Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí đã xây dựng thực hiện nhiều chuyên mục, chuyên trang, chương trình về những tắm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN VĂN LƯƠNG
KY CHAN DUNG TREN BAO IN VA BAO ĐIỆN TỬ
(Khảo sát báo in va báo điện tử Da Nang, báo in va báo điện tử Tuổi Trẻ thành phố
Hồ Chí Minh, báo điện tử VietnamPlus giai đoạn 2018-2020)
Đà Nẵng-2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN VĂN LƯƠNG
KY CHAN DUNG TREN BAO IN VA BAO ĐIỆN TỬ
(Khảo sát báo in và báo điện tử Da Nang, báo in và báo điện tir Tuéi Trẻ thành phố
Hồ Chí Minh, báo điện tử VietnamPlus giai đoạn 2018-2020)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01-UD
PGS.TS NGUYÊN VĂN DỮNG PGS.TS MAI QUỲNH NAM
Đà Nẵng-2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Văn Dững Những số liệu trongluận văn là trung thực Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bô trong bât cứ công trình nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
ĐOÀN VĂN LƯƠNG
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên Viện Đào tạo Báochí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại họcQuốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường Đặcbiệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Nguyễn Văn Dững đã
tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
ĐOÀN VĂN LƯƠNG
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MỞ ĐẦU 552: 22 t2 tre 6
1 Lý do chọn đề tài ¿- ¿5s s+SxeEkeEE2E12E12111717121111121111 11111 6
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu -¿ 2¿©2++¿+2++cx2Exerxeerxerrrerkerrrrrei 9
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiÊn CỨU 55 2+ 2< 3+ +*E++xvEseeeeeeeeerrreere 14
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 5-2 +£+£+z++£++£++zxerxezes 14
5 Phương pháp nghiÊn CỨU - << 11 E1 vn ng rey 15
6 Kết cau của luận văn tk EEEkSEEEEEEEESEEEEEESEEEEEkEkrkrrerrekee 17
Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE KY CHAN DUNG 18
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tai eee 18
1.1.2 Bao an 20 1.1.3 Ký chân dung «+ 1xx vn ng ng 22
1.1.4 Mega S(OTV TT TH TH TH TH HH nh 231.2 Đặc trưng, đặc điểm của ký chân dung trên báo 1n và báo điện tử 24
1.2.1 Đặc điểm ký chân dung - 2+ ©52+£+E++EE+Exerxerxerrerrerreee 24
1.2.2 Đối tượng ký chân dung hướng đến 2- 2-5 s22 25
1.2.3 Thành phần phải có trong bài ký chân dung -. 25 1.2.4 Kết cau bài ký chân dung -2- 2-52 +52+££+££+EE+EE+rxerxerxeres 26 1.3 Quan điểm của Dang, Nhà nước về tuyên truyền người tốt việc tốt 27
1.4 Vai trò của báo chí và thế mạnh của ký chân dung trong việc tuyêntruyền người tốt, ViỆC tỐt -¿- ¿©2222 2EEEEEEE1E2171211211211211 11211 cxe 31
1.5 Một số tiêu chí của người tốt, việc tốt trên báo chí hiện nay 35
1.5.1 Tiêu chí người tốt, việc tỐt ¿- 2 2+EeckeEeE2Erkerkerkersrei 35
1.5.2 Tiêu chí người tốt, việc tốt trên báo chí -z-sz=s+ 38 Chương 2: KHAO SÁT KY CHAN DUNG TREN CAC TO BAO IN VÀ BAO ĐIỆN TU oieoecceccccccccccsccsccscssscssessesscssessscsscsucsussucssessessessecsecsseanessesseeseeaes 42
Trang 62.1 Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát - -‹ <-<<<<<ss+ 42
2.1.1 Báo Đà Nẵng (5c St 2E 221111210112101121211 11111111 re 42
2.1.2 ai on 43
PSG: và ¿ii nh 45
2.2 Thực trạng các tác phẩm ky chân dung trên báo in va báo điện tử 47
2.2.1 Số lượng và tần Suất - + s+c++cktEk£EEEEEEEEEEEerkerkrreee 472.2.2 Nội dung chính của các bài ký chân dung - 522.2.3 Hình thức thé hiện các bài ký chân dung trên báo in 632.2.4 Hình thức thé hiện các bài ký chân dung trên báo điện tử 672.2.5 So sánh ký chân dung trên báo in va báo điện tử của các báo trong
diện khảo SAt -¿- 2© ¿SE 2EEEE2E1E2112112711211711211211211211 1121111 re 73
Chương 3: THÀNH CONG, HAN CHE VA MOT SO GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ NHẰM NANG CAO CHAT LƯỢNG CAC BAI KY 07.98000011 ố.ốố T1
3.1 Thành công, hạn chế của các bài ký chân dung trên các báo trong
3.2.2 Giải pháp từ cơ quan báo Chi - -‹-s- + sssksseseeeseeersee 88
3.2.3 Giải pháp với nhà ĐáO - s5 2+ Sky 91
3.2.4 Giải pháp về cơ chế tài chính, nhuận bút . - 933.2.5 Giải pháp về đào tạO ¿5-52 2s 2k2 E212211211211 2112111 cxee 94
3.3 Một số kiến nghị, 5c ©522SE2E 2E E221 211211211211211 111cc, 95
3.3.1 Kiến nghị với báo Da Nẵng -2-©5¿©c22ccczczxerxrrxerree 95
3.3.2 Kiến nghị với báo Tuổi trẻ 2-2-2 + +s+E+E++EE+Ex+rxerxerxee 98
Trang 73.3.3 Kiến nghị với báo Vietnamplus -:-¿- 2 + s+zx+zxzse+ 99
KET LUAN 0oooecceccecccccccccescssessscsscsscssessessssssssecsscsucsussuessessessesssssesseseesseesesaees 102
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -22-©52+2z+czssczcez 108
PHU LLỤCC - 2-22 ©2E2EECSEESEECEE127127122711271 271.11 T1 re 113
Trang 8DANH MUC CHU VIET TAT
Bién tap vién Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phó Tổng biên tậpPhát thanh — Truyền hìnhPhương tiện truyền thôngPhỏng vấn
Tổng biên tập
Thạc sĩ
Xã hội Chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC BANG, BIEU DO
Bang 2.1: Tan suất xuất hiện bài ký chân dung trên báo in và báo điện tử 51
Bang 2.2: Mức độ của độc giả về tiêu chí yêu nước về người tốt, việc tốt thé
hiện trên ký chân dung của 5 ĐáO - - + SE Sxk*ESSiksrkerrsrkerrrrke 52
Bảng 2.3: Mức độ của độc giả về tiêu chí nhân ái, nghĩa tình về người tốt,
việc tốt thé hiện trên ký chân dung của 5 báo - - 5 + 2+£+x+rxerxzxez 56
Bảng 2.4: Mức độ của độc giả về tiêu chí trách nhiệm, nêu gương về người
tốt, việc tốt thể hiện trên ký chân dung của 5 báo 2 2scscsc+2 61
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng ảnh trong các bài ký chân dung trên báo in Đà
Nẵng và báo in Tuổi trẺ + ¿- SE SE+EE+E£EE£EEEEEEEE2E121217111211 2171212 cre 66
Biểu đồ 2.2: Ty lệ sử dung ảnh, video trong các bai ky chân dung trên bao
Trang 10PHAN MỞ DAU
1 Lý do chon đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Dang va Nhà nước ta rat coi trọng
việc đào tạo và xây dựng nhân tố con người Con người được xem là nhân tốquan trọng hàng đầu đề thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước vì mục tiêudân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công băng và văn minh Do đó, viết vềngười tốt việc tốt (NTVT) luôn là đề tài sinh động và giàu sức sống của báochí cách mạng Việt Nam Chan dung trên bao chí được phản ánh dang dạng,
phong phú với nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc nêu gương NTVT Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói với đồng bào, đồng chí cả nước: “Mỗi
người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoađẹp Những chiến công và thành tích nổi bật, vang dội thì ai cũng có thểthấy Còn những việc nhỏ, bình thường nhưng ích nước, lợi dân thì hay bị
xem thường”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những việc làm của họ, dù nhỏ, nhưnggiống như những giọt nước thấm vào lòng đất, chảy về một hướng thành suối,
thành sông và hợp thành biển cả có một ý nghĩa lớn lao, thé hiện tinh than
trách nhiệm cũng như lòng nhân ái “thương người như thé thương thân”,
“mình vì mọi người” của nhân dân ta Những việc làm đó cần được khen
thưởng đúng mức đề động viên, khuyến khích mọi người hăng hái làm nhữngviệc ích nước, lợi nhà.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, nhân tố con người, phát triểnngu6n nhân lực chính là phát triển yếu tổ nội sinh, nếu được phát huy va sử
dụng có hiệu quả sẽ là động lực, nguồn sức mạnh dé phục vụ cho chính sách con người và xã hội Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII Đảng ta khang định: “Tư tưởng chi đạo xuyên suốt các chủ trương chính sách
Trang 11của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hóa xã hội là chăm sóc, bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người, với tư cách là động lực, vừa là mục tiêu của
cách mạng”.
