1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Báo in với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

147 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYÊN VIỆT HÀ

BAO IN VOI VAN DE BAO VỆ CHỦ QUYEN LÃNH THO,AN NINH BIEN GIOI QUOC GIA

Hà Nội -2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

TS Nguyễn Tri Thức PGS.TS Phạm Văn Linh

Hà Nội — 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức Các số liệu thống kê, kếtquả nghiên cứu, phát hiện mới lạ là trung thực và chưa được ai công bố trong

bat kỳ công trình nghiên cứu khoa hoc nào trước đây Luận van có sử dung,

phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáotrình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận

được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báochí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tôi vô cùng quý trọng,biết sơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể cácthầy, cô giáo Đặc biệt xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn

Tri Thức đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thầnnghiên cứu khoa học nghiêm túc, cân thận, tỉ mi và một thái độ làm việc hếtminh Xin được gửi đến thay sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.

Cám ơn bạn bè và đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi, tạo điều kiệnthuận lợi về thời gian và công việc dé tôi tham gia hoàn thành chương trìnhđào tạo sau đại học Cám ơn Ban Biên tập cùng tập thể cán bộ lãnh đạo, chỉhuy các phòng, ban, cơ quan chức năng và các bạn đồng nghiệp phóng viêntại các cơ quan báo chí: Quân đội nhân dân, Quân khu 2 đã tạo điều kiện vàcung cấp nhưng tư liệu cho tôi trong quá trình viết luận văn Cảm ơn gia đình

và người thân đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ.

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chắc chắn không tránh khỏinhững hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân tìnhcủa Hội đồng khoa học, của quý thầy, cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bèđồng nghiệp đề luận văn hoàn thiện có chất lượng tốt hơn.

Hà Nội, tháng năm

Nguyễn Việt Hà

Trang 5

MỤC LỤC

2090/0671 |1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿2c SESE+SE+ESEEEEEEEE2E12121711121121 111 xe 12 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài 2- 552 ©5225£2££££+£x+zxerxezez 9

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - ¿55 3+ + +*EEveE+eEeeeeeereeeeee 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn -5- 5z: 13

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU: - - 55555 «<< <++sx++ 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2-2 2 5S+E+EESEE2E2EE2EE2EEEEEerkrrkerkee 167 Cấu trúc của Luận văn - - c5 k+EEkSESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrkrrerkskee 16CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VAN DE

BAO VE CHU QUYEN LANH THO, AN NINH BIEN GIỚI QUOC GIA 171.1 Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến đề tài 17

JINNN,.ằn.ẦỘÁÁóÁa 17

I1} a5 na 181.1.3 Biên giới QUOC gÌA + 2-5-5 SE EEEEEEEE1221211211211211 11c, 201.1.4 Bảo vệ chủ quyên lãnh thổ, + 2 s©s++k+£E+£Et£E+E+Eerkerkereeres 291.1.5 An ninh biên giới QUOC GIA veesesseessessessessessessessissssssessessessessessusssseseeseeseess 291.2 Đặc trưng và vai trò của báo in với van đề bảo vệ chủ quyền lãnh thé,biên giới quốc gỉa - 2-52 St E1 1211121111211 2111111111 111111 ce 31

1.2.1 Đặc trưng của DAO IN «cty 31

1.2.2 Vai tro của báo in với van dé bảo vệ chủ quyển lãnh thổ, ANBGQG 33Tiểu kết chương 1 2-2-5 ESE2E£2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEcrrrrkee 35CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG VE VAN DE BẢO VỆ CHỦ QUYEN

LANH THO, AN NINH BIEN GIOI QUOC GIA TREN BAO QUAN

DOI NHÂN DAN, BAO QUAN KAU 2 -.2- 52 522cc zExrreered 36

2.1 Sơ lược về các báo thuộc diện khảo SAt c.cccccccccccecsessesseesesseeseeseeses 36

2.1.1 Báo Quân đội nhân AGN +- e©se+E‡EE+EEEEEEEEEEEEEEErrkerkrrei 36

Trang 6

2.1.2 BGO QUAN KAU vn n6 h6 h6 SMH 4 43

2.2 Đặc trưng, nội dung, hình thức tác phẩm báo chí về vẫn đề bảo vệchủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới đường bộ - 5 552 482.2.1, 0 nốốố 48

2.2.2 NOU AUN ni 49

2.2.3 HInh {ÍLỨCC vn HT TT TT TT nh nh nh chết 532.3 Thành công, hạn chế va nguyên nhân - 2 2 2s xe: 64VN PNI,,.1.) 1208 e.a4 64

3.1.1 Bối cảnh trong nưỚC VA QUOC ẨẾ 2-5255 St+EE+E+E+E£EEeEEEEzEerrereered 743.1.2 Yêu câu bảo vệ chủ quyên lãnh thổ, ANBG quốc gia -. - 853.2 Một số giải pháp nâng cao chat lượng công tac tuyên truyền chủ dé

bảo vệ chủ quyền, biên giới (đường bộ) quốc gia trên báo chí quân đội 923.3 Kiến nghị nâng cao chất lượng tuyên truyền chủ đề bảo vệ chủ quyền

lãnh thé, ANBG trên báo in quân đội 2- 2 25¿©Se2zze+zed 110Tiểu kết chương 3 0 ccccccceccccscescessessessesseesssscsecssesseseessessessesssseessessesseeaees 112KẾT LUẬN 2 252 +S<2EESEEEEEEEEE2112112112112111111211211 11211 1 1y 114TÀI LIEU THAM KHAO 2-2: 225S2E+EEc2EEeEEEEErrkerrkerrerrkee 121

PHU LUC oooeececcccccccccecssesssesssessscssecssecssecssecsssesssesssesssesssssssesssecssesssecsseesseeess 124

Trang 7

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

1/ AN: An ninh

2/ ANBG: An ninh Biên giới

3/ ANBGQG: An ninh Biên giới Quốc gia

4/ BG: Biên giới

5/ BGQG: Biên giới Quốc gia

6/ LLVT: lực lượng vũ trang7/ QĐND: Quân đội nhân dân

8/ QK2: Quân khu 2

Trang 8

PHAN MỞ DAU1 Tinh cấp thiết của dé tài

Nước ta có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trong khu vực vàthé giới; có 7.913,556km đường biên giới đất liền và trên biển (biên giới đất

liền: 4.653,556km; biên giới biển: 3.260km), với 44 tỉnh, thành phố cóBGQG, gồm: 239 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh với 1.109 xã, phường,thị trấn Trong đó:

Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, quan điểm, tư duy mới về bảovề Tổ quốc, quốc phòng, AN, quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới,như: Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về “Chiến

lược bảo vệ BGQG”, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 của BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trongtình hình mới Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG là thiêngliêng, quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Đây là nhiệm

vụ đặc thù, không được một giây phút trễ nải, lơ là, sẵn sàng hoàn thành

nhiệm vụ ở mức độ cao nhất Điển hình như: Nghị quyết số 33-NQ/TW xác

định mục tiêu chung là: “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyên, thong nhat,

toàn vẹn lãnh thé, BGQG; bao vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hộichủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ hòa bình, an ninh, vănhóa, pháp luật, tinh uy nghiêm và biểu tượng quốc gia tại biên giới, cửa khẩu;xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, ôn định, hợp tac và pháttriển; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, AN, đối ngoại ở khu vựcbiên giới và cả nước” Nghị quyết chỉ rõ quan điểm chiến lược: “Quản lý, bảo

vệ BGQG là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và

toàn quân, của cả hệ thông chính tri và cả nước; dựa vào dân, lây dân làm gôc,

Trang 9

nhân dân là chủ thé, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”; LLVTnhân dân làm nòng cốt; Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, lực

lượng chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến cùng để bảo vệ và giữ vững BGQG”.Đồng thời, Nghị quyết xác định: Sự nghiệp bảo vệ BGQG đặt dưới sự lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là BộChính trị, Ban Bí thư; sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước; sự lãnhđạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và chỉ huy của Bộtrưởng Bộ Quốc phòng; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, luật pháp và

các điều ước quốc tế về BGQG mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực và trong nước cónhững diễn biến phức tạp, khó dự báo, tranh chấp chủ quyền lãnh thé, biển,đảo diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là trên Biển Đông, tiềm ấn nhiều nguy cơ xảyra xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh

chiến lược, cạnh tranh quyết liệt; tận dụng ưu thế về kinh tế, quân sự, khoahọc - công nghệ, sử dụng “sức mạnh mềm”, “biên giới mềm”, không gian vũtrụ, không gian mang dé day mạnh can dự, gây sức ép về chính trị, kinh tế,

quân sự, ngoại giao, xâm phạm biên giới địa lý của các quốc gia khác, thậmchí mưu toan “vẽ lại” đường biên giới Chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủnghĩa dân tộc cực đoan, làn sóng di dân khi có tình huống khủng hoảng ở cácnước láng giéng

