biéu cho các trang thông tin điện tử ở trong tỉnh, trang thông tin chính luận quốc gia có cơ quan thường trú tại khu vực miền Trung và trang thông tin giải trí du lịch có số lượng người truy cập lớn Từ đó sẽ có cái nhìn cụ thể, toàn điện hơn khi thực hiện khảo sát, nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững của Quảng
+ Về thời gian nghiên cứu: SỐ liệu nghiên cứu trong 2 năm, từ 01/01/2019 đến 31/12/2020.
+ Triển khai công tác khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế từ tháng
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thứ cấp:
Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững trên báo điện tử Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam trên
Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng bài viết về phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam trên báo điện tử
VỮNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 1.1 Một số khái niệm cơ bản
Phát triển du lịch bên vững Vẫn đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần
lai” [10, tr 24] Nhưng nội hàm về phát triển bền vững được tai khang định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tô chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phat triển bên vững là quá trình phát triển có sự kết hop chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gom: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tô, phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) (Ngo Thắng Loi, 2000) [14, tr 22] Mối quan hệ này được biêu hiện qua hình vẽ sau:
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong phát triển bền vững
(Nguôn: Ngô Thắng Lợi, 2000) [14, tr22].
Bên vững về mặt kinh tế chính là việc phát triển kinh tế nhanh và ồn định trong một thời gian dài Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ôn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trong và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh.
Bén vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững.
Bên vững về xã hội: Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công băng cho mọi cá nhân trong xã hội Phát triên phải được gắn liền với một xã hội ồn định, hoà bình, mở rộng va nâng cao năng lực lựa chon cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát trién.
Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình điện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công băng, ôn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc dao đức cho phat
25 triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thé chân kiéng” kinh tế, xã hội, môi trường.
Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rat chặt chẽ Trên thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều liên quan đến môi trường Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo Ngoài sự phát triển thân thiện với môi trường, khái niệm bền vững còn bao hàm cách tiếp cận du lịch thừa nhận vai trò của cộng đồng địa phương, phương thức đối xử với lao động và mong muốn tối đa hóa lợi ích kinh tế của du lịch cho cộng đồng địa phương.
Butler’s (1993) cho răng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thé ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài [35, tr6] Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận của các tác giả khác như Murphy (1994) [42, tr 10], Mowforth và
Tổ chức du lich thé giới (WTO) định nghĩa: “Phát triển bên vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu câu hiện tại mà không ảnh hưởng, ton hại đến những kha năng đáp ứng nhu cầu của các thé hệ twong lai Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tôn và tôn tạo các nguôn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương (WTO, 2002) [45, p 20].
Năm 1996, Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) đưa ra khái niệm: “Du lịch bên vững là sự đáp ứng nhu câu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thé hệ du lịch mai sau” [17, tr 19]
Du lịch bền vững đòi hỏi các cấp và đơn vị kinh doanh du lịch quản lí tất cả các dạng tài nguyên du lịch theo một cách nào đó dé một mặt đáp ứng được các nhu cầu kinh tế, xã hội và thâm mỹ, mặt khác vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đảm bảo sự sông (theo Hens L 1998) [17, tr 19] Đối với Việt Nam, Khoản 14, Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “ Phát triển du lịch bên vững là sự phát triển du lịch đáp ứng dong thời các yêu cau về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cau về du lịch trong tương lai” [19, tr 1§].
Cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phat triển du lịch bên vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu da dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi van đảm bảo sự đóng góp cho bảo ton và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn ven về văn hóa dé phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phan nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” Đây cũng là khái niệm mà nhóm tác giả sử dụng dé làm căn cứ thực hiện nghiên cứu.
Sự phát triển của du lịch Việt Nam và Quảng Nam Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với
cùng với nhiêu di tích lịch sử, kiên trúc nghệ thuật và lê hội đặc sắc mang nhiêu
27 giá trị lịch sử văn hoá, tâm linh của dân tộc Cùng với nguồn tiềm năng phong phú, trong những năm gần đây Việt Nam đã có nhiều chính sách, giải pháp thích hợp nhằm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được những kết quả tích cực, rất đáng khích lệ Hạ tầng du lịch được quan tâm, đầu tư; loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú và đa dạng, chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách du lịch cao cấp; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước ngày càng bài bản và hiệu quả Các doanh nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được những thương hiệu có uy tín ở trong nước và ngoài nước Đến nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong con mắt cộng đồng quốc tế, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thé giới [25, tr 116]
Biểu đồ 1.1 : Lượng khách nội địa của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn
2000 — 2019 (Nguôn: Tổng cục Du lịch)
==== khách nội địa (triệu lượt khách)
Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2019 dat 56,4 triệu lượt khách, tăng 55,3% so với giai đoạn 2011-2015, chủ yếu là khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không (chiếm 81,6%) Tốc độ tăng số lượt khách quốc tế bình quân hằng năm thời kỳ này đạt 22,7%, trong đó tốc độ tăng của năm 2017 đạt cao nhất (29,1%); năm 2019 có số lượt khách quốc tế vào Việt Nam nhiều nhất (18 triệu lượt người) Theo dự báo từ cuối năm 2019, lượng khách khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 có thé sẽ đạt con số 20 triệu lượt khách Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 Việt Nam chỉ đón được 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến, tương đương với số lượt khách của năm 2006 Việc sụt giảm này đã kéo theo sự sụt giảm của cả giai đoạn
2016-2020, số lượng khách quốc tế đến nước ta bình quân giai đoạn này giảm
13,5%/năm, trong đó năm 2020 giảm 78,7% [25, tr 116,117]
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): Năm 2015 Việt Nam xếp hạng 75/141; năm 2017 xếp hạng 67/136; năm 2019 xếp hạng 63/140 Trong vòng 5 năm, từ 2015 đến 2019, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã tăng 12 bậc Đây là thành công rất đáng khích lệ cho ngành du lịch nước ta Và tại Giải thưởng khu vực châu Á 2020 do Tổ chức World Travel Awards (Giải thưởng Du lịch Thế giới) bình chọn, du lịch Việt Nam đã chiến thắng tại các hạng mục: Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á; Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Âm thực hàng đầu châu Á Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á ở cả ba hạng mục này [25, tr 117,118]
Không chi khang định vị thé của mình ở tam khu vực, Du lịch Việt Nam tiếp tục gặt hái thêm nhiều giải thưởng hàng đầu thế giới năm 2020 tại lễ công bố của World Travel Award diễn ra tại Moscow, Liên bang Nga ngày 27/11/2020 Việt Nam đã dành chiến thắng năm thứ hai liên tiếp ở hạng mục
“Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2020” Việc Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Du lịch thế giới danh giá một lần nữa khăng định chất lượng và
29 thương hiệu điểm đến Việt Nam Đây chính là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, là nền tảng vững chắc, là đòn bay dé du lịch Việt
Nam bứt phá nhanh và mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là giai đoạn phục hồi hậu Covid-19 [25, tr 118]
Với Quảng Nam, địa phương được chính thức trở thành tỉnh trực thuộc
Trung ương năm 1997, sau khi được chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ Cũng trong năm đó, Sở Thương mại và Du lịch Quảng Nam được thành lập, khởi đầu cho sự phát trién mạnh mẽ của ngành du lịch Lúc đó, Quảng Nam có 125km bờ biên và nhiều di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh thắng đa dạng, phong phú Cột mốc quan trọng nhất với Quảng Nam là năm 1999 khi Đô thị cô Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hoá thé giới.
Từ năm 1999 - 2019, quy mô khách du lịch đến Quảng Nam tăng 25 lần, số lượng cơ sở lưu trú từ khoảng 300 phòng (1999) lên 14.670 phòng (2019) với đầy đủ loại hình lưu trú, từ biệt thự du lịch, homestay đến khách sạn 5 sao
Tổng số khách du lịch đến Quảng Nam đứng thứ 2/8 tỉnh thành vùng duyên hải Nam Trung bộ Đặc biệt khách quốc tế đến Quảng Nam luôn dẫn đầu các tỉnh thành vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ [30]
Riêng năm 2019 Quảng Nam đón 7,79 triệu lượt khách, doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch đạt 6.200 tỷ đồng, thu nhập xã hội đạt 14.570 tỷ đồng, đóng góp của du lịch vào GRDP tỉnh ước đạt 7,1%, bước đầu “tiệm cận” dần với tiêu chí của ngành kinh tế mũi nhọn Một số nơi du lịch phát triển đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn, đô thị Tính đến năm 2019, ngành du lịch đã giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động, bao gồm 14.000 lao động trực tiếp Các khu du lịch trọng điểm được chú trọng đầu tư, một số khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú quy mô lớn và đăng cấp được xây dựng Thông qua du lịch các ngành nghề truyền thống như trồng trọt, may mặc, lồng đèn, tranh tre, dừa nước, dệt thé câm, đan chiếu cũng được phục hồi và phát triển [30]
Tuy phát triển dựa trên nền tảng di sản, thế nhưng các van dé liên quan đến xuống cấp di sản văn hoá, phát triển hạ tầng không theo kịp sự gia tăng lượng du khách dẫn đến quả tải, sức ép lên đi sản, ô nhiễm môi trường nước, không khí, rác thải, nạn chèo kéo, chặt chém du khách, sự xuống cấp về văn hoá, ý thức người dân và du khách ngày càng trở nên nghiêm trọng Ngành du lịch Quảng Nam cũng đứng trước thách thức của thời cuộc sau một thời gian tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững, thiếu sự tính toán kỹ càng và đầu tư đúng đăn Do đó, phát triển du lịch bền vững trở thành một trong những vấn đề mang tính thời sự và quan trọng trong công tác quản lý, điều hành, xây dựng chính sách và giám sát thực hiện của tỉnh Quảng Nam.
1.1.2.4 Nội dung phát triển du lịch bên vững được đề cập trên báo điện tử
Với thế mạnh là thông tin nhanh chóng, không giới hạn về số lượng cũng như thời gian, số chữ hoặc hình ảnh, có thê truy cập và xem mọi lúc, tại mọi nơi Do đó báo điện tử là một trong những loại hình báo chí được đánh giá là phù hợp cho các thông tin liên quan đến ngành du lịch Đảm bảo sự hài hoà giữa 3 trụ cột của du lịch bền vững là Kinh tế, Văn hoá xã hội và Môi trường là nội dung chính của vấn đề phát triển du lịch bền vững được đề cập trên các báo điện tử.
Về kinh tế, báo chí trong đó có báo điện tử có thể khai thác từ nhiều góc độ Ví dụ du lịch giúp người dân phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho người dân vùng khó khăn, góp phan vào sự phát triển kinh tế chung địa phương, giúp địa phương phát triển, thay da đôi thịt Các hoạt động kinh tẾ, thương mại, dịch vụ đi kèm, xây dung sản phẩm du lịch đặc trưng vùng miễn, tạo công ăn việc làm, thu hút các nhà đầu tư Các mô hình sản xuất, kinh doanh đặc trưng, hiệu quả, những hướng làm đúng, cách làm hay giúp không chỉ chính quyền và người làm du lịch được hưởng mà người dân địa phương cũng được thu lợi.