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai
thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoáXI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước” Theo đó, bên cạnh xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội, các cấp bộ ngành Trung ương và địa phương không ngừng quan tâm
xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh Qua các phong trào
thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều gương NTVT; nhiều tắm gương lao động
sáng tạo say mê, dũng cảm, hy sinh quên mình vì công việc chung, vì tráchnhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng, trước nhân dân góp phần mang lại giá trịnhân văn cao đẹp trong xã hội.
Cùng với việc coi trọng vai trò của gương NTVT, Dang va Nhà nướcxác định tam quan trọng của việc tuyên truyền rộng rãi những tam gương đótrên báo chí Điều này cũng phủ hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ ChíMinh khi cho rang “Lay gương người tốt, việc tốt dé hàng ngày giáo dục lẫnnhau là một trong những cách tốt nhất dé xây dựng Đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sông mới” [39, tr 558].
Từ năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu báo Đảng và báo của
các đoàn thể mở ra chuyên mục “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền rộng rãi
gương tốt trong quần chúng nhân dân Tiếp thu tư tưởng của Hồ Chủ tịch,trong Luật Báo chí 2016 của nước ta cũng quy định rõ một trong nhữngnhiệm vụ của báo chí là: “Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tômới; dau tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượngtiêu cực xã hội khác”.
Viết về NTVT, những nhân cách cao đẹp theo tu tưởng Hồ Chí Minh là
công việc văn hóa, giáo dục góp phân làm cho cái tôt, cái đẹp, cái thiện ngày
Trang 12càng có nhiều hơn, trở thành phổ biến trong xã hội, chiến đấu và chiến thắng
cái xấu, cái ác, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân Với sự quan tâm chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí đã xây dựng thực hiện nhiều
chuyên mục, chuyên trang, chương trình về những tắm gương điển hình, tiêu
biểu trong học tập và làm theo Bác ở tat cả các loại hình báo chí với nhữngtác phẩm báo chí có giá trị, lan tỏa những điều tốt đẹp trong đời sống xã hội,với phương châm lấy cái tốt đè bẹp cái xấu, cái tích cực day lùi cái tiêu cực;đồng thời phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, học không đi đôi vớilàm, bệnh hình thức, báo cáo không trung thực; đấu tranh với các quan điểm
sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội Các tác phẩm
báo chí không chỉ có tác dụng tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng xã hội
mà còn biểu dương, tôn vinh những con người thật, những việc làm cu théđang diễn ra từng ngày, từng giờ Từ đó, góp phần xây dựng con người ViệtNam ngày càng phát triển toàn diện về thẩm mỹ, nhân cách và tri thức, hướngtới những giá tri chân, thiện, mỹ.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ này của
báo chí vẫn còn nhiều hạn chế Một số cơ quan báo chí dường như tập trung quá nhiều vào việc khai thác thông tin tiêu cực, thiếu vắng những hình ảnh gương NTVT Trong báo cáo hằng năm của Hội Nhà báo Việt Nam về công tác báo chí cũng đã nêu lên những hạn chế của báo chí hiện nay, đó là tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, thiên về khai thác những mặt trái của xã hội
với nội dung, hình ảnh phản cảm, giật gân, câu khách vì mục đích kinh tẾ:thiếu thông tin phản ánh tích cực về con người điển hình tiêu biểu, nhữnggương NTVT Điều này cho thấy, việc tuyên truyền về gương NTVT trên báochí nói chung và trên báo in va báo điện tử nói riêng càng trở nên quan trọng
và cấp thiết hơn bao giờ hết Trong đó, thể loại ký chân dung (KCD) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền gương NTVT, từ đó nhân rộng
các gương điên hình tiên tiễn ra xã hội, góp phan lan tỏa những giá trị tốt đẹp,
Trang 13tạo niềm tin, sự phan khởi, lạc quan trong xã hội, tao động lực tinh thần thúc
đây công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước Tuy vậy, so với nhiệm vụ đặt ra, số
lượng bài viết trên báo chí biểu đương NTVT còn ít, thiếu những tác phẩm có
chất lượng cao Việc nghiên cứu thê loại KCD và sử dụng thể loại này trong quá trình viết báo nói chung và trên báo in, báo điện tử nói riêng sẽ góp phan
tạo ra những tác phâm báo chí có giá trị, hap dan và thu hút công chúng, từ đótạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn những gương NTVT trong xã hội.
Với những vấn đề đặt ra như trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Ky chân dung trên báo in và báo điện tử” (khảo sát báo in va báo điện tử
Đà Nẵng, báo in và báo điện tử Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, báo điện tử
Vietnamplus giai đoạn 2018-2020) Qua việc khảo sát nội dung và hình thứcchuyên tải thông tin của các bai KCD trên báo in và báo điện tử Đà Nẵng, báo
in và báo điện tử Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, báo điện tử Vietnamplus;
từ đó, đánh giá ưu, nhược điểm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng các bài KCD trên 2 loại hình báo chí này.
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về KCD trên báo chí, đặc biệt là viết về NTVT đã có các
công trình nghiên cứu trước đây như:
“Chan dung con người Việt Nam trên báo in hiện nay” (Khảo sát tin,
bài về người tốt, việc tốt trên các báo Tuổi trẻ, Lao động, Đại đoàn kết năm
2014 đến hết tháng 3/2015) (Luận văn Thạc sĩ Báo chí — Trương Thị Yến).
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát, tìm hiểu và phân tíchchân dung con người Việt Nam ở khía cạnh con người tích cực, tiêu biểuđược tuyên truyền qua những tin, bài NTVT trên 3 nhật báo Tuổi trẻ, Lao
động, Đại đoàn kết Qua khảo sát cho thấy: Hầu hết các bài viết về cơ bản đã
phát huy, thể hiện được các đặc trưng của thé loại nên truyền tải được nội
dung và có sức hap dân nhât định Tuy nhiên vân còn có một sô bài viet chưa
Trang 14thé hiện rõ thuộc thé loại báo chí nào nên chưa làm tăng giá trị nội dung thông
tin trong bài viết.
Theo tác giả, mức độ thê hiện NTVT trên trang báo về cơ bản được độc
giả đánh giá tốt, tuy nhiên vẫn có những nội dung chưa thể hiện tốt chân dung con người, đòi hỏi mỗi báo cần quan tâm hơn đến những nội dung này Về hình
thức, hạn chế dễ nhận thấy là các tác phâm về NTVT chưa được tô chức thành
các chuyên trang, chuyên mục cô định Tỷ lệ sử dụng ảnh minh họa trong trình bày tác phẩm về NTVT khá cao, cơ bản đã phát huy được vai trò của ảnh minh
hoa Các báo đều đã có những cố gắng trong việc thay đổi hình thức trình bày dé
tăng tính hấp dẫn, nhưng vẫn chưa được độc giả đánh giá cao.
“Tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên nhật báo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” (Khảo sát báo Tiền Phong và Thanh Niên từ tháng
6/2012 đến tháng 6/2013) (Luận văn Thạc sĩ bao chí — Dương Thị Mai).Trong công trình nghiên cứu này, tác giả luận văn đã tìm hiểu, khảo sát, phân
tích thực trạng tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên báo Tiền Phong
và báo Thanh Niên Qua đó cho thấy các tin, bài đã tập trung phản ánh nhữngtam gương thanh niên tiêu biểu tham gia vào các lĩnh vực nghiên cứu khoahọc, phát triển kinh tế, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ Tổ quốc Nội dung
của các bài báo này đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của
đoàn viên, thanh niên Theo nghiên cứu của tác giả cho thấy, hai tờ báo này
có xu hướng mat cân đối giữa ty lệ tin bài về gương thanh niên tiêu biểu va
những tin, bài về thanh niên chưa tốt làm tác động không nhỏ đến nhận thứccủa thanh niên nói chung Từ đó, tác giả đưa ra 3 giải pháp về nhận thức,nguồn lực và chế độ, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyêntruyền gương thanh niên tiêu biểu trên báo Thanh niên và báo Tiền Phong
“Người tốt việc tốt” trên báo chí hiện nay, thực trạng và vấn đề đặt ra”
(Khảo sát trên các báo: Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, HaNdimoi, Lao Động từ năm 2004 — 2006) (Luận văn Thạc sĩ Báo chí — Bùi Thi Thu Trang).