Chính vì vậy, tình hình chủ quyền, lãnh thé vùng biển, đảo của nước tatiếp tục có những diễn biến phức tạp như: Các đối tượng phản động, cơ hội

chính trị tiếp tục hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam; tình hìnhvi phạm pháp luật truyền thống, phi truyền thống nhất là tội phạm ma túy,mua bán người và tội phạm công nghệ cao mang tính chất xuyên biên giới;tình trạng diễn biến phức tạp; Phía Trung Quốc tiếp tục có những hành độngphi pháp nhằm thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa, kiểm soát tuyến hàng hải

Trang 10

quốc tế; sự hiện diện, can dự quân sự của các nước lớn như Mỹ, Anh,Canada trên Biển Đông: tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô

nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

Sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to

lớn trên các lĩnh vực, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ BGQG Các chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo đối với các xã biêngiới, vùng sâu, vùng xa, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở khu vựcbiên giới đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sốngnhân dân Tuy nhiên, đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới còn nhiềukhó khăn, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, cònton tại nhiều phong tục, hủ tục lạc hậu, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ,

chính quyền cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước Đây là nhữngyếu tô kẻ địch, các phần tử xấu thường lợi dụng dé móc nối, tuyên truyền kíchđộng, lôi kéo, gây rối, mat ôn định AN trật tự ở khu vực biên giới Điền hìnhlà, Ở nhiều địa phương biên giới, kinh tế - xã hội vẫn còn khó khăn, trình độdân trí thấp Tinh trang di cư tự do, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,dịch bệnh diễn biến phức tạp; tội phạm về ma túy, tội phạm sử dụng côngnghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia, xuyên biên giới, tình trạng xuất, nhậpcảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục gia tăng với nhiều thủđoạn tỉnh vi, khó kiểm soát Công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủquyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông và việc quản lý, bảo vệ vùngbiển phía Tây Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức Chủ quyền biêngiới, AN hàng hải, AN hàng không và phát triển kinh tế biển của Việt Nam cónguy cơ bị đe dọa Các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trịlợi dụng vấn đề Biển Đông để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước ta, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và

nhân dân cũng như công tác quản lý, bảo vệ BGQG.

Trang 11

Báo chí là công vụ vũ khí sắc bén của Đảng trên mọi mặt trận Vai tròcủa báo chí trên mặt trận bảo vệ chủ quyền ANBGQG chính là tuyên truyềnnhằm tiếp tục khăng định sự đúng đắn chủ tương, quan điểm của Đảng là kiên

quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quanđến công tác phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền nhằm xâydựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển Trong đó,đặc biệt chú trọng tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết 2 Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng liên quan đến công tác bảo vệ chủ

quyền BGQG trên đất liền, theo các định hướng:

Một là, thông tin, tuyên truyền các quan điểm, chủ trường của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phân giới, cắm mốc và quảnly biên giới đất liền, nhất là quán triệt sâu sắc các quan điểm, nhiệm vụ trongNghị quyết Dai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng liên quan đếncông tác biên giới trên đất liền Tuyên truyền về nội dung các văn bản phápluật, các hiệp ước, hiệp định song phương, các tuyên bố chung, thỏa thuận củalãnh đạo cấp cao về công tác phân giới, cắm mốc, quản lý và bảo vệ biên giớitrên đất liền.

Hai là, Tuyên truyên về trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong

công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới, công tác bao dam an ninh, trậttự; tuyên truyền, thông tin đối ngoại về hữu nghị, các hoạt động hợp tác, traođổi, giao lưu văn hóa - xã hội giữa các địa phương hai nước; những đóng góp,thành quả của việc quản lý tuyến biên giới đất liền hòa bình, hợp tác, hữunghị, ôn định cũng phát triển với sự phát triển của mỗi nước cũng như khuvực; về quyết tâm và nỗ lực giải quyết các vấn đề biên giới theo phương châm“hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển” đến nhân dân thé giới.

Ba là, Tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái

Trang 12

thù địch, xuyên tạc, kích động về quan hệ Việt Nam và các nước; củng cố,tăng cường xây dựng tình đoàn kết, truyền thống gắn bó lâu đời giữa nhân

dân hai nước, đặc biệt là nhân dân sinh sông dọc tuyên biên giới hai nước.

Bồn là, Tuyên truyền các hoạt động phối hợp, hỗ trợ phòng, chống dịchCovid-19 giữa Việt Nam và các nước, công tác viện trợ vắc-xin và trang thiếtbi y tế cho Việt Nam, đặc biệt là các địa phương của hai nước có đường biên

giới chung; hoạt động của các cửa khâu trong kiểm soát đi lại và giao thươnghàng hóa giữa nhân dân hai nước; công tác phối hợp phòng, chống tội phạm

xuyên biên giới.

Năm là, Tuyên truyền công tác phòng, ngừa, đấu tranh với các hoạtđộng vi phạm chủ quyền BGQG gắn với chăm lo cải thiện, nâng cao đời sốngvật chất, tinh than cho nhân dân vùng biên giới; phong trào “Toàn dân bảo vệ

chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG trong tình hình mới”.

Do đó, trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,ANBGQG, thì các cơ quan thông tấn báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng.Đây chính là diễn đàn phản bác những quan điểm sai trái, nhằm làm thất bạichiến lược diễn biến hòa bình, bao loan lật đồ của các thé lực thù địch Đồngthời, là nơi đưa ra những thông tin chính thống, những cách làm hay, nhữngbiện pháp hiệu quả, tuyên truyền về những tắm gương tập thể, cá nhân điểnhình tiên tiến Là sợi dây that chặt, khơi sức mạnh toàn dân tộc dé góp phanxây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân ở khu vực biên giớivững chắc.

Theo số liệu thống kê, đến đầu năm 2022, cả nước có trên 830 cơ quanbáo chí thuộc 4 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và điện tử Tính đến

tháng 5-2011, trong lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chi với

1.003 an phẩm Phát thanh, truyền hình có 3 dai Trung ương và các dai phátthanh - truyền hình địa phương với 200 kênh chương trình trong nước và 67

Trang 13

kênh nước ngoài Cả nước có 46 báo mạng điện tử và tạp chí điện tử, 287trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin điện tử của

các cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội vàdoanh nghiệp Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã có nhiều đóng góp tích cựcgóp phan cải thiện và nâng cao nhận thức về chủ quyền biên giới lãnh thé và cảithiện mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới.

Thế nhưng, với những đặc trưng, đặc thù riêng, đơn cử như: Những bímật về chiến lược quốc phòng biên giới, xây dựng khu vực phòng thủ tuyếnbiến giới Vẫn đề tuyên truyền về chủ quyền lãnh thô, ANBGQG vẫn chiếm

dung lượng còn hạn chế so với những thông tin văn hóa, xã hội Bởi đề tàiviết bị bó buộc vào một số lĩnh vực nhất định; cũng như, cần đội ngũ phóngviên, biên tập viên phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên ngành quânsự, chính trị, cũng như phải am hiểu những quy định, nguyên tắc bảo mậttrong tuyên truyền để tránh làm lộ thông tin mật, trong những chủ trươngđường lối, chính sách về Bảo vệ BGQG của Đảng, chính phủ và các bộ, banngành chức năng Hơn thế nữa, xuất phát từ mặt trái của cơ chế thị trường,

trên một số báo in, rất ít tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ, ANBGQG mà thay vào đó là thường xuyên đưa những thông tintheo xu hướng giật gân, câu khách làm nên những mặt hạn chế trong côngtác tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thé, ANBGQG trên báo chí.

Các cơ quan báo chí trong Quân đội (trong đó có Báo QDND, Báo

QK2), có các cán bộ, phóng viên làm trong ngành Quân đội, đã có những kiếnthức, am hiểu về chính trị, quân sự, AN, quốc phòng; có tôn chỉ, mục đích

chính trị được xác định rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nên có

ưu thế hơn (được tin tưởng hơn) đối với các cơ quan báo chí khác trong việctiếp cận chính quyền, các cơ quan, đơn vị LLVT và nhân dân trên địa bàn khuvực biên giới Đồng thời, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG là

Trang 14

một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quân đội được Đảng, Nhà nước và

nhân dân giao phó Đây là những thuận lợi trong nhiệm vụ tuyên truyền vềchủ quyền lãnh thé, ANBGQG Cũng bởi vậy, các cơ quan báo chí Quân độitrở thành những lực lượng nòng cốt, luôn tiền phong, đi đầu và xung kích

trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về chủ đề bảo vệ chủ quyền lãnh thé,

ANBGQG, bằng nhiều loại hình báo chí: Báo hình, báo phát thanh, báo in,báo điện tử với các thé loại báo chí đa dạng từ phóng sự, ký, bài phản ánh,tin, chuyên luận, bình luận Và các nội dung, đề tài phong phú phản ánh mọimặt từ chính tri, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng được nhu cầuthông tin của các tầng lớp quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền về chủ đề bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ, ANBGQG các cơ quan bao chí Quân đội cũng còn tồn tại nhiều khókhăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:

Thứ nhất, việc tuyên truyền về chủ đề bảo vệ lãnh thổ, ANBGQGkhông được thường xuyên liên tục, thông tin thiếu tính thời sự Dién hình là,nhiều bài viết chủ yếu là lật lại vấn đề, hay khảo sát kết quả, kinh nghiệm của

các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được áp dụng ở các khu

vực biên giới trong một giai đoạn thời gian nhất định Chính vì vậy, thiếu đi

tính tham khảo, định hướng, tham mưu cho các cơ quan, ban, ngành của

Trung ương và địa phương trong việc hoạch định các chiến lược về bảo vệchủ quyên lãnh thé, ANBGQG.