Về văn hoá xã hội, báo chí khai thác ở những góc độ như đảm bảo các vân đê xã hội, cung câp việc làm cho người dân, giảm bớt tệ nạn, giữ gìn bản
3l sắc văn hoá, bài trừ hủ tục lạc hậu, tôn tạo phát huy những giá tri tốt đẹp, tạo ra những chương trình hay, mang đến điều tích cực
Ly thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting)
Ly thuyét thiét lập chương trình nghị sự mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới công chúng Theo lý thuyết này, mức độ quan tâm của công chúng đến các vẫn dé trong xã hội chủ yếu bắt nguồn từ tần suất và cường độ mà báo chí đưa tin.
Walter Lippmann, trong cuốn Công luận (Public Opinion, 1922) đã chỉ ra rằng con người thường có xu hướng quan tâm tới một số vấn dé nhất định chứ không đủ thời gian và năng lực để quan tâm hết các vấn đề trong xã hội.
[41] Mặc dù không sử dụng chính thức thuật ngữ nay, Bernard Cohen (1963) đã chắt lọc ý tưởng từ Lippmann thành Thuyết thiết lập chương trình nghị sự.
[36] Theo ông, báo chí có quyền lực thông tin nhiều hơn so với bất cứ cá nhân nao trong việc cung cấp thông tin và phản ảnh ý kiến Thông thường việc tác động đến suy nghĩ của một cá nhân là khó, nhưng các kênh truyền thông thường xuyên làm điều đó thành công với độc giả Thế giới trở nên khác biệt đối với những người khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi cá nhân, mà còn phụ thuộc vào những gi báo chí truyền tải cho họ.
Nghiên cứu của Cohen đã trở thành cơ sở hình thành cho thuyết thiết lập chương trình Thuyết này được làm rõ và xác lập chính thức bởi các nghiên cứu cua Maxwell McCombs E và Donald Shaw (1972) [40] Các tác giả giải thích về sự thiết lập chương trình như sau: Khi lựa chon và hiển thi tin tức, biên tập viên, nhân viên phòng tin tức, và các đài truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quan điểm chính trị Công chúng không chỉ tìm hiểu thông tin về một van đê được đưa ra, mà còn quan tâm tới tam quan trọng của
33 van dé đó thông qua cách thức, thời lượng và vi trí đăng tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng Nói cách khác truyền thông có thể thiết lập
“chương trình nghị sự” cho một chiến dịch truyền thông Đối với van dé phát triển du lịch bền vững, thông qua việc đưa thông tin, phan ánh van đề với tần suất và thời lượng lớn có thé làm tăng mức độ quan trọng mà công chúng đánh giá, nhìn nhận về các vấn đề có tác động xấu tới quá trình phát triển du lịch bền vững, làm tăng sự nỗi bật, tầm quan trọng của các van đề hay tạo ra su dé dàng tiếp nhận từ công chúng Thông thường những van đề được các phương tiện truyền thông ưu tiên và dành nhiều thời lượng sẽ có khả năng trở thành tin tức được công chúng quan tâm hơn vì cho rằng đó là những thông tin quan trọng và đáng chú ý Từ việc ban đầu là tác động đến nhận thức, làm thay đôi suy nghĩ, dẫn đến bước chuyên biến từ suy nghĩ đúng sang hành động đúng sẽ góp phan giải quyết từng bước các van dé còn tồn tại,ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững.
Lý thuyết đóng khung (framing)
Lý thuyết đóng khung được hiểu là một tập hợp các khái niệm được rút ra từ xã hội học và khoa học truyền thông, nhằm mục đích giải thích tại sao mọi người tập trung sự chú ý của họ vào một số khía cạnh nhất định của thực tế mà không phải là những khía cạnh khác Ngoài ra, tại sao đa số công chúng lại nhìn thấy thực tế theo một cách nhất định.
Có thé nói, lý thuyết đóng khung gắn liền với thuyết thiết lập chương trình nghị sự Cả hai đều tập trung vào cách truyền thông thu hút sự chú ý của cộng đồng vào các chủ đề cụ thé Tuy nhiên, lý thuyết đóng khung lại được coi là bước tiễn cao hơn của thuyết thiết lập chương trình nghị sự bởi cách người làm truyền thông tạo ra một khung thông tin, giải thích và mô tả bối cảnh của van dé dé giành sự ủng hộ tối đa từ người nghe. Đóng khung là cách mà một người xác định và xây dựng phần thông tin mà họ truyền đạt Đóng khung là một phần không thể tránh khỏi trong giao tiếp
34 của con người bởi tất cả chúng ta đều mang những khung hình riêng cho giao tiếp của mình.
Theo Robert Entman (1993), “Quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn và làm nỗi bật Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nồi bật lên trên văn bản truyền thông băng cách nhấn mạnh vao một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó” [43]
Lý thuyết đóng khung được các nhà báo và những người làm truyền thông sử dụng dé truyền tải những thông tin họ muốn công chúng hiểu và ủng hộ Chúng ta vẫn thường biết rằng báo chí phản ánh thực tại khách quan Tuy nhiên thực chất, thực tại này đã được “đóng khung” thông qua góc nhìn nhận của nhà báo Nhà báo đã “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhân mạnh” trong bài viết của mình chứ không chỉ đơn thuần là
“phản ánh lại sự kiện”.
Trên thực tế, đối với van đề phát triển du lịch bền vững hay bat cứ van dé nào khác, các nha báo sẽ phải lựa chọn van đề dé triển khai thành bài viết, phát triển thành loạt bài, nhắn mạnh vào điều gì chứ không chi đơn thuần là đưa tin Nhất là trong các sự kiện, hội nghị, hội thảo, đưa tin về chính sách, thậm chí là phản ánh về những ton tại, hạn chế Các nội dung như phát triển nhanh, lượng khách du lịch lớn, mở rộng không gian du lịch, mở rộng không gian phố cô mỗi nội dung đề có những góc nhìn riêng với những lý do riêng.
Nhưng hướng mà các phóng viên, nhà báo lựa chọn “đóng khung” sẽ tác động rất lớn tới nhận thức của công chúng.
Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển du lịch bền vững và vai trò của báo chí đối với hoạt động truyền thông về phátbền vững và vai trò của báo chí đối với hoạt động truyền thông về phát
1.3.1 Chi trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển du lịch bền vững
Thực hiện cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) tại Quyết định số 153/2004/QD-TTg ngày 17 thang 8 năm 2004 Phát triển bền vững trở thành quan điểm xuyên suốt trong chính sách của Đảng, Nhà nước và đã được lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 và 2016 - 2020 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 (Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012) [3]
Tháng 9 năm 2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững, các quốc gia trên thế giới đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vi sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu về phát triển bền vững.
Nhằm cụ thé hóa Chương trình nghị sự 2030 tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017), trong đó đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với
115 mục tiêu cụ thể Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 về lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 [3]
Năm 2017, nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu rõ: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng dé phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh té mũi nhọn ” và đặc biệt nhất mạnh đến “Phát triển du lịch bên vững; bao tôn và phát huy các di sản văn hóa và các gia trị truyền
36 thông tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn dé lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ” [2]
Tại Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững một lần nữa nhắn mạnh quan điểm xuyên suốt về phát triển bền vững “/d yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội va bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyễn quốc gia Việc xáy dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải dam bảo yêu cầu phát triển bên vững” [3]
Các nội dung về phát triển du lịch bền vững được đưa ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang, sau đó đã được Bộ VH- TT&DL cụ thé hoá bằng Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 2292 ngày 13/08/2021; Quyết định số 147 ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 tiếp tục thể hiện rõ quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước đối với hoạt động phát triển du lịch bền vững đối với Việt Nam.
Theo Điều 10 Luật Du lịch của Việt Nam năm 2017 [19], quản lý Nhà nước (QLNN) về du lịch nói chung bao gồm9 nội dung cơ bản Trên cơ sở quy định chung về QLNN về du lịch, chính quyền các địa phương có trách nhiệm thực hiện các nội dung này trên địa bàn phù hợp với chức năng của bộ máy chính quyền và phân cấp, phân quyền của Chính phủ Đối với mỗi địa phương, năng lực QLNN ở mức độ nào sẽ có tác động đến phát triển du lịch bền vững tương ứng ở mức độ đó Một bộ máy nhà nước của địa phương được xác định là có năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải được tô chức hợp lý dé có thé thực hiện tốt, đầy đủ các chức năng quản lý nhà
37 nước nói chung nêu trên, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững trong mọi khâu của quy trình quản lý, mọi nội dung của quản lý Bộ máy đó phải có khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch thực sự có tầm nhìn dài hạn; có năng lực kiến tạo chính sách và năng lực động viên, tạo môi trường thu hút và tô chức sử dụng hợp lý, cân đối mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững.Theo đó, tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.3.2 Vai trò của báo điện tử doi với hoạt động truyền thông về phát triển du lich bén vững
Bao chi, đặc biệt là bao điện tử được xem là phương tiện truyền thông hữu hiệu về hoạt động du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững Với khả năng tích hợp các yếu tố đa phương tiện cao, báo điện tử tích hợp được hầu hết các thế mạnh riêng của từng loại hình báo chí, cung cấp cho công chúng, độc giả cái nhìn toàn diện, sinh động và hấp dẫn về các sự kiện, vấn đề đang diễn ra, tồn tại, phát sinh, hậu quả Công chúng cũng có thê linh hoạt tiếp nhận thông tin, tìm kiếm thông tin ở mọi nơi, mọi lúc mà không bị giới hạn về không gian, thời gian Bên cạnh đó, tính tương tác của báo điện tử rat cao, đặc biết là tính phản biện trực tiếp của công chúng, độc giả giúp bao điện tử tiếp nhận thêm các thông tin đa chiều về phát triển du lịch bền vững, được bày tỏ quan điểm của bản thân với vấn đề tác giả đề cập Do khả năng lưu trữ thông tin lớn và tìm kiếm thông tin bằng các siêu liên kết, đường dẫn nên không chỉ thuận lợi cho công chúng trong tìm kiếm thông tin, mà còn giúp công chúng có thêm được những thông tin khác về địa điểm, van đề họ quan tâm.