10
Trang 15Qua công trình nghiên cứu này, tác giả luận văn đã thống kê số lượng, dung
lượng các bài báo về NTVT trên 4 tờ báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân,
HàNộimới, Lao Động Đồng thời nêu rõ các khía cạnh nội dung, hình thức thé
hiện, cũng như những thành công và hạn chế Từ đó, tác giả đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về NTVT trên các báo
“Thông tin về điển hình tiên tiễn trong phong trào bảo vệ an ninh Tổquốc trên báo in ngành Công an” (Khao sát 3 báo: An ninh Thủ đô, Công an
Nhân dân, Công an Thành phó Hồ Chí Minh từ thang 1 đến tháng 12/2012)
(Luận văn Thạc si Báo chí — Nguyễn Kim Anh) Trong công trình nghiên cứu
này, tác giả luận văn đã phản ánh tình hình thông tin về gương điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của lực lượng chiến sĩ công an nhân dân Đồng thời nêu rõ hiệu qua tác động của các bài báo mang
lại đối với phong trào này Bên cạnh những tam gương tiêu biểu, những tập
thê điển hình được các báo tuyên đương, vẫn còn chú trọng đến những cá
nhân, tập thể trong ngành công an, mà chưa chú trọng đến những gươngNTVT ngoài ngành; nhiều bài viết còn chung chung, chưa tập trung chuyên
sâu vào nhân vật Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp về nguồn tài chính, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ và công tác phối hợp giữa báo in ngành công an với
các báo khác.
“Hình ảnh người chiến sĩ công an thủ đô qua báo chí Hà Nội” (Khảo sát
báo An ninh Thủ đô, HàNộimới, chuyên mục “Truyền hình ATV” và chuyên
mục “Truyền hình Vì an ninh Thủ đô” của Dai Phát thanh Truyền hình HàNội từ thang 1 đến thang 6/2012) (Luận văn Thạc sĩ Báo chí — Bùi NgọcMai) Qua khảo sát thực tế, tác giả luận văn đã chỉ ra những ưu, nhược điểmcủa báo chí thủ đô trong việc tuyên truyền hình ảnh người chiến sĩ công an
Các báo đã phản ánh khá rõ nét về hình ảnh người chiến sĩ công an trên nhiều lĩnh vực công tác giúp độc giả hình dung được các hoạt động của người chiến
sĩ công an thủ đô Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra những hạn chê của các báo
11
Trang 16như: Mới chỉ tập trung khắc họa hình ảnh người chiến sĩ công an thủ đô trong
công tác đấu tranh trấn áp tội phạm Trong khi đó, còn thiếu các bài viết về
hình ảnh người chiến sĩ công an trong công việc ngày thường dé từ đó khắc
họa rõ nét đời sống tinh thần, đạo đức, lối sống của người chiến sĩ công an thủ
đô; đồng thời đấu tranh, phê phán những biểu hiện chưa tốt của một số cánhân, tập thể trong ngành công an
“Khắc họa chân dung qua phỏng van trên báo in Việt Nam hiện nay”
(Khảo sát báo Thể thao — Văn hóa cuối tuần, Lao động cuối tuần và Chuyên
dé An ninh thế giới Giữa tháng — Cuối tháng từ tháng 1/2012 đến tháng
12/2014) (Luận văn Thạc si Báo chí — Trần Thị Huyền Châm) Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đi sâu khảo sát, tìm hiểu về đặc trưng, thực trạng nội dung và hình thức của dạng phỏng vấn khắc họa chân dung Qua đó, tác
giả đã nêu ra những vấn đề còn tồn tại đối với phỏng vấn khắc họa chân dungtrên báo in hiện nay và dé xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dang bàinày trên thực tế nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề
tài nghiên cứu như:
“Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục
Người đương thời của Đài Truyền hình Việt Nam (2001 — 2006)” (Luận văn
Thạc sỹ Khoa học Báo chí - Trương Thị Diệu Thuý) Việc nghiên cứu chuyên
mục Người đương thời với tư cách là một hệ thống các tác phẩm ký chân
dung NTVT trên truyền hình cũng phần nào đóng góp những kinh nghiệm lýluận và thực tiễn về thê loại ký chân dung - một thê loại không thé thiếu của
các nên báo chí Qua nghiên cứu, tác giả tìm ra cách thức thực hiện một tác
phẩm ký chân dung truyền hình đạt chất lượng cao và tác động sâu sắc đếncông chúng nghe nhìn; đồng thời đưa ra giải pháp góp phần tăng cường hiệu
qua của chuyên mục Người đương thời nhằm thoả mãn nhu cầu xem và khám
phá của khán giả.
12
Trang 17“Phim tài liệu chân dung truyền hình” (Khảo sát qua hãng phim truyền
hình (TFS)- Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh từ 1991-2006” (Luận văn Thạc
sỹ Khoa học Báo chí - Bùi Thị Thủy) Trong công trình nghiên cứu này, tác
giả cho thấy dù cơ chế còn nhiều bất cập trong sản xuất phim tài liệu chân
dung, nhưng tác phẩm báo chí ở dang nay đã khang định sự cộng hưởng tolớn từ phía khán giả về lượng người xem; về hiệu quả hình ảnh, âm thanh tácđộng mãnh liệt tới khả năng nghe, nhìn của con người So với các loại hình
báo chí, ký chân dung trên báo hình có tính năng vô cùng ưu việt khi nhận lay
trọng trách nhân lên những nhân tố tích cực trong xã hội Qua khảo sát một số
phim tài liệu chân dung do TFS sản xuất từ 1991-2006, tác giả so sánh giữa
ký chân dung trên báo in và phim tài liệu chân dung truyền hình dé đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả nghe nhìn của phim tài liệu
chân dung truyền hình thông qua ngôn ngữ báo hình
Sách về ký chân dung hoặc có liên quan đến ký chân dung:
Duc Dũng (2003), Ky văn học và ký báo chí, Nxb Văn hóa — thông tin.Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, NxbThành phố Hồ Chí Minh, Thành phó Hồ Chí Minh
Hồng Thanh Quang (2007), Những lát cắt số phận: Chân dung chínhkhách và văn nghệ sĩ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Với nguồn tài liệu khá phong phú về KCD của các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả luận văn sẽ cô găng tiếp nối, triển khai những tri thức
mà những người đi trước dé cập, đồng thời bổ sung một số van dé còn khiếmkhuyết trong nghiên cứu lí luận và thực tiễn của thể loại KCD trên báo in và
báo điện tử Đặc biệt, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu
về KCD trên báo in và báo điện tử Đà Nang, Báo điện tử Tuổi Trẻ Thành phó
Hồ Chí Minh, Báo điện tử Vietnamplus Do đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu
dé tài “Ký chân dung trên báo in và báo điện tử” (khảo sát báo in và báo điện tử Da Nẵng, báo in và báo điện tử Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, báo
13
Trang 18điện tử VietnamPlus giai đoạn 2018-2020) nhằm đưa ra những giải pháp phù
hợp để nâng cao chất lượng bài KCD trên các tờ báo khảo sát nói riêng và
trên báo In và điện tử nói chung.
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa các van đề lý luận liên quan đến dé tài, luậnvăn khảo sát nội dung và hình thức chuyền tải thông tin của các bài KCD trên
báo in và báo điện tử Đà Nang, báo in và báo điện tử Tuổi Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh, báo điện tử Vietnamplus; từ đó, đánh giá ưu, nhược điểm và đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng các bài KCD trên các tờ báo khảo sát nóiriêng và KCD trên báo In, báo điện tử nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Dé thực hiện được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về KCD và vai trò của KCDtrong việc tuyên truyền về NTVT trên báo in và báo điện tử dé làm cơ sở cho
những nghiên cứu của đề tài luận văn.
Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tác phẩm KCD viết về
NTVT trên báo in va báo điện tử Đà Nẵng, báo in và báo điện tử Tuổi Trẻ
Thành phố Hồ Chi Minh và báo điện tử Vietnamplus hiện nay; những thành công, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối KCD về NTVT trên báo in và
báo điện tử.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng bàiKCD về NTVT trên các tờ báo trong diện khảo sát và KCD trên báo in và báođiện tử nói chung.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Ký chân dung trên báo in và báo điện tử
14
Trang 19Phạm vi nghiên cứu: Báo in và báo điện tử Đà Nẵng, báo in và báo điện
tử Tuôi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, báo điện tử Vietnamplus trong giai đoạn
từ năm 2018 — 2020.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước ta về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chí trong xây dựng vàphát triển con người, tôn vinh NTVT
-Các phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:
Phương pháp nghiên cứu thứ cấp:
Tác giả sử dụng nguồn thông tin, các kết quả nghiên cứu trước đó đã được công bố để làm sáng tỏ cho vấn đề mình nghiên cứu Đây chính là những lí thuyết cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm
kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu
Nguồn thông tin, các kết quả công trình nghiên cứu trước đó đã đượccông bố được tác giả luận văn thu thập, tìm kiếm thông qua công cụ tìm kiếm
Google, Thư viện điện tử của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội), thư viện sách, nhà sách và các loại sách chuyên
ngành, sách chuyên khảo, các loại báo in và báo điện tử có đề cập đến KCD Các nguồn tài liệu nghiên cứu này phải được công bố trong thời gian gần đây Trên nguồn tư liệu này, tác giả luận văn tiếp nhận, kế thừa kiến thức chuyên
môn căn bản, nền tảng dé phục vụ công trình nghiên cứu của mình bằng việc
trích dẫn có chọn lọc.
Phương pháp thông kê:
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp thống kê để thu thập các bài
KCD trên các tờ báo được khảo sát, cụ thé là báo in va báo điện tử Da Nẵng,
báo in và báo điện tử Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh, báo điện tử Vietnamplus giai đoạn 2018-2020 Số liệu thu thập được xử lý tổng hợp và
15
Trang 20trình bày một cách khoa học, dé hiểu Kết quả có được sẽ giúp khái quát đượcđặc trưng của tổng thé.
Phương pháp phân tích tác phẩm:
Là phương pháp dùng dé thu thập, xử lý số lượng và phân tích các tác
phẩm KCD trên báo in và báo điện tử Da Nẵng, báo in va báo điện tử Tuổi trẻThành phố Hồ Chí Minh, báo điện tử Vietnamplus trong thời gian từ tháng1/2018 đến hết thang 12/2020 Qua việc phân tích từng tác phẩm KCD cu thé,
tác giả luận văn khám phá, tìm tòi, phát hiện ra cách thức thể hiện nội dung và
hình thức của tác phẩm trên báo in và báo điện tử được chọn khảo sát dé so
sánh, đối chiếu Từ đó, tìm ra sự tương đồng và khác biệt, xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận của đối tượng với nhau dé tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm.
Phương pháp quan sát:
Với ưu thế vừa là người nghiên cứu vừa là phóng viên đã và đang tácnghiệp trong lĩnh vực báo in và báo điện tử gần 20 năm qua, tác giả luận vănthu thập dir liệu thông qua kinh nghiệm viết KCD của bản thân và quan sát từ
các đồng nghiệp, dé phát hiện van đề nghiên cứu, đặt giả thuyết và kiểm
chứng giả thuyết
Phương pháp phân tích thông điệp:
Tác giả luận văn phân tích thông điệp của bài KDC Từ đó xác định rõ
đối tượng công chúng tiếp nhận thông điệp và lựa chọn phương thức để đưa
thông điệp đến công chúng sao cho hiệu quả
Phương pháp điêu tra xã hội học:
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với bộ câu hỏiphỏng van sâu gồm 8 câu dé phỏng van trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua
email) từ 8 đến 10 nhà báo đang hoạt động tác nghiệp có viết KCD ở nhiều báo in và báo điện tử, gồm: báo Đà Nẵng, báo Đồng Tháp, báo Tuổi trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh, báo Công an Nhân dân, báo Người đưa tin, báo
16
Trang 21Pháp Luật Nội dung câu hỏi phỏng vấn tập trung vào các vấn đề như: Cách
tiếp cận đề tài và nguồn tin; ưu điểm và hạn chế của KCD trên báo in và báo
điện tử hiện nay; sự khác nhau giữa viết KCD trên báo in và báo điện tử;
KCD trên báo in va báo điện tử cần đổi mới nội dung và hình thức như thế
nào dé hap dẫn bạn đọc; nhà báo cần làm gi dé nâng cao kỹ năng viết KCDnhằm nâng cao chất lượng tác phẩm; tòa soạn cần xây dựng các chuyên mục
KCD viết về NTVT như thé nao dé đáp ứng yêu cầu bạn đọc và thực hiện tốt
nhiệm vụ tuyên truyền.
Qua đó tìm hiểu, thu thập kiến thức về kỹ năng tác nghiệp và viết KCD
của nhà báo trên báo in và báo điện tử nhằm khai thác thông tin nhân vật hiệu quả nhất và thé hiện tac phâm KCD có chất lượng cao cả nội dung và hình thức
dé thu hút độc gia Tác giả luận văn cũng sử dụng phương pháp phát phiếu thăm
dò độc giả dé thu thập ý kiến ban đọc về các bài KCD dé có những đánh giá,nhận xét khách quan về chất lượng các bài KCD trên các tờ báo
6 Kết cau của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tải liệu tham
khảo, luận văn được kết cầu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận về ký chân dung.
Chương 2: Khảo sát ký chân dung trên các tờ báo 1n bà báo điện tử.
Chương 3 Thành công, hạn chế và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các bài ký chân dung.
17
Trang 22Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE KY CHAN DUNG
1.1 Một số khái niệm liên quan đến dé tai
1.1.1 Báo inBáo in là một trong những loại hình của báo chí, được thực hiện bangphương tiện in gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, ban tin thông tan
Báo in ra đời sớm nhất trong các thể loại báo chí khác Từ năm 1447,
với sự ra đời của công nghệ in đã đặt nên móng cho báo In phát triển vượt
bậc Từ nửa đầu thé ky XVII, báo in đã được xuất bản thường xuyên với
lượng đọc rất lớn Đến cuối thế kỷ XVII, nội dung của các tờ báo in đã thay đổi rất nhiều, nhất là về mặt nội dung Tới năm 1844 với sự ra đời của máy điện báo, đánh dấu sự thay đổi của ngành báo in và trở thành phương tiện
truyền thông không thể thiếu của đời sống xã hội Tuy một thời ở đỉnh cao,nhưng với sự ra đời của phát thanh, truyền hình, đặc biệt là báo mạng điện tử
đã làm cho báo in ngày càng khó khăn Đến nay có rất nhiều quan niệm khácnhau về báo in:
Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo in là loại hình báo chí
sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in dé phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí In”.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, định nghĩa: “Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bang ký hiệu chữ
viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đềthời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối
tượng nào đó với mục đích nhất định [14, tr.101].
Theo TS Hà Huy Phượng trong cuốn “Giáo trình nhập môn báo in”, thì
cho rằng: “Báo in là thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí định kỳ thông tin thời
sự các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in ấn dé chuyền tải thông tin”.
18
Trang 23Thế mạnh va hạn chế của báo in:
Về thế mạnh, so với các loại hình báo chí khác, báo in luôn đầu tư nội
dung, thông tin chính xác, bảo đảm khách quan Việc biên tập, kiểm duyệt
khắt khe và kỹ lưỡng Các van đề về kinh tế, văn hóa luôn được bình luận chuyên sâu Chính những điều nay làm cho báo in có độ tin cậy hơn so với báo điện tử Cụ thé:
Thứ nhất, báo in có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ tin cậy cao Báo in
tác động vào thị giác, do đó có lợi thế thu phục lý trí và tình cảm con người
băng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận thông qua các luận điểm, luận chứng, luận cứ và số liệu chân thực.
Thứ hai, thông tin báo in có độ tin cậy, chính xác cao va dé bao
quản Do đó, nhà báo được xem là nhà chép sử, là người thư ký của thời
đại Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc lưu giữ các dữ
liệu trên máy tính và phương tiện khác rất thuận tiện, nhưng tư liệu báo In
vẫn còn sức nặng riêng.