Thứ hai, các bài viết đa số theo một chiều-đánh giá, nhìn nhận mặt tíchcực của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Hiếm và thiếu tác

pham mang tinh chat phong su điều tra, đi sâu vào những mặt chưa làm được

còn tồn tại, cũng như những tiêu cực, buông lỏng quản lý trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thô, ANBGQG trong lãnh đạo, chỉ đạo củacấp ủy, chính quyền địa phương, hay các cơ quan chức năng có liên quan

Trang 15

nên tính giáo dục, răn đe còn hạn chê.

Thứ ba, chưa tổ chức chuyên trang, chuyên đề về chủ đề bảo vệ chủquyên lãnh thổ, ANBGQG.

Là một phóng viên đã công tác lâu năm tại cơ quan báo chí Quân đội,

tác giả nhận khái quát các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên:

- Về tổ chức, biên chế: Các cơ quan báo chí Quân đội phải tuân theoquyết định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng các điều này khiếncho các cơ quan báo chí Quân đội gặp khó khăn để mở rộng đội ngũ biên tập

viên, phóng viên ở các tỉnh, thành khu vực biên giới.

- Về tài chính: Hầu hết các cơ quan báo chí trong quân đội đều khôngthé tự hoạch toán và được “bao cấp” về tài chính Chính vì vậy, nguồn tài

chính dé có thé đầu tư, hỗ trợ cho các biên tập viên đi tác nghiệp dài ngày ởkhu vực biên giới gặp nhiều khó khăn Đây cũng chính là nguyên nhân khiếncho việc tác nghiệp dài ngày hoặc tổ chức các đợt tuyên truyền sâu, rộng vềchủ đề bảo vệ chủ quyên lãnh thổ, ANBGQG là rất khó.

- Một trong những yêu cầu chính trong công tác tuyên truyền của cáccơ quan báo chí Quân đội là tuyên truyền về những việc làm tốt, những tắmgương điền hình tiên tiến của các tập thé, cá nhân dé từ đó có tác dụng cô vũ,động viên quần chúng nhân dân noi gương và phan đấu theo những tamgương đó Đồng thời, các biên tập viên, phóng viên của cơ quan báo chí Quânđội lại là một cán bộ, quân nhân, nên phải chấp hành nghiêm kỷ luật, thời

gian, giờ giác, cũng như các quy định, điều lệ của đơn vị, cộng thêm sự

thiếu hụt về biên tập viên, phóng viên nên dé tác nghiệp lâu dài ở một địa bànlà rất khó Chính vì vậy, những đề tài mang tính chất phóng sự điều tra, khócó thé thực hiện được Nhat là ở khu vực biên gidi, nơi ma quá xa tòa soạn.

- Chưa có sự phối hợp, ký kết hợp tác giữa cơ quan báo chí Quân đội

với các bộ, ban, ngành và chính quyên địa phương có liên quan vê khu vực

Trang 16

biên giới dé có thé tô chức các chuyên trang, chuyên đề về bảo vệ chủ quyềnlãnh thé, ANBGQG.

Xuất phát từ những yêu cầu và thực tế, luận văn lựa chọn nghiên cứu đề

tài “Báo in với van dé bảo vệ chủ quyên lãnh thổ, an ninh biên giới quốc

gia”, trên Báo QDND và Báo QK2, với mục tiêu tìm ra được những bài học

kinh nghiệm, thách thức, hạn chế và các nguyên nhân chủ quan, khách quancả về cơ cau biên chế tô chức của các cơ quan báo chí đến nội dung, hìnhthức các tác phâm báo chí trên báo in trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyềnvề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG trên các báo in Từ những thànhcông, hạn chế được rút ra từ việc nghiên cứu này, làm cơ sở đề ra một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về chủ quyền lãnh thỏ,ANBGQG trên báo in nói chung và báo QDND, Báo QK2 nói riêng, góp phần

cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng vùng biên giới hòa bình, ônđịnh, phát triển, hữu nghị; thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược củaĐảng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong tình

hình mới.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài

Có thê khái quát răng, các đề tài nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệchủ quyền lãnh thổ, ANBGQG còn khá khiêm tốn Theo tìm hiểu của tác giảluận văn, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học báo chí chuyênsâu, chuyên biệt nào; chưa có cuốn sách lý luận báo chí nào về đề tài báo chívới nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thé, ANBGQG được phát hành rộng rãi,được nhiều người biết tới Các sách liên quan đến lĩnh vực báo chí đã xuấtbản ở Việt Nam, ké cả của các tác giả trong nước và nước ngoài cũng khôngnói nhiều cách thức tổ chức sản xuất, hay thực hiện chuyên đề, hoặc lồngghép vào giảng dạy chuyên biệt trong việc bồi dưỡng kỹ năng, kinh nghiệmtác nghiệp trong tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,

Trang 17

ANBGQG trên báo chí nói chung và báo in nói riêng.

Các công trình khoa học, các bài viết, bài nghiên cứu đăng tải trên cácphương tiện truyền thông đại chúng thường chỉ m6 xẻ một khía cạnh; hoặcđánh giá tông kết công tác tuyên truyền gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnlãnh thé, ANBGQG của các bộ, ban, ngành Trung ương; địa phương, cấp

tỉnh, huyện; hay của các cơ quan chức năng, như: Ban dân vận, Ban dân

tộc-tôn giáo; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn,Bộ nội vụ, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng nào đó hoặc gián tiếp có liênquan đến vấn đề thông tin báo chí với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thé,ANBGQG Trong những năm qua, van dé bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảovệ chủ quyên lãnh thổ, ANBGQG nói riêng cũng đã được nhiều tác giả quantâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, nội dung khác nhau; và có nhiều công trình,luận văn, luận án, bai báo khoa học nghiên cứu về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ, ANBGQG được công bố, tiêu biểu là: Bộ Tổng tham mưu — Bộ tưlệnh Bộ đội Biên phòng (2002), “Công tác vận động quân chúng tham giabảo vệ chủ quyên, an ninh biên giới của Bộ đội Biên phòng ”, NXB Quân độinhân dân Công trình đi sâu làm rõ quan niệm về công tác vận động quầnchúng trong bảo vệ biên giới Làm rõ tính tất yếu khách quan của việc Bộ độibiên phòng phải phát huy, dựa vào quần chúng nhân dân và những nhân tổ chiphối tới hiệu quả công tác vận động quần chúng, huy động sức mạnh củanhân dân vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Đánh giá thựctrạng, ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trongcông tac vận động quan chúng tham gia bảo vệ chủ quyên, an ninh biên giớinhững năm qua, rút ra kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác vận độngquan chúng, nghệ thuật trong huy động sức mạnh của quan chúng Đồng thời,xác định yêu cầu và đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đây mạnhcông tác vận động quan chúng tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giớitrong những năm tiếp theo Hay các đề tài, “Công tac vận động quan chúng

10

Trang 18

tham gia quản lý bảo vệ đường biên, cột mốc của Bộ đội Biên phòng các tỉnhBiên giới phía bắc trong giai đoạn hiện nay” (2004), Bùi Duy Lợi; “Công tác

vận động quần chúng phòng, chống di cư tự do ở khu vực biên giới của đônbiên phòng các tỉnh Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay” (2014), Nguyễn VănSơn, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng; Phát huy vai trò của Bộ đội Biên

phòng trong xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị giữa Việt Nam và

Trung Quốc hiện nay (2018), Nguyễn Phú Phương, Học viện Chính trị - BộQuốc phòng

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài báo được công bố đề cập đến nhiệm vụbảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới (đường bộ) Quốc gia liên quan đến luậnvăn của tac giả như: “Tăng cường công tác tư tưởng doi với can bộ, chiến sĩ ởdon Biên phòng trong thời kỳ mới ” (2007), Trần Hữu Phúc, Tạp chí khoa họcbiên phòng, [tr.57]; “Ndng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tại donvi trong các đơn vị Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay”(2008), Bùi Xuân Hoàn, [tr.25] Phát huy bản chat, truyền thống “Don là nhà,biên giới là quê hương, dong bào các dân tộc là anh em ruột thịt” của Bộ độiBiên phòng trong thời kỳ mới, (2009), Trần Hoa, Tạp chí Khoa học Biênphòng, [tr5]., “Bộ đội biên phòng tinh Cao Bang vận động quan chúng thamgia bảo vệ chủ quyên, ANBGQG” (2010), Vũ Văn Thắng Tap chí khoa hocBiên phòng, [tr.24] “Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyên, an ninh biên giớiquốc gia trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” (2010), Nguyễn Văn Túy,