Việc phát triển du lịch luôn mang lại nhiều cơ hội về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, song đi cùng với đó là nhiều thách thức về phát triển bền vững khi du lịch đã và đang có sự tác động tiêu cực đên môi trường, kiên trúc,
38 đời sống, văn hoá của người dân và du khách Thông qua báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, công chúng có cơ hội được nâng cao nhận thức, thay duoc quyén loi, trach nhiém cting nhu nghia vu cua minh trong viéc phat trién du lich theo hướng bền vững Điều này được thé hiện rõ bằng việc các tác giả vận dụng lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự, lý thuyết đóng khung trong sản xuất, đăng tải các tác phẩm và đưa nó đến với công chúng Đặc biệt đối với các địa phương sở hữu cách danh lam thắng cảnh tự thiên, các công trình kiến trúc nhân tạo, những di tích văn hoá cấp quốc gia và di sản văn hoá thế giới, việc bảo tồn, phát huy những giá trị đang có luôn là vấn đề được quan tâm hàng dau Với 2 lý thuyết được vận dụng ở trên, các tác giả sẽ cố gang giúp công chúng hiểu van đề bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích, có ý thức trong việc đi du lịch, làm du lịch, phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững là trách nhiệm chung của mỗi người.
Tiêu chí đánh giá các bài viết về phát triển du lịch bền vững có chất lượng trên báo điện tử
Khi đánh giá một tác phẩm báo chí, thường đánh giá trên 2 yếu tố là nội dung và hình thức Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng, gắn bó hữu co, chỉ phối lẫn nhau tạo nên tác phẩm báo chí chất lượng. Đề đánh giá chất lượng bài viết về phát triển du lịch bền vững của Quảng
Nam trên báo điện tử, tác giả dựa vào các tiêu chí sau: và nội dung:
Với 3 trụ cột chính của vấn đề phát triển du lịch bền vững, là kinh tẾ, văn hoá - xã hội, môi trường Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sẽ bám vào 3 yếu tố chính dé xác định nội dung hướng mà các tác phâm đề cập đến Cụ thê:
Kinh tế: Nội dung kinh tế sẽ bao hàm tat cả các bài viết liên quan đến kinh tế du lịch; các chính sách về kinh tế cho phát triển du lịch; thu ngân sách của địa phương: thu nhập của các hộ gia đình từ việc làm du lịch, các mô hình
39 kinh doanh du lịch bền vững; hoạt động xúc tiễn, thu hút và đầu tư vào lĩnh vực du lịch
Van hoá - xã hội: Nội dung này sẽ bao gồm các bài viết liên quan đến các yếu tố văn hoá - xã hội như lịch sử, địa lý, con người, phong tục tập quán, lễ hội Trong đó tập trung ở các khía cạnh như bảo tôn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hoá của mỗi địa phương; các hoạt động văn hoá, xã hội, lễ hội, giới thiệu các điểm đến mới; tình hình an ninh trật tự du lịch; tác động của du lịch tới đời sông người dân; “sức tải” của ngành du lịch Quảng Nam
Môi trường: Các bài viết được xếp vào nội dung này phải liên quan đến hoạt động bảo vệ, phục hồi tài nguyên thiên nhiên, môi trường (bao gồm cả môi trường đất, nước, không khí, tiếng 6n ); phát triển hạ tang du lịch gắn với bảo vệ môi trường du lịch; các mô hình bảo vệ môi trường cũng như hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và du khách về vấn đề môi trường Đối với mỗi yếu tố, tác giả luận văn tiếp tục phân chia theo hướng tiếp cận ở góc độ báo chí học Theo đó, bài viết đơn thuần chỉ là thông tin vỀ các chính sách hay đưa tin, phản ánh vấn đề, sự kiện Hoặc chăng là bài viết đó đưa ra những vấn đề còn tồn tại, mặt trái, mặt tiêu cực hay lại tập trung vào giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế đó.
Bên cạnh đó, đã là tác phẩm báo chí, dù viết ở lĩnh vực nao cũng phải đảm bảo được các yếu tô then chốt như:
Tính khách quan, chân thật: Tính khách quan, chân thật không chỉ là nguyên tắc hoạt động mà nó còn là yêu cau tồn tại của bản thân báo chí Công chúng trao niềm tim khi tiếp cận thông tin báo chí Công chúng tin tưởng vào thông tin báo chí vì tình đó là sự thật Bởi thế, trách nhiệm của người làm báo, cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng là phải thông tin trung thực, khách quan và đúng sự thật.
40 Đối với các bài viết về van đề phát triển du lịch bền vững, việc tuân thủ nguyên tắc khách quan, chân thực là yêu cầu cơ bản, là nền tảng để phát triển nội dung khác Kế cả có phản ánh, đưa các thông tin về hoạt động du lịch, hay nêu lên các vấn đề tồn tại, phản ánh những mặt trái và đưa ra các giải pháp thì đều phải dựa trên nguyên tắc này Đó không chỉ là trách nhiệm của người viết đối với tác phẩm của mình, mà còn là trách nhiệm với xã hội, với công chúng.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, bản thân báo điện tử cũng phải cạnh tranh với mạng xã hội thì yêu cầu về tính chân thực, khách quan lại cảng được đặt lên hàng đầu, là thế mạnh và cũng là điểm khác biệt của báo chí với các nền tảng khác.
Tỉnh thời sự, kịp thời: Đối với các tin, bài về du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng, tính thời sự và kịp thời được xem là một tiêu chí rất quan trọng Nhất là đối với những vấn đề nóng, các sự kiện, sự việc, hiện tượng vừa xảy ra trong cuộc sống ngay lập tức được ghi nhận và thông tin trên báo chí Thông qua đó, công chúng có thé đón nhận thông tin kịp thời và hoà mình cùng dòng sự kiện.
Tinh hap dan, độc đáo: Trong xu hướng toàn cầu hoá, công chúng được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong khi thời gian dành cho hoạt động thư giãn, giải trí, nghỉ ngơi ít lại thì tính hấp dẫn, độc đáo của thông tin ngày càng được chú trọng Tính hấp dẫn, độc đáo không chỉ đến từ bản chất của ngu6n tin, mà còn dựa trên khả năng tim tòi, sáng tạo, xây dựng tác phẩm của người viết, thông qua đó kích thích sự tò mò, ham muốn tìm hiểu, khám phá của độc giả Có thê không ngoa khi cho răng, đối với hoạt động thông tin, tính hấp dẫn, độc đáo được xem như nét riêng và là thế mạnh của các đơn vị báo chí với nhau.
Tinh van dé, phản biện: Nhu cầu thông tin của độc giả ngày nay rất đa dạng Không chỉ đơn thuần là đưa tin nhanh chóng, kip thời, hấp dẫn, độc đáo mà còn phải có sự phản biện trên tinh thần góp ý, xây dựng Từ những sự kiện,
41 sự việc, hiện tượng diễn ra trong đời sống thường nhật, người làm báo bắt buộc phải nhìn nhận được bản chất vấn đề và những nguyên nhân, hậu quả xâu xa đẳng sau những sự việc, hiện tượng đó, qua đó thể hiện quan điểm, góc nhìn, đánh giá của người viết Có như vậy, các tác phẩm bao chí mới tạo được sự cuốn hút đối với độc giả.
Ngoài ra, thông qua hình thức phỏng vấn sâu với các phóng viên, nhà báo, tổng biên tập, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Quảng Nam, tác giả luận văn còn nghiên cứu việc các phóng viên, nhà báo đã ứng dụng các khung lý thuyết truyền thông vào sản xuất các tác phâm như thế nảo, tạo ra hiệu quả ra làm sao. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những ton tại khi sản xuất các tác phẩm viết về du lịch bền vững.
Với thế mạnh là báo điện tử, với nền tảng kỹ thuật số được hỗ trợ cải tiền, thay đổi không ngừng bởi khoa học kỹ thuật, báo điện tử chiếm ưu thế lớn trong việc truyền tải thông tin lẫn hình ảnh, video Ngày nay, báo điện tử không chỉ đơn thuần chi là đưa nội dung báo in lên nền tảng số, mà quan trọng hơn, nó đã thay đôi quan điểm và cách làm báo của số đông.
Một bài viết trên báo điện tử hay, ngoài những tiêu chí về mặt nội dung, nó còn thu hút độc giả bởi hình thức, cách thức thể hiện Bên cạnh con chữ, việc sử dụng đồ hoạ, màu sắc, hình ảnh, video, ảnh chụp từ flycam đã khiến người làm báo điện tử có thé đa dang được cách trình bày Những thé loại mới như chùm ảnh, longform, megastory, inforgraphic đã khiến độc giả càng thêm hứng thú với việc đọc báo điện tử, được hoà mình vào dòng sự kiện và cảm nhận những gì đang xảy ra xung quanh Việc sử dụng ít hình ảnh, hay những hình ảnh đơn điệu về góc máy, chất lượng hình ảnh đính kèm thấp dần đi vào quá khứ Dù không mang yêu cầu quá cao như truyền hình nhưng hình ảnh, video trên báo điện tử thực sự đã thay đôi rất nhiều quan điểm đọc báo từ trước đến nay.
CUA QUANG NAM TREN BAO ĐIỆN TỬ 2.1 Thực trạng phát triển du lich bền vững của Quang Nam trên báo
Sự tham gia của các cơ quan báo chí đối với vẫn đề phát triển du lịch bền vững
Là một điểm đến với 2 di sản văn hoá vật thé thế giới là đô thị cô Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, 1 khu dự trữ sinh quyên thế giới Cù Lao Cham - Hội An cùng nhiều di tích văn hoá, điểm đến du lịch lý tưởng, Quảng Nam là địa phương thu hút đông đảo các phóng viên cơ quan báo chí trung ương đến tác nghiệp ở lĩnh vực văn hoá, du lịch Theo thống kê của sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 16/9/2021, Quảng Nam hiện có 5 cơ quan báo chí địa phương, 6 cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện tại Quảng Nam, 48 phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí trung ương cũng như ngoài tỉnh đang hoạt động tại Quảng Nam (Theo danh sách Cơ quan bdo chi tinh Quảng Nam, Văn phòng đại điện, phóng viên thường tru, phóng viên đăng ký hoạt động các cơ quan báo chí TH, địa phương khác tại Quảng Nam của Sở
TTTT Quảng Nam) Chỉ riêng các cơ quan báo chí địa phương thì phóng viên được giao phụ trách chính theo từng mảng đề tài, trong đó có du lịch Còn hầu hết thì các phóng viên thường trú phải đảm nhiệm tất cả nội dung thuộc địa phương mình thường trú, ở tất cả các mảng Từ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục, du lich
Trong thời gian thực hiện khảo sát, từ 1/1/2019 đến 31/12/2020 trên 3 trang báo điện tử Trung ương và địa phương, đã có 668 bài viết liên quan đến lĩnh vực du lịch của tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.1: Bảng số liệu tác phẩm báo chí viết về du lịch của tỉnh Quảng
Nam trên các báo khảo sát
Cơ quan báo Tên tờ báo Số Tan suất Thời gian chí khảo sát lượng | (tác phẩm/
(tác tháng) phẩm) Báo điệntử | Báo VnExpress 75 3,125 Từ 1/1/2019 đến
Báo điện tử địa |Báo điện tử| 488 20.3 Từ 1/1/2019 đến phương Quảng Nam 31/12/2020
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn
Qua khảo sát có thé dé dang nhận thấy, báo Quảng Nam có số lượng tác phẩm báo chí viết mảng du lịch Quang Nam cao nhất (488 tác phẩm), tiếp theo là báo điện tử VOV (105 tác phẩm) và cuối cùng là báo VnExpress (75 tác phẩm) Trên thực tế, tổng số lượng bài viết về du lịch trên báo điện tử Quảng
Nam trong thời gian 2 năm thực hiện khảo sát là cao hơn với 602 bài Song có đến 114 bài viết thuộc lĩnh vực du lịch của quốc gia hoặc viết về van dé du lich, giới thiệu điểm đến của các địa phương khác (không phải Quảng Nam) Tần suất trung bình của các tác phẩm báo chí viết về dé tài du lịch trên báo Quang Nam là 20,3 tác phẩm/tháng Trong khi đó ở báo điện tử VOV chỉ là 4,375 tác pham/thang, và báo điện tử VnExpress thậm chí còn ít hơn với 3,125 tác phâm/tháng.