Thứ ba, với báo in, người đọc có thé hoàn toàn chủ động về không
gian, thời gian và tư thế trong việc tiếp nhận thông tin Mặt khác, có thể đọc
đi đọc lại một ấn phẩm dé nhận thức, khai thác các tầng nac thông tin về những vấn đề phức tạp, tế nhị Chính lợi thế này đặt yêu cầu và tính chuyên
nghiệp cao cho những người làm báo In trong quá trình cạnh tranh thông tin hiện nay.
Thứ tư, dé tài và nguồn tin trên báo in có thé là nguồn tin cho các loạihình báo chí khác khai thác, phát triển, nhất là truyền hình
Bên cạnh những thế mạnh trên, báo in có những hạn chế sau:
Thứ nhất, tính thời sự của thông tin chậm Chu kỳ xuất bản ngắn nhấthiện nay là từ 24 đến 12 giờ Trong khi tốc độ phát triển cuộc sống ngày càngnhanh, cùng với sự hỗ trợ tối đa của kỹ thuật, công nghệ truyền thông và các
19
Trang 24công cụ hỗ trợ mềm thì nhu cầu thông tin của công chúng đòi hỏi cập nhật
ngày càng nhanh.
Thứ hai, việc phát hành báo in tốn kém, chậm chap, cồng kénh, phụ
thuộc vào phương tiện vận tải, đường sá giao thông và các điều kiện tự nhiên.
Thứ ba, ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hìnhảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bang ngôn ngữ không cao và kỹ thuậtviết và trình bày, in ấn không bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn
Thứ tư, giá thành của báo in nhìn chung đắt hơn các sản phẩmtruyền thông khác Mỗi tờ báo hằng tháng phải chi hàng chục ngàn đồng.Mức chi này không phải nhóm công chúng nào cũng đáp ứng được, đặc biệt là nông dân va từng lớp dân nghèo ở thành thị Do đó, báo in không
chỉ kén chọn công chúng từ bình diện trình độ văn hóa mà còn cả mức sống
và điều kiện sống
1.1.2 Báo điện tử
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời sau báo In, phát thanh vàtruyền hình Bản thân nó mang trong mình sứ mạnh của PTTT đại chúngtruyền thống, cùng kết hợp với mạng internet nên có nhiều ưu điểm vượt trội,trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các PTTT đại chúng vào
cuộc đua quyết liệt Trước đây, khi xảy ra một sự kiện thì “phát thanh đưa tin,
truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích” thì bây giờ, báo điện tử
có thé đảm đương nhiệm vụ của ca phát thanh, truyền hình lẫn báo in một
cách dễ dàng.
Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và pháttriển của báo điện tử Sau khi tờ điện tử đầu tiên Chicago Tribune ra đời vào
tháng 5/1992, báo điện tử đã có sự phát triển chóng mặt Chỉ sau 8 năm, trên
thế giới đã thống kê có 8.474 tờ báo điện tử ra đời Từ năm 2000 trở đi, các
hãng thông tan lớn như AFP, Reuters, các đài truyền hình CNN, NBC và các
20
Trang 25tờ báo News York Times, Washington Post đều có tờ báo điện tử của mình
và coi đó là phương tiện dé phát triển thêm công chúng báo chí
Tại Việt Nam, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương ra đời địa chỉ
http://quehuongonline.vn, đánh dấu sự ra đời của báo điện tử ở nước ta và kế
từ đó, số lượng báo điện tử không ngừng phát trién mạnh mẽ.
Ưu thế của báo điện tử là có khả năng tương tác cao giữa tờ báo và
công chúng, giữa công chúng với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập
các diễn đàn báo chí Báo điện tử còn có khả năng đa phương tiện, tính thời
sự, khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng
Hiện trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: báo điện tử (electronic journal), báo trực tuyến
(online newspaper), báo mạng (cyber newspaper), báo chí Internet (Internet
newspaper), báo mạng điện tử Tuy nhiên, khái niệm “báo điện tử” vẫn được
dùng thông dụng nhất hiện nay Ngay trong các văn bản pháp qui của Nhà
nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Trong Điều 3, Chương | của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999
về Sửa đôi bố sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật
ngữ “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” dé chỉ loại hình
báo chí này Trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chínhphủ về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thôngtin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gom dich vuphát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩmtrên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet
Báo điện tử được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành
dựa trên nền tảng Internet; được xuất bản bởi tòa soạn điện tử Người đọc báo
điện tử dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, các thiết bị di
21
Trang 26động có kết nối Internet Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập
nhật thường xuyên và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Báo điện tử khác
trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật thông tin và cho phép mọi người
trên thế giới tiếp cận thông tin nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian,
thời gian Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ítnhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, cũng như khả năng của tác giả, luận
văn sử dụng khái niệm báo điện tử được dẫn theo khái niệm của TS Nguyễn
Thị Trường Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): “Báo điện tử làmột loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và
phát hành trên mạng Internet” [26, tr.53].
1.1.3 Ký chân dungNhà nghiên cứu Đức Dũng quan niệm: KCD là thé loại báo chí duynhất lay con người làm đối tượng chủ yếu dé phản ánh Con người trong tác
phẩm KCD phải có địa chỉ sát thực, tiêu biểu, đáp ứng được yêu cầu tuyên
truyền thời sự Con người phải được đặc tả ở diện mạo, dáng vẻ bề ngoài,hoặc thông qua những hành động, những việc làm tiêu biéu
PGS TS Duong Xuân Sơn định nghĩa: KCD là một thé loại thuộc thé
ký báo chí có đối tượng phản ánh là những con người hay một tập thê có thật, được coi là tiêu biểu vào những thời điểm nhất định, đáp ứng yêu cầu thông
tin thời sự Đó là những con người hay tập thê người có hành động, việc làmhoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cau thông tin của công chúng Ký chândung có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học”
Theo GS TS Arnold Hoffmann: “Đặc tả là sự phác họa sinh động va
đầy sức sống về một con người, tập trung vào những đặc điểm và những nét
đặc trưng chủ yếu về con người đó và trình bày con người đó trong những
hoạt động xã hội liên quan đến họ”
22
Trang 27Đối tượng phản ánh duy nhất của KCD là con người hoặc tập thé người
có bản sắc, tính cách và chiều sâu nội tâm Nhân vật trong KCD phải là con
người thật, sát thực, có việc làm tiêu biểu (tốt hoặc xấu) trong những hoàn
cảnh, tình huống tiêu biểu thời sự đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Con người trong KCD là con người hành động, qua đó thuyết phục độc giả,bộc lộ đặc trưng tính cách của mình.
Tóm lại, KCD là thể loại báo chí có đối tượng phản ánh chủ yếu là
những con người có thật, tiêu biểu trong đời sống Là một thê loại thuộc ký
báo chí, KCD đã tận dụng khai thác các thế mạnh của thé loại này trong việc
phát huy vai trò của nhân vật trần thuật, của kết cấu, bút pháp linh hoạt và một giọng điệu phong phú Chính những điều đó đã khiến cho KCD phản ánh những người có thật, tiêu biểu, vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự vừa có
bề dày và chiều sâu Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, dé phát huy những ưuthé của KCD và góp phan vào sự phát triển của nó, ngoài việc nam vững
những đặc điểm của thê loại, mỗi tác giả còn phải có ý thức sáng tạo để KCD
ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng báo chí hiện đại [12,tr.269-270].
(infographic), các yếu tố đồ họa tương tác (interactive), ảnh tĩnh và động, video, file âm thanh, timeline Các tính năng này có thể tương hỗ lẫn nhau
tạo nên một siêu tác phâm báo chí.
23
Trang 28Ưu điểm của Mega Story là vừa kết hợp được cách viết chuyên sâu như
trên báo in nhưng được xuất bản trên mạng và mang tất cả những ưu thế của
báo điện tử, bao gom báo chi thi giác (visual journalism), báo chí dữ liệu (data
journalism), do đó rất thuận tiện dé đọc trên mọi nền tang số như máy tính
bàn, máy tính bảng, thiết bị di động
1.2 Đặc trưng, đặc điểm của ký chân dung trên báo in và báo điện tử
Bút pháp chủ yếu của KCD là đặc tả, thể hiện qua cách miêu tả conngười và nhắn mạnh sự việc Nhân vật trong KCD sống được trong lòng độcgia là nhờ những chi tiết điển hình Ngoài ra còn có thé sử dung các bút pháp
miêu tả, liên tưởng, hi tưởng, so sánh dé tạo một màu sắc hap dẫn.