Tạp chí khoa học Biên phòng, [tr.60] Các bài báo trên đều nêu lên vị trí, vaitrò, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thé, ANBGQG trong

tình hình mới, ở mức độ khác nhau, các tác giả đánh giá nguyên nhân, rút ra

những kinh nghiệm, đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp với từng nhiệm vụ,từng đối tượng Đây là những tài liệu khoa học có giá trị, giúp tác giả nghiên

cứu, tham khảo, chọn lọc và kê thừa

11

Trang 19

Tuy nhiên, rất hiếm mà có thé nói là chưa có dé tài khoa học báo chínào, đi sâu vào vấn đề vai trò và trách nhiệm của Báo chí với vấn đề bảo vệchủ quyền lãnh thổ, ANBGQG Đồng thời, các công trình nghiên cứu khoahọc nêu trên chỉ mang tính chất trong xây dựng các mặt của khía cạnh củacông tác quân sự quốc phòng trong xây dựng các mặt khác của khu vực phòngthủ vùng biên giới Đó là, xây dựng tiềm lực về kinh té, xây dựng tiềm lực về

chính tri-tu tưởng, xây dựng tiềm lực về quân sự, xây dựng tiềm lực về vănhóa, xã hội Thế nhưng, các đề tài này có giá trị nhất định trong việc xâydựng hệ thống các quan điểm, phương thức, và góc độ nhìn nhận về chủ đềbảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG trên Báo chí cách mạng Việt Nam Cóthé giúp cho các phóng viên, nhà báo có cái nhìn tổng thé nhất về nhiệm vụbảo vệ chủ quyền lãnh thô, ANBGQG, chứ chưa đưa ra được cách làm, cáchchọn góc nhìn, lựa chọn dé tài, hay cách thức tổ chức một tác phẩm báo chítrong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG nhằm gópphần giúp cho báo in nói chung, Báo QDND va Báo QK2 nói riêng nâng cao

chất lượng về công tác tuyên truyền trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ

quyên lãnh thổ, ANBGQG trong tình hình mới.

Vì vậy, việc tìm hiểu về vai trò của báo in với nhiệm vụ bảo vệ chủquyền an ninh, biên giới quốc gia, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, tham khảocó chọn lọc các công trình, đề tài khoa học, các bài báo liên quan đến phạm vidé tài là hết sức quan trọng Do đó, có thé khang định rằng, dé tài của luậnvăn là thiết thực, khá quan trọng và mang tính thực tiễn tương đối cao.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu nội dung, hình thức, chất lượng và hiệu quả của

các sản phâm báo chí trên báo in Báo QĐND hàng ngày và Báo QK2 gắn vớithực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG Từ đó, có cái nhìn

12

Trang 20

chung nhất về những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế trong công táctuyên truyền về van dé này và đưa ra những kiến nghị, giải pháp chung nhấttừ công tác tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉđạo, hoạch định chiến lược trong tuyên truyền về chủ đề bảo vệ chủ quyềnlãnh thé, ANBGQG; giúp các cấp, các ngành, cũng như lãnh đạo các cơ quan

báo chi nói chung, Báo QDND, Báo QK2 nói riêng và đội ngũ biên tập viên,

phóng viên nắm rõ tình hình dé có những điều chỉnh kip thời dé nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnhthé, ANBGQG trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận van

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, học viên tập trung vào những nội

dung trọng tâm sau:

Một là, hệ thông hóa các khái niệm có liên quan đến dé tài nghiên cứu,bước đầu xây dựng khung lý thuyết với dé tài báo in với van đề bảo vệ chủ

quyền lãnh thé, ANBGQG.

Hai là, khảo sát thực trạng về nội dung và hình thức tác phâm báo chívề dé tai tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG trênbáo in Báo QĐND hang ngày va Báo QK2.

Ba là, đề xuất một số giải pháp thực tế, nhằm tiếp tục nâng cao chấtlượng tuyên truyền về van dé bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG, trên báoin Báo QĐND hằng ngày và Báo QK2 hiện nay nói riêng và báo chí quân đội

Trang 21

4.2 Pham vi nghién cứu:

Về nội dung, đề tài chỉ tập trung phan tích các van dé liên quan đến bảovệ chủ quyền lãnh thé, ANBGQG trên báo in quân đội hiện nay.

Về không gian thực trạng tuyên tuyén về vấn đền bảo vệ chủ quyền lãnhthé, ANBG đường bộ quốc gia, trên Báo in Báo QDND hàng ngày, Báo QK2.

Luận văn chọn không gian là biên giới đường bộ, bởi thời gian vừa qua,

tình hình biên giới đường bộ giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Quốc,Lào, Campuchia vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, mất ôn định nhất là vềphân giới cắm mốc và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Trongkhi đó, công tác tuyên truyền, giáo dục động viên nhân dân tham gia vào bảovệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG cũng còn gặp rất nhiều khó khăn do điềukiện, hoàn cảnh, trình độ dân trí và phong tục tập quán của các đồng bào dân

tộc nơi biên gidi.

Thời gian khảo sát: Từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 (Bởi

trong các năm 2019, 2020, 2021, 2022, sự tác động của dịch bệnh Covid và

những sự kiện lớn của đất nước như Dai hội đại biểu toan quốc lần thứ XIII,và đại hội đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đã gây tác động ảnh hưởng

quan trọng đến tôn chỉ, mục đích tuyên truyền của báo chí Việt Nam Nên số

lượng các tác phẩm báo chí tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ

quyên lãnh thổ, ANBGQG phan nào bị hạn chế).

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:5.1 Phương pháp luận

Về cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, học viên sử dụng phương phápduy vật biện chứng và duy vật lich sử của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủquyên lãnh thổ, ANBGQG, làm co sở lý luận dé nghiên cứu luận văn này.

Học viên tập hợp và nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, văn

14

Trang 22

bản chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy-Bộ tư lệnh

Quân khu 2; đọc phân tích các tài liệu sách, các công trình nghiên cứu khoahọc, báo in: Báo QDND, Báo QK2; Báo Phú Tho, Tạp chí khoa học biên

phòng, Tạp chí Quốc phòng toàn dân để kế thừa những nội dung cơ bản

phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.

Học viên cũng đã vận dụng các lý thuyết của báo chí truyền thông délàm cơ sở lý thuyết đóng khung, cho nghiên cứu và nhiều nội dung khác liênquan đến đề tài luận văn Đồng thời, luận văn cũng sử dụng một số kết quảnghiên cứu về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội và tác động chungcủa van đề bất ôn của thé giới, khu vực liên quan đến chủ quyên biên giới

Việt Nam.

5.2 Phương pháp nghiên cứu cu thé

- Phương pháp phỏng vấn sâu, được áp dụng thu thập các thông tinđịnh tính dé lay ý kiến các nhóm đối tượng, dé đối chiếu trong nhìn nhận bảnchất vấn đề thực tế của đề tài luận văn Phỏng vấn được thực hiện với 5 đốitượng: Đại tá, Nhà báo Trần Anh Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Quân độiNhân dân; Đại tá, Nhà báo Đào Đức Hanh, Tổng Biên tập Báo Quân khu 2;Đại tá, Nhà báo Trịnh Tuấn Anh, Phó trưởng phòng Biên tập Báo Quân độinhân dân Cuối tuần; Thiếu tá, Nhà báo Trần Duy Văn, Phóng viên PhòngQuốc phòng an ninh, Báo Quân đội nhân dân; Thiếu tá, Nhà báo Nguyễn Kim

Anh, Phóng viên Phòng Biên tập Công tác đảng, Công tác chính trị Báo Quân

đội nhân dân.

- Phương pháp thong kê phân loại, được áp dụng dé thông kê, phân loạinhững tác phẩm báo chí về van dé bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG, dénắm tần suất, mật độ xuất hiện, sự quan tâm của các cơ quan báo chí đối với

van đề này.

- Phương pháp phân tích thông điệp, được dùng dé phân tích các tác

15

Trang 23

phẩm báo chí được đăng tải trên báo in Báo QDND hàng ngày, Báo QK2 vềvan dé bảo vệ chủ quyền lãnh thé, ANBGQG Phân tích các thông điệp củatác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí về vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnhthổ, ANBGQG từ tháng 2/2018 đến tháng 2/2019 Từ đó, đánh giá chất lượngnội dung, hình thức của các tác pham báo chí về van dé bảo vệ chủ quyền

lãnh thé, ANBGQG.

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn là hệ thống hóa quan điểm của Chủ nghĩaMác — Lénin và Tư tưởng Hồ Chi Minh về báo chí; đường lối, chính sách củaĐảng, Nhà nước ta hiện nay với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thỏ,

Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua các cơ sở dữ liệu xác thực, được trình baycụ thé trong đề tài luận văn “Báo in với van dé bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, anninh biên giới quốc gia”, giúp lãnh đạo các cơ quan chủ quản báo chí, lãnh

đạo các cơ quan báo chí, biên tập viên, phóng viên tham khảo và có cái nhìn

tổng quan về vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANBGQG góp phần bồidưỡng nâng cao kiến thức lý luận, bố sung kinh nghiệm trong quá trình thựchiện nhiệm vụ Quá trình nghiên cứu luận văn giúp người thực hiện đề tài

nâng cao hơn năng lực nhận thức và khả năng hoạt động trong chuyên môncủa mình.