Có thé nhận thấy sự chênh lệch của cả số lượng và tần suất của báo điện tử VOV với báo điện tử VnExpress là không lớn, với khoảng | tác phâm/tháng.
Song nếu so với báo Quảng Nam, sự chênh lệch này phải nói là khá xa Số lượng tác phẩm của báo điện tử Quảng Nam gấp 2,7 lần so với số lượng tác phẩm của cả 2 tờ báo điện tử VOV và VnExpress cộng lại.
Về sự chênh lệch này, có thê lý giải bằng việc phân chia nguồn lực phóng viên phụ trách mảng du lịch của các đơn vị báo chí Nếu như với báo điện tử
Quảng Nam, ngoài 2 phóng viên được giao phụ trách chính mảng du lịch thì các phóng viên đã được phân công theo dõi địa phương (huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh) cũng tham gia tuyên truyền mảng này Bên cạnh đó, báo điện tử Quảng Nam còn có một đội ngũ cộng tác viên khá dày và chuyên nghiệp, đang hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, báo chí ở các địa phương như
Hội An, Duy Xuyên - nơi có 2 di sản văn hoá thế giới Trong khi đó với báo điện tử VOV và VnExpress, chỉ có | phóng viên thường trú địa phương va dam nhiệm tất cả thông tin của địa phương đó Vậy nên nguồn lực cũng như thời gian của phóng viên bi phân tán cho những mảng tin tức khác như chính tri, an ninh, văn hoá, xã hội, kinh tế, giáo dục
Bảng 2.2: Bảng số liệu tần suất tác phẩm báo chí viết về du lịch của tỉnh
Quảng Nam trên các báo khảo sát
Cơ quan Số Tân suất Số Tân suất Tỷ lệ báo chí lượng (tác lượng (tác tăng khảo sát (tac | phẩm/tháng)| (tác | phẩm/tháng) của phẩm) phẩm) 2020 so
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn
Nhìn chung, mặc dù năm 2020, ngành du lịch Quảng Nam bị ảnh hưởng nặng nề do dịch đại dịch Covid 19, Song 36 lượng tac pham bao chi trong nam 2020 về du lịch của các báo được khảo sát van khá 6n định so với năm 2019.
Theo kết quả khảo sát của tác giả, chỉ có báo điện tử VOV là có sự giảm nhẹ VỀ SỐ lượng tác phẩm báo chí, hai đơn vị báo chí còn lại đều có sự tăng trưởng vé SỐ lượng Cụ thể, số lượng tác phẩm mảng du lịch năm 2020 của báo VnExpress và báo điện tử Quảng Nam tăng lần lượt là 134% và 155% so với năm 2019.
Trao đổi với tác giả luận văn, ông Lê Văn Nhi - Tổng biên tập báo Quảng Nam cho biết: “Năm 2020 vừa qua, báo điện tử Quảng Nam đã sản xuất và đăng tải hơn 6.600 đơn vị sản phẩm gom các loại hình, thể loại báo chi (không kể cập nhật tin, bài từ báo in sang)” (phụ lục 6) Còn qua kết quả thong kê tác phẩm báo chí năm 2020 của VOV miền Trung, năm 2020, cơ quan nay đã có 804 tác phẩm báo chí viết về các lĩnh vực của Quảng Nam, trong đó báo điện tử là 314 tác phẩm Như vậy có thê thấy, số lượng tác phẩm báo chí thuộc lĩnh vực du lịch Quảng Nam trên báo Quảng Nam chiếm 9,1% tổng số tác phẩm báo chí của đơn vị Con số này 6 VOV miền Trung là 13,1%.
Số lượng tác phẩm báo chí viết về đề tài du lịch trên báo điện tử Quảng Nam lớn hon gấp 5,7 lần so với báo điện tử VOV, song tỷ lệ tác phâm báo chí viết về đề tài du lịch của báo điện tử VOV cao hơn Điều này được ông Lê Hải
Sơn - Phó Giám đốc VOV miền Trung giải thích rằng: “Du lich là một trong các mũi nhọn kinh tế của các địa phương cùng với công nghiệp, sản xuất, thương mại, Điển hình là khu vực Duyên hải miễn Trung, du lịch luôn được xác định chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cầu kinh tế của từng địa phương Chính vì vậy ma hàm lượng đăng bài chdc chăn chiêm một con sô tương đôi ” (phụ lục
cơ quan 467 668 70
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn Thông qua kết quả khảo sát có thé nhận thấy, báo điện tử Quảng Nam van đứng đầu về số lượng tác phâm đề cập đến các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững với 371 tác phẩm Nếu so sánh về số lượng, thì báo điện tử Quảng Nam có số lượng tác phẩm viết về phát triển du lịch bền vững cao hơn gấp 10 lần so với báo điện tử VnExpress Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 76% số lượng tác phẩm về du lịch trên báo điện tử Quảng Nam được viết theo hướng phát triển du lịch bền vững Đây có thể được xem là 1 tỷ lệ khá cao Điều này cũng dễ hiểu, bởi ngoài việc có một đội ngũ phóng viên, cộng tác viên trong mảng du lịch luôn đảm bảo thông tin được kịp thời, thì “Phát triển du lịch bên vững là định hướng chiến lược của cả nước nói chung, trong đó có Quảng Nam.
Dĩ nhiên, Báo Quảng Nam luôn wu tiên khuyến khích và chỉ đạo phóng viên chủ trọng tuyên truyền ” (phụ lục 6) ông Lê Văn Nhi - Tong biên tập báo Quảng Nam chia sẻ trong buổi phỏng van sâu với tác giả luận văn.
Không chỉ phóng viên báo điện tử Quảng Nam mà hầu như các phóng viên của các cơ quan báo chí khác cũng đều chú trọng vào vấn đề phát triển bền vững khi viết về đề tài du lịch Tỷ lệ các tác phẩm viết về phát triển du lịch bền vững đều chiếm ty trọng khá lớn Như đối với báo điện tử VOV cũng đạt 57%,
55 báo VnExpress dù số lượng tác phẩm ít nhưng tỷ lệ tác phẩm viết về phát triển du lịch bền vững vẫn đạt 48%.
Biểu đồ 2.1: Thống kê tác phẩm báo chí viết về phát triển du lịch bền vững của tỉnh Quảng Nam trên các báo khảo sát
Bao Vnexpress Báo điện tử VOV Báo điện tử Quảng Nam m Số lượng tác phẩm viết về kinh tế = Số lượng tác phẩm viết về văn hoá - xã hội
Số lượng tác phẩm viết về môi trường = Số lượng tác phẩm viết về các vấn đề khác
Nguôn: Khảo sát của tác giả luận văn Từ biéu đồ có thể nhận thay, trong số các tác phẩm viết về phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam thì chủ đề về kinh tế và văn hoá - xã hội vẫn chiếm ưu thế, trong khi số lượng viết về chủ đề môi trường thì khá khiêm tốn với 42 tác phẩm.
Còn nếu so sánh giữa các cơ quan báo chí thì có sự tương đồng giữa báo điện tử VOV va báo điện tử Quang Nam khi chủ đề kinh tế, văn hoá - xã hội khá cân băng về số lượng bài viết Tuy nhiên, tác phẩm về chủ đề môi trường của báo điện tử Quảng Nam lại khá thấp, chỉ 22 trên tổng số 371 tác phẩm, chiếm 5,9% Trong khi đó, ở báo điện tử VOV thì có 12 trên tổng số 60 tác phẩm, chiếm 20% Ở chủ đề môi trường thì báo điện tử VnExpress lại có sự tương đồng với báo điện tử VOV, khi có 8 trên tổng số 36 tác phẩm, chiếm
22,2% Nhưng văn hoá - xã hội lại là trọng tâm trên báo VnExpress với 2l tác phẩm, chiếm tới 58,3% Chủ đề kinh tế còn thấp hon cả chủ đề môi trường khi chỉ có 6 tác phẩm, chiếm tỷ lệ 16,7%.
2.1.3 Thông tin về chính sách phát triển du lịch bền vững của Quảng
Nam trên báo điện tử.
Trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy số lượng tác phẩm theo hướng thông tin, phản ánh về các chính sách phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam là thấp nhất ở cả 3 cơ quan báo chí được lựa chọn dé khảo sát.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tác phẩm báo chí viết về du lịch bền vững của tỉnh Quảng Nam trên các cơ quan báo chí khảo sát
Thông tin về ch ính sách
Phản ánh hoạt động du lịch bền vững m Báo điện tử VOV tại, hạn chế, tiêu cực
Thông tin về những tồn Thôi Series "Báo điện tử Qui
| Value: 111 Báo điện tử Quang Nam
Nguồn: Khao sát cua tác giả luận văn
Cụ thé, chỉ có 34/467 tác phâm là đưa thông tin, phản ánh về các chính sách phát triển du lịch bền vững ở Quảng Nam, chiếm tỷ lệ 7,3% Trong đó báo điện tử Quảng Nam nhiều nhất với 28 tác pham, báo điện tử VOV là 3 tác phẩm và báo VnExpress là 2 tác pham.