Ký chân dung giao thoa với nhiều thé loại khác dé tận dụng những thế mạnh của các thể loại đó trong việc xây dựng chân dung - tính cách
một con người.
1.2.1 Đặc điểm ký chân dung
Ký chân dung là thể loại chính luận nghệ thuật
Tác giả khắc họa một hình tượng nghệ thuật, điển hình hóa một tính
cách, không phải bằng phương tiện của hư cấu, mà băng phương tiện tái hiện.
Tác giả không chỉ dừng lại ở việc kề câu chuyện, khắc họa chân dung
nhân vật mà còn suy ngẫm về sự kiện, sự việc xảy ra.
Chi tiết hướng tới trở thành hình tượng có sức tác động vào độc giả
Bồ cục tuân theo dòng suy nghĩ, sự liên tưởng và cảm xúc của tác giả.
Các nhân vật với đời sống tinh thần ở dạng điền hình
Thông tin tác giả hướng tới cho người đọc là làm toát ra sự kiện, sựviệc đó, các mối liên quan với các sự kiện khác, hoặc một chủ đề mang tínhnhân văn sâu sac
Ngoài ngôn ngữ tường thuật, KCD còn có ngôn ngữ hình tượng, ân dụ.
24
Trang 291.2.2 Đối tượng ký chân dung hướng đến
Con người trong tác phẩm KCD là một tính cách, một giá trị về đạo
đức, lỗi sống và hành động cần được khăng định, lan tỏa và nhân rộng điển
hình trong cuộc sông.
Con người trong tác phẩm KCD có họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ xácđịnh và có hành động một cách hệ thống: được miêu tả chỉ tiết cả ngoại hình
lẫn nội tâm (thông qua các hành động).
- Đời sông nội tâm phong phú
- Số phận cuộc đời tiêu biểu
- Tính cách rõ ràng
- Có vai trò to lớn trong đời sông xã hội
- Lời bình phải thực sự xúc động, có chiều sâu, giọng điệu cũng phải thể hiện hết các sắc thái tình cảm.
1.2.3 Thành phan phải có trong bài ký chân dung Ngôn ngữ miêu tả: Đây là lời văn của tác giả Tác giả chọn điểm nhìn,
xúc cảm, từ ngữ và cách diễn đạt gần gũi, phù hợp nhất với nhân vật Đó có
thé là tiếng nói của một người em, người anh, người chị, người đồng nghiệp,
người trẻ tuổi, người hâm mộ đối với nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật: Đây là lời nói của nhân vật Tác giả cho nhân vậtphát biểu, lên tiếng nhấn mạnh hay khăng định (trích dẫn trong ngoặc kép)
Tiếng nói ay phải chon lọc, có tác dụng khắc họa tính cách và chân dung tinh
thần của nhân vật
Câu chuyện, chất truyện: Câu chuyện về một con người phải có đầu đuôi,diễn tiến, xung đột, kịch tính Xung đột trong câu chuyện chủ yếu là giữa “tínhcách với hoàn cảnh”; giữa “hoàn cảnh cá nhân” với môi trường xã hội.
Vật chứng: Mỗi nhân vật thường gan bó với vat dụng nao đó và vat dụng này thường góp phần phản ánh tính cách, phẩm chất con người Trong
25
Trang 30bài ký chân dung phải có một (hoặc hai) vật dụng làm minh chứng cho hành
trình thay đổi tính cách, số phận nhân vật.
Nhân chứng: Ai thấy, ai biết việc nhân vật làm; ai được nhân vật giúp
đỡ hay chia sẻ Họ nhận xét, đánh giá về nhân vật thế nào Một bài ký chân
dung thuyết phục, ít nhất có 3 ý kiến của người khác về nhân vật Những ý
kiến xác đáng và hay về nhân vật có thể sử dụng ở phần mở đầu hoặc kết thúc
hoặc dé trong hộp thông tin, làm window.
1.2.4 Kết cấu bài ký chân dung
a Kết cầu biên niên
Kết cấu biên niên trình bày chân dung nhân vật theo thời gian tuyến tính, kể các cột mốc chính trong cuộc đời của nhân vật với những hành động tiêu biểu làm nên tên tuổi, giá trị của nhân vật Kiểu kết cấu này thường dùng
dé viết về các nhân vật nỗi tiếng, có thành tích nổi bật và có đóng góp đáng kếcho cộng đồng, xã hội Ưu điểm của kết cấu này là dễ hiểu, dé đọc nhưngchỉ phù hợp với những người nỗi tiếng, có bề dày thành tích hoặc chiến tíchbat hảo Nếu không biết cách xử lý tư liệu, chat lọc chỉ tiết, bài viết dé sa vàodạng bài báo cáo, liệt kê thành tích hoặc trích ngang lý lịch và trở thành một
bài viết khô khan, đơn điệu.
b Kết cầu van dé, sự kiện
Kết cấu vấn đề, sự kiện trình bày chân dung nhân vật bằng những sự kiện, tình huống nổi bật để làm bộc lộ nét phẩm chat, tính cách của nhân vật.
Ở đây tác giả tập trung miêu tả một việc làm, một hành động cụ thể, ấn tượng,tiêu biểu nhất của nhân vật trong thời điểm hiện tại Tiêu sử của nhân vật chỉ
là những nét chấm phá, đóng vai trò làm bối cảnh hay nguyên nhân chonhững việc làm tốt đẹp của nhân vật trong thời điểm hiện tại Kiểu kết cấu
này thường dành cho các nhân vật đời thường, bình dị, gần gũi nhưng lại có
hành động, việc làm đáng khâm phục.
26
Trang 31Với cách xây dựng tác phâm chân dung bằng những sự kiện, tình huống
noi bật, liên quan đến đối tượng phản ánh trong bài Kiểu kết cấu này không đi
theo tuần tự thời gian, mà nhân vật thường được khắc họa thông qua một hành
động, việc làm tiêu biểu của họ trong một bối cảnh, tình huống nỗi bật đáp ứng
yêu cau thời sự của sự hiếu kỳ của người đọc trong thời điểm hiện tại
c Kết cau hỗn hop
Kết cau hỗn hợp là kết hợp giữa kết cấu biên niên và kết cau van dé, sự
kiện Có thể phần đầu, tác giả viết theo kết cấu biên niên, phần còn lại viết
theo kết cấu van dé sự kiện Hoặc lồng ghép giữa kết câu biên niên và kết cầu
van dé, sự kiện theo suốt chiều dài tác phâm Kiểu kết cấu hỗn hợp làm cho bài viết về nhân vật trở nên mềm mại, uyên chuyên hơn; làm cho nhân vật gần
gũi công chúng hơn.
Bồ cục một bài ký chân dung: có 3 phần chính
- Phần mở bài: Giới thiệu bối cảnh và nhân vật
- Phần thân bài: Khắc họa chân dung và hành động của nhân vật quacác tình huống cụ thé bằng bút pháp kể chuyện, miêu tả, tường thuật, bìnhluận, so sánh và hình ảnh của nhân vật.
- Phần kết bài: Đánh giá, nêu cảm nghĩ về nhân vật
1.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền người tốt việc tốt
Lãnh tụ Lê-nin từng nói: “Tờ báo không phải chỉ là người tuyên truyềntập thé và người cô động tập thé mà lai còn là người tổ chức tập thé nữa”
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng nêu rõ nhiệm vụ của báo chí trong
dau tranh ngăn chặn, đây lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính tri, đạo đức,lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” Trong đó, phát hiện, biểu
dương các nhân tố mới, gương dién hình tiên tiến là một phương pháp hiệu
quả đề phát huy chức năng của báo chí
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Dang ta cũng đã nhiều lần khang
định, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gan liền với
27
Trang 32vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác
xây dựng Đảng.
Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), trong Báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương có nêu “Nhân tài không phải là
sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu Nhiều tàinăng có thé mai một nêu không phát hiện va sử dụng đúng lúc, đúng chỗ”.Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011-2020), Đảng ta
đã chỉ rõ: “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ lãnh dao, quan lý giỏi, đội
ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ
khoa học, công nghệ đầu đàn”.