7 Cau trúc của Luận van

Ngoài phan mở dau, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo va phụlục, nội dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về báo in với vấn đề bảo vệ chủ quyềnlãnh thé, an ninh biên giới quốc gia.

Chương 2: Thực trạng về van dé bảo vệ chủ quyền lãnh thé, an ninh biên

giới trên Báo Quân đội nhân dân, Báo Quân khu.

16

Trang 24

Chương 3: Yêu cầu, giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng tuyêntruyền bảo vệ chủ quyền lãnh thé, an ninh biên giới quốc gia.

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BÁO IN

VOI VAN DE BAO VE CHU QUYEN LANH THO,AN NINH BIEN GIOI QUOC GIA

1.1 Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến đề tài

1.1.1 Báo in

Khái niệm Báo in là ấn phẩm định kì chuyén tai nội dung thông tin

mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công

cụ như máy in, mực in và giấy in Căn cứ vào định kì xuất bản, tính chất nội

dung thông tin, hiện nay báo in ở nước ta có hai loại là báo và tạp chí Bao

gồm: báo hàng ngày, báo nhiều kì trong tuần, báo một số kì trong tuần, báotuần, báo nửa tháng, báo hàng tháng Tạp chí là những ấn phẩm định kì có nộidung chuyên sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội,khoa học kĩ thuật, Định kì xuất bản của tạp chí có thể là 1 tuần, nửa tháng,

1 tháng, 2 tháng Cũng có tạp chí xuất bản 3, 4, 5 hoặc 6 tháng/kỳ 2 Điềukiện và yếu tô dé hình thành và phát triển báo in - Nhu cầu giao tiếp thông tin

- Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ - Trình độ phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội - Sự tác động của chế độ chính trị - xã hội - Mối quan hệ giaolưu quốc tế

Vào năm 1605 tờ tạp chí xuất bản định kì hàng tuần đầu tiên trên thếgiới có tên là Tijdingen ra đời tại Bi Năm 1609 tờ báo tuần định kì đầu tiêntrên thế giới ra đời tại Đức có tên Avisa Relationl Năm 1631 Nouvelles

Ordinairies (tin tức thường ngày) là tờ tin định kỳ đầu tiên trên thế giới ra đờitại Pháp Năm 1660 tờ nhật báo định kỳ đầu tiên ra trên thế giới ra đời ở Đức

tên là Leipziger Zeitung

17

Trang 25

Ở Việt Nam, tờ “Gia Định báo” ra đời 01/04/1865, đánh dâu mốc quantrọng đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam Năm 1892 ở Hà Nội xuất bảntờ công báo có tên Đại Nam đồng văn nhật báo và An phẩm đầu tiên mangtính chất của một tờ báo là tờ “Đại Việt tân báo” ra số 1 ngày 7/8/1905 Chủ

nhiệm là người Pháp tên Ecnext Babuyt và chủ bút là Hàn Thái Dương người

Việt Nam Ngày 21/6/1952 báo “Thanh niên” do Nguyễn Ái Quốc sáng lậpxuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu ra đời và phát triển của báo chí

cách mạng Việt Nam

Theo Luật báo chí số: 103/2016QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt NamN ban hành ngày 5/4/2016: Báo in là loại hình bao

chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in dé phát hànhđến bạn đọc, gồm bao in, tạp chí in.

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn sách Co sở lý luận báo chí,năm 2018, thì: “Báo in là ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết,hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện van đề thời sự,phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng-nhóm đối tượng nào

đó với mục đích nhất định” (tr.142)

Còn nhóm tác giả: Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn cũng đưa ra

khái niệm: “Báo in là loại hình chuyền tải thông tin mang tính thời sự bằng ấnphẩm định kỳ và được phát hành rộng rãi trong xã hội”.

Kế thừa các quan điểm trên, theo học viên: “Báo in là một loại hình báochí, trong đó các ngôn ngữ báo chí (chữ viết, hình anh (hình ảnh chụp, đồhọa) dé truyền tải các thông tin được trình bày trên giấy, thông qua kỹ thuật inan và được xuất bản định kỳ, và được phát hành theo hình thức trao tay

1.1.2 Van đề:

Theo từ điển Tiếng việt, năm 1992, Hoàng Phê: Vấn đề thuộc loạiDanh từ, mang nghĩa là những điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết.

18

Trang 26

Đối với nhiều nhà nghiên cứu cũng theo quan điểm này và cho rằng:Van dé ở đây không được hiểu theo nghĩa chủ dé (topic, issue), mà được hiểunhư là những điều cần xem xét, nghiên cứu, giải quyết; là một mục tiêu nào

đó mà chúng ta chưa tìm ra được cách thực hiện hoặc chưa biết thực hiện nhưthế nào là tối ưu nhất cho nó Trong đó, khái niệm vấn đề là một vấn đềhoặc câu hỏi phải được giải quyết hoặc làm rõ, mâu thuẫn hoặc mâuthuẫn giữa cái gì và cái gì sẽ là, một khó khăn hoặc bất tiện để đạt được kếtthúc hoặc sự khó chịu, phiền toái hoặc lo lắng Từ đồng nghĩa của van đề cóthé là: khó khăn, bất tiện, phức tạp hoặc thất vọng; bí ẩn hoặc không rõ; van

đề hoặc vấn đề; nghi ngờ hoặc câu hỏi; trở ngại hoặc mang thai.

Khái niệm vấn đề theo nghĩa câu hỏi cần giải quyết được áp dụng chocác ngành học đa dạng nhất, như toán học, triết học, sinh thái học, kinh tế,chính tri, xã hội học và phương pháp luận, trong số những ngành khác Vínhư: Van đề xã hội là Các van đề xã hội là tất cả những van đề liên quan đến

các vấn đề xã hội khác nhau, chăng hạn như sức khỏe, hạnh phúc, chất lượngcuộc sống, giáo dục, công việc, nhà ở, an ninh, tiếp cận các cơ hội, trong số

những người khác; vấn đề đạo đức là một vấn đề phát sinh từ một tình huốnghoặc sự kiện làm nảy sinh tình huống mâu thuẫn ở cấp độ đạo đức Theonghĩa này, vấn đề đạo đức chuyền thành một lựa chọn cấu thành một cuộcxung đột trong chính nó, bởi vì các lựa chọn thay thế là có lợi, hoặc vì chúngliên quan đến một số khó khăn hoặc tác hại; vấn đề môi trường hoặc vandé sinh thái được chi định bat kỳ thay đôi hoặc rối loạn nao anh hưởng đếncân bang môi trường Các van dé môi trường có thể xuất phát từ tác động củahoạt động của con người hoặc từ các thảm họa môi trường gây ra sự mat cânbằng hoặc mat cân băng trong môi trường tự nhiên; Vấn đề nghiên cứu là vanđề hoặc câu hỏi mà một dự án nghiên cứu hoặc dự án nghiên cứu nhằm làmrõ Vấn đề nghiên cứu, như vậy, là những gì biện minh và hướng dẫn quá

trình nghiên cứu và hoạt động của nhà nghiên cứu Do đó, điêu đâu tiên đê

19

Trang 27

thực hiện một công việc nghiên cứu là xác định, băng cách áp dụng các tiêuchí phương pháp khoa học khác nhau, tất cả các khía cạnh của hiện tượng

được dự định nghiên cứu và giải thích

Từ khái niệm về vấn đề và báo chí (ở trên), theo ý kiến tác giả, kháiniệm “Báo chí với vấn dé” được hiểu: Báo chí trong thực hiện vai trò, chức

năng trong các nhiệm vụ đặt ra theo tôn chỉ, mục đích Mà chức năng, vai trò

chính của báo chí đó là tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội Theo nghĩa

đó, “Báo chí với vẫn đề” được hiểu là “Báo chí tuyên truyền về một nhiệm vụ

nào đó”.

1.1.3 Biên giới quốc gia

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Biên giới hay BGQG là

đường phân định giới hạn lãnh thé hay lãnh hải của 1 nước với | nước tiếpgiáp khác, hoặc với hải phận quốc tế”.

Theo Điều 1, Luật BGQG, số 06/2003/QH11, Quốc Hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Biên giới quốc gia ngày17/06/2003, khái niêm BGQG là: đường va mặt thắng đứng theo đường đó déxác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quầnđảo Hoang Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biến, lòng đất, vùng trời củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đường gồm biên giới quốc giatrên đất liền và biên giới quốc gia trên biển - Điều 3, Nghị định 140/2004/ND-

Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giêng

20

Trang 28

cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.