Bảng 2.5: Bảng số liệu về thể loại tác phẩm báo chí viết về thông tin chính sách phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam trên các báo khảo sát
Cơ quan bao | Tin | Phản | Phóng Bài Chùm | Longform chí khảo sát ánh sự phông ảnh | Megastory van
Tổng 3 cơ quan | 20 7 6 1 0 0 bao chi
Nguồn: Khảo sát của tác gid luận văn Về thể loại, tin vẫn là chủ yếu với 20 tác phẩm, chiếm tỷ lệ 58,8% Tiếp theo sau là thể loại phản ánh (7 tác phẩm, ty lệ 20,5%), phóng sự (6 tác phẩm, ty lệ 17,6%), bài phỏng van (1 tác phẩm, tỷ lệ 2,9%) Báo điện tử Quảng Nam có sự ưu tiên nhất định đối với các thông tin liên quan đến chính sách phát triển du lịch bền vững, nhưng hiện tại cũng chỉ ở mức đưa tin là chính Trong khi đó ở các báo trung ương, việc phản ánh chính sách được viết sâu hơn một chút, rõ ràng hơn một chút Hoặc thậm chí có thể thực hiện bài phỏng van với lãnh đạo tinh hoặc chuyên gia dé tăng tính chân thực, chính xác về thông tin hay triển khai chính sách.
Trên báo điện tử Quảng Nam, có thé kê đến như tin “Hiệp hội Du lịch Quảng Nam tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho gan 50 hướng dẫn viên du lịch chuyên hoạt động ở khu vực Cu Lao Chàm ” [58] trong bài “Nang cao nghiệp vụ hướng dẫn viên du lich tại Cù Lao Cham” của tác giả Quốc Tuan đăng trên báo điện tử Quảng Nam ngày 30/11/2019 Hay như trong tác phẩm “Liên kết kích cầu du lich” của tac giả Khánh Linh - Quốc Tuấn [56] ngày 31//5/2020 có thông tin về việc “ 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Da Nang - Quảng Nam tổ chức ky kết và công bố chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch ”.
Nhìn chung về nội dung thông tin chính sách trên báo điện tử Quảng Nam không quá đang dạng Chủ yếu đưa thông tin, kết quả của các buổi nghị,
58 hội thảo, các chính sách ở Trung ương và địa phương theo dạng thông tin nhanh, liệt kê Trong đó cũng có 1 số tác phẩm thông tin về các chính sách khuyến mãi của các địa phương và các hãng lữ hành, phát triển du lịch cộng đồng, liên kết vùng miền, kích cầu du lịch của Quảng Nam với sự đồng hành của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Vấn đề này cũng được phóng viên báo điện tử Quảng Nam khéo léo lồng vào trong các bài phản ánh, phóng sự dé thông tin truyền tải đến độc giả được dé dang hơn như tác pham: “Dua khách về Quảng
Nam” của tác gia Vĩnh Lộc đăng ngày 26/05/2020 trên bao Quang Nam [63].
Việc lựa chọn các chủ đề về phát triển du lịch cộng đồng, liên kết vùng miền góp phần giúp độc giả làm quen với nhận ra sự cần thiết, đồng thời định hướng xây dựng mối liên kết để hướng tới phát triển hài hoà, bền vững, hỗ trợ lẫn nhau.
TREN BAO DIEN TU 3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chat lượng bài viết về phát triển
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nội dung Tiếp tục phát huy thé mạnh về nội dung và có sự điều chỉnh phù hop:Tiếp tục phát huy thé mạnh về nội dung và có sự điều chỉnh phù hop
Như đã phân tích ở trên, hiện nội dung các tác phâm viết về phát triển du lịch bền vững vẫn đang đi theo hướng “báo in + một số hình anh/video” Điều này vô tình khiến báo điện tử không phát huy được thế mạnh của mình Nhu cầu công chúng ngày càng đa dạng, và yêu cầu cũng cao hơn, thời gian dành cho giải trí, tìm kiếm thông tin càng bị thu hẹp và chi phối bởi những yếu tổ khác.
Do vậy bản thân các phóng viên phải đổi mới cách tiếp cận van đề, đổi mới cách viết.
Với các bài viết về chính sách phát triển du lịch bền vững, không cần quá đặt nặng vấn đề trình bày thông tin một cách dài dòng văn tự Thay vào đó, hãy chọn van dé, chọn điểm mới lạ dé đưa thông tin đến gần hơn với bạn đọc Do vừa phải cân đối với công tác tuyên truyền, nhất là các đơn vị báo chí có nguồn chi từ ngân sách nhà nước, nên bên cạnh các bài viết thông tin đầy đủ về chính sách, phóng viên có thé chọn và triển khai những điểm mới lạ của chính sách này Độc giả thường muốn tìm cái mới của bài viết và tập trung vào đọc, bình luận, thay vì rơi vào ma trận thông tin và đi ra mà không đọng lại chữ nào trong đâu.
Vi dụ, với bài phản ánh “Thêm nhiêu giải pháp phát triển du lich” của tác giả Khánh Linh đăng trên báo điện tử Quảng Nam ngày 14/02/2019 Bên cạnh viết một bài phản ánh thông tin về chính sách kinh tế thì như hiện tại để đáp ứng yêu cau tuyên truyền của địa phương, tác giả có thé chon 1 điểm dé triển khai thêm thành một tin tức khác có giá trị với những người làm du lịch, những người bị ảnh hưởng bởi thông tin này, hoặc những người ở địa phương đó Trong bài có đoạn “sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra những nơi, linh vực nhạy cảm như rừng dừa Cam Thanh, Cù Lao Chàm, hoạt động lữ hành, hướng dan viên; giá cả và chất lượng dịch vụ du lich” Từ đây tac giả có thé bóc tach dé viết 1 nội dung khác như “ sẽ tang cường công tác thanh tra, kiểm tra những nơi, lĩnh vực nhạy cam”, trong đó tập trung vào nội dung sẽ bắt đầu kiểm tra từ khi nào, lĩnh vực nhạy cảm là gì, ở mức độ nào thì sẽ bi phạt, phat ai (chủ doanh nghiệp hay người lao động, hay chính quyền sở tại), hình phạt, mức phạt như thế nào Các vấn đề này đều có thể xây dựng thành infographic dé tăng tính tuyên truyền, lan toa thông tin Nếu thấy thông tin hữu ích, họ có thể lưu ảnh lại hoặc chụp màn hình bài viết để chia sẻ Ai thích thì sẽ tìm nội dung dé đọc hoặc tìm những bài viết liên quan dé tìm hiểu kỹ hơn.
Với các bài viết phản ánh về hoạt động du lịch bền vững, hãy cô gắng viết ngắn lại, thay vào đó, hãy dé hình ảnh làm nhiệm vụ của nó Việc miêu tả điểm đến hay vẻ đẹp là việc của phát thanh Nếu truyền hình có video, thì báo chí có hình ảnh Bản thân các bức ảnh cũng nói lên được rất nhiều điều Cùng với đó, hãy thêm vào những chỉ dẫn, những thông tin thiết thực với độc giả Ví dụ, cùng giới thiệu về cao lầu Hội An nhưng tác phẩm “Vé Hội An ăn cao lau” của tác giả Hồng Sơn đăng trên báo điện tử Quảng Nam ngày 05/1/2019 lại đơn thuần giới thiệu về quán Cao lầu được xem là nổi tiếng nhất Hội An với tay nghề truyền thong hơn 20 năm, nguyên liệu trong tô cao lầu, khung giờ có thé ăn và minh hoạ kèm | hình ảnh chụp vội minh hoạ Cũng với từ khoá cao lầu, trên báo VnExpress ngày 29/06/2018 lại có I bài phóng sự ảnh của tác giả Di
Vỹ với tựa đề “Quán cao lau 20 năm ở phố cổ Hội An” Cùng | bài viết, nhưng 2 tác giả lại có 2 cách chọn nội dung dé đặt tựa bài khác nhau Và trong phóng sự ảnh này, thì hình ảnh và video đã thay tác giả nói lên nhiều điều Thậm chí hình anh bắt mắt về một tô cao lầu đẹp dé này còn kích thích vị giác và mong muốn thèm ăn của tác giả Nếu thiếu hình ảnh, thì hãy để nội dung thông tin của mình khác đi, thiết thực và gần gũi hơn Ví dụ như với bài viết trên báo điện tử Quang Nam, tác giả có thé thiết kế một “hộp thông tin nhỏ” hữu ích đề khán giả có thê bỏ túi Ví dụ như: đường đi vào quán nhỏ nên khách đến nếu đi 6 tô thì hãy đỗ phía đầu đường và đi bộ vào, nếu không quen ăn đồ cứng thì có thê nhờ quán nhúng sơ sợi cao lầu cho mềm bớt; nếu mua về thì hâm như thế nao đề tô cao lầu không bi mat hương vị v v Như vậy at han nội dung bài viết sẽ giá trị hơn nhiều.
Với các nội dung mang tính giải pháp, hiện nay các tác giả chỉ mới đi theo hướng hỏi - đáp, hoặc trích dẫn các câu nói, phát biéu của các nhân vật. Điều này vô tinh tạo ra sự nhàm chan cho độc giả Thực ra, đối với những vấn đề lớn, tác giả có thể chia nhỏ thêm nội dung, phân ra từng cụm có liên quan với nhau Có thê là mang tính trái ngược, hoặc cùng quan điểm và triển khai phân tích Hơn thế nữa, giải pháp không phải chỉ là nêu cho có, giơ tay phát biểu tại diễn đàn, hội nghị, mà phải đánh giá nó trên thực tiễn Mọi giải pháp, nếu xa rời thực tiễn thì mãi mãi chỉ là kế hoạch nằm trên giấy Độc giả không thích điều này Vậy nên tác giả có thé chọn nội dung của giải pháp cụ thé dé theo đuổi, có thé triển khai thành loạt bài có liên quan với nhau.
Một số nội dung liên quan đến yếu tố môi trường, hoặc phản ánh sự kiện, các tác giả có thé tham khảo mô hình làm theo dang trải nghiệm thực tế của nhân vật Như vậy có thể tạo được độ chân thật và thu hút độc giả hơn Đây là thê loại khá quen thuộc trên truyền hình, nhưng qua khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy chưa có bài viết trên các báo tham khảo thê hiện được nội dung này.
Quảng Nam có thế mạnh về phát triển du lịch bền vững, bởi nó dựa trên di sản văn hoá thế giới Nhưng không vì thế mà tác giả ngủ quên trên chiến
92 thắng, lười tiếp cận những thông tin mới, góc nhìn mới dé có những tác phẩm có nội dung sâu hơn.
Có nhiều luật có liên quan đến vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí.
Chính phủ đã ban hành quy chế về ngưới phát ngôn và quy định các cơ quan cung cấp thông tin cho báo chí vào năm 2013 Đặc biệt, Quy chế cũng nêu rõ, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong 3 trường hợp đột xuất bat thường.
Bám sát vào việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch bền vững để triển khai các bài viết, và cũng thuận tiện trong việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện của báo chí trong quá trình thực hiện cơ chế chính sách đó Đi theo hướng này, tác giả vừa thiết lập được mối liên kết với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, vừa có thêm được nhiều nội dung dé triển khai.