Kế thừa và phát triển những nội dung cốt lõi về vấn đề con người trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đại hội
XIII của Dang đã khái quát và đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về xâydựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện, đáp ứng yêu cau phát triểnbền vững kinh tế - xã hội đất nước
Trong bối cảnh mới của xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, nhất là
trước tác động ngày càng sâu, rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, có thé thấy răng, quan điểm đại hội XIII của Đảng về con người và phát triển nguồn lực con người là hệ thong toàn diện và có tính cập nhật, dap ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực Đảng ta khăng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời phải là những
con người có tri thức và đạo đức.
Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, Bác Hồ đã yêu cầubáo Đảng và báo của các đoàn thể mở ra chuyên mục “Người tốt việc tốt”.Đặc biệt, Bác không phân biệt đối tượng được tặng thưởng huy hiệu mà đó cóthé là những con người bình dị có những việc làm tốt đẹp trong cuộc sống.Chăng hạn như những công nhân, trí thức có những ý tưởng, những sáng kiếnmang lại hiệu quả; những em nhỏ thật thà, ding cảm, biết yêu thương, chia sẻ,
28
Trang 33giúp đỡ bạn trong khó khăn, hoạn nạn; những nông dân vượt khó, sản xuất
giỏi; hay các cụ già trồng được nhiều cây Theo Bác, việc khen thưởng,
động viên kịp thời những gương người tốt, việc tốt là cần thiết nhưng cần
tránh việc điều tra không đến nơi đến chốn, thưởng không đúng người, đúng
việc sẽ làm mắt hết ý nghĩa của giải thưởng
Thực hiện lời dạy của Bác, trong những năm qua, việc nêu gương
người tốt việc tốt đã trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan
báo chí Các cơ quan báo chí đã phản ánh kịp thời những tắm gương người tốt
việc tốt, nhân tô mới, điển hình tiên tiến; từ đó tạo sức mạnh và là nguồn cô
vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Hầu hết các tờ báo lớn đều mở các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về phong trào xây dựng nông thôn mới, học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh và gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến
trong phong trào thi đua yêu nước và trong đời sống xã hội Điển hình là báo
Nhân dân với chuyên mục “Người tốt việc tốt”; báo Tin tức (Thông tấn xã
Việt Nam) với chuyên mục “Gương sáng noi chung”; báo Lao động với
chuyên mục “Bình dị mà cao quý”; báo Quân đội nhân dân với “Học tập và
làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Quân đội tham gia xây dựng nông thôn mới” Đài truyền hình Việt Nam có chương trình “Tuổi cao - Gương sáng”, “Học và làm theo Bác”, “Việc tử tế”, “Đảng trong cuộc sống hôm nay”; Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng tuyên truyền về gương
người tốt việc tốt trong chuyên mục “Những bông hoa đẹp” phát sóng trên hệVOV2; “Người tốt việc tốt”, “Cửa số nhân ái” phát sóng trên hệ VOVS
Đặc biệt, các báo đài đã thực hiện tốt việc tuyên truyền thực hiện Chỉthị số 05 của Bộ Chính trị (Khóa XID) về “Day mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đây lùi sự suy thoái về tư tưởng chính tri, đạo đức, lối sông, những
29
Trang 3499 66.
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ Các điển hình đượcnêu gương học tập đã phát huy được ảnh hưởng, tạo sự lan tỏa trong xã hội,góp phần động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, vượt qua khó
khăn, phan đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, hăng năm, Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng, banhành đề cương và hướng dẫn tuyên truyền về thân thé sự nghiệp của các đồngchí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Đây là một trong những nội dung quan trọng
của công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng hiện nay Những tắm gương
đạo đức, mẫu mực, gương sáng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
gop phần củng cố vững chắc, khang định những giá trị cốt lõi, chân lý tốt đẹp của Dang, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh dao của Đảng và Nhà nước, vững tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước Chỉ
tính riêng năm 2020, đã ban hành 40 hướng dẫn và tài liệu tuyên truyền, trong
đó, trọng tâm là tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh và kỷ niệm ngày sinh 100 và trên 100 năm lần đầu các đồng chí lãnhđạo chủ chốt, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước như các đồngchí: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu,
Lê Đức Anh Trong năm 2021, Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục xây dựng
đề cương tuyên truyền kỷ niệm 130 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Tần, 120
năm ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên, 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và đồng chí Lê Đức Thọ, 100 năm ngày sinh đồng chí Lê
Quang Đạo Một số chương trình tiêu biểu của Đài Truyền hình Việt Namnhư: Chương trình cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủtịch Hồ Chí Minh “Sáng ngời ý chí Việt Nam”, Chương trình truyền hình trựctiếp chính luận - nghệ thuật kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức
Anh, Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật kỷ niệm 100
năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu “Từ ấy trong tôi bừng nang hạ” thu hút sự
quan tâm, dé lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong đông đảo nhân dân.
30
Trang 35Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua,
các cơ quan báo chí đã xây dựng thực hiện nhiều chuyên mục, chuyên trang,
chương trình về những tắm gương điền hình, tiêu biểu trong học tập và làm
theo Bác ở tất cả các loại hình báo chí bao gồm báo in, báo điện tử, phát
thanh, truyền hình với những tác pham báo chí có giá trị, lan tỏa những điềutốt đẹp trong đời sống xã hội, với phương châm lấy cái tốt đè bẹp cái xấu, cái
tích cực đây lùi cái tiêu cực; đồng thời phê bình, uốn nan những nhận thức
lệch lạc, học không đi đôi với làm, bệnh hình thức, báo cáo không trung thực;
dau tranh với các quan điểm sai trái, xuyên tac của các thé lực thù địch, phanđộng, cơ hội.
1.4 Vai trò của báo chí và thế mạnh của ký chân dung trong việc tuyên truyền người tốt, việc tốt
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc nêu gươngngười tốt việc tốt và xem đó là những tắm gương có giá trị lớn trong việc cô
vũ các hoạt động cách mạng và phong trào cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “Một tắm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài dién văn tuyên
truyền” Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn
nguyên giá trị va là bài học kinh nghiệm quý bau dé những người làm báo chí
Quan chúng nhân dân là người sáng tạo nên lich sử Xã hội loài người trong quá trình vận động và phát triển, mỗi người không phải “dàn hàng
31
Trang 36ngang” cùng tiến mà luôn có sự phân hóa thành các tầng nac khác nhau, có
thé do nhận thức, do lợi ích hoặc do quan niệm về giá trị chi phối Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói về quần chúng thì có “hạng hăng hái”, “hạng vừa
vừa” và “hạng kém”; trong đó bao giờ “hạng vừa vừa” cũng nhiều nhất, còn
“hạng hăng hái”, “hạng kém” ít hơn [37, tr 330].
Ngôn ngữ báo chí ngày nay gọi những nhân tố “hăng hái” chính là
“nhân tố mới”, “mô hình mới”, “gương điền hình tiên tiễn”
Ngày nay, thông qua hoạt động học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu
trên các lĩnh vực của đời sống, các nhân tố mới, điển hình tiên tiến đã đóng
gop tích cực, làm gương cho các bộ phận còn lại Chính những nhân tổ tiến bộ này luôn tìm tòi, sáng tạo cái ưu việt hơn để thay thế cho những cái đã lỗi
thời, lạc hậu, không còn phù hợp nữa Họ không tự nhiên hình thành, mà là
kết quả của quá trình lao động sáng tạo, tích tụ học hỏi không ngừng, đấutranh quyết liệt với cái cũ kỹ, lạc hậu Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về nhân
tố mới, điển hình tiên tiến thường diễn đạt đưới hình tượng cụ thé, dễ hiểu, dễnhớ - gương “người tốt, việc tốt” Đó là những con người thé hiện được tinh
tiên tiến một cách nhất quán từ tư tưởng tiên tiến, việc làm tiên tiến đến biện pháp tiên tiến dé đạt được kết quả có hiệu quả cao trong hành động nhờ dẫn dắt của trí tuệ và đạo đức; từ đó làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, công bằng hơn với những giá trị chân - thiện - mỹ.