Việt Nam có chung đường biên giới đường bộ với các quốc gia:Trung Quốc, Lào, Việt Nam:

* Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc: Dài1.065,652 km, bắt đầu từ giao điểm đường biên giới giữa ba nước: nước Cộng

hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và

nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào quy định trong “Hiệp ước về xác địnhgiao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung

Hoa” ký ngày 10/10/2006, tới điểm kết thúc là điểm thứ nhất của đường phânđịnh lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ giữa hai nước quy định trong “Hiệp định

giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân

Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địagiữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ” ký ngày 25/12/2000.

Hướng đi của đường biên giới Việt Nam — Trung Quốc, được ghi ởPhần II của Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền ViệtNam-Trung Quốc 2009, đồng thời đường biên giới được thé hiện trên “Bảnđồ biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vanước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, ty lệ 1: 50 000 từ mốc ngã ba biên giớiViệt Nam-Lào-Trung Quốc (22 24 02,295B 102 08 38,109Đ) đến điểm bắtđầu của cửa sông Bắc Luân, mốc 1368 (21 28 12,5B 108 06 04.3D) Đườngbiên giới tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên,

Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh

Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc.

Đường biên giới đất liền giáp với 33 huyện, thành phố của Việt Nam

trong đó tỉnh Điện Biên có | huyện Mường Nhé; tỉnh Lai Châu có 3 huyện:

Mường Tè, Phong Thỏ, Sìn Hồ; tỉnh Lào Cai có 5 huyện, thành phố: Bắc Hà,

21

Trang 29

Mường Khương, Bảo Thang, Bát Xát và thành phố Lào Cai; tỉnh Hà Giang có7 huyện: Mèo Vac, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, VỊ Xuyên, Hoàng Su Phìva Xin Man; Tinh Cao Bang có 9 huyện: Bao Lam, Bao Lac, Thông Nông, Ha

Quang, Tra Linh, Trùng Khanh, Ha Lang, Quảng Hòa, Thạch An; tỉnh LangSơn có 5 huyện: Trang Dinh, Van Lang, Cao Lộc, Lộc Binh, Dinh Lap; tỉnh

Quang Ninh có 3 huyện, thị: Quảng Hà, Binh Liêu và thành phố Móng Cai.

Phía Trung Quốc có 14 huyện và hai Châu biên giới: tỉnh Vân Nam có

7 huyện: Phú Linh, Ma Ly Pho, Mã Quan, Bình Biên, Kim Bình, Lục Xuân,Giang Thành; Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây có 7 huyện: Phòng

Thành, Ninh Minh, Bằng Tường, Long Châu, Đại Tân, Nà Po, Trịnh Tây Haichâu: châu Vân Sơn và châu Hồng Hà Địa hình của các tỉnh thuộc tuyến biêngiới Việt-Trung phức tạp, không đồng nhất Biên giới bắt đầu từ các dãy núi

kéo dài ở Lai Châu, Điện Biên giáp cao nguyên Vân Nam, chạy theo hướng từ

Tây Bắc xuống Đông Nam Các dãy núi được cấu tạo chủ yếu bằng nhamthạch; đá granite; có dạng núi cao với độ cao tuyệt đối trên 2500-3000 m, núicao trung bình 1500-2000 m, núi cao thấp 500 đến 1500 m, với nhiều răngcưa hẹp, có nơi chỉ đủ đặt bước chân người, nhiều mũi kim nhọn hoắt, dốcđứng Xuống tới Lạng Son, Quảng Ninh xen kẽ núi là đồi và cuối cùng là daiđồng bang ven biên ở cửa sông Bắc Luân.

Hệ thống sông ngòi ở vùng biên giới có xu hướng phan lớn chảy từ TâyBắc xuống Đông Nam Sông suối ở khu vực núi cao có độ dốc lớn, bị chia cắtmạnh, lượng mưa lại tương đối nhiều, nước chảy xiết hoạt động xâm thực-bàomòn mạnh Thuỷ chế sông suối phân ra hai mùa rõ rệt, mùa lũ trùng với mùamưa Khi có mưa lớn, khả năng dồn nước vào sông suối rất nhanh gây lũ độtngột cho nhiều vùng hai bên sông, gây bồi lở, chuyên dòng lớn, đưa đến biếnđổi địa hình dòng sông Mùa ít mưa sông suối lại cạn khô Nguồn nước sinh

sông va tưới tiêu cho diện tích khá lớn canh tác hai bên biên giới là vân đê

22

Trang 30

sống còn của nhân dân địa phương thuộc hai nước ở dọc lưu vực sông suốibiên giới; từ đây cũng hay nảy sinh nhiều vấn đề tranh chấp nguồn nước và

lãnh thé

Biên giới chạy qua các khu vực có nhiều khoáng sản: titan, mangan,antimoan, than mỡ, sắt (hàm lượng rất cao), chì, đồng bạc, thiếc, vàng, thannon, than đá, điêm tiêu, đất sét, phân chì, kẽm đồng, quặng thiếc và vônfram.

Các mỏ lớn được ghi nhận như: Đồng, bạc (Phong Thổ); thiếc ở Ninh Biên;sắt (Hà Giang, Thạch Lâm, Bảo Lạc, thị xã Cao Băng); mangan (Trà Lĩnh,Trùng Khánh, Hạ Lang); apatit Cam Đường, đất hiếm (Nam Xe, Phong Thổ);phốtphorit (Hữu Lũng); than nâu (Na Dương); than (Quảng Ninh)

Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc thuộc đới khí hậu gió mùa chí

tuyến, Á đới Có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ

tháng 4 và kéo dài đến tháng 11, lượng mưa cao nhất là trong tháng 7 vàtháng 8; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, trong đó tháng

12 và tháng giêng là hai tháng khô nhất.

Về kinh tế, người dân biên giới thường làm kinh tế nghề rừng, chănnuôi và trồng cây công nghiệp Nông nghiệp phát triển kém, và phụ thuộc lớn

vào địa hình.

Trên biên giới Việt Nam — Trung Quốc, có rất nhiều dân tộc anh emsinh sống, có thé ké đến là: Thái, H’Méng, Dao, Kinh, Kho Ma, Hà Nhì,

Giáy, La Hủ, Lào, Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, Mường, Cơ Ho,

Hoa, Pa Thẻm, Tu Di, Lô Lô, Bố Y, Cờ Lao, La Chi, Pu Péo, Phù Là, Chứt Trong đó, dân tộc Thái, H Mông, Tay, Nùng, Dao có số lượng nhiều honđáng ké so với các dân tộc khác Người dân thường sống thưa thớt, tô chứctheo các làng, bản nhỏ Mật độ dân số phân bố không đều giữa hai vùng TâyBắc và Đông Bắc Các tỉnh vùng Đông Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn có

mật độ dân sô cao gap đôi, gap ba lân các tỉnh vùng Tay Bac như: Điện Biên,

23

Trang 31

Lai Châu Dọc tuyến biên giới hai nước Việt-Trung, nhiều dân tộc thiểu số ở

hai bên biên giới có quan hệ sắc tộc, dòng họ, hôn nhân qua lại với nhau, docó chung một số đặc điểm về dòng tộc, văn hoá Tính đa dạng về sắc tộc cũngnhư mối quan hệ thân thiết giữa các cộng đồng dân tộc ở đây đã tạo cho khuvực biên giới Việt Nam-Trung Quốc có tính đa dạng về văn hoá, là một trongnhững điều kiện thuận lợi dé phát triển khu vực biên giới thành khu vực hợp

tác và hữu nghi.

* Đường biên giới Việt Nam — Lào: tong chiều dài hơn 2.337km, đi

qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ

An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên — Huế, Quảng Nam và

Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phongsaly, LuanPrabang,

Huaphanh, Xiengkhuang, Bolykhamxay, Khammuan, Savannakhet, Salavane,

Sekong và Attapeu Trong giai đoạn 1978-1987, hai nước đã phối hợp tiếnhành công tác cắm mốc nhưng gặp phải một số khó khăn và hạn chế, đến năm2008 mới tiếp tục triển khai dự án cắm mốc và tôn tạo hệ thống cột mốc biêngiới quốc gia.

Trải qua nhiều năm, vượt qua các khó khăn về vật chất, nhân lực, hainước Lào- Việt Nam đã hoàn thành cắm mốc biên giới ở 1.002 điểm, xây dựng905 cột mốc và hoàn tất việc lập bản đồ biên giới Lào-Việt Nam tỷ lệ1/50.000, bình quân cứ mỗi 2.6km biên giới hai nước sẽ có một điểm mốc.Việc hoàn tat các hoạt động phân định biên giới nói trên đã tạo tiền đề cho haibên đạt được những thỏa thuận chung mới, đồng thời có ý nghĩa quan trọngvề chính trị, phát triển kinh tế khu vực biên giới chung, hợp tác văn hóa, du

lịch giữa nhân dân Lào và Việt Nam.