Xây dựng và phát triển mô hình toa soạn hội tụ dé tạo đội ngũ làm việc hiệu quả, có hỗ trợ lẫn nhau về thông tin, phỏng vấn nhân vật, hình ảnh Các phóng viên chuyên trách mảng du lịch cũng có thê kết hợp với các phóng viên thường trú từng địa bàn nhằm hình thành các tác pham sâu, có chất lượng.
Việc thiếu phóng viên ở các mảng phát triển du lịch bền vững cũng là điều hiển nhiên trong công tác hoạt động của các cơ quan báo chí theo mô hình hiện nay Do đó, việc tận dụng trí tuệ, các góc nhìn từ nguồn cộng tác viên là một điều cần được triển khai tích cực hơn Nhất là việc mời gọi những cộng tác viên chất lượng, là những người trong ngành du lịch, hoặc làm công tác quản lý nhưng đã nghỉ hưu để có cái nhìn nhiều chiều hơn về các vấn đề xung quanh phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam
Dù hiện nay, lượng tương tác giữa độc giả với đơn vi báo chí trên
Fanpage cao hơn rất nhiều lần so với trên website điện tử Song các đơn vị, phóng viên cũng cần quan tâm phát triển hơn mục bình luận trên website và lắng nghe ý kiến bình luận của độc giả Nếu độc giả được lắng nghe, được phản hồi và quan tâm, bản thân họ cũng cho các tác giả được nhiều ý kiến hay, thậm
93 chí là nhiều ý kiến phải biện tốt Vì thật ra hiện nay, xu hướng “đọc nội dung thì ít, đọc bình luận thì nhiều” đang rộ lên trong giới trẻ Các toàn soạn cũng cần nhìn lại và có sự điều chỉnh cho phù hợp với khán giả mục tiêu của mình.
Bên cạnh đó, trong môi trường số hiện nay, cần phát huy thế mạnh của môi trường số trong chuyên tải thông tin tác phâm Đặc điểm bài viết được đưa lên mạng xã hội phải đủ ngắn gọn, cô đọng nhưng gây tò mò cho công chúng.
Tần suất đăng bài phải liên tục Nghiên cứu xây dựng những từ ngữ hài hước,
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hình ảnh Tăng cường sử dụng hình ảnh có chất lượng cao, hình nghệ thuật dé minhTăng cường sử dụng hình ảnh có chất lượng cao, hình nghệ thuật dé minh
các nhiếp ảnh gia, những người yêu thích bộ môn ảnh chụp và thiết lập mối liên kết với họ dé sử dụng nguồn ảnh đó Hình ảnh được đánh dấu bản quyền, và một phần nhuận bút sẽ được chi trả cho các cộng tác viên đó Như vậy, bản thân các đơn vị báo chí sẽ “muon” được nguồn lực bên ngoài với chi phí phù hợp trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế.
Ngoài ra, các phóng viên cũng cần tăng cường sử dụng các hình ảnh được cung cấp bởi bộ phần truyền thông của các đơn vị du lịch Thường mỗi năm, họ luôn luôn có những hình ảnh mới về đơn vị hoặc dự án của mình Chưa kể là nhiều doanh nghiệp lớn, họ có sự đầu tư rất lớn về hình ảnh đề làm marketing Từ chất lượng hình ảnh tốt đến các ảnh nghệ thuật Đây đều là nguồn mà các tác giả có thê chủ động tham khảo dé đưa vào tác phâm của mình.
Không chỉ các đơn vị du lịch, ngay cả trong chuỗi các sự kiện, presstrip, tỉnh Quảng Nam cũng đã có trung tâm báo chí phụ trách hình ảnh và tài liệu phục vụ báo chí đưa tin Các phóng viên cần khai thác có hiệu quả từ nguồn này và b6 sung nó vào nguồn tư liệu hình ảnh của minh.
Hình ảnh trong bài viết ngoài chất lượng còn cần cả sự đa dạng để tránh nhàm chán, nhất là những tin liên quan đến chính sách Các tác giả cần chú trọng hơn vào viện xây dựng hình ảnh đa dạng, có độ mở Ví dụ các chính sách liên quan đến khu vực, vùng miền nào hoặc hoạt động nào thì cần có nguồn minh hoạ phù hợp.
Ngoài tăng cường sử dụng chùm ảnh chất lượng cao, các toà soạn cũng như phóng viên cần tăng cường thêm các thể loại như E-magazine, long form, infographic dé tạo hiệu ứng thị giác tốt cho độc giả, thu hút sự quan tâm của
95 độc giả Hiện nay báo điện tử Quảng Nam đã thực hiện như chưa nhiều Bài E- magazines về ban chất là kiểu bài báo đa phương tiện với nhiều yếu tố kết hợp, có thé bao gồm cả chữ viết, ảnh, video, ảnh động, file âm thanh, các yếu tố đồ họa được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới Ở thé loại này, tít bài được sử dụng với hiệu ứng, chữ viết trở nên linh hoạt với những phần trích dẫn được bố trí đẹp mắt, ảnh thường được thiết kế toàn màn hình Thể loại này rất phù hợp với báo điện tử đi theo hướng chuyên sâu về nội dung, mà vốn những bài phóng sự thường quá dài và nhiều chữ khiến độc giả nhanh chán và nhanh chóng lướt qua Bài E-magazine sẽ giải quyết được van dé này khi làm cho thời gian độc giả ở lại trên trang lâu hơn, và không bị làm phiền bởi những quảng cáo đột ngột xuất hiện.
3.1.3 Nhóm giải pháp khác Đầu tư trang thiết bị, máy móc và con người cho báo điện tử Khăng định thêm một lần nữa là phải đầu tư cho báo điện tử để xứng tầm, coi trọng nó thật sự chứ không phải chỉ là một sản phẩm tăng thêm của báo in hay phát thanh.
Dé làm báo điện tử, ngoài việc đầu tư cho máy móc, công nghệ thì đầu tư cho con người cũng là một điều cần đặc biệt chú trọng Bởi qua khảo sát, đa số các phóng viên đều thừa nhận, điểm yếu của họ là chạy đua công nghệ Bản thân họ cũng không có đủ thời gian dé thực hiện các tác phẩm có yêu cầu cao cả về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt là thể loại E-magazine Điều này đặt ra yêu cầu đối với các toà soạn là phải xây dựng toà soạn hội tụ, với sự hỗ trợ lẫn nhau, phân chia công việc chuyên môn dé tạo ra những sản phẩm chat lượng tốt, thoả mãn được nhu cầu của công chúng Trong trường hợp chưa thé tiến tới thực hiện toà soạn hội tụ thì có thé thành lập một team riêng về công nghệ dé hỗ trợ phóng viên trong khâu thiết kế tác phẩm sao cho đẹp mắt, hiện đại, thu hút ánh nhìn Day cũng là cách dé các toàn soạn định hình được phong cách riêng cho từng phóng viên của moi mảng, hoặc phong cách chung của cả đơn vi minh.
96 Đây mạnh phát triển kinh tế báo chí để thu hút nguồn lực tái đầu tư vào các sản phẩm báo điện tử viết về phát triển du lịch bền vững Dù là co quan báo Trung ương hay địa phương, có tự chủ tài chính hay không thì kinh tế báo chí cũng là xu hướng tất yếu Nhất là đối với các cơ quan nhận nguồn từ ngân sách nhà nước, mức chi cho từng sản phâm báo chí cũng như đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị không theo kịp được tốc độ phát triển của công nghệ Việc phát triển kinh tế báo chí sẽ phụ thuộc lớn vào phóng viên trực tiếp thực hiện và năng lực của người đứng đầu cơ quan Trên thực tế, phóng viên nếu làm tốt, đặt quan hệ tốt có thé mang về nguồn thu cho co quan Nhưng trước hết, cá nhân của phóng viên cũng có nguồn thu nhập tăng thêm, thông qua đó giải phóng áp lực về mặt kinh tế dé đầu tư ngược trở lại vào tác phẩm, cả về tâm sức, trí tuệ lẫn thiết bị Mặt khác, với vị thế, vai trò và sức ảnh hưởng của người đứng đầu cơ quan, đơn vi, thủ trưởng các đơn vi ngoai việc chủ động tim về những hợp đồng lớn, còn có thé dùng sự ảnh hưởng của mình hỗ trợ phóng viên nhận được sự quan tâm hơn từ phía các đối tác, doanh nghiệp.
Tăng cường tương tác và thu hút bình luận của độc giả Hiện trong 3 đơn vị khảo sát chỉ có VnExpress là mở tương tác bình luận với bạn đọc còn 2 đơn vị còn lại đều đang an Thông tin được chia sẻ lai trên các Fanpage đều mở mục bình luận nhưng cũng chỉ có báo điện tử VnExpress là thu hút sự quan tâm, bình luận của công chúng Không chỉ trên 3 đơn vị báo chí tác giả khảo sát, hiện nay nhiều đơn vị báo điện tử khác đã dần mở cửa cho mục bình luận và có kiểm soát Đây cũng là cách hiệu quả dé thu hút sự chú ý và phản hồi từ độc giả Khi báo điện tử không chỉ cạnh tranh với các loại hình báo chí truyền thống mà còn cạnh tranh với mạng xã hội Phải đặt ra câu hỏi, tại sao mạng xã hội lại thu hút công chúng mạnh như vậy? Đó chính là do ở mạng xã hội, công chúng được trao quyền chủ động xây dựng nội dung, tham gia góp ý, bình luận, phản bác, tranh cãi Đây là cách mà các báo điện tử có thể áp dụng trực tiếp trên website của trang báo mình, song song với Fanpage trên mạng xã hội Thậm
97 chí thành lập hắn một đội hoặc một ban dé trả lời ý kiến góp ý, bình luận của công chúng Một khi công chúng đã thấy ý kiến mình được coi trọng, được hồi đáp, họ sẽ tạo thói quen theo dõi tờ báo mình nhiều hơn, với tần suất dày hơn.
3.2 Một số khuyến nghị pháp nhằm nâng cao chất lượng bài viết về phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam trên báo điện tử
Đối với các tờ báo điện tử Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên: Đầu tiên luôn là đào
lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Nam nói riêng Ông Lê Văn Nhi - Tổng biên tập báo Quảng Nam chia sẻ “ Kiến nghị của phóng viên chủ yếu là tạo điều kiện cho anh em có cơ hội được tập huấn, bôi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt và có cơ hội tham quan, tìm hiểu thực tế hoạt động du lịch tại các tinh/thanh khác trong nước và nước ngoài ” (phụ lục 6) Hiện trên 3 trang bao điện tử Trung ương và địa phương lựa chọn khảo sát, hầu hết các phóng viên viết đề tài này đều không được đảo tạo về chuyên ngành về du lịch, chỉ thông tin theo kinh nghiệm tích lũy và tự học hỏi Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho chất lượng thông tin về phát triển du lịch của địa phương còn nhiều hạn chế, đôi khi đi theo lối mòn Muốn họ thay đổi thì phải trao cho họ cơ hội học tập và thay đổi mình Có như thế, các bài viết về phát triển du lịch bền vững mới đi vào chiều sâu Điều này cũng đã được lãnh đạo các đơn vị báo chí lắng nghe, ghi nhận dé có hướng xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao cho phù hợp Giải pháp này có thể được cả 3 đơn vị báo chí khảo sát áp dụng.