Nhiệm vụ của báo chí là liên kết quần chúng thành một khối thống nhất
vững chắc mà ở đó những tắm gương điển hình tiên tiến có vai trò nêu gương
để dẫn dắt, lôi kéo, tạo ảnh hưởng lan tỏa đến bộ phận trung bình và chậmtiến dé toàn xã hội cùng phát triển Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng viết:
“Cho bao nhiêu đạo thuyền không khăm; Dam mấy thằng gian bút chang tà”
Báo chí không chỉ dừng lại ở phản ánh, mà còn định hướng tư tưởng thông
qua việc biểu dương những nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến để giúp
mọi người nhận thấy giá trị của hành động tốt đẹp dé phan đấu bởi nếu dừng
32
Trang 37lại sẽ bị lịch sử đào thải Thông qua tuyên truyền trên báo chí sẽ tạo hiệu ứng
xã hội sâu rộng, từ đó cô vũ, nhân rộng các tam gương điền hình, các phong
trào quần chúng rộng lớn dé cái tốt lấn dt cái xấu và ngày càng sinh sôi nay
nở, phát triển nhiều thêm.
Bên cạnh việc phát hiện, cô vũ những nhân tố mới, báo chí còn phải
bảo vệ chúng đề được đâm chồi nảy lộc, nảy nở tự nhiên, trưởng thành trong
môi trường trong sáng, lành mạnh với sự hưởng ứng tích cực của xã hội, được
bảo vệ và nuôi dưỡng bởi thê chế Nhà nước Với chức năng phản biện xã hội,
phê phán cái bảo thủ, trì trệ lạc hậu, những thói hư tật xấu, báo chí sẽ tạo điềukiện cho cái mới có môi trường phát triển thuận lợi và ảnh hưởng lan tỏa sâu
rộng Trong một bài viết trên chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên Báo Nhân Dân, cố Tổng Bi thư Nguyễn Văn Linh nêu: phải có “tam lòng cương trực: yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi; ghét bọn làm xấu, làm
sai, làm ác để lên án Vai trò của nhà báo là đem ánh sáng trong lành tỏa rộng
ra, đây lùi, thu hẹp và xóa dần bóng tối”
Các tắm gương điển hình không chỉ ở những nhân vật cao xa mà ởngay trong những con người bình di, gần gũi với mọi người xung quanh
chúng ta, ở đủ các lứa tuổi, các giới với những hành động tốt đẹp giữa đời
thường Trách nhiệm của nhà báo và vai trò của báo chí là phát hiện và biểu
dương và làm cầu nối thông tin cho hình ảnh của họ đến với đông đảo công chúng dé mọi người hoc tập Trong thời gian qua, hầu hết các báo ở Trung
ương và địa phương đã dành thời lượng hoặc xây dựng chuyên mục phản ánh
dé biểu đương, tôn vinh các tập thé và cá nhân dién hình tiên tiến, tắm gương
người tốt việc tốt Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII vềtăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đây lùi sự suy thoái về tư
”, “tự chuyền
hóa” trong nội bộ gan với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của
tưởng chính tri, đạo đức, lôi sông, những biêu hiện “tự diễn biên
Bộ Chính trị khóa XII về đây mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
33
Trang 38phong cách Hồ Chí Minh, các báo đã chú trong day mạnh tuyên truyền gương
người tốt việc tốt và có nhiều khởi sắc.
Tại Hội báo toàn quốc 2019 diễn ra vào ngày 15-3, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc nhấn mạnh: “Báo chí cần chú trọng tuyên truyền về mặt tốt, mặt tích cực, gương người tốt việc tốt, gương dién hình tiên tiến, nhân rộng các
phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập, làm theo tắm gương đạo
đức Hồ Chí Minh để lan tỏa những giá tri tốt đẹp, tạo niềm tin, sự phan khoi,
lạc quan trong xã hội, tạo động luc tinh thần thúc đây công cuộc xây dựng,bảo vệ đất nước ngày càng tốt đẹp hơn” Tuy vậy, so với mục tiêu, yêu cầu thì
số lượng bài viết biểu đương tắm gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới còn
ít, thiếu những tác phâm có chất lượng cao Việc nghiên cứu thê loại ký chân dung và sử dụng thể loại này trong quá trình viết báo sẽ góp phần tạo ra
những tác phâm báo chí có giá trị, hấp dẫn và thu hút công chúng, từ đó pháthuy hiệu quả tuyên truyền, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn những người người
tốt, việc tốt trong xã hội.
Trong ký chân dung, con người được tái hiện trước hết với tư cách lànhững đại diện tiêu biểu cho một mẫu người nào đó Việc khai thác quá khứ
của đối tượng cũng được chú trọng nhằm tạo ra chiều sâu, bề dày của chân dung và thông qua đó thuyết phục công chúng Trong nhiều trường hợp, người viết ký chân dung còn phải đấu tranh dé bênh vực cho lẽ phải Tác giả chỉ có thể thuyết phục người đọc khi chính mình cũng thực sự tin tưởng.
Tiếng nói của tác giả với tư cách là người trực tiếp chứng kiến và thâm định,luôn luôn được coi là tiếng nói quyết định trong tác phâm [12, tr.266]
Với việc sử dụng ngôn từ và bút pháp sinh động, giàu chất văn học,nhất là khả năng miêu tả và trình bay, con người hiện lên trong tác phẩm ký
chân dung không chỉ ở hành động, việc làm hay dáng vẻ bên ngoài mà còn
được tác giả phản ánh nội tâm, cá tính có chiều sâu Nhờ đó, phát huy được
uu thé của một thé ký báo chí dé tái tao chân dung những con người thật điển
34
Trang 39hình trong đời sống xã hội, có khả năng tạo hiệu quả giáo dục tuyên truyền
sâu sắc đối với công chúng.
1.5 Một số tiêu chí của người tốt, việc tốt trên báo chí hiện nay
1.5.1 Tiêu chí người tốt, việc tốtXuất phát từ mục tiêu cao cả của CNXH là vì con người, vì sự pháttriển toàn diện và hài hòa nhân cách con người, thấy rõ vai trò của nhân tô
con người — chủ thể của mọi sáng tao, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa,
Đảng đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của văn hóa là xây dựng con người Việt Namtrong giai đoạn mới Yêu cầu nhân cách của con người Việt Nam hôm nay là:
phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thé chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là
mục tiêu của CNXH.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII(1998) xác định 10 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện trong quá trìnhxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà ban sắc dân tộc Trong đó,nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cach mạng mới đượcđặt lên hàng đầu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ươngkhóa VIII nêu rõ: “Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cach mạng mới” với 5 đức tính cơ bản như sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phan đấu vi độc lập dân tộc
và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghẻo nàn lạc hậu, đoàn
kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dântộc và tiễn bộ xã hội
- Dé cao tinh than tập thể, đoàn kết phan đấu vì lợi ích chung
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng: có ý thứcbảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
35
Trang 40- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thé va xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn năng
lực thẩm mỹ và thé lực [Số 43, tr.115-116].
Vào ngày 16/1/2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định
02/2018/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trên
địa bàn thành phố Hà Nội Theo Quy chế nay, đối tượng xét tặng được giới
hạn là các cá nhân là công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống,
hoc tap va làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tiêu chuẩn quy định tại
Điều 4 của Quy chế Cụ thể, Điều 4 Quy chế xác định, danh hiệu “Người tốt, việc tốt” xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
Một là, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước;
Hai là, có những hành động đẹp, việc làm tốt, mang lại lợi ích cho
người dan, cơ quan, đơn vi, cộng đồng và xã hội.
Hành động đẹp, việc làm tốt được hiểu là những hành động, việc làm
không thuộc chức trách nhiệm vụ được giao, không vì quyền lợi của bản thân
và người thân; những hành động, việc làm bình dị, nhỏ bé, nảy sinh trong
cuộc sống hàng ngày nhưng thiết thực, thé hiện lòng nhân ái, tính nhân văn va
trách nhiệm với tập thể, cộng đồng, xã hội; có tác dụng nêu gương, lôi cuốn
mọi người cùng làm theo Căn cứ vào mức độ và phạm vi ảnh hưởng, sức lantỏa của việc làm tốt dé các cấp biểu dương, khen thưởng
Tiêu chuẩn công nhận “Người tốt”:
1/ Tinh thần yêu nướcTinh thần yêu nước có ở người Việt Nam từ rất sớm; là một vũ khí tinh
thần sắc bén, là bản lĩnh, tính cách, là sức sống, nguồn lực, vô cùng to lớn của dân tộc ta Trước nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, yêu nước thể hiện
qua ý chí và hành động đem lại sự phổn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho
36