Kê từ khi hai nước ký kết hiệp định hợp tác giao thương biên giới năm2015 đến nay đã đạt được các thành tựu tích cực trên nhiều mặt, việc khuyếnkhích thương và đầu tư đôi bên được đây mạnh, thu hút các doanh nghiệp đầu

24

Trang 32

tư trên nhiều lĩnh vực, góp phần quảng bá sản phẩm, thế mạnh phát triển xuấtkhâu và cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa các địa phương hai nước Đến nay,Việt Nam đã tham gia đầu tư vào tổng cộng 414 dự án tại Lào với giá trị 4.2tỷ USD, đứng thứ 3 trong nhóm các quốc gia đầu tư vào Lào Đặc biệt trongđó, tai 10 tỉnh biên giới của CHDCND Lào hiện có 110 dự án đầu tư trực tiếp

của doanh nghiệp Việt Nam, trị giá trên 2.7 tỷ USD, các dự án này đóng góp

vào nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời mang lại lợi ích cho kinh tế-xãhội, góp phần vào công cuộc giảm nghèo của Lào.

Về lĩnh vực phát triển mạng lưới giao thương vùng biên, hiện có tổngcộng 36 chợ biên giới Lào-Việt Nam Hai bên cũng có 8 cặp cửa khâu quốctế, 7 cửa khâu quốc gia, 18 lối mở biên giới và 8 khu kinh tế đặc thù.

Những năm qua, trong hợp tác quốc phòng - an ninh, hai bên luôn phốihợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau góp phần giữ vững ồn định về an ninh chính

trị và trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới mỗi nước Trong lĩnh vực quản

ly và bảo vệ biên giới, hai bên đã hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ

thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào; ký kết hai văn kiện pháp lý quan trọnggồm: “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng

hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” và “Hiệp

định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa

Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào”; đồng thời, cơ bản hoàn thành Thỏa thuận cấp caogiữa hai Chính phủ về giải quyết van đề người di cư tự do và kết hôn không

gia thú trong vùng biên giới hai nước

Vùng biên giới Việt Nam - Lào là một vùng hoàn toàn đổi núi Ở phíaBắc, vùng này được tạo thành bởi những đỉnh núi độ cao trung bình 1.500 -1.800 m Nhiều sông suối chảy qua những thung lũng cắt ngang tạo ra mộtquang cảnh chia cắt Vùng địa lý tiếp theo về phía Nam tạo ra một vùng khó

25

Trang 33

qua lại của dải Trường Sơn, có những núi cao 2.000 m Đoạn cuối của biêngiới Việt - Lào thấp dần.

Dân cư sinh sống ở khu vực biên giới chủ yếu là dân tộc thiểu số Sựphân bồ dân cư các xã biên giới Việt Lào mang tinh đặc thù của vùng núi cao,vùng sâu, vùng xa, phức tạp và hiểm trở Nhìn chung, cư dân dọc tuyến rấtthưa, chủ yếu tập trung ở thị tran, thị xã và ven đường quốc lộ: có nhiều quanhệ gan bó với nhau và với đồng bào Kinh tạo thành một cộng đồng các dântộc Việt Nam Đồng bào các dân tộc hai bên biên giới có quan hệ dòng họ vớinhau từ lâu Tính đa dạng về sắc tộc và mối quan hệ thân thiết giữa các nhómcộng đồng dân tộc đã tạo cho khu vực biên giới có nên văn hoá đa dạng và lànhững điều kiện dé phát triển khu vực biên giới hợp tác và hữu nghị đặc biệt.

* Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia: Có chiều dàikhoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là giao điểm đường biêngiới ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào Điểm kết thúc ở bờ vịnh Thái Lantiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia) là

nghị lâu dài giữa hai nước.

Từ năm 1982, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có những cuộc tiếp xúcchính thức nhằm tìm ra giải pháp bảo đảm lợi ích của hai bên trong đó có vấndé biên giới, lãnh thé Ngày 20/7/1983, tai Phnôm Pênh, hai bên đã ký chínhthức “Hiệp ước về nguyên tac giải quyết van đề biên giới giữa nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia” và

26

Trang 34

“Hiệp ước về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.

Ngày 27/12/1985, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước hoạch định biên

giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng

hoa Nhân dân Campuchia”.

Ngày 10/10/2005, hai bên ký chính thức “Hiệp ước giữa nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bồ sung Hiệp ướchoạch định biên giới quốc gia năm 1985” Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung2005 có hiệu lực, Ủy ban liên hợp biên giới hai nước đã tô chức nhiều cuộchop dé trao đổi, thống nhất các văn bản pháp lý-kỹ thuật làm cơ sở triển khaicông tác phân giới, cắm mốc, xác định và cắm các cột mốc trên thực địa cũngnhư giải quyết các van đề phát sinh trong quá trình phân giới, cắm mốc.

Giai đoạn từ năm 2009-2012, hai bên tiếp tục tiến hành các công táchoàn thành việc thành lập bộ bản đồ mới; kết thúc phân giới, cắm mốc trênthực địa, soạn thảo và ký Nghị định thư ghi nhận kết quả công tác phân giới,căm mốc Tuy nhiên, do van đề biên giới, lãnh thổ bị chi phối bởi yếu tố lịchsử, tình cảm, những tồn động về pháp lý, phức tạp nên mục tiêu hoàn thànhtoàn bộ công tác phân giới, cắm mốc trong năm 2012 không đạt được.

Từ năm 2013 Việt Nam và Campuchia thống nhất bổ sung thêm mốcphụ va cọc dấu dé làm rõ thêm hướng đi của đường biên giới trên thực địa vàtạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng quản lý Trong những năm2013-2018, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai công tác xácđịnh, cắm mốc phụ và cọc dấu; phối hợp hoàn thiện bộ bản đồ địa hình biêngiới ty lệ 1/25.000 và thé hiện thành quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ; xâydựng văn kiện pháp lý ghi nhận thành qua phân giới, cắm mốc đã đạt được.Ngày 5/10/2019, tại Hà Nội, hai bên đã ký chính thức hai văn kiện nhằm ghinhận khoảng 84% thành quả phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền cụ thể

27

Trang 35

là “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 vàHiệp ước bồ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namvà Vương quốc Campuchia” (Hiệp ước bé sung năm 2019) và “Nghị định thưphân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (Nghị định thư 2019).

Việc ký Hiệp ước bé sung năm 2019 và Nghị định thư phân giới cắmmốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia là một sự kiện lịch sử trọng đại,có ý nghĩa hết sức thiết thực và to lớn về mọi mặt, đáp ứng nguyện vọngchung và lợi ich của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dan hai nước, cụ thé:

Nhu vậy là sau hơn 36 năm đàm phán, hai nước đã có khoảng 84%

chiều dài đường biên giới được phân giới cắm mốc và được ghi nhận rõ ràngtrên hồ sơ pháp lý cũng như trên thực địa với một hệ thống mốc biên giớikhang trang, chính quy, hiện đại và bền vững.

Cụ thê, trên khoảng 1.045km đường biên giới đã hoàn thành phân giớicắm mốc hiện có tổng số 315 cột mốc chính tại 264 vị trí, 1.511 cột mốc phụtại 1.068 vị trí và 221 cọc dấu; dữ liệu thông tin địa lý của đường biên, mốc

giới được thể hiện rõ ràng trên bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 (là bộ bản đồcó tỷ lệ lớn nhất hiện nay trong số các bản đồ biên giới đất liền của Việt Nam

với các nước lang giéng), tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ và

nhận biết đường biên giới trên thực địa; Hệ thống các văn kiện pháp lý đã kýkết, đặc biệt là Nghị định thư phân giới cắm mốc, là cơ sở pháp lý quan trọngdé chính quyền và các lực lượng chức năng của hai nước phối hợp thực hiệntốt hơn nữa công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, bảo đảm quốcphòng an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; tạo điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội, thúc đây giao lưu hợp tác giữa hai nước và các địaphương hai bên biên giới trong nhiều lĩnh vực (như kết nối kinh tế, thương

mại, giao thông, nông nghiệp, giao lưu văn hóa ), vì mục tiêu xây dựng

28

Trang 36

đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia hòa bình, ồn định, hợp tác vàphát triển bền vững Đây cũng là cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán Hiệpđịnh về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới mới thay thế Hiệpđịnh về quy chế biên giới ky năm 1983 cho phủ hợp với tình hình hiện nay.

1.1.4 Bảo vệ chủ quyên lãnh thé,

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một bộ phận của chủ quyền quốc gia,khang định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thé của mình Mỗinước có toàn quyền quyết định mọi việc trên lãnh thổ của mình, không đượcxâm phạm lãnh thé, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác Chủquyên lãnh thé quốc gia chi dừng ở biên giới quốc gia, mọi tư tưởng và hànhđộng thê hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều làhành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước

quốc tế Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm, tôntrọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luậtpháp quốc tế.

Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toản vẹn

lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thé quốc gia, là thực hiện tông thể các biện phápdé bảo vệ chủ quyên biên giới, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợiích quốc gia trên khu vực biên giới, giữ gìn AN chính trị, trật tự an toàn xã

hội ở khu vực biên giới.