Xây dựng toà soạn hội tụ và xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao dé xử lý các thông tin về hình ảnh, nội dung, biên tập và thé hiện nó theo ý đỗ
98 tác giả Sự phân công và chuyên môn hoá cũng là điều cần thiết dé sản pham đến với độc giả không chỉ sâu về chuyên môn mà con thu hút về hình thức.
Quan trọng là hiệu quả tạo ra tương xứng với công sức Hiện nay, báo Quảng
Nam đang nghiên cứu, triển khai từng bước mô hình toà soạn hội tụ Còn với 2 báo Trung ương, quá trình triển khai vẫn còn nhiều hạn chế về nhân lực, công nghệ, sự phối hợp Phóng viên Long Phi của báo điện tử VOV cho biết, thường khi viết về phát triển du lịch bền vững, phóng viên tiếp cận và viết mới một thái độ nghiêm túc, chủ yếu phát huy thé mạnh nội dung “Cỏn chạy dua với các hình thức mới cho báo điện tử thì hiện chưa thể thực hiện được Nếu có đội ngũ hỗ trợ phan công nghệ ở hậu ky thì có lẽ sẽ giúp ích rất nhiễu ” (phụ lục 4) Do đó, việc xây dựng và triển khai mô hình toà soạn hội tụ hiệu quả chừng nảo sẽ giúp ich cho công tác phóng viên chừng ấy Như hiện nay tai VOV, “?ùy đánh giá mức độ, tam quan trong cua su kién, cua van dé, vệt sự kiện mà một phóng viên hoặc là một ê kíp phóng viên có thé kết hợp Một phóng viên có thé kết hợp với một cộng tác viên ở địa bàn Đây cũng là một cách làm riêng của VOV miễn Trung để làm sao huy động nhân lực dé tập trung truyền thông cho tốt sự kiện theo yêu câu ” (phụ lục 7)
Cé gang dành nguồn ngân sách dé dau tư vào thiết bị hỗ trợ Lam báo điện tử nói chung, nhất là mảng du lịch nói riêng mà yếu về công nghệ thì không thê nào có lợi thế trên đường đua Khi mà ngày nay, nhan nhản thông tin trên các báo, các trang mạng xã hội, độc giả có vô vàn sự lựa chọn khác phù hợp với mục đích của họ Đây là điều 2 đơn vị báo điện tử Quảng Nam và báo điện tử VOV cần tính toán đến Có thé nghiên cứu từ nguồn xã hội hoá với góc độ cá nhân để giảm bớt áp lực về kinh tế khi đối diện với khó khăn của Luật ngân sách, các chính sách mua sắm công Với báo điện tử VOV, Phó giám đốc cơ quan thường trú VOV miền Trung cũng thắng thắn nhận định: “các phóng viên có thể vượt qua điều này bằng cách tự sắm Tự sắm không phải là vùng tay qua tran mà tự săm dé đáp ứng công việc mà van dam bao chát lượng hình anh,
99 clip tốt hơn Đặc biệt là trong khả năng chỉ trả của phóng viên chứ không phải là vung tay quá trắn ”.
Bên cạnh đó cũng cần dao tạo, bôi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí có tư duy đôi mới và tam nhìn Bởi, đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông đủ tâm, đủ tầm, đủ tài là điều kiện tiên quyết trong xây dựng và thực thi mô hình phát triển nền báo chí truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, giúp nâng cao chất lượng, uy tín, tên tuổi mỗi tờ báo Đây là điều báo Quảng Nam phải hướng tới bởi hạn chế hiện nay của don vị này là “thay đổi tư duy tác nghiệp báo chí truyền thống (cả trong quản trị tòa soạn, tô chức nội dung, định hướng và tổ chức sản phẩm); các phan mém quản trị xuất bản và phan mém, phương tiện hỗ trợ tác nghiệp cho phóng viên ” (phụ lục 6) Do đó, ông Lê Văn Nhi khang định, “thoi gian tới, Báo Quảng Nam sẽ tập trung khắc phục những van dé nêu trên ” (phụ lục 6)
Vấn đề nhuận bút trước giờ vẫn là câu chuyện khó nói, khó tâm sự Dé phóng viên có động lực thi co quan báo chi cũng cần chi trả nhuận bút, thù lao phù hợp; đặc biệt là những bài viết chuyên sâu, có đầu tư, có tính lan toả Đồng thời có hình thức động viên, khen thưởng kip thời nhằm khích lệ, tạo động lực cho đội ngũ những người làm báo đầu tư công sức, trí tuệ, sáng tạo tác phâm báo chí hay về du lịch bền vững Đối với nhóm giải pháp này, báo điện tử VOV và báo điện tử Quang Nam có thé nghiên cứu dé tìm cách thực hiện cho phù hợp với cơ chế, đặc thù của mỗi cơ quan.
Tăng độ tương tác với các độc giả trên mạng xã hội bằng việc phát huy thế mạnh các Fanpage, xây dựng và phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động dé thuận tiện cho việc tìm đọc của độc giả Càng ngày độc giả càng thích đọc thông tin trên mạng xã hội và dành nhiều thời gian cho mạng xã hội Vậy nên các cơ quan báo chí cũng không thể nằm ngoài guồng quay đó mà phải thích nghi Day là nhóm giải pháp báo điện tử VOV va báo điện tử Quảng Nam cần phát huy hơn nữa trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, với việc tăng cường các tin bài ngắn, theo dạng infographic và hình ảnh minh hoạ phù hợp cũng sẽ giúp thông tin nhanh chóng được lan toả trên mạng xã hội, góp phần đưa thông tin về phát triển du lịch bền vững đi nhanh hơn, xa hơn, và cũng là tăng độ nhận diện thương hiệu của các báo điện tử với logo được in nôi ở góc hoặc in chìm trên hình Điều này báo Quang Nam đã áp dụng khi “ng bước da dạng hình thức tuyên truyền bằng nhiễu sản phẩm báo chi da phương tiện, như infographic, videographic, emagazine, longfrom, clip, phóng sự truyền hình, "(phụ lục 6) Đồng thời cũng là hướng tiếp cận khá hiệu quả nếu báo điện tử VOV và VnExpress thực hiện.
Đối với nhà quản lý Dành kinh phí wu tiên cho bdo điện tử: Thật ra kinh phí tuyên truyền của
các địa phương trong đó có Quảng Nam dành cho lĩnh vực báo chí là có, đặc biệt là mảng du lịch Song hiện nay như chia sẻ của các đơn vị thì hầu hết đều là hợp đồng tuyên truyền với tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, không riêng gì du lịch Do đó, nguồn lực đầu tư lại cho lĩnh vực này không cao Riêng Sở VH,TT&DL tinh Quang Nam cũng có nguồn kinh phí dành riêng cho tuyên truyền du lịch, tuy nhiên nguồn lực cũng hạn chế và chia về cho những cơ quan báo chí lớn ở mảng Truyền hình và báo điện tử là chủ yếu Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VHTT&DL tinh Quảng Nam: “Đối với ngành du lich Quảng Nam thì hang năm có ký thường niên với bảo Quảng Nam và đài phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Nam Đó là thường niên Ngoài ra cũng có ký với một số báo chuyên dé ví dụ như tạp chi Du lịch, tạp chi Văn hóa hay như báo Đại đoàn kết một số báo rat it, dé đưa tin trên báo điện tử, tuy nhiên không nhiêu ” (phụ lục 9) Do đó, dé nói ưu tiên dành riêng nguồn lực cho báo điện tử thật ra là không hợp lý, nhưng địa phương có thể xây dựng các phương án hỗ trợ trang thiết bị công nghệ cho các đơn vị báo chi dé tăng tính kết nối cũng như hiệu quả tuyên truyền cho du lịch địa phương Ngược lại, bản thân
101 các phóng viên nhà báo cũng sẽ hỗ trợ công tác tuyên truyền, thực hiện hình ảnh, nội dung truyền thông cho tỉnh trong những hoạt động khác.
Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là thông tin mới, các chính sách, định hướng mới Bởi hơn ai hết, các nhà quản lý là người hoạch định chiến lược dựa trên sự tham chiếu không nhỏ từ báo chí với những bài viết góp ý, phản biện Điều này đã được tỉnh Quảng Nam cũng như ngành du lịch nhận thức rõ, và trong 2 năm qua cũng đã có sự thay đổi trong hoạt động cung cấp thông tin báo chí, đặc biệt là mô hình Ban truyền thông hoặc “trung tâm báo chí” của mỗi sự kiện Ông Nguyễn Thanh Hồng cho biết, “chứng tôi luôn luôn chủ động, néu có các sự kiện, các nội dung gì bao chi quan tâm thi chúng tôi luôn chỉ đạo anh em chuẩn bị sẵn sàng những thông tin, gan như là thông cáo bao chí và có những hình anh có được kèm theo Tức là luôn luôn chu động dé cung cấp cho báo chí đăng tin giúp cho mình, truyền thông giúp cho minh chứ không phải dé báo chi di xin, đi hỏi như truyền thong trước day.” (phu lục 9) Chưa kê việc mỗi năm, Quảng Nam cũng “?hường xuyên cung cấp thông tin cho cho bdo chí, truyền thông nói chung qua các cuộc họp báo định kỳ, các thông cáo bao chí, các báo cáo định kỳ của ngành ” (phụ lục 8) Quảng Nam cần tiếp tục duy trì và phát huy các mô hình này, là cầu nối với các doanh nghiệp du lịch, các địa phương có đi sản để cung cấp thông tin, hình ảnh cũng như trả lời, giải đáp các câu hỏi, vấn đề mà báo chí đặt ra với thái độ thăng thắn, nhìn nhận sự việc để xây dựng ngành du lịch phát triển bền vững.
Đối với các phóng viên, nhà báo
Bản thân phóng viên cần lăn xả, sâu sát với địa phương, xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin, tin tức để chia sẻ với nhau, hỗ trợ nhau Sử dụng hiệu quả nguồn thông tin từ cộng tác viên Bên cạnh đó, cũng cần đầu tư những tuyến bài mang tính gần gũi với độc giả, đi từ những vẫn đề nhỏ của hộ cá nhân, gia đình, của từng địa phương trên các phương diện kinh tế, lao động, dao tao nguôn nhân lực du lịch Nếu không có tinh dan thân, bài viết sẽ giảm giá trị.