1.1.5 An ninh biên giới quốc gia

Theo Luật Công an nhân dân (2005), Số: 54/2005/QH11, Được Quốc

Hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29-11-2005,

Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làmthất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

29

Trang 37

Điều 3 khoản 2 Luật An ninh quốc gia: Bảo vệ an ninh quốc gia là bảodam an ninh truyền thông và an ninh phi truyền thong, phòng ngừa, phát hiện,ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Luật An ninh quốc gia định nghĩa: An ninh quốc gia là sự ôn định, pháttriển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thong nhat, toan ven

lãnh thé của Tổ quốc Quốc hội: Luật An ninh quốc gia, H, 2004, tr.1, 157.

Trong bài, Tư duy mới về An ninh quốc gia trong tình hình mới

(https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-duy-moi-ve-an-ninh-quoc-gia-trong-tinh-hinh-moi), Trung tướng, Giáo su, TS Nguyễn Xuân Em, đưa rakhái niệm, An ninh quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới là an ninh toàn diện,bao gồm an ninh truyền thong và an ninh phi truyền thống Trong đó, An ninhtruyền thong được hiểu là sự 6n định, phát triển bền vững của chế độ XHCN

và độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam có liên

quan đến các yếu tố quân sự đe dọa quốc gia, dân tộc An ninh truyền thốngcó cốt lõi là an ninh chính trị, an ninh quân sự, lay Nha nước làm trung tâmcủa an ninh An ninh phi truyền thống - đã được nêu ra trong các Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ XI, XII va XIII - là một loại hình an ninh mới do nhữngyếu tô phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn

định, phát triển và an ninh của Việt Nam, cả khu vực và cả toàn cau.

An ninh quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghịquyết Đại hội XIII của Dang bao gồm 3 bộ phận cấu thành chủ yếu: an ninh

chính trị, an ninh xã hội, an ninh con người Theo nghĩa rộng, an ninh xã

hội được hiểu là sự ôn định, sự bình yên, của một chế độ, một quốc gia, làtrạng thái trật tự, kỷ cương, thịnh vượng, phát triển của mỗi công dân và cộngđồng xã hội trong lãnh thổ quốc gia dân tộc Khái niệm rộng về an ninh xã hộicòn được sử dụng trong khi so sánh, đánh giá mỗi quan hệ của van dé an ninhtrong một đất nước với an ninh trong khu vực và toàn cầu Theo nghĩa hẹp,

30

Trang 38

việc đảm bao an ninh xã hội có các nội dung: đồng thuận xã hội, ít xung đột

xã hội; an ninh, an toàn xã hội (ít tội phạm, ít tệ nạn xã hội, trật tự an toàn

giao thông đảm bảo); an ninh môi trường sống (an ninh môi trường, an toàn thựcphẩm); an sinh xã hội (giảm nghèo đói, có việc làm, chăm sóc sức khỏe tốt).

Dựa trên các khái niệm trên, học viên đưa ra khái niệm, bảo vệ chủ

quyên lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia là thực hiện tông thể các biện phápđể phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh các hoạt động xâm phạm anninh khu vực biên giới, và ảnh hưởng đến quyền, chủ quyên biên giới quốc gia.

Kế thừa các quan điểm, khái niệm được đưa ra ở trên, học viên đưa raquan niệm “Báo in với van dé bảo vệ chủ quyền lãnh thé, an ninh biên giớiquốc gia” là, vai trò và nhiệm vụ của báo in trong công tác tuyên truyền vềcác chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địaphương; vai trò, trách nhiệm của Đảng, chính phủ, cấp ủy, chính quyên, cáccơ quan, ban, ngành đoàn thể địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân,trong việc giữ gìn quyên, chủ quyền về lãnh thé, biên giới, an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới theo các mục tiêu chiến lực vềxây dựng 4 tiềm lực: Chính trị-tư tưởng, quân sự, kinh tế, văn hóa-xã hội

góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân xây dựng khu vực biên giới,hòa bình, 6n định, hữu nghị, phát triển, thực hiện thắng lợi 2 sự nghiệp chiến

lược của Đảng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

1.2 Đặc trưng và vai trò của báo in với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia.

1.2.1 Đặc trưng của bao in

Báo in, là một loại hình báo chí, trong đó các ngôn ngữ báo chi (chữ

viết, hình ảnh (hình ảnh chụp, đồ họa) dé truyền tải các thông tin được trìnhbày trên giấy, thông qua kỹ thuật in ấn và được xuất bản định kỳ, và được

phát hành theo hình thức trao tay có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, báo in có khả năng phân tích, bình luận, ký giải sâu rộng day

3l

Trang 39

đủ các vấn đề, sự kiện Đây là một thế mạnh mà có thé nói đặc trưng nhất củabáo in Chính vi vậy, báo in giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc, kỹ lưỡng về vanđề mình quan tâm, có sự tác động mạnh vào nhận thức và tư tưởng độc giả.

Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của tình trạng thương mại hóa báo chí, hiện

nay, nhiều báo in chưa khai thác triệt dé lợi thé này, mà chủ yếu đi vào nhữngtin tức ngắn gọn, giật gân, câu khách mà chưa phân tích sự kiện và vấn đềdự luận xã hội quan tâm theo chiều sâu để làm tốt chức năng tuyên truyền,

thuyết phục, giáo dục, cô vũ, động viên công chúng.

Thứ hai, người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tintừ báo in Việc tiếp nhận thông tin thông qua việc bố trí thời điểm độc, cáchđọc, tốc độ đọc Tùy vào thời gian rảnh rỗi của mỗi người mà có thé đọcbáo bat cứ lúc nào, khác với phát thanh và truyền hình-vì nếu khán, thính giả

không theo dõi thì nội dung thông tin sẽ trôi qua, làm cho khán, thính giả khó

long năm bắt được nội dung cốt lõi của thông tin Mặt khác, người đọc có théđọc tùy hứng, đọc chậm rãi, hay lướt qua, hoặc chú tâm vào các chỉ tiết, cònvới phát thanh và truyền hình tùy thuộc vào tốc độ đưa thông tin của biên tậpviên, phát thanh viên Bên cạnh đó, người đọc có thể lướt nhanh dé năm thôngtin va lựa chọn thông tin nao mình cần và nên đọc, hay nói cách khác là đọctheo sở thích của mình Điều nay tạo cho báo in có khả năng thông tin nhữngnội dung phức tạp và sâu sắc hơn.

Thứ ba, sự tiếp nhận thông tin từ báo in là hoàn toàn chủ động, vi vậy

đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực

của trí não nếu không thì sẽ không lưu lại được thông tin mình vừa đọc là gìvà nó như thé nào Hon nữa nguồn thông tin từ bao in đảm bao sự chính xác

và độ xác định cao Dù thông tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác

nhưng đảm bảo sự chính xác về thông tin vì đã được kiểm định Báo in trởthành ngồn tài liệu quý giá đối với người đọc vì những thông tin mà người

32

Trang 40

đọc lưu trữ trong trí não Báo in có thé làm tài liệu, minh chứng cho các côngtrình nghiên cứu khoa học hứ nhất, là khả năng lưu trữ thông tin cao, nhất là

lưu trữ bang trí não Khi người đọc, tiếp nhận thông tin qua mắt nhưng đồngthời với đó là trí não hoạt động, tập trung mọi ÿ nghĩ vào trong tờ báo dé tiếpnhận thông tin Như phát thanh hay truyền hình thì khán, thính giả chỉ có thểxem khi không tập trung mọi giác quan, trí não của mình thì những chi tiết,nội dung thông tin chuyển đến người đọc là không hiệu quả và không lưu lạiđược trong trí não cũng giống như sách, khi ta đọc một cuốn sách, những chỉtiết trong cuốn sách, nhứng tình huống, câu chuyện hấp dẫn người doc Thì ta

chăm chú đọc và suy ngẫm và lưu lại trong trí não của người đọc đến nỗi cóthé ké lại những gi mình vừa đọc hoặc tóm lược lại nội dung câu chuyện chongười khác nghe băng ngôn ngữ của mình Thì báo in cũng vậy, khi bạn tiếp

nhận một thông tin từ báo in, bạn cũng có thể truyền đạt lại thông tin ay một

cách chi tiết, cụ thé, sinh động cho người khác nghe thông qua những cử chi,điệu bộ của mình đề thu hút sự lắng nghe, quan tâm của người khác Điều nàylà hơn hăn với các loại hình báo chí khác.

Thứ tu, vi là loại hình báo chí được phát hành theo kiểu “trao tay”, nênbáo in có lợi thế về công tác phát hành, va đưa các tác phẩm báo chí đến vớiđộc giả Do đó, độc giả thuận tiện trong việc trực tiếp là người tiếp nhận

thông tin, tránh được tình trạng “tam sao thất bản” trong truyền tin.

Thứ năm, việc tiếp nhận thông tin trên báo in phải qua việc đọc, nênbáo in là một biểu tượng của văn hóa đọc Điều này, gop phan nâng cao trìnhđộ nhận thức và văn hóa của độc giả khi tiếp cận với báo in hơn các loại hình

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w