Nghiên cứu xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng, nhu cầu thông tin của công chúng và có sự thay đôi cho phù hợp Từ thay đổi cách tiếp cận, góc tiếp cận đến thay đổi văn phong, hình thức thé hiện tác phẩm Nỗ lực cá nhân trong việc đưa tác phâm mình lên môi trường số chứ không chỉ đơn giản là “chia sẻ đường dẫn trang báo” Đặc biệt là xây dựng những từ ngữ có thể đi theo ngôn ngữ của giới trẻ, mang thông điệp vui vẻ, có thé “tao trend” hoặc
“bắt trend” Ban thân người làm báo vốn di không thé dé mình “cũ di” mà phải luôn linh hoạt, mới mẻ dé làm nên những tác phẩm hay, có chất lượng.
Ngoại ngữ cũng là một rào cản lớn của một số phóng viên mảng du lịch tại Quảng Nam Trong khi đây là địa phương có lượng khách quốc tế lớn Trao đôi kỹ năng ngoại ngữ - một đề xuất không hề mới, nhưng chưa bao giờ là cũ đối với thế hệ phóng viên mảng du lịch Ngoại ngữ tốt sẽ mang lại nhiều cơ hội, sự tự tin cũng như những góc nhìn mới mẻ khác khi làm nên tác phẩm. Đây là điều phóng viên của cả 3 cơ quan báo chí đều phát nỗ lực học hỏi, trao dồi.
Không ngừng trao déi kiến thức về phát triển du lịch bền vững, thay đổi góc tiếp cận, nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh dé có thái độ khách quan, công tâm nhất khi viết bài Tìm thêm những chủ đề mới, khám phá những ngóc ngách của phát triển du lịch bền vững theo dòng thời sự Vi dụ như từ lúc Covid 19 hoành hành, sự phát triển xanh ở Quảng Nam đã được ngành du lịch Quảng Nam xây dựng dựa trên 3 tiêu chí: “Thi nhất là tạo ra môi trường sinh thái, môi trường xanh, điểm tham quan, điểm du lịch, khu khách sạn phải xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường Thứ hai là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch Tức là có gắng sử dụng vật liệu tái chế cho ngành du lịch, hạn chế thấp nhất sử dụng vật liệu gây ô nhiễm môi trường Và thứ ba trong bồi cảnh tình hình dịch bệnh thì tạo ra vùng xanh, vùng an toàn, điểm du lịch, nha hàng, khu vui chơi, giải trí, mua sam déu co gang xanh Tức là giống như cấp độ một, vùng xanh an toàn tuyệt đối dé du khách cũng yên tâm và ngành du lịch cũng
103 yên tâm ” (Phụ lục 9) Đây đều là những khía cạnh khá mới mẻ và được chú trọng hơn từ khi có dịch bệnh.
Bên cạnh đó cũng cần dành thời gian cập nhật công nghệ, tiếp cận các thé loại mới Khi các đơn vị báo chí Quốc tế, thậm chí một số tờ báo trong nước như Zing.vn đã có nhiều hình thức thể hiện mới như longform, megastory, inforgraphic thì các phóng viên mang du lịch ở Quảng Nam hau hết còn khá bị động khi tiếp cận hình thức này Phải tư duy, phải đổi mới dé tồn tại Có thé không cần trực tiếp thực hiện hậu kỳ, nhưng phải hiểu dé có thể phối hợp thực hiện một cách nhuan nhuyễn, thành thục Đây là cách chuẩn bị cho quá trình tác nghiệp khi bước vào không gian của toà soạn hội tụ. Đối với đầu tư trang thiết bị, các phóng viên cần cố gắng tự đầu tư để phục vụ cho nghề nghiệp của mình, bởi thật sự nó là cần câu cơm Đến với nghề bằng thái độ nghiêm túc, đầu tư xứng đáng, không chỉ về trí tuệ, mà còn chủ động đầu tư về công nghệ Nói như nhà báo Lê Hải Sơn của VOV miền Trung, không phải là vung tay quá trán, mà là đầu tư có mục đích, có kế hoạch.
Trong trường hợp quá khó khăn, phóng viên cũng có thể có sự kết hợp với những người đam mê nhiếp ảnh, để giúp tác phẩm của mình thực sự được đầu tư phan hình anh chin chu hơn, nâng cao chất lượng, tính thuyết phục của tác phẩm./.
Tiểu kết chương 3 Từ những van dé đặt ra ở chương 2, trong chương 3 này, tác giả luận văn đi sâu vào những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm về phát triển du lịch bền vững trên báo điện tử Không chỉ xem xét các giải pháp dựa trên phương diện nội dung, hình ảnh mà còn căn cứ vào thực tiễn hoạt động của mỗi đơn vị báo chí dé đưa ra các nhóm giải pháp khác, trong đó có đưa ra những ví dụ minh hoạ đi kèm Việc đưa ra ví dụ minh hoạ trên cơ sở thực tế những bài viết sẵn có cũng giúp luận văn có thêm tính chân thực và mang ý kiến xây dựng hơn Ở nhóm giải pháp về nội dung, tác giả luận văn nhắn mạnh vào cách lựa chọn vấn dé nhỏ dé triển khai, khai thác thế mạnh của báo điện tử là không giới hạn anh và đa phương tiện dé phát triển nội dung, thử nghiệm mô hình trải nghiệm cá nhân của các nhân vâth, các giải pháp về phát triển du lịch bền vững phải mang tính thực tiễn, đa dạng hoá người được phỏng vấn, bám sát vào xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường sử dụng nguồn cộng tác viên, đưa nội dung lên nền tảng số, tăng tính tương tác với độc giả trong từng tác phẩm Ở nhóm giải pháp về hình ảnh, tác giả luận văn nhân mạnh việc cần thiết của đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng và số lượng hình ảnh, sử dụng hình ảnh từ các đơn vị cung cấp, tăng cường thêm các thé loại như E-magazine, long form, infographic đề tạo hiệu ứng thị giác tốt cho độc giả, thu hút sự quan tâm của độc giả Ngoài ra, cũng cân nhắc nhóm giải phát day mạnh phát triển kinh tế báo chi dé tái đầu tư, phát triển toà soạn hội tụ, nâng cao tính phối hợp giữa các phóng viên và nhân viên hậu kỳ cho từng bài viết, từng trang báo điện tử.
Cùng với đó, trong chương 3 này, tác giả luận văn cũng đưa ra một số ý kiến khuyến nghị đối với không chỉ về phía các cơ quan báo chí, mà còn đối với các nhà quản lý chính sách và đặc biệt là các phóng viên Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, kinh phí dành cho báo chí được phân từ nguồn, có sự nhỏ giọt va chon lọc trong khi yêu câu đôi với chat lượng bai viet ngày càng cao.
Thách thức này đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi phóng viên, sự động viên, tạo điều kiện từ phía các cơ quan báo chí lẫn các nhà quản lý chính sách Với mỗi giải pháp được đưa ra, tác giả đều phân tích và khuyến nghị đơn vị nào nên tham khảo, đơn vị nào không cần Như phát triển con người, bồi dưỡng phóng viên, cán bộ quản lý, tăng mức thưởng nhuận bút đều có thê áp dụng cho 3 đơn vị được khảo sát Song cũng có những giải pháp về toàn soạn hội tụ, về mức tương tác với độc giả thì có đơn vị cần, có đơn vị không Các giải pháp đưa ra đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng về tính khả thi khi áp dụng, nhất là ở góc độ nhà quản lý và phóng viên.
Thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát và thực hiện luận văn, tác giả đề tài nhận thấy các vấn đề về phát triển du lịch bền vững của Quảng Nam trên báo điện tử được khai thác khá đầy đủ và toàn diện trên các khía cạnh về Kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường Các bài viết có sự đầu tư về cả nội dung lẫn hình thức Các tác phẩm báo chí đều bám sát dòng sự kiện, cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động du lịch Quảng Nam Luận văn cũng đã nghiên cứu và chỉ ra cách thức các phóng viên sản xuất các tác phẩm, những thuận lợi, khó khăn, những góc nhìn của người trong cuộc khi đặt bút viết những con chữ về van đề phát triển du lịch bền vững Hầu hết các phóng viên đều đã nhận diện được ban chat của du lịch bền vững, bám sát vào các đặc điểm dé thực hiện.
Song không phải lúc nào cũng sử dụng những cụm từ quen thuộc như: “phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch cộng đồng” mà hình thức thể hiện nội dung đa dạng hơn Đặc biệt, tính phản biện của báo chí được thể hiện khá rõ trong nhiều tác phẩm, không chỉ cung cấp những góc nhìn khác về phát triển du lịch mà còn chỉ ra những thiếu sót, hạn chế, những mặt chưa được của phát triển du lịch Quảng Nam trên con đường hướng đến sự bền vững dài lâu Đáng chú ý, đa số tính phản biện và góp ý lại đến từ những cây bút của địa phương, có sự gan bó dài lâu, am hiểu về phát triển du lịch bền vững Đây được đánh giá là điều khá đũng cảm đối với các cơ quan báo chí thuộc quản lý của chính quyền địa phương.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, việc đầu tư cho các tác phẩm báo chí ở mang du lịch Quảng Nam nói chung va du lịch bền vững của Quảng Nam hiện nay còn khá hạn chế, cả về nhân lực lẫn vật lực Yêu cầu về đổi mới là có, và các đơn vị đều đã nỗ lực chuyền đổi đề hướng tới đáp ứng yêu cầu độc giả Song sự hạn chế về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, các yêu cầu về chuyên đổi số, số hoá vẫn là một rào cản lớn Những phóng viên găn bó lâu năm luôn có cái nhìn đa chiêu và khá sâu khi thực hiện các tác phâm
107 về phát triển du lịch bền vững, nhưng lại hạn chế về mặt kỹ thuật, công nghệ, hình ảnh Trong khi đó đội ngũ phóng viên trẻ thì còn chưa dạn dày trong những mục phân tích, bình luận, đặt vấn đề và đưa ra các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững.
Những đề xuất, kiến nghị mà tác giả luận văn đưa ra vốn mang tính tham khảo, trong bối cảnh nguồn lực của các đơn vị báo chí còn hạn chế và nhiều ràng buộc về tinh giản biên chế ở khối các cơ quan nhà nước, sự nghiệp Tuy nhiên, tác giả luận văn cũng đã cân nhắc kỹ lưỡng về tính khả thi của nhóm giải pháp, tránh trường hợp giải pháp chỉ năm trên giấy Dẫu khó khăn nhưng với sự nỗ lực, yêu nghề của những người làm công tác báo chí, đặc biệt là sự quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực này của tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến, Quảng